Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (trên cơ sở thực tiễn tại tỉnh ninh bình) (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.44 MB, 96 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kêt quả nghiên cứu của

riêng tôi, chưa được công bố trong bất cứ một cơng trình nghiên
cứu nào của người khác. Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu

của người khác đảm bảo theo đủng các quy định. Các nội dung
trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng

tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu

tham khảo của luân văn.

Tác giả luận văn

Bùi Thị Nhật Lệ


MỤC LỤC
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các băng
MỞ ĐẦU.............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VÈ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH


TRÁCH NHIỆM
HÌNH sụ• TRONG ĐỊNG PHẠM
.................... 8


1.1.

Nhận thức chung về chế định đồng phạm............................................ 8

1.1.1.

Khái niệm, dấu hiệu pháp lý và các loại người trong đồng phạm

của chế định đồng phạm trong PLHS Việt Nam....................................8

1.1.2.

Vài nét về lịch sử chế định đồng phạm................................................ 15

1.1.3.

Chế định đồng phạm trong luật hình sự tại một số nước.................. 19

1.1.4.

Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam hiện hành......................... 21

1.2.

Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm...........24


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.................................................................................... 33
CHƯƠNG 2: THỤC TRẠNG VẬN DỤNG NGUYÊN TẮC XÁC

ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH sụ TRONG ĐỊNG PHẠM
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH.............................................. 34

2.1.

Đặc điếm tình hình có liên quan đến thực trạng vận dụng

nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình................................................................. 34
2.1.1.

Tình hình kinh tế xã hội có liên quan................................................... 34

2.1.2.

Sơ lược tình hình tội phạm có yếu tố đồng phạm trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình....................................................................................... 35


2.2.

Tổ chức bộ máy và thực tiễn xử lý các vụ án có yếu tố đồng
phạm của Tịa án nhân dân tỉnh Ninh Bình...................................... 36

2.2.1.


Tổ chức bộ máy Tồ án nhân dân tỉnh Ninh Bình.............................. 36

2.2.2.

Ket quả xử lý những vụ án có yếu tố đồng phạm trên địa bàn

tĩnh Ninh Bình...................................................................................... 37
2.2.3.

Một sổ vấn đề về nguyên tắc xác định đồng phạm trong thực

tiễn xét xử vụ án................................................................................... 62
2.3.

Những hạn chế và nguyên nhân trong thực tiễn áp dụng các
quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm
và nguyên nhân của các hạn chế......................................................... 67

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VẬN DỤNG
NGUYÊN TẢC XÁC ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH sự

TRONG GIẢI QUYẾT CÁC vụ ÁN ĐÒNG PHẠM TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH........................................................... 71

3.1.

Yêu cầu nâng cao hiệu quả nguyên tắc xác định trách nhiệm


hình sự trong đồng phạm.................................................................... 71

3.2.

Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc xác định

trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án đồng phạm
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
3.2.1.

Nâng cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trinh độ
chuyên môn của các cán bộ Toà án nhân dân...................................... 72

3.2.2.

Nâng cao trách nhiệm, bồi dưỡng đội ngũ Điều tra viên đáp ứng

yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình mới

trong đó có tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm.... 73
3.2.3.

Tăng cường vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong xử lý tội

phạm nói chung trong đó có tội phạm được thực hiện bằng hình

thức đồng phạm..................................................................................... 74


3.2.4.


Nâng cao chât lượng xét xử của Tòa án nhân dân nhăm đảm
bảo tính cơng minh, hiệu quả trong xừ lý những vụ có yếu tố

đồng phạm.............................................................................................. 78

3.2.5.

Hồn thiện pháp luật về ngun tắc xác định trách nhiệm hình

sự nói riêng và pháp luật về chế định đồng phạm nói chung............. 80

KẾT LUẬN......................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................... 84

PHỤ LỤC............................................................................................................ 89


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIÉT TẮT

BLHS

Bô Luât hình sư

CTTP

cấu thành tội phạm

PLHS


Pháp luật hình sụ

TAND

Tồ án nhân dân

TNHS

Trách nhiêm
• hình sư•

TTATXH

Trât
* tư• an tồn xã hơi


VKSND

Viên
• kiểm sát nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

F
sỏ hiêu


Tên bảng


Bảng 2.1

Diễn biến tình hình vụ án hình sự có yếu tố đồng phạm
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (2015-2020)

Bảng 2.2

Trang

89

SỐ vụ án đồng phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình

phân theo loại tội phạm trong giai đoạn (2015-2020)

90


MỞ ĐẦU

1. Tính câp thiêt của đê tài
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS,
do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực

hiện một cách cố ý hoặc vơ ý. Tính nguy hiếm cho xã hội của tội phạm không

những là một đặc điểm (dấu hiệu) cơ bản, mà cịn là thuộc tính khách quan,

tất yếu và thể hiện bản chất xã hội - pháp lý của từng hành vi phạm tội cụ thể.

Tội phạm có tính chất nguy hiểm cho xã hội, bởi vì tội phạm gây ra hoặc đe

dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự
bảo vệ, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện với hình

thức lỗi cố ý và vơ ý.

Tội phạm có thể do một người thực hiện, cũng có thể do nhiều người
thực hiện. Khi tội phạm được thực hiện bởi nhiều người và trong hành động
của họ có sự liên hệ mật thiết, tác động lẫn nhau thì được gọi là đồng phạm.
Đồng phạm là hình thức phạm tội, địi hỏi những điều kiện riêng, khác với

những trường hợp phạm tội riêng lẻ về số lượng người tham gia phạm tội,
mối liên hệ giữa các đối tượng trong cùng vụ án cũng như tội phạm mà cả

nhóm hướng tới thực hiện. Sự liên kết, hồ trợ lẫn nhau giữa những người

cùng tham gia thực hiện tội phạm càng củng cố quyết tâm phạm tội đến cùng
của cả nhóm, thể hiện tính chất và mức độ nguy hiểm đáng kể của những tội
phạm có đồng phạm. So với tội phạm do một người thực hiện, đồng phạm
thường nguy hiếm hơn, vì khi một nhóm người cố ý cùng tham gia thực hiện

hành vi phạm tội, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội sẽ tăng lên
đáng kể, nhất là khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện,
phát triển thành "phạm tội có tổ chức".
Ke tới một số vụ án điển hình như: vụ dùng súng hoa cải bắn chết Trần

Thanh Long (Long Tuyp) tại thành phố Hải Phòng năm 2009; vụ hai băng



nhóm dùng súng AK cưa báng và súng K59 băn nhau khiên một người chêt
và một người bị thương tại phố Đoàn Thị Điểm, thành phố Hà Nội năm 2009;
vụ hai băng nhóm dùng dao, mã tấu chém nhau làm một người chết tại Trảng

Bom, tinh Đồng Nai năm 2010... để thấy rằng nước ta, hiện nay ngày càng

xuất hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức và hoạt động cơng khai, có

hành vi hết sức nguy hiếm như dùng ô tô chở các đối tượng dàn trận đánh
nhau, dùng các dụng cụ, hung khí tự chế đuổi bắn nhau trên đường phổ hoặc
thanh tốn nhau bàng hình thức xã hội. Đa dạng và phức tạp hơn là nhiều đổi

tượng phạm tội nguy hiểm đã chuyển hướng hoạt động theo kiểu "núp bóng"

như thành lập ra các doanh nghiệp, cơng ty thương mại, du lịch, dịch vụ, làm
bình phong cho các hành vi phạm tội như đòi nợ thuê, cá độ bóng đá, ... .
Điều đó giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiếm của tội phạm được thực
hiện dưới hình thức đồng phạm, đặc biệt là phạm tội có tổ chức. Chính vì vậy,
việc đấu tranh phịng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm được thực hiện

dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng và

Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Việc nghiên cứu về những vụ án
có yếu tố đồng phạm trong khoa học để trên cơ sở đó đưa ra những kiến nghị,
giải pháp hồn thiện phục vụ yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm và

ngăn chặn, hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả của tội phạm gây ra có ý nghĩa
quan trọng cả về lý luận và thực tiễn. Hiện nay đã có một số cơng trình
nghiên cứu đề cập đến vấn đề đồng phạm, tuy nhiên chưa có một vấn đề nào


đề cập
trách nhiệm
• ± đến một vấn đề cụ thể là "Ngun tắc xác định

• hình sự

trong đồng phạm (trên CO’ sở thực tiễn tại tỉnh Ninh Bình)" làm đề tài
nghiên cứu luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu

Đồng phạm là một trong những đề tài có nội dung phong phú và phức

tạp, được rất nhiều tác giả, luật gia và các nhà nghiên cứu luật quan tâm, đặt

2


bút viêt vê đê tài này. Đông phạm và TNHS trong đông phạm được quan tâm
nghiên cứu khá sớm, từ những năm 80 của thế kỷ trước đã xuất hiện những

bài tạp chí, các sách tham khảo đề cập trực tiếp đến vấn đề này. Việc nghiên
cứu trước hết xuất phát từ nhu cầu thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm

mà kết quả là Tòa án phải ra quyết định áp dụng hình phạt phù hợp với vai
trị, tính chất, mức độ phạm tội của từng người trong đồng phạm. Quá trình

nghiên cứu này cũng định hình, đặt nền móng cho khoa học pháp lý hình sự
Việt Nam về đồng phạm nói chung và TNHS trong đồng phạm nói riêng. Có

thể kể ra một số cơng trình, tài liệu điển hình như sau: 1) Chương X “Đồng

phạm” trong sách: “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung)” của
trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003 do Tập

thể tác giả PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên; 2) GS.TSKH. Lê Văn Cảm,

“Ve chế định đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam — Một sổ vấn đề lý luận
và thực tiễn”, Tập san Tòa án nhân dân, số 2/1988; 3) GS.TSKH. Lê Văn

Căm, Mục VI - Chế định Đồng phạm, Chương thứ tư, trong Những vẩn đề
cơ bản trong khoa học luật hình sự (phần chung), (Sách chuyên khảo sau đại

học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005; 4) Luận án Tiến sĩ Luật học của

tác giả Trần Quang Tiệp về “Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam ”,

trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; 5) TS. Trịnh Quốc Toản, Chương XIII Đồng phạm, trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung).

Tập thể tác giả do GS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội, 2001 (tái bản năm 2003); 6) TS. Trịnh Tiến Việt, Tội phạm và

trách nhiệm hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013; 7) Bình luận

khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 (phần chung) cũa TS. ng Chu Lưu
(chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, 2004; 8) Bỉn/ỉ luận khoa học Bộ luật
hình sự năm 1999 (phần chung) của Th.s Đinh Văn Quế (chủ biên), Nxb Tp.

Hồ Chí Minh, 2004.

3



Các nghiên cửu trên là nguôn tài liệu quý giá cho tác giả trong quá trình

thực hiện đề tài. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách
có hệ thống và đánh giá tồn diện thực trạng các quy định pháp luật về
nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm tại một địa phương

cụ thể như đề tài của tác giả chọn nghiên cứu. Vì thế tác giả đã lựa chọn đề
tài: “Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm (trên cơ sở

thực tiễn tại tính Ninh Bình) ” làm đề tài nghiên cứu nhằm làm đa dạng hơn

cho chủ đề nghiên cửu về đồng phạm để phục vụ học tập, trao đổi và cơng tác

chỉ đạo thực tiễn.
3. Mục
vụ• nghiên
cứu
• đích và nhiệm

C7

3.1. Mục đích
Trên cơ sở đúc kết lý luận nhận thức về trách nhiệm hình sự trong đồng

phạm và khảo sát quá trình áp dụng trong xét xử các vụ án đồng phạm ở Ninh

Bình thời gian từ 2015 - 2020, đưa ra những đề xuất, kiến nghị nhằm góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn


tỉnh Ninh Bình nói riêng, trên cả nước nói chung trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực
hiện
mục
đích trên,7 luận
văn có các nhiệm
vụ• sau:






- Nghiên cứu các cơng trình khoa học và các tài liệu có liên quan để
đúc kết một cách có hệ thống, có độ tin cậy cao về nhận thức trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm theo Luật Hình sự Việt Nam.

- Khảo sát quá trình truy tố, xét xử các vụ án đồng phạm tại các cơ
quan Tòa án ở tỉnh Ninh Bình trong các năm từ 2015 - 2020, chỉ ra các ưu
điểm và các thiếu sót, khuyết nhược điểm trong khi xác định trách nhiệm hình

sự các bị cáo trong các vụ án đồng phạm.

- Nêu ra các kiến nghị đề xuất cả về lý luận nhận thức lẫn chỉ đạo thực

tiễn (tổ chức cán bộ, bồi dưỡng chuyên môn, tập huấn chuyên đề, tổng kết

4



kinh nghiệm, hồn thiện pháp luật ...) đê góp phân nâng cao hiệu quả xác
định đúng trách nhiệm hình sự trong các vụ án đồng phạm trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng

Luận văn tập trung nghiên cứu vào những vấn đề về nguyên tắc xác

định trách nhiệm hình sự trong vụ án có đồng phạm dựa trên các văn bản

pháp luật, các tài liệu có liên quan đến chuyên đề đồng phạm và trách nhiệm
hình sự trong đồng phạm trong luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời, dựa trên

các hoạt động truy tố, xét xử của các vụ án đồng phạm xảy ra trên địa bàn tình
Ninh Bình từ năm 2015 - 2020.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

Nội dung: Đe tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến
nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm, đồng thời

nghiên cứu thực tiễn xét xử những vụ án đồng phạm. Từ đó đánh giá về tình
hình tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm nói
riêng trong giai đoạn hiện nay, đưa ra kiến nghị, đề xuất góp phần hồn thiện các

điều kiện để xác định trách nhiệm hình sự đối với vụ án đồng phạm.

Địa bàn: Đề tài nghiên cứu dựa trên số liệu các vụ án có yếu tố đồng
phạm xảy ra trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Thời gian: Thời gian kháo sát từ năm 2015 đến năm 2020

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Cff sở lý luận
Luận văn là dựa trên các quy định BLHS 2015, sửa đổi bố sung năm
2017 và các văn bán hướng dẫn thi hành BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung

năm 2017 về chế định đồng phạm trong đó có các quy định về những vấn đề

cần chú ý khi xác định trách nhiệm hình sự trong vụ án có yếu tố đồng phạm,

cũng như các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách báo pháp lý của các tác

5


giả trong và ngồi nước có liên quan đên chê định này đê phân tích, tơng hợp
và đánh giá nội dung.
Luận văn dựa trên thực tiễn áp dụng các bản án của TAND tỉnh Ninh

Bình xét xử những vụ án có yếu tố đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam

trong khoảng thời gian từ năm (2015 - 2020) và qua đó để rút ra những nhận
xét, đánh giá về quá trình áp dụng pháp luật trên địa bàn tỉnh Ninh Bình trong

giai đoạn này.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài đựợc nghiên cứu dựa trên quan điếm của chủ nghĩa Mác - Lênin

và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, quan điểm, đường lối

chính sách của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm. Bên
cạnh việc sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật, đề tài còn sử

dụng các phương pháp so sánh, lơgic, phân tích, chứng minh và tổng hợp, đặc

biệt là nghiên cứu điển hình sử dụng các số liệu thu thập được trên địa bàn

tỉnh Ninh Bình do TAND cung cấp.
Luận vãn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu làm sáng tỏ các tri
thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên

cứu như: phân tích, lịch sử, tổng hợp, thống kê, xã hội, so sánh luật học.
6. Tính mói và những đóng góp của đề tài

Mỗi cơng trình nghiên cứu về đồng phạm cũng như TNHS của đồng
phạm sẽ nghiên cứu ở những khía cạnh khác nhau. Tại luận văn, tác giả lựa

chọn nghiên cứu tồn diện, có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về
nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm theo luật hình sự Việt Nam tại
địa bản tỉnh Ninh Bình. Luận văn là cơng trình nghiên cứu đầu tiên trong
khoa học luật hình sự Việt Nam đề cập đến vấn đề nguyên tắc xác định TNHS
trong đồng phạm. Luận văn phân tích các quy định pháp luật, những bất cập
vướng mắc trong việc có nhiều cách hiểu về quy định của pháp luật để từ đó

6


đưa ra cái nhìn khách quan về những vấn đề còn mâu thuẫn trong quy định


của pháp luật về nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm, đồng thời phân
tính, đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về xác định tránh nhiệm hình sự
trong các vụ án đồng phạm tại tình Ninh Bình, từ đó đưa ra các ngun nhân

cũng như biện pháp khắc phục, nâng cao vấn đề áp dụng pháp luật về nguyên
tắc xác định TNHS trong các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Với những kết quà nghiên cứu sẽ hình thành hệ thống các tri thức khoa

học về TNHS trong đồng phạm, luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham

khảo nhằm hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc xác định TNHS tại địa bàn một

địa phương, trong thực tiễn áp dụng pháp luật, công tác giảng dạy, học tập tại

các cơ sở đào tạo luật hình sự ở Việt Nam đối với những vấn đề liên quan đến

nguyên tắc xác định TNHS trong đồng phạm nói riêng cũng như chế định
đồng phạm nói chung.
7. Kết cấu của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,

phần nội dung cùa luận văn gồm 3 chương:
Chương ì: Một số vấn đề về nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự
trong đồng phạm.
Chương 2'. Thực trạng vận dụng nguyên tắc xác định trách nhiệm hình
sự trong đơng phạm trên địa bàn tình Ninh Bình.


Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng nguyên tắc xác định

trách nhiệm hình sự trong giải quyết các vụ án đồng phạm trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình.

7


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH

TRÁCH NHIỆM HÌNH sự TRONG ĐỊNG PHẠM

1.1. Nhận thức chung vê chê định đông phạm
1.1.1. Khái niệm, dấu hiệu pháp lý và các loại người trong đồng phạm
của chế định đồng phạm trong PLHS Việt Nam
1.1.1.1. Khái niệm và dấu hiệu pháp lý
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mô tội phạm, được

thể hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Chế định Đồng phạm có ý
nghĩa vơ cùng to lớn trong BLHS, thể hiện ở chỗ nó là cơ sở đế truy cứu trách
nhiệm hình sự khơng chỉ đối với những người trực tiếp thực hiện tội phạm

(thực hiện những hành vi thoả mãn trong cấu thành tội phạm) mà cả những
người khác có liên quan đến tội phạm đó.
Tại BLHS 2015 sửa đổ bồ sung năm 2017, Điều 17, Khốn 1 có quy

định: “Đồng phạm là trường họp có hai người trở lên cố ỷ cùng thực hiện một

tội phạm".

Đồng phạm là cùng phạm tội hiểu theo nghĩa của luật hình sự. Ke thừa
những tinh hoa của lịch sử pháp luật Việt Nam và tiếp thu cỏ chọn lọc những

giá trị pháp luật cùa thế giới, khái niệm đồng phạm đã xuất hiện trong BLHS
năm 1999 phát triển trên cơ sở của BLHS năm 1985 và đến nay BLHS 2015

sửa đối bố sung năm 2017 vẫn giữ nguyên cơ bản khái niệm này. Trên cơ sở
định nghĩa này, có thể phân tích dấu hiệu pháp lý của đồng phạm như sau:

Căn cứ khách quan
Căn cứ vào số lượng người trong vụ án: Điều 17 BLHS 2015, sửa đối
bố sung 2017 quy định trong vụ án đồng phạm phải có từ hai người trở lên,

những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đù độ tuối
chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS.

8


Căn cứ vào tính liên kêt vê hành vi: Những người trong vụ án đông
phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm. Hành vi của người đồng phạm
này liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia. Hành vi của
những người đồng phạm phải hướng về một tội phạm, phải tạo điều kiện, hỗ
trợ• cho nhau để thực
hiện
một
tội
phạm

thuận
lợi,




1


• 2 nói cách khác hành vi của

đồng phạm này là tiền đề cho hành vi của đồng phạm kia. Hành vi của tất cả

những người trong vụ án đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác

hại chung của tội phạm.
Căn cứ vào hậu quả tác hại: Hậu quả tác hại do tội phạm gây ra trong
vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ những người đồng phạm gây

ra. Hành vi của mồi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả
chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại.

Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

Căn cứ chủ quan
Tất cả những người trong vụ án đồng phạm phải có hình thức lỗi cố ý
cùng thực hiện một tội phạm. Tất cả họ đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những
người trong vụ án đều nguy hiếm cho xã hội. Mồi người đồng phạm đều thấy

trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng


phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều
là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại. Vụ án có yếu tố đồng phạm khác vụ
án thơng thường do một người thực hiện ở những điểm sau đây:

• Vụ án có yếu tố đồng phạm có hai người trở lên, còn vụ án khác chỉ
cỏ một người thực hiện.

• Thơng thường vụ án đồng phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cao
hơn vụ án do một người thực hiện.

• Vụ án đồng phạm có hình thức lồi cố ý, còn vụ án do một người thực
hiện có thể cố ý hoặc vơ ý.

9


• Hành vi của những người trong vụ án đông phạm có sự liên kêt chặt
chẽ để cùng thực hiện một tội phạm, còn hành vi của người phạm tội đơn lẻ

khơng liên kết với ai.

• Hậu quả tác hại trong vụ án đồng phạm là hậu quả chung do toàn bộ
những người đồng phạm gây ra, hậu quả tác hại trong vụ án do một người

thực hiện là hậu quả riêng do chính hành vi của người đó gây ra.
Trên thực tế tội phạm diễn ra rất đa dạng, nhiều trường hợp khơng chỉ

đơn thuần có một người thực hiện mà có nhiều người tham gia thực hiện một
tội phạm. Trong số họ, khi thực hiện tội phạm, không phải ai cũng trực tiếp


tham gia thực hiện các hành vi phạm tội được mô tả trong cấu thành tội phạm,
nhưng sự tham gia của họ thực tế đóng một vai trò nhất định trong việc thực
hiện tội phạm, làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm đã thực hiện.

Việc nghiên cứu và làm sáng tỏ chế định này trong khoa học pháp lý hình sự

khơng chỉ làm phong phú thêm kho tàng lý luận luật hình sự mà còn tạo cơ sở
cho việc vận dụng triệt để, đúng đắn ngun tắc phân hố trách nhiệm hình sự

trong thực tiễn xử lý hình sự.

1.1.1.2. Các loại người trong đồng phạm

Khoản 3 Điều 17 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về
các loại người trong đồng phạm như sau:

3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành,
người xúi giục, người giúp sức.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tố chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện
tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đấy người khác thực
hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho
việc thực hiện tội phạm.









A



10


Dựa vào bản chât của hành vi mà từng cá nhân thực hiện thê hiện vai

trò của họ trong đồng phạm, BLHS Việt Nam hiện hành đã phân thành bốn

loại người đồng phạm.
Người thực hành

Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm. Có nghĩa là,
bằng hành vi của mình, người thực hành thực hiện những hành vi được mơ tả

trong cấu thành tội phạm. Có hai loại người được xem là người thực hành:
Trường hợp tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội

phạm. Đây là trường hợp trực tiếp thực hiện tội phạm thơng thường trong

thực tế. Tự mình thực hiện có thề là có sử dụng cơng cụ, phương tiện kể cả sừ

dụng cơ thế người khác và súc vật như là cơng cụ, phương tiện hoặc có thế

khơng sử dụng công cụ, phương tiện. Trong vụ phạm tội cố ý có thế có nhiều

người cùng tự mình thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm.
Trong trường hợp này, khơng địi hỏi mỗi người phải thực hiện trọn vẹn hành

vi được mô tả trong cấu thành tội phạm mà có thể mồi người chỉ thực hiện

một phần hành vi đó. Nhưng địi hỏi hành vi tổng hợp của họ phải là hành vi
có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Đối với những tội đòi hỏi chủ thể đặc biệt
thì những người đồng thực hiện chỉ có thế là những người có đù những dấu
hiệu của chủ thể đặc biệt. Neu khơng, họ chỉ có thể là người giúp sức hoặc cá

biệt có thể phạm tội khác.
Trường hợp người trực tiếp thực hiện tội phạm là những người khơng

tự mình thực hiện hành vi được mơ tả trong cấu thành tội phạm như khơng tự
mình thực hiện hành vi tước đoạt sinh mạng người khác hoặc không tự mình

thực hiện hành vi hủy hoại tài săn. Họ chỉ có hành động (cố ý) tác động đến

người khác để người này thực hiện hành vi được mô tả trong cấu thành tội
phạm. Nhưng bản thân những người bị tác động mà đã thực hiện hành vi đó

lại khơng phải chịu trách nhiệm hình sự cùng với người đã tác động vì:

11



+ Họ là người khơng có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc chưa đạt độ

tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo luật định.
+ Họ khơng có lỗi hoặc chỉ có lỗi vơ ý do sai lầm.
+ Họ được loại trừ trách nhiệm hình sự do bị cưỡng bức tinh thần.












<^2

Do đặc điểm riêng, người trực tiếp thực hiện tội phạm ở dạng thứ hai

không thế xảy ra ở những tội địi hỏi chủ thể phải tự mình thực hiện như tội
hiếp dâm hoặc tội loạn luân, ... Ớ những tội này chỉ có the có người trực tiếp

thực hiện tội phạm ở dạng thứ nhất.
Người thực hành giữ vai trò quan trọng trong vụ án đồng phạm như

định tội, lượng hình, xác định giai đoạn phạm tội, ... Nói cách khác, người

thực hành và hành vi của họ quyết định tính nguy hiểm cho xã hội của vụ

án đồng phạm. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều như vậy. Trong

một số trường hợp, người xúi giục hoặc người giúp sức lại nguy hiểm hơn
người thực hành.
Người tô chức
BLHS năm 1999 và BLHS hiện hành đều đã xác định người tổ chức là

người chủ mưu, cầm đầu, chi huy việc thực hiện tội phạm.

+ Người chủ mưu là người đề ra âm mưu, phương hướng hoạt động của
nhóm đồng phạm. Chủ mưu có thể trực tiếp điều khiển hoạt động của tổ chức

nhưng cũng có thể khơng.

+ Người cầm đầu là người thành lập nhóm đồng phạm hoặc tham gia

vào việc soạn thảo kế hoạch, phân công, giao trách nhiệm cho đồng bọn cũng
như đôn đốc, điều khiển hoạt động của nhóm đồng phạm.
+ Người chỉ huy là người điều khiển trực tiếp của nhóm đồng phạm có
vũ trang hoặc bán vũ trang.

Thực tiễn đấu tranh chống tội phạm trong những năm qua cho thấy hoạt
động của người tồ chức trong vụ án hình sự thường cũng rất đa dạng. Việc

12


dùng những khái niệm khác nhau đê chỉ người tô chức cho sát với thực tê là
điều hoàn toàn cần thiết. Trong mối quan hệ với những người đồng phạm


khác, người tố chức là người giữ vai trò thành lập nhóm đồng phạm hoặc điều
khiển hoạt động cùa nhóm đó. Người tồ chức có thể đảm nhận đồng thời că

ba vai trị trên, nhưng cũng có thể chỉ đảm nhận một trong ba vai trò. Trong
đa số trường hợp, vai trò của người tồ chức được xác định là nguy hiểm hơn

cả trong số những người đồng phạm. Cũng có một vài trường hợp, người tổ
chức được xem là không nguy hiểm bằng người thực hành.

Người xúi giục

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy đến tư tướng và ý
chí của người khác, khiến người này phạm tội.

+ Kích động là dùng hành vi (cử chỉ, lời nói, chữ viết,...) tác động đến

tâm lý người khác khiến cho người khác bị căng thẳng, bức xúc mà phạm tội.
+ Dụ dồ là bằng hành vi hoặc thông qua các lợi ích vật chất, tinh thần
cụ thể làm cho người khác thấy mình được thồ mãn mà thực hiện hành vi

phạm tội.

+ Thúc đấy là bằng hành vi của mình làm cho người vốn đã có ý định

phạm tội nhưng chưa thực hiện đế cho ỷ định phạm tội đó biến thành hiện

thực. Thúc đẩy khác với kích động, dụ dỗ vì trường hợp này, người thực hành
đã có ý định phạm tội rồi, trong khi trong trường hợp kích động, dụ dồ, ý định

phạm tội chưa xuất hiện trong đầu người thực hành


Người xúi giục có thể là người đã nghĩ ra việc phạm tội và đã thúc đẩy

cho tội phạm có được thực hiện thơng qua người khác. Nhưng người xúi giục

cũng có thể chỉ có tác động thúc đẩy người khác thực hiện ý định phạm tội đã
có. Người xúi giục cũng có thể cùng tham gia vào việc thực hiện tội phạm

nhưng cũng có thể khơng. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thù

đoạn như kích động, lơi kéo, cưỡng ép, dụ dồ, lừa phỉnh. Trong vụ án cụ thể,

13


việc nghiên cứu các thủ đoạn của người xúi giục là cân thiêt, một mặt đê xác

định là chính những biện pháp ấy đã tác động đến người bị xúi giục, đưa

người này đến chồ phạm tội. Mặt khác cũng để thấy là người bị xúi giục, tuy

có bị thúc đẩy nhưng đã tự ý mình phạm tội. Hành vi xúi giục có mức độ
nghiêm trọng khác nhau, tùy bản chất cùa người xúi giục và người bị xúi giục

cũng như tùy mối quan hệ giữa họ với nhau. Để xác định có đồng phạm có
bằng hành vi xúi giục, cần xem xét các dấu hiệu sau:
+ Chủ thể bị xúi giục;

+ Đổi tượng xúi giục;
+ Người xúi giục và người bị xúi giục thống nhất trong nhận thức;

+ Đã có hậu quả tội phạm;
+ Mối quan hệ nhân quả với hành vi xúi giục.
Người giúp sức

Hành vi của người giúp sức thể hiện ở hành động tạo những điều kiện
thuận lợi cho việc thực hiện tội phạm, bao gồm điều kiện vật chất và tinh

thần. Điều kiện vật chất có thể là cung cấp cơng cụ, phương tiện phạm tội, tạo

điều kiện về tinh thần có thế là góp ý, chỉ dẫn thủ đoạn thực hiện tội phạm.
Hành vi có thể thơng qua hành động hoặc khơng hành động.

Trong thực tiễn xét xử, dạng giúp sức đặc biệt được từ trước đến nay

được thừa nhận và coi là dạng giúp sức tinh thần là giúp sức bằng lời hứa hẹn

trước sẽ che giấu cho người phạm tội, che giấu các tang vật chứng hoặc sẽ

tiêu thụ các vật do phạm tội mà có sau khi tội phạm đã thực hiện xong. Lời
hứa hẹn trước của người giúp sức tuy không tạo ra những điều kiện thuận lợi
cụ thể nhưng cũng có những tác động tích cực vào q trình thực hiện tội
phạm. Sự tác động này thể hiện ở chỗ đã cùng cố ý định phạm tội, củng cố

quyết tâm phạm tội hoặc quyết tâm phạm tội đến cùng của người trực tiếp

thực hiện tội phạm. Tương tự như hành vi xúi giục, sự giúp sức cũng cần phải

14



có sự thơng nhât trong nhận thức giữa người giúp sức với người được giúp

sức. Hành vi của người giúp sức là ít nguy hiểm hơn cả trong vụ phạm tội
đồng phạm. Chính vì thế, trong xét xử, tồ án thường tuyên mức hình phạt

thấp đối với loại người này so với các đồng phạm khác. Tuy nhiên, nguyên
tắc cá thể hố hình phạt u cầu chúng ta khơng phải lúc nào cũng gập khuôn

theo một lối tư duy ấy.
Như vậy có thể thấy, trong đồng phạm phân ra bốn loại người. Việc xác

định rõ vai trò của các loại người trong đồng phạm là rất quan trọng, nhằm

xác định đúng tội danh và áp dụng khung hình phạt phù hợp với từng hành vi

phạm tội, nhàm đăm bảo tính khách quan, công bàng trong việc răn đe các

loại tội phạm.
1.1.2. Vài nét về lịch sử chế định đồng phạm

Chế định đồng phạm trong PLHS thời kỳ phong kiến
Trên lãnh thổ của Nhà nước Việt Nam trước đây, trong thời kỳ phong

kiến, cũng đã có các quy định sơ khai về đồng phạm [331. Đầu tiên phải nhắc
đến Bộ luật Hình Thư của thời Lý, Quốc triều Hình luật của thời Trần, Bộ
luật Hồng Đức của Thời vua Lê Thánh Tông, Bộ luật Gia Long của triều

Nguyễn. Cho đến khi nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ra đời,
tính đến nay chúng ta đã trải qua các bản Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959,


Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013. Trải qua các thời kì

phát triển của các Triều đại phong kiến, đến nay, có thể thấy, pháp luật Việt

Nam đã hội tụ, kế thừa, học hỏi và phát triển để tạo nên một hệ thống pháp

luật hồn chỉnh như hiện nay.
Bộ luật Hình Thư dưới thời Lý - Trần, cũng như pháp luật các triều đại

phong kiến khác đã áp dụng nguyên tắc trừng trị tập thể, đặc biệt đối với các
tội thuộc Thập ác tội (“mưu phản” chẳng hạn), phải giết hết thân tộc. Hay

dưới thời Lý - Trần, nhà vua còn quy định 10 hộ họp lại thành một báo để

15


kiêm sốt nhau. Nêu một người trong báo đó phạm tội thì cả báo phải chịu
trách nhiệm. Đây có thể gọi là tiền thân của việc trừng trị các tội phạm được

coi là “đồng phạm” thời bấy giờ.
Bộ luật Hồng Đức được xem là đi đầu trong việc đưa ra cơ sở pháp lý

cho việc truy cứu trách nhiệm cùa nhiều người cùng phạm một tội. Điều 35
Bộ luật này quy định:

Nhiều người cùng phạm một tội, thì lấy người khởi xướng làm đầu,
người a tòng được giảm một bậc. Neu tất cả người trong một nhà

cùng phạm tội, chỉ bắt tội người tôn trưởng. Điều 169 quy định:

Đồng mưu đánh người bị thương, thì kẻ nào đánh nhiều địn nặng,

là thủ phạm, kẻ chủ mưu cũng phải cùng một tội, cịn người tịng
phạm thì được giảm tội một bậc; đánh đến chết thi xét xem chết vì
thương tích nào, kẻ đánh thương tích ấy nặng tội. Nếu khơng xét
được rõ ràng thì kẻ hạ thủ sau cùng xử nặng tội. Nếu đánh loạn xạ

không biết ai đánh trước sau, nhiều ít, thì kẻ chủ mưu nặng tội nhất,
cịn kẻ khác đều xử giảm tội một bậc.

Có thể thấy, nhà làm luật đã chú ý phân biệt kẻ thủ phạm và tịng phạm,
có sự xác định trách nhiệm tuỳ thuộc vào vai trò của từng người trong vụ

phạm tội.

Chế định đồng phạm trong PLHS Việt Nam giai đoạn 1945-1985
Sau ngày thành lập Nhà Nước Việt Nam Dân Chù Cộng Hoà (nay là
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam) Nhà nước đã ban hành nhiều văn

bản pháp luật liên quan đến đồng phạm như: sắc lệnh 267- SL ngày
15/6/1956 [19], Sắc lệnh số 133-SL (20/01/1953) [20] về trừng trị bọn

phá hoại an ninh quốc gia quy định trường hợp phạm tội của nhiều người
trong đó bao gồm bọn chủ mưu, bọn cầm đầu và bọn tham gia tổ chức

phản cách mạng.

16



Thơng qua các quy định trên cho thây việc hồn thiện hệ thơng pháp

luật hình sự là cả một q trình. Cho đến giai đoạn này chúng ta vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về đồng phạm. Thành tựu lập pháp chỉ mới dừng

lại ớ quy định các trường hợp phạm tội có đồng phạm như “phạm tội có tổ
chức”, “phạm tội có móc ngoặc” hay quy định những loại người cụ thể trong
vụ phạm tội có nhiều người cùng liên kết thực hiện như bọn chủ mưu, bọn

cầm đầu hay người xúi giục. Trong thực tế, có nhiều thời kỳ việc nhiều người
cố ý cùng phạm một tội được coi là “cộng phạm”. Và đến năm 1963, khái

niệm này đã được khẳng định lại trong báo cáo tổng kết ngành Toà: “Coi là
cộng phạm nếu hai hoặc nhiều người cùng chung ỷ chí và hành động, nghĩa

là hoặc tô chức hoặc xúi giục hoặc giúp sức hoặc tham gia thực hiện tội
phạm để cùng đạt tới kết quả phạm tội ”

Thực tế khơng có sự phân hố trách nhiệm hình sự đối với những người

cùng thực hiện tội phạm nhưng có thế phân biệt giữa trường hợp phạm tội
riêng lẻ và trường hợp phạm tội có sự tham gia cùng thực hiện của nhiều
người. Những quy định trên đây sẽ là tài liệu quan trọng và quý báu để nhà

làm luật tiếp tục hoàn thiện chế định đồng phạm trong tương lai.

Chế định đồng phạm trong PLHS Việt Nam từ 1985 đến nay
PLHS giai đoạn sau này có những bước tiến nhảy vọt với sự ra đời của

BLHS năm 1985. Tại đây, lần đầu tiên khái niệm đồng phạm đã chính thức


được sử dụng, Khoản 1 Điều 17 nêu rõ: “Hai hoặc nhiều người cố ỷ cùng

thực hiện một tội phạm là đồng phạm ” [23]. Khái niệm này đã thay thế hoàn
toàn khái niệm “cộng phạm” vần được sử dụng trước đây. Tuy nhiên, nghiên

cứu khái niệm này cho thấy "hai loại người" có sự trùng lặp, bởi nhiều và có

từ hai người trở lên. Chính vì vậy BLHS 1999 ra đời, một lần nữa chế định
đồng phạm được khẳng định kế thừa, sửa đổi và phát triển. BLHS 1999 quy
định: “Đồng phạm là trường họp có hai người trở lên cổ ý cùng thực hiện

17


một tội phạm” [24, Điêu 20], Và khái niệm tại khoản 1 Điêu 20 BLHS 1999
đến hiện tại vẫn được giữ nguyên và sử dụng trong khoản 1 điều 17 BLHS
2015, tuy nhiên các khoản khác quy định về đồng phạm trong điều luật đã

được điều chỉnh cho phù hợp hơn với hình thái xã hội.
Điều 17 BLHS 2015 quy định về đồng phạm: "Đồng phạm là trường

hợp cỏ hai người trở lên co ý cùng thực hiện một tội phạm

về cơ bản chế định về đồng phạm của BLHS 2015 giữ nguyên so với

quy định tại BLHS năm 1999, tuy nhiên có một số sửa đổi, bổ sung như sau:
Thứ nhất: Điều 17 BLHS 2015 được quy định thành 4 khoản cịn
BLHS 1999 là 3 khoản. Trong đó khoản 2 Điều 20 LHS 1999 được sửa đối
thành khoản 3 Điều 17 LHS 2015 và được thay đổi về kết cấu.


Thứ hai: Khoản 3 Điều 20 BLHS 1999 đã sửa đổi thành khoản 3 Điều
17BLHS 2015.

Thứ ba: Điều 17 BLHS năm 2015 bổ sung thêm khoản 4 “Người đồng

phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người
thực hành”.
Đồng phạm là một khái niệm pháp lý nói lên quy mơ của tội phạm được

thế hiện trong một vụ án có nhiều người tham gia. Tuy nhiên khơng phải cứ có
nhiều người tham gia là đồng phạm. Mà nhiều người tham gia đó phải cố ý

cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng khơng cùng
tham gia một tội phạm thì khơng được gọi là đồng phạm. Giữa những người
phạm tội đó phải có sự bàn bạc thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc

có sự tiếp nhận về ý chí giữa những người phạm tội khi thực hiện tội phạm.
Như vậy quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đã cho chúng ta khái niệm đầy
đủ và thống nhất về đồng phạm. Ta biết rằng đồng phạm là trường hợp có hai

người trở lên cố ý cùng thực hiện tội phạm. Hay nói cách khác, khi một tội

phạm được thực hiện bởi ít nhất là hai chủ thể và hai chủ thể đó thoả mãn dấu
hiệu “cố ý cùng” thì trường hợp đó tội phạm được coi là đồng phạm.

18


ĩ. 1.3. Chê định đơng phạm trong luật hình sự tại một sơ nước

BLHS Cộng hồ nhân dân Trung Hoa 1979 quy định: “Hai hoặc nhiều

người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm. Hai hoặc nhiều người
vô ý cùng thực hiện một tội phạm không phải là đồng phạm ” [11]. về những

loại người đồng phạm, BLHS của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung

Hoa quy định hai loại người đồng phạm là chính phạm và tịng phạm, về vấn

đề quyết định hình phạt, BLHS Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa căn

cứ vào tính chất, mức độ tham gia phạm tội cúa từng người đồng phạm.
BLHS Liên bang Nga 1996 quy định: “Hai hay nhiều người cùng co ý

tham gia thực hiện một tội co ý là đồng phạm’’ (Điều 33) [5], về những loại
người đồng phạm, Điều 34 [5] quy định có bốn loại người đồng phạm là người

thực hành, người tổ chức, người xúi giục và người giúp sức. BLHS Liên bang

Nga căn cứ vào tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia tội
phạm của mồi người đồng phạm đề xác định trách nhiệm hình sự đối với họ.

Điều 2385 Bộ tổng luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ quy định:

...người nào tổ chức, xúi giục, giúp đỡ hoặc có ý định tổ chức một
hiệp hội, một nhóm người hoặc tập hợp nhiều người để dạy dồ,

tuyên truyền, khuyến khích việc lật đổ hoặc tiêu diệt Chính phù bị

phạt đến 20.000 đô la. Nếu hai hoặc nhiều người câu kết với nhau


thực hiện một trong những hành vi nói trên đây thì mồi người trong
họ bị phạt đến 20.000 đô la hoặc bị phạt tù đến 20 năm... .

Điều 107 BLHS Nhật Bản quy định:
Khi đám đông được tụ tập nhàm mục đích dùng vũ lực hoặc đe doạ
và khơng giải tán thậm chí sau khi cơng chức có thẩm quyền đã ra
lệnh giải tán ba lần hoặc hơn thì người cầm đầu bị phạt tù có hoặc

khơng có lao động bắt buộc đến 3 năm và những người khác bị phạt

tiền đến 10.0000 yên [1].

19


×