Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.26 KB, 2 trang )
Những biến đổi trong chiều sâu của từ
vựng
Thực chất, nói cho giản dị hơn thì đây là những biến đổi về phương diện ngữ
nghĩa của từ trong từ vựng. Những biến đổi này rất phức tạp và tinh tế, nhiều
khi chồng chéo lên và cùng diễn ra với những biến đổi ở bề mặt. Có hai
trường hợp chính trong biến đổi nghĩa của từ cần được kể tới sau đây.
1. Thu hẹp nghĩa của từ
Đúng ra, phải hiểu đây là sự thu hẹp phạm vi biểu hiện (định danh) của từ.
Xu hướng này có thể tìm thấy trong những từ như: thầy của tiếng
Việt; meat, deer của tiếng Anh
- thầy: Từ chỗ gọi tên cho các đối tượng như: thầy giáo, thầy đồ, thầy khoá,
thầy lang, thầy cai, thầy lí, thầy kí, thầy thông hiện nay từ này chỉ còn
dùng chủ yếu với nghĩa thầy giáo và thầy thuốc.
- meat vốn có nghĩa là "thực phẩm" nói chung; deer vốn chỉ "con vật" nói
chung, nhưng nay tiếng Anh đã thu hẹp bớt dung lượng nghĩa của các từ này
lại: meat= thịt; còn từ deer chỉ có nghĩa là "con hươu"
Hiện tượng thu hẹp nghĩa rất hay gặp trong khi xây dựng thuật ngữ cho
các ngành khoa học: Người ta thu hẹp nghĩa của từ thông thường lại và chỉ
dùng với một nghĩa thuật ngữ, nghĩa chuyên môn hoá đó. Trong tiếng Việt,
xu hướng thu hẹp nghĩa nói chung là không mạnh bằng mở rộng nghĩa.
2. Mở rộng nghĩa của từ
Xét các ví dụ:
- Động từ land trong tiếng Anh có nghĩa là tiếp đất, hạ cánh (xuống mặt
đất). Hiện nay động từ này mở rộng nghĩa ra, bao gồm cả việc hạ cánh
xuống mặt nước (The swan landed on the lake – Con thiên nga hạ cánh
xuống mặt hồ).
- Đồng từ cắt trong tiếng Việt vốn có nghĩa là: làm đứt bằng vật sắc. Hiện
nay nghĩa của từ này mở rộng ra gồm cả việc chấm dứt hành động, việc làm
nào đó(cắt viện trợ, cắt quan hệ, cắt đường chuyền bóng ) hoặc phân công
làm việc gì đó theo luân phiên hoặc thứ tự lần lượt: cắt trực nhật, cắt người
canh đê, cắt lượt đi tuần