Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BẢN CHẤT CHỨC NĂNG của các THỨC a lại DA ,mạt NA và mạt NA THỨC TRONG THÀNH DUY THỨC LUẬN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.51 KB, 14 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

BẢN CHẤT CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỨC A LẠI DA ,MẠT NA VÀ MẠT NA
THỨC TRONG THÀNH DUY THỨC LUẬN

Tiểu luận giữa học kỳ 7
Môn học: Thành duy thức luận
MSSV:

Giảng viên phụ trách:
ĐĐ.TS. Thích Trí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2022


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HCM

BẢN CHẤT CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỨC A LẠI DA ,MẠT NA VÀ MẠT NA
THỨC TRONG THÀNH DUY THỨC LUẬN

Tiểu luận giữa học kỳ 7
Môn học: Thành duy thức luận
MSSV:

Giảng viên phụ trách:
ĐĐ.TS. Thích Trí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 06 năm 2022



Lời cam đoan
Kính thưa Giảng viên phụ trách mơn Thành duy thức luận
Giảng viên: ĐĐ.TS. Thích Trí Minh , con xin cam đoan đây là bài tiểu luận của
riêng con. Các thơng tin được trình bày trong bài tiểu luận là do sự nghiên cứu, tìm
hiểu và tham khảo các kinh, sách, tài liệu tham khảo, file âm thanh bài giảng của học
viện, những môn học liên quan đến đề tài tiểu luận là hoàn toàn trung thực và chưa
từng được ai cơng bố trong bất kì tiểu luận nào khác.

Người làm tiểu luận

Nhận xét của giảng viên phụ trách
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................

MỤC LỤC
A.MỞ ĐẦU
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH DUY THỨC LUẬN


1.1. Tác giả và dịch giả Thành duy thức luận
1.2. Thức và số lượng các thức
1.3. Ý nghĩa duy thức

1.4. Không phủ định đối tượng khách quan
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỨC A LẠI DA ,MẠT NA
VÀ MẠT NA THỨC TRONG DUY THỨC
2.1.Bản chất
2.2. Chức năng
CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TAM PHÁP ẤN TRONG TU TẬP THEO THÀNH
DUY THỨC LUẬN
3.1. Tam Pháp Ấn là gì?
3.2. Về triết lý Tam Pháp Ấn
3.3. Những ứng dụng trong thực tiễn của triết lý Tam Pháp Ấn

C. KẾT LUẬN....................................................................................................................
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................


1
A. DẪN NHẬP
Đức Phật thị hiện trong đời vì một đại sự nhân duyên: “Khai thị chúng sinh ngộ nhập
Phật tri kiến”. Với lòng từ thương tưởng chúng sinh đang chìm đắm trong luân hồi, thất
tình lục dục chi phối, nên Ngài đã phát khởi tâm đại bi dùng vô số phương tiện dẫn dắt,
chèo lái cho chúng sinh vượt thoát khổ đau, chuyển mê khai ngộ, chứng đạt thánh trí. Với
căn cơ, trình độ chúng sinh dị biệt nên hình thành một hệ thống Phật giáo với nhiều phân
nhánh bộ phái. “Tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức”, tâm là nơi hiển hiện những gì
trong thế giới này, và cịn vơ số cảnh giới khác nữa tất cả đều khơng nằm ngồi cái Tâm.
Vạn pháp tồn tại thiên hình vạn trạng biến đổi sai biệt cũng bởi do nơi Thức mà ra. Tâm
thức được xem là nhựa sống vơ hình trong thân thể con người, thiếu nó thì con người dần
như một khúc gỗ khô trong rừng rậm. Tầm quan trọng của tâm thức trong sự hiện hữu
của thể xác nó thường xuyên có mặt và sống động theo năm tháng.Bên cạnh đó, như
chúng ta thấy cái Tâm được nói đến trong bộ Lăng già chính là cái chân tâm thường hằng
bất biến, hay gọi là chân tâm thanh tịnh và Như Lai tính. Bởi khi chúng ta thấu triệt được

Chân tâm rồi thì chúng sinh và Phật không khác, sự biểu hiện này là không ngằn mé, tĩnh
lặng, khơng chấp chặt vào đâu, cũng khơng dính mắc. Mặt khác, khi chúng sinh mãi sống
trong Tiền trần hư vọng thức nên khó mà thấu triệt được chân tâm, làm sao biết được giá
trị của thật cảnh, cứ mãi theo đuổi bởi những hư ảo ảnh mộng chìm đắm. Nên Duy thức
học đây nói về những mộng tưởng phân biệt của thức hiện tượng chuyển biến tâm linh,
nhận chân được vọng tâm phân biệt không đắm nhiễm vọng thức, hay đam mê cảnh
tượng ảo huyền, chân như hiển hiện, chân tướng tỏ bày. Qua đây, người viết muốn gửi
một chút sự tham cứu về tầm quan trọng của lý duy Tâm trong Kinh Lăng Già và các giá
trị của Thức dựa trên nền tảng Duy thức tông qua đề tài tiểu luận “BẢN CHẤT CHỨC
NĂNG CỦA CÁC THỨC A LẠI DA ,MẠT NA VÀ MẠT NA THỨC TRONG THÀNH
DUY THỨC LUẬN”. Với sự hiểu biết còn hạn hẹp, và căn cơ trình độ chưa đến mức
thâm sâu nên khó trình bày hết những yếu chỉ thượng thừa của nội dung, bên cạnh đó
phần nào vẫn đáp ứng được mục đích đề tài. Với sự tham khảo trên nhiều bài viết online
và các kinh tạng, luận tạng nhằm mục đích đi vào trọng tâm giúp cho người đọc đôi phần
dễ hiểu, và có định hướng trên bước đường tu nhân học Phật hướng đến giải thốt. Bài
tiểu luận gồm có ba phần chính là: Dẫn nhập, Nội dung, Kết luận, trong đó phần nội dung
gồm có ba chương như sau:
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:


2

B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THÀNH DUY THỨC LUẬN
1.1. Tác giả và dịch giả Thành duy thức luận
Vijñaptimātratāsiddhi Sastra (成成成成,Che’ng Wei-shih Lun). Tác giả: Thập đại luận sư (成成
成成). Bản dịch chữ Hán của Huyền Trang (成成, Hsuan Tsang).Mười vị này là: Hộ Pháp (成
成, dharmapāla, 530-561), Đức Huệ (成成, guṇamati, 420-500), An Huệ (成成, Sthiramati,

470-550), Thân Thắng (成成, Bandhuśrī), Nan-đà (成成, Nanda, 450-530), Tịnh Nguyệt (成成,
Śuddhacandra), Hoả Biện (成成, citrabhāṇa), Thắng Hữu (成成, viśeṣamitra), Tối Thắng Tử
(成成成, jinaputra), Trí Nguyệt (成成, jđānacandra).
Khuy Cơ: Huyền Trang dịch hết 10 luận phẩm, Khuy Cơ tổng hợp thành một 1 tập gồm
10 quyển. Quan điểm của Hộ Pháp là chủ yếu. Một trong mười chi luận của tông Du-già.
Luận giải hệ thống và toàn diện về Tam thập tụng (triṃśikāvijñāptimātratāsiddhi-kārikā)
của Thế Thân ( 成 成 ,
Vasubandhu). Tên gọi khác: “Tịnh Duy thức luận”
(Vijñaptimātraprasāda Śātra) = Tịnh tâm thức luận.Thành Duy thức là gọi chung cho Nhị
thập luận và Tam thập tụng. Tất cả mọi tồn tại chỉ là thức (vijñāpti = vijñāna của Nguyên
thủy) và sáng tạo của thức. Kinh nghiệm quá khứ được xử lý, tương tác với ý thức, tái tạo
và sáng tạo
1.2. Thức và số lượng các thức
a) Thức là gì?
Nhận biết chúng qua các hoạt động. Thức = cái gì đang nhận thức. Nhận thức các đối
tượng sai biệt như sáu trần.Trong nhận thức: Căn, cảnh, thức xuất hiện. Ở sát-na khác,
cũng tiếp tục tương tự. Giai đoạn 1: Đối tượng chưa được cấu trúc (hiện lượng): các giác
quan chỉ mới tiếp xúc dữ liệu. Giai đoạn 2: Đối tượng được cấu trúc, phát sinh nhận thức
phán đốn (phân biệt). Thức = sự thơng tri cá biệt, nắm rõ đối tượng cá biệt.
b) Số lượng các thức
Phật giáo Nguyên thủy: Chỉ có sáu thức giác quan. Tâm, ý, thức thuộc thức uẩn. Đại
thừa thời kỳ đầu như Kinh Bát-nhã, các nhà Trung Quán: đề cập 6 thức như Nguyên
thủy.Chứng minh 2 thức mới: Dẫn Kinh về Như Lai tạng (tathāgarbha):
+Luận Đại thừa trang nghiêm kinh (T31n1604, tr.591a8)
+ Luận Hiển dương thánh giáo (T31n1602, tr.581b5)
Trong Nguyên thủy: tâm ý thức là một thực thể với ba chức năng, kinh nghiệm, lưu trữ và
dẫn đến kết quả. Tâm là chủ thể nhận thức, dẫn đầu các hành động thân và lời nói.- Dugià: Các thức đều có tên chung là tâm ý thức. Căn cứ chức năng, thức a-lại-da l à tâm
(citta) vì nó tích lũy (cinoti, acinoti, upacinoti). Mạt-na gọi là ý (manas), vì nó chấp dính
(manyate, abhimanyate). Luận Câu Xá 4: Thể của tâm ý thức là một. Có ba chức năng:
Tâm là tập khởi, ý là tư lương, thức là nhận thức.Tâm (citta) = tập khởi (thu nhận và xử



3
lý kinh nghiệm, ảnh hưởng của nó. Trái tim => suy nghĩ. Động từ căn “ci” = “cinoti” tích
lũy, chứa nhóm. Hoặc “cetati = tri giác, quan sát. Nền tảng của đời sống tinh thần. - Hoa
Nghiêm : Tâm như họa sĩ khéo, vẽ hình ảnh ngũ uẩn.Ý (manas) = tư lương, là trung tâm
cái tơi, sự chấp dính. Nương vào thức Alaya mà hoạt động. Hoạt dụng : bảo vệ (liên
minh) và kháng cự (bất liên minh).Thức = nhận thức đối tượng. Phân chia chức năng của
thức uẩn. Căn nhà có 3 cửa sổ với 3 đèn màu.
1.3. Ý nghĩa duy thức
Biện Trung Biên: Cái tồn tại [trong tâm con người] là hư vọng phân biệt
(abhutaparikalpa). Tụng 17: Sự biến thái của thức chính là sai biệt. Cấu trúc sai biệt
không tồn tại thật. Nên [các ý niệm trong tâm] đều do thức biến hiện.Cái tồn tại thực
trong thế giới nhị ngun chính là “khơng tính” (śūnyatā). Tồn tại trong thế giới là tồn tại
như dữ liệu cho thức nhận biết, phân biệt. Luận này gồm 3 phần (tam năng biến) để thành
lập duy thức, nên gọi là Thành Duy thức. Đây là phẩm nền tảng hình thành học thuyết
duy thức (The treatise on the Establishment of the Doctrine of Consciousness-only). Ba
biến thái (ba biến hiện của tâm thức) gồm:
a) Thức kho tàng (ālaya) = thức dị thục (vipāka) = nhất thiết chủng : Tụng 2,3, 4.
b) Thức chấp ngã (manas): Tụng 5, 6, 7. Đồng hóa ngã chấp, chính mình, sở hữu.
c) Sáu thức giác quan: Tụng 8-16. Còn gọi là thường thức.
Nhị Thập Luận của Thế Thân: “Cái đó duy chỉ là thức, vì ảnh hiện của đối tượng khơng
có thực, như người bị bệnh bạch nội chướng, ảo giác về mặt trăng thứ hai. Tụng 17 hình
thành giáo nghĩa duy thức. Tụng 18-19 nói về dun khởi của duy thức, duyên và
quả.Tụng 20-25 nói về ba tự tính, tam vơ tính.
1.4. Khơng phủ định đối tượng khách quan
Có thực tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức? Kinh: Nhất thiết pháp không
(sarvadharmā śūnyāh). Hoa Nghiêm: Ưng quán pháp giới tính, nhất thiết duy tâm tạo.
Duy thức học không phủ định sự tồn tại của tự thể tồn tại chân thực và thế giới hiện thực.
Mục tiêu của duy thức là phủ định cái hư vọng bất thực. Bốn nguyên tắc tồn tại theo Phật

giáo:
a) Xứ quyết định (desaniyama): Mọi vật tồn tại trong không gian,
b) Thời quyết định (kālaniyama): Mọi vật tồn tại trong thời gian nhất định,
c) Tương tục bất định (santānasya aniyamah): ai cũng thấy vật đó hiện hữu trong khơng
gian và thời điểm,
d) Tác dụng hữu hiệu (krtyakriyā): Tác dụng với các vật xung quanh. => Không phủ nhận
đối tượng khách quan.
Tam thập tụng: Mọi hiện hữu tồn tại như các khái niệm mô tả (upācara, giả thuyết), xuất
hiện đa dạng.Các giả thác tồn tại dựa vào ba yếu tố :
a) Cú nghĩa hiện tiền (mukhyapadārtha) = phạm trù tồn tại, vật hiện diện,


4
b) Cảnh vực tương tự (tatsadrsa-visaya), vật tương tự được ám chỉ,
c) Cơng pháp (sādhārana dharma), đặc tính chung của vật ám chỉ mô tả và vật được dùng
mô tả.
CHƯƠNG 2: BẢN CHẤT CHỨC NĂNG CỦA CÁC THỨC A LẠI DA ,MẠT NA
VÀ MẠT NA THỨC TRONG DUY THỨC
2.1.Bản chất
A lại da có ý nghĩa lịch sử trong triết học Du già tông, gắn liền với học thuyết Duy thức
học. Học thuyết thức A lại da phát triển lên đến đỉnh cao trong tác phẩm Luận Nhiếp Đại
thừa của Ngài Vơ Trước khoảng năm 350 TL, vai trị của thuyết A lại da góp phần giúp
cho các triết gia, tơn giáo gia chống đối, chưa tin vào đạo Phật dần dà cảm thông được
những lý giải liên hệ đến học thuyết tái sinh, đạo Phật chủ trương vô ngã. Mà vơ ngã
được hiểu là khơng có linh hồn bất biến được truyền thừa từ kiếp sống này sang kiếp
sống khác. Đạo Phật phủ nhận khơng có linh hồn nhưng vẫn thừa nhận có dịng chảy tâm
thức tiếp nối khơng gián đoạn. Sau các hành động dù là tư duy lời nói hay việc làm được
thực thi thì tác động nhân sự sau đó vẫn tiếp tục diễn ra ảnh hưởng hạnh phúc hoặc khổ
đau của con người.Sự nhân rộng phạm vi thời gian kiếp sống, tiến trình này nhờ vào sự
có mặt của A lại da thức mà các hạt giống nghiệp thiện, chung riêng, phàm, thánh, nói

chung là nghiệp tốt và nghiệp xấu khơng mất đi. Sự có mặt của nghiệp đó đã làm cho
những nhà ngoại đạo, triết gia hiểu được đạo Phật hơn, rằng đức Phật nói cái mà khơng
có thần ngã trong tiến trình tái sinh nhưng khơng có nghĩa là khơng có dịng chảy của tâm
trong các kiếp sống. Các nhà triết gia, ngoại đạo cho rằng, nếu chấp nhận vơ ngã thì tồn
bộ hệ thống đạo đức đạo Phật sẽ bỏ đi, ai sẽ là người nhận lãnh các hậu quả xấu, và ai sẽ
là người nhận lấy phần phước báu trong quá trình sống theo nhân quả ở kiếp sau. Ngài
Thế Thân đã phát triển từ các kinh luận Đại thừa thành hệ thống có tám thức, làm thay
đổi hướng phát triển về quan niệm nhận thức luận của logic học Phật giáo Nguyên thủy,
và trở thành nền tảng quan trọng của triết học tâm và cịn khiến cho người chưa có thiện
cảm với đạo Phật ngừng những nổ lực khơng có ý nghĩa, bởi đạo Phật chủ trương nhân
quả.Tâm pháp có tám thức. Thức thứ sáu ý thức được xem là cơ quan đầu não trung tâm
của cảm giác, khi năm thức trước tiếp xúc với năm trần, đối duyên xúc cảnh nếu thức thứ
sáu khơng cộng tác, tương trợ thì cảm giác đó khơng được minh liễu. Vì thế, ý, thức thứ
sáu có hai có hình thái nhận thức là tồn bộ đối tượng của tư duy bao gồm các đối tượng
của năm thức giác quan và nhận thức phát sinh là ý thức và phương tiện để tạo ra ý căn.
“Ý thức, thức thứ sáu tầm hoạt động của nó rộng rãi, vừa liên hệ với Mạt na và A lại da
thức bên trong, vừa liên hệ với năm thức trước. Ý thức và năm thức trước là những thức
liên hệ mật thiết nhất trên lĩnh vực nhận thức”[ Thích Quảng Liên, Duy Thức học, Nxb
Tu viện Quảng Đức, 1972, tr. 62-3.].Thức tám thức A lại da. Nghĩa đen là phủ trùm, là
thức kho tàng, phủ trùm thức con người trải qua các kiếp sống khác nhau. Thứ hai là hạt
giống, nó bao gồm nhân cách, tơn giáo, chính trị, triết học, xã hội và tất cả kiến thức tạo
thành đời sống luật pháp và nhân sự. Nhờ thức này chứa giữ các hạt giống đó mà trải qua
nhiều kiếp sống có chất xúc tác hỗ trợ của giáo dục các hạt giống trổi dậy. Thứ 3 là thức
kho tàng trong đó có nhiều hạt giống khác nhau, nó mang tính vơ cực. Thứ 4 là thức nền
tảng, dựa vào nó các thức giác quan hiện hành, thức thứ 6 hoạt dụng, thức Mạt na bám
víu cái tơi và cái tơi sở hữu. Bên cạnh đó, góc độ chuyển hóa thức A lại da còn được gọi
là Mạch Tịnh thức hay Vơ Cấu thức trong đó các hạt giống phàm khổ đau, bất hạnh, tiêu
cực được thay thế tiêu trừ và chuyển hóa, chỉ cịn thuẩn chủng là hạt giống thiện và



5
thánh.Thức A lại da có 2 chức năng là tổ chức và chế tạo hạt giống của sự vật đồng thời
bao gồm sự giác ngộ và chưa giác ngộ. Đức Phật hình thành nền minh triết mà chủ
trương của Ngài giúp cho con người nhận thức và thể hiện trách nhiệm đối với các hành
vi tư duy lời nói. Trong tiến trình tái sinh, thức A lại da được ghi nhận đồng nghĩa với
tâm tái sinh hay tâm tái tục trong Abhidhamma, và sự có mặt này là tích tắc khi chết. Sự
tái tục này cho thấy rằng thức kho tàng chưa thực sự rời khỏi cơ thể mặc dù tất cả tế bào,
não ngưng hoạt động. Dù khơng có hình tướng nhưng nó được xem là vơ cực, chứa tất cả
hạt giống để khi có mặt trong bào thai tính cách thai nhi được tượng hình. Khi biết sự tồn
tại của thức A lại da chúng ta chứng minh được chết không phải là hết và trách nhiệm đạo
đức của các hành vi là có thật. A lại da thức cịn có tính năng như Như Lai tạng, là kho
chứa đựng các hạt giống được hiểu là hạt giống thánh nó tiềm năng chứ chưa hiển lộ một
cách trọn vẹn. Từ góc độ và mối quan hệ bản thể và hiện tượng của mọi sự vật trong đời,
khảo cứu hai phương diện ô nhiễm và thanh tịnh của thức A lại da. Kho tàng chứa hạt
giống thiện và bất thiện thường được đánh đồng là A lại da, nhưng bản chất chưa từng
được sinh ra bởi nguyên nhân khởi thủy nào dù là Thượng đế, duy vật hay duy tâm nên A
lại da không mất đi vĩnh viễn do tác động của chuỗi các điều kiện dù thuận hay nghịch.
Các hạt giống trong A lại da không thống nhất cũng không dị biệt nhau trong nhiều kiếp
sống. “Như nước trong dịng thác lũ, khơng phải đoạn cũng khơng phải thường, liên tục
tiếp nối chìm nổi. Thức này cũng vậy, từ vô thỉ thức này sinh diệt tiếp nối nhau, hữu tình
chìm nổi khơng thể thốt ly”[ Tuệ Sĩ dịch, Luận Thành Duy Thức, Nxb Hồng Đức, 2009,
tr.223.].
2.2. Chức năng
Chức năng của thức A lại da hàm ngụ các nghĩa năng tàng, sở tàng và chấp tàng, vì nó hỗ
tương làm điều kiện cho các pháp tạp nhiễm, hữu tình chấp nó như là tự ngã nội tại[Tuệ
Sĩ dịch, Luận Thành Duy Thức, Nxb Hồng Đức, 2009, tr. 162.]. Một phương diện nhận
thức của Thức có ý niệm về cái tơi và cái tơi sở hữu đã sở hữu hóa kho tàng thức trong
khi nó chỉ nắm chức năng là người giữ kho, giữ cổng, giữ vườn nhưng ngộ nhận là chủ.
Kẻ giữ tất cả đồ trong kho thường đánh đồng tất cả các vật trong kho là của mình cho nên
về luật pháp và nhân sự thì đó là tốt, còn về nhận thức tâm lý đối trước những tổn thất vơ

thường, nổi đau biến hoại thì người có khuynh hướng đánh đồng tính năng ngã ái chấp
tàng này là kho tàng thức và là sở hữu của mình sẽ rơi vào khổ sở, niềm đau, chấp
ngã.Thức Mạt na (Manas Vijnana), hay thức chấp ngã là một hoạt dụng tâm thức chấp
trước vào A lại da theo nguyên tắc giữ gìn các hạt giống nghiệp, có tính năng ngược lại
với con đường chuyển hóa tâm linh của thức này vì ơm ghì bám víu, níu kéo lấy kiến
phần tức chủ thể Thức A lại da làm tự ngã. Nếu tu tập là sự thanh tịnh hóa tâm thì thức
Mạt na tức sự chấp ngã trở thành đầu mối cho các hệ lụy, nỗi khổ niềm đau và những trở
ngại. Nó mang tính vi tế, sự bám chấp cái tơi và sở hữu tôi được diễn ra, nếu không nắm
vững cơ chế hoạt động chấp ngã thì việc tu tập trở nên lịng vịng, khơng kết quả. Bản
chất của chấp ngã vốn là đầu mối của khổ đau và luân hồi. Thức này nương vào thức A
lại da rồi chấp nó làm đối tượng, đặc tính và tướng trạng là tư duy nó thường đồng hành
với 4 phiền não là ngã si, ngã kiến, ngã mạng và ngã ái. “Ngã si tức vô minh, ngu muội
đối với ngã tướng, mê mờ lý vô ngã. Ngã kiến tức là ngã chấp; đối với pháp phi ngã mà
quan niệm sai lầm là ngã. Ngã mạn là cao ngạo, cậy vào ngã chấp trước khiến tâm bốc
cao. Ngã ái tức ngã tham, chấp trước mà phát sinh đắm trước sau”[ Tuệ Sĩ dịch, sđd, tr.
319.]. Về tính chất nó tương ưng với các tâm lý phổ quát như tiếp xúc, tưởng tượng và
hình dung. Vậy bản chất thì thức này thuộc hữu phú vơ ký và bị ràng buộc vào chỗ nó thọ
sinh đến khi chứng đắc đại định thì khơng cịn ý niệm hay chứng đạt được đạo xuất thế,


6
thức chấp ngã Mạt na mới kết thúc hoạt dụng. Thức Mạt na đánh đồng chức năng thủ kho
là các vật dụng của kho và nhà kho. Ba tính năng của thức kho tàng bao gồm chủ thể
chứa đựng tức cái kho, và tất cả các vật liệu được chứa đựng, phần thứ ba là ngã ái chấp
tàng phương diện ngã ái bám víu và đánh đồng như là cái tơi. Từ đó tạo sự chấp thủ, níu
kéo, bám ghì vào những thứ không phải là tôi, không phải sở hữu của tôi, và không phải
tự ngã của tôi. Vận dụng của nó ln ln chuyển dịch và đồng hành thức A lại da có mặt
trong bào thai hay nói phương diện khác Mạt na chính là cái bóng của Mạt na, chấp ngã
là phương diện không thể tách rời do sự đeo bám của Mạt na. Sự tích tập của thức Mạt na
kém hơn tâm vì đặt nặng sự lựa chọn, tâm thốt khỏi ra mọi đặc tính chọn lựa níu giữ,

trong khi Mạt na hoạt dụng chuyên biệt về lĩnh vực này. Mạt na là ngưỡng cửa của căn
nhà cho nên tính bám chấp của nó cai, biểu hiện qua cân đo tính đếm hơn thua, thị phi
gắn kết với danh dự và tự trọng của con người. ở mặt nào đó, Mạt na khiến cho con
người đứng đắn hơn có tàm quý nhưng sự bám đi đến cực đoan động đến cái tôi, danh
dự, danh xưng sự sở liên hệ đến phạm vi nó giữ gìn thì Mạt na phát khởi phiền não, ân
hận, tham ái, si mê từ đó sinh ra rắc rối.Mạt na là ý căn là nền tảng của ý thức, sở y của ý
thức để nhận thức mọi sự vật hiện tượng, do tính nền tảng của ý thức và sự đeo bám vào
thức kho tàng mà Mạt na thức thỉnh thoảng được gọi là Thắng nghĩa căn. Luận Du Già
khẳng định do vì có kho tàng thức A lại da mà Mạt na có mặt, thức Mạt na chấp ngã này
trong trạng thái vô tâm hay hữu tâm luôn luôn cùng đồng hành với thức A lại da duyên
bám vào làm cảnh giới. Trong vô thức Mạt na vẫn không buông bỏ sự đeo bám, ý căn còn
được sản sinh trong thức A lại da rồi trở lại lấy thức này làm sở duyên. Ý căn này cũng
chỉ cho thức chấp ngã từ chủng tử thức A lại da, nói đúng hơn Mạt ra thì khơng được sinh
ra từ các hạt giống, chỗ nào có sự hiện hữu sự sống chỗ đó các hình thái bám chặt cái tơi
và có mặt. Về tính chất thức Mạt na là sự ơ nhiễm vào bất cứ cái gì, đồng thời là sự có
mặt của chúng sinh. Tùy vào sở sinh sở hệ, tái sinh vào bất kỳ cảnh giới nào thì tương
ưng với những gì được tác thành với tính cách là một cộng nghiệp hay biệt nghiệp.

CHƯƠNG 3: ỨNG DỤNG TAM PHÁP ẤN TRONG TU TẬP THEO THÀNH DUY
THỨC LUẬN
3.1. Tam Pháp Ấn là gì?
Thực tế, trong cuộc sống này, ngồi con người ra cịn có vũ trụ bao la và sức mạnh của
thiên nhiên trong trời đất. Và khi con người đứng trước vũ trụ bao la ấy thấy mình thật là
nhỏ bé và yếu đuối như những cây lao, cây sậy phất phơ trong gió. Với những gì thay đổi
trong trời đất xa xưa không ai hiểu được như: đau ốm, bệnh tật, đói khổ, thiên tai lũ lụt,
dịch bệnh… khơng ai biết được nguyên nhân vì sao, cứ nghĩ rằng chắc có những vị thần
linh nào làm nên việc này. Cho nên từ đó, các tơn giáo hoặc triết lý ra đời để tôn thờ cho
các vị thần linh ấy che chở, hoặc giải thích theo sự hiểu biết của riêng mình. Con người
có trí óc suy tưởng, tư duy, nhờ có những tư tưởng mà phán đốn, suy luận nên tự biết
mình cịn có sự kém khuyết, có những lỗi lầm do thân, khẩu, ý tạo ra vô lượng tội lỗi



7
nghiệp chướng, rồi phải chịu quả báo vay trả trong nhiều đời nhiều kiếp. Vì vậy, con
người mới có ý thức nỗ lực khắc phục những lỗi lầm ấy để tiến lên chỗ cao đẹp hơn, biết
so sánh, đối chiếu thiện ác, tốt xấu… để phấn đấu vươn lên. Đức Phật dạy rằng chúng
sinh vì bởi một niệm bất giác vô minh nổi lên, rồi cố chấp vào cái giả tưởng ấy cho là
thật, lúc bấy giờ có ngã và pháp, từ chỗ ngã và pháp ấy rồi cố chấp cho là thật ngã, thật
pháp nên phải chịu trôi lăn lên xuống trong ba cõi, sáu đường.
3.2. Về triết lý Tam Pháp Ấn
Theo nghĩa chung nhất, “Pháp” là phương pháp hay ngun tắc, là phép tắc, là chính
pháp. Cịn “Ấn” là chiếc ấn hay khuôn dấu. Như vậy, Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc
thái đặc biệt, là ba khn dấu của chính pháp, hay ba ngun lý hoặc ba ngun tắc đúng
đắn, khơng có lý do nào đảo ngược được. Đây là ba đặc tính của tất cả mọi hiện hữu bao
gồm vô thường, khổ, vô ngã. Giáo lý này có một vị trí đặc biệt vơ cùng quan trọng trong
Phật giáo, vì nó phản ánh chân thật bản chất của con người và vạn hữu. Tam Pháp Ấn có
tác dụng xác định tính chính thống và đích thực của giáo lý đạo Phật nhằm đảm bảo mọi
suy tư, ngôn thuyết, diễn giải, thực hành của người Phật tử. Pháp ấn thứ nhất là vô
thường, là sự không bền vững, sự thay đổi, sinh khởi, hóa thành, hoại diệt, là sự xoay
chuyển không ngừng của sự vật hiện tượng. Sự hiện hữu của xác thân vật lý của chúng ta,
sự nhận thức, tình cảm của chúng ta (tâm thức) và cả hồn cảnh xung quanh ta ln ln
chịu sự tác động của vô thường. Mọi sự vật trong thế giới hiện tượng từ các vật thể lớn
cho các vật thể nhỏ như nguyên tử, proton… luôn luôn biến chuyển, thay đổi liên tục.
Pháp ấn thứ hai là khổ (Dukkha), danh từ trong tiếng Phạn có nghĩa thơng thường là khổ
đau, đau đớn, buồn hay sự cơ cực. Nhưng khổ trong pháp ấn thứ hai này có một triết lý
sâu sắc hơn, hàm chứa những nội dung rộng lớn hơn, nhiều hơn và chữ Dukkha ở đây
mang ý nghĩa của Diệu Đế thứ nhất trong Tứ Diệu Đế.Pháp ấn thứ ba là vơ ngã, nghĩa là
khơng có một bản chất trường tồn bất biến, khơng có một chủ thể tuyệt đối, khơng có linh
hồn bất diệt, khơng có đấng sáng tạo vĩnh cửu. Vì sự vật đều do nhân duyên sinh, sự hiện
hữu của mỗi sự vật, mỗi chúng sinh là sự hiện hữu trong tương quan, do tác động nhân

duyên mà tạo thành.Như vậy, Tam Pháp Ấn có nghĩa là ba sắc thái đặc biệt, là ba khuôn
dấu của chính pháp, hay ba nguyên lý hoặc ba nguyên tắc đúng đắn, khơng có lý do nào
đảo ngược được. Đây là ba đặc tính của tất cả mọi hiện hữu bao gồm vô thường, khổ, vô
ngã. Giáo lý này có một vị trí đặc biệt vơ cùng quan trọng trong Phật giáo, vì nó phản ánh
chân thật bản chất của con người và vạn hữu. Trong ba đặc tính: vơ thường, khổ và vơ
ngã thì đặc tính cuối cùng là dấu ấn đặc biệt nhất trong triết lý Phật giáo. Hay nói cách
khác, Tam Pháp Ấn là ba đặc điểm nổi bật nhất của Phật giáo, là ba dấu ấn xác định,
chứng nhận tính chính thống của giáo lý đạo Phật để phân định sự khác biệt với các tôn
giáo khác.
3.3. Những ứng dụng trong thực tiễn của triết lý Tam Pháp Ấn
Triết lý Phật giáo không nâng đỡ sự ngu si, sợ hãi và dục vọng, mà cốt là làm cho con
người giác ngộ bằng cách trừ khử và tiêu diệt chúng, đánh vào tận gốc rễ của ngu si và sợ
hãi ấy. Có hai ý tưởng ăn sâu vào tâm lý con người, đó là tự vệ và tự tồn. Vì tự vệ, con
người đã tạo ra Thượng đế, và vì muốn tự tồn, người ta đã tạo ra ý tưởng về một linh hồn
bất tử hay Ngã. Đại đa số chúng ta trong cuộc đời đều sợ giáo lý vô ngã, nhất là các tôn
giáo theo thuyết hữu ngã, họ sợ sẽ khơng cịn cái “Tơi hay Ngã” để cảm thọ, và hưởng
thụ hạnh phúc của cuộc đời. Nhưng triết lý Phật giáo về vô ngã có cơng năng xua tan
bóng tối của tà tín, mê lầm, ngu si, sợ hãi, khước từ mọi hệ lụy do ngã chấp đem lại, dập
tan mọi lý thuyết thần quyền… giúp cho ánh sáng trí tuệ phát sinh, bình an và giải thốt.
Giáo lý Tam Pháp Ấn có thể áp dụng vào trong đời sống hiện tại, khi mà nhân loại đang


8
có xu hướng giáo dục con người sống có lý tưởng vị tha vì hạnh phúc cho số đơng, vì hòa
hợp, hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau, sống chung trong một thế giới hịa bình, văn minh và
cùng nhau phát triển. Giáo dục con người theo lối nhìn của Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho họ
nhận thức đúng đắn về thực tại, về mối liên hệ giữa cá nhân với cộng đồng và với môi
trường thiên nhiên cũng như xã hội. Với cái nhìn vơ ngã sẽ giúp cho con người phát triển
đức tính khiêm cung, điềm đạm, tơn trọng, tha thứ và yêu thương, sống một đời sống vị
tha, khơng bảo thủ, khơng ích kỷ tham lam. Nhờ thấy như thật về thật tướng của sự vật

hiện tượng, giúp con người đi ra khỏi hoang tưởng, mê tín và xóa bỏ tư duy hữu ngã vốn
từ lâu ngự trị trong nhận thức và đời sống của nhân loại, đồng thời thiết lập một ý thức hệ
nhân bản, tiến bộ, một nhân sinh quan đúng đắn, phù hợp với chân lý.Tam Pháp Ấn ngày
nay đã khơng cịn xa lạ với mọi người trong xã hội. Ứng dụng triết lý này vào đời sống
thực tại, chúng ta sẽ nhận biết được bản chất của con người và thế giới để từ bỏ những
chấp thủ mê muội về một đấng quyền năng siêu nhiên hay một linh hồn trường cửu. Với
tuệ giác vơ ngã, chúng ta sẽ khơng cịn vướng vào những mê muội, sợ hãi của ngã chấp,
xua tan bóng tối thần quyền, sống một cuộc đời tự tại siêu thoát. Nhận thức được Tam
Pháp Ấn, hành giả sẽ trân quý thời gian, nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa, từ bỏ đời sống ích
kỷ kiêu ngạo, thiết lập một đời sống vị tha bao dung hòa hợp, phụng sự cho nhân loại một
cách trọn vẹn nhất.Ánh sáng của Tam Pháp Ấn đem lại cho chúng ta một nhận thức đúng
đắn về bản chất mọi sự hiện hữu trong cuộc sống. Khổ, vô thường, vô ngã không đưa con
người đến thế giới bi quan, yếm thế, tiêu cực mà là một thực trạng, một vấn đề phổ biến
trong kiếp sống nhân sinh. Có nhận thức được khổ, con người mới tìm đến hạnh phúc an
vui. Để đến với đời sống hạnh phúc, con người phải nhận thức rõ sự vô thường, giả tạm,
khơng có một chủ thể tồn tại bất diệt, rồi từ đó ta tiến hành xả ly mọi tham ái, chấp trước,
mỗi con người sống với cái nhìn vơ ngã thì khổ đau, phiền não đều tan theo mây khói,
đời sống trở nên thuần thiện, an lạc, hạnh phúc. Nó khơng dừng lại ở đây mà cần phải
giáo dục, khuyến khích con người, xã hội từ bỏ tư duy hữu ngã, sống theo tinh thần vô
ngã. Nếu mọi người đều thực hiện theo bức thơng điệp ấy thì chắc chắn xã hội đó sẽ trở
thành cực lạc nhân gian. Đây cũng chính là thực tiễn của Tam Pháp Ấn. Như vậy, triết lý
Tam Pháp Ấn (vô thường, khổ, vô ngã) đã đem lại luồng sinh khí mới cho xã hội lồi
người, đã mở ra một lối thốt cho con người trước những bế tắc, những khủng hoảng về
xã hội, về tư tưởng, về triết học và về đạo đức theo lối tư duy hữu ngã. Đem đến cho con
người cái nhìn mới về nhân sinh quan, phát huy tiềm năng sẵn có để cải tạo xã hội ngày
một văn minh và tốt đẹp hơn. Với triết lý Tam Pháp Ấn sẽ giúp cho chúng ta nhận thức
đúng, có chính kiến đối với các hoạt động tâm – sinh – vật lý của bản thân và của cuộc
đời. Chừng nào mọi suy tư của con người còn bị ràng buộc trong các ý niệm về sự
thường trú vĩnh hằng của tự ngã và các pháp chấp sai lầm, khi đó Tam Pháp Ấn vẫn còn
giá trị và hiện hữu giữa cõi đời.

C. KẾT LUẬN
Duy tâm được xem là một phạm trù triết học của Phật giáo, chỉ cho tâm lý đạo đức con
người và hướng con người thoát khỏi sự ràng buộc của thế gian, khỏi những nổi thống
khổ của trần lao. Học thuyết Duy tâm qua Lăng Già định cho chúng ta hướng tư duy,
nhận định tâm mình và thế giới đặc biệt đi sâu vào học thuyết ấy trong việc xem các bản
năng, dục tính, ngã, siêu ngã, tiềm thức có trong tập khí. Thức A lại da huân tập chủng tử
là một ngã linh hồn, hay nói khác đi nghiệp hay nghiệp lực, con người nhận mình có ngã
bởi do những thói quen, chấp trước phân biệt. Như vậy, nghiệp đã tạo ra cho con người
một nhân cách sống. Nền triết học Phật giáo với học thuyết duy tâm mang tính phong phú


9
thâm trầm cũng có lúc sống động, cịn mang nét tinh túy độc đáo của nhân loại đem đến
hướng tư duy đỉnh cao vượt ngồi khoa học. Bên cạnh đó nó cịn là sự tu sửa nhưng sai
lầm định kiến quay về với bản tâm thường trụ của mỗi người, làm cho chúng ta trở nên
thư thái, hạnh phúc, giải thoát.Cũng vậy tất cả các pháp hiện hữu đều do Thức biến hiện,
do đó có hình thái tâm – ý – thức (năng biến) tức có căn, có cảnh và thức từ đó mà thân,
tâm, thế giới (sở biến) cũng biến hiện. Trong quá trình tu tập chúng ta cần phải loại bỏ
bệnh chấp trước này để đi vào nhị biên đối đãi từ đó mà tâm được trở về với bản thể như
như. Thành tựu được việc trên chính là khơng hướng tâm nắm bắt sai, khơng tự trói buộc
mình vào sự chấp thủ, cắt đứt những hạt giống xấu và đoạn trừ các tập khí nhiễm ơ, khiến
cho bản thể thanh tịnh được hiển hiển, và xa lìa được mộng tưởng điên đảo. Trên căn bản,
tâm thức của chúng ta luôn luôn biến đổi trong từng sát na không lúc nào ngơi nghỉ bởi
những cảm xúc bất chợt chi phối. Q trình tu tập, có được sự tinh tiến thì tâm thức này
nhận thức được sẽ khơng đưa đến sự phân biệt đồng thời có tâm phịng hộ, thu thúc lục
căn khi đối duyên xúc cảnh, giữ chính niệm tỉnh giác mọi lúc. Chính lúc này tâm thức trở
nên thanh tịnh, tịnh khiết, không bị vướng bận vào đâu cũng khơng cịn thấy gì là có thể
chấp trước vào.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐTKVN Tăng Chi Bộ Kinh I, HT.Thích Minh Châu dịch, Chương Một Pháp, Phẩm
Đoạn Trừ Năm Triền Cái, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2018.
2. ĐTKVN Tăng Chi Bộ Kinh II, HT.Thích Minh Châu dịch, Chương Tám Pháp, Đại
Phẩm, Nxb Tôn Giáo, Hà Nội, 2018.
3. G.P Malalasekera, Encyclopaedia of Buddhism, Vol. VI, Goverment of Srilanka, 1996.
4. HT.Thích Trí Quảng, Lược giải Kinh Duy Ma, Nxb TPHCM, 1999.
5. Ngô Trọng Đức, Lục Tổ Huệ Năng Truyện, Nxb Tôn Giáo, 2006.
6. Thích Quảng Độ (dịch), Phật Quang Đại Từ Điển, tập 3, Hội Văn Hóa Giáo Dục Đài
Bắc, 2000.
7. Thích Chơn Thiện và Trần Tuấn Mẫn (dịch), Lăng Già Đại Thừa Kinh, Nxb Tôn Giáo,
2005.


10
8. Thích Chơn Thiện & Trần Tuấn Mẫn (2005), Nghiên cứu Kinh Lăng Già, Nxb Tơn
Giáo, Hà Nội.
9. Thích Viên Trí, Tài liệu bài giảng Kinh Lăng Già.
10. Thích Quảng Liên, Duy Thức Học, Nxb Tu viện Quảng Đức, 1972.
11. Tuệ Sĩ dịch, Luận Thành Duy Thức, Nxb Hồng Đức, 2009.
12. Tóm tắt Kinh Lăng Già [Trực tuyến] tại: [Truy cập 30/04/2021]
/>13. Triết học Duy Thức Tông [Trực tuyến] tại: [Truy cập 30/04/2021]
/>14. Phật học Phổ thông Duy Thức Tông [Trực tuyến] tại: [Truy cập 10/05/2021]
< />


×