Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích năng lực chủ thể của cá nhân, xác định các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể và cho ví dụ minh họa đối với mỗi nội dung phân tích, xác định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.25 KB, 15 trang )

BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÀI TẬP HỌC KỲ
MƠN: LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ BÀI: 05

HỌ TÊN

: Phạm Thị Bích Ngọc

MSSV

: 432727

LỚP

: 4327 – N03TL1

NHÓM

: 03

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
1
lOMoARcPS D|12114775


lOMoARcPSD|12114775

MỞ ĐẦU


Cuộc sống xung quanh là tổng hòa các mối quan hê ̣ giữa con người với
con người, trong đó con người phụ thuôc, ̣ ràng buôc ̣với nhau tất cả các quyền
và nghĩa vụ liên quan để đáp ứng nhu cầu của mình. Viêc ̣xác lâp ̣giao dịch dân
sự phát sinh từ đó và luôn tồn tại hiêṇhữu. Pháp luâṭcho phép mọi người tự do
giao dịch dân sự hợp pháp với nhau, không hạn chế quyền và nghĩa vụ. Trong
đó, cá nhân là chủ thể đầu tiên của các quan hệ xã hội, là “tổng hòa các quan
hệ xã hội”. Cá nhân – con người là trung tâm của các chính sách kinh tế, xã
hội mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện với mục đích phục vụ con
người, vì con người. Trong các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân mà luật
dân sự điều chỉnh thì cá nhân là chủ thể nguyên sinh, đầu tiên và các chủ thể
khác tham gia vào các quan hệ dân sự cũng thông qua hành vi của con người.
Để tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ dân sự nói riêng, cá
nhân phải có tư cách chủ thể để tham gia vào các quan hệ dân sự. Thực tiễn
giải quyết tại Tòa án cho thấy, việc vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể
trong các giao dịch dân sự là một vấn đề gây nhiều tranh cãi.
Chính vì ḿn tìm hiểu thêm về vấn đề này cũng như củng cố kiến thức
đã được học, em xin chọn đề số 05: “Phân tích năng lực chủ thể của cá
nhân, xác định các trường hợp giao dịch vô hiệu do vi phạm điều kiện về
năng lực chủ thể và cho ví dụ minh họa đới với mỗi nội dung phân tích,
xác định”. Do vốn kiến thức còn hạn hẹp, em rất mong nhận được sự chỉ dẫn
chi tiết của thầy cô tổ bộ môn. Em xin chân thành cám ơn !

3


lOMoARcPSD|12114775

NỘI DUNG
I, Năng lực chủ thể của cá nhân trong quan hệ pháp luật dân sự
Năng lực chủ thể của cá nhân được tạo thành bởi năng năng lực pháp

luật và năng lực hành vi của cá nhân đó.
1, Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
1.1, Khái niệm năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Theo khoản 1 điều 16 BLDS năm 2015, “Năng lực pháp luật dân sự
của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự”. Có
thể thấy, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng, tiền đề, điều kiện
cần thiết để công dân có quyền, có nghĩa vụ; là thành phần không thể thiếu
được của cá nhân với tư cách chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, là một
mặt của năng lực chủ thể.
1.2, Đặc điểm của năng lực pháp luật của cá nhân
Thứ nhất, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân được Nhà nước ghi
nhận vào trong các văn bản pháp luật mà nội dung của nó phụ thuộc vào các
điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội; vào hình thái kinh tế - xã hội tại thời điểm
lịch sử nhất định. Năng lực pháp luật dân sự đóng vai trò thiết yếu của cá
nhân, tuy nhiên nó không tồn tại hiển nhiên, mà do mỗi nhà nước ghi nhận và
quy định cho công dân của nhà nước đó. Bởi vậy, năng lực pháp luật dân sự
của công dân mang bản chất giai cấp. Đặc biệt, năng lực dân sự của mỗi nước
khác nhau, thậm chí trong cùng một nước, vào những thời điểm lịch sử khác
nhau thì cũng được quy định khác nhau.
Thứ hai, mọi cá nhân đều bình đẳng về năng lực pháp luật. Năng lực dân
sự của cá nhân không bị hạn chế bởi bất cứ lí do nào (độ t̉i, địa vị xã hội,
giới tính, tơn giáo, dân tộc,...). Mọi cá nhân đều có khả năng hưởng quyền
như nhau và gánh chịu nghĩa vụ như nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá
nhân không đồng nghĩa với quyền dân sự chủ quan của cá nhân mà chỉ là tiền
4


lOMoARcPSD|12114775

đề để cho công dân có các quyền dân sự cụ thể. Tuy nhiên, chủ thể không có

khả năng hưởng quyền thì cũng không thể có quyền dân sự cụ thể được.
Thứ ba, năng lực pháp luật dân sự của cá nhân không thể bị hạn chế, trừ
trường hợp do pháp luật quy định. Và có hai trường hợp bị hạn chế theo quy
định của pháp luật như sau:
_ Văn bản pháp luật chung quy định một loại người nào đó không được
phép thực hiện các giao dịch dân sự cụ thể
_ Quyết định đơn hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Tuy vậy, về bản chất, đây không phải là tước bỏ năng lực pháp luật dân
sự mà chỉ là tạm đình chỉ khả năng này – khả năng biến quyền khách quan
thành quyền chủ quan của chủ thể riêng biệt.
Thứ tư, tính đảm bảo của năng lực pháp luật dân sự
Khả năng có quyền và nghĩa vụ vẫn chỉ tồn tại là những quyền khách
quan mà pháp luật quy định cho các chủ thể. Để biến những “khả năng” này
thành các quyền dân sự cụ thể, cần phải có những điều kiện khách quan là
những điều kiện kinh tế, xã hội. Nhà nước tạo mọi điều kiện để đảm bảo năng
lực pháp luật dân sự của nhân dân được thực hiện, biến những khả năng ấy trở
thành thực tế. Tạo ra hành lang pháp lí thơng thoáng, mềm dẻo là tạo điều
kiện cho khả năng biến năng lực pháp luật của cá nhân thành các quyền dân
sự cụ thể.
1.3, Nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân
Nội dung của năng lực pháp luật dân sự của cá nhân phụ thuộc vào điều
kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong những điều kiện lịch sử nhất định. Những
quyền dân sự của cá nhân được ghi nhận ở rất nhiều văn bản pháp luật khác
nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là Hiến Pháp 2013 và được cụ thể hóa trong
BLDS 2015. Điều 17 BLDS năm 2015 quy định nội dung năng lực pháp luật
dân sự của cá nhân, những quyền dân sự cụ thể của cá nhân được ghi nhận
trong tất cả các phần của BLDS. Có thể chia quyền dân sự của cá nhân thành
ba nhóm chính:
5



lOMoARcPSD|12114775

_ Quyền nhân thân không gắn với tài sản. Đặc điểm quan trọng nhất trong các
quy định về quyền nhân thân trong BLDS năm 2015 là xác nhận lại các quyền
nhân thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đó và các
quyền nhân thân lần đầu tiên được ghi nhận (quyền về đời sống riêng tư, bí
mât cá nhân, bí mật gia đình, chủn đởi giới tính, qùn nhân thân trong hơn
nhân và gia đình,…). Ngoài ra, bảo vệ, tôn trọng quyền nhân thân còn được
ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng của BLDS.
_ Quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản, quyền thừa kế. Cụ thể hóa
các quy định của Hiến pháp năm 2013, BLDS năm 2015 quy định tài sản
thuộc sở hữu tư nhân không bị hạn chế về số lượng và giá trị, bao gồm thu
nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, vốn,
hoa lợi, lợi tức và các tài sản hợp pháp khác. Cá nhân chỉ bị hạn chế quyền sở
hữu đối với các tài sản mà pháp luật quy định không thuộc quyền sở hữu tư
nhân.
_ Quyền tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự và có các quyền, nghĩa vụ
phát sinh từ quan hệ đó. Tham gia vào các quan hệ dân sự thông qua các giao
dịch dân sự (hành vi pháp lí đơn phương hoặc hợp đồng) là biện pháp quan
trọng và thông dụng nhất làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ dân sự. Các
quyền này được thể hiện trong các nguyên tắc của luật dân sự “tự do, tự
nguyện cam kết” (Diều 3 BLDS) và được thể hiện cụ thể, chi tiết trong Phần
thứ ba của BLDS. Ngoài ra, nghĩa vụ dân sự của các chủ thể còn phát sinh từ
các căn cứ khác (bồi thường thiệt hại, thực hiện công việc không có ủy
quyền…).
1.4, Bắt đầu và chấm dứt năng lực pháp luật dân sự của cá nhân “Năng
lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và
chấm dứt khi người đó chết” (khoản 3 – điều 16 BLDS). Với quy định này,
pháp luật thừa nhận năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là thuộc tính gắn

liền với cá nhân śt đời và khơng bị ảnh hưởng bởi trạng thái tinh thần, tuổi
tác, hoàn cảnh, tài sản,…
2, Năng lực hành vi dân sự của cá nhân
6


lOMoARcPSD|12114775

2.1, Khái niệm năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Tư cách chủ thể chỉ đầy đủ hoàn thiện độc lập khi họ có đầy đủ năng lực
hành vi dân sự, ngoài năng lực pháp luật dân sự vốn là thuộc tính được pháp
luật ghi nhận cho mọi cá nhân. “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ
dân sự” - Điều 19 BLDS năm 2015. Nếu năng lực pháp luật dân sự là tiền đề
là quyền dân sự khách quan của chủ thể thì năng lực hành vi là khả năng hành
động của chính chủ thể để tạo ra các quyền, thực hiện quyền và nghĩa vụ của
họ. Ngoài ra, năng lực hành vi dân sự còn bao hàm cả năng lực tự chịu trách
nhiệm dân sự khi vi phạm nghĩa vụ dân sự. Cùng với năng lực pháp luật, năng
lực hành vi dân sự là thuộc tính của cá nhân, tạo thành tư cách chủ thể độc lập
của cá nhân trong các quan hệ dân sự.
2.2, Mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân
Nếu pháp luật quy định năng lực pháp luật của mỗi cá nhân là như nhau
thì lại xác định năng lực hành vi của cá nhân không giống nhau. Căn cứ vào
khả năng của cá nhân về nhận thức và điều khiển được hành vi và hậu quả của
hành vi, pháp luật phân biệt mức độ năng lực hành vi dân sự của cá nhân. Độ
t̉i của cá nhân được xem là tiêu chí chung nhất để phân biệt mức độ năng
lực hành vi của cá nhân.
2.2.1, Năng lực hành vi đầy đủ
Người thành niên là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân
sự đầy đủ trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng

lực hành vi dân sự. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền
tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách
nhiệm về những hành vi do họ thực hiện. Những người từ đủ 18 tuổi trở lên
được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Họ chỉ bị mất năng lực
hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của tòa án về việc
hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự.
2.2.2, Năng lực hành vi một phần
7


lOMoARcPSD|12114775

Người có năng lực hành vi một phần không đầy đủ là người chỉ có thể
xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất
định do pháp luật dân sự quy định.
Theo điều 21 BLDS năm 2015, cá nhân dưới 18 tuổi là những người có
năng lực dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và
phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thỏa mãn những nhu
cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Người đại diện của những cá
nhân ở lứa tuổi này có thể yêu cầu tuyên bố những giao dịch do người chưa
thành niên thực hiện mà không có sự đồng ý của họ là vô hiệu và tòa án xem
xét trong những trường hợp cụ thể để chấp nhận yêu cầu đó theo quy định tại
điều 125 BLDS năm 2015. Nếu những người đại diện không yêu cầu tòa án
xem xét tính hiệu lực của những người của những giao dịch này thì những
giao dịch đó mặc nhiên được coi là có hiệu lực. Những người từ đủ 15 tuổi
đến 18 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện các giao dịch trong phạm vi tài
sản riêng mà họ có trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản
phải đăng ký giao dịch và giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật
được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
2.2.3, Mất năng lực hành vi dân sự sự và hạn chế năng lực hành vi dân sự

Thông thường, năng lực hành vi của cá nhân chấm dứt cùng với sự chấm
dứt của năng lực pháp luật của cá nhân đó (chết hoặc tòa án tuyên bố là đã
chết). Tuy nhiên người thành niên có thể bị tuyên bố mất năng lực hành vi khi
có những điều kiện, với những trình tự thủ tục nhất định. Nếu cá nhân bị tâm
bị bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ
được các hành vi của mình thì bị coi là mất năng lực hành vi dân sự (điều 22
BLDS năm 2015). Trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền,
tòa án có thể tuyên bố một người bị mất năng lực hành vi theo yêu cầu của
người có quyền, lợi ích liên quan. Mọi giao dịch dân sự của những người này
do người đại diện của họ xác lập, thực hiện. Trong trường hợp vì những
nguyên nhân mà do đó họ bị tuyên bố là mất năng lực hành vi nhưng nay
8


lOMoARcPSD|12114775

không còn tồn tại nữa thì họ hoặc những người có quyền lợi ích liên quan có
quyền yêu cầu tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi.
Năng lực hành vi của người đã thành niên có thể bị hạn chế trên cơ sở
những điều kiện và thủ tục được quy định tại điều 24 BLDS năm 2015 .Năng
lực hành vi của người thành niên bị hạn chế khác với năng lực hành vi một
phần của người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi, mặc dù về hình
thức có vẻ giống nhau. Năng lực hành vi của người từ đủ 6 tuổi đến dưới 18
tuổi mặc nhiên được công nhận là năng lực hành vi đầy đủ khi đạt độ tuổi
nhất định, còn việc hạn chế năng lực hành vi phải thông qua tòa án theo trình
tự tố tụng dân sự và được áp dụng với những người nghiện ma túy và các chất
kích thích dẫn đến hậu quả phát tán tài sản gia đình.
Nghiện ma túy và các chất kích thích khác phải là nguyên nhân dẫn đến
phát tán tài sản của gia đình và việc yêu cầu tòa án tuyên bố hạn chế năng lực
hành vi không chỉ thuộc những người có quyền, lợi ích liên quan mà quan

trọng hơn là các cơ quan hoặc tổ chức hữu quan cũng có quyền yêu cầu tòa
án. Điều này tạo điều kiện tốt hơn để quy định này được thực thi về mặt thực
tế mà khơng chỉ về pháp lí.
Căn cứ vào tình trạng thực tế và theo yêu cầu của những người có qùn
lợi ích liên quan, tở chức hữu quan, tòa án có thể ra quyết định tuyên bố một
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Người đại diện theo pháp luật của
người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do tòa án quyết
định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ giao
dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên
quan cơ quan, tổ chức hữu quan, tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên
bố hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2.2.4, Người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi
9


lOMoARcPSD|12114775

Đây là chủ đề mới được ghi nhận tại điều 23 BLDS năm 2015. Nếu sau
này không có các căn cứ trên và có kết luận giám định pháp lý tâm thần là họ
có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi một cách bình thường thì tòa sẽ
ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức
và làm chủ hành vi.
II, Giao dịch dân sự và các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi
phạm điều kiện về năng lực chủ thể của cá nhân 2.1, Giao dịch dân sự
2.1.1, Khái niệm và ý nghĩa của giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý (hành vi pháp lý đơn phương
hoặc đa phương - một bên hoặc nhiều bên) làm phát sinh hậu quả pháp lý.

Tuỳ từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân
sự. Trong giao dịch dân sự có ý chí và thể hiện ý chí của chủ thể tham gia
giao dịch. Thiếu sự thống nhất này, giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố là vơ
hiệu.
Mục đích của giao dịch chính là hậu quả phát lý phát sinh từ giao dịch
mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Cũng có những
trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù hợp với mong ḿn ban đầu
(với mục đích pháp lý). Điều đó có thể xảy ra do một trong hai nguyên nhân
chính. Nguyên nhân thứ nhất là khi giao dịch đó là bất hợp pháp. Thứ hai là
do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có hiệu lực.
Mục đích pháp lý của giao dịch khác với động cơ xác lập giao dịch. Mục đích
ln ln được xác định còn động cơ có thể được xác định hoặc không. Tuy
nhiên, động cơ của giao dịch có thể được các bên thoả thuận và mang ý nghĩa
pháp lý. Trong trường hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch,
là một bộ phận cấu thành của giao dịch đó (như cho vay tiền để sản xuất mục đích của người vay là quyền sở hữu số tiền nhưng họ chỉ được dùng tiển
đó để sản xuất mà không được sử dụng vào hoạt động khác).
2.1.2, Phân loại giao dịch dân sự
10


lOMoARcPSD|12114775

Tất cả các giao dịch dân sự đều có điểm chung tạo thành bản chất của
giao dịch: Đó là ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Căn cứ vào các bên
tham gia vào giao dịch cớ thể phần biệt giao dịch dân sự thành hai loại: Hợp
đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
2.1.2.1,Hợp đồng dân sự
Hợp đồng dân sự là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều
bên nhằm làm phát sinh, thay đổi chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (xem Phần
thứ ba BLDS năm 2015 - Nghĩa vụ và hợp đồng). Hợp đồng dân sự là loại

giao dịch dân sự phổ biển nhất trong đời sống hàng ngày. Hợp đồng dân sự là
sự thoả thuận ý chí của hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm
dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. “Thỏa thuận" vừa là nguyên tắc, vừa là đặc trưng
của hợp đồng dân sự và được thể hiện trong tất cả các giai đoạn của quan hệ
hợp đồng: từ giao kết đến thực hiện hoặc sửa đổi, chân dứt hợp đồng dân sự.
2.1.2.2, Hành vi pháp lý đơn phương
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của
một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Trong nhiều trường hợp hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả
pháp lý khi có nhũng người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do
người xác lập giao dịch đưa ra. Những người này phải đáp ứng được các điều
kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch. Hành vi pháp
lý đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình thức phải phù hợp
với các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 BLDS năm
2015)
2.1.2.3, Giao dịch dân sự có điều kiện
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc huỷ
bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát
sinh hoặc huỷ bỏ. Sự kiện được coi là điều kiện của giao dịch do chính người
xác lập giao dịch định ra (trong hợp đồng thì điều kiện đó do chính các bên
thỏa thuận). Giao dịch có thể xác lập với điều kiện phát sinh hoặc điều kiện
11


lOMoARcPSD|12114775

huỷ bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng
chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch
có điều kiện huỷ bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi
có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị huỷ bỏ.

2.2, Giao dịch dân sự vô hiệu và các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu
do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể của cá nhân
2.2.1, Khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu
Chỉ những giao dịch hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của
các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Một giao dịch hợp pháp phải
tuân thủ ba điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (trong một số trường
hợp cụ thể phải tuân thủ thêm điều kiện về hình thức). Vì vậy, về nguyên tắc
giao dịch không tuân thủ một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch thì
sẽ bị vô hiệu.
2.2.2, Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về
năng lực chủ thể của cá nhân
Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực
hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi, người
bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (Điều 125 BLDS năm
2015).
Người không có năng lực hành vi hoặc có năng lực hành vi không đầy
đủ không thể có đủ điều kiện để tự do thể hiện ý chí. Vì vậy, giao dịch của họ
phải được xác lập, thực hiện dưới sự kiểm soát của người khác hoặc do người
khác xác lập, thực hiện. Tuy nhiên, giao dịch do những người này xác lập
không mặc nhiên bị coi là vô hiệu mà chỉ vô hiệu khi có yêu cầu của những
người đại diện cho họ. Người đã xác lập giao dịch với những người này
không có quyền yêu cầu đó. Nếu người đại diện của người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
không khởi kiện yêu cầu toàn án tuyên bố giao dịch vô hiệu thì giao dịch đó
vẫn có hiệu lực pháp luật.
12


lOMoARcPSD|12114775


Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên xác lập,
thực hiện.
Ví dụ: Anh C con của ông A và bà B (A,B,C đều khỏe mạnh), 16 tuổi,
đang học lớp 10 trường THPT ABC. Do nghiện điện tử, bỏ bê học hành, C đã
trộm xe máy của bố cùng giấy tờ xe và một số giấy tờ liên quan khác mang đi
cầm đồ lấy tiền đánh điện tử và nạp thẻ game, thỏa mãn nhu cầu chơi bời của
mình.
Trong trường hợp này, anh C 16 tuổi, chưa đủ tuổi thành niên nên chưa
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người đại diện hợp pháp của anh C là ông
A (bố) và bà B (mẹ).
Theo khoản 4 điều 21 BLDS năm 2015: “Người từ đủ 15 tuổi đến chưa
đủ 18 tuổi tự mình xác lập thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự
liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký giao dịch và giao dịch dân
sự khác theo quy định của pháp luật được người đại diện theo pháp luật đồng
ý”, C có thể tự mình xác lập các giao dịch để thỏa mãn những nhu cầu thiết
yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi nhưng không được quyền xác lập giao
dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký giao dịch và
giao dịch dân sự khác theo quy định của pháp luật mà chưa có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật. Theo quy định của pháp luật, hành vi của C là
hành vi phạm pháp. Ông A bà B có quyền yêu cầu tòa án xét xử và tuyên bố
giao dịch đó bị vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu này được giải quyết theo quy định
tại khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các
bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận.
Trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá thành tiền
để hoàn trả”, cụ thể là tiệm cầm đồ phải trả lại chiếc xe máy cho ông A đồng
thời ông A phải trả lại tiền cho tiệm cầm đồ.
Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu do người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi xác lập, thực hiện.
13



lOMoARcPSD|12114775

Ví dụ: Ơng A lấy vợ là bà B đẻ ra con là D. Ông A có tài sản riêng là
một miếng đất ven biển Hạ Long. Ông A có người em họ xa là C. Khoảng
thời gian từ năm 2010 ông A bị tai biến, nằm liệt giường, đã bị tòa án tuyên là
mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, do hiểu biết pháp luật còn kém, vào
khoảng cuối năm 2011, ông A nhờ người lập hợp đờng đem căn nhà chính chủ
của ơng A đem bán cho ông C. Vào đầu năm 2012, ông A chết, hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho ông C đã được xác lập và hoàn thành
thì con D và vợ B đã cho rằng thời điểm lập hợp đồng là lúc ông A bị bệnh
nằm liệt giường và đã bị tuyên là mất năng lực hành vi dân sự và nên hợp
đồng trên vô hiệu. Nay ông A đã chết nên B, D đề nghị hủy hợp đồng để đảm
bảo quyền lợi cho những người thừa kế.
Trong trường hợp này, chính chủ miếng đất là ơng A, đã bị tuyên là mất
năng lực hành vi dân sự vào năm 2010. Ông A có người đại diện trực tiếp hợp
pháp của mình là vợ - bà B. Tuy nhiên, trong trường hợp này, khi ông A đã
mất năng lực hành vi dân sự, chưa được sự đồng ý của bà B, ông đã bán
miếng đất đó. Theo khoản 2 điều 22 và khoản 1 điều 125 BLDS năm 2015,
giao dịch giữu ông A và ông C bị coi là vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu này được giải quyết theo quy
định tại khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã
nhận. Trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá
thành tiền để hoàn trả”, cụ thể là ông C phải trả lại miếng đất đó đờng thời
bên phía gia đình ông A phải có trách nhiệm hoàn trả lại khoản tiền mà ông A
đã nhận từ ông C.
Thứ ba, giao dịch dân sự vô hiệu do người bị hạn chế năng lực hành vi
dân sự xác lập, thực hiện.

Ví dụ: Con trai ông A là anh B nghiện ma túy, Tòa án đã ra quyết định
tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đồng thời chỉ định ông
A là người đại diện. Anh B có một chiếc xe máy đứng tên anh ta. Tháng
1/2019, do lên cơn nghiện thuốc, không được sự cho phép của ông A, anh ta
14


lOMoARcPSD|12114775

đã mang cầm xe máy tại một tiệm cầm đồ để lấy tiền mua th́c hút. Ơng A
ḿn đòi lại chiếc xe máy để đi lại.
Việc con trai ông A anh B, người đã bị tòa án tuyên bố là người bị hạn
chế năng lực hành vi dân sự, tham gia giao dịch mua bán xe máy (mặc dù
giấy đăng ký xe máy do cháu đứng tên), không có sự đồng ý của ông, là trái
quy định của pháp luật. Theo khoản 2 điều 24, khoản 1 điều 125 BLDS năm
2015, giao dịch bán xe của anh B bị bị coi là vô hiệu.
Hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu này được giải quyết theo quy
định tại khoản 2 Điều 131 BLDS năm 2015: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì
các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã
nhận. Trong trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trị giá
thành tiền để hoàn trả”, cụ thể là tiệm cầm đồ sẽ phải trả lại xe cho ông A,
đồng thời ông A phải trả lại số tiền mà con trai ông là B đã nhận từ tiệm cầm
đồ.

KẾT LUẬN
Vì vậy, trên thực tế việc giải quyết các vấn đề phát sinh trong các giao
dịch là một lĩnh vực vô cùng nhạy cảm. Các quyết định của cơ quan nhà nước
có thẩm quyền ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và lợi ích các bên; ảnh
hưởng đến đời sống vật chất và tinh thần của những người liên quan mà pháp
luật bảo vệ. Do đó việc cân nhắc thận trọng trong từng vụ việc vừa là đạo đức

công vụ, vừa là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước sao cho giải qút thấu
tình đạt lí, cơng bằng minh bạch.
Bên cạnh đó, việc nâng cao hiểu biết pháp luật là một vấn đề bức thiết với
mỗi cá nhân trong xã hội. Khi hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ không còn
tình trạng xảy ra những tranh chấp, cãi vã, mâu thuẫn đáng tiếc xảy ra.

Không những thế, xây dựng nên một hệ thống pháp luật hoàn hảo là một
điều hết sức cần thiết. Nhà nước cần đưa ra những biện pháp thiết thực để xây
15


lOMoARcPSD|12114775

dựng một nền luật pháp chặt chẽ, vừa hạn chế những sự vụ không đáng có,
vừa bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân.
Trên đây là toàn bộ nội dung và quan điểm của em về vấn đề “Giao dịch
dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện về năng lực chủ thể”. Trong quá trình
làm bài, còn nhiều vấn đề chưa hiểu được cặn kẽ, mong thầy cô hướng dẫn để
em thêm phần nào hiểu rõ vấn đề. Em xin chân thành cảm ơn !

16



×