Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Luận văn thạc sỹ - Quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.61 KB, 95 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÔNG ĐÀ

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÔNG ĐÀ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CHU TIẾN QUANG

HÀ NỘI - 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Quản lý đào tạo lái xe của
Trường Cao đẳng nghề Sơng Đà” là cơng trình nghiên cứu cá nhân của tôi
trong thời gian qua. Mọi số liệu sử dụng phân tích trong luận văn và kết quả
nghiên cứu là do tơi tự thu thập, phân tích, đánh giá một cách khách quan,
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình
thức nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm nếu có sự khơng trung thực về
các thơng tin sử dụng trong cơng trình nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2021

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài luận văn thạc sĩ về “Quản lý đào tạo lái xe của
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà” bên cạnh những nỗ lực của bản thân, em
xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến

quý thầy, cô

giáo trong Khoa Khoa học Quản lý,

Trường

Đại


học Kinh tế Quốc dân. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS TS Chu Tiến Quang đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá
trình làm luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các phòng, khoa của
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà đã tạo điều kiện tốt nhất về mọi mặt để em
được tìm hiểu và nắm rõ các vấn đề có liên quan trong q trình nghiên cứu.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến các anh, chị đồng nghiệp đã nhiệt
tình giúp đỡ cũng như cung cấp cho em những số liệu cần thiết để hoàn thành
bài luận văn thạc sĩ này một cách hoàn thiện nhất.
Trong quá trình làm bài luận văn, em nhận thấy mình đã được học tập,
trải nghiệm nhiều điều rất hữu ích. Từ đó để em học hỏi và rút kinh nghiệm
cho bản thân trong quá trình làm việc của mình.
Tuy nhiên, vì kiến thức chun mơn cịn một số hạn chế cùng với việc
bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong lĩnh vực này nên bài luận
văn của em sẽ khơng thể tránh được những thiếu sót. Em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp và nhận xét chân thành từ quý thầy, cô và mọi người.
Em xin chân thành cảm ơn!



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ..........................................................................i
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE CỦA CƠ SỞ
ĐÀO TẠO................................................................................................................. 8
1.1. Đào tạo lái xe.....................................................................................................8

1.1.1. Khái niệm đào tạo lái xe.........................................................................8
1.1.2. Đặc điểm trong đào tạo lái xe.................................................................9
1.1.3. Phân loại đào tạo lái xe.........................................................................10
1.2. Quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo.......................................................11
1.2.1. Khái niệm quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo...............................11
1.2.2. Mục tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả quản lý.......................................12
1.2.3.Nội dung quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo.................................13
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo......18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE CỦA TRƯỜNG
CAO ĐẲNG NGHỀ SÔNG ĐÀ............................................................................21
2.1. Tổng quan về Trường Cao đẳng nghề Sông Đà............................................21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Nhà trường...............................21
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà..................22
2.1.3. Cơ cấu tổ chức......................................................................................23
2.2. Thực trạng quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà....25
2.2.1. Bộ máy quản lý đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà....25
2.2.2.Thực trạng lập kế hoạch đào tạo lái xe...................................................27
2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe của Nhà trường..33


2.2.4. Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe........................47
2.3. Đánh giá chung về quản lý đào tạo lái xe của Trường.................................49
2.3.1. Kết quả đạt được theo tiêu chí đánh giá................................................49
2.3.2. Ưu điểm................................................................................................53
2.3.3. Nhược điểm..........................................................................................53
2.3.4. Nguyên nhân các nhược điểm...............................................................54
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
ĐÀO TẠO LÁI XE CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SƠNG ĐÀ..............56
3.1. Phương hướng, nhiệm vụ cơng tác đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng
nghề Sông Đà.........................................................................................................56

3.2. Đánh giá cơ hội và thách thức trong quản lý đào tạo của Trường CĐN
Sông Đà..................................................................................................................57
3.2.1. Cơ hội...................................................................................................57
3.2.2. Thách thức............................................................................................57
3.3. Các giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo lái xe của trường cao đẳng nghề
Sơng Đà..................................................................................................................58
3.1.1. Hồn thiện lập kế hoạch đào tạo lái xe..................................................58
3.3.2. Hoàn thiện tồ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe...........................60
3.3.3. Hồn thiện cơng tác quản lý tuyển sinh học viên lái xe........................62
3.3.4. Hoàn thiện việc quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất.................63
3.3.5. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát đào tạo lái xe...........................64
3.4. Một số kiến nghị..............................................................................................64
3.4.1. Đối với Bộ Xây dựng............................................................................65
3.4.2.Với Bộ GTVT........................................................................................65
3.4.3. Đối với liên Bộ Tài chính và Bộ Giao thơng vận tải.............................65
3.4.4. Đối với Sở GTVT tỉnh Hịa Bình..........................................................66
KẾT LUẬN............................................................................................................67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC VIẾT TẮT
CSĐT

Cơ sở đào tạo

GTVT

Giao thông vận tải


CĐN

Cao đẳng nghề

TNGT

Tai nạn giao thông

GPLX

Giấy phép lái xe

KT- XH

Kinh tế - xã hội


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng:

Bảng 1.1. Các hạng đào tạo lái xe...........................................................................10
Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực quản lý đào tạo lái xe của Nhà trường...............28
Bảng 2.2. Bảng số liệu sân bãi phục vụ đào tạo lái xe củaNhà trườnggiai đoạn
2018-2020.............................................................................................31
Bảng 2.3. Số lượng xe cụ thể của Nhà trường từ năm 2018 - 2020........................32
Bảng 2.4. Danh mục mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo giai đoạn
2018 - 2020...........................................................................................33
Bảng 2.5. Kế hoạch đào tạo các hạng lái xe giai đoạn 2018 - 2020.........................34
Bảng 2.6. Kết quả truyền thông về hoạt động đào tạo lái xe giai đoạn 2018 - 2020 35
Bảng 2.7. Kết quả tuyển dụng của Nhà trường giai đoạn 2018 – 2020....................35

Bảng 2.8. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng giai đoạn 2018 - 2020..................................37
Bảng 2.9. Kết quả đào tạo học viên lái xe giai đoạn 2018-2020..............................39
Bảng 2.10. Quy mô học viên mỗi loại hình đào tạo.................................................39
Bảng 2.11. Số lượng giáo viên dạy lý thuyết và thực hành giai đoạn 2018-2020....40
Bảng 2.12. Số lượngcác lớp đào tạo lý thuyết giai đoạn 2018 - 2020......................40
Bảng 2.13. Số lượng các lớp đào tạo thực hành trong giờ hành chính và ngồi giờ
hành chính giai đoạn 2018 - 2020..........................................................42
Bảng 2.14. Số liệu học viên được Đào tạo lái xe giai đoạn 2018 - 2020.................43
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát, điều tra của học viênvề quản lý đào tạo lái xe của
Nhà trường.............................................................................................44
Bảng 2.16. Sai phạm trong đào tạo lái xe ô tô giai đoạn 2018 -2020................48
Bảng 2.17. Chỉ tiêu kế hoạch đào tạo và thực tế giai đoạn 2018-2020..............50
Bảng 2.18. Số lượng và tỷ lệ học viên thi đỗ tốt nghiệp lần đầu giai đoạn 2018 - 2020. 51
Bảng 2.19. Tỉ lệ kết quả thi sát hạch của học viên các năm 2018 - 2020.................52
Bảng 2.20. Thống kê số lượng cuộc thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2018 - 2020.......53
Bảng 2.21. Kết quả thanh tra, kiểm tra giai đoạn 2018 - 2020 của Nhà trường.......53
Bảng 3.1. Kế hoạch số lượng học viên được đào tạo giai đoạn 2020 - 2025...........57


Sơ đồ:

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chứcTrường CĐN Sông Đà....................................................24
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đào tạo lái xe của Trường CĐN Sông Đà....25


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN THỊ HUYỀN


QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÔNG ĐÀ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2021


1

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển ngày càng lớn mạnh của nền kinh tế xã hội, đời sống vật
chất, nhu cầu hưởng thụ của người dân được nâng cao, bên cạnh đó với hệ thống cơ
sở hạ tầng được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp góp phần thuận tiện cho việc di
chuyển, đi lại bằng các loại ô tô.
Đây là một lĩnh vực đặc biệt mang những đặc thù riêng vì thế nó yêu cầu
nhiều những tiêu chuẩn khắt khe rất lớn so với các lĩnh vực khác. Trong tình hình
tai nạn giao thông (TNGT) liên tục diễn biến phức tạp như hiện nay, lái ơtơ thành
thạo, an tồn là kỹ năng cần phải có trong cuộc sống hiện đại.
Những năm gần đây, Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách quan
tâm đến cơng tác đầu tư, khuyến khích đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên cả nước
nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng quản lý đào tạo. Với những tiêu chí khắt khe
trong cơng tác đào tạo của nghề đặc thù này đã góp một phần lớn trong việc giảm
thiểu tình trạng tai nạn giao thông và vấn đề ùn tắc giao thông xảy ra tại các thành
phố lớn trên cả nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hịa Bình có 04 cơ sở đào tạo nghề lái xe các

hạng, mỗi năm hệ thống các cơ sở này đã đào tạo được khoảng trên 6.300 học viên
lái xe ô tô và trên 12.000 học viên lái xe mô tô hạng A1. Các trường, trung tâm đào
tạo lái xe được thành lập đã phần nào giải quyết được nhu cầu của người dân.
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà - Bộ Xây dựng là một đơn vị sự nghiệp đứng
chân trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, trong những năm qua với bề dày kinh nghiệm, Nhà
trường đã xây dựng được uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề nói chung và trong lĩnh
vực đào tạo lái xe nói riêng. Tuy nhiên, ngồi những thành tựu đã đạt được, công tác
quản lý đào tạo lái xe hiện nay của Trường vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần phải
khắc phục. Vấn đề nghiên cứu để tìm ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý, đảm
bảo chất lượng đào tạo lái xe của Nhà trường là một trong những nhiệm vụ, một nhu
cầu cấp thiết cần nghiên cứu hiện nay và trong thời gian tới, vì nó có ý nghĩa quan


2

trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo cho học viên, giúp học viên năm chắc các
kỹ năng điều khiển phương tiện thành thạo, góp phần bảo đảm an tồn khi tham gia
giao thơng.
Do vậy, để giải quyết tốt bài tốn về đào tạo đội ngũ lái xe có trình độ, năng
lực, có kỹ năng, đạo đức đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, Trường
Cao đẳng nghề Sơng Đà cần tìm ra một số giải pháp trong quản lý đào tạo lái xe
nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời góp phần giảm
thiểu số vụ tai nạn giao thơng tại Hịa Bình nói riêng và cả nước nói chung.
Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: "Quản
lý đào tạo lái xe của trường Cao đẳng nghề Sông Đà".
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định và lãm rõ các cơ sở lý luận liên quan đến việc quản lý đào tạo lái xe
của cơ sở đào tạo.
- Phân tích thực trạng quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc quản lý đào tạo lái xe của

Nhà trường.
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề
Sông Đà.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu quản lý đào tạo đào tạo lái xe của
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà theo chức năng quản lý bao gồm: Lập kế hoạch
đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và kiểm tra, giám sát kế hoạch đào tạo
lái xe.
Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn tỉnh Hịa Bình.
Về thời gian: Các số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2018 đến năm
2020; công tác điều tra được tiến hành vào tháng 3,4 năm 2021; các giải pháp đề
xuất đã được tác giả bổ sung theo thực tế của Nhà trường năm 2021, định hướng
đến năm 2025.


3

Dự kiến nội dung các chương
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo
Chương 2: Phân tích thực trạng quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng
nghề Sông Đà.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo lái xe
của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO
Khái niệm đào tạo lái xe
Hoạt động đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo lái xe là quá trình cơ sở đào tạo

tác động có mục đích, có tổ chức đến việc học lái xe, đào tạo một cách có hệ thống
và kiến thức, kỹ năng và hành vi lái xe của học viên. Đào tạo lái xe đáp ứng nhu cầu
của người học, công ty và xã hội.
Đặc điểm trong đào tạo lái xe
Đào tạo lái xe gắn chặt với nhu cầu thiết yếu của mỗi cá nhân, với doanh
nghiệp, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Mục tiêu cao nhất của
đào tạo lái xe là giúp người học có đầy đủ kỹ năng, kiến thức và khả năng trực tiếp
tham gia điều khiển phương tiện giao thông, đảm bảo an toàn cho mọi người.
Phân loại đào tạo lái xe
Phân loại theo hạng giấy phép lái xe
Phân loại theo đối tượng học viên
Phân loại theo hình thức đào tạo
Phân loại theo địa điểm đào tạo
Khái niệm quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo
"Quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo là quá trình lập kế hoạch, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm tra của các nhà quản lý cơ sở đào tạo đối với đối tượng bị quản lý


4

bao gồm đội ngũ giáo viên, các phòng ban chức năng và học viên nhằm đạt được
mục tiêu đào tạo lái xe về số lượng học viên, chất lượng đào tạo".
Mục tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả quản lý
Mục tiêu quản lý đào tạo lái xe
"Mục tiêu của quản lý đào tạo lái xe là giúp người học nắm chắc được các
quy định của pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ. Có đạo đức nghề
nghiệp, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thơng; đào tạo người học biết vận dụng
các kiến thức, kỹ năng điều khiển, xử lý các tình huống trên đường an tồn".
Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý đào tạo lái xe
-Số lượng học viên được đào tạo lái xe so với kế hoạch đào tạo thể hiện kết

quả đã thực hiện đào tạo được bao nhiêu số học viên so với kế hoạch? Kế hoạch lập
ra đã đúng với nhu cầu của thực tế hay chưa?
- Tỉ lệ học viên được tốt nghiệp và được cấp giấy phép trên số học viên theo
học thông qua các kỳ thi sát hạch và tốt nghiệp.
- Số các sai phạm trong khi đào tạo: thống kê kiểm soát các lỗi vi phạm trong
quá trình đào tạo.
Nội dung quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo
Lập kế hoạch đào tạo lái xe
Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe

Kiểm soát đào tạo lái xe
Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo lái xe của cơ sở đào tạo
Các yếu tố thuộc về cơ sở đào tạo
Các yếu tố bên ngoài cơ sở đào tạo lái xe
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SƠNG ĐÀ
Q trình hình thành và phát triển của Nhà trường
Trong những năm đầu thập niên 80 của thế kỷ 20, trên công trường xây dựng
Nhà máy thủy điện Hịa Bình, với khí thế “Quyết tâm chinh phục dịng Sơng Đà”,


5

“Tất cả vì dịng điện ngày mai của Tổ quốc” tập thể cán bộ, CNV, người lao động
thuộc TCT Sông Đà đã tập trung sức lực hoàn thành các mục tiêu thi cơng, chặn
dịng ngăn Sơng Đà, nâng cao độ thân đập đón lũ, phát điện tổ máy 1 đúng tiến độ.
Đến năm 1985 được sự giúp đỡ của Nhà nước Liên Xô (cũ) Trường dạy nghề
với cơ sở vật chất đồng bộ, trang thiết bị hiện đại, tiên tiến đã được xây dựng trên
địa bàn xã Thịnh Lang, Thị xã Hịa Bình (nay là P Thịnh Lang, TP Hịa Bình) với
quy mơ đào tạo ban đầu là 1.200 HSSV/năm gồm các chuyên ngành đào tạo: Động

lực, Cơ khí và Điện.
Trên cơ sở kết quả phấn đấu trong bước đường xây dựng và trưởng thành của
Nhà trường, ngày 11/5/2007, Bộ trưởng Bộ LĐ - TB&XH đã ký Quyết định số
614/QĐ-BLĐ - TBXH thành lập Trường Cao đẳng nghề Sông Đà trên cơ sở nâng
cấp Trường CNKT Việt Xô Sông Đà; đây là một sự kiện có ý nghĩa trong quá trình
xây dựng và phát triển của Nhà trường. Tháng 5/2014 thực hiện Quyết định số:
555/QĐ-TTg ngày 18/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển trường Cao
đẳng nghề Sơng Đà trở thành đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Xây dựng;
tại quyết định số 542/QĐ-BXD ngày 08/9/2014 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Nhà
trường được tiếp nhận từ Tổng công ty Sông Đà về trực thuộc Bộ Xây dựng. Đây sẽ
là điều kiện thuận lợi để Nhà trường phát triển nên một tầm cao mới.
Ở thời điểm hiện tại, đơn vị đã có 55 xe các hạng phục vụ cho việc học và ôn
tập phục vụ công tác thi bằng lái xe ô tô, đáp ứng được lưu lượng 614 học viên của
Nhà trường và đào tạo phục vụ SHLX mô tô hạng Al trên 100 học viên/tháng.
Chức năng, nhiệm vụ của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà trực thuộc Bộ Xây dựng, là đơn vị sự
nghiệp công lập tự bảo đảm chi 20% kinh phí hoạt động, có con dấu và có tư cách
pháp nhân thực hiện những chức năng và nhiệm vụ cụ thể.
Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường gồm: Ban Giám hiệu; 04 phòng chức
năng và 04 khoa chuyên môn. Tổng số cán bộ, viên chức: 92 người. Trong đó, 11
Thạc sĩ, 58 Đại học; 23 Trung cấp và trình độ khác.


6

Thực trạng quản lý đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà
Bộ máy quản lý đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà
Bộ máy quản lý đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng nghề Sông Đà được
quy định tại Điều lệ hoạt động của Nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng, 01 Phó hiệu

trưởng, 04 phịng chức năng và 01 khoa chuyên môn.
Thực trạng lập kế hoạch đào tạo lái xe
Mục tiêu Nhà trường dự kiến số lượng học viên đăng ký ở các hạng đào tạo
lái xe là khá lớn. Để đạt được kết quả đó, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tuyển
sinh liên tục, quan tâm hơn nữa đến công tác truyền thông, làm tốt công tác tư vấn
tuyển sinh đến các đối tượng người học và tuyển dụng thêm giáo viên để tăng thêm
lưu lượng đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần kịp thời tăng cường đầu tư
nâng cấp, cải thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo lái xe để để thu hút
được đông đảo người học và nâng cao năng lực cạnh tranh với các cơ sở đào tạo
trên thị trường.
Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe của Nhà trường
Để đạt được kết quả tốt trong việc tổ chức triển khai, thực hiện kế hoạch đào
tạo lái xe giai đoạn 2018 - 2020. Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của tập thể cán bộ, viên
chức, Ban Giám hiệu nhà trường đã tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển
đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, giáo viên có đủ năng lực, trình độ chun mơn,
nghiệp vụ, có khả năng nắm bắt và ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác
đào tạo nhằm cải thiện chất lượng dạy học, đáp ứng nhu cầu giảng dạy trong thời
đại công nghệ 4.0 và nguyện vọng ngày càng cao của người học.
Thực trạng truyền thông về hoạt động đào tạo lái xe của Nhà trường
Thực trạng xây dựng đội ngũ giáo viên đào tạo lái xe
Thực trạng tổ chức và quản lý lớp học
Thực trạng kiểm soát thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe
Số giáo viên, cán bộ sai phạm trong quá trình đào tạo diễn ra qua các năm 20182020 diễn ra không nhiều, điều này cho thấy Nhà trường đã làm tương đối tốt công tác


7

quản lý đào tạo, thắt chặt kỷ luật với đội ngũ cán bộ, giáo viên đang công tác tại
Trường. Tỷ lệ sai phạm chủ yếu ở hạng B1,B2; hạng C hầu như khơng có sai phạm.
Đánh giá chung về hoạt động quản lý đào tạo lái xe của Trường: Kết quả đạt

được theo tiêu chí đánh giá; Ưu điểm; Nhược điểm; Nguyên nhân các nhược điểm.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
QUẢN LÝĐÀO TẠO LÁI XE CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SƠNG ĐÀ
Phương hướng, nhiệm vụ cơng tác đào tạo lái xe của Trường Cao đẳng
nghề Sông Đà
Định hướng của Nhà trường đến năm 2025, tiếp tục giữ vững vị trí là địa chỉ
dạy lái xe chất lượng hàng đầu trên địa bàn tỉnh, tổ chức tốt quản lý đào tạo lái xe, hoàn
thành kế hoạch nâng lưu lượng đào tạo lái xe ô tô từ 614 học viên lên 735 học viên.
Mở rộng hình thức đào tạo lái xe B11, tăng thêm số lượng hợp đồng thuê xe
đáp ứng nhu cầu học lái xe của người dân.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch nâng cao số lượng học viên được đào tạo qua từng
năm, đến năm 2025 số lượng học viên được đào tạo lên khoảng trên 1.500 học viên
lái xe mô tô Al và trên 700 học viên đào tạo ơ tơ các hạng. Trong đó tập trung mạnh
vào đào tạo lái xe ô tô các hạng B1, B2 để đáp ứng nhu cầu rất cao của người học
hiện nay.
Về mục tiêu tỉ lệ đỗ sát hạch các hạng lái xe cũng được Nhà trường xây dựng
theo hướng tăng dần theo từng năm; với hạng xe mô tô tỉ lệ đỗ trên 85% và với các
hạng xe ô tô tỉ lệ đỗ khoảng 90% đến 92%. Để đạt được kết quả này cần có sự cố
gắng khơng nhỏ đến từ Ban Giám hiệu Nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên trực
tiếp giảng đạy và cả từ phía học viên.
Đánh giá cơ hội và thách thức trong quản lý đào tạo của Trường CĐN
Sông Đà: Cơ hội; Thách thức. Nêu được ưu, nhược điểm và nguyên nhân của
những nhược điểm
Các giải pháp hoàn thiện quản lý đào tạo lái xe của trường cao đẳng nghề
Sông Đà


8

Hoàn thiện lập kế hoạch đào tạo lái xe;

Hoàn thiện tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe;
Hoàn thiện công tác quản lý tuyển sinh học viên lái xe;
Hoàn thiện việc quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất;
Hồn thiện cơng tác kiểm tra, giám sát đào tạo lái xe.
Một số kiến nghị: Đối với Bộ Xây dựng; Với Bộ GTVT; Đối với liên Bộ Tài
chính; và Bộ Giao thơng vận tải; Đối với Sở GTVT tỉnh Hịa Bình.
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu luận văn, tác giả đã làm sáng tỏ một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, luận văn này đã một phần đưa ra được các cơ sở lý luận, lý
thuyết làm cơ sở cho nghiên cứu này. Ngồi ra, Luận văn cịn nêu được rõ các
khái niệm chung về “đào tạo lái xe và quản lý đào tạo lái xe” , đưa ra được các
tiêu chí trong quản lý đào tạo và các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng tới đào tạo lái xe
tại các cơ sở đào tạo lái xe.
Thứ hai, luận văn đã nêu lên được thực trạng công tác quản lý đào tạo lái xe
tại Trường Cao đẳng nghề Sông Đà bằng cách lập kế hoạch đào tạo lái xe, phân tích
mơi trường và xác định được mục tiêu đào tạo. Ngồi ra, tác giả đã phân tích được
thực trạng trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo lái xe thông qua công tác tuyên
truyền, lựa chọn giảng viên; cơng tác thực hiện, phân tích thực trạng giảng dạy và
quản lý đào tạo của Nhà trường và qua đó tìm ra được những ưu điểm, nhược điểm
mà Nhà trường hiện đang gặp phải. Tuy nhiên việc quan sát, đánh giá của Nhà
trường cịn mang tính hình thức và sơ sài, phần lớn là đánh giá thông qua tỉ lệ thi đỗ
qua các cuộc thi sát hạch.
Thứ ba, Từ thực trạng của Nhà trường, luận văn đã nêu ra các giải pháp giúp
nâng cao việc quản lý đào tạo lái xe thơng qua việc hồn thiện từng q trình quản
lý để nâng cao hiệu quả đào tạo và gia tăng số học viên qua các năm.
Thời gian đào tạo lái xe tuy ngắn nhưng thời hạn sử dụng của giấy phép lại
có giá trị dài. Do vậy, việc thực hiện tốt công tác quản lý đào tạo lái xe là rất quan


9


trọng và cần thiết, nhằm trang bị cho người lái xe về đạo đức nghề nghiệp và văn
hóa ứng xử khi tham gia giao thông. Những nhiệm vụ này cần được triển khai và
thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo theo đúng quy trình, tiến độ theo kế
hoạch đã đề ra. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo lái xe, Trường Cao đẳng nghề
Sông Đà cũng rất cần có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, cơ quan chức
năng các cấp, sự đồng tình và nhất trí từ các cơ sở, trung tâm đào tạo sát hạch lái xe,
người học trên khắp cả nước.
Qua kết quả nghiên cứu luận văn, tác giả cũng mong những kết quả này sẽ có
lợi ích thiết thực, góp phần trong việc nâng cao năng lực quản lý đào tạo lái xe của
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà trong thời gian tới.


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---o0o---

TRẦN THỊ HUYỀN

QUẢN LÝ ĐÀO TẠO LÁI XE
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÔNG ĐÀ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ VÀ CHÍNH SÁCH
MÃ NGÀNH: 8340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. CHU TIẾN QUANG

HÀ NỘI - 2021



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế xã hội, đời sống vật chất, nhu
cầu hưởng thụ của người dân được nâng cao, bên cạnh đó với hệ thống cơ sở hạ
tầng được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp góp phần tạo ra sự dễ dàng và thuận
tiện cho việc di chuyển bằng các loại ô tô. Kèm theo đó là sự phát triển vượt bậc về
kinh tế thì nhu cầu học lái xe và sử dụng ôtô của người dân tiếp tục ngày một tăng.
Điều này đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ hơn nữa đối với đào tạo lái xe.
Đây là một lĩnh vực đặc biệt mang những đặc thù riêng vì thế nó u cầu
nhiều những tiêu chuẩn khắt khe rất lớn so với các lĩnh vực khác. Trong tình hình
tai nạn giao thơng (TNGT) liên tục diễn biến phức tạp như hiện nay, lái ôtô thành
thạo, an tồn là kỹ năng cần phải có trong cuộc sống hiện đại.
Trong những năm gần đây, Nhà nước đã có rất nhiều chủ trương, chính sách
quan tâm đến cơng tác đầu tư, khuyến khích đối với các cơ sở đào tạo lái xe trên cả
nước nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo. Với những tiêu chí khắt khe
trong cơng tác đào tạo của nghề đặc thù này đã góp một phần lớn trong việc giảm
thiểu tình trạng tai nạn giao thơng và vấn đề ùn tắc giao thông xảy ra tại các thành
phố lớn trên cả nước. Trường Cao đẳng nghề Sông Đà với lợi thế là đơn vị có thâm
niên và kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đào tạo lái xe nhiều năm tại tỉnh Hịa
Bình, đã đào tạo được hàng chục nghìn học viên lái xe đáp ứng nhu cầu của xã hội
và người dân. Việc đáp ứng về nguồn nhân lực giúp đào tạo học viên lái xe nắm
vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản, kịp thời ứng phó với các tình huống xảy ra,
cẩn trọng khi điều khiển phương tiện giao thơng, bảo đảm sự an tồn cho bản thân,
gia đình, khách hàng và hàng hóa trên xe cũng như sự an toàn của mọi người đã
được Nhà trường quan tâm, triển khai thực hiện tốt.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hịa Bình có 04 cơ sở đào tạo nghề lái xe các
hạng, mỗi năm hệ thống các cơ sở này đã đào tạo cho khoảng trên 6.300 học viên

lái xe ô tô và trên 12.000 học viên lái xe mô tô hạng A1. Các trường, trung tâm đào
tạo lái xe được thành lập đã phần nào giải quyết được nhu cầu của người dân. Mỗi


2

học viên có thể tùy chọn một cơ sở uy tín và chất lượng để tin tưởng đăng ký theo
học và phù hợp với điều kiện của mọi cá nhân. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, việc
đào tạo vì chạy theo số lượng mà xem nhẹ chất lượng dẫn đến chất lượng tại các
trường, trung tâm này vẫn chưa cao, còn nhiều kẽ hở trong đào tạo. Vẫn còn nhiềuhạn
chế trong dạy lý thuyết, dạy thực hành và trang bị các kỹ năng cho học viên.
Trường Cao đẳng nghề Sông Đà - Bộ Xây dựng là một đơn vị sự nghiệp đứng
chân trên địa bàn tỉnh Hịa Bình, trong những năm qua với bề dày kinh nghiệm, Nhà
trường đã xây dựng được uy tín trong lĩnh vực đào tạo nghề nói chung và trong lĩnh
vực đào tạo lái xe nói riêng. Tuy nhiên, ngoài những thành tựu đã đạt được, công tác
quản lý đào tạo lái xe hiện nay của Trường vẫn còn một số hạn chế, tồn tại cần phải
khắc phục. Vấn đề nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý, đảm bảo chất
lượng đào tạo lái xe của Nhà trường là một trong những nhiệm vụ, một nhu cầu cấp
thiết cần nghiên cứu vì nó có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào
tạo cho học viên, góp phần bảo đảm an tồn khi tham gia giao thông.
Do vậy, để giải quyết tốt bài tốn về đào tạo đội ngũ lái xe có trình độ, năng lực,
có kỹ năng, đạo đức đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, Trường Cao đẳng
nghề Sông Đà cần đề ra được một số giải pháp trong quản lý đào tạo lái xe nhằm góp
phần hồn thiện, nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời góp phần giảm thiểu số vụ tai
nạn giao thơng tại Hịa Bình nói riêng và cả nước nói chung. Căn cứ vào nhu cầu thực
tiễn đó, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý đào tạo lái xe của trường Cao
đẳng nghề Sông Đà".

2. Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chất lượng đào tạo là một bước quan trọng trong cơng tác đảm bảo trật tự an

tồn giao thơng được Chính phủ, Ủy ban An tồn giao thơng quốc gia và tỉnh Hịa
Bình quan tâm chỉ đạo. Do vậy, hoàn thiện quản lý đào tạo đối với các cơ sở đào tạo
lái xe trên địa bàn tỉnh là cần thiết hiện nay.
Trong q trình nghiên cứu và hồn thiện luận văn này, học viên có tham khảo
một số luận văn của một số tác giả cũng như tham khảo công tác quản lý đào tạo tại
một số trường dạy nghề sau:


3

Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân“Quản lý đào tạo lái xe
của Trung tâm Đào tạo và sát hạch Lái xe tỉnh Phú Thọ” (2019) của tác giả
Phạm Ngọc Hiếu”.Trong luận văn này tác giả đã phân tích được mục tiêu quản lý
đào tạo lái xe của Trung tâm, tối ưu hóa việc sử dụng nguồn nhân lực và cơ sở vật
chất hiện có đế nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao số lượng học viên được đào
tạo lái xe qua mỗi năm. Tác giả cũng đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất
lượng đào tạo lái xe ô tô và sử dụng các phương pháp hợp lý để phân tích, đánh giá
thực trạng công tác quản lý đào tạo lái xe tại Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe
tỉnh Phú Thọ. Lập kế hoạch đào tạo lái xe, tổ chức và triển khai thực tế quản lý tình
hình đào tạo, từ đó, kiểm sốt tình hình thực tế đào tạo lái xe, đánh giá tổng thể thực
trạng thông qua các tiêu chuẩn đánh giá. Ngoài ra, tác giả cũng phân tích các nhân
tố ảnh hưởng đến cơng tác đào tạo lái xe tại các cơ sở đào tạo, đưa ra những cơ hội
và thách thức trong công tác quản lý đào tạo lái xe của trung tâm, tổng kết những
kết quả đạt được, những tồn tại, chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót.
nhằm nâng cao công tác quản lý đào tạo lái xe của Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe
tỉnh Phú Thọ đưa ra các đề xuất, phương hướng và giải pháp.
Luận văn thạc sĩ trường Đại học Huế "Nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô
tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Huế ” (2018) của tác giả Nguyễn Anh
Tài.“Trong thời gian nghiên cứu, tác giả đã đánh giá, phân tích thực trạng chất
lượng đào tạo lái xe ô tô của Trường Cao đẳng GTVT Huế. Hệ thống hóa những

vấn đề lý luận, thực tiễn và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo lái xe ô tô
của trường Đại học Tổ chức và quản lý là điều kiện then chốt đảm bảo cho hoạt động
của trường đại học phát triển. Việc nhà trường thực hiện mục tiêu và kế hoạch đào tạo
đã đề ra là yếu tố quyết định đến chất lượng đào tạo. Nhằm tìm ra những thuận lợi,
khó khăn và nguyên nhân của những nhược điểm, đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo lái xe của nhà trường. Qua việc phân tích, đánh giá chất lượng
đào tạo lái xe ô tô hạng B2 và hạng C của Trường Cao đẳng GTVT Huế, bài viết làm
rõ một số vấn đề ảnh hưởng và tác động đến chất lượng đào tạo, đồng thời đưa ra thời
kỳ xây dựng các giải pháp hệ thống nhằm nâng cao chất lượng lái xe từ nay đến năm
2030 Đào tạo lái xe ô tô tại Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Huế.


4

Luận văn thạc sĩ trường Đại học Kinh tế quốc dân"Quản lý đào tạo lái xe
của Trung tâm Đào tạo và sát hạch Lái xe của Sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn
La” (2018) của tác giả Hồng Sơn Bình. Luận văn của tác giả đã nêu được nội
dung, mục đích và tiêu chí đánh giá, nguyên tắc trong việc quản lý đào tạo lái xe của
sở Giao thông vận tải tỉnh Sơn La. Đánh giá được công tác quản lý đào tạo lái xe của
Sở trong việc thực hiện mục tiêu quản lý. Bên cạnh đó, tác giả cịn nêu được các yếu
tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo, sát hạch lái xe và chỉ rõ thực trạng trong công tác
quản lý đào tạo, sát hạch lái xe hiện nay. Luận văn cũng đã nêu được những ưu điểm,
hạn chế và tìm ra nguyên nhân cuả những hạn chế đó để đề ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện quản lý đào tạo, sát hạch lái xe của sở GTVT Sơn La.
Kinh nghiệm đào tạo, huấn luyện kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông
cơ giới đường bộ của Trung tâm dạy nghề, đào tạo - sát hạch lái xe Học viện Cảnh
sát nhân dân. Đây là một Trung tâm dạy nghề, đào tạo trực thuộc Học viện Cảnh sát
Nhân dân - Bộ Công an. Tại đây công tác quản lý tổ chức dạy nghề, đào tạo lái xe
cơ giới đường bộ, các dịch vụ gắn với q trình đào tạo nghề lái xe ơ tơ, cơng tác
quản lý hoạt động đào tạo lái xe, quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên Trung tâm được

chú trọng nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo lái xe cho học viên của
Học viện và các đối tượng khác trong và ngồi ngành Cơng an theo quy định.
Luận án tiến sĩ Trường Đại học Kinh tế - Đại học Huế: “Hồn thiện cơng
tác quản lý chất lượng đào tạo nghề lái xe ô tô trong các cơ sở đào tạo nghề ở
khu vực Bình Trị Thiên” của tác giả Nguyễn Thanh Khanh (2019).“Luận án đã hệ
thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô và sử dụng các
phương pháp phân tích hợp lý để đánh giá thực trạng cơng tác quản lý chất lượng
đào tạo lái xe. Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả quản lý chất lượng đào tạo lái xe ơ
tơ, trong đó yếu tố tổ chức và quản lý đào tạo là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng
đến chất lượng đào tạo lái xe ô tô. Bài viết đã chỉ ra những kết quả đạt được, những
hạn chế, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân tồn tại của chúng. Kết quả
đã đánh giá cơ bản thực trạng công tác quản lý chất lượng đào tạo lái xe ô tô tại các
cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Bình Trị Thiên, đồng thời đưa ra phương hướng,
giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo lái xe ô tô ở ba khu vực này.


×