Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

PHƯƠNG CÁCH HIỂN LỘ TÂM CHÂN NHƯ VÀ ĐỐI TRỊ TÂM SANH DIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.68 KB, 16 trang )

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN

Đề tài:
PHƯƠNG CÁCH HIỂN LỘ TÂM CHÂN NHƯ VÀ
ĐỐI TRỊ TÂM SANH DIỆT

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022
1


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP.HỒ CHÍ MINH


MƠN TRIẾT HỌC TƠN GIÁO

Đề tài:
PHƯƠNG CÁCH HIỂN LỘ TÂM CHÂN NHƯ VÀ
ĐỐI TRỊ TÂM SANH DIỆT
Giảng Viên Phụ Trách: TT.TS. Thích Đồng Trí
Sinh viên thực hiện: Trần Duy Luân
Pháp danh: Thích Giác Minh Chuyển
Mã sinh viên: TX 6230
Lớp: ĐTTX Khóa VI
Chuyên ngành: Triết Học Phật Giáo

TP. Hồ Chí Minh, năm 2022


2


MỤC LỤC

A.MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Trong khoảng 600 năm, sau khi Phật nhập diệt, tại Ấn độ, phần thì phái Tiểu thừa nổi
lên tranh chấp, không tin lý Đại thừa, phần thì ngoại đạo lập các tà thuyết phá hoại
chánh pháp; tình trạng Phật giáo rất đen tối.Ngài Mã Minh Bồ Tát, trơng thấy tình
trạng ấy rất đau lịng, nên tạo ra luận này, để xô tà đỡ chánh: trừ những nghi ngờ của
Tiểu thừa, phá các tà thuyết của ngoại đạo, làm cho người phát khởi lòng tin Đại thừa.
Trước khi nói về nội dung Khởi Tín; tại đây, chúng ta cần phải đi ngược thời gian, để
tìm hiểu quá trình diễn tiến các Chủ thuyết cơ bản của Phật giáo, dẫn đến giáo nghĩa
Khởi Tín ra đời. Khi khảo sát Giáo lý Duyên khởi là năm uẩn và mười hai nhân
duyên, các Luận sư A-tỳ-đàm nhận thức rằng, xét mặt tuyệt đối thì khơng có một cái
ngã chủ thể ở trong đó (Vơ ngã); nhưng trên mặt tương đối thì có một thật ngã kế tục
từ năm uẩn này qua năm uẩn khác, lưu chuyển trong sáu đường ba cõi (hữu ngã). Kết
quả sự khảo sát này là Chủ thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi ra đời. Kế tiếp, giáo nghĩa
A-lại-da Duyên khởi xuất hiện, vừa để trả lời nguồn gốc của Chủ thuyết trên, cũng
vừa giải đáp nghi vấn đương thời bởi tư tưởng Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật
tánh được xiển dương bởi các kinh Đại thừa, như Bát-nhã, Duy Mật Cật, Hoa
Nghiêm, Pháp Hoa.v.v. Nghi vấn đó là: Chúng sinh vốn có tánh Phật thì tại sao cứ mãi
sinh tử khổ đau? Như thế, phải chăng tánh Phật không khuất phục được vô minh hay
sao? -Vấn đề này, trướctrường phải Duy thức đã có trên trăm bộ kinh nối tiếp xuất
hiện, nhằm đáp án thắc mắc ấy, như kinh Như Lai Tạng, Tư Ích, Nhập Lăng Già,
Thắng Man v.v… Tuy vậy, phải đợi đến khi trường phái Duy thức xuất hiện, nghi vấn
đó mới có đáp án minh bạch. Dù trường phái Duy thức đạt đến đỉnh cao rực rỡ như
thế, nhưng vẫn chưa giải đáp tồn triệt cho nghi vấn trên, đó là, vấn đề tương quan
giữa Mê và Ngộ, giữa Pháp tánh và Pháp tướng, giữa Phật và Chúng sinh như thế

nào? Nói khác hơn, vì sao chúng sinh mãi ln lưu sinh tử mà tánh Phật không mất?
-Vấn đề này Khởi Tín giải thích rằng, khi chúng sinh đang cịn ln lưu trong vịng
sinh tử thì đức Phật tiềm ẩn trong tâm chúng sinh, thuật ngữ gọi là Như Lai tại triền,
khi thốt khỏi trói buộc vơ minh thì chúng sinh thành Phật, gọi là Như Lai xuất triền.
Hiện tượng tại triền ấy, chính là sự tương quan giữa Mê và Ngộ hay giữa Bất giác và
Giác. Và, qua giáo nghĩa Chân như Duyên khởi, Khởi Tín đã giải đáp nghi vấn ấy đến
triệt để. Đến đây, pháp Duyên khởi được xem là phát huy đến tột cùng tiềm năng của
nó. Sau này, Chủ thuyết Pháp giới Duyên khởi của trường phái Hoa Nghiêm xuất
hiện, đó là Chủ thuyết quy kết giáo nghĩa Tánh và Tướng của Duyên khởi nhất quán
về một mối (trên hiện thực đang là).Qua dòng diễn tiến đi đến chung cuộc vừa được
trình bày, đã mở hướng giúp chúng ta nhận thức rằng, nội dung giáo nghĩa Khởi Tín
vừa cơ kết hệ tư tưởng của trường phái A-tỳ-đàm, vừa hệ thống hóa tư tưởng giáo
nghĩa Đại thừa.Vậy nội dung Khởi Tín thuyết minh gì? -Đại lược để nói, nội dung
Khởi Tín thuyết minh về Chân như Dun khởi hay Như Lai tạng Duyên khởi. Bản
3


thân Chân như có hai mặt: Mặt Khơng như thật (Chân không) và mặt Bất không như
thật (Diệu hữu). Không như thật là Thể của Chân như, Bất không như thật là Tướng
của Chân như. Như Lai tạng chính là mặt Bất không như thật của Chân như, là kho
tàng tích chứa vơ lượng cơng đức, cịn được gọi là Nhất Tâm. Mặt Thể là mặt tuyệt
đối, ly ngôn tuyệt tướng, nên không thể phô diễn. Mặt Tướng là mặt tương đối nên có
thể vận dụng tư tưởng, ngơn ngữ để lý giải. Do thế và chính thế, trọng tâm giáo nghĩa
Khởi Tín là lý giải về Như Lai tạng hay Nhất Tâm. Khởi phát đức tin Đại thừa chính
là tin Nhất Tâm hay Như Lai tạng này đây. Và, Như Lai tạng chính là cái Tâm đang là
của chúng ta chứ khơng phải cái gì nào khác.
Tóm lại, giáo nghĩa Khởi Tín nhằm thuyết minh hai điểm:
Khởi phát đức tin chính xác giáo nghĩa Đại thừa.
Khởi phát đức tin chính xác đối với cái Tâm đang là của chúng ta đây. Bản thân
cái Tâm này vốn sẵn đủ Thể đại, Tướng đại và Dụng đại; đây là cái Tâm đồng nhất,

đồng thời giữa Các pháp-Chúng sinh-Phật- đà biểu hiện khắp mười phương Pháp giới.
Do sự thật này, luận Khởi Tín mới mệnh danh là Nhất Tâm hay Đại thừa (cổ xe vĩ đại,
cổ xe trâu trắng chúa). Chính chư Phật đã cưỡi, chư Bồ-tát đang cưỡi và chúng sinh sẽ
cưỡi xe này để đến cõi Phật. Điểm thứ hai này mới là chủ ý đích thực của giáo nghĩa
Khởi Tín.Do đó học viên chọn đề tài:Phương cách hiển lộ Tâm Chơn Như và đối trị
Tâm Sinh Diệt để nghiêm cứu
2.Phương pháp nghiên cứu:
Học viên dùng phương pháp: nghiên cứu của Tơn giáo học, triết học như: phân tích,
tổng hợp, lơgic, lịch sử, khái qt hóa, trừu tượng hóa,so sánh.
3.Nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Vì kiến thức hạn chế,học viên chỉ đi xâu nghiên cứu :phân tích Tâm Chơn Như - Tâm
Sinh Diệt
4.Bố cục tiểu luận:
Gồm 4 phần :
Mở đầu&Nội dung.Nội dung gồm 03 chương
Phần kết luận & Danh mục tài liệu tham khảo

4


A. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ LUẬN ĐẠI THỪA KHỞI TÍN
1.1. Giải thích đề luận
Đại chính là Tâm tánh hiện tại của chúng sinh, của chúng ta đây. Nó vốn sẵn đủ Thể
đại, Tướng đại và Dụng đại.
+ Gọi là Thể đại, vì Thể của Tâm này tánh của nó
vốn bình đẳng, vượt mọi đối đãi Có-Khơng, Thường- Đoạn.v.v.
+ Gọi là Tướng đại, vì Thể tánh của Tâm vốn sẵn vô lượng, vô số công đức.
+ Gọi là Dụng đại, vì Tâm thường hoạt dụng thành mọi Nhân quả tịnh-nhiễm (thế

gian, xuất thế gian).
Đây chỉ là phân biện để có một nhận thức, chứ trên sự thật Ba Đại này không hẳn độc
lập mà cũng không hẳn đồng nhất, chúng dung nhiếp vô ngại và chỉ là Nhất Tâm mà
thơi, chính như thế mới gọi là Đại. Thừa là xe, nghĩa của nó là vận chuyển, chuyên
chở. Nơi đây chỉ sự vận hành hiện tại của Tâm tánh, tức chỉ sự vận hành hiện tại của
Tâm tánh do nhân duyên huân tập Tịnh-Nhiễm, Mê-Ngộ sai khác, mà có các thừa cao
cấp, thăng trầm trong Pháp giới (mười giới). Nếu tâm mê muội, đầy kiến-tư hoặc, tạo
tác đủ thứ thiện ác, đó là những hoạt động (Nghiệp) đẩy đưa chúng sinh luân hồi trong
sáu loài ba cõi. Đây là ý nghĩa cưỡi xe hư lừa què. Nếu ngộ được khổ đau sinh tử,
đoạn trừ nguyên nhân của khổ, kính mộ chân lý Niết-bàn, tu tập con đường vô lậu với
tâm lý tự độ; đó là nguyên nhân đưa chúng sinh đến hóa thành Niết- bàn thiên khơng.
Đây là ý nghĩa cưỡi xe dê. Nếu giác ngộ các pháp là vơ tự tánh, do dun sinh mà có
sinh diệt, Bản Thể của chúng vốn là Vô ngã; kiên cố tu tập như thế sẽ đưa hành giả
đến hóa thành Niết-bàn Chân không. Đây là ý nghĩa cưỡi xe nai. Nếu phát tâm rộng
lớn, tu tập nhiều công đức tự lợi, lợi tha; trên cầu.Phật quả dưới độ chúng sinh. Đó là
nguyên nhân vận chuyển hành giả đến Đại Niết-bàn. Đây là ý nghĩa cưỡi xe trâu. Nếu
hành giả triệt ngộ căn nguyên của sinh tử, Mê-Ngộ; thâm tín Nhất Tâm này chính là
Thật tướng Chân như, nương Tri kiến thâm diệu này mà thể hiện các diệu hạnh, cùng
đưa mình và người đạt đến trọng tâm ba đức Thể, Tướng, Dụng, nhập cứu cánh Niếtbàn. Đây là ý nghĩa cưỡi xe trâu trắng chúa. Từ Đại thừa của bản luận, chủ yếu là nói
cái nhất niệm Tâm tánh đang là của chúng ta đây, chính đó là cái Pháp Đại bạch ngưu
xa vận chuyển chúng ta đến cõi Phật. Tuy thế, Đại bạch ngưu xa khơng hẳn ngồi ba
xe, đó là xe trâu, xe nai, xe dê và cả xe lừa hư q nữa mà có. Các thừa đó, chính là
những phương tiện dẫn đưa hành giả chứng đạt Thật tướng Chân như. Vì vậy, cần
nhận thức chính xác rằng, tất cả vọng chính là chân, chín cõi khơng khác cảnh Phật,
ba thừa khơng ngồi nhất thừa.Tóm lại, Bản Thể của mọi hiện tượng mê vọng là Đại
5


thừa. Nói khác hơn, khơng có sinh diệt thì khơng có Chân như. Ý nghĩa Khởi tín của
bản luận này là mong tất cả chúng sinh, do đây mà liễu ngộ, rồi phá chấp trừ nghi,

khởi phát đức tin trong sáng tồn triệt mà thực hiện vạn hạnh cơng đức. Tuy vậy, đức
tin này không phải là tin các thiện pháp thế gian hay tin các pháp như Tứ nhiếp pháp,
Lục độ… xuất thế gian. Đó là đức tin chấp các pháp ngồi Tâm, khơng phải đức tin
mà bản luận muốn nói. Đức tin bản luận thuyết minh chính là đức tin thường hằng
tuyệt đối, đức tin cái Tâm tánh đang là của ta, là Thực Thể viên dung, bất khả tư duy,
vượt mọi đối đãi; là Bản Thể, là trọng tâm của Pháp giới. Tin như thế mới là đức tin
Đại thừa. Đây là ý nghĩa: Từ tự Tâm mà khởi phát đức tin và tin là tin cái tự Tâm này.
Khi đạt được đức tin như thế thì nghi hoặc nào chẳng trừ, vọng chấp nào chẳng tiêu!
Và, đây mới là ý nghĩa đích thực của sự phát khởi đức tin Đại thừa vậy. Ý nghĩa của
Luận là dựa vào lý nghĩa Kinh-Luật để phân biện Chánh-Tà, giải đáp những nghi vấn,
làm sáng tỏ lý nghĩa chính xác của Kinh-Luật, nhằm phá trừ những mê hoặc, kiến
chấp. Do ý nghĩa ấy nên mệnh danh là Luận vậy.
1.2. Tổ Mã Minh
Tổ Mã Minh (Aśvaghosha)đã tạo ra luận này. Ngài xuất thân từ Bà-la-môn giáo, là
người đa tài và lĩnh vực nào cũng đều đạt đến đỉnh cao: Một thi sĩ, một nhạc sĩ; một
học giả và cũng là một nhà hùng biện trứ danh. Sau khi quy hướng Phật giáo, tu tập
trở thành một vị Tổ sư, Ngài còn là một trước thuật gia và một triết gia lỗi lạc nữa.
Chính Ngài đã đưa nền văn học Phật giáo Phạn văn (Sanskrit) lên đến tột đỉnh rực rỡ
của nó.Tổ Mã Minh (sa. aśvaghosha, zh. , sinh tại Ấn Độ khoảng năm 80 CN – mất
khoảng năm 150 CN) hay A-na Bồ-đề (zh. , sa. Ānabodhi) là nhà thơ, nhà văn
và luận sư nổi tiếng, người Ấn Độ, sống giữa thế kỷ 1 và 2, được xem là một trong
những luận sư quan trọng nhất của Phật giáo. Theo hệ thống Phú pháp nhân duyên,
Ngài là vị Tổ thứ 11; nhưng theo Phật Tổ truyền đăng lục thì Ngài ở vị trí thứ 19 .Tổ
có để lại 10 tác phẩm, trong đó có 3 bộ luận:
+ Đại thừa khởi tín luận (sa. mahāyānaśraddhotpāda-śāstra);
+ Đại tông địa huyền văn bản luận (sa. mahāyānabhūmiguhyavācāmūla-śāstra);
+ Đại trang nghiêm kinh luận (sa. mahālaṅkāra-sūtra-śāstra);

6



CHƯƠNG 2
TÂM CHÂN NHƯ VÀ TÂM SINH DIỆT
2.1. Tâm chân như
Con người đi đến Chân Như, thu ngắn sự cách biệt với Chân Như, kết nối với Chân
Như, tương ưng với Chân Như, chứng nhập Chân Như. Điều đó là rõ ràng. Nhưng ở
đây, Chân Như huân tập nghĩa là Chân Như cũng đi đến con người, thu hút, hấp dẫn
con người, lơi kéo con người về phía nó. Luận Khởi Tín nói về Chân Như hn tập
như thế nào?“Chân Như huân tập là từ vô thủy đến nay chúng sanh vốn đầy đủ tự thể
Chân Như vô lậu, sẵn đủ diệu dụng Chân Như chẳng thể nghĩ bàn, làm nền tảng cho
mọi cảnh giới. Bởi thể và dụng Chân Như hằng thường huân tập như vậy, nhờ sức
huân tập ấy khiến cho chúng sanh chán khổ sanh tử, thích cầu Niết-bàn, và tự tin bản
thân có sẵn Chân Như Phật tánh, phát tâm tu hành”.“Sức huân tập của Chân Như” là
sự kêu gọi, thức tỉnh, thu hút chúng ta lìa bỏ sanh tử khổ đau để đi đến, tiếp xúc và
hợp nhất với Chân Như thường lạc ngã tịnh. Ở mặt kia là vơ minh mê lầm tự tích tập
chính nó, tự hn tập lấy nó. Vơ minh là bất giác không biết Chân Như do bị các thức
làm mê lầm, che ngăn. Nhưng những mê lầm che ngăn này chỉ là vọng sanh, vọng
khởi trong chính Chân Như, khơng thường hằng bất biến. Do đó cái vơ minh tạm thời
ấy có thể bị tiêu diệt: “Tâm Chân Như này từ vơ thủy đến nay, tự tánh nó vốn thanh
tịnh. Nhưng có vơ minh thì vơ minh làm nhiễm ô mà có tâm nhiễm ô. Tuy có tâm
nhiễm ô nhưng tâm Chân Như vẫn thường hằng bất biến. Thế nên chỉ có Phật mới biết
trọn vẹn nghĩa này.Tức là bản tánh của tâm thường vô niệm, nên gọi là bất biến. Bởi
vì khơng thấu đạt Pháp giới Nhất tướng này, tâm không tương ưng, hốt nhiên khởi
niệm, nên gọi là vô minh”.“Tất cả các pháp từ xưa nay không hề có niệm tưởng, chỉ
có một chân tâm. Nhưng vì bất giác , tâm vọng động khởi niệm, có ra các cảnh giới,
gọi là vô minh”.Tất cả chúng sanh chúng ta, dù vô minh dày mỏng đều đang sống
trong Chân Như, đang là Chân Như đấy thơi:“Thí như mọi đồ sành sứ, từ tánh chất
đến hình tướng đều đồng là đất sét. Giác và các nghiệp huyễn vô minh bất giác cũng
thế, tánh tướng đều đồng là Chân Như. Thế nên trong kinh, y vào nghĩa Chân Như
này, nói rằng: ‘Tất cả chúng sanh từ xưa nay vốn thường trụ trong Bồ-đề Niết-bàn,

chẳng phải do tu mới có, chẳng phải do làm mới được, rốt ráo khơng có cái gì là
chứng đắc, cũng khơng có tướng gì để thấy’. Nhưng thấy có sắc tướng chỉ là do tùy
nghiệp nhiễm ơ mà hiện ra, chẳng phải Chân Như có các sắc tướng ấy, vì thật tướng
Chân Như là vơ tướng”.Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’.
‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức
là từ chư Phật, Bồ-tát, các hình tượng, xá lợi, chùa tháp, pháp khí, các nơi hành
hương…Con đường Phật đạo là con đường Chân Như huân tập hành giả và hành giả
huân tập Chân Như. Sự huân tập này có hai giai đoạn. Giai đoạn đầu chưa tương ưng
7


với Chân Như nên chưa được sự huân tập trực tiếp của Chân Như, do đó hành giả phải
dùng ý, ý thức để tu hành, sự tự lực huân tập phải rất mạnh mẽ nhưng lại hữu hạn.
Giai đoạn sau là đã tương ưng với Chân Như, mọi tu hành của hành giả đều được
Chân Như trực tiếp huân tập, do đó sự tu hành được tương thích hơn, đúng đắn tốt đẹp
hơn rất nhiều. Luận Khởi Tín nói:
“1. Chưa tương ưng: Các phàm phu, hàng Nhị thừa và Bồ-tát sơ phát tâm dùng ý, ý
thức để huân tập, nương dựa vào sức tin mà tu hành, chưa chứng vô phân biệt trí (căn
bản trí) để tương ưng với thể Chân Như. Chưa được diệu dụng tự tại tu hành để tương
ưng với dụng của Chân Như (tức là Sai biệt trí hay Hậu đắc trí).
2. Đã tương ưng: Tức là các Bồ-tát đã bước đầu chứng nhập Pháp thân, đắc vơ phân
biệt trí, tương ưng với trí thể và trí dụng của chư Phật, chỉ y vào năng lực của Pháp
thân Chân Như mà tự nhiên tu hành, tự nhiên huân tập Chân Như, diệt hẳn vô
minh.Lại nữa, từ vô thủy đến nay pháp nhiễm vô minh huân tập khơng đứt, cho đến
khi thành Phật thì diệt dứt hồn tồn. Cịn pháp tịnh Chân Như hn tập thì vĩnh viễn
khơng dứt. Nghĩa này thế nào? Vì Chân Như thường huân tập nên vọng tâm phải diệt
mất. Vọng tâm diệt đến đâu thì Pháp thân hiện bày đến đó. Pháp thân tự nhiên có diệu
dụng hn tập vơ cùng vơ tận như vậy”.Sự tiếp xúc, kết nối, hòa lẫn giữa cái dưới và
cái trên, cái phần tử và cái toàn thể này được kinh điển nói đến nhiều. Ở đây trích một
đoạn kinh Lăng Nghiêm, quyển tám:“Như Lai ngược dịng đi xuống, còn Bồ-tát thuận

dòng mà lên. Đến chỗ ranh giới của Giác thể Nhập trọn vẹn vào nhau, gọi là Đẳng
giác”.Chân Như huân tập từ bên ngoài, mạnh nhất là từ chư Phật, chư Bồ-tát và Thiện
tri thức, vì ở nơi các Ngài, Chân Như hiển lộ đầy đủ hoặc phần lớn:“Lại nữa, trong
Phật pháp nới có nhân có duyên, nhân duyên đầy đủ mới được thành tựu. Như tánh
lửa có sẵn trong cây, tánh lửa là chánh nhân (của lửa). Nhưng nếu khơng có người biết
làm ra lửa, khơng dùng phương tiện mà cây tự cháy thì khơng có chuyện ấy.Tất cả
chúng sanh cũng vậy, tuy có sức huân tập của chánh nhân Chân Như Phật tánh, nhưng
nếu không gặp chư Phật, chư Bồ-tát, Thiện tri thức làm ngoại dun chỉ bày đường lối
thì cũng khơng thể cắt đứt phiền não, đi vào Niết-bàn được. Chuyện ấy cũng khơng
thể có.Ngược lại, tuy có sức của ngoại dun, nhưng bên trong sức huân tập của Chân
Như thanh tịnh chưa hoạt động thì cũng khơng thể chán khổ sanh tử, thích cầu Niếtbàn, phát tâm tu hành các pháp thiện được”. Hơn nữa, Chân Như là thật tánh và thật
tướng của tất cả các sự vật bên ngoài: “Nhưng thể của Chân Như thì khơng thể trừ bỏ
vì tất cả các pháp vốn đồng là Chân, và Chân Như cũng khơng thể dựng lập vì tất cả
các pháp vốn đồng là Như. Phải biết tất cả các pháp không thể nói năng, khơng thể
suy nghĩ, nên gọi là Chân Như”. Kinh Kim Cương nói: “Tất cả các pháp đều là Phật
pháp”.Các hạnh lành, các Phật sự là sự tương tác giữa người tu và ngoại cảnh để tìm
thấy và tương ưng với Chân Như. Các hạnh lành của con đường Bồ-tát đều y trên
Chân Như mà làm. Luận Khởi Tín nói về các Ba la mật:“Vì biết pháp tánh Chân Như
khơng có bỏn sẻn tham lam, nên tùy thuận Chân Như tu hành Bố thí Ba-la-mật. Vì
biết pháp tánh Chân Như khơng có nhiễm ơ, lìa các lỗi năm dục, nên tùy thuận Chân
Như tu hành Trì giới Ba-la-mật. Vì biết pháp tánh Chân Như khơng có khổ não, lìa
khỏi sân hận, nên tùy thuận Chân Như tu hành Nhẫn nhục Ba-la-mật. Vì biết pháp
tánh Chân Như khơng có tướng thân tâm, xa lìa giải đãi, nên tùy thuận Chân Như tu
hành Tinh tấn Ba-la-mật. Vì biết pháp tánh Chân Như vốn thường định, thể không tán
loạn, nên tùy thuận Chân Như tu hành Thiền định Ba-la-mật. Vì biết pháp tánh Chân
Như vốn sáng tỏ, khơng có vơ minh, nên tùy thuận Chân Như tu hành Trí huệ Ba-la8


mật”.Luận Khởi Tín gồm tất cả sự huân tập hay tu hành của hành giả vào ba tâm:Trực
tâm là tâm chánh niệm Chân Như: “Chúng sanh nào quán vô niệm thì người ấy đang

hướng về trí Phật”.Thâm tâm là tâm ưa tích tập tất cả các thiện hạnh cơng đức. Tâm
đại bi muốn cứu khổ tất cả chúng sanh.Tóm lại, tất cả mọi hoàn cảnh, mọi thời khắc
của cuộc sống đều là cơ hội quý báu để chúng ta có thể huân tập, tiếp xúc và tương
ưng với Chân Như.
2.2.Tâm sanh diệt
Một, Đại thừa là pháp khó tin, lại có nghĩa rộng độ chúng sinh, lời này là thế nào?Sao
gọi là pháp khó tin bậc nhất? Vì đây là pháp dạy người thể chứng chân như, mà chân
như là cảnh trí mà Phật mới tường tận. Nghĩa này là tuy dạy chúng sinh mà nói thẳng
cảnh giới chân như là bản thể của mn pháp hẳn là điều khó biết khó thấy đối với
phàm phu nên gọi là pháp khó tin bậc nhất. Nói “ tin” nghĩa là tin chân thật, nghĩa này
tương ứng với cảnh trí của bậc” như thật tu hành” phần phá vô minh, phần chứng
pháp thân. Có tương ưng được với từng phần của chân tâm mới thực khởi lòng tin
chân thật. Vậy nên chúng dị - sinh, chúng Thanh Văn, Bồ Tát sơ phát tâm dẫu nghe tới
chân như cũng chỉ mường tượng hãy còn mơ hồ nên chưa gọi là tin chân thật. Đây là
nghĩa thứ hai của pháp khó tin bậc nhất.Lại chính bởi cái nghĩa thứ hai này mà nói
nghĩa rộng độ chúng sinh: bởi người đã có lịng tin chân thật như vậy tức đã đạt được
tâm vô phân biệt, cùng tương ưng với trí dụng của Chư Phật cho nên chỉ nương vào
pháp lực mà tu hành một cách tự nhiên, huân tập chân như mà diệt trừ vô minh, chứng
đạo vô thượng. Đây là nghĩa rộng độ thứ nhất. Lại nữa, Đại Thừa này tự thân nó có cái
chân như huân tập( thể của Đại Thừa là tâm chân như). Trong thì hn tập của tự thể
tướng làm chính nhân tức từ vô thủy đến nay sẵn đủ cái vơ lậu, có đủ nghiệp dụng bất
tư nghì làm tính cảnh giới, nương vào cái nghĩa huân tập ấy khiến chúng sinh chán
khổ sinh tử, cầu vui Niết Bàn, tự tin tâm mình có cái chân như( trong sáng) cho nên
phát tâm tu hành; ngồi thì nhờ nguyện lực Chư Phật, Chư Bồ Tát làm duyên hoặc tùy
theo căn cơ của chúng sinh mà ứng hiện, hoặc sức bi trí đồng thể thường hằng khiến
đều được lợi ích, tăng trưởng thiện căn phát tâm vô thượng. Đây là nghĩa rộng độ thứ
hai. Ngày nay, chúng ra lấy pháp môn niệm Phật làm “phổ thông đệ nhất”, là “thù
thắng đệ nhất”, cũng nên biết trong kinh có dạy: “chúng sinh trồng các cội căn lành,
đã từng cúng dàng Vô Lượng Thọ Phật, do oai lực của Đức Như Lai ấy gia bị nên mới
được gặp pháp môn quảng đại như thế này nhiếp thọ trì”. Kinh Kim Cương cũng có

nói: “Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm sau có kẻ trì giới, tu phước, đối với
chương cú mà sinh khởi lịng tin, cói đó là thật thì nên biết là người ấy chẳng những
đã gieo trồng thiện căn ở nơi một đức Phật mà là đã từng ở nơi vơ lượng trăm vạn đức
Phật gieo các căn lành”.Vì thế người nghe được pháp môn Tịnh Độ viên đốn, phương
tiện rốt ráo, nghe xong hoan hỉ tin nhận thì đã từng tu phước, tu huệ, trồng các căn
lành nơi vô lượng Phật.Kết lại mà nói chúng sinh thời nay, xét thấy mình cơng ít- tội
nhiều, kiêu căng biếng nhác, lại có những người lịng tin sâu sắc, qui kính Tam Bảo,
siêng năng thụ trì, nên tự biết mình cách Phật chẳng xa, “vượt hạnh Phổ Hiền” là vậy?
Đức Lục Tổ cũng dạy rằng: “ sao chẳng biết mình đã ngồi trên xe trâu trắng mà lại tìm
9


ba xe ở ngoài cửa”! Nghe lời này để biết nghĩa “ rộng độ chúng sinh”, chẳng nên vội
khởi lòng đắc trí vậy. Danh – tướng là việc con người sử dụng ngôn ngữ (ký hiệu, ám
hiệu, chữ viết, lời nói, hình ảnh...) để thể hiện (phân biệt, nhận biết, truyền tải...) hình
thái tính chất của các sự vật hiện tượng trong thê giới gồm cả hai mặt vật chất và tinh
thần.Theo cách nói của Phật giáo: phàm phu (người cha có trí tuệ sáng suốt như thật)
mới chỉ biết được cái “tướng” (hình thái, tính chất) của các pháp rồi đặt ra “danh” để
kêu gọi phân biệt, gọi là danh – tướng. Lại bởi do chấp “ngã” bảo thủ tự tơn, bám víu
vào sự hiểu biết của mình (chấp pháp, cho rằng điều mà mình nhận thấy được chính là
bản thể bản chất của các sự vật, hiện tượng nên người thiện tri thức gọi hiện tượng này
là “chấp lầm”, đức Phật gọi là “sở- tri chướng” tức sự bám chấp bảo thủ vào tri thức
hạn hẹp làm chướng ngại con người tiến tới tiếp thu trí tuệ sáng suốt, sự hiểu biết chân
thật- gọi là chướng ngại đạo Bồ Đề vậy.Lại nữa, chúng sinh trong ba cõi sáu đường,
tùy theo nghiệp báo làm lồi nào thì hiện ra vũ trụ vật ngã của lồi đó, vũ trụ vật ngã
của lồi này khơng phải của lồi kia, vũ trụ vật ngã của lồi kia khơng phải vũ trụ vật
ngã của loài này nên gọi là “sai biệt”. Chúng sinh do chấp ngã, chấp pháp nhận lầm
danh – tướng theo vũ trụ vật ngã của mình cho là bản thể chân thật của các pháp gọi là
“chấp lầm danh tướng sai biệt”. Nếu đem đối chiếu với “ ba tướng tế, sáu tướng khổ”
của vơ minh thì sự” chấp lầm danh tướng sai biệt” này tương ứng với “tướng chấp

thủ” và “ tướng kế danh tự”. Lại đem phối hợp với “thuyết nghiệp cảm duyên khởi”
thì “tướng chấp thủ” và “tướng kế danh tự” là “hoặc”( mê lầm) của chúng sinh. Hai
tướng vô minh này là đối tượng “giác phá” của bậc “trí quán nhị thừa” (tứ hướng, tứ
giả , Bích Chi) và hàng Bồ Tát sơ phát tâm ( thập trú, thập hạnh, thập hướng) do tu
phép quán “ngã không” và dần tu phép quán “pháp không” mà phá trừ “ tướng chấp
trước phân biệt thơ trọng” chính là phá trừ sự “chấp lầm danh tướng sai biệt” này
vậy.Chấp trước phân biệt thô trọng là sự chấp trước với những gì đang xảy ra trong
thế giới hiện thực, đây quả là vấn đề thiết thực gẫn gũi với chúng ta, vì vậy “Hậu
luận” này khơng thể khơng bàn tới (khác với hàng Bồ - Tát pháp thân, đối tượng giác
phá là “tướng niệm thô trọng phân biệt” tức ngã chấp câu sinh và pháp chấp câu sinh
là chấp trước đối với những gì đang diễn biến trong nội tâm sâu kín của chúng
sinh).Trên nói “giác phá” là dùng trí tuệ thanh tịnh chiếp phá sự mê hoặc chấp trước
(ngã chấp phân biệt thô trọng, pháp chấp phân biệt thô trọng) chứ chẳng phải là phá
cái danh tướng của các pháp, vì tướng chẳng rời thể, thấy tướng là thấy thể, bản thể
của muôn pháp là thanh tịnh chân như bình đẳng, “tính thấy” là trong sáng, tâm trong
sáng phản ánh trọn vẹn bản thể của muôn pháp là tâm chân như. Bởi vậy “danh tướng” chẳng có lỗi, lỗi là do ngã chấp và pháp chấp vậy; cũng như với bậc “như thật
tu hành” dùng trí tuệ quán chiếu thấy “niệm khơng có tội” (niệm khơng có bốn tướng
sinh, dị, trụ, diệt), tội là ở chỗ ngã chấp và pháp chấp vi tế (ngã chấp câu sinh và pháp
chấp câu sinh), bởi vậy nói “diệt niệm”, “ly niệm” chẳng phải là bặt hết tư duy đầu óc
để trống rỗng vậy. Phàm phu chẳng rõ nghĩa này, ra sức ngồi dằn dẹp tâm niệm thực
như lấy đá dằn cỏ nên “ tuy gọi là giác mà vẫn bất giác” vậy.Nay đã biết danh - tướng
10


khơng có lỗi, danh - tướng khơng có lỗi thì tri thức thế gian hay xuất thế gian cũng
đâu có tội tình gì. Phật nói “sở-tri chướng” là nói cái bảo thủ chấp trước vào sự hiểu
biết hạn hẹp làm chướng ngại đạo vô thượng đâu phải là sự phủ nhận tri thức của nhân
loại. Người chẳng hiểu chỗ này, ở đạo thì coi thường đời, ở đời thì kỳ thị đạo quả là
chướng ngại ngay chỗ nãy vậy! Danh tướng sai biệt” chính là “ tự tướng” trong ba mặt
thể-tướng-dụng của các pháp; “tướng” này nhờ ngôn ngữ lý luận để thể hiện hình thái

tính chất của các sự vật hiện tượng nên gọi là “danh”. Phàm phu mới chỉ biết được
danh-tướng này mà chưa biết được thể tính chân như của các pháp. Ở đây nói chưa vì
phàm phu nhờ cơng năng tu tập rồi cũng có trí tuệ của Bồ-tát pháp thân, của bậc
Chính Đẳng Chính Giác vậy. Cũng như người khờ khạo nhờ chuyên tâm học hành mà
thành người tri thức, người tri thức nhờ tu dưỡng mà thành Thánh nhân. Sự “thấy,
biết” trong ngôn ngữ Phật giáo và sự “nhận thức” theo ngôn ngữ xã hội có tính chất
phát triển tiến bộ chẳng phải là sự phán xét tuyệt đối vậy. Người trung đạo lấy trí tuệ
mà phân biệt Phật, Bồ Tát với phàm phu, chẳng phải lấy Phật để lập nghĩa trí tuệ, lấy
phàm phu để lập nghĩa vô minh. Cũng như xã hội lấy trình độ văn hóa mà phân làm kẻ
hèn người sang, chẳng phải người sang thì mới có tri thức mà người hèn chỉ ngu thôi
đâu!Nay nương vào “ Luận Đại Thừa Khởi Tín” nói lại những danh tướng sai biệt mà
chư Phật, chư Bồ-tát giả đặt làm phương tiện để giáo hóa chúng sinh.Các vị, tất cả các
pháp vốn là như vậy, chẳng thể nghĩ bàn. Do bởi tâm mình khi buồn khi vui, khi yêu
khi ghét, khi khổ não khi sung sướng, khi lo lắng khi vô tư, khi giận giữ khi ơn hịa,
khi căng thẳng khi khoan khối, khi ưa làm thiện khi thích làm ác, khi đắm dục lạc khi
hướng thanh cao...bởi từ tâm ấy mà thấy cảnh giới khi vui khi buồn, khi còn khi mất,
khi to khi nhỏ, khi tốt khi xấu, khi nhiễm khi tịnh...Bởi những tướng ấy mà đặt cái
danh là “ môn sinh diệt” cũng gọi là “tâm sinh diệt”.Đối trị với “ môn sinh diệt” lại
lập cái môn gọi là” chân như” bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm, bất
thường bất đoạn, cùng môn “sinh diệt” chẳng rời.Lập ra rồi, thấy “ chân như” in tuồng
như thật rốt ráo bình đẳng nên tương ứng với nó gọi là chân tâm, cũng gọi là “ tâm
Phật”.Lại thấy “sinh diệt” in tuồng như giả dối, phân biệt sai khác nên gọi là vọng
tâm, cũng gọi là tâm chúng sinh.Bởi “chân như” chẳng dễ lộ nên gọi là Như Lai Tạng.
Như Lại Tạng bị khuấy động, cái sinh diệt và cái bất sinh bất diệt hòa hợp gọi là ALại-Da thức.“Chân như” chẳng nhiễm một pháp tương ưng nên gọi là “không”, lại đầy
đủ công đức vô lậu nên gọi là “bất không”. “Không” và “bất không” cũng chỉ là danh
tự để mà phân biệt, cũng như “chân như” “sinh diệt” là với chúng sinh mà nói, chẳng
phải với Phật vậy.“Danh-tướng” để mà phân biệt, phân biệt thuộc mơn sinh diệt nên
cũng gọi là vọng tâm. Nếu lìa vọng tâm cũng khơng có cái “khơng” “ bất khơng” để
mà nói. Lại nói” bất khơng” đầy rẫy pháp tịnh khơng có vọng nhiễm là cảnh giới ly
niệm thực là chứng nhập mới tương ưng!.A-Lại-Da thức có cơng năng thâu vào tất cả

pháp và sản sinh ra tất cả pháp. Bởi “thâu” pháp tịnh nên gọi là “giác” bởi sinh pháp
“nhiễm” nên gọi là bất “giác”. “Pháp tịnh” là chân như tự tâm đầy đủ, cái gọi là
“thâu” cũng gọi “ huân tập” cũng gọi là tâm li niệm, cũng gọi là tông vô niệm( Tổ Huệ
11


Năng lấy vơ niệm làm tơng chỉ). Vì pháp tịnh, trước vốn là đầy đủ vì thế mà lập cái
nghĩa “bản giác”, nay lại trôi lăn sinh tử nên gọi “bất giác”, sau chán khổ sinh tử cầu
vui Niết Bàn nên gọi là “ thủy giác”.

CHƯƠNG 3
ỨNG DỤNG TU TẬP ĐẠI THỪA KHỞI TÍN LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
3.1.Qn vơ thường
Ba cõi phù du mây thu bay
Sinh tử khác nào vũ điệu say
Chúng sinh mạng mỏng như chớp lóe,
Trơi nhanh như thác đổ non ghềnh.
Bản chất của cuộc sống, của cõi luân hồi là vô thường. Chúng ta thường không ý thức
được về điều này bởi luôn mải mê với vô số ham muốn, tham vọng, hạnh phúc và khổ
đau... để chúng cuốn trôi chúng ta qua hết tháng ngày như những dòng thác lũ. Hãy
tạm dừng một chút trên hành trình vội vã của mình để lắng tâm tư duy và qn niệm
rằng trên đời này, chẳng có gì khơng thay đổi, chẳng có gì vĩnh viễn thường hằng, và
hãy ý thức được kiếp người mong manh ngắn ngủi, để chúng ta biết trân trọng hơn và
sử dụng cuộc đời mình có ý nghĩa hơn.Vạn vật trên thế giới đều bị chi phối bởi quy
luật vô thường, luôn thay đổi cùng với thời gian. Chúng ta nhận rõ sự thay đổi này:
chúng sinh sinh ra, lớn lên, già và mất đi, nhà cửa, cầu cống sẽ hao mòn, rồi hư hỏng.
Mơi trường bên ngồi biến đổi hồn tồn theo mùa: các loài hoa sẽ tàn héo, sơn sẽ nứt
nẻ và bong tróc, xe cộ bị hư hỏng. Nguồn gốc của sự biến đổi thế giới bên ngoài là do
tế bào, nguyên tử và phân tử cấu tạo nên vật chất, chúng ta không thấy rõ những thay
đổi như vậy ở cấp độ cấu thành vật chất. Ở cấp độ vô hình, vơ số phần tử vơ cùng nhỏ

bé liên tục xuất hiện rồi tan biến, tập hợp rồi phân tán, mở rộng rồi thu hẹp, chúng
luôn trong trạng thái chuyển động và luôn dao động. Nếu coi vô thường là điều ln
diễn ra, chúng ta có thể trở nên linh hoạt, dễ thích nghi và tùy thuận với đổi thay hơn.
Chúng ta cũng có thể áp dụng điều này để hiểu rằng những khó khăn ta đang trải qua
đều khơng phải là mãi mãi, tất cả đều sẽ qua đi. Phương pháp này giúp chúng ta
trưởng dưỡng và vun trồng hạnh phúc, an lạc nơi tự thân mỗi ngày. Nó cũng giúp dẹp
bỏ mọi chấp trước của tâm để chạm đến cũng như chú tâm vào những gì thực sự là
quan trọng trong cuộc sống của bạn. Đó là xuất phát điểm tuyệt vời cho ngày mới của
bạn.Như vậy, khéo léo kết hợp hai pháp thiền quán Trân trọng tri ân và Thiền quán vô
thường sẽ giúp chúng ta đạt được cân bằng trong cuộc sống. Ta hiểu rõ hơn giá trị của
cuộc sống, biết trân trọng và hân hưởng những gì mình đang có trong khi nhìn nhận
12


sâu sắc về bản chất vô thường của vạn pháp để khơng bám chấp, ln thanh thản, tự
tại và thích ứng với mọi đổi thay. Dù cho điều tệ hại nhất có thể xảy ra thì bạn vẫn
ln nhìn thấy mặt tích cực và những cơ hội tiềm ẩn trong đó để “gạn đục khơi trong”,
đem yêu thương hạnh phúc đến với bản thân và mọi người.
3.2. Quán thân bất tịnh
Người con Phật đôi khi cũng thao thức tầm cầu tuệ giác để tìm ra cho được một cái gì
khơng sinh, khơng diệt trong dịng đời sinh diệt, bất tịnh, khổ đau, vơ thường và vơ
ngã. Nói cách khác, cái tính bất sinh bất diệt đó thường được diễn tả qua ngôn ngữ
Thiền tông như “bản lai diện mục”, “vô vị chân nhân”, “chủ nhân ông”, “chân tâm
Phật tánh”...Khi xưa, vua Trần Thái Tông đã rất thao thức muốn thấu ngộ được “con
người thật” này. Thế nhưng, “con người thật” đó phải tìm ở đâu? Thiền sư Lâm Tế nói
rằng: “Nó ở ngay trên đống thịt đỏ au, ra vào trước mắt mọi người”. Đống thịt đỏ au
(tức thân xác con người) đó được vua Thái Tơng cực tả như sau:“Bộ xương khô cài
hoa điểm ngọc, túi da hôi ướp xạ xông lan. Cắt lụa là bọc thân máu mủ, xâu tràng hoa
đeo túi phân tro… trang điểm bề ngoài bề trong uế trược (...). Những mong sống kiếp
của thông già, nào biết tứ chi như nhà dột. Hồn phách tạm về lối quỷ, thi hài cịn để

cõi người. Tóc lơng răng móng chửa kịp tiêu, đờm dãi bọt hơi đà thấy ứa. Rửa nát thì
chảy rịng máu mủ, tanh hơi thì rinh đất rinh trời. Đen đúa mắt chẳng dám nhìn, xanh
lè thật là đáng sợ. Bất luận nghèo giàu, tất cả đều chết. Ngày xưa tóc mượt má hồng,
ngày nay tro xanh xương trắng…”.(Trích Nói Về Sắc Thân trong Khóa Hư Lục, vua
Trần Thái Tơng ngự soạn)Trong kinh Tương Ưng Bộ tập II, thiên Nhân Duyên,
chương I, Tương Ưng Nhân Duyên, phẩm Phật-đà, phần Phân Biệt, có đoạn nói về già
và chết:“Và này các Tỳ-kheo, thế nào là già và chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay
chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay bộ loại chúng sanh khác; bị già, bị
yếu, suy nhược, răng rụng, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ tàn lụi, các căn chín muồi. Đấy
gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh
này hay bộ loại chúng sanh khác; sự từ bỏ, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn hư
hoại, thân thể vứt bỏ. Đây gọi là chết. Như vậy, này các thầy Tỳ-kheo, đây gọi là già
và chết”.Qua hai trích dẫn trên về sự thật bất tịnh của sắc thân con người, chúng ta có
suy nghĩ gì?Thứ nhất, ước mong đi tìm một con người “bất tử” khơng già, khơng chết
là một phi lý, đi ngược lại với chân lý uyên nguyên vạn hữu. Đây đồng nghĩa với quan
niệm thường còn – hữu ái, tham luyến sự sống trường tồn.Thứ hai, ước mong chấm
dứt sự sống, là khơng cịn gì cả, cát bụi trả về cát bụi vì nhân đã quá nhàm chán, nhờm
gớm sự ô uế của thân này; tức là hình thức của chấp đoạn diệt – vơ hữu ái, tham luyến
sự sống khơng có sự hiện hữu của xác thân.Thứ ba, vượt ra khỏi nhị biên của thường –
đoạn, người con Phật chân chính mượn thân tứ đại làm phương tiện độ sinh, mong
muốn (dục như ý túc) vượt thoát sinh tử, chạm đến bản thể bất sinh bất diệt, trú Niếtbàn với tuyên ngôn bất hủ: “Sinh đã tận, phạm hạnh đã thành, những việc cần làm đã
làm, kiếp này là kiếp cuối cùng, nay không còn trở lui lại trạng thái này nữa”.Đến với
13


đạo Phật, chúng ta nên là một hành giả (thay vì một học giả) để tự thân chứng nghiệm
pháp lạc hạnh phúc trên lời Phật dạy. Quán thân bất tịnh là một phần nhỏ trong sự
quán thân niệm xứ (Tứ niệm xứ), bên cạnh các pháp quán hơi thở, quán cửu tưởng,
quán oai nghi v.v… Khi hành giả sâu sắc nhận chân pháp quán ngay nơi chính bản
thân, tự khắc sẽ mang lại nhiều kết quả trên con đường tu tập. “Ai ăn nấy no, ai tu nấy

chứng” là vậy!
C.KẾT LUẬN
Khi khảo sát Giáo lý Duyên khởi là năm uẩn và mười hai nhân duyên, các Luận sư Atỳ-đàm nhận thức rằng, xét mặt tuyệt đối thì khơng có một cái ngã chủ thể ở trong đó
(Vơ ngã); nhưng trên mặt tương đối thì có một thật ngã kế tục từ năm uẩn này qua
năm uẩn khác, lưu chuyển trong sáu đường ba cõi (hữu ngã). Kết quả sự khảo sát này
là Chủ thuyết Nghiệp cảm Duyên khởi ra đời. Kế tiếp, giáo nghĩa A-lại-da Duyên khởi
xuất hiện, vừa để trả lời nguồn gốc của Chủ thuyết trên, cũng vừa giải đáp nghi vấn
đương thời bởi tư tưởng Nhất thiết chúng sinh giai hữu Phật tánh được xiển dương bởi
các kinh Đại thừa, như Bát-nhã, Duy Mật Cật, Hoa Nghiêm, Pháp Hoa.v.v. Nghi vấn
đó là: Chúng sinh vốn có tánh Phật thì tại sao cứ mãi sinh tử khổ đau? Như thế, phải
chăng tánh Phật không khuất phục được vô minh hay sao? -Vấn đề này, trước trường
phải Duy thức đã có trên trăm bộ kinh nối tiếp xuất hiện, nhằm đáp án thắc mắc ấy,
như kinh Như Lai Tạng, Tư Ích, Nhập Lăng Già, Thắng Man v.v… Tuy vậy, phải đợi
đến khi trường phái Duy thức xuất hiện, nghi vấn đó mới có đáp án minh bạch. Dù
trường phái Duy thức đạt đến đỉnh cao rực rỡ như thế, nhưng vẫn chưa giải đáp toàn
triệt cho nghi vấn trên, đó là, vấn đề tương quan giữa Mê và Ngộ, giữa Pháp tánh và
Pháp tướng, giữa Phật và Chúng sinh như thế nào? Nói khác hơn, vì sao chúng sinh
mãi luân lưu sinh tử mà tánh Phật không mất? -Vấn đề này Khởi Tín giải thích rằng,
khi chúng sinh đang cịn ln lưu trong vịng sinh tử thì đức Phật tiềm ẩn trong tâm
chúng sinh, thuật ngữ gọi là Như Lai tại triền, khi thốt khỏi trói buộc vơ minh thì
chúng sinh thành Phật, gọi là Như Lai xuất triền. Hiện tượng tại triền ấy, chính là sự
tương quan giữa Mê và Ngộ hay giữa Bất giác và Giác. Và, qua giáo nghĩa Chân như
Duyên khởi, Khởi Tín đã giải đáp nghi vấn ấy đến triệt để. Đến đây, pháp Duyên khởi
được xem là phát huy đến tột cùng tiềm năng của nó. Sau này, Chủ thuyết Pháp giới
Duyên khởi của trường phái HoaQua dòng diễn tiến đi đến chung cuộc vừa được trình
bày, đã mở hướng giúp chúng ta nhận thức rằng, nội dung giáo nghĩa Khởi Tín vừa cô
kết hệ tư tưởng của trường phái A-tỳ-đàm, vừa hệ thống hóa tư tưởng giáo nghĩa Đại
thừa.Khởi Tín thuyết minh về Chân như Duyên khởi hay Như Lai tạng Duyên khởi.
Bản thân Chân như có hai mặt: Mặt Khơng như thật (Chân không) và mặt Bất không
như thật (Diệu hữu). Không như thật là Thể của Chân như, Bất không như thật là

Tướng của Chân như. Như Lai tạng chính là mặt Bất không như thật của Chân như, là
kho tàng tích chứa vơ lượng cơng đức, cịn được gọi là Nhất Tâm. Mặt Thể là mặt
tuyệt đối, ly ngôn tuyệt tướng, nên không thể phô diễn. Mặt Tướng là mặt tương đối
14


nên có thể vận dụng tư tưởng, ngơn ngữ để lý giải. Do thế và chính thế, trọng tâm giáo
nghĩa Khởi Tín là lý giải về Như Laitạng hay Nhất Tâm. Khởi phát đức tin Đại thừa
chính là tin Nhất Tâm hay Như Lai tạng này đây. Và, Như Lai tạng chính là cái Tâm
đang là của chúng ta chứ khơng phải cái gì nào khác.Tóm lại, giáo nghĩa Khởi Tín
nhằm thuyết minh hai điểm:Khởi phát đức tin chính xác giáo nghĩa Đại thừa.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thích Tâm Châu: Băng giảng, Luận Đại Thừa Khởi Tín.
2. Thích Thiện Hoa: Luận Đại Thừa Khởi Tín, Lược giải, Phật học phổ thơng, bài thứ
10 và 11.
3.HT Thích Trí Quang,khởi tín luận chánh văn và giảng giải,NXB HCM.
4.Thích Giác Quả, Luận Khởi Tín Đại Thừa,NXB Thuận Hóa Huế,2012.
5. Thích Thanh Từ: Luận Đại Thừa Khởi Tín, Giảng giải
6. Luận Đại thừa khởi tín: Hán dịch: Chân Đế Tam Tạng Pháp Sư- Trí Khải Đại Sư
soạn,HT Thích Liêm Chính dịch

15



×