Tải bản đầy đủ (.pdf) (57 trang)

Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid bằng phương pháp tiêm dung môi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 57 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN
NANO LIPID RẮN CHỨA BERBERIN CLORID
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM DUNG MƠI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THU HƯỜNG

NGHIÊN CỨU BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN
NANO LIPID RẮN CHỨA BERBERIN CLORID
BẰNG PHƯƠNG PHÁP TIÊM DUNG MƠI

KHỐ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ ĐẠI HỌC


Cán bộ hướng dẫn: ThS. Phan Thị Thu Hằng

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ sự kính trọng và gửi lời cảm ơn chân thành tới
ThS. Phan Thị Thu Hằng, là người cô giàu kinh nghiệm và đầy nhiệt huyết đã
ln tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, động viên và giúp đỡ em trong quá trình học tập,
nghiên cứu để hồn thành khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy TS. Nguyễn Trọng Điệp và các cô kỹ thuật
viên của bộ môn Bào chế đã tận tình hướng dẫn, giải đáp thắc mắc, truyền đạt kinh
nghiệm và tạo điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho em trong suốt thời gian em
làm thực nghiệm.
Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS. TS. Vũ Bình Dương và các thầy cơ,
anh chị ở Trung tâm nghiên cứu và sản xuất thuốc Học viện Quân y đã tạo điều kiện
cho em được sử dụng máy móc, trang thiết bị, hóa chất để có thể hồn thiện
khóa luận.
Em xin trân trọng cảm ơn PGS. TS. Trịnh Nam Trung – Viện trưởng Viện
Đào tạo Dược cùng toàn thể các cán bộ giảng viên, kĩ thuật viên Bộ môn trực thuộc
Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân y đã giúp đỡ em trong quá trình học tập và thực
hiện khóa luận này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc Học viện Quân y, Hệ Quản
lý Học viên Dân sự đã tạo môi trường và điều kiện tốt cho em được học tập, rèn
luyện phát triển.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn
bên cạnh, động viên, ủng hộ em trong suốt những năm tháng học tập và rèn luyện
dưới mái trường Học viện Quân y.
Hà Nội, ngày 18 tháng 07 năm 2022
Sinh viên


Nguyễn Thu Hường


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN ................................................................................ 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ BERBERIN CLORID..................................................... 2
1.1.1. Cơng thức cấu tạo .................................................................................. 2
1.1.2. Tính chất lý hóa..................................................................................... 2
1.1.3. Dược động học ...................................................................................... 2
1.1.4. Tác dụng dược lý................................................................................... 3
1.1.5. Một số chế phẩm của berberin clorid trên thị trường.............................. 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID RẮN ............................ 4
1.2.1. Khái niệm.............................................................................................. 4
1.2.2. Ưu, nhược điểm..................................................................................... 4
1.2.3. Thành phần của hệ tiểu phân nano lipid rắn ........................................... 5
1.2.4. Kỹ thuật bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn ......................................... 6
1.2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến hệ tiểu phân nano chứa berberin clorid
.............................................................................................................................. 10
CHƯƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 13
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ ................................................... 13
2.1.1. Nguyên liệu ......................................................................................... 13
2.1.2. Trang thiết bị ....................................................................................... 13
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................... 14
2.2.1. Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid 14
2.2.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của hệ tiểu

phân nano lipid rắn chứa berberin clorid ................................................................ 15


2.2.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................... 19
CHƯƠNG 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN............................... 20
3.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG BERBERIN
CLORID BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ UV-VIS .................................. 20
3.1.1. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng berberin clorid trong môi
trường methanol bằng phương pháp quang phổ UV-Vis ........................................ 20
3.1.2. Kết quả xây dựng phương pháp định lượng berberin clorid trong môi
trường đệm phosphat pH 7,4 bằng phương pháp quang phổ UV-Vis ..................... 21
3.2. KẾT QUẢ BÀO CHẾ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID RẮN CHỨA
BERBERIN CLORID ........................................................................................... 23
3.2.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của các thành phần trong công thức đến hệ
tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid ......................................................... 23
3.2.2. Kết quả khảo sát các thông số kỹ thuật trong quá trình bào chế ........... 32
3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ ĐẶC TÍNH VÀ CHỈ TIÊU CHẤT
LƯỢNG CỦA HỆ NANO LIPID RẮN CHỨA BERBERIN CLORID ................. 37
3.3.1. Kích thước tiểu phân, chỉ số PDI và thế Zeta ....................................... 37
3.3.2. Hàm lượng dược chất trong hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin
clorid ..................................................................................................................... 38
3.3.3. Đánh giá khả năng giải phóng dược chất trên in vitro .......................... 38
3.3.4. Xác định hình thái tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid ......... 40
3.3.5. Xác định tương tác lý hóa trong hệ tiểu phân nano .............................. 40
3.3.6. Xác định đặc tính vật lý của hệ ............................................................ 42
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 44
KIẾN NGHỊ ......................................................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1. Một số chế phấm chứa berberin clorid trên thị trường ....................................... 4
2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu ................................................................ 13
2.2. Khảo sát các yếu tố thành phần công thức....................................................... 15
2.3. Khảo sát các thông số quy trình ...................................................................... 15
3.1. Độ hấp thụ berberin clorid trong môi trường methanol ................................... 21
3.2. Độ hấp thụ berberin clorid trong môi trường đệm phosphat pH 7,4................. 22
3.3. Thông số quy trình khảo sát thành phần cơng thức .......................................... 24
3.4. Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng của loại lipid rắn .......................... 24
3.5. Ảnh hưởng của loại lipid rắn đến KTTP, PDI, thế Zeta (n = 3, X ± SD).......... 25
3.6. Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng của lượng lipid rắn ....................... 26
3.7. Ảnh hưởng của lượng lipid rắn đến KTTP, PDI, thế Zeta (n = 3, X ± SD) ...... 26
3.8. Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng đến loại chất diện hoạt ................. 28
3.9. Ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến KTTP, PDI và thế Zeta (n = 3, X ± SD)
.............................................................................................................................. 28
3.10. Thành phần công thức khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ giữa các chất diện hoạt . 30
3.11. Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa các chất diện hoạt đến KTTP, PDI và thế Zeta
(n = 3, X ± SD) ...................................................................................................... 30
3.12. Thành phần công thức bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn
chứa berberin clorid ............................................................................................... 32
3.13. Thông số kỹ thuật khảo sát ảnh hưởng của kích thước đầu tiêm .................... 32
3.14. Ảnh hưởng của kích thước đầu tiêm đến KTTP, PDI, thế Zeta (n = 3, X ± SD)
.............................................................................................................................. 33
3.15. Thông số kỹ thuật khảo sát ảnh hưởng của tốc độ khuấy từ........................... 34

3.16. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy từ đến KTTP, PDI, thế Zeta (n = 3, X ± SD) ... 34
3.17. Thông số kỹ thuật khảo sát ảnh hưởng của thời gian khuấy từ ...................... 35
3.18. Ảnh hưởng của thời gian khuấy từ đến KTTP, PDI, thế Zeta (n = 3, X ± SD)
.............................................................................................................................. 35
3.19. Thông số kỹ thuật bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid .. 37
3.20. Kết quả đo KTTP, PDI và thế Zeta của hệ tiểu phân nano............................. 38
3.21. Kết quả định lượng berberin clorid trong hệ tiểu phân nano .......................... 38
3.22. Kết quả giải phóng in vitro của hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin
clorid so với nguyên liệu ....................................................................................... 39


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

1.1. Cơng thức cấu tạo của berberin clorid [8] ......................................................... 2
1.2. Cấu trúc tiểu phân nano lipid rắn ...................................................................... 5
2.1. Sơ đồ quy trình bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid........ 15
3.1. Phổ hấp thụ của berberin clorid trong môi trường methanol ........................... 20
3.2. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của berberin
clorid trong môi trường methanol .......................................................................... 21
3.3. Phổ hấp thụ của berberin clorid trong môi trường đệm phosphat pH 7,4 ......... 22
3.4. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nồng độ và độ hấp thụ của berberin
clorid trong môi trường đệm phosphat 7,4 ............................................................. 23
3.5. Ảnh hưởng của loại lipid rắn đến KTTP, PDI và thế Zeta ............................... 25
3.6. Ảnh hưởng của lượng lipid rắn của KTTP, PDI và thế Zeta ............................ 27
3.7. Ảnh hưởng của loại chất diện hoạt đến KTTP, PDI và thế Zeta ...................... 29

3.8. Ảnh hưởng của tỷ lệ giữa các chất diện hoạt đến KTTP, PDI và thế Zeta ....... 31
3.9. Ảnh hưởng của kích thước đầu tiêm đến KTTP, PDI và thế Zeta .................... 33
3.10. Ảnh hưởng của tốc độ khuấy từ đến KTTP, PDI, thế Zeta ............................ 34
3.11. Ảnh hưởng của thời gian khuấy từ đến KTTP, PDI, thế Zeta ........................ 36
3.12. Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid ........................................... 36
3.13. Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid sau khi pha lỗng............... 37
3.14. Đồ thị khả năng giải phóng của hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin
clorid so với nguyên liệu ....................................................................................... 39
3.15. Ảnh chụp TEM của các tiểu phân nano chứa berberin clorid......................... 40
3.16. Phổ FT-IR của berberin clorid nguyên liệu ................................................... 41
3.17. So sánh phổ FT-IR của các mẫu: hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin
clorid, hỗn hợp vật lý, berberin clorid nguyên liệu, alcol cetylic ............................ 41
3.18. Phổ FT-IR của hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid .................... 41
3.19. Đồ thị phân tích nhiệt vi sai .......................................................................... 42


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
STT

Phần viết đầy đủ

Phần viết tắt

1

AC

Alcol cetylic

2


BER

Berberin clorid

3

BP 2009

British Pharmacopoeia 2009 (Dược điển Anh 2009)

4

CP 2015

China Pharmacopoeia 2015 (Dược điển Trung Quốc 2015)

5

Cmax

Nồng độ thuốc tối đa trong huyết tương

6

D/N

Dầu trong nước

7


DĐVN V

Dược điển Việt Nam V

8

DLS

Dynamic Light Scattering (Tán xạ ánh sáng động)

9

DSC

Differential Scanning Calorimetry (Quét nhiệt vi sai)

10

FT-IR

Fourier Transform Infrared Spectroscopy (Quang phổ – chuyển
đổi hồng ngoại)

11

GMS

Glyceryl monostearat


12

HLB

Chỉ số cân bằng dầu – nước

13

KTTP

Kích thước tiểu phân

14

NSX

Nhà sản xuất

15

PDI

Polydispersity Index (Chỉ số đa phân tán)

16

PVA

Polyvinyl alcohol


17

SD

Độ lệch chuẩn

18

SLN

Solid Lipid Nanoparticles (Hệ tiểu phân nano lipid rắn)

19

SLN-BER

Hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid

20

TEM

Transmission Electron Microscope (Kính hiển vi điện tử truyền
qua)

21

UV-Vis

Ultraviolet – Visible (Quang phổ tử ngoại – khả kiến)



ĐẶT VẤN ĐỀ
Berberin từ lâu đã được biết đến với vai trò điều trị trong các trường hợp
nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, lỵ trực tràng, hội chứng lỵ, viêm ống mật…
Hiện nay, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng điều trị phong
phú của berberin đối với các căn bệnh khác, như suy tim, rối loạn nhịp tim, tăng
huyết áp, tăng lipid máu, đái tháo đường type 2, trầm cảm và ung thư [1-4]. Trong
đó, hiệu quả chống ung thư của berberin đang được tập trung nghiên cứu. Tuy
nhiên, quá trình phát triển và ứng dụng hợp chất này cịn gặp nhiều khó khăn bởi
khả năng hòa tan trong nước kém, khả năng hấp thu qua đường tiêu hóa thấp và
chuyển hóa nhanh trong cơ thể dẫn đến nồng độ thuốc trong huyết tương thấp [5].
Để khắc phục những hạn chế của berberin đã có nhiều phương pháp nano
hóa được nghiên cứu áp dụng. Trong đó, nhiều nghiên cứu đã cho thấy hệ tiểu phân
nano lipid rắn (Solid lipid nanoparticles – SLN) đạt được hiệu quả nạp thuốc mong
muốn, duy trì được q trình giải phóng berberin clorid chậm hơn đáng kể so với
dạng tự do, tăng cường hiệu quả điều trị trên tế bào ung thư [6, 7].
Ở Việt Nam đã có đề tài nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa
berberin clorid, tuy nhiên chưa có đề tài nào thực hiện theo phương pháp tiêm dung
mơi. Vì vậy, nhằm cung cấp thêm thông tin về phương pháp nghiên cứu, em tiến
hành đề tài “Nghiên cứu bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin
clorid bằng phương pháp tiêm dung môi” với hai mục tiêu chính như sau:
1. Bào chế được hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid bằng phương
pháp tiêm dung mơi.
2. Đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của hệ tiểu phân nano lipid
rắn chứa berberin clorid.

1



CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ BERBERIN CLORID
1.1.1. Cơng thức cấu tạo

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của berberin clorid [8]
Công thức phân tử: C20H18NO4Cl.2H2O.
Khối lượng phân tử: 407,9 g/mol [8].
Tên khoa học: 9,10-dimethoxy-5,6-dihydro[1,3]dioxolo[4,5-g]isoquino[3,2a]isoquinolin-7-ium clorid dihydrat [8].
Nguồn gốc: Berberin là một alkaloid xuất hiện ở nhiều loài dược liệu như
Berberis spp., Coptis spp., Hydrastis spp. [9]. Tuy nhiên, rễ và vỏ cây giàu berberin
hơn so với các bộ phận khác [10].
1.1.2. Tính chất lý hóa
Tinh thể hay bột kết tinh màu vàng, khơng mùi, có vị rất đắng. Tan trong
nước nóng, khó tan trong ethanol và nước, rất khó tan trong cloroform, khơng tan
trong ether [8].
1.1.3. Dược động học
BER có sinh khả dụng đường uống thấp do khả năng hấp thu kém, nồng độ
BER trong huyết tương rất thấp, được chuyển nhanh đến gan và bài tiết qua mật
(chủ yếu là thalifendin), trong nước tiểu (chủ yếu là thalifendin và berberrubin) và
trong phân . Quá trình hấp thu thuốc xảy ra chủ yếu ở ruột non. Một nghiên cứu trên

2


20 tình nguyện viên khỏe mạnh với liều thử nghiệm 400 mg thu được kết quả với
Cmax = 0,44 ± 0,42 ng/ml, t1/2 = 28,6 ± 9,5 giờ [5].
1.1.4. Tác dụng dược lý
– Berberin có tác dụng kháng khuẩn. Dung dịch berberin clorid, dùng
phương pháp pha lỗng trong ơng nghiệm, nồng độ 1:32000 có tác đụng ức chế
đối với Streptococcus hemolyticus, Vibrio cholerae; nồng độ 1:16000 đối với

Staphylococcus aureus; nồng độ 1:8000 đối với Streptococcus virideus, Shigella
dysenteriae, Bacillus subtilis, nồng độ 1:4000 đối với Bacillus pneumoniae,
Bacillus proteus; nồng độ 1:1000 đối với Bacillus typhi, Bacillus coli.
– Berberin với liều thấp làm tim hưng phấn, làm giãn động mạch, hạ huyết
áp; đối với tử cung, khí quản, dạ dày và ruột có tác dụng hưng phấn, tăng mật,
hạ sốt.
– Berberin đem khử hố cho tetrahydroberberin (Canadin) có tác dụng an
thần và mềm cơ, hạ huyết áp nhẹ.
– Berberin clorid thường dùng dưới dạng viên nén 10 mg, 50 mg và 100 mg
để chữa lỵ trực khuẩn, hội chứng lỵ, viêm ruột, tiêu chảy, viêm ống mật.
– Người ta còn dùng chữa bệnh về gan, mật, vàng da, ăn uống khó tiêu;
hoặc pha dung dịch 0,5 – 1% dùng để nhỏ mắt, chữa đau mắt hay để rửa mắt [2].
– Berberin đã được chứng minh có tác dụng điều trị đái tháo đường type 2
nhờ khả năng điều chỉnh chuyển hóa glucose và lipid trong in vitro và in vivo,
làm giảm đáng kể hemoglobin A và có tác dụng hạ đường huyết tương tự như
metformin [3].
– Berberin được sử dụng điều trị ở bệnh nhân trầm cảm, rối loạn cảm xúc
lưỡng cực, tâm thần phân liệt và các bệnh liên quan trong đó khả năng nhận thức
bị ảnh hưởng [4].
– Các nghiên cứu trong cả in vitro và in vivo đã phát hiện ra berberin có vai
trị chống ung thư ở các tế bào ung thư khác nhau ở người như u xương [1], phổi
[11], tuyến tiền liệt [12], và gan [13]. Trong hầu hết các trường hợp, berberin ít
gây độc đối với các loại tế bào bình thường [11, 13].
1.1.5. Một số chế phẩm của berberin clorid trên thị trường
Các chế phẩm chứa berberin trên thị trường đều sử dụng dạng muối berberin
clorid và phần lớn trong số đó được bào chế dạng viên dùng đường uống.
3


Bảng 1.1. Một số chế phấm chứa berberin clorid trên thị trường

Tên biệt dược

Hàm lượng

Dạng bào chế

Berberin 10 mg

10 mg

Viên nén bao Công ty cổ phần Dược phẩm
đường
Hà Nội

Antesik

50 mg

Viên nang

Nhà sản xuất

Công ty cổ phần Dược TW
MEDIPLANTEX

Donaberin

50 mg

Dung dịch berberin 0,1%


Viên nén bao Công ty cổ phần Dược phẩm
đường

Đồng Nai

Dung dịch

Trung tâm nghiên cứu ứng

clorid 0,1%

dụng sản xuất thuốc Học viện
Quân y

1.2. TỔNG QUAN VỀ HỆ TIỂU PHÂN NANO LIPID RẮN
1.2.1. Khái niệm
Hệ tiểu phân nano lipid rắn (solid lipid nanoparticles – SLN) được phát triển
từ những năm đầu thập niên 90. SLN là hệ vận chuyển thuốc thay thế cho những hệ
vận chuyển thuốc thông thường như nhũ tương, liposome [7]. Hệ có kích thước từ
50 nm – 1000 nm, với thiết kế phù hợp có vai trị như một phương tiện vận chuyển
chuyên biệt, đảm bảo chuyển giao hoạt chất đến đích tác dụng theo một đường dẫn
thuốc phù hợp vào cơ thể người [14, 15].
SLN có cấu tạo gồm 2 phần: phần lõi rắn là dược chất hịa tan hoặc phân tán
trong mơi trường lipid rắn, phần vỏ bao quanh lõi lipid rắn, là lớp chất diện hoạt
(đầu sơ nước của phân tử chất diện hoạt gắn với phần lõi lipid, đầu thân nước
hướng ra ngoài) [7].
1.2.2. Ưu, nhược điểm
Ưu điểm
– Các hệ mang thuốc nano đóng vai trị là “bình chứa” các tác nhân bên

trong, bảo vệ tác nhân điều trị khỏi môi trường bên ngồi và mơi trường sinh
học của cơ thể.
– Lipid rắn thường được sử dụng là những lipid không độc với cơ thể, và có
cấu tạo gần giống với lipid sinh lý [7].

4


– Cải thiện sinh khả dụng của các chất kém tan trong nước [16].
– Có thể có tác dụng tại đích, tăng khả năng thấm qua da khi sử dụng đường
dùng ngồi da, có khả năng kiểm sốt giải phóng [15, 17] .
– Dễ nâng cấp quy mơ.
– SLN có độ ổn định tốt hơn so với liposome [7].
– Dễ đạt được nồng độ cao của hoạt chất.
– Có thể đơng khơ [17].
Nhược điểm
– Dược chất dễ bị thốt ra khỏi tiểu phân do sự biến đổi vật lý trong q
trình bảo quản, có hiện tượng tống thuốc ra ngồi khi lipid kết tinh ở dạng β.
– Tỷ lệ phân tán trong pha nước cao nhất chỉ khoảng 30% [7].
– Sự thay đổi kích thước tiểu phân, sự gel hóa và tốc độ giải phóng dược
chất khó dự báo trước trong quá trình bảo quản [18].
1.2.3. Thành phần của hệ tiểu phân nano lipid rắn
Thành phần chính của hệ tiểu phân nano lipid rắn bao gồm: Dược chất, chất
mang là cốt lipid rắn, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt (nếu có) và dung mơi [15].

Chất diện hoạt
Lipid rắn
Dược chất

Hình 1.2. Cấu trúc tiểu phân nano lipid rắn

Dược chất
SLN là hệ phân phối tiềm năng cho các dược chất thân dầu trong đó khả
năng hịa tan trong nước của dược chất là yếu tố hạn chế sự hấp thu của thuốc [1921]. Ngoài ra, một số dược chất thân nước cũng đã được kết hợp vào SLN như
insulin [22], diminazen [23]. Hệ SLN khơng chỉ chứa dược chất mà cịn có thể chứa

5


các phân tử sinh học lớn (polysaccharid,…) hay vật liệu di truyền (DNA/siRNA) và
cả kháng nguyên vắc xin [24].
Chất mang
Chất mang (carrier) là vật liệu được sử dụng với vai trò như một bộ phận vận
chuyển, bảo vệ và đưa thuốc đến đích. Dược chất có thể được nano hóa dưới dạng
phức hợp với chất mang, hoặc được nang hóa, hấp phụ lên bề mặt chất mang [7].
Chất mang của hệ SLN là các lipid rắn có cấu trúc tương tự lipid sinh lý, tương đối
an toàn, giảm nguy cơ nhiễm độc cấp tính và mạn tính. Tùy thuộc vào sự đa dạng
về cấu trúc, các lipid rắn chủ yếu được sử dụng là axit béo, este béo, rượu béo, chất
béo trung tính, hoặc glycerid. Một số nhà nghiên cứu cũng sử dụng sáp trong sản
xuất các hạt nano lipidic [15, 25].
Chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt
Các chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt sử dụng với vai trò nhũ hóa được sử
dụng để hình thành nhũ tương, ngăn cản sự kết tập của các tiểu phân nano, giúp ổn
định hỗn dịch tiểu phân nano tạo thành [7]. Chất diện hoạt tăng cường khả năng tải
thuốc và độ ổn định của SLN nhờ giảm sức căng bề mặt [26].
Dung mơi
Dung mơi có thể được sử dụng trong bào chế các tiểu phân nano nhằm hòa
tan hay phân tán các thành phần trong công thức như dược chất, chất mang, chất ổn
định. Đó có thể là đồng dung mơi (co-solvent) hay đối dung môi (non-solvent) với
nước như ethanol, aceton, ethylacetat, dicloromethan, cloroform,… Các dung mơi
này có thể được loại bỏ trong quá trình bào chế bằng nhiều phương pháp khác nhau

tùy thuộc vào nhiệt độ bay hơi của chúng như bốc hơi tự nhiên, bốc hơi dưới áp suất
giảm, phun sấy, đông khô [7].
1.2.4. Kỹ thuật bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn
Đồng nhất hóa nhờ các thiết bị rotor-stator và siêu âm
Phối hợp từ từ pha dầu đun chảy hòa tan hoạt chất vào pha nước chứa chất
nhũ hóa cùng nhiệt độ, khuấy tốc độ cao (khoảng 20.000 – 25.000 vòng/phút trong
5 – 10 phút) hoặc siêu âm ở nhiệt độ cao từ 10 – 15 phút để hình thành hệ nano nhũ
tương. Để nguội và làm lạnh trong điều kiện khuấy phù hợp (khoảng
5.000 vịng/phút) sẽ hình thành các tiểu phân nano lipid. Trong hầu hết các trường
hợp, các tiểu phân nhận được có kích thước trung bình khoảng 100 – 200 nm.

6


Ưu điểm của phương pháp này là cách tiến hành đơn giản, dễ thực hiện ở
quy mơ phịng thí nghiệm, khơng sử dụng dung mơi hữu cơ trong q trình sản
xuất. Tuy nhiên, dãy phân bố kích thước hạt khá rộng, đôi khi xuất hiện hai hoặc
nhiều đỉnh chứng tỏ hệ tiểu phân kém đồng nhất [14]. Có một số nhược điểm khi
kéo dài thời gian siêu âm có thể dẫn tới nguy cơ nhiễm tạp kim loại. Khơng thích
hợp với các dược chất kém bền với nhiệt [17].
Đồng nhất hóa ở áp suất cao
Đồng nhất hóa ở áp suất cao là kỹ thuật hiệu quả trong bào chế SLN. Kỹ
thuật này dễ dàng áp dụng để sản xuất SLN ở quy mơ lớn, do vậy nó được nhiều
cơng ty dược lựa chọn. Trong thiết bị đồng nhất hóa ở áp suất cao, chất lỏng sẽ
được đẩy qua một khe hẹp kích thước vài micromet dưới áp suất 100 – 2000 bar. Có
2 kỹ thuật là đồng nhất hóa nóng và đồng nhất hóa lạnh. Cả 2 kỹ thuật đều có bước
đun chảy lipid ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy của lipid là 5 – 10°C rồi hòa
tan hoặc phân tán dược chất vào pha dầu [14]. Tỷ lệ lipid sử dụng đã được nghiên
cứu trong khoảng từ 5 – 40% [17].
a. Đồng nhất hóa nóng

Đun chảy lipid ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ nóng chảy 5 – 10°C, hòa tan
dược chất vào pha lipid. Phân tán dung dịch vào pha nước chứa chất nhũ hóa. Nói
chung, nhiệt độ càng cao thì kích thước của hạt nhũ tương càng nhỏ do độ nhớt của
pha nội giảm. Tuy nhiên, nhiệt độ càng cao có thể làm tăng tốc độ phân hủy của
dược chất và chất mang [7]. Khuấy ở tốc độ cao, tốc độ thường là 15.000 –
30.000 vòng/phút để tạo tiền nhũ tương, trước khi chuyển sang đồng nhất hóa (đã
cài đặt nhiệt độ tương đương nhiệt độ nóng chảy). Tiến trình đồng nhất hóa xảy ra
dưới áp suất cao 500 – 1.500 bar và thực hiện 3 – 10 chu kỳ liên tiếp để giảm kích
thước giọt dầu hình thành nano nhũ tương. Để nguội ở nhiệt độ phòng hoặc làm
lạnh tạo thành hệ tiểu phân nano lipid. Trong quá trình để nguội hoặc làm lạnh, lipid
và hoạt chất có thể kết tinh lại hoặc ở dạng vô định bên trong tiểu phân [14].
Trong quá trình này, ở giai đoạn nhiệt độ cao, hoạt chất có xu hướng khuếch
tán vào mơi trường nước, có thể do tính tan tăng khi nhiệt độ tăng cao trong môi
trường nước và màng lipid ở trạng thái linh động. Khi nhiệt độ giảm, hoạt chất có
xu hướng phân phối trở lại bên trong tiểu phân, màng lipid rắn lại và hiện tượng kết
tinh xảy ra, hoạt chất được giữ bên trong tiểu phân. Kích thích tiểu phân khi làm
lạnh sẽ co lại và nhỏ hơn. Đồng nhất hóa nóng áp dụng cho các dược chất bền với
nhiệt [14].
7


b. Đồng nhất hóa lạnh
Hịa tan hoạt chất trong dung dịch lipid đun chảy, làm lạnh nhanh bởi đá
carbonic, nitơ hóa lỏng hoặc nước đá giúp hoạt chất phân bố đồng nhất trong khung
xốp lipid. Nghiền mịn thành bột với kích thước khoảng từ 50 đến 100 µm. Phân tán
bột vào pha nước chứa chất hoạt động bề mặt, rồi chuyển qua máy đồng nhất hóa
với nhiều chu kỳ dưới áp suất cao để hình thành các tiểu phân SLN. Kỹ thuật này
phù hợp với các dược chất kém bền với nhiệt và ưa nước [14].
Đồng nhất hóa ở áp suất cao thường được áp dụng để điều chế các tiểu phân
nano lipid nhờ quy trình đơn giản, độ lặp lại cao, không dùng dung môi hữu cơ, thời

gian sản xuất ngắn và dễ dàng nâng cỡ lô lên quy mơ cơng nghiệp. Phương pháp
đồng nhất hóa lạnh có thể khắc phục các nhược điểm của đồng nhất hóa nóng như:
khả năng phân hủy hoạt chất kém bền nhiệt, sự phân bố hoạt chất vào mơi trường
nước trong q trình đồng nhất hóa và tính kết tinh phức tạp của lipid. Tuy nhiên,
nhược điểm lớn của đồng nhất hóa lạnh là rất khó đạt được khả năng phân bố kích
cỡ tiểu phân đồng nhất, xuất hiện nhiều tiểu phân kích thước lớn [14].
Kỹ thuật nhũ hóa – bốc hơi dung mơi
Lipid và hoạt chất được hịa tan trong dung mơi hữu cơ khơng hỗn hịa với
nước (như cyclohexan, cloroform, dicloromethan, toluen,…), được phân tán trong
pha nước chứa chất nhũ hóa thành nhũ tương (D/N). Bốc hơi dung môi, lipid và
hoạt chất kết tủa lại tạo thành tiểu phân nano lipid [14].
Ưu điểm chính của kỹ thuật này là tránh nhiệt độ cao, do đó, nó có thể được
áp dụng cho các dược chất kém bền với nhiệt. Tuy nhiên, việc loại bỏ hồn tồn
dung mơi cịn sót lại là khó khăn do sự hòa tan của một lượng nhỏ lipid trong dung
mơi [27].
Nhũ hóa – Khuếch tán dung mơi
Hịa tan lipid và hoạt chất trong một dung môi hữu cơ hỗn hòa với nước
(aceton, ethanol), rồi phân tán vào pha nước chứa chất nhũ hóa. Khi nhũ tương D/N
được trộn lẫn với một lượng nước thừa thì pha dầu sẽ hóa rắn do sự khuếch tán của
dung mơi hữu cơ vào pha phân tán [7]. Hiện tượng khuếch tán dung mơi từ pha dầu
ra pha nước dẫn đến hình thành các tiểu phân nano lipid do các lipid và hoạt chất
kết tủa lại bên trong các thể micell. Bay hơi dung môi, thu được hệ tiểu phân nano
phân tán trong môi trường nước [14].

8


Ưu điểm của phương pháp này là có thể áp dụng cho các dược chất kém bền
với nhiệt, tuy nhiên có thể tồn dư dung mơi hữu cơ trong chế phẩm.
Phương pháp dùng chất lỏng siêu tới hạn

Đây là một kỹ thuật mới được áp dụng gần đây để sản xuất SLN. Chất lỏng
được gọi là siêu tới hạn khi áp suất và nhiệt độ của nó vượt quá giá trị tới hạn tương
ứng của chúng. Khả năng hòa tan các hợp chất của chất lỏng tăng lên. Do đó, ở áp
suất và nhiệt độ thích hợp, chất lỏng có thể hoạt động thay thế cho một dung môi
hữu cơ để hòa tan dược chất và lipid tương ứng [17].
CO2 siêu tới hạn là một dung mơi cải tiến vì nó an tồn, rẻ tiền, sẵn có và là
một giải pháp thay thế đầy hứa hẹn cho nhiều loại dung mơi khơng an tồn và độc
hại [28].
Phương pháp dựa trên vi nhũ tương
Phương pháp này dựa trên sự pha loãng của vi nhũ tương có chứa lipid nóng
chảy, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt và nước. Sau đó, vi nhũ tương nóng được
phân tán trong nước lạnh (2 – 3°C) dưới sự khuấy trộn nước thừa được loại bỏ bằng
siêu lọc hoặc đông khô để tăng nồng độ hạt. Tỷ lệ thể tích điển của vi nhũ tương
nóng và nước lạnh nằm trong khoảng 1:25 và 1:50 [17]. Do bước pha lỗng, hàm
lượng lipid có thể đạt được thấp hơn đáng kể khi so sánh với các công thức dựa trên
đồng nhất hóa áp suất cao. Hơn nữa, nồng độ chất diện hoạt và chất đồng diện hoạt
cao [29].
Phương pháp nhũ tương kép
Dược chất sau khi hòa tan vào nước thì tiến hành nhũ hóa trong lipid có chứa
chất ổn định. Tiếp theo, nhũ tương này lại được phân tán trong pha nước có chứa
chất diện hoạt thân nước bằng lực khuấy trộn liên tục. Kỹ thuật này áp dụng chủ
yếu với các dược chất ưa nước. Trong phương pháp này, thuốc được bao bằng chất
ổn định để ngăn chặn sự phân chia thuốc với pha nước bên ngoài trong q trình
bay hơi dung mơi trong pha nước bên ngoài của nhũ tương kép D/N/D [24].
Kỹ thuật tiêm dung mơi
Lipid rắn được hịa tan trong dung mơi hỗn hịa với nước. Dùng bơm tiêm để
bơm hỗn hợp dung môi lipid vào pha nước đã có/khơng có chất diện hoạt. Tiếp theo
lọc loại bỏ lipid dư thừa. Nhũ tương trong pha nước giúp tạo ra các giọt lipid tại vị
trí tiêm và ổn định SLN cho đến khi hoàn tất q trình khuếch tán dung mơi [30].


9


Kỹ thuật này có ưu điểm hơn các phương pháp khác vì nó tránh được cơ chế
áp suất cao và sử dụng các dung mơi hữu cơ an tồn. Nó cũng dễ dàng mở rộng quy
mô và là một công cụ nhanh chóng để sản xuất SLN tránh các cơng cụ phức tạp về
mặt kỹ thuật [15].
1.2.5. Một số nghiên cứu liên quan đến hệ tiểu phân nano chứa berberin clorid
Một số nghiên cứu về dạng nano berberin
Năm 2017, Shuang Guo, Guanhua Wang và các cộng sự đã nghiên cứu bào
chế hệ phân tán rắn berberin hydroclorid và Eudragit S100. Hệ được điều chế bằng
phương pháp bay hơi dung môi sử dụng Eudragit S100 làm chất mang. Kết quả: Tỷ
lệ thuốc và polymer được tối ưu hóa thành 1:4. Berberin hydroclorid và Eudragit
S100 tạo thành một phức hợp mới ở dạng vơ định hình, các nghiên cứu cho thấy hệ
phân tán rắn ít độc với tế bào. Các tác giả kết luận rằng hệ phân tán rắn cải thiện
sinh khả dụng của berberin hydroclorid, cung cấp cơ sở để berberin hydroclorid trở
thành một loại thuốc tiềm năng trong phòng ngừa ung thư ruột kết [31].
Năm 2018, Sahibzada và các cộng sự đã bào chế nano berberin bằng
2 phương pháp kết tủa bay hơi dung môi (EPN) và kết tủa bằng thay đổi dung môi
(APSP). Phương pháp EPN: đầu tiên thêm nhanh hexan (dung mơi khơng hịa tan
berberin) vào dung dịch berberin bão hịa (dung mơi ethanol), hỗn dịch nano được
hình thành. Tiểu phân thuốc nano thu được bằng cách bay hơi nhanh dung môi
trong chân không. Phương pháp APSP: chuẩn bị dung dịch berberin bão hịa (dung
mơi ethanol), rồi bơm nhanh vào một lượng nước khử ion (dung môi không hòa tan
berberin), dùng bơm tiêm, tốc độ dòng chảy cố định 1 ml/phút, đồng thời khuấy cơ
học 3000 vòng/ phút. Sau đó hỗn dịch nano được bay hơi chân khơng để loại bỏ
dung mơi, thu được tiểu phân thuốc có kích thước nano. Kết quả: KTTP nano
berberin trung bình bằng phương pháp EPN là 71,53 nm, bằng APSP là 102,62 nm.
Khi phân tích DSC khơng có sự chuyển đổi từ dạng kết tinh sang vô định ở cả hai
mẫu nano berberin. Sau 15 phút, cả 2 mẫu nano berberin đều hòa tan trên 70%,

berberin nguyên liệu hòa tan thấp dưới 20% ở pH 6,8. Tiểu phân nano berberin bào
chế được cho thấy khả năng kháng một số vi khuẩn Gram âm, Gram dương và
kháng nấm [32].
Một số nghiên cứu về hệ tiểu phân nano lipid rắn
Wang L. và cộng sự (2014) tiến hành bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn
chứa BER bằng phương pháp đồng hoá áp suất cao nhằm nâng cao tác dụng chống

10


ung thư của BER. Pha dầu chứa 33 mg BER và 1000 mg glyceryl monostearat
(GMS) được đun nóng chảy đến 85 – 90°C , sau đó phối hợp với pha nước chứa
400 mg Tween 80 được đun nóng tới cùng nhiệt độ với pha dầu, tiến hành đồng
nhất hoá với áp suất 1000 bar trong 12 chu kỳ. Hệ SLN-BER thu được có kích
thước 81,42 ± 8,48 nm và thế Zeta là -28,67 ± 0,71 mV, hiệu suất nano hoá (EE) đạt
70,33 ± 1,53% và tỷ lệ dược chất nano trong tiểu phân (LC) đạt 2,85 ± 0,04 có thể
do lượng lipid sử dụng nhiều (gấp 30,3 lần dược chất) nên làm giảm LC của hệ. Tỷ
lệ giải phóng BER từ hệ nano (đạt 60,2%) chậm hơn đáng kể so với dạng BER
nguyên liệu (đạt 75,8%) sau 72 giờ, chứng tỏ hệ SLN có khả năng giải phóng dược
chất kéo dài. Tác giả đã chỉ ra được hệ SLN-BER đã ức chế đáng kể sự tăng sinh
của các tế bào ung thư MCF-7, HepG-2 và A549 [6].
Bằng phương pháp đông tụ, Battaglia và cộng sự (2017) đã bào chế nano
lipid rắn chứa methotrexat. Đầu tiên, muối natri behenat được phân tán trong nước
với PVA, sau đó hỗn hợp được khuấy trộn và đun nóng ở 80°C. Hịa tan
didoceylmethotrexat (tiền thuốc của methotrexat) vào ethanol ở 65°C, sau đó thêm
vào hỗn hợp trên. Dung dịch acid hóa (dung dịch đơng tụ gồm natri dihydrogen
phosphat và acid hydrocloric) được thêm từng giọt vào hỗn hợp vừa tạo thành cho
đến khi acid behenic được kết tủa hồn tồn. Hỗn hợp sau đó được làm lạnh xuống
15°C kết hợp khuấy trộn. Hệ thu được có KTTP trong khoảng 300 – 400 nm [33].
Năm 2018, El-Housiny và cộng sự đã tiến hành bào chế gel bôi da chứa nano

lipid rắn của fluconazol bằng phương pháp đồng nhất hóa kết hợp siêu âm. Các
lipid (Compritol 888 ATO hoặc Precirol ATO 5) được đun nóng đến khoảng 50°C.
Sau đó, 1% fluconazol được thêm vào để thu được hỗn hợp lipid – dược chất. Pha
nước chứa chất diện hoạt (Poloxame 407 hoặc Cremophor RH 40) được đun nóng
đến nhiệt độ nóng chảy của pha dầu. Sau đó, phối hợp pha dầu vào pha nước, rồi
tiến hành đồng nhất hóa ở 21000 vịng trong 10 phút bằng máy đồng nhất hóa. Nhũ
tương tiếp tục được siêu âm bằng máy siêu âm kỹ thuật số trong 30 phút. Nano lipid
rắn chứa fluconazol thu được bằng cách hạ xuống nhiệt độ phịng, sau đó phối hợp
với Carbopol 934 để tạo hệ gel. Kết quả thu được tiểu phân có cầu với KTTP từ
292 – 500 nm. Hiệu suất nano hóa từ 55,49 – 83,04%, thế Zeta nằm trong khoảng –
21 đến –33 mV. Tiểu phân nano có khả năng giải phóng dược chất in vitro kéo dài.
Đồng thời, kết quả thử nghiệm lâm sàng trên 30 bệnh nhân cho thấy gel bào chế
được có các chỉ số tốt hơn trong điều trị bệnh nấm lang ben (Pityriasis versicolor)
so với kem Candistan trên thị trường [34].

11


Dược sĩ Trần Thị Tươi đã tiến hành bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn
berberin clorid bằng phương pháp nhũ hóa bốc hơi dung mơi kết hợp siêu âm. Pha
dầu bào gồm lipid và dược chất được hòa tan trong hỗn hợp gồm 4,0 mL
dicloromethan và 1,0 mL methanol. Làm nóng pha dầu ở nhiệt độ 65 – 70°C. Pha
nước gồm 50 mL nước chứa chất diện hoạt với nồng độ thích hợp, đun nóng đến
nhiệt độ 65 – 70°C. Pha dầu được nhỏ từ từ vào pha nước với tốc độ 3mL/phút dưới
tác dụng của khuấy từ và lực siêu âm liên tục bằng máy siêu âm đầu dị Vibra Cell
(tần số 20kHz, cơng suất máy tối đa là 130W) với cơng suất và thời gian nhũ hóa
thích hợp để thu được nhũ tương dầu trong nước. Hệ được khuấy từ trong 2 giờ ở
tốc độ 300 vòng/phút để bốc hơi dung mơi hữu cơ, hình thành hệ tiểu phân nano
lipid rắn. Hệ thu được có kích thước tiểu phân trung bình nhỏ 187,8 ± 1,7 nm, phân
bố kích thước tiểu phân hẹp (0,178 ± 0,010) và thế Zeta thấp (-40,8 ± 0,8 mV) [35].


12


CHƯƠNG 2 - NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. NGUYÊN LIỆU VÀ TRANG THIẾT BỊ
2.1.1. Nguyên liệu
Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu được trình bày trong bảng 2.1.
Bảng 2.1. Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu
STT
1

Nguyên liệu
Berberin clorid chuẩn

Xuất xứ

Tiểu chuẩn

Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương

Chuẩn phân tích
Số lơ: C0420168.04
Hàm lượng: 86,2%

2

Berberin clorid


Trung Quốc

CP 2015

3

Glyceryl monostearat

Trung Quốc

NSX

4

Acid stearic

Trung Quốc

NSX

5

Alcol cetylic

Trung Quốc

NSX

6


Alcol cetostearylic

Trung Quốc

NSX

7

Ethanol

Việt Nam

DĐVN V

8

Tween 80

Trung Quốc

BP 2009

9

Span 80

Trung Quốc

NSX


10

Cremophor RH40

Singapore

BP 2009

11

Polyvinyl Alcohol

Trung Quốc

NSX

12

Gelucire 44/4

Đức

NSX

13

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc


NSX

14

Natri hydroxyd

Trung Quốc

NSX

15

Nước cất

Việt Nam

NSX

2.1.2. Trang thiết bị
– Cân phân tích Mettler Toledo có độ chính xác 0,1 mg (Thụy Sĩ).
– Máy khuấy từ gia nhiệt IKA RH basic 2 (Đức).

13


– Bơm tiêm 25G Công ty cổ phần thiết bị y tế Vinahankook (Việt Nam).
– Bơm tiêm tiểu đường U-100 Mediplast 28G B.Braun VietNam CO.
(Hàn Quốc).
– Bơm tiêm tiểu đường insulin BD Ultra-FineTM 6 mm, 0,3 cc 31G Công ty
Becton Dickinson (Mỹ).

– Đầu kim vivaro meso 34G 13 mm Công ty DongWoo M Techno (Hàn
Quốc).
– Máy đo kích thước tiểu phân Horiba Nano Partica SZ – 100V2 Series
(Nhật Bản).
– Cân kỹ thuật điện tử ACB-Plus độ chính xác 0,01 g (Anh).
– Máy quang phổ UV-VIS Jasco V730 (Nhật Bản).
– Máy ly tâm Scanspeed 1580 (Labogene Đan Mạch).
– Máy thử độ hòa tan Copley Scientific DIS 8000 (Anh).
– Máy đo pH/ORP Horiba F-71G (Nhật Bản).
– Và một số thiết bị, dụng cụ nghiên cứu khác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid
Tiến hành khảo sát các yếu tố thuộc về thành phần công thức và thông
số kỹ thuật
Tiến hành khảo sát ảnh hưởng của các thành phần công thức và các thơng số
quy trình bào chế đến sự hình thành hệ SLN-BER gồm:

14


Bảng 2.2. Khảo sát các yếu tố thành phần công thức
STT

Yếu tố khảo sát

Thông số

1

Loại lipid rắn


Glyceryl monostearat (GMS) và acid
stearic, alcol cetylic, alcol cetostearylic

2

Lượng lipid rắn

0,6 g; 0,8 g; 1,0 g; 1,2 g

3

Loại chất diện hoạt

Span 80, cremophor RH 40,
gelucire 44/14, polyvinyl alcohol (PVA)

4

Tỷ lệ giữa các chất điện hoạt

0,5:1 ; 0,75:1; 1:1; 1,25:1

Bảng 2.3. Khảo sát các thông số quy trình
STT

Yếu tố khảo sát

Thơng số


1

Kích thước đầu kim tiêm (G)

25; 28; 31; 34

2

Tốc độ khuấy từ (vòng/phút)

1000; 1300; 1600; 2000

3

Thời gian khuấy từ (phút)

10; 15; 20; 25

Quy trình thực hiện
Qua tham khảo các tài liệu [36-38] và dựa vào điều kiện thiết bị có sẵn, hệ
tiểu phân nano lipid rắn chứa berberin clorid (SLN-BER) được tiến hành bào chế
bằng phương pháp tiêm dung môi sử dụng máy khuấy từ để tạo lực phân tán.

Hình 2.1. Sơ đồ quy trình bào chế hệ tiểu phân nano lipid rắn chứa
berberin clorid

15


Quy trình thực hiện cụ thể như sau:

– Chuẩn bị pha dầu: 200 mg BER và lượng lipid xác định được hịa tan
trong 7 ml ethanol đun nóng ở 55°C.
– Chuẩn bị pha nước: Dung dịch nước chứa chất diện hoạt tween 80 và
polyvinyl alcohol với nồng độ thích hợp được đun nóng đến khoảng 65 – 70°C.
– Pha dầu được tiêm vào pha nước và khuấy từ với tốc độ 1600 vịng/phút
trong 20 phút, duy trì nhiệt độ.
– Lọc qua màng lọc 0,45 µm.
– Để nguội ở nhiệt độ phịng.
2.2.2. Phương pháp đánh giá một số đặc tính và chỉ tiêu chất lượng của hệ tiểu
phân nano lipid rắn chứa berberin clorid
Xây dựng phương pháp định lượng berberin clorid trong mơi trường
methanol và đệm phosphat pH 7,4
Cân chính xác khoảng 25 mg berberin clorid chuẩn đối chiếu cho vào bình
định mức 100 mL. Thêm khoảng 80 mL dung mơi, siêu âm cho tan hồn tồn, thêm
dung mơi vừa đủ đến vạch 100 mL. Hút chính xác 10 mL dung dịch trên cho vào
bình định mức 100 mL pha lỗng bằng dung mơi và thu được dung dịch A. Pha
lỗng dung dịch A thu được dãy dung dịch có nồng độ thích hợp mà tại đó có sự
tuyến tính giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch tương ứng.
Mẫu trắng là dung mơi pha lỗng.
Tiến hành qt phổ của dung dịch chuẩn trong dải bước sóng 300 – 700 nm.
Xác định bước sóng tại đỉnh hấp thụ cực đại (λmax).
Đo độ hấp thụ của dãy dung dịch chuẩn tại bước sóng cực đại đã quét được.
Từ đó vẽ đồ thị biểu thị mối tương quan giữa độ hấp thụ và nồng độ dung dịch. Dựa
vào hệ số tương quan R2 để đánh giá độ tuyến tính của phương pháp.
Đánh giá kích thước tiểu phân trung bình (KTTP) và chỉ số đa phân tán
(PDI)
Sử dụng máy phân tích kích thước tiểu phân. Trước khi đo, mẫu SLN được
pha loãng bằng nước cất đến nồng độ phù hợp, lắc đều, sao cho tốc độ đếm tiểu
phân nằm trong khoảng 200 – 400 kcps. Mẫu pha loãng được đo bằng cuvet nhựa ở


16


điều kiện hệ số nhiệt độ phịng là 25°C, góc đo 90° và độ nhớt môi trường là
0,896 mPa.s. Mỗi mẫu đo lặp lại 3 lần, tính kết quả trung bình và SD [39].
Đo thế Zeta
Mẫu đo thế Zeta cũng được chuẩn bị tương tự như đo KTTP sử dụng cuvet
nhựa chữ U có 2 điện cực bằng đồng và tránh hiện tượng bọt khí khi bơm mẫu vào
cuvet. Mỗi mẫu đo lặp lại 3 lần, tính kết quả trung bình và SD [7].
Xác định hàm lượng berberin clorid tồn phần trong hệ tiểu phân nano
Tiến hành xử lý mẫu SLN bào chế được như sau:
Hút chính xác 1,0 mL hỗn dịch nano BER vào ống thủy tinh có nút đậy,
thêm 5 ml methanol, đun cách thủy ở 70°C trong 30 phút để phá vỡ cấu trúc hệ.
Làm nguội nhanh về nhiệt độ phịng, chuyển tồn bộ dung dịch trong ống nghiệm
sang bình định mức 10 mL, bổ sung methanol vừa đủ 10 mL, lắc đều. Tiến hành ly
tâm 5000 vòng/phút trong 15 phút. Lọc dung dịch qua màng lọc có kích thước lỗ
lọc 0,45 µm. Hút chính xác 1 ml dịch lọc chuyển vào bình định mức 20 mL, thêm
methanol vừa đủ đến vạch. Xác định hàm lượng BER bằng phương pháp quang phổ
UV-Vis [6].
Phương pháp đánh giá khả năng giải phóng dược chất in vitro của hệ
tiểu phân nano
Qua tham khảo các tài liệu [6, 40], tiến hành đánh giá khả năng giải phóng
dược chất in vitro của berberin clorid từ hệ tiểu phân nano lipid rắn trong môi
trường đệm phosphat pH 7,4 bằng cách sử dụng túi thẩm tích Spectra/Por 4 Dialysis
Membrane MWCO 12 – 14 kD.
* Các điều kiện và bước tiến hành như sau:
Thiết bị: thiết bị kiểu cánh khuấy (thiết bị kiểu 2).
Tốc độ quay của cánh khuấy: 100 vịng/phút.
Mơi trường giải phóng: Đệm phosphat pH 7,4 (pha theo công thức ở phụ
lục 2, DĐVN 5 như sau: Thêm 250 ml dung dịch kali dihydrophosphat 0,2M vào

393,4 ml dung dịch natri hydroxyd 0,1M).
Thể tích môi trường: 500 mL.
Nhiệt độ môi trường: 37 ± 0,5°C.

17


×