Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Xác định cha mẹ trường hợp sinh theo phương pháp khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.96 KB, 18 trang )

MỤC LỤC
A – ĐẶT VẤN ĐÊ
B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ

I – Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học
1.

Cáckháiniệm

a, Khái niệm sinh con theo phương pháp khoa học
b, Khái niệm về xác định cha, mẹ, con
2.

Đặc điểm

3.

Căn cứ xác định
a, Căn cứ vào thời kì hôn nhân của cặp vợ chồng vô sinh
b, Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ

4.

Thủ tục
a, Thủ tục đăng ký khai sinh

b, Thủ tục giải quyết tranh chấp việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp
sinh con theo phương pháp khoa học
5. Ý nghĩa


II – Thực tiễn pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật

C – KẾT THÚC VẤN ĐÊ

1


A – ĐẶT VẤN ĐÊ
Sinh con là một trong những căn cứ xác định cha mẹ con theo quy định của pháp
luật Hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, không phải cặp vợ chồng nào cũng có khả
năng này. Trên thực tế có những cặp vợ chồng vô sinh hay những người phụ nữ
sống độc thân mà muốn có con. Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, những
trường hợp này họ hoàn toàn có thể có con bằng phương pháp khoa học sử dụng
kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Pháp luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng đã dự liệu
sự kiện này, cụ thể tại Nghị định Số: 12/2003/NĐ-CP về sinh con theo phương
pháp khoa học thì việc xác định cha mẹ con đã được quy định cụ thể. Sau đây
chúng em xin đi tìm hiểu vấn đề “Xác định cha mẹ con trong trường hợp sinh
con theo phương pháp khoa học”.

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ
I – Xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học
1. Các khái niệm
a, Khái niệm sinh con theo phương pháp khoa học
Theo quy định tại Điều 3 Nghị đinh 12/2003/NĐ-CP ngày 12/2/2003 thì khái niệm
sinh con theo phương pháp khoa học được hiểu là“việc sinh con được thực hiện
bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống
nghiệm”.
b, Khái niệm về xác định cha, mẹ, con
2



Hiện nay khái niệm xác định cha, mẹ, con chưa được quy định một cách cụ thể. Do
đó có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm này.
Dưới góc độ sinh học thì xác định cha, mẹ, con được hiểu là việc nghiên cứu, tìm
kiếm, nhận diện mối quan hệ huyết thống trực hệ giữa hai thế hệ kế tiếp nhau
thông qua sự kiện sinh đẻ. Khái niệm này tuy phần nào đã giải thích được thế nào
là xác định cha, mẹ, con tuy nhiên nó không đúng trong mọi trường hợp đặc biệt
đối với trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học mà cụ thể là trường hợp
xác định cha, mẹ, con đối với cặp vợ chồng vô sinh xin cả trứng và tinh trùng thì
giữa cha, mẹ, con không hề có mối quan hệ huyết thống trực hệ. Đứa con sinh ra
trong trường hợp này không mang hệ gen của cha mẹ đẻ mà mang hệ gen của một
người thứ 3 cho tinh trùng và trứng.
Dưới góc độ pháp lí thì xác định cha, mẹ, con là tổng thể các quy định pháp luật
quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong mối quan hệ xác định cha, mẹ,
con. Với định nghĩa này thì xác định cha, mẹ, con vừa là một sự kiện pháp lí, một
quan hệ pháp luật vừa là một chế định pháp lí.
2. Đặc điểm
Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là rất đặc biệt do vậy việc xác định
cha, mẹ, con cũng có những nét riêng biệt.
Điều 20 Nghị định 12 quy định:
“1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân.
2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối
với trẻ sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Điều 21 Nghị định 12 quy định:

3



“Con được sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu
quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi”.
Như vậy, trong mọi trường hợp, người vợ trong cặp vợ chồng vô sinh hay người
phụ nữ độc thân luôn là mẹ của đứa trẻ mà mình sinh ra. Người cho tinh trùng,
phôi, noãn không có bất cứ mối quan hệ cha mẹ với đứa trẻ được sinh ra về mặt
pháp lí.Vì thế, đứa trẻ không được quyền thừa kế, quyền nuôi dưỡng đối với những
người cho tinh trùng, phôi, noãn.
3. Căn cứ xác định:
Điều 20 nghị định 12 quy định:
“1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân.
2. Những người được quy định tại khoản 1 điều này được xác định là cha, mẹ đối
với đứa trẻ được sinh ra do kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.”
Điều 21 Nghị định 12 quy định:
“Con được sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không được yêu cầu quyền
thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi”.
Như vậy đối với cặp vợ chồng vô sinh thì việc xác định cha, mẹ, con cũng được
xác định dựa trên nguyên tắc suy đoán pháp lý xác định cha, mẹ, con được quy
định trong điều 60 luật Hôn Nhân và Gia đình, nhưng không hoàn toàn tương tự
như việc sinh con theo chu trình tự nhiên. Do vậy những căn cứ xác định cha, mẹ,
con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học bao gồm:
a, Căn cứ vào thời kì hônnhân của cặp vợ chồng vô sinh
Thời kì hôn nhân không chỉ là căn cứ pháp lí xác định cha, mẹ, con trong trường
hợp sinh con theo phương pháp khoa học mà còn là điều kiện để cặp vợ chồng vô
4


sinh có thể áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh con theo phương pháp khoa học. Đây là

căn cứ pháp lí quan trọng để xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo
phương pháp khoa học, đặc biệt là trongtrường hợp có sự tham gia của người thứ
ba-người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định tại Điều 63: “Việc xác định cha,
mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học do Chính phủ quy định”. Để
cụ thể vấn đề này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2003/NĐ-CP ngày
12/2/2003 về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo Điều 20 của nghị định
này quy định:
“1.Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.
2.Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối
với trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.”
Dựa trên quy định này ta thấy rằng việc xác định cha, mẹ cho trẻ sinh ra bằng
phương pháp khoa học có thể chia là hai trường hợp như sau :
- Đối với trường hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai người trong cặp
vợ chồng vô sinh để thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa
trẻ sinh ra sẽ chính là con của họ.
- Đối với trường hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh
sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của người khác (…người nhận
phôi phải là người vợ trong cặp vợ chồng đang điều trị vô sinh mà nguyên nhân vô
sinh là do cả người vợ và người chồng – Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 12), thì việc
xác định cha, mẹ cho đứa trẻ sinh ra, như sau: người mẹ trong cặp vợ chồng vô
sinh sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là mẹ đối
với trẻ được sinh ra, còn cha đứa trẻ chính là chồng của người vợ sinh ra đứa trẻ
đó.

5


Việc xác định như vậy cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là xác định cha mẹ

con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp: “Con sinh ra trong thời kì hôn nhân hoặc
do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng” (Điều 63 Luật
hôn nhân và gia đình năm 2000). Đây là sự đảm bảomọi quyền lợi cho cặp vợ
chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân và đặc biệt là đứa trẻ.
Qua đó cũng có thể nhận thấy, việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh
con theo phương pháp khoa học không hoàn toàn giống với việc sinh con theo chu
trình tự nhiên. Đó là trong trường hợp “con sinh ra trong thời kì hôn nhân” thì đối
với việc sinh con theo phương pháp khoa học ngoài việc đứa trẻ được sinh ra trong
thời kì hôn nhân thì toàn bộ quá trình sinh đẻ (từ khi thụ thai đến khi sinh con) phải
hoàn toàn nằm trong quá trình hôn nhân và do cặp vợ chồng vô sinh thực hiện chứ
không thể có trường hợp một phần quá trình này xảy ra trước ngày đăng kí kết hôn
như trường hợp sinh con thông thường, nếu việc thụ thai của người vợ xảy ra trước
thời kì hôn nhân nhưng đứa trẻ được sinh ra trong thời kì hôn nhân thì đứa trẻ đó
mặc nhiên được thừa nhận là con chung của vợ chồng. Điều này xuất phát từ quy
định của pháp luật đó là hai người với tư cách là vợ chồng hợp pháp mới có quyền
yêu cầu và được áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.
Bên cạnh đó việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học cũng phải căn cứ vào sự tự nguyên của cặp vợ chồng vô sinh, hoặc
của người phụ nữ độc thân, của người cho và nhận tinh trùng, người cho và nhận
noãn, cho và nhận phôi. Khác với việc tự thừa nhận con sinh ra theo con đường tự
nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học, các chủ thể tham gia phải thể
hiện ý chí của mình ngay từ thời điểm bắt đầu áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Các
chủ thể phải thể hiện sự tự nguyện tiến hành áp dụng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản bằng
văn bản theo quy định của pháp luật. Đảm bảo sự tự nguyên sẽ cơ sở xác định
trách nhiệm của từng chủ thể đối với việc thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản và ràng
buộc trách nhiệm đối với đứa con tương lai.
6


Do đó đối với trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học thì không đặt ra

vấn đề xác định lại quan hệ cha mẹ và con như những trường hợp thôngthường
khác. Quan hệ cha mẹ con là tất yếu và không thể phủ nhận. Chẳng hạn, nếu cặp
vợ chồng vô sinh đã đồng ý bằng văn bản là nhận tinh trùng, phôi của người khác
để người vợ sinh con thì sau này người chồng đương nhiên là cha của đứa trẻ mà
họ không có quyền yêu cầu xác định đứa trẻ đó có phải là con mình hay không.
Trong trường hợp này, pháp luật quan tâm đến một người cha, người mẹ về mặt
pháp lí hơn là về mặt sinh học.
b, Căn cứ vào sự kiện sinh đẻ
Từ lâu đời, theo quy luật của tự nhiên một trong những yếu tố xác định cha, mẹ và
con cái đó chính là quan hệ huyết thống. Thành ngữ “cha sinh-mẹ đẻ”, hay “mang
nặng đẻ đau” … đã hình thành trong tư duy của con người khi nói đến quan hệ
cha-mẹ-con cái.Hiện tượng tự nhiên này đã tồn tại như một điều hiển nhiên trong ý
niệm tư duy, đạo đức của con người và được khẳng định về mặt luật pháp. Tuy
nhiên, trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học là một vấn đề mới phát
sinh trong xã hội tiến bộ ngày nay và không giống với trường hợp sinh con theo
chu trình tự nhiên.
Điều 20 nghị định 12 quy định:
“1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân.
2. Những người được quy định tại khoản 1 điều này được xác định là cha, mẹ đối
với đứa trẻ được sinh ra do kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Bên cạnh đó điều 6 có quy định:
“Nghiêm cấm các hành vi sau:
1.Mang thai hộ.
2.Sinh sản vô tính”.

7


Như vậy người con được sinh ra theo phương pháp khoa học bắt buộc phải được

sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc từ người mẹ độc thân muốn
sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản. Người mẹ chính là ngườiđã mang thai và
sinh ra đứa trẻ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc từ người phụ nữ độc thân muốn
sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản.
Việc sinh con theo phương pháp khoa học không chỉ còn là vấn đề trong nội bộ của
một cặp vợ chồng mà còn có sự tham gia của người thứ ba. Điều này làm ảnh
hưởng trực tiếp đến việc xác định cha, mẹ, con làm thay đổi quan niệm truyền
thống về cha mẹ và con. Việc thực hiện các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản khi có sự tham
gia của yếu tố bên ngoài chỉ có thể được thực hiện khi không thể thực hiện được
bằng các kĩ thuật hỗ trợ sinh sản thông thường. Do vậy, đứa con sinh ra có thể
mang mã gen của bố hoặc của mẹ hoặc có thể không mang mã gen của cả bố và mẹ
nhưng bắt buộc phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh thực
hiện biện pháp hỗ trợ sinh sản. Người cha là người chồng trong cặp vợ chồng vô
sinh- là chồng của người mẹ.Đồng thời người cho noãn, cho phôi, cho tinh trùng
phải dựa vào tinh thần cho không và không được tìm hiểu về tên, tuổi, địa chỉ và
hình ảnh của người nhận.Pháp luật cũng không công nhận người cho tinh trùng,
cho noãn hoặc cho phôi là cha, mẹ của đứa trẻ.Giữa đứa trẻ và người cho tinh
trùng, cho noãn, cho phôi không có mối quan hệ cha, mẹ và con về mặt pháp lí.
Điều 21 Nghị định 12 quy định:
“ Con được sinh ra do kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không được yêu cầu quyền thừa kế,
quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi”.
Pháp luật cho phép người phụ nữ độc thân cũng được áp dụng biện pháp hỗ trợ
sinh sản. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì người phụ nữ độc thân muốn
có con theo phương pháp hỗ trợ sinh sản chỉ có thể nhận tinh trùng không được
phép nhận phôi hoặc nhận noãn.Căn cứ xác định cha, mẹ, con chỉ dựa vào sự tự
nguyện và sự tự nguyện sinh đẻ của chính họ. Theo đó, người phụ nữ độc thân
8


đương nhiên là mẹ của đứa trẻ và chỉ tồn tạiquan hệ mẹ con, họ không được yêu

cầu xác định cha cho con mình. Trong trường hợp này chỉ có quan hệ mẹ con duy
nhất.
4. Thủ tục
a, Thủ tục đăng ký khai sinh
Được áp dụng tương tự như những trường hợp khai sinh thông thường được quy
định rõ tại Điều 15 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP của Chính phủ.
- Người đi đăng ký khai sinh phải nộp giấy chứng sinh và xuất trình Giấy chứng
nhận kết hôn của cha, mẹ trẻ em ( nếu có).
- Giấy chứng sinh do cơ sở y tế, nơi trẻ em sinh ra cấp, nếu trẻ sinh ngoài cơ sở y
tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng văn bản xác nhận của người làm chứng.
Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy
cam đoan về việc sinh là có thực.Trường hợp các bộ Tư pháp hột tịch biết rõ về
quan hệ hôn nhân của cha mẹ trẻ em thì không bắt buộc phải xuất trình giấy chứng
nhận kết hôn.
- Sau khi kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, các bộ Tư pháp hộ tịch ghi vào sổ đăng ký
khai sinh và bản chính Giấy khai sinh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp xã ký và cấp
cho người đi khai sinh một bản chính Giấy khai sinh. Bản sao Giấy khai sinh được
cấp theo yêu cầu của người đi khai sinh.
b, Thủ tục giải quyết tranh chấp việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp
sinh con theo phương pháp khoa học
Điều 21 – NĐ 12 quy định: “Con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản không được quyền yêu cầu thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho
tinh trùng, cho noãn, cho phôi”. Ta có thể nhận thấy quy định trên mới chỉ đề cập
tới hậu quả pháp lý giữa người con được sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản với
người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi mà không thể hiện rõ việc xác định cha,
mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương pháp khoa học có được xem xét
9


hay không. Tuy nhiên, việc sinh con theo phương pháp khoa học chỉ được thực

hiện khi có sự tựnguyện của cặp vợ chồng vô sinh nên quan hệ cha mẹ và con chỉ
có thể được xác lập với cặp vợ chồng vô sinh. Đối với người phụ nữ độc thân thực
hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học cũng áp dụng tương tự, không được
quyền yêu cầu xác định cha cho đứa con mình sinh ra vì ở đây chỉ có quan hệ mẹ
con duy nhất. Tuy nhiên, nếu người phụ nữ độc thân sau khi sinh con theo phương
pháp khoa học mới đăng ký kết hôn thì người chồng hợp pháp có quyền thừa nhận
đứa con là con mình theo như trường hợp con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn.
Điều này bắt nguồn từ nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
Trên thực tế, có thể xảy ra một số trường hợp có tranh chấp trong việc xác định
cha, mẹ, con. Chẳng hạn như: người phụ nữ đồng ý mang thai hộ cho cặp vợ chồng
vô sinh nhưng khi sinh con lại không muốn trao đứa trẻ do mình sinh ra cho cặp vợ
chồng vô sinh đó hoặc các bên ký kết hợp động thuê mang thai hộ một cách lén lút
có sự thông đồng của nhân viên y tế và người mang thai cũng không muốn trao con
cho cặp vợ chồng vô sinh. Ở trường hợp này, trước hết, phải tuyên bố hợp đồng
mang thai hộ hoặc hợp đồng thuê mang thai hộ là vô hiệu theo pháp luật dân sự.
Đây là một giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã
hội ( theo Điều 128 – BLDS 2005). Về nguyên tắc, giao dịch dân sự vô hiệu không
làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời
điểm xác lập. Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì
đã nhận, nếu không hoàn trả bằng hiện vật thì hoàn trả bằng tiền..(Điều 137 –
BLDS 2005).Tuy nhiên, các trường hợp này giải quyết không đơn thuần như một
hợp đồng vô hiệu bình thường khác. Những trường hợp này có thể được giải quyết
theo hướng như sau: Thông thường, người thuê mang thai bỏ ra toàn bộ chi phí cho
việc mang thai đó theo thỏa thuận giữa hai bên. Vì vậy, người mang thai phải
thanh toán lại toàn bộ chi phái cho người thuê mang thai khi có yêu cầu. Người
mang thai phải chấp nhận những hậu quả bất lợi từ việc mang thai hộ như giảm sút
10


sức khỏe, thu nhập…vì họ đã thực hiện hành vi mà pháp luật cấm. Về vấn đề đứa

trẻ, người mang thai có toàn quyền trong việc quyết định tiếp tục quá trình sinh con
hoặc dừngquá trình sinh con lại. Nếu đứa trẻ đã là đời, người đã mang thai là người
được xác định là mẹ của đứa trẻ đó về mặt pháp lý. Về mặt huyết thống, có thể đứa
con này là con ruột của người thuê mang thai nhưng về mặt pháp lý, nó lại được
xác lập quan hệ mẹ con với người trực tiếp sinh ra nó. Hướng giải quyết này có thể
không thỏa mãn yêu cầu của các bên chủ thể. Nếu bên mang thai không muốn nuôi
đứa con, không có điều kiện nuôi con, vì lợi ích của đứa con, bên thuê mang thai
được quyền ưu tiên nhận đứa con đó làm con nuôi. Nếu người phụ nữ mang thai hộ
đang tồn tại một mối quan hệ hôn nhân hợp pháp thì chồng của họ đương nhiên
được xác định là cha của đứa trẻ đó, đồng thời, người chồng này hoàn toàn có
quyền yêu cầu xác định đứa trẻ đó không phải con mình.
5. Ý nghĩa
Quyền được làm mẹ không chỉ là quyền lợi chính đáng mà còn là khát khao, bản
năng và thiên chức của người phụ nữ. Với quy định về việc cho phépsinh con theo
phương pháp khoa học cho các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ độc thân đã thể
hiện sự nhân đạo của nhà nước và pháp luật hôn nhân gia đình, đồng thời đảm bảo
được quyền lợi của các chủ thể tham gia, góp phần xây dựng hạnh phúc gia đình,
xã hội văn minh.

II – Thực tiễn pháp luật và giải pháp hoàn thiện pháp luật
Không thể phủ nhận những đặc điểm tiến bộ cũng như phù hợp của các quy định
pháp luật về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp sinh con theo phương
pháp khoa học như bảo vệ quyền lợi của đứa trẻ sinh ra theo phương pháp khoa
học… Tuy nhiên bên cạnh đó các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng bộc
lộ những hạn chế nhất định. Cụ thể:
11


1. Tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 12/2003/NĐ-CP đưa ra khái nhiệm: “Cặp vợ
chồng vô sinh là cặp vợ chồng sống gần nhau liên tục, không áp dụng biện pháp

tránh thai nào mà không có thai sau 01 năm” và khoản 1 Điều 20 quy định “Trẻ ra
đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp
vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân”. Chúng ta có thể nhận thấy các điều
luật này không quy định và giải thích rõ để được thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản
thì cặp vợ chồng vô sinh phải là vợ chồng kết hôn hợp pháp, tức là phải có đăng kí
kết hôn hoặc quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987. Như vậy rõ ràng
với quy định này thì các cặp vợ chồng không kết hôn hợp pháp vẫn có thể là cha
mẹ của đứa con được sinh ra theo phương pháp khoa học. Điều này dẫn đến thực
trạng khi người chồng phủ nhận quan hệ cha con thì không có căn cứ pháp luật để
bảo vệ người mẹ và con trong trường hợp này, đồng thời cũng không ràng buộc
quyền và nghĩa vụ pháp lí của họ với nhau cũng như với việc thực hiện kĩ thuật hỗ
trợ sinh sản. Từ thực tế đó pháp luật cần quy định cụ thể “Trẻ ra đời do thực hiện
kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh
kết hôn hợp pháp hoặc người phụ nữ độc thân”.
2. Vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học rất đặc biệt do vậy việc xác định
cha, mẹ, con cũng có những nét riêng biệt.
Điều 20 Nghị định 12 quy định:
“1. Trẻ ra đời do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ
trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ độc thân.
2. Những người theo quy định tại khoản 1 Điều này được xác định là cha, mẹ đối
với trẻ sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”.
Điều 21 Nghị định 12 quy định:

12


“Con được sinh ra do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu
quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho
phôi”.
Như vậy, với việc sinh con theo phương pháp khoa học đã đặt ra một thực tế là có

sự khác biệt giữa người cha, người mẹ về mặt pháp lí và người cha, người mẹ về
mặt huyết thống. Việc xác định như vậy cũng xuất phát từ nguyên tắc chung đó là
xác định cha, mẹ, con khi cha mẹ có hôn nhân hợp pháp: “Con sinh ra trong thời kì
hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kì đó là con chung của vợ chồng”
(Điều 63 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000). Đây là sự đảm bảo mọi quyền lợi
cho cặp vợ chồng vô sinh và đặc biệt là đứa trẻ. Đối với trường hợp người phụ nữ
độc thân khi sinh con thì áp dụng tương tự như trường hợp xác định cha, mẹ, con
khi cha mẹ không có hôn nhân hợp pháp trong trường hợp này chỉ có quan hệ giữa
mẹ và con. Đặc biệt, trong trường hợp này cần quy định rõ sau khi đứa trẻ được
sinh ra nếu người cha, người mẹ không muốn thừa nhận con thì cũng không được
yêu cầu xác định lại vì quan hệ cha mẹ và con là tất yêu không thể phủ nhận được,
họ không được quyền yêu cầu giám định về gen di truyền. Điều này khác với
trường hợp sinh con tự nhiên vì người chồng có quyền yêu cầu xác định lại quan
hệ cha con khi không tin tưởng đứa con là con ruột của mình. Tuy nhiên, trong
những trường hợp đặc biệt nếu cặp vợ chồng vô sinh, người phụ nữ độc thân nghi
ngờ cơ sở y tế và có thể có sự nhầm lẫn trong quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ
sinh sản thì nên chăng cho phép họ được quyền yêu cầu được xem xét lại trong
phạm vi và mức độ nào đó. Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn khi có sự nhầm
lẫn, do vậy cần có quy định cụ thể về vấn đề này.
Tóm lại, vấn đề sinh con theo phương pháp khoa học là vấn đề phức tạp, đặc biệt
là về mặt pháp lí, bởi trong chừng mực nào đó nó đã làm thay đổi những quan
niệm truyền thống về quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con… vì vậy cần có
những văn bản pháp lí hướng dẫn cụ thể về vấn đề này.
13


3.Nghị định 12 không chỉ quy định việc cho, nhận tinh trùng; cho, nhận noãn mà
còn quy định việc cho, nhận phôi. Như vậy, đứa trẻ khi ra đời không nhất thiết phải
mang gen của người cha hay người mẹ về mặt pháp lí, điều này đảm bảo quyền
được làm cha, làm mẹ và đặc biệt là đảm bảo cho người phụ nữ thực hiện thiên

chức của mình đó là chức năng sinh đẻ. Tuy nhiên, điều này đi ngược lại cách hiểu
truyền thống là đứa trẻ khi ra đời phải mang ít nhất huyết thống của người cha
hoặc người mẹ.Cùng với việc cho, nhận tinh trùng; trứng; phôi là việc bảo đảm
việc lưu giữ và bảo quản tinh trùng, phôi. Khoản 2 Điều 17 Nghị định 12 đã quy
định: “Tinh trùng, phôi được lưu giữ trong quá trình cặp vợ chồng vô sinh thực
hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản”. Và khoản 2 Điều 18 Nghị định 12 quy định: “Người
gửi tinh trùng phải chi phí lưu giữ, bảo quản theo quy định của pháp luật. Trong
trường hợp người gửi tinh trùng bị chết, cơ sở lưu giữ tinh trùng phải huỷ số tinh
trùng của người đó”.Theo nhiều ý kiến thấy rằng nếu trong quá trình cặp vợ chồng
vô sinh đang thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà người chồng chết và tinh trùng
của người chồng đang được lưu giữ thì có nên huỷ tinh trùng của họ không? Theo
chúng em là không thể huỷ tinh trùng của người đó nếu không có sự đồng ý của
người vợ vì trước đó cả hai vợ chồng đã thể hiện sự tự nguyện mong muốn thực
hiện việc sinh con theo phương pháp khoa học, nếu sau khi người chồng chết mà
người vợ vẫn muốn tiếp tục thực hiện việc sinh con đó thì phải bảo vệ quyền lợi
chính đáng của họ. Tuy nhiên, vấn đề này có liên quan đến quy định tại Điều 21
Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi
hành Luật hôn nhân và gia đình: “… con sinh ra trong vòng 300 ngày, kể từ ngày
người chồng chết… thì được xác định là con chung của hai người”. Vì trường hợp
trên sẽ không giống như trường hợp sinh con do có quan hệ tình dục giữa vợ và
chồng, do đó thời gian này có thể không chỉ là trong vòng 300 ngày mà có thể là
dài hơn, tuỳ thuộc vào quá trình thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản đối với người vợ.
Như vậy, Nhà nước cần thiết phải có quy định pháp lí cho trường hợp đặc biệt này.
14


4.Điều kiện hạn chế li hôn có nên áp dụng trong trường hợp khi hai vợ chồng đang
tiến hành áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản để sinh con theo phương pháp khoa
học không? Có thể trong trường hợp đang tiến hành thụ tinh đã thành phôi và đang
trữ phôi, vì điều này rõ ràng sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của người vợ và

đứa con tương lai. Nếu cả hai bên quyết định li hôn thì họ phải quyết định huỷ bỏ
yêu cầu áp dụng việc sinh con theo phương pháp khoa học. Còn trong trường hợp
người chồng biệt tích thì vẫn tiến hành áp dụng như các trường hợp khác vì người
chồng đã thể hiện mong muốn có con bằng văn bản.
Nhìn từ nhiều phương diện và góc độ ta có thể nhìn thấy nhiều hơn nữa những tình
trạng bất cập của luật hiện nay về vấn đề xác định cha, mẹ, con trong trường hợp
sinh con theo phương pháp khoa học. Trên đây chỉ là một số quan điểm mà nhóm
chúng em tìm hiểu và nhận thấy được.

C – KẾT THÚC VẤN ĐÊ
Sinh con theo phương pháp khoa học là một trong những phương pháp hiện đại,
tiên tiến. việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho, nhận tinh trùng phải được
tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện và bí mật.
Con cái sinh ra phải có cha mẹ, theo Nghị Định 12/2003 ND_CP thì trẻ ra đời do
thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ
chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân và những người này được xác định
là cha mẹ đối với đứa trẻ sinh ra. Việc xác định cha, mẹ cho con trong trường hợp
này do chính phủ quy định, nó ảnh hưởng tới các quyền lợi hợp pháp của đứa trẻ,
vì vậy cần xác định rõ cha mẹ của đứa trẻ từ khi nó sinh ra để nó có thể hưởng các
quyền lợi của mình và thực hiện các nghĩa vụ đối với cha mẹ của chúng.
15


Do giới hạn bài làm và hiểu biết còn hạn chế nên bài làm không tránh khỏi những
sai lầm và thiếu xót. Kính mong thầy cô xem xét và giúp đỡ để bài làm được hoàn
thiện hơn!

16



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam – Trường Đại học Luật Hà Nội
– Nhà xuất bản công an nhân dân
2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
3. Nghị đinh 12/2003 – NĐ/CP ngày 12/2/2003 về sinh con theo phương pháp
khoa học
4. Quan điểm “Sinh con theo phương pháp khoa học và một số vấn đề pháp lí
có liên quan” – Th.S Nguyễn Thị Lan – Khoa Luật Dân sự – Đại học Luật Hà Nội

17


18



×