Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Quy định của pháp luật về trợ cấp thất nghiệp sau đại dịch covid – 19, thực trạng và kiến nghị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.23 KB, 16 trang )

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN: NHỮNG VẪN ĐỀ PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU TRONG
LĨNH VỰC KINH TẾ

Đề bài: Trợ cấp thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid
– 19, thực trạng và kiến nghị

Hà Nội, tháng 11 năm
2021


MỤC LỤC
1.

Quy định của pháp luật hiện hành về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp trong

trường hợp người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch bệnh.......................2
1.1. Cơ sở, điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp..................................................2
1.2. Thủ tục đề nghị và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp.......................................................4
2. Thực trạng việc trợ cấp thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch covid - 19 và một số
kiến nghị để nâng cao chất lượng hiệu quả chính sách bảo hiểm thất nghiệp trong
thời gian tới........................................................................................................................... 7
2.1. Thực trạng việc trợ cấp thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch covid – 19.......................7
2. 2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về các chế độ bảo hiểm thất
nghiệp................................................................................................................................... 11


BÀI LÀM
Thế giới đã trải qua nhiều đại dịch, gây tổn thất nặng nề đối với quá trình
phát triển kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, trong thời gian qua đại dịch
Covid - 19 được biết đến như đại dịch về bệnh truyền nhiễm, với tác nhân là virus


Sars Covid 2, diễn ra trên phạm vi toàn cầu. Đại dịch Covid - 19 đã tàn phá
nghiêm trọng tổng thể nền kinh tế và thị trường lao động toàn cầu, là cú sốc kinh
tế lớn nhất trong vòng 35 năm qua. Sự tàn phá của đại dịch không chỉ với các nền
kinh tế dễ bị tổn thương mà còn khiến cho nhiều nền kinh tế lớn rơi vào tình trạng
bế tắc: kinh tế suy giảm, nghèo đói và thất nghiệp gia tăng, v.v. Tác động nghiêm
trọng của đại dịch đối với lao động việc làm nói chung và những nhóm lao động
dễ bị tổn thương nói riêng là một trong những khó khăn lớn mà mỗi quốc gia đặc
biệt quan tâm. Ở Việt Nam, trước tình hình dịch Covid bùng phát mạnh mẽ trong
thời gian qua, đặc biệt là ở một số thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh,
Bình Dương, Hà Nội, Hà Giang… nhiều địa phương phải thực hiện các quy định
giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 nên hầu hết doanh nghiệp,
cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có dịch bùng phát đều tạm dừng hoạt động
hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh, cắt giảm 50% số lượng nhân cơng dẫn
đến người lao động buộc phải tạm hỗn thực hiện Hợp đồng lao động, ngừng làm
việc không hưởng lương, thậm chí mất việc làm. Tình trạng này dẫn đến nhiều
người lao động bị thất nghiệp, lâm vào hoàn cảnh khó khăn trầm trọng. Trước
những khó khăn mà người lao động bị thất nghiệp đang gánh chịu do đại dịch
covid – 19 gây ra, bảo hiểm thất nghiệp đối với người lao động đã kịp thời phát
huy tính hữu hiệu, góp phần giảm bớt khó khăn trong đời sống người lao động bị
thất nghiệp. Tuy nhiên, việc trợ cấp cho người lao động bị thất nghiệp đã thực sự
kịp thời, đầy đủ và phát huy được tính hiệu quả trong việc hỗ trợ người lao động
bị thất nghiệp hay chưa? Người lao động bị thất nghiệp đã tiếp cận được với
nguồn quỹ trợ cấp thất nghiệp hay không? Chúng ta cùng đi tìm hiểu và làm rõ
trong nội dung bài luận này.
1


1. Quy định của pháp luật hiện hành về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp
trong trường hợp người lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch
bệnh

1.1. Cơ sở, điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao
động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm
việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (khoản 4 Điều 3 Luật
Việc làm 2013). Theo điều 43, Luật việc làm năm 2013 quy định những đối tượng
bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo
hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có
thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp
đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao
động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm
thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương
hưu, giúp việc gia đình thì khơng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ
quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp cơng lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,
hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao
2


động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều
này”.
Để đảm bảo cho cuộc sống của người lao động trong trường hợp người lao

động bị mất việc làm, dẫn đến thất nghiệp. Pháp luật đã quy định người sử dụng
lao động phải đóng bảo hiểm bắt buộc cho người lao động. Theo quy định tại
Khoản 1, Điều 2, Luật bảo hiểm xã hội 2014 Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc
gồm nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có “Người làm việc theo hợp đồng lao
động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng
lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc nhất định có thời hạn từ đủ 03
tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử
dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy
định của pháp luật về lao động; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời
hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng”.
Như vậy, căn cứ làm phát sinh quyền lợi được hưởng trợ cấp thất nghiệp
của người lao động phát triển trên cơ sở người lao động đã được người sử dụng
lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp, hoặc tự mình đóng bảo hiểm thất nghiệp bắt
buộc hoặc tự nguyện.
Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp, căn cứ vào quy định tại điều 49 Luật
việc làm năm 2013, người lao động phải đáp ứng đủ các điều kiện như sau mới có
thể hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- Chấm dứt Hợp đồng lao động đúng theo quy định của pháp luật (trừ
trường hợp nghỉ hưu hoặc hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng);
- Có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng đang tham gia đóng
Bảo hiểm thất nghiệp;
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24
tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc xác
định thời hạn; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian
3


36 tháng trước khi chấm dứt những loại hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc
theo công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng ;
- Nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm ở địa

phương nơi bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 03 tháng kể từ khi
chấm dứt hợp đồng lao động;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo
hiểm thất nghiệp (trừ các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ qn sự, nghĩa vụ cơng
an; Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; Chấp hành quyết định áp dụng
biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện
bắt buộc; Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; Ra nước ngoài định cư; đi lao
động ở nước ngoài theo hợp đồng; Chết).
1.2.Thủ tục đề nghị và mức hưởng trợ cấp thất nghiệp



Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp

Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại Điều 16 Nghị định số
28/2015/NĐ-CP, cụ thể bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây
xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hồn thành cơng việc theo
hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật
buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc. (Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo
quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm năm 2013 thì giấy tờ xác
nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một cơng việc
nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao
có chứng thực của hợp đồng đó.)
4



- Sổ bảo hiểm xã hội. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc
đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong
thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao
động.
Người lao động nộp trực tiếp hồ sơ này tại trung tâm dịch vụ việc làm để
được hưởng trợ cấp xã hội. Hiện nay, do tình hình dịch Covid- 19 diễn biến phức
tạp, do đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam dã triển khai việc đăng ký trực tuyến việc
nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động chỉ việc cập nhật các thơng tin về q
trình đóng bảo hiểm và nhận trợ cấp qua ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số và
chờ xét duyệt là có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng tiền mặt hoặc chuyển
khoản.



Quyền lợi người lao động được hưởng từ trợ cấp thất nghiệp

Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 đặt ra 03 chế độ quyền lợi
cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp đó là: Trợ cấp thất nghiệp; Hỗ
trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Hỗ trợ học nghề.
- Về mức tiền trợ cấp thất nghiệp được hưởng:
Theo quy định tại điều 50, Luật việc làm 2013, quy định:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình qn
tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất
nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động
thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không
quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với
người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử
dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp
đồng làm việc.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo
hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng
5


trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01
tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.”
Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại điều 8, Nghị định 28/2015/NĐCP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất
nghiệp như sau:
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động được xác
định như sau:
Mức lương bình quân của
Mức hưởng trợ cấp thất
06 tháng liền kề có đóng
=
x 60%
nghiệp hằng tháng
bảo hiểm thất nghiệp trước
khi thất nghiệp
Trường hợp những tháng cuối cùng trước khi thất nghiệp, người lao động
có thời gian gián đoạn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì 06 tháng liền kề để tính mức
hưởng trợ cấp thất nghiệp là bình qn tiền lương của 06 tháng đóng bảo hiểm
thất nghiệp trước khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng
làm việc theo quy định của pháp luật.
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của người lao động tối đa không
quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu
vùng theo quy định của Bộ luật Lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm
thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời
điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

- Quyền lợi được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm: Người lao động thuộc
trường hợp bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất
nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà có nhu cầu
tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí.
- Được trợ cấp học nghề: Người lao động thuộc trường hợp bắt buộc tham
gia bảo hiểm thất nghiệp đang đóng bảo hiểm thất nghiệp, có đủ điều kiện hưởng
trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật việc
6


làm 2013, đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24
tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy
định của pháp luật. Thời gian hỗ trợ học nghề theo thời gian học nghề thực tế
nhưng không quá 06 tháng. Mức hỗ trợ học nghề, căn cứ theo Điều 3 Quyết định
17/2021/QĐ-TTg quy định như sau: Người tham gia khóa đào tạo nghề đến 03
tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và
thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo. Người
tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu
học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.
2. Thực trạng việc trợ cấp thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch covid 19 và một số kiến nghị để nâng cao chất lượng hiệu quả chính sách bảo hiểm
thất nghiệp trong thời gian tới
2.1. Thực trạng việc trợ cấp thất nghiệp trong bối cảnh đại dịch covid –
19
Theo báo cáo của Tổng cục thống kê, về tác động của dịch Covid – 19 đến
tình hình lao động, việc làm quý 1 năm 2021, cho thấy: Mặc dù những nỗ lực
khôi phục kinh tế đi đơi với phịng chống dịch đã phần nào cải thiện các gam màu
xám của tình hình lao động việc làm trong nước, nhưng trong quý I năm 2021, cả
nước vẫn còn 9,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch
Covid-19. Trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản
xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải

nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.
Lao động khu vực thành thị chịu tác động nhiều hơn khu vực nông thôn với
15,6% lao động khu vực thành thị còn bị ảnh hưởng, trong khi đó con số này ở
nơng thơn là 10,4%. Nhóm lao động thất nghiệp chịu tác động mạnh mẽ nhất khi
36,3% trong số họ vẫn còn chịu ảnh hưởng tiêu cực, tiếp đó là lao động có việc
làm (15,5%), chỉ có 4,3% lao động khơng hoạt động kinh tế cịn chịu tác động
7


tiêu cực bởi đại dịch này. Xét theo 3 khu vực, khu vực ít chịu tác động nhất của
đại dịch là khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản với 7,5% lao động cho biết chịu
tác động tiêu cực của đại dịch. Đứng thứ hai là khu vực công nghiệp và xây dựng
với 16,5% lao động bị ảnh hưởng. Lao động trong khu vực dịch vụ chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất, chiếm tỷ lệ 20,4%.
Trong bối cảnh người lao động bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid
-19, bảo hiểm thất nghiệp đã trở thành chỗ dựa, giúp người lao động có nguồn tài
chính vượt qua giai đoạn khó khăn trước mắt. Bảo hiểm thất nghiệp là một biện
pháp hỗ trợ thiết thực cho người lao động trong lúc mất việc làm, hỗ trợ họ khắc
phục khó khăn, ổn định cuộc sống. Đồng thời, các cơ chế từ chính sách này còn
hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, góp phần ổn định tâm lý, tạo
điều kiện thuận lợi để người lao động bị mất việc làm có cơ hội tìm kiếm, thích
ứng với cơng việc mới.
Theo báo cáo “chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật
việc làm và tình hình thực hiện” của cục V, Bộ Lao động – Thương inh và Xã hội
thể hiện số người nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp xã hội 10 tháng đầu năm 2020 tăng
so với cả năm 2019 là 133.539 hồ sơ. Đa số người lao động nộp hồ sơ đều được
trợ cấp kịp thời, đồng thời các trung tâm hỗ trợ việc làm đã cơ bản kịp thời tư
vấn, hỗ trợ người lao động tìm việc làm mới, phù hợp trình độ người lao động.
Tuy nhiên nhiều người lao động đã từ chối được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc
làm, bởi do thời điểm dịch bệnh tăng cao nhiều lao động vẫn chưa muốn tìm việc

làm, nhất là lao động nữ có nguyện vọng ở nhà chăm con khi các cháu phải nghỉ
dãn cách xã hội.
Cũng theo báo cáo trên, 100% người lao động đang hưởng trợ cấp thất
nghiệp đều được cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp thẻ Bảo hiểm y tế theo đúng quy
định hiện hành trong đó, 10 tháng đầu năm 2020, số tiền chi bảo hiểm y tế cho
8


người lao động mất việc lên đến 545 tỷ đồng, cao nhất trong vịng 12 năm thực
hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, để kịp thời hỗ trợ người lao động thất nghiệp do ảnh hưởng của
đại dịch Covid – 19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 116/NQ-CP về chính
sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch
covid-19 từ qũy bảo hiểm thất nghiệp, ngày 24/9/2021. Theo đó, đối tượng được
hưởng hỗ trợ bằng tiền gồm: “ Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất
nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động
đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,
đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước
bảo đảm chi thường xuyên). Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất
nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng
thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021
có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp
luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.”
Trước tình hình dịch bệnh covid -19 vẫn đang diễn biến phức tạp, ảnh
hưởng nghiêm trọng, tiêu cực đến nền kinh tế, đời sống của người lao động và
người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn; Chính sách BHXH và bảo hiểm thất
nghiệp đã phát huy hiệu quả trong việc đảm bảo an sinh xã hội, giúp người lao
động ổn định cuộc sống, thực sự trở thành “chỗ dựa” cho người lao động, giúp
họ có nguồn tài chính vượt qua khó khăn, duy trì cuộc sống trước những áp lực về
kinh tế trong mùa dịch.

Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực hiện quy định của
Luật Việc làm về các chế độ bảo hiểm thất nghiệp ở nước ta trong thời gian qua
còn một số bất cập sau đây:
Thứ nhất, cịn một bộ phận khơng nhỏ người lao động bị thất nghiệp, mất
việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, tuy nhiên, do chưa nắm được các
9


quy định của Bảo hiểm thất nghiệp, đồng thời không được người sử dụng lao
động hướng dẫn đầy đủ về việc thực hiện quyền lợi của mình nên họ đã chưa kịp
thời nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp nhằm đảm bảo quyền lợi của mình.
Hiện nay, Bảo hiểm xã hội đã có hình thức nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp
trực tuyến qua ứng dụng bảo hiểm xã hội số, đơn giản hóa các thủ tục, tuy nhiên,
người lao động bị thất nghiệp đa số là lao động phổ thông, nhiều người ở vùng
sâu, vùng xa đi làm thuê ở các thành thị vì vậy nhận thức về các chế độ bảo hiểm,
thủ tục để xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, việc tiếp cận với các ứng dụng cơng
nghệ cịn hạn chế. Do đó, mà họ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp mặc dù
người lao động đã trích tiền lương của họ để đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, vẫn cịn tình trạng người sử dụng lao động không ký hợp đồng
lao động đối với người lao động, dẫn đến họ khơng được đóng bảo hiểm thất
nghiệp, vì vậy cuộc sống người lao động khi bị mất việc làm rất khó khăn, khơng
nhận được các trợ cấp từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ ba, Bảo hiểm thất nghiệp chưa phát huy vai trò chủ đạo của chế độ
học nghề - giải pháp lâu dài, căn bản của chính sách bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Báo cáo của các Trung tâm Dịch vụ việc làm được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tổng hợp, tất cả những người thất nghiệp có nguyện vọng
học nghề đều được tổ chức để hỗ trợ học nghề theo đúng quy định của pháp luật.
Những ngành nghề người lao động đăng ký học nhiều là tin học văn phòng, ẩm
thực và thẩm mỹ, sửa chữa máy vi tính, điện dân dụng, điện công nghiệp, thiết kế
quảng cáo, lái xe,... Tuy nhiên, số người được hỗ trợ học nghề vẫn còn thấp do
những nguyên nhân sau: Đa số lao động thất nghiệp là lao động phổ thơng, đời

sống khó khăn khơng có nguồn dự trữ hoặc hỗ trợ khác nên khi bị mất việc, người
lao động chỉ quan tâm đến việc hưởng trợ cấp thất nghiệp, họ dành thời gian tìm
các cơng việc khác để duy trì cuộc sống rồi mới tính đến việc học nghề. Một số
10


công ty ở các khu công nghiệp khi tuyển dụng chủ yếu là tuyển lao động phổ
thông nên người lao động có thể kiếm được việc làm mới ngay sau khi mất việc
mà không cần học nghề khác; Người lao động nghỉ việc có xu hướng chuyển về
địa phương mình để tìm việc làm mới nhằm giảm chi phí sinh hoạt, hợp lý hóa
gia đình nên khơng có nhu cầu học nghề;
Thứ tư, chưa phát huy được vai trò của chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
Chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho
người sử dụng lao động mới được bổ sung theo Điều 42 Luật Việc làm, có hiệu
lực từ ngày 01/01/2015 . Chế độ này gián tiếp hỗ trợ người lao động thông qua
người sử dụng lao động để phòng ngừa nguy cơ thất nghiệp cho người lao động
tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó
khăn có nguy cơ cắt giảm lao động. Theo báo cáo của các địa phương, từ khi triển
khai đến nay, khơng có người sử dụng lao động hưởng chế độ hỗ trợ đào tạo, bồi
dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
2. 2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về các chế độ bảo hiểm
thất nghiệp
Để bảo đảm cho người lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm thất
nghiệp, đồng thời để việc trợ cấp thất nghiệp thực sự kịp thời, phát huy tính hiệu
quả, là “chỗ dựa” cho người lao động vượt qua khó khăn trong tình trạng bị mất
việc làm do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19, học viên xin đưa ra một số kiến
nghị như sau:
Thứ nhất, cần tích cực tuyên truyền, phổ biến các quy định về chính sách
bảo hiểm thất nghiệp, đặc biệt là các trình tự thủ tục để người lao động dễ dàng

tiếp cận, thực hiện quyền lợi của mình. Đặc biệt cần bổ sung quy định về việc bắt
buộc người sử dụng lao động phải nêu rõ về quyền lợi được hưởng bảo hiểm thất
11


nghiệp, trợ cấp thất nghiệp và hướng dẫn trình tự thủ tục nhận trợ cấp thất nghiệp
cho người lao động, khi chấm dứt hợp đồng lao động với họ.
Thứ hai, tiếp tục tăng cường kiểm tra, sử lý nghiêm người sử dụng lao
động, thuê mướn lao động không ký hợp đồng lao động đối với người lao động
theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, bổ sung quy định về hỗ trợ cho người lao động mất việc làm vay
ưu đãi từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Trong bốn chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành, người lao động khi mất
việc làm đã bước đầu có sự hỗ trợ về tài chính, một phần trong số đó được đào
tạo nghề nhưng rất ít, số lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp tái gia nhập
thị trường lao động chưa được thống kê cụ thể. Trong số đó, có các trường hợp
khơng hoặc khơng thể tìm kiếm việc làm mới mà tự tạo việc làm thông qua việc
tự sản xuất, buôn bán, kinh doanh. Một số khác, nỗ lực học một nghề mới, sau đó
tự kinh doanh, làm ăn, trang trải cuộc sống. Do đó, để tạo điều kiện hơn nữa cho
người lao động mất việc làm, cần có sự hỗ trợ về nguồn vốn ban đầu cho những
người thực sự cần vốn để tự sản xuất, kinh doanh thông qua việc cho vay vốn từ
nguồn Quỹ bảo hiểm thất nghiệp còn kết dư.
Thứ tư, tăng mức hỗ trợ học nghề cho người lao động mất việc làm
Người lao động mất việc làm đa phần là lao động chính trong gia đình. Mất việc
làm đồng nghĩa với việc mất đi nguồn thu nhập chính cho gia đình. Do đó, việc
họ tham gia học nghề trong thời gian mất việc và phải chi trả tồn bộ chi phí ăn ở,
đi lại … trong quá trình học nghề làm cho quyết định học nghề của họ trở nên khó
khăn hơn. Vì vậy, cần có hỗ trợ nhiều hơn cho người lao động đang hưởng trợ cấp
thất nghiệp tham gia học nghề như hỗ trợ một phần chi phí ăn ở, sinh hoạt phí ...
để họ yên tâm tham gia khóa học.


12


Thứ năm, quy định hợp lý điều kiện, thủ tục hồ sơ mà người sử dụng lao
động được hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ
năng nghề cho người lao động.
Theo báo cáo của các địa phương được Bộ Lao động- Thương binh và Xã
hội tổng hợp, nguyên nhân của việc không có người sử dụng lao động nào được
hỗ trợ từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng
nghề cho người lao động là do: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
không gặp khó khăn do suy giảm kinh tế hoặc vì lý do bất khả kháng khác theo
quy định để được hưởng chế độ. Mặt khác, đây là một chế độ mới, quy định về
điều kiện hưởng chế độ này khá chặt chẽ và hiếm khi xảy ra cũng là lý do người
sử dụng lao động khó tiếp cận và đáp ứng đủ điều kiện hưởng chế độ này.

13


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động –Thương binh và xã hội, Báo cáo “chính sách bảo hiểm
thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm và tình hình thực hiện”.
2. Chính Phủ, Nghị định 28/2015/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật việc làm về bảo hiểm thất nghiệp, ngày 12/3/2015.
3. Chính phủ, Quyết định số 17/2021/QĐ-TTg, ngày 31/3/2021, Quyết định
quy định mức hỗ trợ học nghề đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất
nghiệp.
4. Chính phủ, Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ người lao động
và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid-19 từ qũy bảo hiểm
thất nghiệp, ngày 24/9/2021.

5. Quốc hội khóa XIII, Luật việc làm năm 2013.
6. Quốc hội khóa XIII, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
7. Tổng cục thống kê, Báo cáo về tác động của dịch Covid – 19 đến tình
hình lao động, việc làm quý 1 năm 2021.

14



×