Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở việt nam qua trường hợp của dân tộc tày (luận văn thạc sỹ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.64 MB, 92 trang )

LỜT CAM ĐOAN

Tơi cam đoan Luận văn là cơng trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung đuợc

nêu trong Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các
trích dẫn, số liệu, ví dụ minh họa trong Luận văn đảm bảo tính trung thực, tin cậy,

độ chính xác. về nghĩa vụ, tơi đã hồn thành các môn học cùa chương trinh thạc sĩ

Pháp luật về quyền con người và đã thanh toán các khoản học phí theo qui định của
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tơi viết cam đoan này kính đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi được bảo

vệ Luận văn.
Tôi chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2021
Người cam đoan

Hoàng Thị Thu


LỜT CẢM ƠN

Em trân trọng gửi tới các Thây, Cô trong Bộ mơn Luật Hiên pháp - Luật
Hành chính lời cảm ơn chân thành và sâu sắc, trong quá trình học tập tại Khoa Luật,

em đã hình thành được cho mình lối tư duy khoa học trong học tập và lĩnh hội được

những kiến thức quý báu mà trước đó em chưa bao giờ được biết. Đặc biệt, em trân


trọng cảm ơn Thầy PGS. TS Chu Hồng Thanh đã hướng dẫn giúp đờ em hồn thành

luận văn. Có được kết quả như ngày hôm nay là nhờ sự dạy dỗ, chỉ bảo tận tình trực
tiếp của Thầy, Cơ trong Tổ Pháp luật về quyền con người. Một lần nữa, Em trân
trọng cảm ơn tới các Thầy, Cô trong Bộ môn Luật Hiến pháp - Hành chính của

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

11


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÉT TẮT

Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

DTTS

Dân tơc
• thiểu số

DTTSRIN

Dân tộc thiểu số rất ít người

ICCPR

Cơng ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị


ICESCR

Cơng ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và vàn hóa

LHQ

Liên Hợp Quốc

MN

Miền núi

OSCE

Tổ chức An ninh và họp tác Châu Âu

PCIJ

Cơ quan tài phán của Hội quốc liên

UDHR

Tun ngơn tồn thế giới về quyền con người của Liên Hợp Quốc

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc

UPR


Cơ chế kiểm điểm định kỳ phổ quát

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

111


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT............................................................... iii

PHÀN MỞ ĐÀU................................................................................................. 1

Chương 1: cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN sử
DỤNG NGÔN NGỪ CỦA CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ Ở VIỆT NAM.... 10
1.1. Khái niệm Quyền sử dụng ngôn ngữ cùa các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam................................................................................................................... 10
1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ và quyền sử dụng ngôn ngừ........................... 10
1.1.2 Khái niệm Dân tộc thiểu số và Quyền sử dụng ngôn ngữ của các

dân tộc thiểu số............................................................................................. 13

1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật việt Nam về bảo đảm Quyền sử dụng
ngôn ngữ cùa các dân tộc thiểu số.................................................................. 23
1.2.1. Pháp luật quốc tế bảo đảm Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc


thiểu số........................................................................................................... 23
1.2.2. Pháp luật việt Nam bảo đảm Quyên sử dụng ngôn ngừ của các dân tộc

thiểu số......................................................................................................... 26

1.3. Nội dung và đặc điểm cơ bàn bào đăm quyền sử dụng ngôn ngữ của các

dân tộc thiểu số ờ Việt Nam.......................................................................... 30
1.3.1. Nội cơ bản bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữcủa các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam........................................................................................................30
1.3.2. Đặc điểm cơ bản bảo đàm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc
thiểu số ờ Việt Nam..................................................................................... 39

Kết luận chương 1:.............................................................................................. 42

IV


Chương 2: THựC TRẠNG, QUAN ĐIÊM VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM
QUYỀN SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ớ
VIỆT NAM - NGHIÊN cứu TRUỜNG HỢP CỦA DÂN TỘC TÀY........43

2.1. Thực trạng, quan điểm bảo đảm quyền sử dụng ngơn ngữ của các dân

tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày..................................................... 43
2.1.1. Khái quát chung về bão đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân

tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Tày..................................................43
2.1.2. Nghiên cứu trường hợp bảo đảm quyền sừ dụng ngôn ngữ của dân


tôc Tày.......................................................................................................... 48
2.2. Quan điểm bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngừ của các dân tộc thiểu

sổ ở Việt Nam..................................................................................................62
\



r

2.3. Giải pháp bảo đảm quyên sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiêu sô ở

Việt Nam..........................................................................................................
2.4. Đề xuất về bảo tồn, giữ gìn chữ viết của người Tày.............................
2.4.1. Bảo tôn và phát huy trong môi trường sinh hoạt văn hóa của nhân

dân................................................................................................................. 68

2.4.2. Bảo tồn và phát huy trong môi trường kỳ thuật hiện đại............... 68
2.4.3. Bảo tồn và phát huy, kết hợp với sưu tầm, lưu trữ........................ 68
2.4.4. Bảo tồn và phát huy kết hợp với bồi dưỡng đào tạo...................... 69

Kết luận chương 2............................................................................................... 71
KẾT LUẬN.........................................................................................................73

CƠNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐÉN LUẬN VĂN......................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 79

V



PHÀN MỞ ĐÀU

Tính câp thiêt của việc nghiên cứu đê tài
l.

Mỗi một dân tộc có ngơn ngữ bao gồm tiếng nói và chữ viết riêng. Bảo vệ
ngơn ngũ’ dân tộc vì vậy là bảo vệ sự đa dạng văn hóa.Tuy nhiên, trên thực tế, nếu

khơng có những khích lệ, tạo mơi trường hay chính sách thì việc gìn giữ ngơn ngữ
sẽ rất khó khăn. Ngơn ngữ dân tộc sẽ dần bị mai một.

Một trong những thành quả to lớn về văn hóa của dân tộc Việt Nam là sự hình
thành và phát triển các hệ thống chữ viết. Theo định nghĩa của Chú tịch Hồ Chí
Minh về văn hóa, chữ viết chính là tài sản văn hóa, đánh dấu sự phát triển về xã hội,

văn hóa của mỗi dân tộc: “F7 lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc sổng, lồi người

tạo ra và phát minh ra ngơn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học nghệ thuật, những sinh hoạt hàng ngày về ăn, ở, mặc và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa(Hồ Chí Minh

tồn tập, tập 39, trang 431).[6]
Có một thực tế là trong đời sống của cộng đồng các dân tộc Việt nam hiện nay,
trình độ phát triển, vai trị vị thế của các ngơn ngừ hồn tồn khơng giống nhau. Ở

nước ta, Tiếng Việt là ngơn ngữ phát triển và có vai trị cao hơn cả so với các ngơn
ngữ cịn lại. ở một trình độ phát triển cao của một ngôn ngữ văn học, từ lâu, Tiếng


Việt đã được cộng đồng các dân tộc ở nước ta tự nguyện sử dụng làm phương tiện

giao tiếp chung giữa các dân tộc với tên gọi quen thuộc là tiếng phồ thông. Tiếng

Việt với tư cách là ngôn ngữ quốc gia, được sử dụng trong hành chính, pháp luật,
giáo dục, đối ngoại. Cịn các ngôn ngữ dân tộc thiểu số chỉ được sử dụng trong nội
bộ dân tộc và một số dân tộc trong vùng đề giao tiếp với nhau, đây là “ngôn ngừ
phố thông vùng”. Tiếng Thái, Tiếng H’Mông ở vùng Tây Bắc, Tiếng tày ở vùng
Đông Bắc, Tiếng Ê Đê, Gia Rai ở Tây Nguyên, Tiếng Chăm ở khu vực Miền Trung,

Tiếng Khmer ở Miền Nam..v.v.[6]
Ngơn ngữ tiếng nói và chữ viết của các dân tộc được quan tâm và đề cao.

Tháng 10/2004, tại Hà Nội, Hội nghị ASEM được tổ chức với sự tham gia cùa các

1


vị đứng đâu Nhà nước và chính phủ của 13 nước châu A, 25 nước Châu Au và Chú tịch

ủy ban Châu Âu đã thảo luận chú đề “Đa dạng văn hóa và các nền vãn hóa quốc gia
trong thời đại cơng nghệ thơng tin và tồn cầu hóa”. Tun bố của hội nghị khẳng định:
“Đa dạng văn hóa là di sản chung của nhân loại, là nguồn sáng tạo, cồ vũ và là một động

lực quan trọng cũa phát triển kinh tế và tiến bộ cùa xã hội loài người. Đa dạng văn hóa là

cơ hội to lớn để xây dựng một thế giới hịa bình và ổn định hơn bởi đa dạng văn hóa
khơng loại bỏ mà đem lại sự hòa hợp, khoan dung, đối thoại và hợp tác” [17].
Quyền của các dân tộc thiểu số thuộc quyền của nhóm xã hội dễ bị tổn thương


được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật quốc tế quan trọng. Đó khơng phải là
những đặc quyền, mà nó được quy định để tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có
thể bảo tồn những bản sắc, đặc trung và truyền thống cùa họ. Các quyền đó chỉ
quan trọng trong việc bảo đảm sự đối xử bình đẳng.

Trong sự nghiệp đổi mới, Nhà nước Việt Nam chủ trương giải quyết tốt đẹp

giữa văn hóa và phát triển, giữa truyền thống và hiện đại, giữa thống nhất và đa
dạng.Trong quá trình hiện đại hóa đất nước, bên cạnh các việc làm tích cực, khơng
tránh khỏi một số khó khăn, hạn chế. Thực trạng hiện nay về việc bảo tồn và phát

huy sắc thái văn hóa dân tộc (bao gồm sắc thái các nhóm ngơn ngữ dân tộc, sắc thái

văn hóa của từng dân tộc và sắc thái văn hóa riêng của mỗi nhóm địa phương trong

một tộc người cụ thể), cũng như sắc thái vàn hóa vùng (bao gồm cảnh quan như

đồng bàng, thung lũng, rẻo cao, rẻo giữa hay cao nguyên) và vùng lãnh thổ, là một
điều cần được quan tâm. Có nhiều nguyên nhân cả về nhận thức chủ quan và quy

luật khách quan cùa sự phát triển xã hội. Đó là nhận thức cùa chúng ta về văn hóa,

nhất là vàn hóa truyền thống và văn hóa các dân tộc, chưa được đúng đắn. Đó là
quy luật cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, kinh tế thị trường, giao lưu văn hóa.
Nguy cơ lớn hiện nay là nguy cơ cào bằng mọi sắc thái văn hóa ở mồi vùng dân tộc.

Phải nhận thức được thực tế này để có ngay biện pháp bảo vệ, bảo tồn phát huy tính
đa dạng sắc thái văn hóa địa phương và tộc người.[2]

Trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, dân tộc Tày có dân số đơng thứ hai ở


Việt Nam sau dân tộc Kinh, dân số hiện nay ước đạt 1.845.492 (số liệu 2019)[13],

2


người Tày sinh sông chủ yêu ở vùng miên núi phía băc Việt Nam, khu vực tập trung
nhiều người Tày là các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc
Kạn, Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hịa Bình, và một bộ phận người
Tày di dân tới các tỉnh Tây Nguyên như: Lâm Đồng, Bình Phước, Đắk Nơng và số

ít di dân tới các vùng Đơng Nam bộ, Tây Nam bộ như: Đồng Nai, Bình Dương,

thành phố Hồ Chí Minh..v.v.
Người Tày có ngơn ngữ và chữ viết riêng, ngôn ngữ của người Tày rất giàu
và đẹp; Phong tục, tập qn, văn hóa, tín ngưỡng cũng có nét đặc thù riêng có.
* Nhìn từ góc độ bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thiểu số, lâu nay việc bảo

tồn di sản văn hóa các dân tộc thường chỉ được chủ ý tới các yếu tố cụ thể cùa văn
hóa dân tộc, cịn chủ thể là người sáng tạo ra các yếu tố văn hóa đó thì có khi bị

lãng quên. Trong khuôn khổ của luận văn, tôi đề cập đến tiếng nói và chữ viết của

dân tộc Tày, vì nhiều dân tộc đã mất hoặc đang đang mất dần ngơn ngữ mẹ đẻ. Nếu
tình trạng này tiếp tục diễn ra đối với các dân tộc khác thì cộng đồng các dân tộc
Việt Nam sẽ khơng cịn là 54 dân tộc nữa, một số dân tộc sẽ mất trên bản đồ dân tộc
Việt Nam. Vì vậy, để bảo tồn di sản văn hóa dân tộc thiểu số ở Việt Nam, thực chất

là bảo tồn các dân tộc thiểu số cần phải coi tiếng nói, chữ viết của mồi dân tộc là di
sàn văn hóa cần được bảo tồn.Từ đó, có chính sách mang tầm chiến lược quốc gia


với giá trị khoa học và thực tiễn cao.Chính sách này đòi hỏi một nguồn lực lớn, nhất

là nguồn lực về trí tuệ và tài chính [131.
* Nhìn từ góc độ dân tộc học, tiêu chí để xác định một dân tộc là vãn hóa,

ngơn ngữ và tự giác dân tộc.

- về văn hóa: Mỗi dân tộc tùy thuộc vào những hồn cảnh cụ thể, thể hiện rất
khác nhau, có những dân tộc mà nền văn hóa của họ cịn bảo lưu khá rõ với sắc thái

đặc trưng như: Văn hóa Tày, Thái, Mường, H.Mông, Dao, Chăm, Khme, Gia Rai,
Ba Na..v.v. Ngược lại khơng ít dân tộc đã bị đồng hóa, cịn bảo lưu rất mờ nhạt sắc

thái văn hóa riêng của minh như các dân tộc Thổ, ơ đu, Ngái, Sán Dìu, Sán Chay.
- về ngơn ngữ: Ban đầu các dân tộc duy trì tinh trạng song ngữ, ra ngồi xã hội

dùng ngôn ngữ dân tộc đa số hoặc đa số trong vùng làm ngôn ngừ giao tiếp. Ngôn

3


ngừ mẹ đẻ chỉ sử dụng trong sinh hoạt gia đình. Sau quá trình giao lưu được đây mạnh

thì ngay trong gia đình cũng khơng cịn tiếng mẹ đẻ nữa. Đến nay trong số 53 dân tộc

thiểu số chỉ còn 36 dân tộc có tiếng nói và 14 dân tộc có chừ viết[ 18]. Hiện nay, xu
hướng hội nhập đang làm nảy sinh nguy cơ suy giảm ngôn ngữ “mẹ đẻ” của nhiều dân

tộc thiểu số. Việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chừ viết các dân tộc thiểu số là cấp

thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa, thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
- về tự giác dân tộc: Trong quá trình giao lưu, hội nhập sâu và sự đồng hóa tự

nhiên, tên tự gọi dần dần mất đi và chuyển sang tên gọi mới như tên phổ biến của
dân tộc đa số[ 18].
Ở nước ta, trong khoảng hơn sáu thập kỷ trở lại đây, ngơn ngữ và văn hóa

người Tày đã khơng được nghiên cứu như thời Pháp thuộc. Việc sao nhãng này
không chỉ thiệt thòi cho riêng người Tày, mà còn thiệt cho cả ngành khoa học xã hội
nói chung. Hiện nay việc giảng dạy tiếng Tày trong nhà trường chưa được thực

hiện, mà chỉ giảng dạy các khóa ngắn hạn để cấp chứng chỉ, việc giảng dạy chủ yếu
là dành cho các cán bộ, công chức làm việc tại các tỉnh biên giới phía bắc để lấy
chứng chỉ với các khóa học ngắn hạn do Trung tâm giáo dục thường xuyên các tỉnh

phụ trách, ở nơi tập trung nhiều người dân tộc sinh sống như các tỉnh Thái Nguyên,
Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cai, Tun Quang..v.v. Nói đến văn hố Tày
thì có rất nhiều điều phải làm. về văn hóa Tày nói chung, đặc biệt là ngơn ngữ Tày,

càng ngày càng nhận được ít hơn sự quan tâm của Nhà nước và Chính phủ. Đài

tiêng nói Việt Nam và Đài trun hình Việt Nam từ nhiêu năm nay đã có kênh riêng

cho các tiêng E đê, Ba Na, Chăm, K’ho, Mơng , Dao, Thái, Khmer.., nhưng khơng

có phát thanh tiêng dân tộc Tày trên Đài truyên hình Việt Nam. Mặc dù vậy, cũng
đã có một tín hiệu vui là ngày 18/3/2020, Đài Tiếng nói Việt Nam ra Quyết định số:

513/QĐ-TNVN “Quyêt định vê việc phát sóng thử nghiệm Chương trinh phát thanh
tiếng Tày - Nùng”, giao cơ quan thường trú khu vực Đơng Bắc sản xuất và phát


sóng thử nghiệm Chương trình phát thanh tiêng Tày - Nùng tại trạm phát sóng Mâu
Sơn (VOV1 + VOV4) trên tần số 95 MHz và trạm phát sóng Ngun Bình (VOV2

+ VOV4) trên tần số 103,5 MHz. Với những đòi hỏi cả về mặt lý luận và thực tiễn

4


như đã nêu trên, việc nghiên cứu đê tài “Quyên sử dụng ngôn ngừ của các dân tộc
thiêu số ớ Việt Nam - qua trường hợp của dân tộc Tày” là cần thiết.

2. Tình hình nghiên cứu các đề tài có liên quan
Đã có khơng ít các cơng trình, báo cáo khảo sát và bài viết cơng bố báo chí,

cơng bố trên mạng điện tử..v.v, nghiên cứu về văn hóa các dân tộc thiểu số trong
cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Tháng 10 năm 2017 một nhóm nghiên cứu mạnh
gồm TS.Phùng Đức Tùng, TS.Nguyễn Việt Cường, TS. Nguyễn Cao Thịnh, ThS.
Nguyễn Thị Nhung, ThS. Tạ Thị Khánh Vân đã công bố báo cáo “Tông quan thực
trạng kinh tể -xã hội - Dựa trên kết quả phân tích số liệu điều tra thực trạng kinh tế-

xã hội của 53 dân tộc thiểu số năm 2015” ( Truy cập tháng 10 năm 2018) phản ánh

khá tồn diện đời sống của địng bào các dân tộc thiều số ở Việt Nam.

Gần 10 năm qua Ưỷ Ban dân tộc (ƯBDT) đã triển khai nghiên cứu hàng
trăm đề tài khoa học cấp Bộ, các dự án điều tra cơ bản, các đề án về bảo vệ môi
trường và nhiều chuyên đề nghiên cứu Cấp cơ sở... Nhiều ẩn phẩm từ kết quả nghiên
cứu của cơ quan UBDT với sự cộng tác của các nhà khoa học, chuyên gia quản lý ở


nhiều bộ, ngành Trung ương và địa phương đã được công bố, cung cấp nhiều thơng
tin khoa học bổ ích, thiết thực góp phần nâng cao năng lực quản lý và hoạch định

chính sách dân tộc, đặc biệt là góp phần tham gia xây dựng dự thảo nội dung Nghị
quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa IX của Ban chấp hành Trung ương Đảng về

cơng tác dân tộc, góp phần xây dựng các đề án quan trọng của Chính phủ về nâng

cao năng lực quản lý nhà nước và phương thức công tác dân tộc, về phát triển kinh
tế-xã hội và văn hóa, về củng cố an ninh quốc phòng và tăng cường khối đại đồn
kết các dân tộc. Tháng 10/2018 cổng thơng tin điện tử Chính phủ đưa ra một bức
tranh tồn cảnh về các dân tộc Việt Nam trong Cơng trình nghiên cứu “Khái quát

văn hóa Việt Nam” (Truy cập tháng 02/2019).

Ngày 14 tháng 10 năm 2020, tại ủy ban Dân tộc, Hà Nội, Hội đồng nghiệm
thu cấp Quốc gia đã đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện Đề tài “Biến đôi văn

hóa các dãn tộc thiêu số - những vấn đề đặt ra và giải pháp trong thời gian tới”;
Mã số: CTDT.Ỉ ỉ.Ỉ7/Ỉ6-20; Đe tài Thuộc chương trình Khoa học và công nghệ

5


trọng điêm câp Nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 “Những văn đẻ cơ bản và cãp bách

về dân tộc thiểu số và chinh sách dãn tộc ở Việt Nam đến năm 2030”; do ủy ban

Dân tộc là cơ quan chủ quản, Học viện Khoa học xã hội là cơ quan chủ trì. Chủ
nhiệm Đề tài: PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà .Đe tài đã tập trung nghiên cứu biển

đổi văn hóa các tộc người thiểu số trong giai đoạn hiện nay để thấy được các giá trị

văn hóa tích cực cần được bảo tồn và phát huy, những yếu tố văn hóa cản trở hoặc

khơng phù hợp để hạn chế hoặc loại bỏ.

Đã có khơng ít Luận văn , Luận án nghiên cứu thành cơng với những đề tài
có liên quan đến quyền văn hóa của người dân tộc thiều số như: Lê Xuân Trình “

Quyền của người dân tộc thiểu số theo quy định của Luật pháp quốc tế và Việt

Nam”, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2015.
Đinh Thị Phương Lan, “ Hồn thiện chính sách đối với Học sinh phố thông dân tộc
thiểu số trong bối cảnh hiện nay”, Luận án Tiến sỹ chuyên ngành giáo dục học,

Trường đại học Giáo dục Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2018; Dương Thị Hương
Thảo, “Bảo đảm quyền dùng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc thiếu số trong hoạt

động xét xử: Từ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng”, Luận vàn thạc sỹ chuyên
ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội,
năm 2020...v.v.
9

r

Các cơng trình nghiên cứu trên đã nghiên cứu văn hóa các dân tộc thiêu sơ từ
\

2


các giác độ khác nhau hoặc đưa ra bức tranh toàn cảnh vê văn hóa các dân tộc thiêu
\

r

\

sồ ở Việt Nam, chưa có cơng trình nào nghiên cứu riêng vê qun sử dụng ngôn

ngữ của các dân tộc thiêu sô ở Việt Nam. Với những yêu câu bảo tôn và phát triên,

xem xét dưới giác độ quyên con người vê sử dụng ngôn ngữ. Vi vậy đê tài "‘P^é/7

sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiêu số ở Việt Nam - qua trường hợp của dân
tộc Tày” lần đầu tiên được nghiên cứu, chủ yểu là nghiêu cứu về quyền của người

dân tộc Tày được bảo tồn tiếng nói và chữ viết của minh, không trùng lắp với bất cứ
r

công trình nghiên cứu nào đã cơng bơ.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu






Ư


6


Tơi sinh ra và lớn lên bên dịng sơng Qy Sơn, nơi có thác Bản Giơc hùng
vĩ chảy qua thời gian, từ khi tôi biết nhận thức và yêu quê hương, là qua tiếng ru
của Mẹ, lời ru bằng tiếng Tày, qua bản làng nơi tôi sống, qua nhũng ngọn núi cao

ngang trời. Tiếng Tày ngấm vào tôi, thành ra một phần người con của dân tộc Tày
trong tôi. Tự hào là một người con của dân tộc Tày, càng thơi thúc tơi tìm hiểu về

cội nguồn của dân tộc mình, tìm hiểu về ngơn ngữ của mình, mong mỏi góp một
phần nhỏ bé để gìn giữ bản sắc dân tộc mình trong 54 dân tộc anh em của đất Việt,

giữ gìn tiếng Tày, lan tỏa và giới thiệu văn hóa của người Tày tới cộng đồng.
Tơi được sinh ra trong một gia đình có bố và mẹ đều là người dân tộc Tày,

môi trường xung quanh tôi sống là bản làng và họ hàng người Tày. Vì vậy, song

song với việc học tiếng phổ thông là tiếng Việt, tôi cịn giao tiếp thành thạo tiếng
Tày. Mặc dù tơi giao tiếp được bằng ngôn ngữ Tày, nhưng tôi chưa bao giờ được

học tiếng Tày (do thời kỳ những năm 1980-1990 nơi địa phương tơi sống khơng có
chương trình giảng dạy tiếng Tày). Cho đến khi tôi đi học đại học và học cao học tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, do đặc thù của ngành học, đặc biệt là được

tiếp thu kiến thức của các thầy cô bên ngành học Pháp luật về quyền con người và
kiến thức của các chuyên gia nước ngoài giảng dạy về lĩnh vực ngành mà tôi theo

học, tôi mới suy nghĩ nhiều về vấn đề dân tộc và ngôn ngữ của dân tộc Tày. Đó
chính là động lực giúp tơi tìm hiểu về dân tộc và ngơn ngữ Tày, tơi có đi tìm một số

tài liệu về văn hóa và ngơn ngũ’ Tày. Tôi viết về chủ đề ngôn ngữ dân tộc Tày, với
tên gọi là: “ộỉ/yồt sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiêu số ở Việt Nam - qua

trường hợp của dân tộc Tày”. Nhiệm vụ của Luận văn là :

Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý bảo đảm quyền sử dụng và tiếp cận
ngôn ngữ của các dân tộc thiếu số ở Việt Nam, trong đó thề hiện rõ các khái niệm

về quyền con người, quyền cùa các dân tộc thiểu số, quyền sử dụng ngôn ngừ của
các dân tộc thiểu số, những bảo đảm thực hiện quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân

tộc thiểu số, các quy định của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm

quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.

7


Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyên sử dụng ngôn ngữ cùa các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, nghiên cứu trường hợp cùa dân tộc Tày, từ đó đưa ra các quan điểm

và giải pháp bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngũ’ của các dân tộc thiểu số ờ Việt Nam và
đề xuất cụ thể đối với việc bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngũ’ của dân tộc Tày.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý bảo đảm quyền sử dụng

ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam; Phân tích thực trạng, từ đó đưa ra
các quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc


thiểu số ở Việt Nam.

Phạm vi nghiên cứu khảo sát là dân tộc Tày ở Việt Nam, vấn đề cốt lõi được
lựa chọn của các quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết để nghiên cúu và đề xuất giải

pháp là quyền được bảo tồn và phát triến ngôn ngữ, trong thời kỳ hội nhập quốc tế

ngay cang sau rọng men nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,

đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cún cụ thế: phân tích , tổng hợp, khảo sát

thực tế; phương pháp chuyên gia. Do đặc điểm của chuyên ngành nghiên cúu là Pháp

luật về quyền con người; Luận văn quan tâm đến phương pháp nghiên cúu liên ngành
trong đó lấy trụ cột là khoa học pháp lý. Đồng thời do tác giả là người dân tộc Tày, sinh

ra và lớn lên gắn bó trực tiếp với dân tộc này nên Luận văn quan tâm đến phương pháp
phản ánh những đặc điềm và yêu cầu, tâm tư trực tiếp từ trong cộng đồng dân tộc Tày
đế xem xét dưới giác độ nghiên cứu của một Luận văn khoa học.

6. Ý nghĩa và những đóng góp mói của luận văn
Thứ nhất, Luận văn phân tích làm rõ cơ sở lý luận và pháp lý bảo đảm quyền

sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, những bảo đảm thực hiện
quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số, các quy định của pháp luật quốc
tế và pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiếu

số.


8


Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyên sử dụng ngôn ngữ của các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam, nghiên cứu cụ thể trường hợp cùa dân tộc Tày.

Thứ ba, trên cơ sờ phân tích về lý luận, pháp lý và thực tiền, Luận văn xây
dựng các quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc

thiểu số ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.
Những đề xuất của Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho

việc hoặch đinh chính sách, pháp luật về bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các
dân tộc thiếu số, mong sao đề tài được các nhà ngôn ngữ, dân tộc học và nhà nước
quan tâm, ghi nhận sự tồn tại và sự đóng góp của dân tộc Tày vào kho tàng ngơn
ngữ, văn hóa Việt Nam. Đồng thời hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu, giảng dạy

và cho nhũng người quan tâm đến bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân
tộc thiểu số ở Việt Nam.

7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ ngữ viết tắt, phụ lục, danh mục tài
r

F

y

liệu tham khảo, Luận văn có kêt câu gơm hai chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ của

các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Chương 2. Thực trạng, quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền sử dụng ngôn

ngữ của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - nghiên cứu trường hợp của dân tộc Tày.

9


Chương 1
Cơ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM QUYỀN sử DỤNG NGÔN NGỮ

CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở VIỆT NAM

1.1. Khái nỉệm quyền sử dụng ngôn ngũ’ của các dân tộc thiểu số ờ Việt Nam

1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ và quyền sử dụng ngôn ngữ

1.1.1.1. Khái niệm ngôn ngữ

Theo ngành ngôn ngữ học: Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và
quan trọng bậc nhất cũa lồi người, ngơn ngừ là cơng cụ giao tiếp xà hội, có chức
năng biểu cảm, thẩm mĩ, phản ánh văn hóa của dân tộc, thơng qua ngơn ngừ, mỗi
một dân tộc thể hiện được bản ngã của minh, ngơn ngữ đóng một vai trị quan trọng

trong q trình phát triển của lồi người, nó đảm bảo sự đa dạng về vãn hóa và giúp

các nền văn hóa có sự giao thoa, trao đồi với nhau. Ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu


nhất để bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, ngơn ngừ do con người quy
ước, nó khơng tự nảy sinh, phát triển như các hiện tượng tự nhiên, nó mang tính kế

thừa và phát triến, ngôn ngũ’ phụ thuộc vào ý thức của con người. Ngơn ngữ mang
tính chất chung của xã hội và của dân tộc. Ngôn ngữ bao gồm ngôn ngữ nói - là

ngơn ngữ âm thanh, là lời nói trong giao tiếp hàng ngày mà con người có thể nhận

biết chủ yếu bằng thính giác; Và ngơn ngữ viết - được thể hiện bàng chữ viết trong
văn bản và được tiếp nhận bàng thị giác và xúc giác (Chữ Braille, đa số người mù

và người khiếm thị sử dụng).
Ngôn ngữ là một trong các tiêu chí quan trọng để xác định dân tộc, có nhà

ngơn ngữ học đã nói: “Ngơn ngữ cịn, dân tộc cịn, tộc người cịn..”

Hiểu theo nghĩa rộng, ngơn ngữ thuộc phạm trù văn hóa đặc biệt. Ngồn ngừ
không những là một đặc điểm tộc người riêng biệt, mà cịn chiếm vị trí quan trọng
hàng đầu khi xác định thành phần các tộc người, bảo vệ tiếng mẹ đẻ là bảo vệ sự tồn
tại của một cộng đồng, bảo vệ cái hồn của tộc người, của dân tộc, của đất nước.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, Quốc ngữ là Tiếng Việt, là ngôn ngữ chính
thức của nhà nước, là cơng cụ xây dựng ý thức dân tộc Việt Nam thống nhất. Do

10


đặc điêm địa lý, vùng miên, ở các vùng miên núi, hiện tượng song ngữ hay đa ngữ
là phố biến. Dân tộc học nghiên cứu ngôn ngữ tộc người như là một giá trị văn hóa

đặc biệt. Ngơn ngữ là một công cụ cơ bản cho cộng đồng các cá nhân.

7.7.7.2. Khái niệm quyền sử dụng ngôn ngữ

Theo Điều 27 ICCPR, ở các quốc gia có các nhóm thiểu số về sắc tộc, tôn

giáo và ngôn ngữ, nhừng thành viên của các nhóm thiểu số đó, cùng với các thành
viên khác của cộng đồng mình, khơng bị khước từ quyền có đời sống văn hóa riêng,

quyền được theo và thực hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ
riêng của họ. Như vậy Điều 27 ICCPR đà ấn định nghĩa vụ của các quốc gia thành

viên trong việc bảo vệ các quyền liên quan đến bảo tồn phong tục tập qn, bảo tồn
ngơn ngữ (tiếng nói, chữ viết); Bảo tồn tơn giáo, tín ngưỡng của các nhóm thiểu số.

Tất cả các khía cạnh này, thực chất chỉ nhằm vào một vấn đề chung là bảo tồn bản

sắc theo nghĩa rộng nhằm chống sự đồng hóa của các nhóm thiểu số. Quyền cũa các
cá nhân thuộc một nhóm thiểu số được sử dụng ngơn ngữ của cộng đồng mình

khơng đồng nhất với các quyền khác về ngôn ngữ được ghi nhận trong ICCPR. Đặc
biệt quyền này phải được phân biệt với quyền tụ* do ngôn luận nêu ở Điều 19.
Quyền tự do ngôn luận ở Điều 19 áp dụng cho tất cả mọi người, bất kể họ thuộc

nhóm thiểu số nào hay không, trong khi quyền về ngôn ngừ trong Điều 27 chỉ áp
dụng với thành viên của các nhóm thiểu số cụ thể. Quyền sử dụng ngơn ngữ thiểu
số trong Điều 27 cũng không đồng nhất với quyền sử dụng ngơn ngữ trước tịa án

nêu ở Điều 14 (3, í). Theo Điều 14 (3, í), khơng phải bất cứ trường hợp nào cũng
cho phép người bị buộc tội có quyền sử dụng ngơn ngữ họ lựa chọn trong q trình
xét xử, trong khi Điều 27 khơng giới hạn việc sử dụng ngôn ngữ thiếu số trong bất


kỳ môi trường nào (đoạn 5)[8]. Bên cạnh Điều 27 1CCPR, Tuyên bố về quyền của

nhũng người thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chùng tộc, tôn giáo và ngôn ngữ
năm 1992 là một văn kiện quan trọng về quyền của người thiểu số. Văn kiện này cụ
thể hóa và mở rộng nội dung Điều 27 của ICCPR cả về phạm vi chù thể và nội hàm

các quyền, về mặt chủ thế, Điều 2 (khoản 1) Tuyên bố kể trên đề cập đến thành bốn
dạng người thiểu số: thiểu số về sắc tộc (ethnic), tôn giáo (religious), ngôn ngữ

11


(linguistic) và dân tộc (national) (trong khi Điêu 27 ICCPR chỉ đê cập đên ba dạng

đầu), về mặt nội hàm của quyền, các khoản 2, 3, 4, 5 Điều 2 Tuyên bố bổ sung một
số quyền với nguời thiểu số, bao gồm: (i) quyền được tham gia vào đời sống chính

trị, văn hóa, tơn giáo, xã hội, kinh tế cùa quốc gia; Và (ii) quyền thiết lập và duy trì
các mối quan hệ giữa các thành viên cũa nhóm mình và nhóm khác[8].

Khái niệm quyền sừ dụng ngơn ngữ là một khái niệm rộng hơn quyền dùng
tiếng nói và chữ viết. Quyền sử dụng ngôn ngữ là một trong nhũng quyền của con

người có ảnh hưởng đến việc lựa chọn hoặc sử dụng ngôn ngữ của các cơ quan nhà
nước, mỗi cá nhân và một số nhóm số đối tượng khác. Quyền sử dụng ngơn ngữ có
thể được mơ tả như hàng loạt các nghĩa vụ của các cơ quan nhà nước trong việc sử
dụng một ngôn ngữ trong một ngữ cảnh nhất định; Hoặc không can thiệp việc cá

nhân, các nhóm riêng biệt lựa chọn, diễn đạt ngơn ngữ theo cách mình muốn. Nó
dẫn tới nghĩa vụ phải cơng nhận và ủng hộ việc sử dụng ngôn ngừ của các dân tộc


thiểu số hoặc người bản địa[ 10].
Các tộc người ở Việt Nam hầu hết đều có ngơn ngữ riêng. Hiện tượng song
ngữ hay đa ngữ là phổ biến.
Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là

quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sổng trên đất nước Việt Nam. Các
dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm

mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có
quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy những phong tục,
tập qn, truyền thống và văn hố tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách

phát triển tồn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát
triển với đất nước”. Để bảo đảm các quyền của các DTTS, Điều 42 Hiến pháp 2013

quy định: “Cơng dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ,
lựa chọn ngơn ngữ giao tiếp”. Hiến pháp năm 2013 là kết quả của quá trình phát

triển nhận thức, tư duy của Đảng vả Nhà nước ta về quyền con người, phù hợp với

tiến trinh đổi mới của đất nước và bảo đảm nhất quán với các Điều ước quốc tế về
quyền con người mà nước ta đã tham gia ký kết.

12


1.1.2 Khái niệm dân tộc thiêu sô và quyên sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc

thiểu số


1.1.2.1. Khái niệm dân tộc thiểu so

Theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc, quyền con người là
những bảo đảm pháp lý phồ quát (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ
các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc

(omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và

tự do cơ bản của con người. Tuy nhiên, tương tự như các nhóm xã hội dễ bị tốn

thương khác, cần hiểu rằng người thiểu số cũng là chủ thể bình đẳng về các quyền
con người, bình đẳng trước pháp luật, trong các quan hệ xã hội. Quyền của nhóm

này có liên quan mật thiết đến một số nội dung cơ bản của Tun ngơn tồn thế giới
về quyền con người của Liên Hợp quốc (LHQ), trong đó bao gồm: Điều 18 (về tự

do tôn giáo), Điều 19 (về tự do ngôn luận và ý kiến), Điều 20 (về tự do hội họp, lập

hội), Điều 26 (về tự do lựa chọn hình thức giáo dục), Điều 27 (về tự do tham gia đời

sống văn hóa của cộng đồng) và đặc biệt là Điều 2 (về ngun tắc bình đẳng, khơng
phân biệt đối xử trong việc hưởng thụ các quyền con người)[4]..v.v.
Khái niệm “dân tộc thiểu số” và “người thiểu số” (“minorities”) từ lâu đã trở
thành một chủ đề gây tranh cãi trong giới luật gia quốc tế. Từ trước đến nay, nhiều

định nghĩa về người thiếu số đã được nêu ra, tuy nhiên, ba định nghĩa dưới đây có
thể cho là tiêu biểu:

Định nghĩa thứ nhất được đưa ra bởi Tòa án Công lý quốc tế thường trực

(“Permanent Court of International Justice” - PCIJ, cơ quan tài phán của Hội quốc
liên) vào năm 1930, PCU xác định một cộng đồng thiểu số là: mợ/ nhỏm người sống

trên một quốc gia hoặc một địa phương nhất định, có những đặc điểm đồng nhất về

chủng tộc, tín ngưỡng, ngơn ngữ và truyền thống, có sự giúp đỡ lẫn nhau và có
quan điêm thống nhất trong việc bảo lưu những yếu tố truyền thống, duy trì tơn

giáo, tín ngưỡng và hướng dẫn, giáo dục trẻ em trong cộng đồng theo tình thần và

truyền thắng của chủng tộc họ”, Tuy nhiên, những thuộc tính được nêu ra trong
định nghĩa này là quá rộng, chạm đến mối lo ngại thường trực của các quốc gia về

13


những răc rôi đôi với an ninh, trật tự xã hội có thê nảy sinh trong các vân đê liên

quan đến người thiểu số. Hội quốc liên chấm dứt vào năm 1939, nhưng khái niệm

về người thiểu số vẫn được tiếp tục ở diễn đàn tổ chức quốc tế mới thay thế Hội
quốc liên vào năm 1945, là Liên họp quốc.

Định nghĩa thứ hai về người thiếu số được đưa ra bởi Francesco, báo cáo
viên đặc biệt của Tiểu ban về chống phân biệt đối xử và bảo vệ người thiểu số của

LHQ, trong báo cáo nghiên cứu công bố vào năm 1977, chuyên gia này định nghĩa:

“ ...một nhóm người, xét về mặt số lượng, ít hơn so với phần dân cư cịn lại của quốc gia,


có vị thế yếu trong xã hội, những thành viên của nhóm - mà đang là kiều dân của một
nước - có những đặc trưng về chủng tộc, tín ngưỡng hoặc ngơn ngữ khác so với phần
dân cư còn lại và chúng tỏ rất rõ ràng là có một ý thứcthổng nhất trong việc bảo tồn nền

vãn hóa, truyền thống, tơn giáo và ngôn ngữ của họ ”. So với định nghĩa của PCIJ, định
nghĩa thứ hai đà bổ sung hai thuộc tính mới, đó là về mặt số lượng, một nhóm được coi là
thiểu số phải ít hon so với phần dần cư còn lại của quốc gia; về mặt vai trò, một nhóm
được coi là thiếu số phải có vị thế yếu trong xã hội.

Một chuyên gia nữa là Giulơ Đexchênít (Jules Descheness) cũng làm việc
trong Tiểu ban về chống phân biệt đối xử và bảo vệ người thiểu số của LHQ đã đưa
ra định nghĩa về người thiểu số, không có sự khác biệt lớn so với định nghĩa của

Francesco, ngồi thuộc tính bố sung đó là một nhóm người được coi là thiểu số phải

có một động cơ rơ rệt trong việc sử dụng ý chí tập thê đê tồn tại và đạt được mục
tiêu bình đẳng với nhóm dân cư đa số, cả trên phương diện pháp luật và thực tiễn.
Thuộc tính bổ sung này, về mặt logic, tiếp tục hạn chế phạm vi những đối tượng

được coi là người thiếu số. Cũng chính vì thuộc tính bố sung này mà định nghĩa của
Giulơ Đexchênít bị ủy ban quyền con người (nay là Hội đồng quyền con người)

của LHQ chỉ trích và bác bỏ [4].
Cho đến thời điểm hiện nay, mặc dù quyền của người thiểu số đã được khẳng

định trong Điều 27 của ICCPR và Tuyên bố về quyền của những người thuộc các

nhóm thiểu số về dân tộc, chủng tộc, tôn giáo hoặc ngôn ngữ năm 1992, nhưng vẫn
chưa có một định nghĩa nào về “người thiểu số”. Điều này cho thấy tính chất phức


14


tạp của vân đê người thiêu sô trên thê giới. Trong thực tê, một sô văn kiện vê quyên

con người cùa Châu Âu, cụ thể như Công ước Châu Âu về bảo vệ người thiểu số

(Điều 2) hay văn kiện Copenhagen của tổ chức An ninh và Họp tác Châu Âu (Đoạn
32)..v.v, đã nêu ra định nghĩa chính thức về người thiểu số, song nhừng văn kiện
này chỉ có hiệu lực trong phạm vi khu vực.
Mặc dù vậy, tồng hợp những thuộc tính được nêu trong các định nghĩa nêu

trên cũng như từ nội dung các văn kiện quốc tế có liên quan đến vấn đề thiếu số, có
thể hiểu “người thiểu số” qua các đặc điểm cơ bản sau:

Những đặc điểm khánh quan:
* về sổ lượng: Có số lượng ít (thiểu số), nếu so sánh với nhóm đa số cùng

sinh sống trên cùng lãnh thổ.
* về vị thế xã hội: là nhóm yếu thế trong xã hội (thể hiện ở tiềm lực, vai trị và

ảnh hưởng của nhóm tới đời sống chính trị, kinh tế, xã hội ở lãnh thổ nơi họ sinh sống).
* về bản sắc: Có những đặc điểm riêng về mặt chủng tộc, dân tộc, ngôn ngữ,

phong tục tập qn..v.v, mà vì thế có thề phân biệt họ với nhóm đa số.
* về vị thế pháp lý: Có thể là cơng dân hoặc kiều dân của quốc gia nơi họ

đang sống.
Đặc điểm chủ quan: Nhóm cộng đồng đó có ý thức bảo tồn truyền thống văn


hóa của mình.
Đảm bảo và thúc đây việc thực hiện các quyên con người cùa người dân tộc
thiểu số (DTTS) cũng nằm trong nghĩa vụ chung của các quốc gia. Tuy nhiên, xuất

phát từ những đặc điểm riêng của người DTTS, việc đảm bảo các quyền của nhóm

này cũng cần những chính sách phù hợp, có tính các yếu tố gắn liền với người dân
tộc thiểu, ủy ban về các Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội trong Nhận định chung

21 cũng đã khẳng định: “DTTS, cũng như những người thuộc DTTS, khơng chỉ có

quyền có bản sắc riêng của họ mà cịn có quyền phát triến trong mọi lĩnh vực của

đời sống văn hóa. Bất kỳ chương trình nào hướng tới thúc đẩy sự hội nhập mang
tính xây dựng của các DTTS và những người thuộc DTTS vào xã hội chung của

15


một qc gia thành viên cân dựa trên sự hịa nhập, tham gia và không phân biệt đôi

xử, nhằm bảo tồn bản sắc đặc trưng của các văn hóa thiểu số” [24].

Như vậy khái niệm “quyền của người DTTS” có thể được hiểu là quyền căn bản

cùa con người thuộc nhóm DTTS ở tất cả các quốc gia đều có quyền được hưởng, đó là
quyền bình đẳng khơng bị phân biệt đối xử, quyền giữ gìn bản sắc văn hóa, quyền được

nhà nước hỗ trợ để phát triển về mọi mặt để thoa mãn các nhu cầu trong cuộc sống.
về cơ bản, pháp luật Việt Nam tuơng thích với Luật Nhân quyền quốc tế,


nghĩa là chúng có nguyên tắc và tiêu chuẩn nền tảng giống nhau. Bên cạnh đó vẫn

cịn có một số hạn chế, cụ thể về quyền của người thiểu số và bản địa: Việt Nam
không thừa nhận có người bản địa và khái niệm người thiểu số mới chỉ được hiểu

theo nghĩa hẹp (về sắc tộc). Hiện nay, nước ta sử dụng hai thuật ngữ “Dân tộc thiểu
số” và “Dân tộc thiểu số rất ít người”, theo nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 05

tháng 11 năm 2011 của Chính phủ về cơng tác dân tộc, xác định “Dân tộc thiểu số
là những dân tộc có dân số ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác
định rõ trong cộng đồng 54 dân tộc, dân tộc Kinh chiếm 85,73% dân số là dân tộc

đa số; 53 dân tộc còn lại, chiếm 14, 27% là dân tộc thiểu số.
7.7.2.2. Quyền sử dụng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số

Quyền sử dụng ngôn ngữ của người DTTS là một trong những quyền chứa
đựng nhiều yếu tố đặc thù và phản ánh rõ nhất những yếu tố “riêng biệt” trong các

quyền con người của người DTTS. Đảm bảo quyền sử dụng ngôn ngữ của người
DTTS đã được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Đe thực hiện tốt hơn việc

đảm bảo các quyền này, cần tăng cường hơn nữa vai trị của các cơ quan nhà nước.
Ngơn ngừ, nằm trong nội hàm văn hóa, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa có

mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng khơng ở ngồi nhau, biệt lập với nhau, độc
lập với nhau mà chúng hòa quyện vào nhau. Tuy nhiên, các quyền này lại thực hiện,

cụ thể hóa khác nhau ở các quốc gia trên thế giới [3].

Điều 27 Cơng ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (1CCPR) cũng ghi rõ:
Ở những quốc gia có nhiều nhóm thiểu số về sắc tộc, tơn giáo và ngơn ngữ, những

16


cá nhân thuộc các nhóm thiêu sơ đó, cùng với những thành viên khác của cộng đơng
mình, khơng bị khuớc từ quyền có đời sống văn hố riêng, quyền đuợc theo và thục
hành tôn giáo riêng, hoặc quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

Riêng đối với người DTTS, Điều 2 Tuyên bố về Quyền của những người
thuộc các nhóm thiểu số về dân tộc, chúng tộc, tơn giáo và ngôn ngữ năm 1992 quy

định: Những người thuộc các nhóm thiêu sơ vê dân tộc, chủng tộc, tơn giáo và ngôn

ngữ (dưới đây gọi là những người thuộc các nhóm thiểu số) có quyền:
- Hưởng nền văn hóa dưới hình thức riêng rẽ hoặc trong tập thể, một cách tự

do và không bị can thiệp hay bị bất kỳ hình thức phân biệt đối xử nào;
- Tham gia một cách tích cực vào đời sống văn hóa tơn giáo, xã hội, kinh tế

và đời sống cộng đồng;

- Tham gia một cách có hiệu quả vào những quyết định ở cấp quốc gia và
trong những trường hợp thích hợp là ở cấp khu vực khi liên quan đến nhóm thiểu số
mà họ là thành viên hoặc liên quan đến những vùng mà họ sống ở đó, theo một
phương thức khơng trái với pháp luật quốc gia.

Quyền con người là quyền của mỗi con người với tư cách là cá nhân con


người và thành viên của cộng đồng, thành viên xã hội. Bộ Luật nhân quyền quốc tể
quy định trách nhiệm quốc gia trong việc tôn trọng và thúc đẩy quyền con người

bao gồm: trách nhiệm ghi nhận quyền con người trong hệ thống chính sách pháp
luật quốc gia, trách nhiệm bảo vệ quyền con người và trách nhiệm bảo đảm thực
hiện quyền con người trong thực tế. Như vậy bảo đảm quyền con người là một nội
dung cơ bản và quan trọng trong trách nhiệm của từng quốc gia đế thực hiện và thúc

đấy quyền con người, trong đó có quyền được sử dụng ngôn ngữ riêng của họ. Như
vậy, Bảo đảm quyền sử dụng ngôn ngữ là những bảo đảm pháp lý quốc gia và quốc
tế đê thực hiện trong thực tế quyền con người về sử dụng ngôn ngữ riêng của họ.

Trong các quốc gia đa dân tộc, chính sách ngơn ngữ thường là một bộ phận

khăng khít của chính sách dân tộc. Vì vậy, các ngun tắc chủ đạo trong vấn đề giải

quyết dân tộc có sự chi phối lớn lao tới chính sách ngơn ngữ. Tuy nhiên, từ thực

tiễn giải quyết vấn đề ngôn ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới, các nhà nghiên cứu

17


đã đúc kêt ra một quy luật là, ở đâu chính sách ngơn ngữ được xây dựng trên cơ sở

cùa thực tiễn cảnh huống ngơn ngữ thì ở đó chính sách ngơn ngữ sẽ có hiệu quả tích
cực[6]. Ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã ln quan tâm đến

chính sách dân tộc nói chung và chính sách ngơn ngữ của các dân tộc thiểu số nói
riêng. Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ nhất (3/1935), Đảng ta đã xác định: “Các

dân tộc... được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế và văn

hóa...” (Văn kiện Đảng tồn tập, tập 1, trang 481). Nghị quyết của BCH TW lần
thứ tám năm 1941 cũng ghi rõ: “Vàn hóa của mỗi dân tộc sẽ được tự do phát triển,
tồn tại và được bảo đảm”. Trong “Luận cương Cách mạng Việt Nam” do đồng chí

Trường Chinh trình bày tại Đại hội Đảng lần thứ hai (2/1951), Đảng ta tiếp tục cụ
thể hóa chủ trương: “Phát triển bình dân học vụ và phát triền văn nghệ dân tộc ở các
vùng thiếu số, phố biến việc la tinh hóa tiếng nói của các dân tộc chưa có chữ viết

và đảm bảo việc dạy học bằng các thứ tiếng đó trong các trường dân tộc thiểu số[61.
năm 1964, Ban Bí thư TW đã ra Chỉ thị số 84-CT/TW (3/9/1964) về: “Nhiệm vụ

công tác giáo dục ở miền núi trong hai năm 1964-1965 và 1965-1966” trong đó nêu
rõ: “Sử dụng chữ dân tộc là nguyện vọng thiết tha của các dân tộc, cần nghiên cứu

về mặt khoa học, đồng thời mạnh dạn sử dụng rộng rãi ba thứ chữ Tày, Nùng, Mèo
(H’Mong), Thái trên sách báo, trong cơ quan hành chính và đời sống hàng ngày.
Chống tư tưởng coi thường chữ dân tộc, ngại khó, khơng mạnh dạn phát triến việc

học và sử dụng chữ dân tộc. Đi đôi với việc học tập chữ dân tộc, cần dạy chữ phổ
thông ngay từ các lớp cấp 1 của thiếu niên và cả đối với người lớn tuổi. Đảng đoàn
Bộ Giáo dục và Ban dân tộc trung ương cần phối hợp để chỉ đạo và rút kinh nghiệm
về vấn đề này. Báo cáo chính trị Đại hội VI (12/1986) khẳng định: “Đẩy mạnh sự

nghiệp giáo dục ở miền núi, thực hiện chủ trương dùng tiếng nói và chừ viết dân tộc

cùng với tiếng phổ thông”. Nghị quyết Hội nghị ttrung ương lần thứ V, khóa VIII
nhấn mạnh: “Bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu số. Đi đôi


với việc sử dụng ngôn ngữ, chữ viết phổ thơng, khuyến khích thế hệ trẻ các dân tộc

thiểu số học tập, hiểu biết và sử dụng thành thạo tiếng nói và chữ viết của dân tộc
mình”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX (4/20001) khẳng định lại: “Ngoài tiếng

18


phố thơng, các dân tộc có chữ viết riêng được khuyến khích học chừ dân tộc”,
“Dùng tiếng nói dân tộc và chữ viết của các dân tộc có chữ viết trên các phương
tiện đại chúng ở vùng đồng bào dân tộc”. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X

(4/2006) và lần thứ XI (4/2011) tiếp tục khẳng định: “Xây dựng và thực hiện các
chính sách bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ngơn ngữ, chữ viết các dân tộc thiểu

Số”f61. Năm 1945, nước Việt Nam Dân chú Cộng hòa ra đời, sau một năm nước ta
có bản Hiến pháp năm 1946.
Điều 5 Hiến pháp năm 2013 ghi nhận: “Nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là

quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam. Các

dân tộc bình đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp nhau cùng phát triển; nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt. Các dân tộc có

quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sác dân tộc, phát huy nhừng phong tục,
tập quán, truyền thống và văn hoá tốt đẹp của mình. Nhà nước thực hiện chính sách
phát triển tồn diện và tạo điều kiện để tất cả các DTTS phát huy nội lực, cùng phát

triển với đất nước”. Đe bảo đảm các quyền của các DTTS, Điều 42 Hiến pháp 2013


quy định: “Cơng dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngơn ngữ mẹ đẻ,
lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp”.
Với chủ trương xây dựng nền văn hóa thống nhất, đa dạng trong cộng đồng

các DTTS Việt Nam, trong đó ưu tiên phát triển văn hóa các DTTS, Đảng và Nhà

nước xác định, cùng với chăm lo phát triền kinh tế - xã hội (KTXH), bảo đảm an
sinh xã hội, xóa đói, giảm nghèo, việc bảo tồn, phát huy văn hóa các DTTS vừa là
nhiệm vụ cấp thiết, vừa có ý nghĩa chiến lược phải thực hiện kiên tri, lâu dài. Chính

phủ đã phê duyệt các chính sách, đề án nhàm thực hiện hiệu quả việc bảo tồn, phát
huy và phát triển giá trị văn hoá DTTS đặc biệt là văn hố DTTS rất ít người. Ngày

15-9-2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1409/QĐ-TTg về việc
Ban hành kế hoạch triển khai Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19-6-2020 của
Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát
triển KTXH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 trong đó lĩnh
vực văn hố nhấn mạnh tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt

19


đẹp của các DTTS gãn với phát triên du lịch và đặc biệt quan tâm đâu tư phát triên
nhóm DTTSRIN, nhóm dân tộc cịn nhiều khó khăn. Nâng cao chất lượng phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”. Qua đó tuyên truyền vận

động để các dân tộc trong cộng đồng dân tộc Việt Nam hiểu về nhau, gần gũi tương
hỗ giúp đỡ cùng phát triền kinh tế, vàn hóa, xã hội đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng
của người dân. Tạo điều kiện để nhân dân tham gia và phát huy vai trị làm chú


trong cơng cuộc xây dựng đời sống vãn hóa mới, góp phần nâng cao mức hưởng thụ

văn hóa của người dân vùng DTTS và miền núi.

Chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, ngơn ngữ, chừ viết, tập
qn, tín ngường, lễ hội truyền thống, giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các

DTTS được thực hiện hiệu quả trong thời gian qua. Tuyên truyền, vận động địng

bào DTTS từng bước hạn chế tiến tới xóa bỏ các hủ tục lạc hậu.Nhiều lễ hội truyền

thống lành mạnh được phục hồi, phát triển và hình thành mới, góp phần giữ gìn, bảo
tồn bản sắc văn hóa dân tộc. Việc triển khai “Dự án bảo tồn, phát huy giá trị làng
truyền thống các DTTS” vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa tạo nên mơ hình

hiệu quả, thiết thực, đem lại lợi ích trên nhiều mặt của đời sống KTXH, văn hóa tại
vùng đồng bào DTTS trên cả nước. Mở các lóp truyền dạy văn hóa truyền thống phi

vật thể của DTTS có số dân rất ít người như: Bố Y, Pu Péo, ơ Đu, Brâu, Rơ Măm,

Mảng, Cống, Lô Lô, Chứt, Si La..v.v, tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An,
Kon Turn, Điện Biên, Lào Cai, Thái Ngun, Quảng Bình..v.v. Các lớp này do

chính các nghệ nhân - chủ thể của văn hóa các dân tộc, người nắm giữ kho tàng văn
hóa phi vật thể trực tiếp tham gia truyền dạy cho thế hệ trẻ. Đây chính là một trong

các hình thức hiệu quả đem lại có sức lan tỏa mạnh mẽ trong việc nâng cao ý thức
tự giác giữ gìn, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân
tộc mình.


Tại các địa phương có đơng đồng bào DTTS sinh sống đã gắn bảo tồn và

phát huy các giá trị văn hóa các DTTS với phát triến du lịch bền vững, giúp người
dân giảm nghèo, góp phần thúc đẩy phát triển KTXH tại địa phương nơi sinh sống

(Dân tộc Xtiêng, Chăm, Ba Na, Cơ Ho, Mnông, Ê Đê, Vân Kiều, Khơ Mú, Mường,

20


×