Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Vợ nhặt cảnh diễn biến tâm trạng bà cụ tứ khi gặp nàng dâu mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (50.25 KB, 5 trang )

Vợ nhặt
Cảnh gặp nàng dâu mới của bà cụ Tứ:
Nhà phê bình văn học nổi tiếng Belinsky đã khẳng định: “Cái đẹp là điều kiện
không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì khơng có và khơng thể
có nghệ thuật, đó là một định lý”. Trên hành trình khám phá và sáng tác nghệ
thuật, sứ mệnh của mỗi nhà văn là phát hiện cái đẹp ở bề sâu cuộc sống. Ngòi bút
tài hoa của nhà văn Kim Lân đã tìm kiếm, khám phá và khắc hoạ thành công vẻ
đẹp bề sâu ấy qua nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt”. Thông qua những
nét đẹp quý giá ở đứa con tinh thần của mình, tác giả đã gửi đến người đọc những
thông điệp, tư tưởng nhân đạo sâu sắc. Đoạn trích sau đây thể hiện rõ nét những
thơng điệp ấy: “Bà lão cúi đầu nín lặng… nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”
Kim Lân là cây bút truyện ngắn xuất sắc của nền văn xuôi hiện đại Việt Nam.
Ông được mệnh danh là “con đẻ của đồng ruộng”, là nhà văn “một lòng đi về với
đất, với người thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn ngày trước”
(Nguyên Hồng) khi thế giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông thôn
và những người nông dân nghèo vốn hồn hậu, chất phát, lại cịn rất nặng tình nặng
nghĩa và gắn bó tha thiết với quê hương, với cách mạng. Tác phẩm của ông minh
chứng cho quy luật “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” - số lượng tuy khơng nhiều nhưng
lại có sức sống lâu bền trong lòng người đọc.
Truyện ngắn “Vợ nhặt” là một trong số những truyện ngắn xuất sắc nhất của
Kim Lân, in trong tập truyện “Con chó xấu xí”, được xuất bản lần đầu vào năm
1962. Truyện đã tái hiện lại một cách chân thật nhất về nạn đói khủng khiếp 1945
và cảnh ngộ khốn khổ, số phận cùng quẫn của những cảnh người bất hạnh ở thời
điểm ấy. Song, từ cái nền của hiện thực tăm tối đó, nhà văn đã khám phá, khai
thác thêm những khía cạnh tươi sáng, tốt đẹp, đầy tính nhân văn trong khung cảnh
bi thảm ấy, như ông đã từng chia sẻ "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự
khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những
con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong
hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không
nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ
vẫn muốn sống, sống cho ra con người". Tác giả đã chọn cho mình một lối đi riêng


rất khác biệt, độc đáo và mới mẻ khi viết về nạn đói.
Đoạn trích nằm ở phần giữa của truyện ngắn, khắc hoạ lại cảnh gặp gỡ đầu
tiên giữa mẹ Tràng và người con dâu mới, là đoạn văn tiêu biểu cho hướng khai
thác đó của Kim Lân. Đoạn văn có sự hiện diện của cả ba nhân vật: Tràng, người vợ
nhặt và bà cụ Tứ, nhưng nhân vật trung tâm của đoạn trích này là bà cụ Tứ với
những diễn biến tâm lí hết sức phức tạp. Qua đoạn văn. ta thấy được giá trị hiện
thực và giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm, đồng thời thấy được tài năng của
Kim Lân trong việc khắc hoạ nhân vật.
Bà cụ Tứ là nhân vật xuất hiện muộn nhất trong tác phẩm nhưng lại đóng vai


trò quan trọng trong việc thể hiện chiều sâu giá trị nhân đạo. Bà vốn là dân ngụ cư.
Trong cái nghèo khó mà nạn đói mang lại, gia đình bà phải “tha hương cầu thực”,
rời xa quê hương để tìm đường sinh sống. Cho đến giữa tác phẩm, ta mới thấy hình
ảnh bà xuất hiện trong cái nhá nhem của buổi chiều tà với “tiếng người húng hắng
ho”, dáng đi lọng khọng cùng tiếng “lẩm bẩm tính tốn”. Chỉ với vài dịng miêu tả
ngắn ngủi, hình ảnh của một người lao động nghèo khổ, của một người mẹ già nua,
khắc khổ, luôn trĩu nặng tâm tư với những lo toan về cuộc sống đã hiện lên khiến
ta cảm thấy đầy thương cảm. Bằng cách đặt nhân vật vào tình huống truyện éo le,
đặc biệt: Tràng - đứa con trai xấu xí thơ kệch của bà nhặt được vợ trong khi cái đói
khủng khiếp vẫn đang hồng hành, tác giả đã khắc hoạ cho ta những vẻ đẹp tính
cách, tâm hồn của bà cụ Tứ qua những cung bậc cảm xúc khác nhau đầy phức tạp
bằng bút pháp miêu tả nội tâm độc đáo trong đoạn trích.
Trước đó, ta đã chứng kiến sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của bà khi Tràng giới
thiệu người vợ mới. Bà khơng hiểu chuyện gì đang xảy ra và cũng vô cùng bối rối
với một đống câu hỏi quay mòng mòng trong đầu nhưng lại chẳng có lời giải đáp,
vì đối với bà việc con trai bà có vợ, nhất là trong thời kỳ loạn lạc, đói kém thế này,
chẳng khác gì một giấc mơ. Cho đến khi nghe con bà giải thích “Chúng tơi phải
dun phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…” thì bà mới vỡ lẽ.
Đoạn trích này tiếp tục đi sâu vào khai thác tâm lý bà cụ Tứ. Từ sự bất ngờ, tâm

trạng bà nay chuyển sang trầm lặng với nhiều cảm xúc, tâm tư khó nói chất chứa
trong cõi lòng.
Nhà văn thể hiện tâm trạng ấy bằng một câu văn miêu tả dáng vẻ hờn tủi,
phân vân, lo lắng của bà: “Bà cúi đầu nín lặng”. Khoảng lặng cùng cái cúi đầu cho
ta thấy tâm tư sâu nặng của một con người từng trải. đã chứng kiến đủ để phán
rằng “đời là bể dâu”. Bà thấy “ai ốn, xót thương cho số kiếp đứa con mình” khi
đắng cay nghĩ đến tình cảnh gia đình mình trong lúc ngặt nghèo đói kém này:
“Chao ơi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,
những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Cịn mình thì…” Đọc những dịng
này, ta cảm giác được như trái tim người mẹ khốn khổ ấy đang run lên một cách
đau đớn, xót xa. Bà lão tủi thân tủi phận, tự trách, tự dằn vặt mình vì làm cha mẹ
mà lại chẳng thể lo nổi cho con, tròn bổn phận với con, khiến con phải thua thiệt.
Mọi sự cũng chỉ tại cái nghèo, cái đói mà ra. Đã vậy, bà lão còn lo cho tương lai, số
phận của hai đứa “Biết rằng chúng nó có ni nổi nhau sống qua được cơn đói khát
này khơng?”. Những xúc cảm đó kết đọng lại thành những giọt nước mắt mặn
đắng làm bà nghẹn ngào. Bà lão kìm nén xúc động, cố nuốt ngược chúng lại vào
cõi lòng vốn đã chất chứa đầy đau khổ của một đời tủi cực. Nhưng chúng vẫn cứ
lặng lẽ rỉ ra từ đôi mắt đục mờ, “kèm nhem” của người mẹ già tội nghiệp, bất lực.
Lẫn với tấm lòng sầu buồn ấy là sự vui mừng nhỏ nhoi. Dẫu có chút chua chát khi
cuộc hơn nhân này chỉ là vì bất đắc dĩ: “Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ
này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới lấy vợ được…”, nhưng bà
cũng cảm thấy may mắn, biết ơn khi chí ít thì con bà cũng đã có vợ: “May ra mà
qua khỏi được cải tạo đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó n bề nó,...” B à
cụ tự an ủi mình và vui lịng chấp nhận “nàng dâu” mới. Bằng việc sử dụng ngôn


ngữ độc thoại nội tâm, tác giả đã cho ta thấy cái nhìn đồng cảm, xót thương cũng
như tấm lịng nhân hậu, bao dung, vị tha của một con người từng trải đối với người
vợ nhặt của Tràng.
Đoạn văn không chỉ là những câu trần thuật đơn thuần mà mỗi câu văn đều

rưng rức cảm xúc xót thương của tác giả. Cái sắc sảo tinh tế trong nghệ thuật miêu
tả tâm lí nhân vật của tác giả được thể hiện khá rõ. Cả ba nhân vật đều có chung
một tâm trạng căng thẳng. Tràng và người vợ nhặt chờ đợi người mẹ già nua lên
tiếng. Bà cụ Tứ khi hiểu ra đầu đuôi câu chuyện đã không sao giấu nổi những cảm
xúc rối bời của mình.
Tiếp đó, ta cảm nhận được vẻ đẹp nhân ái của bà cụ qua câu nói nhẹ nhàng
với “nàng dâu mới”: ”Ừ, thơi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng
mừng lịng…” Hai tiếng “mừng lịng” mà bà lão nói với các con thật chất phác,
chân tình biết bao nhiêu! Khơng phải là “vui lòng” một cách khách sáo, cũng chẳng
phải “vui mừng” một cách khiên cưỡng. Bà thật tâm chấp thuận cho mối hơn nhân
này. Nghe mẹ nói thế, Tràng như trút được gánh nặng trong lòng, “thở đánh phào
một cái, ngực nhẹ hẳn đi”. Lời nói mộc mạc ấy chắc hẳn cũng đã đem lại sự xúc
động và yên tâm cho người vợ nhặt đáng thương kia. Bà mẹ nghèo khổ, nhân hậu
đã thấu hiểu cảnh ngộ và tâm trạng của người phụ nữ xa lạ bỗng dưng trở thành
“con dâu” của mình. Lời nói này, hiểu sâu xa hơn, khơng khác gì một lời chiêu
tuyết, một lời nói rửa nhục khi nó khiến cho cuộc hơn nhân giữa Tràng và thị trở
nên bình đẳng như những cuộc hơn nhân mâm cao cỗ đầy khác. Chao ôi, những
người mẹ nghèo mn thuở là thế ư? Tình u thương con, ý thức trách nhiệm của
người mẹ khiến cho họ lo cưới vợ cho con bằng tất cả khả năng mình có, dẫu chỉ là
lời nói... Cách nói ấy làm ấm lịng những con người tội nghiệp, chan chứa tình
người và lòng yêu thương của bà cụ. Bà sẵn sàng bỏ qua những lễ giáo hẹp hòi,
những định kiến xưa cũ, chiến thắng nỗi ám ảnh đói khát, chết chóc để sẵn sàng
cưu mang, mở rộng vịng tay để đón lấy nàng dâu mới.
Dù trong tình thế đói nghèo, cực khổ, bà lão vẫn giành niềm tin để hi vọng về
một tương lai tốt đẹp hơn trong tương lai bên cạnh những âu lo về hiện thực khiến
bà đầy trăn trở. Bà từ tốn dặn dị các con: “Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng
chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá... Biết thế
nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau…”
Trong cái khổ đau, vật vã của thời thế, khi mà bóng đen gớm ghiếc của cái chết cứ
ngày càng bành trướng, cắn nuốt tất cả mọi thứ, những người nghèo khổ như mẹ

con Tràng vẫn tin vào cuộc sống, vào tương lai, vào cái triết lý dân gian “Ai giàu ba
họ, ai khó ba đời”. Chỉ có những người khát vọng được sống, quyết bám víu lấy
cuộc đời mới có được niềm tin dai dẳng và kì diệu ấy. Bà cụ ân cần, chu đáo, động
viên, bảo ban các con, gắng trở thành chỗ dựa tinh thần cho con trong tình thế vốn
éo le và ngặt nghèo này dẫu cho trong lòng bà vẫn còn đang ngổn ngang bao suy
nghĩ về những hồi ức xót xa, cay đắng. “Bà lão đăm đăm nhìn ra ngồi. Bóng tối
trùm lấy hai con mắt.” Bà như lường trước được những khó khăn, vất vả mà vợ
chồng Tràng phải đối mặt. Lòng bà trĩu nặng những mối lo khi nỗi ám ảnh về chết
chóc vẫn cứ ln hiện hình ở bóng tối bao phủ khắp không gian, ở cái mùi đốt đống
rấm khét lẹt, ở những miền kí ức xưa cũ đầy đau khổ của bà về chồng, về đứa con
gái út, về cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng của mình. Niềm lo lắng, đớn đau của bà
nghẹn lại thành một hơi thở dài... “Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó
liệu có hơn bố mẹ trước kia không?” Tâm trạng bà cụ Tứ lẫn lộn buồn vui, lo lắng.


Niềm vui của bà mẹ nghèo khổ, già nua trong cảnh ngộ này thật tội nghiệp, chẳng
được bao nhiêu bởi khơng sao thốt khỏi nỗi ám ảnh của sự buồn tủi, xót thương.
Dù trong lịng bà cịn đang chất chứa nhiều tâm sự, tấm lòng yêu thương, từ ái
của bà cụ Tứ vẫn hiện lên thật nổi bật. Trước cảnh người con dâu vẫn còn đang
đứng ở đây mà “vân vê tà áo rách bợt”, “bà lão nhìn người đàn bà, lịng đầy
thương xót”, rồi bà nhẹ nhàng gọi đứa dâu con “ngồi xuống cho đỡ mỏi chân”, coi
thị “bây giờ là dâu, là con trong nhà”. Với bổn phận của một người mẹ, bà ao ước
có được dăm ba mâm, trước trình tổ tiên, ơng bà, sau mời làng xóm, thân thích.
Nhưng ao ước ấy khơng thể thực hiện được vì bà nghèo quá. Bà rất biết trước biết
sau, song cái khó bó cái khơn, bà đành chịu. Và cũng như biết bao bà mẹ nhân từ
khác, bà cụ Tứ chỉ mong “Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi.” Rồi bà
lại nghĩ đến tình cảnh trắc trở hiện tại mà gia đình bà phải đương đầu: “Năm nay
thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…” Những âu lo, rối bời
ấy kết tinh lại thành hai hàng nước mắt chảy xuống rịng rịng trên khn mặt già
nua, khắc khổ. Bà cụ nghẹn ngào, khơng nói được nữa. Những giọt nước mắt ấy đã

nói lên rất nhiều điều về bà cụ Tứ, đó là giọt nước mắt xót thương, tủi cực của tấm
lòng người mẹ nhân hậu, vị tha. Như vậy, “đám cưới” đã xong, chẳng có lễ nghi, cỗ
bàn gì. Thế nhưng, một đám cưới tưởng chừng như thiếu tất cả ấy mà lại như đủ cả
khi nó lại có cái quan trọng nhất, cốt lõi nhất: sự thương yêu gắn bó thực lịng. Tấm
lịng bao dung, hiền hậu của người mẹ nghèo đã thay thế tất cả. Nếu trong "Hạnh
phúc của một tang gia" (Số đỏ) của Vũ Trọng Phụng, ta thấy đám tang cụ Cố Tổ
được tổ chức cực kì hồnh tráng, long trọng, thừa thãi mọi đồ lễ và nghi thức, duy
chỉ thiếu lịng xót thương dành cho người quá cố khi tất cả những người tham dự
đều treo lên bộ mặt đau buồn giả dối với những tâm tư riêng. Mà thiếu điều này thì
mọi vật chất đầy đủ kia đều hố hư khơng.
Qua đoạn trích, nhà văn Kim Lân đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động
về một người mẹ nghèo khổ mà hiểu biết, chan chứa tình u thương cùng một
tấm lịng nhân ái sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào cuộc sống. Trong đói khổ người
ta dễ ích kỉ, tàn nhẫn, chỉ vội cấu xé nhau khi miếng ăn của một người cịn chưa đủ
thì làm sao có thể đèo bồng thêm người khác. Nhưng nhà văn Kim Lân lại khám
phá ra một điều ngược lại ở bà cụ Tứ khi bà chẳng những yêu thương con hết lòng
mà còn giành tình u ấy cho những cảnh đời ối oăm, tội nghiệp khác. Đó chính là
sự ấm áp của tình người khi trong khó khăn hoạn nạn, con người vẫn sẵn sàng đùm
bọc lấy nhau, lá rách ít bọc lấy lá rách nhiều. Trong cái thân hình khẳng khiu, tàn tạ
vì đói khát ấy, ta cịn thấy được ngọn lửa ý chí sống mãnh liệt vẫn đang nung nấu
của bà lão. Bà cố gắng xua đi cái ám ảnh đen tối đáng sợ của thực tại, nhen nhúm
niềm tin, niềm vui cho các con. Người mẹ già ấy chính là ánh sáng le lói trong bóng
tối bi thảm của những kiếp đời nghèo khổ. Nhân vật bà cụ Tứ đã được khắc hoạ
thành cơng với những nét tính cách ấn tượng như thế chính là nhờ thủ pháp đối lập
giữa hồn cảnh và tính cách nhân vật mà tác giả đã sử dụng để khéo léo làm nổi
bật vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của bà cùng ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sâu
sắc qua từng lời nói, ánh mắt, suy nghĩ, hành động; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị,
đậm chất đời thường, giàu sức biểu cảm với giọng văn đơn hậu, ấm áp. Phải là
người có vốn sống phong phú với tấm lòng yêu mến và trân trọng, thấu hiểu và
thơng cảm những người nghèo khổ thì tác giả mới có thể diễn tả bà lão một cách

chân thực, tài tình đến vậy.
Nhân vật bà cụ Tứ đã làm cho giá trị nhân đạo của tác phẩm Vợ nhặt trở nên
thấm thía hơn, cảm động hơn. Thơng qua bà lão, Kim Lân đã gửi gắm sự đồng cảm,


xót thương đến những số phận bi thảm tương tự, những con người bị đẩy vào bước
đường cùng trong nạn đói; đồng thời, lên án, tố cáo tội ác của bọn thực dân phong
kiến, giai cấp thống trị thời bây giờ. Chẳng những thế, tác giả còn ca ngợi, trân
trọng những phẩm chất tốt đẹp, những khát khao chân chính con người trong giai
đoạn tối tăm, đầy biến động ấy của lịch sử. Khơng dừng lại ở đó, nhà văn còn cổ
vũ, hé mở con đường tương lai tươi sáng hơn, tốt đẹp hơn cho các nhân vật vào
cảnh sáng hôm sau với sự xuất hiện của “lá cờ đỏ bay phấp phới” ở đoạn kết. Kim
Lân quả là “một nhà văn chân chính”, “một nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ”.
Đoạn trích đã minh chứng cho tài năng nghệ thuật xuất sắc của tác giả cũng
như góp phần đưa “Vợ nhặt” trở thành một trong những tác phẩm truyện ngắn đặc
sắc nhất của nền văn học hiện đại Việt Nam. Gấp trang sách lại, đoạn văn của Kim
Lân vẫn ấm áp trong lịng người đọc vẻ đẹp của tình người, của niềm lạc quan toả
sáng rực rỡ giữa khoảng không mù mịt của hiện thực phũ phàng, đầy chết chóc.
“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người u người sống để yêu nhau”
(Bài ca mùa xuân - Tố Hữu)



×