Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giáo trình Bệnh ký sinh vật nuôi (Nghề: Dịch vụ thú y - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 102 trang )

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG ĐỒNG THÁP

GIÁO TRÌNH
MƠN HỌC: BỆNH KÝ SINH VẬT NI
NGÀNH, NGHỀ: DỊCH VỤ THÚ Y
TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG

(Ban hành kèm theo Quyết định Số:…./QĐ-CĐCĐ-ĐT ngày… tháng… năm
2017 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp)

Đồng Tháp, năm 2017


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

i


LỜI GIỚI THIỆU
Bệnh Ký sinh vật nuôi là môn học cung cấp những kiến thức về ký sinh trùng
học và bệnh do ký sinh trùng gây ra ở gia súc, gia cầm. Những kiến thức này rất
cần thiết cho sinh viên ngành thú y và chăn nuôi, đồng thời rất cần thiết cho cán
bộ công tác ở các cơ quan thú y địa phương.
Hiện nay nhu cầu về tài liệu học tập ở trường Cao Đẳng ngày càng cấp thiết.
Phương pháp giảng dạy mới – phương pháp giảng dạy lấy người học làm trung
tâm chỉ có thể thực hiện có hiệu quả khi Nhà trường đáp ứng đủ nhu cầu về tài


liệu học tập cho sinh viên.
Để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, chúng ta đã biên soạn cuốn giáo
trình này. Nội dung cuốn giáo trình phong phú, cập nhật những kiến thức mới,
các kết quả nghiên cứu mới về ký sinh trùng học thú y, vừa là tài liệu học tập vừa
là tài liệu để sinh viên, đồng nghiệp và bạn đọc tham khảo.
Mặc dù đã rất cố gắng trong q trình biên soạn, song khơng tránh khỏi
những sai sót. Chúng tơi rất mong nhận được những đóng góp ý kiến của các bạn
và đồng nghiệp để cuốn giáo trình hồn thiện hơn.
Đồng Tháp, ngày…..tháng... năm 2017
Chủ biên: Cao Thanh Hoàn

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. ii
BÀI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
KÝ SINH TRÙNG THÚ Y ĐẠI CƯƠNG ........................................................... 1
1.Định nghĩa ký sinh trùng .................................................................................... 1
1.1.Định nghĩa ký sinh ...................................................................................... 1
1.2. Các hiện tượng sinh học ............................................................................. 1
2. Hệ thống phân loại và danh pháp ...................................................................... 2
2.1 Ngành giun dẹp (phylum Plathelminthes) ................................................... 4
2.2 Ngành giun tròn (phylum Nemathelminthes) .............................................. 4
2.3 Ngành giun đầu gai (phylum Acanthocephales) ......................................... 4
3. Đường xâm nhập và truyền lây của ký sinh trùng ............................................ 4
3.1. Đường xâm nhập ........................................................................................ 5
3.2. Đường truyền lây........................................................................................ 5
BÀI 1 ..................................................................................................................... 6

SÁN LÁ KÝ SINH VÀ NHỮNG BỆNH DO SÁN LÁ GÂY RA ...................... 6
1. Đại cương sán lá ................................................................................................ 6
1.1. Đặc điểm hình thái ..................................................................................... 6
1.2. Vịng đời ..................................................................................................... 8
1.3. Phân loại ..................................................................................................... 9
2. Bệnh sán lá ở loài nhai lại ................................................................................. 9
2.1 Căn bệnh, ký chủ ......................................................................................... 9
2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 10
2.3 Triệu chứng, bệnh tích .............................................................................. 11
2.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 12
2.5. Điều trị, phịng bệnh ................................................................................. 12
3. Bệnh sán lá ở heo ............................................................................................ 13
3.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 13
3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 14
3.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 15
3.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 15
3.5. Điều trị, phịng bệnh ................................................................................. 15
4. Bệnh sán lá ở loài ăn thịt ................................................................................. 15
4.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 15
iii


4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 16
4.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 16
4.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 16
4.5. Điều trị, phòng bệnh ................................................................................. 16
5. Bệnh sán lá ở gia cầm ..................................................................................... 17
5.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 17
5.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 18
5.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 18

5.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 19
5.5. Điều trị, phịng bệnh ................................................................................. 19
6. Thựchành: ........................................................................................................ 19
BÀI 2 ................................................................................................................... 21
SÁN DÂY VÀ NHỮNG BỆNH DO SÁN DÂY GÂY RA ............................... 22
1. Đại cương ........................................................................................................ 22
1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 22
1.2 Vòng đời .................................................................................................... 24
1.3. Phân loại ................................................................................................... 26
2. Bệnh sán dây loài nhai lại ............................................................................... 27
2.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 27
2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 28
2.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 28
2.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 29
2.5. Điều trị, phòng bệnh ................................................................................. 29
3. Bệnh sán dây ở thú ăn thịt ............................................................................... 29
3.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 29
3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 29
3.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 30
3.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 30
3.5. Điều trị, phòng bệnh ................................................................................. 30
4. Bệnh sán dây ở gia cầm................................................................................... 30
4.1. Căn bệnh, ký chủ ...................................................................................... 30
4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 31
4.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 32
4.4. Chẩn đoán ................................................................................................. 32
iv


4.5. Điều trị, phòng bệnh ................................................................................. 32

5. Bệnh do ấu trùng sán dây ................................................................................ 33
5.1. Bệnh gạo heo ............................................................................................ 33
5.2. Bệnh gạo bò .............................................................................................. 35
6. Thực hành ........................................................................................................ 37
BÀI 3 ................................................................................................................... 40
GIUN TRÒN VÀ NHỮNG BỆNH DO GIUN TRÒN GÂY RA ...................... 40
1. Đại cương ........................................................................................................ 41
1.1. Đặc điểm hình thái ................................................................................... 41
1.2. Vòng đời ................................................................................................... 42
1.3. Phân loại ................................................................................................... 43
2. Bệnh giun đũa bê nghé .................................................................................... 43
2.1. Căn bệnh, vòng đời .................................................................................. 43
2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 44
2.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 45
2.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 45
2.5. Phòng, trị bệnh ......................................................................................... 45
3. Bệnh giun đũa heo ........................................................................................... 46
3.1. Căn bệnh, vòng đời .................................................................................. 46
3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 47
3.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 48
3.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 48
3.5. Phịng, trị bệnh ......................................................................................... 48
4. Bệnh giun đũa ở loài ăn thịt ............................................................................ 49
4.1. Căn bệnh, vòng đời .................................................................................. 49
4.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 50
4.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 50
4.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 51
4.5. Phịng, trị bệnh ......................................................................................... 51
5. Bệnh giun đũa gà ............................................................................................. 51
5.1. Căn bệnh, vòng đời .................................................................................. 51

5.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh ......................................................................... 52
5.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 53
5.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 53
v


5.5. Phòng, trị bệnh ......................................................................................... 53
6. Thực hành ........................................................................................................ 53
BÀI 4 ................................................................................................................... 55
KÝ SINH VẬT LỚP ARACHNIDA ( HÌNH NHỆN) ....................................... 55
1. Phân bộ ve ký sinh .......................................................................................... 56
1.1. Họ ve cứng (Ixodidae).............................................................................. 56
1.2. Họ ve mềm................................................................................................51
2. Phân bộ ghẻ ..................................................................................................... 58
2.1. Bệnh ghẻ ở heo ......................................................................................... 59
2.2. Bệnh ghẻ ở chó mèo ................................................................................. 60
2.3. Bệnh ghẻ ở gia cầm .................................................................................. 61
3. Phân bộ Mò (Thrombidoidae) ......................................................................... 61
3.1. Họ Mò bao lơng(Demodicidae) ............................................................... 61
3.2. Bệnh Demodex ở chó ............................................................................... 61
4. Thực hành: ....................................................................................................... 63
BÀI 5 ................................................................................................................... 64
CÔN TRÙNG KÝ SINH (INSECTA) ................................................................. 64
1. Bộ rận .............................................................................................................. 64
2. Bộ bọ chét........................................................................................................ 65
3. Bộ hai cánh (ruồi trâu, muỗi, mòng, giòi da...) ............................................... 67
3.1. Ruồi trâu ................................................................................................... 67
3.2. Muỗi ......................................................................................................... 68
3.3. Mòng ........................................................................................................ 69
3.4. Giòi da và tủy sống .................................................................................. 70

4. Thực hành ........................................................................................................ 71
BÀI 6 ................................................................................................................... 73
NGÀNH PROTOZOA ( NGUYÊN BÀO) ......................................................... 73
1. Bệnh tiên mao trùng ........................................................................................ 73
1.1 Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh ..................................... 73
1.2. Dịch tễ ...................................................................................................... 74
1.3 Triệu chứng, bệnh tích .............................................................................. 75
1.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 75
1.5. Phịng, điều trị bệnh ................................................................................. 76
2. Bệnh lê dạng trùng .......................................................................................... 76
vi


2.1. Căn bệnh, động lực và phương thức truyền bệnh .................................... 76
2.2. Dịch tễ ...................................................................................................... 78
2.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 78
2.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 79
2.5. Phịng, trị bệnh ......................................................................................... 79
3. Bệnh thê lê trùng ............................................................................................. 80
3.1. Căn bệnh, chu trình sinh học .................................................................... 80
3.2. Dịch tễ ...................................................................................................... 80
3.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 81
3.5. Phịng, trị bệnh ......................................................................................... 81
4. Bệnh biên trùng ............................................................................................... 81
4.1. Căn bệnh, chu trình sinh học .................................................................... 81
4.2. Dịch tễ ...................................................................................................... 82
4.3. Triệu chứng, bệnh tích ............................................................................. 82
4.4. Chẩn đốn ................................................................................................. 83
4.5. Phịng, trị bệnh ......................................................................................... 83
5. Bệnh cầu trùng gà, thỏ, bê nghé ...................................................................... 83

5.1. Bệnh cầu trùng gà..................................................................................... 83
5.2. Bệnh cầu trùng thỏ ................................................................................... 87
5.3. Bệnh cầu trùng bê, nghé ........................................................................... 89
6. Thực hành ........................................................................................................ 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................91

vii


GIÁO TRÌNH MƠN HỌC
Tên mơn học: BỆNH KÝ SINH VẬT NI
Mã mơn học: CNN505
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơn học:
- Vị trí của mơn học: là môn học chuyên ngành trong chương trinh đào tạo trình
độ cao đẳng dịch vụ thú y được bố trí giảng dạy sau mơn cơ sở trong chương
trình đào tạo.
-Tính chất của môn học: Là môn học chuyên môn quan trọng cung cấp các kiến
thức một các đầy đủ và có hệ thống về ký sinh trùng học, về hình thái của các loài
ký sinh trùng, về những thiệt hại do bệnh ký sinh trùng gây ra, những triệu chứng,
bệnh tích đặc trưng của bệnh. Từ đó đề ra những phương thức điều trị bệnh cũng
như cách phịng bệnh thích hợp.
- Ý nghĩa và vai trị của mơn học: Giáo trình này rất có ý nghĩa trong giảng dạy
và học tập, góp phần quan trọng trong chương trình mơn học của ngành. Giúp
sinh viên nhận biết, chẩn đốn và phịng trị được các bệnh ký sinh trùng ở gia súc
và gia cầm một cách hiệu quả nhất.
Mục tiêu của môn học:
- Về kiến thức:
Nhằm trang bị cho Sinh viên những kiến thức chủ yếu trong ngành thú y hiểu
đựợc cách truyền bệnh của ký sinh
- Về kỹ năng:

Có khả năng t ực hiện đƣợc p ƣơng p áp c ẩn đốn lâm sàng mổ khám và
phịng trị bệnh ký sinh trùng.
+ Thực hiện phân loại đúng ký sinh trùng theo hệ thống phân loại và danh
pháp.
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Vận dụng vào lĩnh vực chẩn đốn và điều trị
gia súc, gia cầm
Nội dung của mơn học:
Thời gian (giờ)
Số TT

Tên các bài trong môn học

viii

Thực
Kiểm
Tổng Lý
số thuyết hành/ thực tra
tập/ thí
(định


nghiệm/ kỳ)/Ơn
bài tập/ thi, Thi
thảo luận kết thúc
mơn học

1

Bài mở đầu: Ký sinh trùng thú y đại 2

cương

2

2

Bài 1: Sán lá ký sinh và những bệnh do 6
sán lá gây ra

2

4

3

Bài 2: Sán dây và những bệnh do sán dây 6
gây ra

2

4

4

Bài 3: Giun tròn và những bệnh do giun 10
trịn gây ra

2

8


5

Bài 4: Ký sinh vật lớp Arachnida 6
(hìnhnhện)

2

4

6

Bài 5: Ký sinh vật lớp Inescta (côntrùng)

6

2

4

7

Bài 6: Ngành protozoa (ngunbào)

6

2

4


Ơn thi

1

1

Thi kết thúc mơn học

1

1

Cộng

45

ix

14

28

3


BÀI MỞ ĐẦU
KÝ SINH TRÙNG THÚ Y ĐẠI CƯƠNG
MĐ21-01
Giới thiệu:
Ký sinh trùng học thú y chuyên nghiên cứu về ký sinh trùng có nguồn gốc

động vật, ký sinh ở gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác, nghiên cứu về bệnh do
chúng gây nên và biện pháp phòng trị.
Phạm vi nghiên cứu của ký sinh trùng thú y gồm: nghiên cứu về vị trí của ký
sinh trùng trong hệ thống phân loại động vật học, nghiên cứu về đặc điểm sinh
học (hình thái, cấu tạo, chu kỳ phát triển), về sự phân bố địa lý của ký sinh trùng,
về đặc điểm dịch tễ của bệnh, cơ chế sinh bệnh, bệnh lý và lâm sàng của bệnh, về
biện pháp chẩn đốn và phịng trị bệnh có hiệu quả cao.
Mục tiêu:
- Kiến thức: Sinh viên trình bày đựợc khái niệm ký sinh trùng, hệ thống phân loại
và danh pháp, đường xâm nhập và truyền lây của ký sinh trùng.
- Kỹ năng: Thực hiện phân loại đúng ký sinh trùng theo hệ thống phân loại
và danh pháp.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến
thức, kỷ năng đã học để phân loại đúng ký sinh trùng theo hệ thống phân loại và
danh pháp để ứng dụng chẩn đốn phịng và điều trị bệnh ký sinh trùng gia súc,
gia cầm có hiệu quả cao; đảm bảo an toàn.
1. Định nghĩa ký sinh trùng
1.1. Định nghĩa ký sinh
- Ký sinh trùng học (Parasitology): là khoa học về ký sinh vật.
- Ký sinh vật (Parasite): là những sinh vật sống một phần đời hay trọn đời ở
mặt ngoài hay bên trong cơ thể của sinh vật khác, những sinh vật đó gọi là ký chủ.
Những lồi ký sinh vật như chấy rận, bọ chét, giun đũa heo, sán lá, sán dây,…
- Các sinh vật sống bám vào ký chủ và ký sinh vật có thể là động vật hay
thực vật.
1.2. Các hiện tượng sinh học
Sự cộng sinh (Symbiosis):

1



Là hiện tượng mà hai sinh vật sống chung như một cá thể mà mỗi sinh vật
sống phải dựa vào nhau, nếu tách rời ra sẽ chết. Ví dụ: nguyên sinh động vật sống
trong dạ cỏ loài nhai lại và ngược lại nếu khơng có ngun sinh ở dạ cỏ thì lồi
nhai lại khơng sống được.
Sự hổ sinh (Mutualism):
Là sự tương tác và có lợi giữa sinh vật này với một sinh vật khác.Nghĩa là 2
sinh vật sống chung với nhau 2 bên cùng có lợi. Ví dụ: cua biển được phủ bởi bọt
biển, cua biển giúp bọt biển di chuyển kiếm thức ăn và cũng nhờ bọt biển mà cua
biển né tránh được kẻ thù.
Sự hội sinh:
Là hiện tượng chung sống giữa 2 sinh vật, một sinh vật có lợi, sinh vật kia
cũng khơng có hại.
Ví dụ : cá nhỏ ép sát mình vào đầu cá lớn nhờ đó mà vận chuyển kiếm thức
ăn.
Ký sinh (Parasitism):
Là sự liên quan giữa 2 sinh vật trong đó một sinh vật gọi là ký sinh tạm thời
hay thường xuyên sống ở trong cơ thể của sinh vật kia (vật chủ).
Ký sinh sẽ lấy thể dịch và tổ chức tế bào của vật chủ làm thức ăn cho mình
và đồng thời gây hại cho vật chủ về mặt sinh học.
2. Hệ thống phân loại và danh pháp
Hệ thống phân loại
Ký sinh trùng cũng như các loài động vật và thực vật đều được phân loại dựa
vào hệ thống phân loại. Hiện nay bên cạnh hệ thống phân loại của đã có hệ thống
phân loại mới dựa vào những tiến bộ trong sinh học phân tử. Tuy nhiên điều này
đã làm đảo lộn đáng kể và trở nên phức tạp so với hệ thống phân loại cũ. Một cách
đơn giản, hệ thống phân loại theo thứ tự như sau:
Ngành (Phylum)
Lớp (class)
Bộ (order)
Họ (family)

Tộc (tribu)
Giống (genus)
Loài( specie)
2


Chủng (variety)
Loài được xem là đơn vị thấp nhất trong phân loại. Các sinh vật cùng lồi
khi chúng có cùng đặc tính, có khả năng sinh sản với nhau và di truyền những đặc
tính đó cho thế hệ sau.
Gọi tên ký sinh trùng
Gọi theo danh pháp quốc tế
Trong khoa học thống nhất gọi tên ký sinh gồm hai từ la tinh (được viết
nghiêng hay gạch dưới). Chữ đầu viết hoa chỉ giống, chữ sau viết thường chỉ tên
lồi, ví dụ: Fasciola hepatica.
Nếu có giống phụ thì viết vào giữa, đóng ngoặc đơn và viết hoa.
Nếu có tên chung thì viết phía sau, ví dụ: Sarcoptes scabiei var equi hay S.
scabiei equi.
Người ta thường thêm tên tác giả phát hiện và niên hiệu đã mơ tả lồi đó, ví
dụ: Ascaris lumbricoides Linnaeus,1758 ( tên tác giả viết hoa, không viết nghiêng,
giữa tên và năm có dấu phẩy ).
Nếu một lồi ký sinh trùng mà được nhiều tác giả đặt tên khác nhau thì theo
qui ước người ta lấy tên cũ nhất là từ lần xuất bản thứ 10 của quyển sách “ Systema
naturae “ của Linnaeus năm 1758.
Gọi tên không theo danh pháp quốc tế
Đây là cách gọi không thống nhất, tùy theo từng vùng hoặc từng địa phương
mà ký sinh có nhiều tên gọi khác nhau vì vậy dễ hiểu lầm. Tuy nhiên, cách gọi
này cũng thường được sử dụng trong cách nói thơng thường vì dễ diễn đạt, khơng
cầu kỳ.
- Gọi tên theo hình thái của ký sinh: Giun đũa, giun tóc, giun kim, giun

xoăn, sán máng, giun chỉ, giun đầu gai.
- Gọi theo vị trí ký sinh: Sán lá gan, giun phổi, giun tim, giun thận.
- Gọi theo triệu chứng lâm sàng: Bệnh phù chân voi, bệnh sốt đái đỏ, bệnh
sốt rét, bệnh ngủ.
- Gọi theo địa điểm phát hiện đầu tiên: Sốt Địa Trung Hải (do Theileria
annulata), Bệnh Surra ( Ấn Độ) ( do Trypanosoma evansi).
- Gọi theo ký chủ trung gian truyền bệnh: Bệnh sốt ve ( do Babesia
bigemina).
- Gọi theo bệnh tích: Giun kết hạt do Oesophagostomum spp.
3


2.1. Ngành giun dẹp (phylum Plathelminthes)
Giun
dẹp là
những động
vật
không
xương
sống thuộc
ngành Platyhelminthes. Giun dẹp có đối xứng hai bên và cơ thể dẹp theo chiều
lưng bụng. Chúng gồm: sán lông, sán lá và sán dây. Chúng khơng có khoang cơ
thể, cũng khơng có hệ tuần hồn chun dụng hay cơ quan hơ hấp, khiến chúng
phải có cơ thể dẹp để dễ tiếp nhận oxy và chất dinh dưỡng qua khuếch tán, cùng
với đó giác bám ở giun dẹp rất phát triển để bám chắc vào vật chủ tránh bị đẩy ra
khỏi vật chủ.
Theo phân loại động vật học truyền thống Platyhelminthes được chia
thành Turbellaria, hầu hết không ký sinh, và ba lớp toàn ký sinh là Cestoda,
Trematoda và Monogenea; tuy nhiên, từ khi Turbellaria được chứng minh là
không đơn ngành, phân loại này hiện nay bị phản đối. Các loại giun dẹp sống tự

do đa số ăn thịt, sống trong nước hay môi trường đất ẩm. Cestoda (sán dây) và
Fasciola (sán lá gan) có vịng đời phức tạp, khi trưởng thành sống ký sinh trên cá
hay động vật có xương sống trên cạn. Trứng của Fasciola được vật chủ bài tiết,
trong khi cestoda trưởng thành tách nhỏ mình ra nhiều đoạn nhỏ lưỡng tính được
vật chủ bài tiết.
2.2. Ngành giun trịn (phylum Nemathelminthes)
Giun trịn (cịn gọi là Tuyến trùng) là nhóm các động vật thuộc
ngành Nematoda. Chúng gồm những động vật sinh sống ở một phạm vi mơi
trường rộng lớn. Có thể khó phân biệt được chúng dù người ta đã miêu tả được
hơn 28.000 lồi, trong số đó trên 16.000 lồi là lồi ký sinh; tổng số lồi giun trịn
được thống kê khoảng 1 triệu loài. Khác với giun dẹp và động vật thích ty bào,
giun trịn có hệ thống tiêu hóa hở hai đầu.
2.3. Ngành giun đầu gai (phylum Acanthocephales)
Ngành Giun đầu gai (danh pháp khoa học: Acanthocephala) là
một ngành gồm các loài giun ký sinh, đặc trưng bởi sự hiện diện của giác bám
với các ngạnh để đâm và bám chắc vào thành ruột của vật chủ. Giun đầu gai
thường có chu kỳ sống phức tạp, liên quan đến một số động vật chủ, bao gồm động
vật không xương sống, cá, động vật lưỡng cư, chim, và động vật có vú. Có khoảng
1.150 lồi đã được mơ tả.
Giun đầu gai đã từng được cho là một ngành riêng biệt. Phân tích bộ gen gần
đây đã chỉ ra rằng chúng có nguồn gốc từ, và nên được xem là các dạng luân
trùng biến đổi nhiều. Đây là một ví dụ của phát sinh loài phân tử. Đơn vị phân
loại hợp nhất này được gọi là Syndermata.
3. Đường xâm nhập và truyền lây của ký sinh trùng
4


3.1. Đường xâm nhập
- Đường miệng: Do ăn hoặc uống phải dạng trứng hay ấu trùng dạng gây
nhiễm, ví dụ: như đa số các loại giun sán ký sinh ở đường tiêu hóa, cầu trùng,

nguyên bào ở ruột.
- Qua da: Một số ấu trùng gây nhiễm có thể chui qua da ký chủ vào cơ thể
để đến vị trí thích hợp. Ví dụ: giun thận ở heo, giun móc ở người hay ở chó, sán
máng, giun lươn (chó, mèo).
- Qua niêm mạc (cơ quan sinh dục: âm hộ, âm đạo, dương vật): Một số
nguyên bào như: Trichomonas foetus (bò), Trichomonas vaginalis (người) có thể
truyền lây qua giao phối.
- Qua đường tuần hoàn, vết thương:Một số bệnh ký sinh trùng đường máu
do động vật chích đốt hoặc do truyền máu, mầm bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể. Ví
dụ: Anaplasma, Theleiria, Trypanosoma và một số loài giun chỉ.
3.2. Đường truyền lây
- Qua đất và nước: Là đường gieo truyền phổ biến nhất đối với giun sán, vì
đa số giun sán có 1 giai đoạn phát triển ở mơi trường ngồi (từ trứng đến ấu trùng
hay từ trứng gây nhiễm)
- Qua tiếp xúc:Một số lây qua đường tiếp xúc như ghẻ, Trichomonas foetus,
Trypanosoma equiperdum.
- Qua động vật môi giới, vật trung gian:Một số bệnh không truyền lây trực
tiếp mà lây qua một vật môi giới hoặc vật trung gian đếm một ký chủ khác. Ví dụ
như bệnh ký sinh trùng đường máu Anaplasma, Trypanosoma evansi. Giun sán:
Dirofilaria (giun chỉ)
- Qua nhau thai, qua sữa:Một số ấu trùng có thể qua nhau thai hay qua sữa
để truyền bệnh từ mẹ sang con. Các lồi có thể truyền qua sữa như: Ancylostoma
caninum, Toxocara cati, Strongyloides ransomi, Neoascaris vitulorum. Có thể
truyền qua sữa và nhau thai như Toxocara canis.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Định nghĩa ký sinh trùng?
2. Hệ thống phân loại và danh pháp?
3. Đường xâm nhập và truyền lây của ký sinh trùng?

5



BÀI 1
SÁN LÁ KÝ SINH VÀ NHỮNG BỆNH DO SÁN LÁ GÂY RA
MĐ21-02
Giới thiệu:
Sán lá là sán dẹt ký sinh lây nhiễm vào các mạch máu, đường tiêu hoá, phổi,
hay gan. Chúng thường được phân loại theo hệ thống cơ quan mà chúng xâm
nhập: Clonorchis sinensis, Fasciola hepatica, và Opisthorchis sp: Gan.
Fasciolopsis buski, Heterophyes heterophyes, và các sinh vật có liên quan: đường
tiêu hoá.
Chúng gây ra bệnh sán lá gan. Chúng là các loài ký sinh trùng sống ký
sinh ở các động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu, dê... Có hai loại sán lá gan khá phổ
biến là sán lá gan lớn và sán lá gan nhỏ. Sán lá gan được coi là động vật gây
ra bệnh sán lá gan ở các loài động vật ăn cỏ. Tại một số quốc gia, tỷ lệ nhiễm bệnh
lên tới 80-100%.
Mục tiêu:
Giúp sinh viên biết được khái quát về hình thái, cấu tạo sán lá và những
bệnh do sán lá gây ra trên các loài nhai lại, heo, loài ăn thịt và lồi gia cầm
- Kiến thức: Sinh viên hiểu, trình bày được vòng đời, tác hại của sán lá đối với
ký chủ; cách phòng, trị bệnh sán lá cho gia súc.
- Kỹ năng: Thực hiện được phương pháp chẩn đốn, phịng và trị các bệnh
do sán lá gây ra cho các ký chủ.
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Học tập nhiêm túc, sáng tạo; áp dụng kiến
thức, kỷ năng đã học để chẩn đốn, phịng và trị các bệnh do sán lá gây ra cho các
ký chủ hiệu quả cao, đảm bảo an toàn.
1. Đại cương sán lá
Ở Việt nam cho đến nay đã phát hiện được hơn 350 loài sán lá ký sinh ở
người và động vật. Sán lá ký sinh ở nhiều cơ quan trong cơ thể gia súc. Ví dụ
Philophthalmus gralli ký sinh trong mắt của gia cầm, Schistosoma spindale trong

hệ tuần hoàn. Paragonimus westermani trong hệ hô hấp, Prosthogonimus ovatus
trong hệ sinh dục và rất nhiều sán lá ký sinh trong hệ tiêu hóa của gia súc, gia
cầm, người và gây bệnh cho ký chủ.
1.1. Đặc điểm hình thái

6


Đa số sán lá có hình chiếc lá, dẹp theo hướng lưng bụng và thường đối xứng
2 bên. Một số khơng có hình chiếc lá như Paramphistomum, Fischoederius có
hình chóp nón, Schistosoma có hình lịng máng.
Màu sắc: sán lá có màu hồng, màu xám, màu trắng ngà.
Kích thước: thay đổi tùy theo loài sán, biến động từ 0,1mm đến 150 cm đơi
khi đến 1 mét.
Cấu trúc:
+ Bên ngồi: bên ngồi nhẵn hoặc phủ những gai, vẩy và mang những giác
bám. Sán lá thường có 2 giác bám, đó là giác miệng và giác bụng, giác miệng
dùng để bám và hút chất dinh dưỡng ni cơ thể, trên giác bám có thể có những
gai hoặc móc, đáy miệng là lỗ miệng thơng với hệ thống tiêu hóa. Giác bụng chỉ
dùng để bám. Một số lồi sán khơng có giác bụng hoặc có giác thứ 3 gọi là giác
sinh dục. Ngồi lỗ miệng, sán lá cịn có lỗ sinh dục ở cạnh giác bụng và lỗ bài tiết
ở cuối thân. Sán lá khơng có hệ tuần hồn và hệ hơ hấp.
+ Bên trong gồm có:
Hệ tiêu hóa: bắt đầu là miệng được bao quanh bởi một lớp cơ gọi là giác
miệng rồi đến hầu, thực quản và hai nhánh ruột. Sán lá khơng có lỗ hậu mơn. Sản
phẩm của q trình tiêu hóa thải qua lỗ miệng ra ngồi.
Hệ bài tiết: gồm những tế bào tiết hình sao nằm rải rác khắp cơ thể, mỗi tế
bào có ống thơng riêng sau đó hợp lại đổ ra phần cuối thân sán qua túi bài tiết và
lỗ bài tiết ở mặt bụng của sán.
Hệ thần kinh: kém phát triển, gồm có 2 hạch trung tâm nằm ở hai bên hầu

nối với nhau bằng vòng dây thần kinh. Từ hạch thần kinh có ba đơi dây thần kinh
phân đi khắp cơ thể, do vậy sán lá vẫn có thể cử động khi chúng ra ngồi.
Cơ quan cảm giác: ở sán trưởng thành tiêu giảm, chỉ có ở dạng ấu trùng
miracidium và cercaria nhưng chỉ ở dạng vết.
Hệ sinh dục: thông thường sán lá đều lưỡng tính chỉ có lồi sán máng là đơn
tính. Hệ sinh dục phát triển mạnh và phức tạp.
Cơ quan sinh dục đực gồm: hai tinh hồn, hình thái thay đổi tùy theo lồi,
mỗi tinh hồn có ống dẫn tinh riêng đổ vào ống dẫn tinh chung thông với túi sinh
dục. Phần ống dẫn tinh chung nằm trong túi sinh dục được kitin hóa gọi là cirrus,
cirrus thơng ra ngồi qua lổ sinh dục ở bụng sán và dùng để giao phối. Xung quanh
cirrus có tuyến tiền liệt tuyến bao bọc.
Cơ quan sinh dục cái gồm:ổ trứng (ootype) thông với tử cung, tuyến mehlis,
tuyến nỗn hồng, buồng trứng và túi tiếp tinh, ổ trứng thường nhỏ hơn tinh hoàn
7


là nơi trứng hình thành và thụ tinh. Túi chứa tinh chứa tinh dịch dự trữ, tử cung
chứa đầy trứng đã thụ tinh. Một đầu của tử cung thông với ổ trứng, đầu cịn lại
thơng với bên ngồi qua lổ sinh sản cái ở mặt bụng. Tuyến mehlis tiết dịch thể
làm trơn ổ trứng và tử cung giúp trứng lọt vào tử cung và thải ra ngoài dễ dàng,
đồng thời giúp tinh trùng hoạt động dễ dàng và mạnh hơn. Tuyến mehlis tiết ra
chất bao lấy bên ngoài vỏ trứng. Tuyến nỗn hồng phân bố dọc ở hai bên thân
sán và tạo ra chất dinh dưỡng ni trứng. Ngồi ổ trứng cịn thơng với ống Laurer
giữ vai trị như âm đạo khi giao phối và thải nỗn hồng thừa từ ổ trứng để trứng
hình thành thuận lợi. Lỗ sinh dục đực và cái nằm ở gần nhau, thường ở trước giác
bụng.
Sán lá giao phối bằng 2 cách tự thụ tinh hoặc thụ tinh chéo.
1.2. Vòng đời
Sán lá ký sinh hút chất dinh dưỡng bằng các dịch tế bào của cơ thể vật chủ,
bằng máu, dịch tiết của các tuyến, bằng những thảo trùng hay chất thừa thực vật.

Chu trình sinh học của sán lá dời chổ nhiều lần và tiến triển ở nhiều ký chủ
liên tiếp. Các lồi nói chung đa số phát dục ở các giai đoạn sau: Sán lá trưởng
thành ký sinh ở ký chủ cuối cùng và đẻ trứng, những trứng này ra mơi trường bên
ngồi, nếu gặp điều kiện thuận lợi (nhiệt độ, ẩm độ, pH, ánh sáng, có nước) thích
hợp chúng sẽ phát triển thành mao ấu (miracidium) có lơng tơ bao phủ bên ngồi,
có thể bơi trong nước dễ dàng để tìm ký chủ trung gian. Mao ấu có hình quả lê và
có mắt có nhiều lơng tơ bao phủ, chúng chỉ có thể sống bên ngoài trong một thời
gian rất ngắn ( một vài ngày). Trong những ngày ấy chúng tích cực đi tìm ký chủ
trung gian để xâm nhiễm ( chui vào). Vào ký chủ trung gian mao ấu sẽ rụng lông
tơ và biến thành bào ấu (sporocys), bào ấu có hình abo trong chứa nhiều tế bào.
Sau một thời gian, bào ấu sinh sản vơ tính cho ra nhiều lơi ấu(redia). Redia đã có
lỗ miệng, hầu, tế bào mầm của ruột và tế bào phôi. Redia tiếp tục sinh sản vô tính
cho ra nhiều vĩ ấu (cercaria). Khi đã phát triển đầy đủ về cấu tạo ( giác miệng,
giác bụng, miệng, hầu, thực quản, manh tràng và đuôi) cercaria chui ra khỏi ốc,
bơi lội trong nước một thời gian và tiếp tục phát triển bằng nhiều cách khác nhau
tùy theo loài sán lá.
Sán lá 1 ký chủ trung gian: Cercaria rụng đuôi nhờ tuyến dịch thể bao bọc
xung quanh và biến thành nang ấu ( metacercaria) tiếp tục phát triển thành sán
trưởng thành, nếu súc vật nuốt phải.
Sán lá 2 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ hai cercaria
biến thành metacercaria nếu ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ 2 sẽ
nhiễm sán trưởng thành.

8


Sán lá 3 ký chủ trung gian: sau khi qua ký chủ trung gian thứ hai cercaria
biến thành mesocercaria nếu ký chủ trung gian thứ 3 ăn phải ký chủ trung gian
thứ 2 sẽ phát triển thành metacercaria. Metacercaria sẽ phát triển thành dạng
trưởng thành. Nếu được ký chủ cuối cùng ăn phải ký chủ trung gian thứ 3.

1.3. Phân loại
Fasciola hepatica: Sán lá gan thường
Fasciola gigantica: Sán lá gan lớn
Fasciola jacksoni: Sán lá gan nhỏ
Các cá thể lai tạo của Fasciola gigantica × Fasciola hepatica cũng tồn tại.
Với sán lá gan nhỏ thì giai đoạn đầu ấu trùng của sán là ấu trùng lông di
chuyển tự do trong nước để tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các
lồi ốc. Sau đó ấu trùng lơng trở thành ấu trùng đi và rời ốc để tìm đến vật chủ
trung gian thứ hai là các loài cá nước ngọt để cư trú. Còn với sán lá gan lớn thì
sau khi rời ốc nó sẽ bám vào thực vật thuỷ sinh chờ vật chủ.
2. Bệnh sán lá ở loài nhai lại
2.1. Căn bệnh, ký chủ
Căn bệnh
Bệnh sán lá gan ở nước ta do Fasciola hepatica, Fasciola gigantica. Ngoài
ra cịn một số lồi khác ký sinh ở tuyến tụy, ống dẫn tụy, túi mật, ống dẫn mật như
:Paramphystonum explanatum, Fasciola magna, Dicrocoelium hopes, D.
dendriticum.
Nơi ký sinh chủ yếu là ở ống dẫn mật, gan, túi mật gây hiện tượng viêm gan
hoại tử. Thời kỳ di hành còn thấy ở phổi, tim, hạch lam ba, tuyến.

Hình 1.1: Fasciola gigantica

9

Hình 1.2: Fasciola hepatica


Sán dài 20 – 30 mm, rộng 4 – 13 mm, phần đầu nhơ ra tạo thành vai, hai rìa
mép cơ thể khơng song song, đi nhọn, ngồi ra những nhánh ngang bên trong
của ruột ít hơn và chia nhánh khơng rõ bằng Fasciola gigantica.


chủ
Trâu, bị, dê, cừu cũng có khi gặp được ở heo, ngựa và một số động vật hoang
dại khác.
Ký chủ trung gian : là các loài ốc nước ngọt như :Lymnae truncatula, Lymnae
auricularia.
2.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh
Dịch tễ
Nguồn gieo rắc bệnh chủ yếu là súc vật ni : trâu, bị, dê, cừu và những thú
hoang dại khác.
Mỗi sán mỗi ngày có thể đẻ 20.000 trứng, sán có thể thọ 5 – 11 năm, bởi vậy
mỗi súc vật mang sán mỗi năm thải một số lượng trứng khá lớn ra đồng cỏ, bãi
chăn.
Đồng cỏ bãi chăn ẩm thấp là nơi cần thiết để mầm bệnh có điều kiện phát
triển thành miracidium và xâm nhập vào súc vật. Ở những nơi này còn thuận lợi
cho ký chủ trung gian tồn tại và phát triển.
Bệnh này phân bố rộng khắp ở các vùng trong nước ta như những vùng đồng
bằng và trung du nhiễm bệnh nặng hơn vùng núi và vùng ven biển.
Tuổi gia súc càng lớn thì tỷ lệ nhiễm càng tăng.
Súc vật nhiễm bệnh càng tăng lên vào mùa mà ký chủ trung gain phát triển,
cho nên những năm mưa nhiều số súc vật mắc bệnh này gia tăng. Các loài ốc nước
ngọt là ký chủ trung gian của sán lá gan Fasciola, phân bố rất rộng. Ốc thích sống
ở mơi trường có pH kiềm, ở những nơi nước sâm sấp và có dịng chảy nhẹ để ốc
hơ hấp.
Trứng sán có sức đề kháng khá tốt với mơi trường bên ngồi. Nếu bị khơ hạn
trứng bị chết sau vài ngày. Nhiệt độ trên 40 0c trứng bị chết sau vài phút. Trong
điều kiện ẩm độ thích hợp, trứng tồn tại đến 8 tháng, trong mơi trường bên ngồi
Adolescaria có thể sống 5 tháng.
Vịng đời (cơ chế sinh bệnh)
Phát triển gián tiếp cần sự tham gia của ký chủ trung gian là những ốc nước

ngọt :Lymnae viridis, lymnae truncatula, L.viatrix, L.cubensis…. Và 29 loài ốc
khác. Nhưng loài Lymnae truncatula là loài quan trọng nhất trong việc lan truyền
F. hepatica.
10


Sán trưởng thành ký sinh trong ống dẫn mật của trâu bò, dê, cừu và một số
gia súc khác. Sau khi thụ tinh mỗi sán đẻ 20.000 trứng. Trứng này theo mật xuống
ruột non, sau đó tiếp tục theo phân ra ngoài. Nếu gặp điều kiện thuận lợi : nhiệt
độ 15 -30 0c, ẩm độ cao, Ph từ 5,5 – 7,5 , có ánh sáng và mơi trường có nước trứng
sẽ hình thành ấu trùng Miracidium, dưới tác động của ánh sáng Miracidium thốt
khỏi vỏ trứng có tiêm mao bơi lội trong nước, chúng đi tìm ký chủ trung gian để
chui vào. Nếu thiếu ánh sáng miracidium khơng có khả năng thốt vỏ nhưng vẫn
có khả năng tồn tại đến 8 tháng trong vỏ trứng. Sau khi chui vào ốc, vào gan, tụy
của ốc nó sẽ mất tiêm mao tách vỏ ngoài và biến thành Sporocyst (bào ấu) sau 3
– 7 ngày cứ 1 Miracidium biến thành 1 Sporocyst. Sau đó Sporocyst sinh sản vơ
tính để tạo ra 5 – 10 Rediae (lôi ấu). Thời gian này cần 8 – 11 ngày. Rediae sinh
sản vơ tính cho ra 3 – 6 Cercariae trong 13 – 14 ngày. Thời gian từ Miracidium
đến cercaria là 20 – 80 ngày. Cercaria chui ra khỏi ốc bơi lội trong nước và sống
được từ 10 – 24 giờ sau đó rụng đi, thân thu trịn lại và tạo kén Adolescariae
(nang ấu). Sau 2 – 24 giờ bám vào cây cỏ dưới nước hay gần nước. Trâu bò ăn
phải kén ấu trùng di hành về gan theo 2 cách :
- Ấu trùng chui qua màng ruột đi vào xoang bụng về mặt gan sau đó chui
qua tế bào gan vào ống dẫn mật.
- Ấu trùng đi theo mạch máu về tĩnh mạch cửa ở gan, chui qua tĩnh mạch về
ống dẫn mật và túi mật. Thời gian từ khi gia súc nuốt phải Adolescaria (nang ấu)
cho đến khi thành Fasciola trưởng thành là 3 – 4 tháng. Sán trưởng thành có thể
sống trong ống dẫn mật gan của gia súc 3 – 5 năm có khi đến 11 năm. Ấu trùng
có thể chui qua màng nhau thai truyền cho gia súc con.
2.3. Triệu chứng, bệnh tích

Triệu chứng
Bệnh phụ thuộc vào mức độ nhiễm sán, tình trạng sức khoẻ, tuổi, mùa vụ,
tình hình quản lý chăm sóc.
Trâu, bò từ 1,5 đến 2 tuổi nhiễm bệnh thường phát ở thể cấp tính, con vật dễ
chết.Trâu, bị trưởng thành triệu chứng của bệnh thể hiện ít rõ, bệnh thường ở
dạng mãn tính.
+ Thể cấp tính: ít xảy ra nếu gặp thường ở giai đoạn sán non di hành trong
cơ thể gây tổn thương các cơ quan gan, ruột, mạch máu phổi và các cơ quan khác.
Khi trưởng thành sán hút 0,2 ml máu /sán trong một ngày, đêm làm vật
thiếu máu. Sán làm viêm loét ống dẫn mật, có khi có mủ, độc tố của sán làm hoại
tử thối hóa thành ống dẫn mật, làm tăng tính thấm thành mạch, tăng bạch cầu,

11


rối loạn quá trình trao đổi chất và chức năng hoạt động của gan, gây teo và xơ
gan.
Khi nhiễm nặng có thể xuất hiện thể cấp tính, vật thường chết đột ngột,
thiếu máu, niêm mạc nhợt nhạt, tiêu chảy vàng da,đơi khi có triệu chứng thần
kinh, vật uể oải, kiệt sức và thường chết sau vài ngày kể từ khi xuất hiện triệu
chứng trên.
+ Thể mãn tính: thường xảy ra, vật gầy yếu, da khô, lông xù, phù thũng ở
cổ và dưới ngực, phân lúc lỏng lúc đặc. Lượng Ca trong máu giảm, con vật dễ bị
co giật, gan sưng to, lượng sữa giảm 50%. Vào mùa khô hay mùa đông con vật
phải làm việc nhiều, thiếu thức ăn khi nhiễm sán lá gan con vật có thể chết.
Bệnh tích
Gan bị viêm, sưng to màu nâu sẫm, sau đó bị viêm xơ và có nhiều sợi Fibrin
và những điểm thối hóa hoại tử màu trắng. Ống dẫn mật viêm tăng sinh dày, lịng
ống dẫn mật giãn rộng có lẫn máu và mủ.
2.4. Chẩn đốn

Với con vật cịn sống việc chẩn đoán dựa vào triệu chứng.
- Căn cứ dẫn liệu dịch tễ học của bệnh.
- Xét nghiệm phân tìm trứng qua phương pháp gạn rửa sa lắng nhiều lần.
- Chẩn đoán bằng kháng ngun.
2.5. Điều trị, phịng bệnh
Điều trị
Hiện nay có rất nhiều thuốc có hiệu quả trong việc điều trị bệnh sán lá gan
như :
- Dertil B loại 300mg dùng cho trâu, bò :
- Trâu

:

9 mg / kg P

- Bò

:

6 mg / kg P

- Dê

: 8 mg / kg P

- Dovenix (Nitroxynil) dùng liều 12 – 15 mg / kg P trộn thức ăn, hoặc chích
dưới da 1,5 ml/ 30 kg P (loại dung dịch 30 %).
- Fasciozalida dùng liều 12 mg / kg P trộn thức ăn, hoặc chích dưới da liều
1, 5 ml / 30 kg P.
- Rafoxanide dùng liều 7,5 – 10 mg / kg P hoà thành dung dịch 2,5 % cho

uống.
12


Phòng bệnh
+ Định kỳ tẩy sán cho súc vật để ngăn chặn mầm bệnh gieo rắc và phòng
ngừa cho gia súc khỏi tái nhiễm. Hằng năm nên tẩy sán toàn đàn ít nhất là 2 lần
/năm. Tránh gieo rắc mầm bệnh ra mơi trường. Trên đồng cỏ có căn bệnh, có thể
chăn dắt luân phiên.
+ Ủ phân sinh học, để tiêu diệt trứng, đây là biện pháp có hiệu quả nhất để
phòng ngừa bệnh sán lá gan và các bệnh khác.
+ Xử lý các cơ quan nhiễm sán: nếu gan nhiễm nhiều phải được giữ lại, nấu
chín, chế biến để nuôi gia súc khác.
+ Diệt ký chủ trung gian : bằng cách tháo nước, làm khô những đồng cỏ, bải
chăn lầy lội ẩm ướt. Dùng những hóa chất có khả năng diệt ốc (vôi bột, sulphat
đồng), phát triển chăn nuôi những súc vật ăn ký chủ trung gian như : vịt, ngang,
ngỗng, cá.
+ Vệ sinh thức ăn, nước uống, không chăn thả súc vật ở những bải chăn lầy
lội, ẩm ướt. Khi bắt buộc phải chăn thả những nơi ảm ướt phải cắt cỏ cao hơn mặt
nước để tránh gặp Adolescaria. Sau đó phơi khơ cỏ, nguồn nước uống phải sạch,
khơng có ký chủ trung gian và khơng có Adolescaria này.
+ Súc vật nhập nơi khác đến cần phải kiểm tra.
3. Bệnh sán lá ở heo
3.1. Căn bệnh, ký chủ
Căn bệnh
Do một loài sán lá ký sinh ở ruột heo, có khi cịn thấy ký sinh ở ruột người,
chó, mèo, chuột. Do các loài sau: Fasciolopsis buski, Echinostoma sp,
Gastrodiscoides hominus, Echinostoma malayamum.
Hình thái
Fasciolopsis buski: thuộc họ Fasciolidae, ký sinh ở ruột non, sán có dạng

giống chiếc lá, màu đỏ hồng hay màu xám, thân nhỏ ở đầu và phình rộng ở phía
sau. Kích thước dài 20 – 75 mm, rộng 8 – 20 mm, dày 0,2 – 5 mm. Giác miệng
và giác bụng gần nhau, giác miệng nhỏ hơn giác bụng, buồng trứng phân làm 3
thùy, mỗi thùy hai nhánh nằm gần tuyến Mehlis ở giữa thân và trên tinh hồn. Túi
sinh dục hình ống thơng với bên ngồi qua lỗ sinh dục ở phía trước giác bụng. Hai
tinh hồn phân nhánh hình cành cây xếp dầy đặc ở hai bên thân sán.
- Trứng hình bầu dục rộng ở chính giữa và thon nhỏ ở hai đầu, đầu nhỏ có
một nắp trứng màu vàng, bên trong chứa đầy tế bào phơi. Kích thước dài 0,13 –
0,14 mm x 0,08 – 0,085 mm.
13


Hình 1.4: Trứng Fasciolopsis buski

Hình 1.3: Fasciolopsis buski

Gastrodiscoides hominus: Sán có hình lê, phía đầu thon nhỏ, phía sau
phình rộng, màu đỏ, dài 6 – 8mm, rộng 3 – 4mm, dầy 2mm. Giác miệng nhỏ ở
đầu, giác bụng rất lớn nằm ở cuối thân. Hai tinh hồn hình khối hay hình đĩa.
Tuyến nỗn hồng phân bố phía sau thân. Trứng hình bầu dục, một đầu có nắp
dài 0,15mm rộng 0,072 mm.
Ký chủ
- Sán lá ký sinh ở ruột heo, người, chó, mèo.
- Ký chủ trung gian : là các lồi ốc nước ngọt Planorbis, Segmentina,
Gyraulus, Hippetis contori.
3.2. Dịch tễ, cơ chế sinh bệnh
Dịch tễ
- Tỷ lệ nhiễm tăng dần từ miền núi, trung du, đồng bằng.
- Nguồn phát tán bệnh chủ yếu là heo mang sán, vì mỗi sán trưởng thành có
khả năng đẻ 15.000 – 48.000 trứng mỗi ngày, sán có thể sống trong ruột 2 – 4

năm.
- Những cánh đồng ruộng và những nơi ẩm ướt quanh chuồng heo, nhất là
dùng những thức ăn xanh, rau bèo…hoặc bón phân heo chưa ủ kỷ làm cho mầm
bệnh tồn tại và phát triển.
- Heo dưới 2 tháng tuổi đã nhiễm sán và mức độ nhiễm tăng dần theo tuổi.
Nuôi heo thả rong nhiễm nặng hơn nuôi nhốt.
- Sức đề kháng của trứng khơng cao, ủ phân 18 ngày có thể diệt được trứng
với nhiệt độ 40 0C.
Vòng đời
Sán lá trưởng thành trung bình mỗi ngày đẻ trứng từ 15.000 – 48.000 trứng
/sán, trứng theo phân ra ngồi gặp mơi trường nước ở nhiệt độ 27 – 32 0C, sau 14
– 15 ngày trứng phát triển thành Miracidium chui ra khỏi trứng. Miracidium có
thể sống ở ngồi mơi trường từ 6 – 8 giờ, sau đó Miracidium xâm nhập vào ốc để
14


biến thành Sporocyst. Sau 9 – 10 ngày thành Redia ở trong gan, tụy của ốc, sau
đó Redia sinh sản vơ tính cho ra Cercaria, Cercaria chui ra khỏi ốc, sau 1 – 3 giờ
rụng đuôi và tạo thành kén Adolescaria. Khi người, heo ăn phải kén này dưới tác
động của dịch mật và dịch tiêu hóa kén này phát triển thành sán trưởng thành ở
ruột non sau 3 tháng. Sán trưởng thành có thể sống ở heo 2 năm, ở người 4 năm.
3.3. Triệu chứng, bệnh tích
Khi heo nhiễm sán nặng, sán có thể làm tắc ruột, do các giác bám rất khoẻ
có thể làm rách ruột heo. Nếu nhiễm nhẹ heo tiêu chảy, lông xù, chậm lớn.
Mổ khám thấy ruột sưng to, niêm mạc ruột viêm cata chảy máu, xuất huyết,
thành ruột giãn rộng. Độc tố của sán làm con vật có triệu chứng thần kinh, gầy
cịm, thiếu máu, sức đề kháng giảm.
3.4. Chẩn đoán
- Bằng cách xét nghiệm phân tìm trứng.- Dựa vào triệu chứng, bệnh tích
- Dựa vào dịch tễ học.

3.5. Điều trị, phòng bệnh
Phòng trừ tập trung ở các điểm sau :
+ Tẩy trừ trên cơ thể gia súc bệnh.
+ Diệt trừ căn bệnh ở mơi trường ngồi như : xử lý phân, khơng dùng phân
tươi bón ruộng, rau, ủ phân sinh học, diệt trừ ký chủ trung gian.
+ Cho gia súc ăn uống sạch.
+ Nuôi dưỡng đầy đủ để súc vật nâng cao sức đề kháng.
+ không nên nuôi heo thả rong.
4. Bệnh sán lá ở loài ăn thịt
4.1. Căn bệnh, ký chủ
Căn bệnh
Do các loài sán lá nhỏ Clonorchis sinensis,Opisthorchis fenileus gây ra, ký
sinh trong ống dẫn mật của gan chó, mèo, người và các động vật thích ăn thịt khác.
Ở nước ta đã thấy người nhiễm sán này ở các vùng nhất là vùng đồng bằng. Tuổi
vật chủ cáng cao, tỷ lệ nhiễm sán càng nhiều.
Clonorchis sinensis ( Cobbold, 1875)
Hình thái
Sán có hình lá màu đỏ nhạt, đầu thon mỏng, cuối đi thon lại hơi bầu. sán
dài 5,7 -25 mm, rộng 1,6 -2,3mm, khơng có túi sinh dục, giác miệng lớn hơn giác
15


×