Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

XÂY DỰNG và TRIỂ các TIÊU CHUẨ n KHAI HIỆU QUẢ n đạo đức và TRÌNH bày CÁCH THIẾ ỐNG điề t lập hệ TH u HÀNH THỰ ểm TRA, TĂNG CƯỜNG TIÊU CHUẨ n

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (755.76 KB, 19 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TR Ị KINH DOANH

BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÌNH BÀY CÁCH THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐIỀU
HÀNH THỰC HIỆN, KIỂM TRA, TĂNG CƯỜNG TIÊU CHUẨN
VÀ TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC TRONG DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tiến
Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Lê Khánh Băng

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021

0

0


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH



BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ: XÂY DỰNG VÀ TRIỂN KHAI HIỆU QUẢ CÁC TIÊU CHUẨN
ĐẠO ĐỨC VÀ TRÌNH BÀY CÁCH THIẾT LẬP HỆ THỐNG ĐIỀU
HÀNH THỰC HIỆN, KIỂM TRA, TĂNG CƯỜNG TIÊU CHUẨN
VÀ TUÂN THỦ ĐẠO ĐỨC TRONG DOANH NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tiến
Sinh viên thực hiện

: Huỳnh Lê Khánh Băng

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021
2

0

0


PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN/ĐỒ ÁN/BT LỚN KTHP

TIÊU CHÍ

TRỌNG SỐ

Cấu trúc

10%


Nội dung

20%

Phát triển ý

20%

Văn phạm, trình bày

20%

Văn phong

20%

Định dạng

10%

Giáo viên chấm 1

ĐIỂM

Giáo viên chấm 2

3

0


0


Mục lục
Lời mở đầu ......................................................................................................................... 5
1. Đạo đức kinh doanh ...................................................................................................... 6
1.1

Khái niệm đạo đức kinh doanh........................................................................... 6

1.2

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh ..................................................................... 6

1.3

Vai trò của đạo đức kinh doanh ......................................................................... 7

2. Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp .................................................. 9
2.1

Chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả ........................................................ 10

2.2

Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức ............................. 11

2.3

Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và


tuân thủ đạo đức.......................................................................................................... 12
2.4

Cải thiện chương trình tuân thủ đạo đức ........................................................ 14

3. Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam và biện pháp nâng cao đạo
đức kinh doanh ............................................................................................................ 15
3.1

Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam............. 15

3.2

Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam..................................... 16

Kết luận ............................................................................................................................ 18
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 19

4

0

0


Lời mở đầu
Mục đích phân tích đề tài
Đạo đức kinh doanh đã trở thành một vấn đề được quan tâm, cũng như rất quan trọng đối
với doanh nghiệp nói riêng và người tiêu dùng nói chung. Ngày nay, các doanh nghiệp

phải chịu sức ép của người tiêu dùng về các hành vi đạo đức, các quy định pháp luật cũng
được thiết kế khuyến khích các hành vi tốt của doanh nghiệp - từ hoạt động marketing
đến bảo vệ môi trường. Hoạt động kinh doanh tác động đến tất cả các lĩnh vực và mọi
nhu cầu của cuộc sống xã hội, nên nhà kinh doanh bắt buộc phải có đạo đức nghề nghiệp
và khơng thể hoạt động ngồi vịng pháp luật mà chỉ có thể kinh doanh những gì pháp
luật xã hội cho phép. Phẩm chất đạo đức kinh doanh của nhà doanh nghiệp là một trong
những yếu tố cơ bản và tiên quyết tạo nên uy tín của nhà kinh doanh, cũng như mang lại
lợi nhuận, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt được những thành
công trên thương trường, tồn tại và phát triển bền vững. Việc xây dựng đạo đức kinh
doanh, trước hết, là trách nhiệm của chính các doanh nghiệp; đồng thời, đó cũng là trách
nhiệm của nhà nước, của cộng đồng và toàn xã hội. Xây dựng đạo đức kinh doanh là
nhiệm vụ cần được coi trọng nhằm hình thành động lực thúc đẩy việc thực hiện trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng phân tích của bài tiểu luận bao gồm: quá trình xây dựng và truyền bá hiệu quả
tiêu chuẩn đạo đức; cách thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu
chuẩn và tuân thủ đạo đức trong doanh nghiệp. Từ những phân tích đó đưa ra các giải
pháp nhầm nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam.

5

0

0


1. Đạo đức kinh doanh
1.1 Khái niệm đạo đức kinh doanh
Một tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức hoc luật lệ dùng để điều
chỉnh, đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi của các chủ thể trong kinh doanh, để

phán xét một hành động là đúng hay sai, hợp đạo đức hay phi đạo đức nhằm mục đích
đảm bảo chuẩn mực và trung thực trong kinh doanh, được gọi là đạo đức kinh doanh.
Nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh gồm 3 yếu tố chính và quan trọng,
gồm: tính trung thực, tơn trọng con người, gắn lợi ích doanh nghiệp với khách hàng
và xã hội. Tính trung thực trong kinh doanh địi hỏi doanh nghiệp phải ln ln đảm
bảo chữ tín trong mọi hoạt động của mình, thực hiện đúng theo các cam kết hoc thỏa
thuận, lời nói nhất quán với hành động và nghiêm chỉnh chấp hành luật pháp. Bên
cạnh đó doanh nghiệp cịn phải đảm bảo tơn trọng con người thơng qua việc tơn trọng
những nhu cầu, sở thích, quyền lợi và quyền tự do của con người dựa trên khuôn khổ
của pháp luật. Doanh nghiệp cần phải gắn kết và đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp
với khách hàng và xã hội, khơng vì lợi ích trước mắt của doanh nghiệp mà làm tổn hại
đến những lợi ích chính đáng của khách hàng và xã hội.
Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi của chủ thể hoạt động kinh doanh, bao gồm
tất cả các chủ thể của các quan hệ và hành vi kinh doanh, trong đó có doanh nhân và
tổ chức kinh doanh như hộ gia đình, cơng ty, xí nghiệp, tập đồn cũng như đối tác và
khách hàng.
1.2 Đặc điểm của đạo đức kinh doanh
Như chúng ta đã biết, đạo đức kinh doanh luôn gắn liền với lợi ích kinh tế, nên đạo
đức kinh doanh cũng có những đc trưng riêng.
Tính kỉ luật: đạo đức kinh doanh là tập hợp những chuẩn đạo đức của doanh nghiệp
đề ra, các thành viên trong tổ chức phải nghiêm túc dựa trên các tiêu chuẩn đó để điều
chỉnh hành vi của mình, sao cho khơng làm xuất hiện các hành vi vi đạo đức trong
doanh nghiệp nhằm xây dựng môi trường đạo đức tốt đẹp.
Nhân phẩm cá nhân: các nguyên tắc đạo đức giúp phát triển nhân phẩm cá nhân, một
số trường hợp xuất hiện hành vi vi phạm đạo đức bắt nguồn từ việc không giao trao
nhân phẩm cho cá nhân. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc trong các quyết định kinh

6

0


0


doanh của mình nhằm trao nhân phẩm cho khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà phân
phối,... để hạn chế xuất hiện các hành vi vi phạm đạo đức doanh nghiệp.
Tính trung thực: trung thực với bản thân, nhân viên, khách hàng, đối tác và tất cả mọi
người trong xã hội. Giữ chữ tín trong tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, nhất
quán trong việc nói và làm, thực hiện đúng các cam kết, khơng làm thiệt hại đến lợi
ích của người khác,... để có thể phát triển lâu dài.
Tơn trọng con người thông qua việc tôn trọng những nhu cầu, sở thích, quyền lợi và
quyền tự do của con người dựa trên khuôn khổ của pháp luật.
Trách nhiệm với cộng đồng xã hội: doanh nghiệp cần phải gắn kết và đảm bảo lợi ích
của doanh nghiệp với khách hàng và xã hội, khơng vì lợi ích trước mắt của doanh
nghiệp mà làm tổn hại đến những lợi ích chính đáng của khách hàng và xã hội, tích
cực góp phần giải quyết những vấn đề chung của xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển.
Đối tượng nghiên cứu của đạo đức kinh doanh là những quyết định, hành động và
hành vi của con người. Nhằm cung cấp cho khách hàng, nhân viên, chủ sở hữu doanh
nghiệp và những người có liên quan về tiêu chuẩn của hành vi kinh doanh tốt hay xấu.
Đạo đức kinh doanh còn nghiên cứu các phương tiện và mục tiêu thực hiện hành vi
đạo đức. Đạo đức kinh doanh khác với trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh bàn
nhiều đến hành vi và hành vi của doanh nhân, trong khi đó, trách nhiệm xã hội sẽ liên
quan nhiều đến các chính sách của doanh nghiệp, tuy nhiên, trách nhiệm xã hội của
doanh nghiệp và các chính sách này ln bị tác động mạnh mẽ bởi đạo đức kinh
doanh của doanh nghiệp.
1.3 Vai trò của đạo đức kinh doanh
Đạo đức kinh doanh đóng vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một
doanh nghiệp. Thực tế cho thấy rằng, khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp
phụ thuộc vào đạo đức kinh doanh và sự tăng trưởng về lợi thuận sẽ gắn liền với việc
thực hiện đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh giúp điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh
Đạo đức kinh doanh giúp hoạt động của kinh doanh nghiệp được thực hiện trong
khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động một cách đúng đắn,
minh bạch, không phạm tội đối với nhân viên, khách hàng, đối tác và các doanh
nghiệp đối thủ.
7

0

0


Đạo đức kinh doanh giúp doanh nghiệp khẳng định được giá trị của mình
Doanh nghiệp quan tâm đến đạo đức, tạo dựng môi trường tổ chức trung thực và công
bằng, được nhân viên, khách hàng, công luận công nhận sẽ là yếu tố quan trọng bảo
đảm sự thành công trong hoạt động. Doanh nghiệp nêu cao trách nhiệm đạo đức xã
hội trong các quyết định kinh doanh, đưa ra được quyết định đúng đắn, hiệu quả hơn
trong hoạt động hàng ngày sẽ nhận được phần thưởng xứng đáng là sự tận tâm của
các thành viên, chất lượng sản phẩm được cải thiện, sự trung thành của khách hàng và
lợi ích kinh tế đạt được lớn hơn.
Đạo đức kinh doanh ảnh hưởng đến sự tận tâm của nhân viên và thu hút nhân tài
Khi doanh nghiệp phát triển một môi trường đạo đức tốt đối với nhân viên, gồm: môi
trường lao động an toàn, thù lao xứng đáng và thực hiện đầy đủ, chính xác của nghĩa
vụ và cam kết trong hợp đồng kinh doanh. Hay các hoạt động từ thiện hoc trợ giúp
cộng đồng, sẽ tạo cho nhân viên những suy nghĩ tích cực về doanh nghiệp và có lịng
tin về tương lai của mình gắn liền với tương lai của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp
càng quan tâm, giúp đỡ và thấu hiểu nhân viên thì nhân viên sẽ càng tận tâm, cống
hiến cho doanh nghiệp. Ngoài ra, khi doanh nghiệp thực hiện tốt đạo đức kinh doanh,
cịn có thể giúp gia tăng được sự ủng hộ, lòng trung thành của nhân viên đối với mục
tiêu của tổ chức, từ đó, nhân viên sẽ tập trung thời gian và làm việc với tinh thần trách

nhiệm cao hơn.
Với nền giáo dục hiện nay, tri thức ngày càng được nâng cao, điều này khiến cho yêu
cầu của con người về tính nhân văn trong cuộc sống nói chung và trong lao động nói
riêng ngày càng tăng cao. Người lao động đa số mong muốn được làm việc trong một
môi trường đạo đức tốt, đề cao tính nhân văn và lịng nhân ái.
Đạo đức kinh doanh giúp làm hài lòng khách hàng
Những hành vi phi đạo đức sẽ làm giảm sự trung thành của khách hàng đối với doanh
nghiệp và để lại hình ảnh xấu trong mắt khách hàng. Khi giá cả và chất lượng của sản
phẩm là như nhau, khách hàng sẽ có xu hướng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp
uy tín, biết quan tâm đến khách hàng, những doanh nghiệp làm điều thiện và đóng
góp tích cực cho sự phát triển cũa xã hội. Các doanh nghiệp có đạo đức luôn đối xử
công bằng với khách hàng, không ngừng nghiên cứu, cải tiến sản phẩm cũng như
cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ thuận tiện, thông tin dễ tiếp cận để từ đó nâng
8

0

0


cao uy tín và hình ảnh trong mắt khách hàng, nâng cao lợ i thế cạnh tranh và quan
trọng hơn đó là có được lịng trung thành của khách hàng.
Đạo đức kinh doanh góp phần tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
Khi doanh nghiệp thực hiện đạo đức kinh doanh một cách đúng đắn và hiệu quả, sẽ
tạo nền tảng để xây dựng niềm tin đối với doanh nghiệp cho khách hàng, đối tác cũng
như tất cả những người trong xã hội. Khi niềm tin của khách hàng tăng lên, thì khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng tăng lên, vì khi niềm tin lớn khả năng khách
hàng lựa chọn doanh nghiệp cũng lớn, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp và góp phần nâng cao lợi nhuận kinh tế.
Đạo đức kinh doanh góp phần khuyến khích tính sáng tạo của nhân viên

Khi được làm việc trong môi trường thoải mái, tốt đẹp và công bằng mọi người sẽ
cảm thấy hài lòng và dễ chịu, và chỉ khi con người cảm thấy hài lịng, dễ chịu thì
những ý tưởng mới, sáng tạo mới có thể được ra đợi. Một doanh nghiệp thực hiện đạo
đức kinh doanh tốt là doanh nghiệp biết cách khuyến khích nhân viên đưa ra sáng
kiến và ý tưởng, điều này giúp cho doanh nghiệp tận dụng hiệu quả những nguồn lực
mình đang có và giúp cho nhân viên thêm tin tưởng, gắn kết với doanh nghiệp.
Cơng trình nghiên cứu của hai giáo sư John Kotter và James Heskeu, đã chỉ ra rằng
đối với các cơng ty có tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo đức khác nhau, thì lợi ích kinh tế
cũng khác nhau. Những con số thống kê ấn tượng đã được công bố, theo đó thành tích
của những cơng ty chú trọng đến đạo đức kinh doanh đã vượt xa những không ty
không chú trọng vào thực hiện đạo đức kinh doanh. Cụ thể, trong vịng 11 năm, thu
nhập của các cơng ty chú trọng vào đạo đức kinh doanh đã tăng 682% so với mức
khiêm tốn chỉ 36% của các doanh nghiệp khơng chú trọng đạo đức kinh doanh. Bên
cạnh đó, giá trị cổ phiếu của các công ty này cũng tăng lên 90% so với 74% của các
công ty không chú trọng vào đạo đức kinh doanh trên thị trường chứng khoán.
2. Xây dựng đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp
Người quản lý cấp cao của doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc quyết định
sự hiệu quả của một chương trình đạo đức. Để một chương trình đạo đức thật sự hiệu
quả, người quản lý cấp cao có vai trò quyết định các vấn đề then chốt như: xây dựng
và truyền đạt hiệu quả chương trình đạo đức; thiết lập hệ thống điều hành, kiểm tra,
quản lý các tiêu chuẩn và việc thực hiện các tiêu chuẩn này, bên cạnh đó, người quản
9

0

0


lý cấp cao cũng có nhiệm vụ phải đề ra những giải pháp thiết thực để cải thiện chương
trình đạo đức.

2.1 Chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng và triển khai thực hiện chương trình đạo đức
hiệu quả để tất cả các nhân viên hiểu rõ các chuẩn mực đó, tuân thủ các chính sách
nhằm tạo ra mơi trường làm việc tốt cho doanh nghiệp. Một chương trình đạo đức tốt
cịn có thể giúp doanh nghiệp hạn chế được những hành vi trái pháp luật và tránh
những phản ứng tiêu cực của công chúng, vì một trong số các lý do dẫn đến hành vi vi
phạm pháp luật của doanh nghiệp đến từ việc các thành viên trong tổ chức không biết
cách xử lý để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn khi có vấn đề đạo đức phát sinh.
Một chương trình đạo đức được xem là hiệu quả nếu chương trình đó có tính khả thi
trong việc giải quyết ổn thỏa những nguy cơ ảnh hưởng đến doanh nghiệp, giúp doanh
nghiệp tránh được các hành vi vi phạm pháp luật cũng như các trách nhiệm pháp lý.
Thiết kế chương trình đạo đức hiệu quả phải xem trọng chức năng “phòng” chứ
không phải “chống” các hành vi sai phạm.
Để một chương trình đạo đức có thể được thực hiện hiệu quả và phát triển mạnh mẽ,
điều kiện tiên quyết là các nhà quản lý cấp cao hoc bộ phận có nhiệm vụ thi hành,
kiểm tra, giám sát việc thực hiện phải phát huy được tối đa tinh thần trách nhiệm của
mình. Để có thể đạt được điều kiện này thì ngay từ trong việc thiết kế, thực hiện cần
phải được tổ chức với sự tham gia của người đứng đầu doanh nghiệp như giám đốc
hoc chủ của tổ chức để họ ủng hộ, tuân theo, những người này được gọi là cán bộ
đạo đức hoc điều phối viên.
Các điều phối viên hoc cán bộ đạo đức có trách nhiệm quan trọng trong việc xem xét
và thực hiện các chương trình đạo đức của doanh nghiệp. Các trách nhiệm cụ thể bao
gồm: phối hợp với ban lãnh đạo cấp cao, hội đồng quản trị trong việc thực hiện
chương trình tuân thủ đạo đức của doanh nghiệp; phát triển, phê duyệt và ban hành
các quy định đạo đức; thiết lập hệ thống kiểm tra, điều hành để đảm bảo tính hiệu quả
của chương trình; xem xét, bổ sung và chỉnh sửa những sai sót, để nâng cao tính hiệu
quả của chương trình đạo đức.
Trong việc thiết kế chương trình, các cán bộ đạo đức và điều phối viên cần phải chú ý
đến tính phù hợp của chương trình với phạm vi, quy mơ và quá trình hình thành phát
10


0

0


triển của doanh nghiệp; không nên ủy quyền cho thành viên nào khác trong tổ chức,
vì sẽ rất khó kiểm tra, điều hành và làm tăng nguy cơ xảy ra các hành vi vi phạm pháp
luật.
2.2 Xây dựng và truyền đạt hiệu quả các tiêu chuẩn đạo đức
Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức
Tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp được tạo lập nhằm khuyến khích các hành vi
đạo đức trong doanh nghiệp. Để tạo điều kiện cho các thành viên trong doanh nghiệp
có thể hiểu đầy đủ và chính xác, thì nội dung của quy định về đạo đức cần phải cụ thể
và rõ ràng, tránh trường hợp quy định chung chung. Ngồi ra, cần phải có quy định về
chính sách và các tiêu chuẩn chung để các thành viên có thể hạn chế được những trở
ngại, khó khăn trong việc xác định các hành vi không được chấp nhận trong doanh
nghiệp, việc này là vô cùng cần thiết, vì các thành viên có thể mang các triết lí khác
nhau do khách nhau từ nơi xuất thân, tập quán, văn hóa khác nhau nên có thể gp
những khó khăn trong việc thích nghi với quy định đạo đức của doanh nghiệp.
Một chương trình đạo đức được xây dựng và tổ chức thực hiện nhằm mục tiêu nâng
cao khả năng nhận biết của tất cả thành viên trong tổ chức về các vấn đề đạo đức có
thể phát sinh, hướng dẫn quy trình và người có thể giúp họ giải quyết những vấn đề
này. Chương trình đạo đức được thiết kế đầy đủ và cht chẽ sẽ giúp cho mọi thành
viên trong tổ chức có thể nhận ra cấc tình huống có thể bao hàm các quyết định đạo
đức; hiểu rõ các tiêu chuẩn đạo đức và văn hóa của tổ chức từ đó có thể đánh giá các
tác động của quyết định đạo đức đối với giá trị của doanh nghiệp.
Xây dựng quy định về đạo đức và những chính sách đạo đức cũng như việc tổ chức
thực hiện của những doanh nghiệp có thể sẽ khác nhau, phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt
động của các doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp

không thể giúp doanh nghiệp giải quyết được tất cả các tình huống đạo đức phát sinh,
mà chúng chỉ có vai trò hỗ trợ cho việc thực thi nghiêm túc các tiêu chuẩn và giữ vai
trò định hướng cho hành vi của các thành viên trong tổ chức.
Để doanh nghiệp có thể duy trì những hoạt động trong chương trình đạo đức của mình
và đảm bảo mơi trường đạo đức nhất qn, phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp
thì địi hỏi phải có sự cộng tác của các quản lý cấp cao trong các ban, bộ phận hay
nhóm xây dựng, phát triển các quy định về đạo đức. Quy định về đạo đức nghề nghiệp
11

0

0


của doanh nghiệp phải phản ánh được các quan điểm của ban lãnh đạo đối với việc tổ
chức tuân thủ luật lệ, các giá trị và chính sách tạo ra môi trường đạo đức.
Truyền đạt, phổ biến các tiêu chuẩn đạo đức
Một trong những cách doanh nghiệp có thể áp dụng để phổ biến các quy tắc đạo đức
cho những thành viên trong tổ chức là thơng qua chương trình đào tạo của tổ chức. Để
thực hiện thành công chương trình đào tạo đạo đức cho các thành viên, doanh nghiệp
cần phổ biến cho các thành viên hiểu rõ về khung mơ hình đạo đức, để họ có thể dựa
vào đó để phân tích, xác định được các vấn đề và thông qua những phương tiện được
cung cấp nhằm đưa ra các quyết định đúng đắn. Trong công tác đào tạo và truyền đạt,
bên cạnh việc phổ biến các tiêu chuẩn đạo đức, cần chú ý những yếu tố như văn hóa,
và phong cách quản lý, phân biệt được đạo đức cá nhân và đạo đức doanh nghiệp
nhằm hướng tới việc thực hiện chương trình đạo đức hiệu quả.
Doanh nghiệp cần phải thật sự chú trong đến việc thực hiện chương trình đạo đức.
Một chương trình đạo đức được thực hiện hiệu quả sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế
được các hành vi vi phạm pháp luật hình sự, dân sự và các hình phạt, phán xét từ cơ
quan pháp luật, giúp doanh nghiệp cải thiện hình ảnh và vị thế,...Tuy nhiên, nếu

chương trình đạo đức khơng được thực hiện hiệu quả sẽ để lại nhiều hậu quả tiêu cực
cho doanh nghiệp như làm giảm uy tín, giá trị doanh nghiệp từ đó kéo theo nhiều hệ
lụy nghiêm trọng hơn.
2.3 Thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm tra, tăng cường tiêu chuẩn và
tuân thủ đạo đức
Thông qua việc so sánh những hàng vi của các thành viên trong tổ chức với tiêu
chuẩn đạo đức của doanh nghiệp có thể đánh giá được mức độ tuân thủ đạo đức
doanh nghiệp. Một chương trình tuân thủ đạo đức hiệu quả có thể sử dụng các nguồn
điều tra, báo cáo, sự kiểm sốt từ bên ngồi, xem xét các hoạt động của doanh nghiệp
là cơ sở để phát triển những chuẩn mực về việc tuân thủ.
Để tạo điều kiện thuận lợi giúp cho nhân viên dễ dàng trong việc tố cáo cách hành vi
sai phạm cũng như hỗ trợ cho công tác điều hành, đánh giá việc thực hiện đạo đức,
doanh nghiệp nên chú trọng đến việc xây dựng hệ thống tiếp nhận và xử lý thông tin
nội bộ. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng xây dựng một hệ thống hỗ trợ khuyến khích

12

0

0


nhân viên bộc lộ những khó khăn trong việc thực hiện đạo đức, để có thể xem xét, sửa
đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp.
Thơng qua 2 hình thức, gồm quan sát cách nhân viên giải quyết vấn đề đạo đức hoc
có thể dùng bản thâm dị để đánh giá nhận thức đạo đức của nhân viên về doanh
nghiệp, cấp trên, đồng nghiệp và ngay cả bản thân họ, cũng như tỷ lệ các hành vi có
đạo đức hay phi đạo đức trong doanh nghiệp và ngành để xác định một thành viên có
thực hiện đầy đủ cơng việc của mình dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn đạo đức hay
không. Nếu thông qua đánh giá, nhân viên cho rằng tỉ lệ các hành vi phi đạo đức đang

có chiều hướng gia tăng thì ban lãnh đạo phải tìm hiểu, để xác minh tính đúng đắn của
vấn đề từ đó xác định các nguyên nhân và đưa ra giải pháp thích hợp, kịp thời.
Để duy trì hành vi có đạo đức trong doanh nghiệp địi hỏi các chính sách, luật lệ và
tiêu chuẩn của doanh nghiệp phải hoạt động trong hệ thống tuân thủ. Nếu ban lãnh
đạo không ủng hộ các tiêu chuẩn đạo đức hoc có các hành vi phi đạo đức thì việc
duy trì văn hóa doanh nghiệp sẽ gp trở ngại rất lớn và rất khó có thể tạo ra một môi
trường đạo đức tốt trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần phải duy trì nền văn hóa đạo đức trong mọi hoạt động của tổ chức,
phải kịp thời phát hiện, xác định nguyên nhân để sửa sai ngay hoc tăng cường những
tiêu chuẩn đạo đức nhằm hạn chế sự gia tăng các hành vi vi phạm đạo đức trong
doanh nghiệp. Việc chấn chỉnh, xóa bỏ các hành vi vi phạm đạo đức trong quan hệ
giữa các thành viên trong tổ chức với doanh nghiệp, khách hàng, cộng đồng. Nếu
doanh nghiệp khơng phát hiện kịp thời và có cách hành động sửa sai cho những hành
vi phi đạo đức thì tình trạng này sẽ cịn tiếp diễn và mang đến các hậu quả tiêu cực
cho doanh nghiệp. Đạo đức nghề nghiệp được tăng cường theo hướng nghiêm khắc
hơn, cht chẽ hơn, trở thành một bộ phận của văn hóa doanh nghiệp sẽ cải thiện được
các hành vi đạo đức trong doanh nghiệp.
Muốn chương trình tuân thủ đạo đức của doanh nghiệp được hiệu quả địi hỏi phải có
sự nhất qn trong công tác quản lý và quy định mức kỷ luật cần thiết. Các điều phối
viên có trách nhiệm thực thi những hình thức kỷ luật đã được đề ra khi có các hành vi
vi phạm đạo đức xảy ra. Các thành viên còn lại trong tổ chức được phổ biến, hướng
dẫn những chính sách đạo đức của doanh nghiệp và phải cam kết thực hiện đúng đắn
các chính sách đó, dựa trên chính sách đó làm cơ sở đánh giá và nhận xét. Khi có bất
kì hành vi vi phạm đạo đức nào xảy ra hoc có phát hiện, nghi ngờ về những sai phạm
13

0

0



doanh nghiệp cần nhanh chóng điều tra rõ ràng, sau đó các điều phối viên đạo đức có
nhiệm vụ đề xuất những biện pháp giải quyết cho ban lãnh đạo. Nếu có sự việc
nghiêm trọng xảy ra, cần phải báo cáo lên cơ quan quản lý nhà nước để có sự ngăn
chn, xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần phải thường xuyên kiểm tra việc tuân thủ các
tiêu chuẩn đạo đức của các thành viên, nhằm xác định mức độ hiệu quả của chương
trình đạo đức và các hoạt động của tổ chức. Cụ thể doanh nghiệp cần kiểm tra các
nhân tố ảnh hưởng đến cách đưa ra các quyết định đạo đức; mức độ ảnh hưởng của
các hệ thống thưởng phạt đối với hành vi phi đạo đức của các thành viên; khả năng
hiểu các vấn đề đạo đức trong công tác kiểm tra, lập ra quy định đạo đức nghề nghiệp
và các chương trình khác để điều khiển hành vi đạo đức trong tổ chức kinh doanh.
Công tác kiểm tra việc tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức góp phần giúp các lãnh đạo đề
ra những chính sách thích hợp để hồn thiện tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp,
làm kim chỉ nam cho toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.
2.4 Cải thiện chương trình tuân thủ đạo đức
Để việc thực hiện chương trình đạo đức được hiệu quả cần phải có những chính sách
nhằm khắc phục những sai sót cịn tồn động, giúp cải thiện chưng trình đạo đức, vấn
đề này có tầm quan trọng như việc thực hiện chiến lược kinh doanh, vì thế cần khuyến
khích các thành viên đưa ra những quyết định đạo đức để chương trình đạo đức có thể
được thực hiện hiệu quả hơn. Việc tuân thủ đạo đức gồm thiết kế các hoạt động, sử
dụng nguồn lực sẵn có, phương tiện quản lí để điều khiển và cải thiện việc thực thi
đạo đức sao cho đạt được mục tiêu của tổ chức.
Khả năng lập kế hoạch và thực hiện đạo đức của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, tùy
thuộc một phần vào nguồn lực và cấu trúc bộ máy tổ chức doanh nghiệp. Các hoạt
động của doanh nghiệp cần phải được thực hiện dựa trên các mục tiêu đạo đức của
doanh nghiệp, nếu có những hành vi chưa đúng về mt đạo đức thì cần phải có sự can
thiệp kịp thời của ban lãnh đạo đề có thể đưa ra những biện pháp xử lý đúng đắn.

14


0

0


3. Đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam và biện pháp nâng cao
đạo đức kinh doanh
3.1 Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam
Nhiều nước trên thế giới đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh trong cơ chế nền kinh tế
thị trường hàng trăm năm hay hàng chục năm như Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong đó cơ
chế thị trường và hệ thống luật pháp đã được hoàn thiện ở mức cao, đạo đức kinh
doanh đã trở thành chuẩn mực và truyền thống trong xã hội. Trong khi đó, ở Việt
Nam đạo đức kinh doanh vẫn đang là một vấn đề mới. Các vấn đề như đạo đức kinh
doanh, đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kinh doanh, văn hóa doanh nghiệp chỉ mới xuất
hiện kể từ khi Việt Nam thực hiện đổi mới và tham gia vào tồn cầu hóa, hội nhập
hóa nền kinh tế. Trước đó vào lúc cơng nghiệp chưa phát triển, ở Việt Nam chủ yếu là
các nhà sản xuất thuộc sở hữu nhà nước, nên vấn đề về thương hiệu và sở hữu trí tuệ
chưa được quan tâm nhiều. Mọi người hầu hết tuân thủ những quy định và làm việc
khơng xảy ra tình trạng bãi cơng hay những mâu thuẫn trong lao động. Nhưng kể từ
khi Việt Nam thực hiện đổi mới và tham gia vào q trình hội nhập nền kinh tế thế
giới, đã có nhiều vấn đề mới phát sinh như: bãi công, quyền sở hữu trí tuệ... Địi hỏi
nền kinh tế Việt Nam phải phát triển một hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức kinh doanh
để cùng với luật pháp điều chỉnh hoạt động của nền kinh tế.
Có thể thấy, hiểu biết của các chủ doanh nghiệp cũng như phần lớn người dân Việt
Nam hiện nay vẫn còn chưa cao, nhiều người đánh đồng đạo đức kinh doanh với việc
tuân thủ các luật pháp thông thường trong kinh doanh. Các hiểu này đã làm thu hẹp
phạm vi tác động của đạo đức kinh doanh, vì đạo đức kinh doanh có phạm vi tác động
rộng hơn pháp luật. Hơn nữa, cách hiểu này làm cho đạo đức kinh doanh khó phát
huy tác dụng hơn, nhất là ở quốc gia có hệ thống pháp luật chưa thật sự cht chẽ và

đầy đủ như Việt Nam.
Trong hoạt động kinh doanh nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng được triết lý kinh
doanh đúng đắn và các tiêu chuẩn đạo đức cht chẽ. V ẫn còn các hành vi vi phạm đạo
đức và pháp luật như buôn hàng cấm, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng hóa độc
hại, khơng đảm bảo đầy đủ điều kiện an toàn lao động cho nhân viên, chế độ hưu trí,
khơng tơn trọng khách hàng, đt lợi ích doanh nghiệp lên trên hết,... những hành vi
này đã trở thành một vấn đề nóng trong xã hội và thu hút sự quan tâm của rất nhiều
người. Nhiều nhà kinh doanh chỉ chạy theo lợi nhuận mà đánh mất những tiêu chuẩn
15

0

0


đạo đức từ cơ bản nhất, điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến riêng doanh nghiệp
của họ mà về lâu dài cịn có nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế của quốc gia.
Điển hình là vấn đề vi phạm đạo đức trong ngành kinh doanh sản xuất thực phẩm,
tình trạng kinh doanh thực phẩm bẩn, kém chất lượng, khơng đủ tiêu chuẩn an tồn vệ
sinh thực phẩm, thực phẩm chứa hàm lượng các chất bảo quản cao,... đã gây hoang
mang cho người dân – làm dấy lên một hồi chuông báo động đỏ. Trong một cuộc họp
Quốc hội – một đại biểu Quốc hội đã phát biểu “Con đường từ dạ dày đến nghĩa địa
chưa bao giờ ngắn và dễ dàng như hiện nay!”
3.2 Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh ở Việt Nam
Thực tế cho thấy, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc phần lớn vào
đạo đức kinh doanh và đạo đức nghề nghiệp của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp
không thực hiện tốt đạo đức kinh doanh sẽ sớm bị đào thải khỏi thị trường. Do đó,
nhằm mục đích phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và của nền kinh tế
Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp Việt Nam phải nghiêm túc xây dựng và thực
hành đạo đức kinh doanh kết hợp với sự bổ sung những chính sách đúng đắn, cht chẽ

để khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng, thực hành đúng đạo đức kinh doanh và
phát triển bền vững và tiến sâu vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Một số giải
pháp có thể giải quyết vấn đề này:
Hoàn thiện cơ sở pháp luật và hành lang pháp lý, tạo điều kiện cho đạo đức kinh
doanh được khuyến khích phát triển. Hiện nay, do cịn tình trạng thiếu cht chẽ trong
pháp luật, còn nhiều khe hở từ đó bị các đối tượng xấu lợi dụng và làm xuất hiện hành
vi vi phạm pháp luật, bên cạnh đó, các chế tài chưa thật sự nghiêm khắc nên một số
đối tượng có suy nghĩ xem thường luật pháp, cố tình vi phạm pháp luật gây khó khăn
cho các cơ quan chức năng khi tiến hành xem xét và xét xử.
Tăng cường giáo dục và phổ biến về đạo đức kinh doanh không chỉ riêng cho các
nhà kinh doanh mà còn cho tất cả thành viên trong xã hội, nhằm mục đích nâng cao
nhận thức của mọi người về đạo đức kinh doanh. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ nghiêm
túc thực hiện các tiêu chuẩn đạo đức và nhân viên, người tiêu dùng cũng có kiến thức
để giám sát một phần các hoạt động của doanh nghiệp, bảo vệ những lợi ích chính
đáng của mình.

16

0

0


Cần có những hành động, biện pháp thiết thực khuyến khích các doanh nghiệp
thực hiện nghiêm túc đạo đức kinh doanh, bằng cách thông qua các giải thưởng
hoc các bài truyền thông tuyên dương các doanh nghiệp thực hành tốt đạo đức kinh
doanh bên cạnh đó, cần có các xử phạt nghiêm khắc với các doanh nghiệp vi phạm
đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại cho xã hội.
Nâng cao vai trò của các cơ quan, ban, ngành,... như: Mt trận Tổ quốc Việt Nam ở
Trung ương và các cấp, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Bảo vệ quyền

người tiêu dùng, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội Doanh
nghiệp Nhỏ và Vừa,... trong công tác quản lý để có thể kiểm sốt cht chẽ hơn việc
thực hiện đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.
Tăng cường các biện pháp truyền thông đưa tin về đạo đức kinh doanh, nêu gương
những doanh nghiệp, doanh nhân có hoạt động và đóng góp tích cực, từ đó tạo nguồn
động lực cho những doanh nhân, doanh nghiệp khác thực hiện.

17

0

0


Kết luận
Thơng qua việc tìm hiểu về đạo đức kinh doanh có thể thấy đạo đức kinh doanh là một bộ
phận khơng thể tách rờ i của doanh nghiệp, có vai trò to lớn trong sự tồn tại và phát triền
của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, doanh nghiệp không thực hiện tốt đạo đức kinh
doanh thì khơng thể tồn tại và phát triển bền vững được. Chính vì thế, các doanh nghiệp
nói chung và doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, không được đánh giá thấp sự quan trọng
của đạo đức kinh doanh ngược lại phải nghiêm túc xây dựng, truyền bá các tiêu chuẩn
đạo đức một cách hiệu quả kết hợp với việc thiết lập hệ thống điều hành thực hiện, kiểm
tra, tăng cường tiêu chuẩn và tuân thủ đạo đức để đảm bảo việc thực hiện tiêu chuẩn đạo
đức được đồng nhất và hiệu quả. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cần phải xem xét, thay đổi
và bổ sung nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống tiêu chuẩn đạo đức.
Liên hệ thực tế bản thân đang là một sinh viên, em nhận thấy sinh viên cần phải học tập
và có cái nhìn đầy đủ, đúng đắn về đạo đức kinh doanh và các khía cạnh của đạo đức
kinh doanh, từ đó, hiểu rõ được vai trị của đạo đức kinh doanh trong cơng việc và cuộc
sống để có thể có các hành vi đúng đắn. Ngồi ra, sinh viên cịn có thể tham gia các cuộc
thi về đạo đức kinh doanh hoc đạo đức nghề nghiệp để có kiến thức sâu rộng hơn. Bên

cạnh đó, sinh viên cịn có thể lên các diễn đàn, blog, để tìm hiểu thêm những kiến thức
cũng như kinh nghiệm cho bản thân mình. Và cuối cùng, từ cơng việc thực tập sinh viên
có thể có được kinh nghiệm thực tiễn về đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp, kết hợp
giữa học và hành để trang bị những hành trang tốt cho mình trên con đường tiếp theo,
góp phần vào thực hiện đạo đức doanh nghiệp nhằm mục tiêu phát triển lâu dài và bền
vững của kinh tế Việt Nam.

18

0

0


Tài liệu tham khảo
Slide bài giảng môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của TS. Nguyễn
Văn Tiến
Tài liệu tham khảo môn Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp của TS.
Nguyễn Văn Tiến (tóm tắt)
Vai trị của đạo đức kinh doanh trong phát triển doanh nghiệp” thực trạng và giải
pháp”, truy xuất từ /> />
19

0

0




×