Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Sự hiện diện của white spot syndrome virus, Vibrio parahaemolyticus và Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm giống cung cấp cho đồng bằng sông Cửu Long và tôm nuôi thương phẩm năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.94 KB, 14 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

SỰ HIỆN DIỆN CỦA WHITE SPOT SYNDROME VIRUS, Vibrio parahaemolyticus VÀ Enterocytozoon hepatopenaei TRÊN TÔM GIỐNG
CUNG CẤP CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ TÔM NUÔI
THƯƠNG PHẨM NĂM 2021
Lê Hồng Phước1*, Nguyễn Hồng Lộc1, Nguyễn Thành Nhân1

TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá tỷ lệ nhiễm WSSV (White Spot Syndrome Virus),
Vibrio parahaemolyticus gây bệnh hoại tử gan tụy cấp AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis
Disease) và Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) trên tôm giống và tôm nuôi thương phẩm tại các
tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng cộng 600 mẫu tôm giống thu tại các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu và 120 mẫu tôm nuôi nuớc lợ thu tại các tỉnh Bạc Liêu,
Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh và Cà Mau từ tháng 1 đến tháng 10 năm 2021 được kiểm tra các mầm
bệnh nguy hiểm nêu trên bằng phương pháp PCR. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhiễm WSSV,
Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên tôm giống lần lượt là 1,33; 3,56 và 4,44% trong
mùa khô và 1,07; 2,13 và 4,80% trong mùa mưa. Tỷ lệ này cao hơn đối với tôm nuôi thương phẩm
ở cả mùa khô và mùa mưa. Tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh WSSV, Vibrio parahaemolyticus và EHP
trên tôm nuôi lần lượt là 12,96; 20,37 và 31,48% trong mùa khô và 19,70; 9,09 và 21,21% trong
mùa mưa. Tỷ lệ nhiễm WSSV, V. parahaemolyticus và EHP trên tôm giống trong năm 2021 lần
lượt là 1,17; 2,67 và 4,67%. Các tỷ lệ này đều thấp hơn so với năm 2020 với lần lượt là 1,67; 3,00
và 6,17%. Đối với tôm nuôi thương phẩm, tỷ lệ nhiễm WSSV và EHP trong năm 2021 là 16,67 và
25,83%, cao hơn so với năm 2020 là 15,83 và 24,17%. Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus
trong năm 2021 là 14,17%, thấp hơn so với năm 2020 là 15,83%.
Từ khóa: WSSV, Vibrio parahaemolyticus, EHP, tơm nước lợ.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, một trong
những ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi tôm là bệnh
đốm trắng do WSSV (White Spot Syndrome
Virus), bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute


Hepatopancreatic Necrosis Disease, AHPND)
do Vibrio parahaemolyticus và bệnh do vi bào
tử (Enterocytozoon hepatopenaei, EHP) gây
ra cả trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Năm
2020, bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra tại 156
xã, 54 huyện thuộc 18 tỉnh, thành phố với diện
tích thiệt hại là 2.816,83 ha, chiếm 3,18% diện
tích ni tơm. Bệnh đốm trắng xảy ra tại 207

xã, 68 huyện thuộc 22 tỉnh, thành phố với diện
tích 2.662,89 ha. Bệnh chậm lớn do vi bào tử
trùng EHP là 41,55 ha tại Hải Phịng, Quảng
Ninh, Ninh Thuận, Bình Thuận, Sóc Trăng và
Trà Vinh (Cục Thú Y, 2021).
Năm 2009, lần đầu tiên ở Thái Lan phát
hiện EHP trên tôm sú nuôi. Đến năm 2011 bệnh
do EHP nguy hiểm hơn ở những trang trại nuôi
tôm trên 5 năm và gần biển (Panakorn, 2012).
EHP gây ảnh hưởng đến gan tụy tôm, nghiên
cứu của Tangprasittipap và ctv. (2013) đã chứng
minh EHP có thể được lây trực tiếp từ cá thể
này sang cá thể khác trong quần đàn tôm. Ở Việt

Viện Nghiên cứu Ni trồng Thủy sản II
* Email:

1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


51


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Nam, đây là bệnh không gây chết hàng loạt như
bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy cấp nhưng có
ảnh hưởng lớn đến kinh tế của nghề ni tơm vì
mức độ chậm lớn và tiêu tốn nhiều thức ăn (tôm
nuôi 90-100 ngày tuổi vẫn có thể chỉ đạt kích cỡ
4-5 g/con).
Bệnh hoại tử gan tụy cấp đã gây thiệt hại
nghiêm trọng về sản lượng cho nghề tôm trên
cả thế giới (Boonyawiwat và ctv., 2016). Tác
nhân gây bệnh là Vibrio parahaemolyticus được
phát hiện đầu tiên bởi Tran và ctv. (2013). Từ
năm 2009 bệnh này đã được ghi nhận đầu tiên
tại Trung Quốc, sau đó được phát hiện ở Việt
Nam, Malaysia, Thái Lan, Philippines (Joshi và
ctv., 2014; Nunan và ctv., 2014), Trung và Nam
Mỹ, Mexico và Mỹ (Restrepo và ctv., 2018;
Dhar và ctv., 2019). Ở Mexico, AHPND đã gây
chết hàng loạt tôm nuôi ở các bang Nayarit,
Sinaloa và Sonora. Thiệt hại do AHPND gây
ra lên đến 65% sản lượng tôm nuôi năm 2013
ở những bang này so với năm 2011 khi khơng
có AHPND (The Fish Site, 2013). AHPND gây
tổn thất kinh tế đáng kể cho người nuôi tôm ở
Trung Quốc (11 tỷ USD từ 2009 đến 2016), Việt
Nam (2,5 tỷ USD từ 2010 đến 2016), Malaysia

(1,2 tỷ USD từ 2010 đến 2016), Thái Lan (7,9
tỷ USD từ 2010 đến 2016) và Mexico (0,7 tỷ
USD từ 2012 đến 2016) (Shinn và ctv., 2018).
Bệnh thường xảy ra khoảng 8 ngày sau khi thả
nuôi, bệnh tiến triển nhanh và gây chết hàng
loạt tơm ni trong vịng 20-30 ngày sau khi thả
nuôi (Han và ctv., 2015). Ở Việt Nam, AHPND
xuất hiện từ năm 2010, dấu hiệu lâm sàng của
tôm bệnh bao gồm ruột rỗng hoặc bị đứt đoạn,
mềm vỏ, gan tụy nhạt màu, sưng hoặc teo nhỏ,
có nhiều điểm đen.
Bệnh đốm trắng được phát hiện và gây thiệt
lại lớn trên tơm ni ở Trung Quốc năm 1992
sau đó lây lan sang các nước Nam Mỹ và Châu
Á. Từ năm 1995 đến nay bệnh đốm trắng xuất
hiện hàng năm trên tôm ni ở nước ta. Mặc dù
đã có rất nhiều nghiên cứu tìm giải pháp phịng
52

bệnh đốm trắng nhưng hiện nay vẫn chưa có
một giải pháp cụ thể cho bệnh này ngoài các
biện pháp tổng hợp như an toàn sinh học, chọn
con giống tốt và tăng sức đề kháng cho tôm
nuôi. Năm 2020, tổng diện tích tơm ni nước
lợ bị thiệt hại là 43.340 ha, cao gấp 1,94 lần
so với cùng kỳ năm 2019 và chiếm 5,88% tổng
diện tích ni tơm của cả nước. Tổng diện tích
ni tơm bị thiệt hại do dịch bệnh là 6.858,14
ha, chiếm 15,82% trong tổng diện tích tơm bị
thiệt hại và tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Diện tích tơm bị dịch bệnh chiếm tỷ lệ 0,93%
tổng diện tích tơm thả ni. Các bệnh thường
gặp trên tôm nuôi gồm bệnh hoại tử gan tụy cấp,
bệnh đốm trắng, bệnh hoại tử cơ quan tạo máu
và cơ quan biểu mơ, đường ruột, chậm lớn do
cịi và vi bào tử trùng EHP. Trong 3 tháng đầu
năm 2021 thiệt hại trên tôm nước lợ gần 1.713,5
ha, chiếm gần 0,4% tổng diện tích ni tơm của
cả nước (Cục Thú Y, 2021).
Từ các thông tin trên cho thấy mặc dù sản
lượng tơm ni tăng hàng năm nhưng người
ni phải đối phó với dịch bệnh chưa có giải
pháp ổn định, cụ thể là các bệnh đốm trắng, hoại
tử gan tụy cấp và bệnh do vi bào tử trùng EHP
hàng năm gây thiệt hại đáng kể về sản lượng
cho người nuôi. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu “Sự hiện diện của
WSSV, Vibrio parahaemolyticus và EHP trên
tôm giống cung cấp cho ĐBSCL và tôm nuôi
thương phẩm năm 2021” với mục tiêu đánh giá
tình trạng nhiễm các mầm bệnh nguy hiểm này
trên tôm giống và tôm nuôi ở ĐBSCL, làm cơ
sở cho việc cảnh báo cũng như đề ra giải pháp
phịng và quản lý bệnh tơm.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
2.1. Vật liệu
600 mẫu tôm sú và tôm thẻ chân trắng
giống được thu tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình
Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu và Bạc Liêu (Bảng
1) và 120 mẫu tôm sú và tôm thẻ chân trắng

thương phẩm được thu tại các tỉnh Bạc Liêu,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Cà Mau (Bảng
2). Ngồi ra các kết quả nghiên cứu trong năm
2018, 2019, 2020 từ nhiệm vụ thường xuyên do
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II thực
hiện được sử dụng để so sánh với kết quả nghiên
cứu của năm 2021.

Các hóa chất chính: NaOH 0,25N, SDS
0,125%, 10 mM Tris-HCl (pH = 8,3), 1,5 mM
MgCl2, DNA polymerase 0,125 u (Promega,
Mỹ), các mồi đã được thiết kế và cơng bố trên
các tạp chí trên thế giới (Bảng 3).

Bảng 1. Số mẫu tôm giống thu trong năm 2021.
Tôm sú giống
Tơm thẻ giống
Mùa khơ
Mùa mưa
Mùa khơ
Mùa mưa
Bình Thuận
10
25

30
40
Ninh Thuận
20
45
50
85
Vũng Tàu
10
20
30
30
Bạc Liêu
25
45
50
85
Tổng
65
135
160
240
Ghi chú: Mẫu thu mùa mưa từ tháng 6-10; mùa khô từ tháng 1-5
Bảng 2. Số mẫu tôm nuôi thương phẩm thu trong năm 2021.
Tỉnh

Tôm sú nuôi thương phẩm
Tôm thẻ ni thương phẩm
Mùa khơ
Mùa mưa

Mùa khơ
Mùa mưa
Bạc Liêu
6
7
6
11
Bến Tre
5
5
5
7
Sóc Trăng
5
6
6
10
Trà Vinh
4
3
4
6
Cà Mau
4
5
6
9
Tổng
24
26

27
43
Ghi chú: Mẫu thu mùa mưa từ tháng 6-10; mùa khơ từ tháng 1-5
Bảng 3. Trình tự mồi sử dụng trong nghiên cứu.
Tỉnh

Tác
nhân
WSSV

VP
EHP

Kích thước
Tác giả
sản phẩm

Tên mồi

Trình tự (5’-3’)

F1
R1
R2
R3
VpPirB-392F
VpPirB-392R
EHP 510F
EHP 510R


AGAGCCCGAATAGTGTTTCCTCAGC
CAGGCAATATAGCCCGTTTGGG
ATTGCCAATGTGACTAAGCGG
AACACAGCTAACCTTTATGAG
TGATGAAGTGATGGGTGCTC3
TGTAAGCGCCGTTTAACTCA
GCCTGAGAGATGGCTCCCACGT
GCGTACTATCCCCAGAGCCCGA

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp semi-nested PCR phát
hiện WSSV trên tôm (Kiatpathomchai và ctv.,
2001)

1100 bp
526 bp
250 bp
392 bp
510 bp

Kiatpathomchai
và ctv., 2001
Han và ctv.,
2015
Tang và ctv.,
2015

Sử dụng 4 mồi F/R1/R2/R3 (Bảng 3). Thành
phần phản ứng bao gồm: 200 mM dNTP, 1,5
mM MgCl2, 0,1 mM mồi F1, 0,2 mM mồi R1,

0,3 mM mồi R2, 0,5 mM mồi R3, 1,25 unit Taq

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

53


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

polymerase trong tổng thể tích 50 µl. Với chu
trình nhiệt: 930C/5 phút; 5 chu kỳ: 930C/20 giây,
700C/20 giây, 720C/20 giây; 20 chu kỳ: 930C/20
giây, 550C/20 giây, 720C/20 giây, 25 chu kỳ:
930C/20 giây, 700C/20 giây, 720C/20 giây. Sản
phẩm PCR sau đó được điện di trên gel agarose
2%. Nếu mẫu nhiễm vi rút ở mức độ nặng, sản
phẩm dự kiến có kích thước 1.000bp, 526bp và
250bp. Nếu mẫu nhiễm vi rút ở mức độ trung
bình, sản phẩm dự kiến có kích thước 526bp và
250bp. Nếu mẫu nhiễm vi rút ở mức độ nhẹ sản
phẩm dự kiến có kích thước 250bp.
2.2.2. Phương pháp PCR xác định V.
parahaemolyticus gây bệnh AHPND (Han và
ctv., 2015)
Sử dụng cặp mồi VpPirB-392/ VpPirB392R (Bảng 3). Thành phần phản ứng bao gồm:
0,2 mM dNTP, 1,5 mM MgCl2, 25 pmol mỗi
mồi và 0,625 unit Taq polymerase trong tổng
thể tích 50 µl. Chu trình nhiệt: 35 chu kỳ: 930C/3
phút; 940C/30 giây, 600C/30 giây, 720C/30 giây;
kết thúc: 720C/7 phút. Sản phẩm PCR sau đó

được điện di trên gel agarose 2%, kích thước dự
kiến là 284bp.
2.2.3. Phương pháp PCR phát hiện EHP
trên tôm (Tang và ctv., 2015)
Sử dụng cặp mồi EHP 510 F/EHP 510R
(Bảng 3) để xác định sự hiện diện của EHP trên
mẫu tôm thu. Thành phần phản ứng bao gồm:
200 mM dNTP, 1,5 mM MgCl2, 0,1 mM mồi và

0,625 unit Taq polymerase trong tổng thể tích
50 µl. Chu trình nhiệt: 940C/3 phút; 40 chu kỳ:
940C/30 giây, 600C/30 giây, 720C/30 giây; kết
thúc 720C/5 phút. Sản phẩm PCR sau đó được
điện di trên gel agarose 2%, kích thước dự kiến
là 510bp.
III. KẾT QUẢ
3.1. Sự hiện diện của WSSV, V.
parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên
tôm giống
3.1.1. WSSV trên tơm giống
Trong năm 2021 có tổng số 600 mẫu tôm
giống được thu để kiểm tra WSSV, tỷ lệ nhiễm
chung trên tôm giống là 1,17%. Trong mùa khô
2021, trong tổng số 65 mẫu tôm sú giống và 160
mẫu tôm thẻ giống được kiểm tra WSSV phát
hiện 1 mẫu tôm sú (1,54%) và 2 mẫu tơm thẻ
(1,25%) nhiễm WSSV có nguồn gốc từ Ninh
Thuận và Bạc Liêu. Trong mùa mưa năm 2021,
trong tổng số 135 mẫu tôm sú giống và 240 mẫu
tơm thẻ giống được kiểm tra, có 2 mẫu tơm sú

giống nhiễm WSSV (1,48%), trong đó có 1 mẫu
ở Bình Thuận và 1 mẫu ở Vũng Tàu. Đối với
tôm thẻ phát hiện 2 mẫu dương tính với WSSV
(0,83%), các mẫu này có nguồn gốc từ Bạc Liêu
và Ninh Thuận, kết quả chi tiết được thể hiện
trong Bảng 4. Tỷ lệ nhiễm WSSV trên tôm giống
trong 2 mùa mưa và khô của tôm sú và tôm thẻ
trong năm 2021 lần lượt là 1,33 và 1,07%.

Bảng 4. Kết quả kiểm tra WSSV trên tơm giống.

Loại

Tỉnh

Bình Thuận
Ninh Thuận
Vũng Tàu
PL sú
Bạc Liêu
Tổng
Bình Thuận
Ninh Thuận
Vũng Tàu
PL thẻ
Bạc Liêu
Tổng
Tổng cộng
54


Tổng số mẫu
Tổng số mẫu
Số mẫu (+)
Số mẫu (+)
kiểm tra
kiểm tra
Mùa khô
Mùa mưa
10
0
25
1
20
0
45
0
10
0
20
1
25
1
45
0
65
1 (1,54%)
135
2 (1,48%)
30
0

40
0
50
1
85
1
30
0
30
0
50
1
85
1
160
2 (1,25%)
240
2 (0,83%)
225
3 (1,33%) 375
4 (1,07%)
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 1. Kết quả điện di kiểm tra WSSV bằng
phương pháp semi-nested PCR. Giếng 1,
2, 4, 6: Mẫu âm tính. Giếng 3: Mẫu dương
tính. Giếng (-): Mẫu đối chứng âm. Giếng

(+): Mẫu đối chứng dương. Giếng M: Thang
P-Ladder-01-100 (Phusa Biochem).
3.1.2. Kết quả kiểm tra V. parahaemolyticus
gây AHPND trên tôm giống
Cũng giống như WSSV, tổng số mẫu tôm
giống được kiểm tra V. parahaemolyticus trong
năm 2021 là 600 mẫu. Trong số 65 mẫu tôm sú
giống và 160 mẫu tôm thẻ giống được thu trong
mùa khô 2021 phát hiện 3 mẫu tơm sú giống
(4,61%) dương tính với V. parahaemolyticus
gồm 1 mẫu ở Ninh Thuận và 2 mẫu ở Bạc
Liêu. Đối với tơm thẻ chân trắng có 5 mẫu

(3,31%) nhiễm V. parahaemolyticus, trong đó
tất cả các điểm thu mẫu đều có phát hiện lồi
vi khuẩn này. Trong mùa mưa 2021, trong tổng
số 135 mẫu tôm sú giống và 240 mẫu tôm thẻ
giống được kiểm tra, phát hiện 8 mẫu nhiễm V.
parahaemolyticus trong đó có 4 mẫu (2,96%)
tơm sú và 4 mẫu tôm thẻ (1,67%) (Bảng 5). Tỷ
lệ nhiễm trong 2 mùa mưa và khô của tôm sú
và tôm thẻ trong năm 2021 lần lượt là 3,56 và
2,13%.

Bảng 5. Kết quả kiểm tra V. parahaemolyticus gây AHPND trên tơm giống.
Loại

Tỉnh

Bình Thuận

Ninh Thuận
PL sú
Vũng Tàu
Bạc Liêu
Tổng
Bình Thuận
Ninh Thuận
PL thẻ
Vũng Tàu
Bạc Liêu
Tổng
Tổng cộng

Tổng số mẫu Số mẫu (+)
kiểm tra
Mùa khô
10
0
20
1
10
0
25
2
65
3 4,61%)
30
1
50
1

30
2
50
1
160
5 (3,13%)
225
8 (3,56%)

Tổng số mẫu
Số mẫu (+)
kiểm tra
Mùa mưa
25
1
45
1
20
0
45
2
135
4 (2,96%)
40
1
85
1
30
0
85

2
240
4 (1,67%)
375
8 (2,13%)

Hình 2. Kết quả kiểm tra Vibrio
parahaemolyticus bằng phương pháp
PCR. Giếng 1, 2, 3, 4, 5: Mẫu âm tính.
Giếng 6, 7: Mẫu dương tính. Giếng (-):
mẫu đối chứng âm. Giếng (+): Mẫu
đối chứng dương. Giếng M: Thang
P-Ladder-01-100 (Phusa Biochem).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

55


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.1.3. Kết quả kiểm tra vi bào tử trùng
EHP trên tôm giống
Trong mùa khơ 2021 ghi nhận 4 mẫu tơm
sú giống dương tính với EHP trong tổng số 65
mẫu (6,15%), các mẫu này tập trung ở Ninh
Thuận, Vũng Tàu và Bạc Liêu. Đối với tơm
thẻ có 6/160 mẫu (3,75%) dương tính với lồi

ký sinh trùng này. Trong mùa mưa, trong số

135 mẫu tôm sú và 240 mẫu tôm thẻ giống
được kiểm tra phát hiện 9 mẫu tôm sú (6,67%)
và 9 mẫu tôm thẻ (3,75%) nhiễm EHP (Bảng
6). Tỷ lệ nhiễm trong 2 mùa mưa và khô của
tôm sú và tôm thẻ trong năm 2021 lần lượt là
4,44 và 4,80%.

Bảng 6. Kết quả kiểm tra vi bào tử trùng EHP trên tôm giống.

Loại

Tỉnh

Tổng số mẫu
kiểm tra

Số mẫu (+)

Mùa khơ
Bình Thuận
Ninh Thuận
PL sú Vũng Tàu
Bạc Liêu
Tổng
Bình Thuận
Ninh Thuận
PL thẻ Vũng Tàu
Bạc Liêu
Tổng
Tổng cộng


10
20
10
25
65
30
50
30
50
160
225

Tổng số mẫu
kiểm tra

Số mẫu (+)

Mùa mưa

0
1
1
2
4 (6,15%)
1
2
1
2
6 3,75%)

10 (4,44%)

25
45
20
45
135
40
85
30
85
240
375

1
3
1
4
9 (6,67%)
1
3
1
5
9 (3,75%)
18 (4,80%)

Hình 3. Kết quả kiểm tra EHP bằng
phương pháp PCR. Giếng 1, 2, 3,
4, 5: Mẫu âm tính. Giếng 6, 7: Mẫu
dương tính. Giếng (-): Mẫu chứng

âm. Giếng (+): Mẫu chứng dương.
Giếng M: Thang P-Ladder-01-100
(Phusa Biochem)

So sánh tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh WSSV,
V. parahaemolyticus và EHP qua các năm 2018,
2019, 2020 và 2021 cho thấy tỷ lệ nhiễm WSSV
trên tôm giống trong năm 2021 là 1,17%, thấp
hơn so với năm 2019 (1,88%) và năm 2020
(1,67%) tuy nhiên vẫn cao so với năm 2018

56

(1,13%). Tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus là
2,67%, thấp hơn so với năm 2019 (4,00%) và
năm 2020 (3,00%). Đối với EHP tỷ lệ nhiễm
trên tôm giống trong năm 2021 là 4,67%, thấp
nhất so với các năm 2018 (7,75%), năm 2019
(7,88%) và năm 2020 (6,17%) (Hình 4).

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 4. Tỷ lệ nhiễm WSSV, V. parahaemolyticus và EHP trên tôm giống các năm 2018, 2019,
2020 & 2021.
3.2. Sự hiện diện của WSSV, V. (Bảng 8). Tỷ lệ tôm nhiễm EHP cao hơn cụ
parahaemolyticus gây AHPND và EHP trên thể là 8 mẫu tôm sú (36,36%) và 9 mẫu tôm
thẻ (28,13%) (Bảng 9). Trong mùa mưa 2021

tôm nuôi thương phẩm
Trong mùa khô 2021, trong số 22 mẫu với tổng số 24 mẫu tôm sú và 42 mẫu tôm thẻ
tôm sú và 24 mẫu tôm thẻ nuôi được kiểm được kiểm tra cho thấy WSSV hiện diện trên
tra WSSV, V. parahaemolyticus và EHP. Đối có 6 mẫu tơm sú (25,00%) và 7 mẫu tôm thẻ
với WSSV được phát hiện trên 3 mẫu tôm sú (14,29%). V. parahaemolyticus được phát hiện
(13,63%) và 4 mẫu tôm thẻ (12,50%) (Bảng trên 3 mẫu tôm sú (12,50%) và 3 mẫu tơm thẻ
7). V. parahaemolyticus dương tính trên 5 mẫu (7,14%). Tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm sú và tôm
tôm sú (22,73%) và 6 mẫu tôm thẻ (18,75%) thẻ lần lượt là 25,00 và 19,05%.
Bảng 7. Kết quả kiểm tra WSSV trên tôm nuôi.
Loại

Tỉnh

Tổng số mẫu
kiểm tra

Số mẫu (+)

Tổng số mẫu
kiểm tra

Mùa khơ
Bạc Liêu
Bến Tre
Sóc Trăng

Trà Vinh
Cà Mau
Tổng
Bạc Liêu

Bến Tre
Sóc Trăng
Thẻ
Trà Vinh
Cà Mau
Tổng
Tổng cộng

6
4
5
3
4
22
8
5
8
4
7
32
54

Số mẫu (+)

Mùa mưa
1
0
1
0
1

3 (13,63%)
1
1
1
1
0
4 (12,50%)
7 (12,96%)

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

6
5
5
3
5
24
11
7
9
6
9
42
66

2
1
1
1
1

6 (25,00%)
2
1
1
1
2
7 (14,29%)
13 (19,70%)
57


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 8. Kết quả kiểm tra V. parahaemolyticus trên tôm nuôi.
Loại

Tỉnh

Tổng số mẫu
kiểm tra

Số mẫu (+)

Tổng số mẫu
kiểm tra

Mùa khô




Thẻ

Số mẫu (+)

Mùa mưa

Bạc Liêu

6

1

6

0

Bến Tre

4

1

5

1

Sóc Trăng

5


1

5

1

Trà Vinh

3

1

3

0

Cà Mau

4

1

5

1

Tổng

22


5 (22,73%)

24

3 (12,50%)

Bạc Liêu

8

2

11

1

Bến Tre

5

1

7

0

Sóc Trăng

8


1

9

1

Trà Vinh

4

1

6

0

Cà Mau

7

1

9

1

32
54

6 (18,75%)

11 (20,37%)

42
66

3 (7,14%)
6 (9,09%)

Tổng
Tổng cộng

Bảng 9. Kết quả kiểm tra vi bào tử trùng EHP trên tôm nuôi.
Loại

Tỉnh

Tổng số mẫu
kiểm tra

Số mẫu (+)

Tổng số mẫu
kiểm tra

Mùa khô
Bạc Liêu
Bến Tre
Sóc Trăng

Trà Vinh

Cà Mau
Tổng
Bạc Liêu
Bến Tre
Sóc Trăng
Thẻ
Trà Vinh
Cà Mau
Tổng
Tổng cộng

6
4
5
3
4
22
8
5
8
4
7
32
54

58

Mùa mưa

2

1
2
1
2
8 (36,36%)
2
1
2
1
2
9 (28,13%)
17 (31,48%)

Đối với bệnh đốm trắng trên tôm ni
thương phẩm trong năm 2021 có tỷ lệ nhiễm
16,67% cao hơn các năm 2018, 2019 và 2020
(tỷ lệ nhiễm từ 5,30 đến 16,67%). Tỷ lệ nhiễm

Số mẫu (+)

6
5
5
3
5
24
11
7
9
6

9
42
66

2
1
1
1
1
6 (25,00%)
2
1
1
2
2
8 (19,05%)
14 (21,21%)

EHP trên tôm nuôi năm 2021 là 25,83%, cao
hơn so với năm 2020 là 24,17%. Tuy nhiên tỷ lệ
nhiễm V. parahaemolyticus trong năm 2021 là
14,17%, giảm so với năm 2020 là 15,83%.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 5. Tỷ lệ nhiễm WSSV, V. parahaemolyticus và EHP trên tôm nuôi thương phẩm
các năm 2018, 2019, 2020 & 2021.

IV. THẢO LUẬN
Bệnh đốm trắng xuất hiện ở hầu hết các
vùng nuôi tôm của Việt Nam, diện tích tơm ni
nước lợ mắc bệnh đốm trắng tăng từ năm 20162017 sau đó có xu hướng giảm mạnh từ trên
5.873 ha (năm 2018) xuống còn 1.900 ha (năm
2020). Bệnh đốm trắng xuất hiện ở tất cả các
tháng trong năm nhưng tập trung nhiều vào các
tháng mùa mưa và mùa vụ thả ni chính (Cục
Thú Y, 2020). Trong 04 tháng đầu năm 2021,
bệnh đốm trắng xảy ra tại 62 xã của 21 huyện
thuộc 8 tỉnh, thành phố với tổng diện tích thiệt
hại do bệnh là 231,92 ha (chiếm 0,58% diện tích
ni tơm tại các xả có dịch) (Cục Thú Y, 2021).
Trong nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ nhiễm
WSSV trên tôm nuôi trong các tháng mùa mưa là
19,70%, cao hơn các tháng mùa khô là 12,96%,
tương ứng với khoảng thời gian có nhiệt độ và
độ mặn thấp trong năm. Theo kết quả nghiên cứu
của Kakoolaki và ctv. (2015) khi gây nhiễm tôm
với WSSV cho thấy tỷ lệ chết sớm hơn ở nhóm
250C so với nhóm 290C và ở nhóm độ mặn cao
(50%o) so với nhóm có độ mặn thấp hơn. Các
tác giả này kết luận rằng ở độ mặn cao hơn hoặc
thấp hơn độ mặn bình thường đều dẫn đến tỷ
lệ chết cao hơn khi gây nhiễm tôm với WSSV.
Đồng thời, trong chọn điểm nuôi ở nhiệt độ hơn

290C được xem là thích hợp. Từ nghiên cứu này
nhóm tác giả giải thích được rằng tại sao bệnh
đốm trắng xảy ra với tỷ lệ chết cao ở vài khu

vực khi kéo dài thời gian nuôi đến giữa mùa thu
ở Iran. Liên quan đến nhiệt độ cao, nghiên cứu
của Rahman và ctv. (2007a,b) cho thấy nhiệt độ
có liên quan đến sự nhân lên của WSSV. Nhóm
tác giả này bố trí thí nghiệm gây nhiễm tơm với
các nghiệm thức khác nhau và thay đổi nhiệt độ
giữa 27 và 330C. Ở nghiệm thức 270C liên tục
trong thời gian gây nhiễm tơm với WSSV cho
thấy tơm có dấu hiệu đốm trắng sau 24 giờ và
chết rất sớm sau 36 giờ gây nhiễm, tỷ lệ nhiễm
đạt 100% sau 60 giờ gây nhiễm. Ở nghiệm thức
duy trì nhiệt độ nước ổn định ở 330C cho tỷ lệ
chết rất thấp từ 0-10%. Ở nghiệm thức trước
gây nhiễm duy trì ở 270C nhưng sau gây nhiễm
duy trì ở 330C cho thấy mức độ chết ở mức thấp
hơn so với nhóm nghiệm thức ổn định ở 270C.
Tỷ lệ chết ở nghiệm thức này đạt 100% sau 96
giờ gây nhiễm. Kết quả thí nghiệm này cho thấy
khi tăng nhiệt độ có khả năng ức chế sự nhân lên
của WSSV. Điều này trùng hợp trong thực tế khi
nhiệt độ thấp, mưa nhiều thì khả năng bùng phát
dịch bệnh đốm trắng cũng tăng cao. Nghiên
cứu của Tendencia và Verreth (2011), Gao và
ctv. (2011) cho thấy yếu tố độ mặn thấp, hàm

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

59



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

lượng Vibrio tổng số trong nước ao cao và sự
biến động nhiệt độ trong ngày lớn là những yếu
tố liên quan tới sự bùng phát bệnh đốm trắng
trên tôm. Ở điều kiện nhiệt độ trên 350C và dưới
150C sự xuất hiện của bệnh đốm trắng giảm rõ
rệt và khoảng nhiệt độ từ 25-280C là thích hợp
nhất cho sự phát triển của WSSV.
Trong 04 tháng đầu năm 2021, bệnh hoại
tử gan tụy cấp xảy ra tại 68 xã, 23 huyện thuộc
9 tỉnh, thành phố với tổng diện tích tơm ni bị
bệnh là 226,39 ha (chiếm 0,69% diện tích ni
tơm tại các xã có dịch) (Cục Thú Y, 2021). Từ
năm 2016-2020 bệnh hoại tử gan tụy cấp có xu
hướng giảm mạnh về diện tích mắc bệnh từ trên
3.339 ha xuống 2.143 ha. Bệnh hoại tử gan tụy
cấp xảy ra trên tất cả mơ hình ni tơm nước
lợ nhưng nặng nhất là ở mơ hình ni thâm
canh (Cục Thú Y, 2020). Trong nghiên cứu này
V. parahaemolyticus được phát hiện với tỷ lệ
nhiễm cao hơn ở các tháng mùa khô (20,37%)
so với các tháng mùa mưa (9,09%). Thời điểm
phát hiện nhiều cũng tương ứng với khoảng
thời gian có nhiệt độ và độ mặn cao trong năm.
Prachumwat và ctv. (2019) thực hiện thí nghiệm
gây nhiễm tơm bằng cách ngâm với liều 105 và
106 CFU/ml ở 2 mức nhiệt độ 25-27 và 30-310C,
kết quả cho thấy tỷ lệ chết đạt 100% sau 2 ngày
gây nhiễm tôm với liều 106 CFU/ml ở 30-310C,

tuy nhiên ở cùng liều gây nhiễm nhưng nhiệt độ
25-270C thì ngày thứ 3 sau gây nhiễm mới đạt
100% tỷ lệ chết. Ở liều gây nhiễm thấp hơn (105
CFU/ml) có tỷ lệ chết 25% ở ngày thứ 3 sau gây
nhiễm ở nhiệt độ thấp (25-270C) trong khi cùng
liều và cùng thời gian gây nhiễm thì 50% tỷ lệ
chết được tìm thấy ở nhiệt độ 30-310C. Điều
này cho thấy nhiệt độ cao làm gia tăng tính mẫn
cảm của tơm đối với AHPND. Kết quả tương tự
cũng được tìm thấy bởi nhóm tác giả Joshi và
ctv. (2014), nhóm tác giả này giả thuyết rằng có
thể nhiệt độ cao làm gia tăng sự nhân lên của vi
khuẩn hay là sản sinh độc tố nhiều hơn.
Trong số các chỉ tiêu về chất lượng nước,
60

độ mặn và độ trong ở giai đoạn đầu trong vụ
nuôi tôm là hai yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến
nhiễm AHPND. Estrada-Perez và ctv. (2020) đã
tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa độ mặn và
độ trong cao với tỷ lệ chết trên tôm do AHPND.
Kết quả phân tích thống kê cho thấy sự gia tăng
của 2 biến này có ảnh hưởng xấu đến sản lượng
tơm ni. Kết quả tương tự về ảnh hưởng của
độ mặn cao đối với AHPND cũng được báo
cáo cho trường hợp ở Malaysia và Trung Quốc
(Panakorn, 2012).
EHP là tác nhân gây bệnh ảnh hưởng đến
tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi ở các nước
Đông Nam Á. Ở Tây bán cầu, EHP được tìm

thấy đầu tiên vào năm 2016 trên tơm thẻ chân
trắng nuôi ở Venezuela. Ở Việt Nam, EHP
đã được phát hiện tại các tỉnh, thành phố như
Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tĩnh,
Quảng Nam, Phú n, Khánh Hịa, Ninh
Thuận, Bình Thuận, Bình Phước, Long An, Bến
Tre, Trà Vinh, Cần Thơ, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Kiên Giang, Cà Mau. Trong giai đoạn 20162020 bệnh do EHP đã gây thiệt hại tại một số
địa phương do biểu hiện chậm lớn và có lúc kết
hợp với bệnh khác (Cục Thú Y, 2020). Trong
nghiên cứu này, EHP được phát hiện ở tôm nuôi
thương phẩm trong với tỷ lệ nhiễm trong mùa
khô cao hơn so với mùa mưa. Ở các tỉnh thuộc
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, mùa khô
cũng là thời điểm nhiệt độ và độ mặn tăng cao.
Cụ thể là tháng 3 và tháng 4 hàng năm độ mặn
vùng nuôi tôm tăng cao ở các vùng Trà Vinh,
Bạc Liêu, Sóc Trăng và Cà Mau. Tuy nhiên sau
đó độ mặn có khuynh hướng giảm dần vào các
tháng mùa mưa, có vùng ni tơm độ mặn còn
2-5%o (Lê Hồng Phước và ctv., 2020). Việc
EHP được phát hiện nhiều trong các tháng mùa
khô kết hợp với độ mặn cao cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu trước đây. Theo nghiên cứu
của nhóm tác giả Aranguren Caro và ctv. (2021)
cho thấy tỷ lệ nhiễm EHP cao trên tôm ni
thương phẩm thường được tìm thấy ở những

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021



VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

ao ni có độ mặn cao (>15%o) so với ao có
độ mặn thấp hơn (< 5 %o). Ngồi ra nhóm tác
giả này cịn đặt ra giả thuyết rằng liệu EHP có
thể nhân lên trong tơm nếu ni ở độ mặn thấp
hơn khơng, đây vẫn cịn là một câu hỏi được đặt
ra cho nghiên cứu. Estrada-Perez và ctv. (2020)
thực hiện thí nghiệm gây nhiễm EHP với tôm
thẻ chân trắng sạch bệnh được nuôi ở các độ
mặn 2, 15 và 30%o trong thời gian 21 ngày, mức
độ nhiễm EHP trên tôm nuôi ở 3 mức độ mặn
được xác định bằng phương pháp PCR và mô
bệnh học. Kết quả cho thấy tỷ lệ nhiễm và mức
độ nghiêm trọng được ghi nhận ở nhóm độ mặn
cao (30%o) so với độ mặn 2 và 15%o. Ngoài độ
mặn, yếu tố khác cũng có liên quan đến nhiễm
EHP trong tơm. Kết quả phân tích thống kê của
nhóm tác giả Nkuba và ctv. (2021) cho thấy có
mối tương quan chặt giữa ammonia và nitrite
với tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm nuôi. Ở nồng độ
ammonia và nitrite > 1mg/l có liên quan đến tỷ
lệ nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm.
EHP gây bệnh phân trắng trên tôm sú nuôi
ở Việt Nam và bệnh chậm lớn, phân trắng trên
tôm thẻ chân trắng ở Thái Lan (Flegel., 2012).
Theo Aranguren và ctv. (2017), EHP được xác
định là yếu tố làm tăng sự mẫn cảm của tôm
thẻ chân trắng đối với bệnh hoại tử gan tụy cấp

AHPND, hội chứng phân trắng WFS (White
Faeces Syndrome) và bệnh do Vibrio nói chung
gây hoại tử gan tụy (Septic Hepatopancreatic
Necrosis – SHPN). Nghiên cứu gần đây cho
thấy mối liên hệ giữa WFS và các tác nhân khác
trong đó có vai trị của EHP, SHPN kết hợp
với môi trường bất lợi. Kết quả thu mẫu kiểm
tra EHP bằng phương pháp PCR trên vùng có
WFS và vùng khơng có WFS cho thấy mẫu thu
ở vùng có WFS có số lượng EHP cao hơn vùng
khơng có WFS. Điều này cho thấy tơm bệnh
phân trắng có nhiều nguy cơ nhiễm EHP hơn.
Tỷ lệ nhiễm EHP trên tôm nuôi trong năm
2021 ở các tỉnh thuộc ĐBSCL được ghi nhận
trong nghiên cứu này khá cao (25,83%). Ở

Thái Lan trước đây cũng ghi nhận tỷ lệ nhiễm
EHP cao qua nghiên cứu đoàn hệ về dịch tễ
học đối với 196 ao nuôi ở Thái Lan trong giai
đoạn 2013–2014 để xác định các yếu tố rủi ro
liên quan đến hội chứng chết sớm (EMS-Early
Mortality Syndrome) (Sanguanrut và ctv.,
2018). Nghiên cứu này phát hiện 60% số ao
dương tính với EHP bất kể tình trạng EMS ở
mức độ nào. Kết quả này dẫn đến sự thông báo
khẩn cấp của NACA về mối đe dọa của EHP
đối với ngành ni tơm tồn cầu vào năm 2015.
Rajendran và ctv. (2016) thu 137 mẫu tôm nuôi
thương phẩm giai đoạn 84-91 ngày nuôi với
trọng lượng 2,5-28,5g từ 3 trang trại nuôi tôm

ở Andhra Pradesh và Tamil Nadu (Ấn Độ) cho
kết quả tỷ lệ nhiễm EHP là 63,5%. Shen và ctv.
(2019) thu mẫu tôm nuôi trong ao đất và trong
nhà màng ở tỉnh Jiangsu –Trung Quốc để kiểm
tra EHP bằng phương pháp kính hiển vi điện
tử, mơ bệnh học và PCR. Kết quả cho thấy tỷ
lệ nhiễm EHP trong nhóm tơm chậm lớn ni
trong nhà màng khá cao (93%). Đối với nhóm
tơm ni chậm lớn trong ao đất cũng cho tỷ lệ
nhiễm gần bằng với nhóm tơm nuôi trong nhà
màng (91,3%). Tuy nhiên, tỷ lệ nhiễm EHP trên
nhóm tơm bình thường ni trong nhà màng
chỉ ở mức 10,6% và thấp hơn rất nhiều so với
nhóm tơm bình thường nhưng ni trong ao đất
(72,4%).
Hình 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh
WSSV, V. parahaemolyticus và EHP trên tơm
giống năm 2021 có xu hướng giảm và thấp nhất
so với 3 năm liền kề trước đó có lẽ là do tình
hình kiểm sốt chất lượng tơm bố mẹ và tôm
giống tốt hơn. Nguồn thức ăn tươi sống cho
tôm bố mẹ được kiểm soát tốt hơn cũng đã làm
giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trên con giống. Hình 5
cho thấy tỷ lệ nhiễm WSSV và EHP có khuynh
hướng tăng là do EHP là bệnh mới xuất hiện
trong những năm gần đây chưa có giải pháp cụ
thể cho bệnh này, đồng thời mức độ gia tăng của
nuôi thâm canh cũng là một trong những yếu tố

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


61


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

làm gia tăng lây lan. Đối với bệnh đốm trắng do
tình hình biến đổi khí hâu, thời tiết thay đổi bất
thường cũng là yếu tố gây sốc cho tôm, làm gia
tăng mức độ nhiễm bệnh.
V. KẾT LUẬN
Đối với tôm giống, tỷ lệ nhiễm WSSV,
Vibrio parahaemolyticus gây AHPND và EHP
lần lượt là 1,33; 3,56 và 4,44% trong mùa khô
và 1,07; 2,13 và 4,80% trong mùa mưa. Trung
bình tỷ lệ nhiễm các mầm bệnh này trong năm
2021 là 1,17; 2,67 và 4,67%.
Đối với tôm nuôi thương phẩm, tỷ lệ nhiễm
các mầm bệnh WSSV, Vibrio parahaemolyticus
và EHP lần lượt là 12,96; 20,37 và 31,48% trong
mùa khô và 19,70; 9,09 và 21,21% trong mùa
mưa. Trung bình tỷ lệ nhiễm trong năm 2021 đối
với WSSV và EHP là 16,67 và 25,83%, cao hơn
so với năm 2020 là 15,83 và 24,17%. Tuy nhiên,
tỷ lệ nhiễm V. parahaemolyticus trong năm 2021
là 14,17%, thấp hơn so với năm 2020 là 15,83%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Cục Thú Y, 2021. Giải pháp phát triển ngành tôm

năm 2021 và triển khai Quyết định số 339/QĐTTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản
Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045. Tài liệu
hội nghị trực tuyến tháng 7 năm 2021.
Cục Thú Y, 2020. Báo cáo kết quả phòng, chống
dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2016-2020 tại hội
nghị xây dựng kế hoạch quốc gia phòng chống
dịch bệnh thủy sản giai đoạn 2021-2025 phục vụ
xuất khẩu, Cần Thơ tháng 9/2019.
Lê Hồng Phước, Nguyễn Thanh Trúc, Đặng Ngọc
Thùy, Nguyễn Hồng Lộc, Nguyễn Thành Nhân,
Trần Minh Thiện, Thới Ngọc Bảo, Phạm Võ
Ngọc Ánh, Mã Tú Lan, 2020. Quan trắc, cảnh
báo và giám sát môi trường vùng nuôi trồng thuỷ
sản tại một số tỉnh trọng điểm khu vực Đồng bằng
sông Cửu Long năm 2020, báo cáo tổng kết.
Tài liệu tiếng Anh
Aranguren Caro, L.F., Alghamdi, F., De Belder, K.,
2021. The effect of salinity on  Enterocytozoon
hepatopenaei 
infection
in 
Penaeus
vannamei  under experimental conditions.  BMC
Veterinaty Research, 17, 65.
Aranguren Caro, L.F, Jee Eun Han, Kathy F.J. Tang,

62

2017. Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) is a

risk factor for acute hepatopancreatic necrosis
disease (AHPND) and septic hepatopancreatic
necrosis (SHPN) in the Pacific white shrimp
Penaeus vannamei. Aquaculture, 471, 37-42.
Boonyawiwat,
V.,
Patanasatienkulb,
T.,
Kasornchandrac, J., Poolkheta, C., Yaemkasemd,
S., Hammell, L., and Davidson, J., 2016. Impact of
farm management on expression of early mortality
syndrome-acute hepatopancreatic necrosis disease
(AHPND) on penaeid shrimp farms in Thailand.
Journal of Fish Diseases, 40, 649-659.
Dhar, A.K., Piamsomboon, P., Aranguren Caro, L.F.,
Kanrar, S., Adami Jr. and R., Juan, Y.S., 2019.
First report of acute hepatopancreatic necrosis
disease (AHPND) occurring in the USA. Disease
of Aquatic Organisms, 132, 241–247.
Estrada-Perez, N., Ruiz-Velazco, J.M.J., MagallonBarajas, F.J., Campa-Cordova, A.I., HernandezLlamas, A., 2020. Dynamic stock model for
analysing semi-intensive production of whiteleg
shrimp Litopenaeus (Penaeus) vannamei affected
by the acute hepatopancreatic necrosis disease:
assessment of disease severity indicators and
relationships with pond water quality parameters.
Aquaculture Research, 51, 242-254.
Flegel, T.W., 2012. Historic emergence, impact
and current status of shrimp pathogens in Asia.
Journal of Invertebrate Pathology,110, 166-173.
Gao, H., Kong, J., Li, Z., Xiao, G., Meng, X., 2011.

Quantitative analysis of temperature, salinity and
pH on WSSV pro-liferation in Chinese shrimp
Fenneropenaeus chinensisby real-time PCR.
Aquaculture, 312, 26-31.
Han, J.E., Mohney, L.L., Tang, K.F.J., Pantoja,
C.R.,
Lightner, D.V., 2015. Plasmid
mediated tetracycline resistance of Vibrio
parahaemolyticus associated with acute
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in
shrimps. Aquaculture Reports, 2, 17–21.
Joshi, J., Srisala, J., Truong, V.H., Chen,
I.T., Nuangsaeng, B., Suthienkul, O., and
Thitamadee, S., 2014. Variation in Vibrio
parahaemolyticus isolates from a single Thai
shrimp farm experiencing an outbreak of acute
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND).
Aquaculture, 428-429, 2297-302.
Kakoolaki, S., Afsharnasab, M., and Sharifpour,
I., 2015. The relation between temperature and
salinity with WSSV occurrence in shrimp farms
in Iran: An article review. Journal of Survey in
Fisheries Sciences, 2(1), 31-41.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
Kiatpathomchai, W.,  Boonsaeng, V.,  Tassanakajon,
A.,  Wongteerasupaya, C.,  Jitrapakdee, S.,

and  Panyim, S., 2001. A non-stop, single-tube,
semi-nested PCR technique for grading the
severity of white spot syndrome virus infections
in Penaeus monodon. Disease of Aquatic
Organisms, 47(3), 235-9.
Nkuba, A.C., Mahasri, G., Lastuti, N.D.R., and
Mwendolwa, A.A., 2021. Correlation of Nitrite
and Ammonia Con- centration with prevalence
of Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) in
shrimp (Litopenaeus vannamei) on several superintensive ponds in East Java, Indonesia. Jurnal
Ilmiah Perikanan dan Kelautan, 13(1), 58–67.
Nunan, L., Lightner, D.V., Pantoja, C., and
Gomez-Jimenez, S., 2014. Detection of acute
hepatopancreatic necrosis disease (AHPND) in
Mexico. Disease of Aquatic Organisms, 111, 81-86.
Prachumwat,
A.,
Taengchaiyaphum,
S.,
Mungkongwongsiri, N., Aldama-Cano, D.J., Flegel,
T.W., and Sritunyalucksana, K., 2019. Update on
early mortality syndrome/acute hepatopancreatic
necrosis disease by April 2018. Journal of the
World Aquaculture Society, 50 (1), 5-17.
Panakorn, S., 2012. Opinion article: more on early
mortality syndrome in shrimp. Aqua Culture
Asia Pacific, 8 (1), 8-10.
Restrepo, L., Bayot, B., Arciniegas, S., Bajana, L.,
Betancourt, I., Panchana, F., and Reyes- Munoz,
A., 2018. PirVP genes causing AHPND identifed

in a new Vibrio species (Vibrio punensis) within
the commensal Orientalis clade. Scientific
Reports, 8, 13080.
Shinn, A.P., Pratoomyot, J., Griffiths, D., Trong, T.Q.,
Vu, N.T., Jiravanichpaisal, P., Briggs, M., 2018.
Asian shrimp production and the economic costs
of disease. Asian Fisheries Science, 31S, 29-58.
Soto-Rodriguez, S.A., Gomez-Gil, B., LozanoOlvera, R., Betancourt-Lozano, M., and MoralesCovarrubias, M.S., 2015. Field and experimental
evidence of Vibrio parahaemolyticus as the
causative agent of acute hepatopancreatic
necrosis disease of cultured shrimp (Litopenaeus
vannamei) in northwestern Mexico. Applied
Environmental Microbiology 81, 1689-1699.
Tran, L., Nunan, L., Redman, R.M., Mohney, L.L.,
Pantoja, C.R., Fitzsimmons, K., Lightner, D.V.,
2013. Determination of the infectious nature
of the agent of acute hepatopancreatic necrosis
syndrome affecting penaeid shrimp. Disease of
Aquatic Organisms, 105, 45-55.

The Fish Site, 2013. Fighting EMS shrimp disease in
Mexico. Available at: www. thefishsite.com.
Rahman, M.M., Corteel, M., Dantas-Lima, J.J.,
Wille, M., Alday-Sanz, V., Pensaert, M.B.,
Sorgeloos, P., Nauwynck, H.J., 2007a. Impact of
daily fluctuations of optimum (27°C) and high
water temperature (33°C) on Penaeus vannamei
juveniles infected with white spot syndrome
virus (WSSV). Aquaculture 269, 107–113.
Rahman, M.M., Corteel, M.,Wille, M., Alday-Sanz,

V., Pensaert, M.B., Sorgeloos, P., Nauwynck, H.J,
2007b. The effect of raising water temperature to
33°C in Penaeus vannamei juveniles at different
stages of infection with white spot syndrome
virus (WSSV). Aquaculture 272, 240–245.
Rajendran, K.V., Shivam, S., Ezhil Praveena, P.,
Sahaya Rajan, J.J., Sathish Kumar, T., Satheesha,
A., 2016. Emergence of Enterocytozoon
hepatopenaei (EHP) in farmed Penaeus
(Litopenaeus) vannamei in India. Aquaculture
454, 272-280.
Sanguanrut,
P.,
Munkongwongsiri,
N.,
Kongkumnerd, J., Thawonsuwan, J., Thitamadee,
S., Boonyawiwat, V., Tanasomwang, V., Flegel,
T.W., Sritunyalucksana, K., 2018. A cohort study
of 196 Thai shrimp ponds reveals a complex
etiology for early mortality syndrome (EMS).
Aquaculture 493, 26-36.
Shen, H., Qiao, Y., Wan, X., Jiang, G., Fan,
X., Li, H., Shi, W., Wang, L. and Zhen, X.,
2019.  Prevalence of shrimp microsporidian
parasite  Enterocytozoon hepatopenaei  in
Jiangsu
Province,
China.  Aquaculture
International 27, 675–68.
Tang, K.F.J., Pantoja, C.R., Redman, R.M.,

Han, J.E., Tran, L.H., Lightner, D.V., 2015.
Development of in situ hybridization and PCR
assays for the detection of Enterocytozoon
hepatopenaei (EHP), a microsporidian parasite
infecting penaeid shrimp. Journal of Invertebrate
Pathology 130, 37–41.
Tangprasittipap, A., Srisala, J., Chouwdee, S.,
Somboon, M., Chuchird, N., Limsuwan, C.,
Srisuvan, T., Flegel, T.W. and Sritunyalucksana,
K., 2013. The Microsporidian Enterocytozoon
Hepatopenaei Is Not the Cause of White
Feces Syndrome in Whiteleg Shrimp Penaeus
(Litopenaeus) vannamei.
BMC Veterinary
Research, 9(1), 139.
Tendencia, E.A., and Verreth, J.A.J., 2011.
Temperature
fluctuation,low
salinity,
watermicroflora: risk factors for WSSV
outbreaksin Penaeus monodon. Israeli Journal
of Aquaculture-Bamidgeh, 63, 1−7.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021

63


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


THE PRESENCE OF WHITE SPOT SYNDROME VIRUS, Vibrio parahaemolyticus AND Enterocytozoon hepatopenaei IN POSTLARVAE
PROVIDED TO MEKONG DELTA AND MARINE GROW-OUT SHRIMP
IN 2021
Le Hong Phuoc1*, Nguyen Hong Loc1, Nguyen Thanh Nhan1
ABSTRACT
This study was conducted to test the prevalence of WSSV (White Spot Syndrome Virus), Vibrio
parahaemolycitus caused AHPND (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease) and EHP (Enterocytozoon
hepatopenaei) infection in postlarvae and grow-out shrimp culture in the Mekong Delta of Vietnam. The
total of 600 postlarvae samples were collected at Ninh Thuận, Binh Thuan, Vung Tau, and Bac Lieu
provinces and 120 grow-out shrimp samples were collected at Bac Lieu, Soc Trang, Ben Tre, Tra Vinh,
and Ca Mau provinces. The samples were collected from Janary to October of 2021 and tested for above
pathogens by PCR method. It was found that the prevalence of postlarvae samples positive with WSSV,
Vibrio parahaemolyticus and EHP were 1.33%, 3.56% and 4.44%, respectively in the dry season while
in the rainy season were 1.07; 2.13 and 4.80% respectively. The higher prevalence of WSSV, Vibrio
parahaemolyticus and EHP infection was found in grow-out shrimp. The percentage of farmed shrimp
samples positive with WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP in dry season were 12.96%, 20.37%
and 31.48%, respectively. In rainy season, farmed shrimp were infected with these pathogens with the
prevalence of 19.70; 9.09 and 21.21% respectively. The percentage of postlarve samples positive with
WSSV, Vibrio parahaemolyticus and EHP in 2021 are 1.17; 2.67 and 4.67 respectively. These are lower
than that of 2020 with 1.67; 3.00 and 6.17% respectively. The percentage of farmed shrimp samples
positive with WSSV and EHP in 2021 is 16.67 and 25.83%. These are higher than that of 2020 with
15.83 and 24.17%. However, the prevalence of Vibrio parahaemolyticus infection in 2021 is 14.17%,
lower than 15.83% in 2020.
Keywords: WSSV, Vibrio parahaemolyticus, EHP, shrimp.

Người phản biện: TS. Võ Văn Tuấn

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Ngọc Tĩnh

Ngày nhận bài: 15/10/2021


Ngày nhận bài: 15/10/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/11/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/11/2021

Ngày duyệt đăng: 25/12/2021

Ngày duyệt đăng: 25/12/2021

Research Institute for Aquaculture No.2
* Email:
1

64

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 21 - THÁNG 12/2021



×