Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Phân tích tác động của các nhân tố tác động đến Khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.14 KB, 108 trang )

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

TRẦN THỊ DIỆU THÙY

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÁC CƠNG TY
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Hà Nội, 2021


2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

TRẦN THỊ DIỆU THÙY

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÁC CƠNG TY
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN


Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

Hà Nội, 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật. Tôi
xin cam đoan bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và tuân
thủ yêu cầu về sự trung thực trong học thuật.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021
Học viên cao học

Trần Thị Diệu Thuỳ


MỤC LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CCC

Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

CNCBTP

Công nghiệp chế biến thực phẩm

CR


Khả năng thanh tốn ngắn hạn

CTCP

Cơng ty cổ phần

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTK

Hàng tồn kho

QR

Khả năng thanh toán nhanh

ROA

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

ROE

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu

ROS

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu


TSNH

Tài sản ngắn hạn

TTCK

Thị trường chứng khoán

VCSH

Vốn chủ sở hữu


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Số lượng các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên HNX và
HOSE giai đoạn 2014 – 2019.................................................................52
Bảng 4.2. Kết quả thống kê mô tả các biến..............................................................56
Bảng 4.3. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến............................................................62
Bảng 4.4. Kết quả kiểm định tự tương quan............................................................62
Bảng 4.5. Kết quả phân tích tự tương quan.............................................................63
Bảng 4.6. Kết quả đánh giá và kiểm định sự phù hợp của mô hình.........................69
Bảng 4.7. Kết quả kiểm định các nhân tố tác động..................................................71


7

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

TRẦN THỊ DIỆU THÙY


PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÁC CƠNG TY
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội, 2021


8

TÓM TẮT LUẬN VĂN
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Tính cấp thiết của đề tài
Khả năng thanh tốn của doanh nghiệp là năng lực của doanh nghiệp (để có
thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các nghĩa vụ đến hạn trong tương lai. Mục tiêu của
doanh nghiệp là vừa gia tăng mức độ luân chuyển dòng vốn để tạo ra doanh thu và
lợi nhuận, nhưng vẫn phải đảm bảo có đủ tiền để thanh tốn các nghĩa vụ khi nó đến
hạn trong tương lai. Nếu doanh nghiệp có vấn đề về khả năng thanh toán hoặc mất
khả năng thanh tốn, khơng chỉ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh trong tương lai,
mà còn ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp, bởi khi đó, uy
tín của doanh nghiệp với các đối tác giảm sút, dòng vốn khơng thể tiếp tục luận
chuyển, doanh nghiệp có thể sẽ phải tạm dừng một phần hoạt động kinh doanh để
thanh lý tài sản trả nợ.
Các doanh nghiệp chưa ý thức được các nội dung của khả năng thanh toán
của mình, các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả năng thanh tốn đó, và ảnh hưởng

theo chiều hướng nào. Điều này để lại hậu quả nghiêm trọng cho năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp đó, và thậm chí tác động tới khả năng hoạt động liên tục của
doanh nghiệp trong tương lai.
Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của
các nhân tố tác đến Khả năng thanh tốn của các cơng ty chế biến thực phẩm niêm
yết tại Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: phân tích, đánh giá tác động của một số nhân tố tới khả
năng thanh toán của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam để đưa ra khuyến nghị nhằm tăng cường hiệu quả
khả năng thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Nhận diện về khả năng thanh toán và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán .


9

- Xác định xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng thanh
toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
- Phân tích các căn cứ để đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng
thanh toán của các công ty thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khả năng thanh toán và các nhân tố tác động đến khả
năng thanh tốn của các Cơng ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
– Không gian: Các Công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.Khả năng thanh tốn là gì và các nhân tố tác
động đến khả năng thanh toán?
– Thời gian: Thời gian nghiên cứu, khảo sát và thực hiện thu thập các dữ liệu trong

khoảng thời gian 6 năm 2014 – 2019.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn tập trung trả lời các câu hỏi sau:
- Các nhân tố tác động như thế nào tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp
trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
và các khuyến nghị nào để tăng cường khả năng thanh tốn của các cơng ty chế biến
thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?
– Khả năng thanh tốn là gì và các nhân tố tác động đến khả năng thanh toán?
– Mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các
công ty chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam như thế nào?
– Những khuyến nghị thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao khả năng thanh tốn của
các cơng ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
˗

Về mặt khoa học, luận văn giúp cập nhật, tổng hợp và hoàn thiện cơ sở lý luận cũng
như khung nghiên cứu về các nhân tố tác động tới các doanh nghiệptrong lĩnh vực

˗

công nghệ chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn cũng đóng góp các cơ sở giải pháp nhằm nâng cao khả
năng thanh toán của các doanh nghiệptrong lĩnh vực này, tạo cơ sở tham khảo cho
các nghiên cứu được thực hiện về sau.
1.6. Kết cấu luận văn


10

Ngồi phần tóm tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và danh

mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Tổng quan nghiên cứu
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về khả năng thanh toán và các nhân tố ảnh hưởng
2.1.1. Nghiên cứu về khả năng thanh toán
Trong phần này, tác giả tổng hợp một số khái niệm về khả năng thanh toán của
doanh nghiệp và rút ra khái niệm về khả năng thanh toán được sử dụng trong luận văn.
2.1.2. Nghiên cứu về đo lường khả năng thanh toán
Trong phần này, tác giả tổng hợp các tiêu chí đo lường khả năng thanh tốn
của doanh nghiệp bao gồm: Khả năng thanh toán ngắn hạn; Khả năng thanh toán
nhanh; Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt.
2.2. Nghiên cứu về tác động của các nhân tố đến khả năng thanh tốn
2.2.1. Quy mơ doanh nghiệp (SIZE)
Phần này tổng hợp các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mơ doanh
nghiệp đến khả năng thanh tốn.
2.2.2. Tăng trưởng doanh thu (GR)
Phần này tổng hợp các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tăng trưởng
doanh thu đến khả năng thanh toán.
2.2.3. Khả năng sinh lợi
Phần này tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của khả năng sinh lợi đến
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.


11

2.2.4. Cấu trúc tài sản – Asset structure (AS)

Phần này tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc tài sản đến khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.5. Tỷ số nợ - Dept rate (DR)
Phần này tổng hợp nghiên cứu về ảnh hưởng của tỷ số nợ đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.6. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Phần này tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của thời gian hoạt động đến
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
2.2.7. Các nhân tố tác động khác
- Tăng trưởng GDP:
Phần này tổng hợp các nghiên cứu về ảnh hưởng của Tăng trưởng GDP đến
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Lạm phát:
Trong phần này, tác giả tổng hợp nghiên cứu về ảnh hưởng của lạm phát đến
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thiết kế nghiên cứu
3.1.1. Quy trình nghiên cứu






Bước 1/ Xác định các chỉ tiêu phân tích
Bước 2/ Thu thập và xử lý dữ liệu
Bước 3/ Phân tích thống kê mơ tả
Bước 4/ Kiểm tra dữ liệu và phân tích hệ số tương quan Pearson (r)
Bước 5/ Kiểm định sự phù hợp của mơ hình
3.1.2. Mơ hình nghiên cứu

Các phương trình được đưa ra dựa trên cơ sở lý thuyết và lý luận đã nêu ở
những phần trên:


12

Trong đó:
CR: khả năng thanh tốn ngắn hạn
QR: khả năng thanh toán nhanh
CCC: chu kỳ chuyển đổi tiền mặt
SIZE: quy mô công ty
AGE: thời gian hoạt động của doanh nghiệp
AS: cấu trúc tài sản
GROWTH: tăng trưởng GDP
I: lạm phát
GR: tăng trưởng doanh thu
DR: tỷ số nợ
E, U, V: các sai số ngẫu nhiên
3.2. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Về dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp (Bảng cân đối kế toán, Báo
cáo hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh
báo cáo tài chính), được thu thập từ website , trang web của
CTCP chứng khoán Tân Việt.
Về dữ liệu phân ngành các doanh nghiệp, được tham khảo tiêu chí phân
ngành của Chuẩn phân ngành tồn cầu (GICS) trên Sở giao dịch chứng khốn
Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE).
Về dữ liệu vĩ mơ, được tổng hợp tại website dữ liệu .
Các thông tin tin tức và phân tích khác được tổng hợp từ các nguồn tin tức
báo chí đáng tin cậy và các báo cáo chuyên ngành.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu


Thống kê mô tả



Kiểm định đa cộng tuyến



Kiểm định tự tương quan



Phân tích tương quan Pearson

– Hồi quy tuyến tính


13

3.3. Các biến và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1. Biến phụ thuộc
Trong đề tài luận văn này, tác giả sẽ sử dụng ba thước đo khả năng thanh
toán cho các CTCP ngành CNCBTP là khả năng thanh toán ngắn hạn (CR), khả
năng thanh toán nhanh (QR) và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC). Đó cũng chính
là ba biến phụ thuộc trong mơ hình hồi quy tuyến tính bội mà tác giả sẽ nghiên cứu.
3.3.2. Biến độc lập
˗


Quy mô công ty (SIZE):
Giả thuyết 1:
H1.0: Quy mơ cơng ty khơng có mối quan hệ với khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
H1.1: Quy mơ cơng ty có mối quan hệ với khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

˗

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE):
Giả thuyết 2:
H2.0: Thời gian hoạt động khơng có mối quan hệ với khả năng thanh toán của
doanh nghiệp.
H2.1: Thời gian hoạt động có mối quan hệ với khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.

˗

Cấu trúc tài sản (AS):
Giả thuyết 3:
H3.0: Cấu trúc tài sản khơng có mối quan hệ với khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
H3.1: Cấu trúc tài sản có mối quan hệ với khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.

˗

Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA):
Giả thuyết 4:
H4.0: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản khơng có mối quan hệ với khả năng thanh
tốn của doanh nghiệp.



14

H4.1: Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có mối quan hệ với khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
˗

Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS):
Giả thuyết 5:
H5.0: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu khơng có mối quan hệ với khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.
H5.1: Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu có mối quan hệ với khả năng thanh toán
của doanh nghiệp.

˗

Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Giả thuyết 6:
H6.0: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu khơng có mối quan hệ với khả năng
thanh toán của doanh nghiệp.
H6.1: Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sỡ hữu có mối quan hệ với khả năng thanh
toán của doanh nghiệp.

˗

Tỷ số nợ (DR):
Giả thuyết 7:
H7.0: Tỷ số nợ khơng có tác động đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
H7.1: Tỷ số nợ có tác động đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.


˗

Tăng trưởng doanh thu (GR):
Giả thuyết 8:
H8.0: Tăng trưởng doanh thu khơng có tác động đến khả năng thanh tốn của
doanh nghiệp.
H8.1: Tăng trưởng doanh thu có tác động đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.

˗

Tăng trưởng GDP (GROWTH):
Giả thuyết 9:
H9.0: Tăng trưởng GDP khơng có tác động đến khả năng thanh tốn của doanh
nghiệp.
H9.1: Tăng trưởng GDP có tác động đến khả năng thanh toán của doanh


15

nghiệp.
˗

Lạm phát (I):
Giả thuyết 10:
H10.1: Lạm phát khơng có tác động đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
H10.2: Lạm phát có tác động đến khả năng thanh tốn của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tổng quan về các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam
4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Phần này tổng hợp lịch sử hình thành và phát triển của các công ty ngành chế
biến thực phẩm tại Việt Nam và các công ty niêm yết trong ngành này.
4.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động
4.1.2.1. Đặc điểm về hoạt động kinh doanh






Về thị trường tiêu thụ và các nhân tố ảnh hưởng;
Về nguồn nguyên liệu đầu vào;
Về quy trình chế biến, bảo quản;
Về quy mơ vốn kinh doanh.
4.1.2.2. Đặc điểm về tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần
Phần này tổng hợp các đặc điểm sơ lược về tổ chức bộ máy hoạt động kinh
doanh của các công ty chế biến thực phẩm đang niêm yết trên TTCK Việt Nam.
4.2. Kết quả nghiên cứu
4.2.1. Kết quả thống kê mô tả các biến
Phần này tổng hợp kết quả thống kê mô tả các biến trong luận văn.
4.2.2. Kết quả kiểm tra dữ liệu
- Kiểm định đa cộng tuyến:
Phần này tổng hợp kết quả kiểm định đa cộng tuyến của các biến trong luận
văn.
- Kiểm định tự tương quan:
Phần này tổng hợp kết quả phân tích tự tương quan của các biến trong luận văn.



16

- Phân tích tương quan Pearson:
Phần này tổng hợp kết quả phân tích tương quan Pearson của các biến trong
luận văn.


17

4.2.3. Phân tích hồi quy tuyến tính
- Đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mơ hình:
Phần này tổng hợp kết quả đánh giá và kiểm định độ phù hợp của mơ hình
phân tích trong luận văn.
- Kiểm định các nhân tố tác động:
Phần này tổng hợp kết quả phân tích kiểm định các nhân tố tác động trong luận
văn.
4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1. Về khả năng thanh tốn của các cơng ty chế biến thực phẩm niêm yết
˗
˗
˗

Khả năng thanh toán ngắn hạn (CR)
Khả năng thanh toán nhanh (QR)
Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC)
4.3.2. Về mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng thanh tốn

˗

Quy mơ cơng ty (SIZE) có tác động đến duy nhất đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt


˗

(CCC) và là tác động ngược chiều.
Tăng trưởng doanh thu (GR) có tác động ngược chiều với duy nhất chu kỳ chuyển

˗

đổi tiền mặt (CCC).
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động cùng chiều với khả năng thanh

˗

toán nhanh (QR) và khả năng thanh toán ngắn hạn (CR).
Tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE) có tác động ngược chiều với khả năng thanh

˗

toán ngắn hạn (CR) và khả năng thanh toán nhanh (QR).
Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) có tác động ngược chiều duy nhất với chu kỳ

˗

chuyển đổi tiền mặt (CCC).
Cấu trúc tài sản (AS) có tác động cùng chiều với khả năng thanh toán ngắn hạn

˗

(CR).
Tỷ số nợ (DR) là nhân tố duy nhất tác động tới cả ba biến phụ thuộc: tác động

ngược chiều với khả năng thanh toán nhanh (QR); khả năng thanh toán ngắn hạn

˗

(CR) và tác động cùng chiều với chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC).
Thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE) có tác động cùng chiều đến khả năng
thanh toán ngắn hạn (CR) và tác động ngược chiều đến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

˗

(CCC).
Hai nhân tố còn lại là tăng trưởng GDP (GROWTH) và tỉ lệ lạm phát (I) đều khơng
có tác động đến khả năng thanh toán của 45 CTCP trong ngành CNCBTP được


18

niêm yết trên TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
5.1.1. Về kết quả nghiên cứu và đóng góp của đề tài
Dựa trên các số liệu mà tác giả đã thu thập được từ Báo cáo tài chính của các
cơng ty trong ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn
từ 2014 – 2019. Sau khi tiến hành phân tích nghiên cứu các số liệu, tác giả thấy
rằng ngành CNCBTP nhìn chung đạt được khả năng thanh toán cao với các chỉ số
như CR = 1,64; QR = 0,97; CCC =140,98. Cùng với đó, trong nội dung của đề tài
các nhân tố tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp cũng đã được nhắc
tới.
Thơng qua mơ hình hồi quy tuyến tính cho thấy có 8 nhân tố tác động đến
khả năng thanh tốn của doanh nghiệp, gồm có: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản

(ROA), tỷ suất sinh lợi trên VCSH (ROE), tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS),
thời gian hoạt động của doanh nghiệp (AGE), cấu trúc tài sản (AS), quy mô công ty
(SIZE), tăng trưởng doanh thu (GR) và tỷ số nợ (DR). Trong đó có 6 nhân tố tác
động cùng chiều với khả năng thanh toán của 45 CTCP trong ngành, đó là các nhân
tố ROA, ROS, AS, GR, AGE và SIZE. Bên cạnh đó, 2 nhân tố còn lại tác động
ngược chiều với khả năng thanh toán của 45 CTCP trong ngành CNCBTP được
niêm yết trên TTCK Việt Nam: ROE và DR.
5.1.2. Về những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trong giai đoạn đề tài nghiên cứu của đề tài từ năm 2014 – 2019 có 45 CTCP
ngành CNCBTP được niêm yết trên TTCK Việt Nam, tuy nhiên tác giả chỉ sử dụng
Báo cáo tài chính của các CTCP ngành CNCBTP trong 6 năm của giai đoạn nghiên
cứu.
Bên cạnh đó, dữ liệu chỉ nghiên cứu trong ngắn hạn nên có thể chưa đánh giá
được chính xác tồn bộ tác động của các nhân tố đối với khả năng thanh toán của
các doanh nghiệp ngành.


19

Ngoài ra, trong phạm vi luận văn, nguồn số liệu là số liệu thứ cấp được thu
thập từ báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành, các số liệu đều được tính dựa
trên giá trị sổ sách mà khơng tính đến giá trị thị trường nên kết quả nghiên cứu có
tính chính xác chưa cao.
5.2. Khuyến nghị





Gia tăng quy mô doanh nghiệp để cải thiện chu kỳ chuyển đổi tiền mặt

Gia tăng doanh thu của doanh nghiệp
Cải thiện và tối ưu hóa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Duy trì tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) ở mức tối ưu thay vì nỗ lực gia

tăng ROE
– Cải thiện và tối ưu hóa tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS)
– Thiết lập cơ cấu vốn (tài sản) hợp lý


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------------------

TRẦN THỊ DIỆU THÙY

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
ĐẾN KHẢ NĂNG THANH TỐN CỦA CÁC CƠNG TY
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán và phân tích
Mã ngành: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TỐN
Người hướng dẫn khoa học:
GS.TS. NGUYỄN VĂN CÔNG

Hà Nội, 2021


21


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp (Nguyễn Minh Kiều, 2010),
trong phân tích tài chính doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh tốn là một
trong 4 trụ cột quan trọng (cấu trúc tài chính, khả năng thanh tốn, hiệu quả kinh
doanh, rủi ro tài chính). Theo đó, khả năng thanh tốn của doanh nghiệp là năng
lực của doanh nghiệp để có thể đáp ứng nhu cầu thanh toán các nghĩa vụ đến hạn
trong tương lai. Mục tiêu của doanh nghiệp là vừa gia tăng mức độ luân chuyển
dòng vốn để tạo ra doanh thu và lợi nhuận, nhưng vẫn phải bảo đảm có đủ tiền
để thực hiện chi trả các nghĩa vụ khi nó đến hạn trong tương lai. Nếu doanh
nghiệp có vấn đề về khả năng thanh tốn, khơng chỉ tác động tới hiệu quả kinh
doanh trong tương lai, mà còn ảnh hưởng tới khả năng hoạt động liên tục của
doanh nghiệp, bởi khi đó, uy tín của doanh nghiệp với các đối tác giảm sút, dịng
vốn khơng thể tiếp tục luận chuyển, doanh nghiệp có thể sẽ phải tạm dừng một
phần hoạt động kinh doanh để thanh lý tài sản trả nợ.
Tại hội nghị Quốc tế Công nghiệp Thực phẩm Việt Nam (Vietnam Food
Forum 2017) với chủ đề “Nâng cao chuỗi giá trị ngành thực phẩm Việt Nam”, ông
Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công thương phát biểu: “Ngành công nghiệp thực
phẩm được xác định là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt
Nam, đóng vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu, tạo công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động và phát triển kinh tế xã hội”. Đối với các
doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, khả năng thanh tốn
đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ,
bởi hầu hết các lĩnh vực hoạt động khác nhau trong ngành công nghiệp chế biến
thực phẩm đều yêu cầu quản trị vốn lưu động tốt, và khả năng quản trị các mối quan
hệ với nhà cung cấp, với các nhà phân phối tốt.


22


Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
tại Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại trong việc quản lý và nâng cao khả
năng thanh tốn của mình, dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán ở một số
doanh nghiệp thủy sản (CTCP Thủy sản Hùng Vương, CTCP Thủy sản Minh
Phú,...), hay tình trạng tài chính yếu kém. Các doanh nghiệp chưa ý thức được các
nội dung của khả năng thanh toán của mình, các nhân tố nào ảnh hưởng đến khả
năng thanh tốn đó, và ảnh hưởng theo chiều hướng nào. Điều này để lại hậu quả
nghiêm trọng cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó, và thậm chí tác động
tới khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp trong tương lai.
Một phần nguyên nhân là chưa có các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và khoa
học về năng lực thanh tốn của các doanh nghiệp tại Việt Nam nói chung, cũng
như của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thực phẩm nói
riêng. Xuất phát từ thực trạng đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của
các nhân tố đến khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết tại Việt Nam” để làm luận văn thạc sỹ của mình.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: phân tích, đánh giá tác động của các nhân tố tới khả
năng thanh toán của doanh nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết trên
thị trường chứng khoán Việt Nam để đưa ra khuyến nghị trong việc quản trị về khả
năng thanh toán nhằm tăng cường hiệu quả khả năng thanh tốn của các cơng ty
chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Nhận diện về khả năng thanh toán và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng
thanh toán.
- Xác định xu hướng và mức độ tác động của các nhân tố đến khả năng
thanh toán của các công ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
- Phân tích các căn cứ để đưa ra các khuyến nghị nhằm tăng cường khả năng
thanh toán của các công ty thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.



23

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: khả năng thanh toán và các nhân tố tác động đến khả
năng thanh tốn của các Cơng ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Các công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
+Thời gian: Thời gian nghiên cứu, khảo sát và thực hiện thu thập các dữ liệu
trong khoảng thời gian 6 năm 2014 – 2019.

1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đầu ra, luận văn hướng tới trả lời các câu
hỏi sau:
Câu hỏi tổng quát:
Mức độ tác động của các nhân tố tới khả năng thanh toán của doanh
nghiệp trong lĩnh vực chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán
Việt Nam và các khuyến nghị nào để tăng cường khả năng thanh tốn của các cơng
ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?
Câu hỏi cụ thể:
– Khả năng thanh toán là gì và các nhân tố nào tác động đến khả năng thanh toán?
– Mức độ và xu hướng tác động của các nhân tố đến khả năng thanh toán của các
công ty chế biến thực phẩm niêm yết ở Việt Nam như thế nào?
– Những khuyến nghị thích hợp nào cần áp dụng để nâng cao khả năng thanh tốn của
các cơng ty chế biến thực phẩm niêm yết tại Việt Nam?

1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
˗


Về mặt khoa học, luận văn giúp cập nhật, tổng hợp và hoàn thiện cơ sở lý luận cũng
như khung nghiên cứu về các nhân tố tác động tới các doanh nghiệp trong lĩnh vực

˗

công nghệ chế biến thực phẩm tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, luận văn đóng góp cơ sở thực tiễn về phân tích một số tác động
của các nhân tố tới khả năng thanh toán của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm
niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đồng thời, luận văn cũng đóng góp
các cơ sở giải pháp với mục đích tăng cường khả năng thanh tốn của các doanh


24

nghiệp trong lĩnh vực này, tạo cơ sở tham khảo cho các nghiên cứu được thực hiện
về sau. Ngoài ra, luận văn cịn là tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên kinh tế
cũng như các học viên cao học, các nhà nghiên cứu quan tâm.

1.6. Kết cấu luận văn
Ngồi phần tóm tắt, danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, kết luận và danh
mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 5 chương:
Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2 : Tổng quan nghiên cứu
Chương 3 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 4 : Kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5 : Kết luận và khuyến nghị


25


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Nghiên cứu về khả năng thanh toán và các nhân tố ảnh hưởng
2.1.1. Nghiên cứu về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán của một doanh nghiệp thể hiện khả năng đáp ứng các
khoản nợ đến hạn bất cứ lúc nào. Thông số khả năng thanh tốn cịn được gọi là
thơng số chuyển hóa tiền mặt bởi vì nó đo lường khả năng của doanh nghiệp trong
việc sử dụng các tài sản chuyển hóa thành tiền để thanh tốn các nghĩa vụ tài chính
trong một khoảng thời gian ngắn, một chu kỳ kinh doanh thường diễn ra trong
khoảng một năm, theo đó ý nghĩa tổng quan của thơng số này là thể hiện năng lực
có thể hoàn trả các khoản nợ đến hạn. Một doanh nghiệp được coi là có khả năng
thanh tốn tốt là doanh nghiệp sẵn sàng có khả năng về tài chính (tiền, tương đương
tiền, các loại tài sản khác...) để đảm bảo chi trả các món nợ cho các cá nhân, các nhà
cung cấp có quan hệ với doanh nghiệp cho vay hoặc nợ.
Theo Nguyễn Minh Kiều (2010), định nghĩa khả năng thanh toán là khả
năng đáp ứng các chi tiêu cố định trong dài hạn và có đủ lượng tiền mặt cần thiết
để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.
Theo Lưu Thị Hương (2005) cũng định nghĩa khả năng thanh tốn là khả
năng của một tài sản có thể nhanh chóng chuyển thành tiền.
Quản lý các khoản cần phải thanh toán của doanh nghiệp là bao gồm quản lý
các khoản khách hàng cần phải thanh toán cho doanh nghiệp và các khoản doanh
nghiệp cần phải thanh toán cho khách hàng. Nói cách khác, để phân tích một cách
cụ thể hơn về khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tiến hành nghiên cứu chi
tiết các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ ảnh hưởng tới khả năng thanh tốn của
doanh nghiệp như thế nào. Khi tình trạng chiếm dụng vốn của nhà cung cấp hoặc
khách hàng thấp, khả năng thanh toán dồi dào là thấy được hoạt động quản lý tài
chính của cơng ty đó tốt. Khi hoạt động tài chính kém dẫn đến tình trạng chiếm
dụng vốn của đối tác nhiều, các khoản phải thu, nợ phải trả sẽ trì trệ kéo dài. Khi đó



×