Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI kì môn LỊCH sử văn MINH THẾ GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.13 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------- 

---------

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
MƠN
LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Chuyên

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Khiết Quỳnh
Mã số sinh viên: 19031800
Email sinh viên:
Ngành học: Quốc tế học

Hà Nội, tháng 8 năm 2020

0

0


MỤC LỤC
A. Mở đầu: ……………………………………………………………………………………1
1. Sự kiện khoa học......................................................................................................………….1
2. Phân tích sự kiện ............................................................................................…………...3
3. VĂN MINH Ả RẬP..................................................................................................……………..4
4. VĂN MINH ẤN ĐỘ .......................................................................................................…….…..5
5. VĂN MINH TRUNG QUỐC..........................................................................................………...7
6. VĂN MINH ĐÔNG NAM Á..........................................................................................…….…..8


7. VĂN MINH HY LẠP VÀ LA MÃ CỔ ĐẠI..................................................................………..9
8. TỔNG KẾT
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................…………………………………..10

0

0


I. MỞ ĐẦU
Khi nói đến lịch sử văn minh nhân loại, người ta thường nghĩ đến những giá trị to lớn
mà loài người đã đạt được trong thời đại ngày nay. Nhưng chúng ta cần có một cái nhìn
khách quan về quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người. Ngay từ rất sớm - thời cổ
đại, loài người đã bước vào xã hội văn minh của mình, bước đầu xây dựng và đạt được
những thành tựu rực rỡ làm nền tảng căn bản cho sự phát triển của những thế hệ con cháu
sau này. Một đặc điểm mà chúng ta dễ dàng nhận thấy đối với các nền văn minh lớn trên
thế giới thời cổ đại như Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp-La Mã… là điều kiện tự nhiên đóng một
vai trị vơ cùng quan trọng và là tiền đề thúc đẩy sự hình thành, phát triển của các nền văn
minh.
Mỗi một nền văn minh lại có những điều kiện tự nhiên riêng biệt và đa dạng. Những yếu
tố điều kiện tự nhiên như vị trí địa lí, tài ngun khống sản, khí hậu và đặc biệt những
con sơng lớn là mắt xích quan trọng để các nền văn minh lớn được hình thành và phát
triển. Tuy nhiên cũng có những vùng đất hình thành được một nền văn minh rực rỡ mà
khơng hồn tồn dựa vào tất cả các yếu tố này.
Xét theo chương trình nội dung các bài học, tơi sẽ phân tích theo thứ tự như sau: văn
minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà, văn minh Ả Rập, văn minh Ấn Độ, văn minh Trung
Hoa, văn minh Đông Nam Á, văn minh Hy Lạp - La Mã.
1. Văn minh Ai Cập.
Ai Cập là vùng Đông Bắc châu Phi (Northeast Africa), nằm dọc theo vùng hạ lưu của
lưu vực sông Nile, tiếp giáp với Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ ở phía Đơng, sa mạc

Xahara ở phía Tây và vùng núi hiểm trở Nubi ở phía Nam. Tuy bốn bề đều là những vùng
đất ít có cơ hội phát triển, nhưng Ai Cập lại được mẹ thiên nhiên ban cho con sông Nile,
hay theo nhà sử học Hi Lạp Herodotos thì “Ai Cập là tặng phẩm của sông Nile”.
Ở nền văn minh Ai Cập, nền nông nghiệp thủy nông ra đời rất sớm và phát triển được
đánh giá là một hệ quả tất yếu dưới tác động của điều kiện tự nhiên. Sự thành công của
nền văn minh Ai Cập cổ đại một phần đến từ khả năng thích ứng của nó với các điều kiện
của thung lũng Nile cho sản xuất nông nghiệp. Sông Nile mang lại cho Ai Cập một lượng
phù sa khổng lồ hàng năm, cung cấp nước tưới tiêu đồng ruộng, cho những người dân

0

0


nguồn lương thực phong phú như cá, tôm… Tuy nhiên, việc ở cạnh một con sông lớn
cũng mang lại những thử thách lớn như thiên tai, bão lũ, động vật lớn như cá sấu…Từ đó
dần hình thành nên tư tưởng cần có sự thống nhất và liên kết thành một nhà nước, có
người đứng đầu để có thể kịp thời đưa ra những biện pháp cấp thiết chống lại sự khắc
nghiệt của thiên nhiên như xây dựng thủy lợi, đê điều giúp cho nông nghiệp yên tâm phát
triển, tạo nên một lượng thực phẩm, của cải dư thừa để nuôi dưỡng lượng dân số đông
đảo. Từ xa xưa, cư dân Ai Cập cổ đã biết dựa vào mực nước dâng ở con sơng Nile để dự
đốn trước những thiên tai xảy ra như lũ lụt...
Khơng chỉ có điều kiện để phát triển nơng nghiệp, Ai Cập cịn có thể phát triển chăn
ni gia súc, đại gia súc nhờ địa hình phía Nam ( Thượng Ai Cập ) là một dải lưu vực hẹp
và dài, với những thảo nguyên cỏ rộng lớn.
Ngồi ra, Ai Cập cịn là nơi giao nhau của 3 châu lục: Á, Phi, Âu. Tại đây, 3 châu lục
hoà nhập quanh một biển trung gian Địa Trung Hải – nơi có thể nối liền hoặc chia cắt 3
đại dương: Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương. Từ xa xưa, cư dân phía
Bắc ( Hạ Ai Cập ) đã giao lưu buôn bán với Châu Á và Tây Âu nhờ vào địa hình bằng
phẳng thuận lợi, màu mỡ do sơng Nile bồi đắp. Sau này có thêm kênh đào Xuy-e giúp Ai

Cập giao lưu được với cả vùng Tây Á.
Ai Cập có một lượng tài ngun khống sản lớn bao gồm nhiều loại đá quý (đá vôi,
đá bazan, đá hoa cương, đá mã não,...) tuy không quá phong phú nhưng đây đều là những
nguyên liệu quan trọng trong việc xây dựng nên những cơng trình kiến trúc tiêu biểu và
nổi tiếng ở đây như Kim tự tháp…Ai Cập tuy nằm trong đới khí hậu nhiệt đới sa mạc khơ
nóng, nhiệt độ trung bình năm cao, tuy nhiên đó là điều kiện thuận lợi để xây dựng và giữ
gìn bảo quản những thành tự như các cơng trình kiến trúc cổ, bảo quản xác ướp,…
Tất cả những điều kiện tự nhiên thuận lợi như trên đã góp phần hình thành nên nền
văn minh sớm nhất trên thế giới, phát triển rực rỡ với những thành tựu lớn - văn minh Ai
Cập.
2. Văn minh Lưỡng Hà.
Nền văn minh Lưỡng Hà là vùng bình ngun nằm giữ hai con sơng lớn là Sông

0

0


Tigrơ và sơng Ơphơrát, nằm ở phía Tây châu Á. Phía bắc và phía đơng tiếp giáp với bình
ngun Mêdơpơtami có dãy núi biên giới Ácmênia và cao nguyên Iran cằn cỗi, phía tây
giáp Thảo nguyên Xiri và sa mạc Arabi, phía nam là vịnh Pécxích.
Cũng có nét tương đồng với nền văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà cũng như
một tiểu lục địa bởi các vùng tiếp giáp xung quanh khơng phải là địa hình thuận lợi để
giao thương hay phát triển kinh tế. Tuy nhiên Lưỡng Hà cũng may mắn có hai con sơng
lớn là sơng Tigrơ và sơng Ơphơrát. Hai con sơng này có vai trị rất quan trọng đối với sự
hình thành và phát triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà.
Hàng năm, vào mùa xuân, băng tuyết ở vùng núi rừng Ácmêni tan ra, lũ đổ về xuôi,
làm mực nước hai con sông ấy dâng cao, gây nên những trận lũ lụt khủng khiếp ở lưu vực
Lưỡng Hà. Nước rút đi, còn lại lớp phù sa màu mỡ. Nhờ đó mà dân cư Lưỡng Hà có
những điều kiện dễ dàng để phát triển kinh tế, trồng trọt tạo nên một lượng lương thực dư

thừa với các giống cây như lúa mì, lúa mạch, mía và đặc biệt là chà là.
Khơng chỉ vậy, vùng cao Lưỡng Hà với những bình nguyên, cao nguyên cỏ rộng lớn
tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăn ni các gia súc và gia súc lớn như bị, lừa, lạc đà,
cừu… vừa phát triển du mục, vừa cung cấp thực phẩm.
Ngồi ra, hai con sơng Tigrơ và Ơphơrát còn tạo ra những con đường thương mại
cầu nối giữa vùng Hắc Hải – vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo
nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hóa giữa các quốc gia Đơng – Tây. Nhờ đó mà từ
sớm, Lưỡng Hà đã có những hoạt động giao thương với các khu vực, nền văn minh lân
cận.
Tuy nhiên, Lưỡng Hà lại nằm trong khu vực nhiệt đới với khí hậu nóng và khơ,
lượng mưa hàng năm không đáng kể, do vậy nông nghiệp chủ yếu được tiến hành trên
những vùng đất đã được nước sông tưới tiêu tự nhiên hay bằng sức lao động của con
người. Từ xa xưa, cư dân Lưỡng Hà có tư tưởng liên kết thành một nhà nước để dễ dàng
chăm lo tới công tác thủy lợi, đào kênh máng để tưới tiêu cho đồng ruộng.
Lưỡng Hà hầu như khơng có kim loại và mỏ đá q, đó chính là khó khăn và thua
thiệt đáng kể của Lưỡng Hà so với các nước khác. Bù lại, Lưỡng Hà lại có khá nhiều đất

0

0


sét tốt, nguồn nguyên liệu chủ yếu để phát triển nghề gốm, gạch, sứ của Lưỡng Hà sau
này.
Những điều kiện tự nhiên đã có ảnh hưởng đến cả kinh tế và chính trị của vùng
Lưỡng Hà, tạo điều kiện cho sự ra đời và phát triển rực rỡ của nền văn minh giữ hai con
sông lớn - văn minh Lưỡng Hà.
3. Văn minh Ả Rập
Ả rập nằm trên bán đảo Ả Rập phía tây của vùng cận đơng, phía Bắc giáp biển Địa
Trung Hải, phía Đơng giáp Tây Á, phía Đơng Nam giáp Ấn Độ Dương, phía Tây giáp

Biển Đỏ. Địa hình Ả Rập được phần thành ba vùng khá rõ rệt:
Vùng ven biển Hồng Hải, là khu vực thuộc đế chế La mã xưa, có nhiều thành phố
bn bán sầm uất: Méc ca, Ya sơ rip, …
Miền ven biển phía Nam (ngày nay là Yemen), có nhiều đồng cỏ tươi tốt, nguồn nước
phong phú
Khu vực sâu trong bán đảo thỉnh thoảng có những sa ốc, là những trạm dừng chân
của các đồn bn, cịn cư dân ở đây thì chở hàng hay dẫn đường thuê…
Trong lịch sử, hầu hết các nền văn minh trên thế giới đều dựa vào những con sông
lớn, cung cấp đất đai màu mỡ và lượng nước tưới tiêu dồi dào giúp phát triển nông
nghiệp, là bước tiền đề để phát triển một xã hội văn minh với những thành tựu rực rỡ.
Chẳng hạn, văn minh Ai Cập có sơng Nile, văn minh Lưỡng Hà có sơng Euphrates và
Tigris, văn minh Ấn Độ có sơng Ấn và sơng Hằng, cịn văn minh Trung Quốc có sơng
Hồng Hà và sơng Trường Giang. Trong khi đó, bán đảo Ả Rập khơng hề có điều kiện tự
nhiên khí hậu thuận lợi, cũng khơng có những con sơng lớn chảy qua để phát triển kinh
tế. Nông nghiệp chỉ được phát triển ở rìa Tây Nam với diện tích nhỏ hẹp và đất đai khơng
q màu mỡ, chỉ thích hợp để phát triển những giống cây như lúa mì, lúa mạch, tiêu…
Chăn ni du mục lại có nhiều điều kiện thuận lợi hơn do miền ven biển phía Nam có
nhiều đông cỏ tươi tốt với nguồn nước phong phú, tạo điều kiện để chăn ni dê, cừu, bị,
lạc đà…
Mặc dù khơng có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, thế nhưng tạo hóa đã bù lại nơi
đây một vị trí địa lý lý tưởng đó là nằm trên con đường buôn bán giữa 3 châu lục Á – Phi

0

0


– Âu, là ngã ba nơi giao lưu văn hóa và tiếp xúc với các nền văn minh đang phát triển
khác. Ả Rập nằm ở vị trí trung phương, cầu nối giữ phương Đơng và phương Tây, là nơi
có “ con đường tơ lụa trên đất liền”. Nếu ở các nền văn minh khác, nơng nghiệp đóng

một vai trị quan trọng và cốt lõi thì ở văn minh Ả Rập thương nghiệp phát triển hơn cả.
Người dân Ả Rập từ sớm đã biết khai thác điều này để hình thành nên các phường buôn,
mượn việc chở hàng, dẫn đường thuê để mở ra những con đường giao lưu hàng hóa, văn
hóa… Từ đó, Ả Rập được du nhập và tiếp thu những tinh hoa kinh tế, văn hóa của các
nền văn minh khác, dần dần trở thành một nền văn minh lớn của thế giới.
Tuy điều kiện tự nhiên khắc nghiệt và bị chia cắt bởi những dãy núi, hoang mạc đã
khiến cho chính trị Ả Rập bất ổn, thường xuyên xảy ra chiến tranh, chiến sự. Tuy nhiên
thương nghiệp phát triển đã trở thành một yếu tố quan trọng để Muhammad dễ dàng
truyền bá Đạo Hồi vào Ả Rập, kiến tạo nên một nền văn minh rực rỡ.
Mặc dù sinh sau đẻ muộn, lại suy tàn sớm và đến hiện tại vẫn là khu vực nóng của
tồn cầu do chiến sự xảy ra liên miên, tuy nhiên vẫn phải công nhận nền văn minh Ả Rập
là một trong những nền văn minh phát triển huy hoàng nhất trên thế giới và điều kiện tự
nhiên đã góp phần khơng nhỏ vào sự hình thành, phát triển của nền văn minh ấy.
4. Văn minh Ấn Độ
Trong lịch sử, Ấn Độ cũng là cái nôi của một trong những nền văn minh ra đời sớm
nhất trên thế giới, phát triển rực rỡ và để lại nhiều thành tựu cho nhân loại. Ấn Độ trước
kia bao gồm trọn vẹn phần bán đảo Ấn Độ, hiện nay chia thành các quốc gia là Ấn Độ,
Pakistan, Băng-la-đét, Nepal.
Bán đảo Ấn Độ có hình tam giác, nằm ở phía Nam châu Á, hầu như tương đối biệt
lập, ngăn cách bởi dãy núi Himalaya cao nhất thế giới vì vậy Ấn Độ cịn được gọi là một
“tiểu lục địa”. Bán đảo Ấn Độ rất rộng lớn với chiều ngang 2100 km và chiều dài lên đến
3000 km. Phía Bắc và Đơng Bắc là dãy núi Himalaya cao và đồ sộ, phía Tây Bắc là vùng
rừng núi hiểm trở xưa thuộc về Iran, phía Nam giáp biển Ấn Độ Dương.
Bán đảo Ấn Độ chia ra làm hai vùng Bắc - Nam với điều kiện tự nhiên rất khác biệt,
lấy ranh giới là dãy núi Vindya.
Miền Bắc Ấn Độ có nhiều đồng bằng phù sa được bồi tụ bởi các con sông lớn như

0

0



sơng Ấn, sơng Hằng, sơng Jumma,… Các dịng sơng đều bắt nguồn từ dãy Himalaya, vào
mùa hè, băng tuyết tan, nước sông dâng cao bồi đắp nên một vùng đồng bằng phì nhiêu.
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cả cho phát triển nông nghiệp, nhất là các giống cây trồng
nhiệt đới như lúa gạo, lúa mì, ngơ…Ngồi ra, ở vùng phía Đơng Bắc, lưu vực sơng Hằng
có lượng mưa trung bình cao nhất thế giới thuận lợi để phát triển nơng nghiệp. Địa hình
đón gió kết hợp chắn gió đã giúp cho Ấn Độ dịu mát và dễ chịu, không khơ nóng như
vùng Lưỡng Hà hay Ả Rập
Người dân Ấn Độ cũng phát triển chăn nuôi từ sớm với những loại gia súc, gia
cầm như bò, lợn, gà…
Mặc dù những vùng tiếp giáp xung quanh đều là núi, tuy nhiên vị trí địa lý hai mặt
giáp biển nằm giữa đường biển từ Tây (Hồng Hải và vịnh Ba Tư) sang Đơng (Biển
Đơng, Thái Bình Dương) đã tạo lợi thế cho Ấn Độ và điểm dừng chân bắt buộc trên
con đường hàng hải Tây - Đơng. Từ đó tạo điều kiện cho miền Bắc Ấn Độ phát triển
giao thương với các nền văn minh, khu vực đang phát triển trên thế giới.
Trái ngược với miền Bắc, Nam Ấn Độ lại chỉ có đất đai khơ cằn, chủ yếu là các
cao ngun và núi cao. Cao nguyên Đêcan với bao gồm gần như toàn bộ miền Nam Ấn
Độ với rừng rậm chiếm phần lớn diện tích. Hai dãy núi Đơng Gat và Tây Gat chạy dọc
ven biển. Khu vực duyên hải hẹp và dài ven biển miền Nam có địa hình thuận lợi hơn,
tuy nhiên vẫn chưa đủ để phát triển kinh tế một cách dễ dàng. Sơng ngịi chủ yếu là các
con sông cao, dốc chảy giữa các cao nguyên, giá trị phù sa nghèo nàn. Khí hậu nóng
bức quanh năm, nhiệt độ trung bình cao, lượng mưa vơ cùng ít ỏi, có những nơi hàng
năm liền khơng có mưa, khơng thuận lơi để gieo trồng nơng nghiệp, chỉ có thể chăn
ni một số loại gia súc chịu nóng tốt như bị, dê…
Ấn Độ là vùng có mức độ tập trung tài nguyên khoáng sản lớn kim loại, đá quý,
gỗ… Đặc biệt là đá đã tạo nên nhiều cơng trình lớn và có giá trị đến tận sau này như
lăng Taj Mahah…
Như vậy có thể thấy, thiên nhiên Ấn Độ vừa đóng kín, vừa cởi mở, vừa là một tiểu
lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau bên trong, vừa


0

0


hùng vĩ, vừa cực kì đa dạng. Chính ở nơi đây ngay từ đầu thiên niên kỷ thứ III TCN,
nền văn minh đầu tiên của người Ấn Độ đã hình thành.
5. Văn minh Trung Hoa.
Nền văn minh Trung Hoa được hình thành trên một khu vực rộng lớn, ban đầu chỉ
là ở khu vực sơng Hồng Hà từ thiên niên kỷ III TCN, tuy nhiên ngày nay đã trở thành
Trung Hoa với gần 9 triệu km2 ( đứng thứ 3 thế giới ).
Cũng giống như hầu hết các nền văn minh lớn của thế giới, các dịng sơng đóng
một vai trị vơ cùng quan trọng trong sự hình thành văn minh Trung Hoa cổ đại mà cụ
thể là sơng Hồng Hà ở phía Bắc và sơng Trường Giang (Dương Tử) ở phía Nam. Hai
con sơng này đều chảy theo hướng Tây – Đông, hằng năm đem phù sa bồi đắp cho
những đồng bằng rộng lớn ở phía Đơng Trung Quốc. Đây là điều kiện thuận lợi để phát
triển kinh tế, nhất là nông nghiệp. Cái nôi của nền văn minh Trung Hoa được hình
thành ngay bên lưu vực sơng Hồng Hà và Trường Giang. Trong khi đó phía Đơng tiếp
giáp Thái Bình Dương, với nguồn lợi đất đai, tài nguyên biển phong phú, cư dân đã tập
trung và dần hình thành nên một nguồn lực kinh tế, xã hội vô cùng lớn cho Trung Hoa.
Ngoài những vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn, phía Tây Trung Hoa cũng cũng có
những cao nguyên rộng lớn, đồng cỏ mênh mông, tạo điều kiện chăn ni các lồi gia
súc gia cầm nhiệt đới như bị, lợn, gà…
Khơng chỉ vậy,“thiên thời, địa lợi, nhân hòa” với đường biên giới tiếp giáp với 14
quốc gia, 3 trong 4 biển lớn của Thái Bình Dương là Hồng Hải, Hoa Đơng và Biển
Đơng đã giúp cho Trung Hoa trở thành một điểm dừng chân trong các con đường hàng
hải, dễ dàng giao lưu, buôn bán với nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới và dễ dàng
mở rộng quy mơ ảnh hưởng ra tồn cầu. Nhờ đó Trung Hoa sớm được tiếp thu những
tinh hoa của các nền văn minh lớn trên thế giới, ngược lại đưa nền văn hóa Trung Hoa

ra mọi khu vực.
Khí hậu cũng đa dạng, phong phú. Đa số các vùng có đầy đủ 4 mùa rõ rệt, mùa
đông lạnh giá, mùa hè nóng nực. Từ Bắc xuống Nam lần lượt là các khu vực khí hậu
Hàn ơn đới, Trung ơn đới, Á nhiệt đới, Nhiệt đới. Ở các vùng núi cao như cao ngun
Tây Tạng, khí hậu có sự phân hóa theo độ cao, dễ dàng phát triển kinh tế, xây dựng đê

0

0


điều, thủy lợi, canh tác đa dạng các loại cây trồng…
Có thể nhận thấy, sự đa dạng của điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện hình thành
nên sự đa dạng, phong phú của văn hóa Trung Quốc với những thành tựu rực rỡ, ảnh
hưởng tới nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới sau này.
6. Văn minh Đông Nam Á.
Nói tới văn minh Đơng Nam Á thì khơng phải là một quốc gia riêng lẻ nào mà là
một khu vực bao gồm nhiều quốc gia khác nhau nhưng lại có tính tương đồng, thống
nhất trong nhiều khía cạnh.
Văn minh Đơng Nam Á hình thành và phát triển ở Đông Nam Châu Á. Đây là một
vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm Đông Nam Á hải đảo và Đông Nam Á lục địa. Đất đai
ở khu vực này do được một lượng phù sa màu mỡ từ biển bồi tụ nên có rất nhiều đồng
bằng màu mỡ, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa với độ ẩm cao đã giúp
cho người dân thuận lợi phát triển kinh tế dựa trên ngành nông nghiệp, các giống lúa
nước nổi tiếng nhất trên thế giới đều được gieo trồng và sản xuất ở khu vực này. Không
chỉ vậy, bởi nằm trong môi trường biển và cận biển, tiếp giáp trực tiếp và bao bọc lấy
Thái Bình Dương nên nguồn lợi từ thủy, hải sản vô cùng phong phú. Tuy nhiên do nằm
trong vùng nhiều thiên tai biển nên hàng năm, các nước trong khu vực Đông Nam Á
phải hứng chịu rất nhiều cơn bão biển và những thiên tai khác kèm theo.
Tuy vậy, địa hình lại bị chia cắt nhiều bởi sông, núi nên chủ yếu là chăn nuôi các

gia súc, gia cầm vừa và nhỏ như trâu, bị, lợn, gà, ngan…
Mặt khác, do diện tích đường bờ biển dài, nằm án ngữ trên con đường hàng hải
nối liền giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nên từ lâu Đông Nam Á vẫn được coi
là hành lang, là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung
Hải, giúp cho các nước Đông Nam Á dễ dàng giao lưu, trao đổi với nhau cũng như
buôn bán, mở rộng quan hệ với các khu vực khác trên thế giới
Tuy không phải là một nền văn minh quá lớn hay ra đời sớm trên thế giới nhưng
văn minh Đông Nam Á vẫn là một cái nơi của lồi người, để lại những kinh nghiệm và
thành tựu về sau như cây lúa nước, thủy hải sản…Trong đó, điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng trực tiếp đến sự ra đời và phát triển của nền văn minh này.

0

0


7. Văn minh Hy Lạp - La Mã.
Tuy trung tâm của Hy Lạp là ở bán đảo Bancăng, còn trung tâm của La Mã lại ở
khu vực Ý, nhưng hai nước này lại cùng gắn với Địa Trung Hải và có những đặc điểm
tương đồng nên được gộp chung vào nền văn minh Hy Lạp - La Mã.
Lãnh thổ của Hy Lạp cổ đại rộng lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay, bao gồm: miền
Nam bán đảo Ban căng, các đảo bên ngồi biển Êgiê và miền ven biển phía Tây Tiểu
Á, trong đó quan trọng nhất là miền Nam bán đảo Bancăng, tức là vùng lục địa Hy Lạp.
Miền lục địa Hy Lạp về mặt địa hình chia làm 3 khu vực: Bắc, Trung và Nam Bộ.
Trung Bộ tuy là vùng có nhiều dãy núi ngang, dọc nhưng cũng có những đồng bằng trù
phú như đồng bằng Atich và Bêơxi. Ở đây cịn có nhiều thành phố quan trọng, nổi tiếng
nhất là Aten. Nam Bộ cũng có nhiều vùng đồng bằng rộng và phì nhiêu, rất thuận lợi
cho việc trồng trọt các giống cây trồng như lúa mì, lúa mạch, tiêu, oliu…
Vùng biển Êgiê phía tây của bán đảo Bancăng khúc khuỷu tạo nên nhiều vịnh và
hải cảng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để khu vực này phát triển hàng hải. Các đảo trở

thành những trạm nghỉ chân cho thuyền bè đi lại từ Hy Lạp đến Tiểu Á và Bắc Phi.
Không chỉ vậy, biển Êgiê lại êm ả, sóng yên, gió nhẹ, nên càng tạo điều kiện thuận lợi
cho nghề đi biển trong điều kiện kĩ thuật cịn thơ sơ. Tiểu Á lại là một vùng giàu có và
là chiếc cầu nối Hy Lạp với các nước phương Đơng cổ đại có nền văn minh phát triển
sớm. Tất cả những điều kiện địa lí đó đã giúp cho Hy Lạp cổ đại trở thành nước có nền
cơng thương nghiệp phát triển, đồng thời có thể tiếp thu ảnh hưởng của văn minh cổ
đại phương Đông.
Ở Bán đảo Italia, nơi hình thành nhà nước La Mã cổ đại nằm ở Nam Âu với nhiều
đồng bằng, tương đối thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, gieo trồng các giống
cây, đặc biệt là oliu
Khơng chỉ vậy, trong lịng đất lại chứa nhiều khoáng sản, thuận lợi cho nghề luyện
kim.
Địa hình ở đây lại khơng bị chia cắt, tạo điều kiện cho sự thống nhất. Bờ biển ở
phía nam bán đảo có nhiều vịnh, cảng thuận tiện cho tàu bè trú ẩn khi thời tiết xấu. Do
điều kiện địa lí như vậy nên bán đảo Italia có điều kiện tiếp xúc với những nền văn

0

0


minh phát triển sớm ở phương Đơng.
Có thể nhận thấy điều kiện tự nhiên cũng góp phần khơng nhỏ với sự hình thành và
phát triển của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
8. TỔNG KẾT
Như vậy có thể thấy, mỗi nền văn minh lại có những đặc điểm tự nhiên khác nhau,
phong phú và đa dạng, góp phần tạo nên một nền văn minh riêng biệt của mỗi khu vực
trên thế giới. Các đặc điểm tự nhiên như vị trí địa lí, tài ngun khống sản, khí hậu và
đặc biệt những con sơng lớn là mắt xích quan trọng để các nền văn minh lớn được hình
thành và phát triển. Cho dù vẫn tồn tại hay đã sụp đổ thì vẫn phải cơng nhận rằng các

nền văn minh đã để lại cho thế giới những thành tựu rực rỡ và đặt nền tảng cho sự phát
triển của nhân loại sau này.
II. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Lịch sử văn minh thế giới.
2. Đặng Đức An (2001), Những mẩu chuyện Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo
dục. 3. Braudel.F (2004), Tìm hiểu các nền văn minh trên thế giới, NXB Khoa học Xã
hội.
4. Vũ Dương Ninh (2008), Lịch sử văn minh thế giới, NXB Giáo dục.
5. Vũ Dương Ninh (2006), Lịch sử thế giới cận đại, NXB Giáo dục.
6.
7.
Em cảm ơn thầy cô đã dành thời gian đọc và chấm bài cho em ạ
Em chúc thầy cô một ngày tốt lành!

0

0


0

0


0

0




×