Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (806.1 KB, 99 trang )




1






Luận văn
Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu
số ở Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện
nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)



2

Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xã hội văn minh hiên đại, con người được khẳng định là “nguồn
lực của mọi nguồn lực” là tài nguyên to lớn của mỗi quốc gia.
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chương trình mang tính chất
chiến lược về đầu tư và phát triển nguồn lực con người của riêng mình, hướng
theo một nguyên tắc chung là:
Đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Sự thành
bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước đang tuỳ thuộc vào
những bí quyết về đào tạo, sử dụng và phát huy nguồn lực con người.
Đảng Cộng sản Việt Nam đã có nhiều chính sách phát triển nguồn lực
con người. Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: "đáp ứng yêu cầu


về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước
trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá". Vì vậy, chăm lo đào tạo, bồi
dưỡng và phát huy nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001- 2020 của các cấp, các ngành từ
trung ương đến địa phương trong cả nước.
Do đặc điểm cấu trúc địa hình nước ta, dân tộc thiểu số sống rải rác
khắp các tỉnh trong cả nước, đặc biệt là miền núi có tầm quan trọng chiến
lược trên nhiều phương diện. Đảng và Nhà nước Việt Nam rất quan tâm đến
việc sử dụng và đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số và xem đây là lực
lượng chủ yếu tại địa phương để thúc đẩy sự phát triển toàn diện về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội của miền núi nói riêng và cả nước nói chung.
Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị (khoá VI) đã vạch rõ những chủ
trương, chính sách lớn nhằm phát triển kinh tế xã hội miền núi. Đó là phương



3

hướng quan trọng mang tinh thần đổi mới đối với vùng đồng bào các dân tộc
thiểu số.
Sau hơn 10 năm đổi mới, miền núi đã đạt được kết quả đáng mừng:
nhiều mô hình mới phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo xuất hiện,
việc chỉnh đốn tổ chức Đảng, chính quyền và kiện toàn đội ngũ cán bộ, tích
cực đưa đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào thực
tiễn ngày càng được tăng cường. Những kết quả trên có được là nhờ sự đóng
góp công sức của lực lượng lao động các dân tộc thiểu số, trong đó có lực
lượng lao động có trí tuệ của tất cả các dân tộc thiểu số.
Điện Biên là một tỉnh đông dân, với 3,5 triệu người, nguồn lao động
dồi dào nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu
cầu mà công cuộc đổi mới trên địa bàn đòi hỏi.

Miền núi Điện Biên chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của toàn tỉnh với số
dân gần 1 triệu người, gồm có 26 dân tộc anh em cùng chung sống, là vùng
rừng núi rộng lớn tiềm năng đất đai, tài nguyên và lao động phong phú,
nhưng trong thực tế vẫn chưa khai thác đầy đủ về nguồn nhân lực hiện có. Vì
vậy, việc nghiên cứu thực trạng nguồn nhân lực làm cơ sở đề xuất các giải
pháp nhằm phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên
trong công cuộc đổi mới hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về lý
luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề con người là một trong những vấn đề trung tâm của triết học và
các học thuyết chính trị xã hội. Từ xưa đến nay mỗi trường phái triết học cũng
như mỗi học thuyết chính trị xã hội nghiên cứu con người với góc độ khác
nhau,trong đó tập trung chủ yếu bàn về mối quan hệ giữa con ngưới với giới
tự nhiên, giữa con người với con người và với xã hội loài người. ở Việt Nam
vấn đề con người được nhiều nhà khoa học và lý luận nghiên cứu, đặc biệt



4

trong những năm gần đây có nhiều công trình nghiên cứu con người Việt
Nam nói chung và dân tộc thiểu số nói riêng tạo nguồn lực tổng hợp đưa đất
nước phát triển. Đó là:
- Nguyễn Thế Nghĩa với “Nguồn nhân lực, động lực của CNH - HĐH
đất nước”, Tạp chí Triết học, số 1 - 1996.
- Nghiên cứu văn hoá, con người, nguồn nhân lực đầu thế kỷ XXI
(2003) tư liệu hội thảo Quốc tế của đề tài nghiên cứu khoa học KX - 05 tổ
chức tại Hà Nội.
- Phát triển nguồn nhân lực, kinh nghiệm thế giới và kinh nghiệm nước
ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.

- Phan Thanh Phố - An Như Hải với “Phát triển nguồn nhân lực để
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, số
3/1995.
- “Phát huy vai trò nhân tố con ngời trong sự nghiệp đổi mới hiện nay”
của Đinh Lục, Luận văn thạc sĩ Triết học, 1993.
- Đổi mới tư duy trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn về vấn đề dân
tộc ở nước ta để thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng trong giai đoạn
mới của Hoàng Thương Minh, Tạp chí Dân tộc học, số 1+2 - 1988.
- Một số suy nghĩ trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề
dân tộc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Trần Đình
Huỳnh, Tạp chí Dân tộc học, số 3 - 1988.
- Một số vấn đề về cán bộ dân tộc học thiểu số của Vũ Phòng, Tạp chí
Cộng sản, số 5 - 1993.
- Nguyễn Quốc Phẩm, Hệ thống chính phủ cấp cơ sở và dân chủ hoá
đời sống XH nông thôn miền núi, vùng dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía
Bắc nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000.



5

- Hà Quế Lâm, Xoá đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước ta
hiện nay - Thực trạng và giải pháp, sách tham khảo, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2002.
- Nguyễn Xuân Thắng, Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lãnh đạo thực hiện
chính sách dân tộc thời kỳ 1992 - 2000, Luận án tiến sĩ Lịch sử, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002.
- Trịnh Quang Cảnh, Trí thức người dân tộc thiểu số ở Việt Nam trong
công cuộc đổi mới (chủ yếu ở vùng dân tộc thiểu số phía Bắc).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ thiểu số ở nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh

CNH, HĐH: Luận cứ và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị, 2005.
- Lê Hữu Nghĩa. Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cấp huyện các dân tộc ở Tây nguyên.
- Về một số chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội miền núi,
Bộ Chính trị, Nghị quyết 22/NQ/TW ngày 27/11/1989.
- Phạm Như Cương, Đi đến một nhận thức về vấn đề dân tộc và quan
hệ dân tộc, Tạp chí Dân tộc học, số 11-1989, tr.3.
- Trần Quang Nhiếp, Đổi mới trong việc thực hiện chính sách dân tộc
hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu lý luận, số 4-1988, tr.12.
- Tạ Nghiêm, Cần có một chính sách dân tộc toàn diện và hoàn chỉnh,
một cơ cấu giải quyết vấn đề dân tộc thích ứng với tình hình mới, Tạp chí Dân
tộc học, số 3-1990, tr.13.
- Nông Đức Mạnh (1992), Mấy vấn đề bức thiết đối với các vùng dân
tộc thiểu số hiện nay, Tạp chí Cộng sản, số 8-1992, tr.1.
- Hà Quế Lâm, Làm tốt công tác đào tạo các hộ dân tộc thiểu số và cán
bộ miền núi, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7-1990, tr.23.
Rõ ràng, đề tài đã được nghiên cứu ở những mức độ khác nhau trên
nhiều bình diện cả về lý luận cũng như về thực tiễn. Tuy nhiên, đây là mảng
đề tài cũ luôn hàm chứa những vấn đề mới, nhất là trong tình hình công cuộc



6

đổi mới hiện nay. Hơn nữa, như nhiều tác giả khẳng định, đây là mảng đề tài
khó, phức tạp, những vấn đề họ đặt ra cũng như chưa có điều kiện đặt ra đầy
đủ luôn cần có sự đầu tư nghiên cứu thêm để có những kiến giải sâu sắc, khoa
học hơn. Vì vậy, luận văn " Phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay (Qua thực tế tỉnh Điện Biên)"
hy vọng sẽ đóng góp phần nhỏ và tình hình chung đó.

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích: Trên cơ sở phân tích tình hình sử dụng và phát huy
nguồn lực con người các dân tộc thiểu số ở nước ta, luận văn đề xuất một số
giải pháp phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số ở Điện Biên
trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
- Phân tích nguồn lực con người các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay.
- Nghiên cứu đánh giá thực trạng sử dụng và phát huy nguồn lực con
người các dân tộc thiểu số ở nước ta, từ đó đề ra một số phương hướng và giải
pháp nhằm phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số ở Điện Biên sự
nghiệp đổi mới hiện nay.
4. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
- Vấn đề phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số của nước ta nói
chung đặc biệt là ở tỉnh Điện Biên.
- Phạm vi địa bàn khảo sát là tỉnh Điện Biên.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Luận văn vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và những quan điểm của Đảng, Nhà nước về nguồn lực con người,
về chính sách dân tộc, nâng cao nguồn lực dân tộc thiểu số trong việc phát
triển đất nước.
- Luận văn vận dụng, kế thừa công trình các tác giả đi trước về vấn đề này.



7

- Luận văn sử dụng phương pháp: lịch sử và logic, trừu tượng và cụ thể,
phân tích và tổng hợp, điều tra, thống kê, xã hội học…
- Luận văn sử dụng những tài liệu của các cấp chính quyền, các
ngành ở tỉnh Điện Biên.

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn góp phần đánh giá thực trạng việc sử dụng, phát huy nguồn
nhân lực các dân tộc thiểu số ở Điện Biên. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải
pháp chủ yếu để từng bước phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu số
trên địa bàn này nhằm đáp ứng yêu cầu trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Những kết luận được rút ra và những giải pháp được trình bày trong
luận văn nhằm phát huy nguồn lực con người các dân tộc thiểu sổ ở Việt nam
hiện nay.
- Là tài liệu tham khảo ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số cho việc
xây dựng, hoạch định chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp
phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp đổi mới đất
nước nói chung và tỉnh Điện Biên nói riêng.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.



8

Chương 1
vấn đề phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

1.1. Quan điểm mác xít về phát huy nguồn nhân lực
1.1.1. Con người và nguồn nhân lực
- Vấn đề con người:
Vấn đề con người, nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là
một trong những mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia và toàn th giới. Con
người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.

Trong nhiều thế kỷ, người ta đã bị ám ảnh bởi cảnh nghèo đói đe doạ và
mong muốn thoát khỏi nguy cơ này, vươn tới cuộc sống no đủ, hạnh phúc
hơn. Đó là nguyện vọng chính đáng. Từ những năm 90 của thế kỷ XX trở
lại đây, sự phát triển con người và nguồn nhân lực được liên hợp quốc thừa
nhận là vấn đề trung tâm và là thước đo để đánh giá, xếp loại mức độ phát
triển của mỗi quốc gia.
Hơn 100 năm trước, khi coi tiến trình phát triển lịch sử của xã hội loài
người là sự phát triển nối tiếp nhau của các hình thái kinh tế xã hội, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã cho rằng, xu hướng chung của tiến trình
phát triển lịch sử được quy định bởi sự phát triển của lực lượng sản xuất xã
hội, bao gồm con người và những công cụ lao động do con người tạo ra. Sự
phát triển lực lượng sản xuất tự nó nói lên trình độ phát triển của xã hội qua
việc con người chiếm lĩnh, sử dụng ngày càng nhiều nguồn lực tự nhiên với tư
cách là cơ sở vật chất cho hoạt động sống của chính con người và quyết định
quan hệ giữa người với người trong sản xuất vật chất. Sản xuất vật chất ngày
càng phát triển, tính chất xã hội của sản xuất ngày càng gia tăng, việc tiến
hành sản xuất tập thể bằng lực lượng của toàn xã hội và sự phát triển mới của
nền sản xuất do việc đó mang lại, sẽ cần đến con người hoàn toàn mới, những



9

con người có năng lực phát triển toàn diện, đủ sức tinh thông toàn bộ hệ thống
sản xuất. Đến lượt mình nền sản xuất đó "sẽ tạo nên những con người mới",
sẽ làm cho những thành viên trong cả cộng đồng xã hội "có năng lực phát
triển toàn diện". Điều đó cho thấy, trong quan niệm của các nhà máy sáng lập
chủ nghĩa Mác - Lênin, phát triển sản xuất vì tiến bộ xã hội, vì cuộc sống
ngày càng tốt đẹp hơn cho mọi thành viên trong cộng đồng, vì phát triển con
người biết sử dụng ngày càng có hiệu quả tiềm năng sáng tạo của chính mình

để "sản xuất ra những con người phát triển toàn diện". Hơn nữa, C. Mác còn
coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là
"một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội.
Trong học thuyết duy vật lịch sử của mình, các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác - Lênin coi con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật
chất, là yếu tố hàng đầu trong lực lượng sản xuất,mà hơn thế nữa, con người
còn là chủ thể của lịch sử. Con người vừa là điểm xuất phát, vừa là điểm mục
tiêu, vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử. Thông qua hoạt động sản xuất
vật chất, con người sáng tạo ra lịch sử của chính mình, lịch sử của xã hội loài
người. Cũng trong quá trình hoạt động sản xuất vật chất, con người tự hoàn
thiện chính bản thân mình. Theo C.Mác, Ph.Ăngghen, các lĩnh vực hoạt động
cơ bản đó là cơ sở để phát triển con người. Do vậy, "tiền đề đầu tiên của toàn
bộ lịch sử nhân loại là sự tồn tại của những cá nhân con người sống", đó là
những con người hiện thực, "bằng xương bằng thịt" [25, tr.29] với hoạt động
sản xuất vật chất của họ và trong những điều kiện sinh hoạt vật chất của họ.
Từ quan niệm đó, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định: Sự
phát triển lực lượng sản xuất, trước hết phải có nghĩa là "phát triển sự phong
phú của bản chất con người, coi như là một mục đích tự thân". Theo đó, ý
nghĩa lịch sử, mục đích cao cả của sự phát triển và tiến bộ xã hội là sự phát



10
triển con người, nâng cao năng lực và phẩm giá con người, để con người được
sống với cuộc sống đích thực là người.
Con người không chỉ là chủ thể của hoạt động sản xuất vật chất, là yếu
tố hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của lực lượng sản
xuất, mà nó còn là chủ thể của quá trình lịch sử, của sự tiến bộ xã hội. Bằng
hoạt động lao động sản xuất, con người đã cải tạo tự nhiên để thoả mãn những
nhu cầu của mình, đồng thời cải tạo chính bản thân mình. Ph. Ăngghen đã

viết "lao động là nguồn gốc của mọi của cải, là điều kiện cơ bản đầu tiên của
toàn bộ đời sống loài người, và như thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào
đó, chúng ta phải nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" [26,
tr.641]. Sống trong tự nhiên, con người không chỉ dựa vào tự nhiên, mà trong
quá trình tác động vào tự nhiên, con người còn cải biến tự nhiên ấy và trên cơ
sở đó, sáng tạo ra những điều kiện đảm bảo cho sự sinh tồn của bản thân
mình, sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân mình. Con người chinh phục, cải
biến tự nhiên không phải chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà còn
với tư cách là những thành viên trong một cộng đồng xã hội. Sống trong một
cộng đồng xã hội, con người tất yếu có quan hệ với nhau, trao đổi hoạt động
với nhau, nhất là trong hoạt động lao động sản xuất. Con người không thể
tách rời tự nhiên. Nó chỉ có thể tồn tại và phát triển dựa vào tự nhiên và trên
cơ sở làm biến đổi tự nhiên. Không có tự nhiên và xã hội thì con người không
thể tiến hành sản xuất được. Song, đến lượt mình, sản xuất xã hội lại trở thành
điều kiện tiên quyết để con người cải biến tự nhiên, biến đổi xã hội, trở thành
nhân tố quyết định trực tiếp sự tồn tại và phát triển của con người, của cả xã
hội loài người. Trình độ sản xuất của con người càng cao thì con người càng
có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình và do vậy, cũng
làm phong phú thêm đời sống xã hội, đời sống tinh thần của con người. Qua



11
đó, con người tự hoàn thiện chính bản thân mình, phát triển chính mình và
thúc đẩy xã hội phát triển.
Như vậy, có thể nói, trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa
Mác - Lênin, thực chất của tiến trình phát triển lịch sử xã hội loài người là vì
con người, vì sự phát triển con người, đưa con người "từ vương quốc của tất
yếu sang vương quốc của tự do", làm cho "con người, cuối cùng làm chủ tồn
tại xã hội của chính mình thì cũng do đó mà làm chủ tự nhiên, làm chủ cả bản

thân mình, trở thành người tự do". Đó cũng chính là quá trình mà nhân loại tự
tạo ra những điều kiện, những khả năng nhằm đem lại sự phát triển cho mỗi
con người trong cộng đồng, tạo cho con người năng lực làm chủ tiến trình lịch
sử và làm chủ mọi hoạt động của chính mình.
Quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về tiến bộ và sự
phát triển xã hội lấy sự phát triển của con người làm mục đích càng phải được
khẳng định trong thời đại ngày nay. Bởi lẽ, ngày nay, nhân loại đang sống
trong bối cảnh quốc tế đầy những biến động, cộng đồng thế giới đang thể hiện
hết sức rõ ràng tính đa dạng trong các hình thức phát triển của nó. Xã hội loài
người, kể từ thời tiền sử cho đến nay, bao giờ cũng là một hệ thống, chỉnh thể,
thống nhất song cũng đồng thời là một hệ thống hết sức phức tạp, đa dạng.
Chính sự phức tạp và đa dạng trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội đã tạo
nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, các
khu vực, các châu lục khác nhau - điều mà cách đây hơn 80 năm, V. I. Lênin
đã gọi là quy luật phát triển kinh tế không đồng đều. Đến lượt mình, tính
không đồng đều của sự phát triển này lại hình thành nên những khuynh hướng
hết sức đa dạng về phát triển xã hội. Song, dù phát triển theo hướng nào thì
cuối cùng xu hướng chung của sự phát triển xã hội dưới sự tác động của các
lực lượng tiến bộ cũng hướng tới giá trị nhân văn của nó - tới sự phát triển



12
con người, hoàn thiện con người với tư cách là chủ thể của sự phát triển xã
hội.
Không phải cho đến nay chúng ta mới nhận thấy điều đó, mà ngay từ
buổi đầu tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta đã nhiều lần khẳng
định, con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu
phấn đấu cao nhất của chế độ ta. Chăm lo hạnh phúc của mọi người, mọi nhà đã
được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, khi nói đến con người với tư cách là "người chủ
xã hội" là cái "vốn quý nhất", là lực lượng xây dựng thành công CNXH,
Người không chỉ nói đến trí tuệ, tài năng, sức khoẻ của con người, mà còn nói
tới nhiều yếu tố khác của con người, trong đó có những giá trị xã hội được kết
tinh trong bản thân từng con người thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng
và cải tạo xã hội. Nói đến con người XHCN với tư cách lực lượng đóng vai
trò quyết định sự thành công của sự nghiệp xây dựng CNXH trên đất nước ta,
Người nói đến tính hướng đích, tính định hướng về giá trị, phẩm cách, sự phát
triển toàn diện và không ngừng vươn lên của con người trong việc cải tạo và
xây dựng xã hội mới bằng hoạt động lao động sáng tạo của mình. Với quan
điểm về sự phát triển con người toàn diện, trong suốt những năm tháng lãnh
đạo công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú
trọng đến việc giáo dục và thường xuyên nâng cao trình độ văn hoá, khoa học
kỹ thuật cho mọi người, không ngừng đào tạo "các lớp nhân tài" đồng thời
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho mọi tầng lớp nhân
dân về ăn, mặc, ở, đi lại, học hành
Quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng, cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH, Đảng ta một lần nữa
khẳng định chủ trương "phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công



13
bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân; kết hợp tốt tăng
trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần;
giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với chăm lo lợi ích lâu dài; giữa cá nhân
với tập thể và cộng đồng xã hội" [5, tr.13].
Với thực tiễn của hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới ở nước ta,
với bối cảnh quốc tế và khu vực hiện thời, để phát triển con người Việt Nam,
để "bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người" chúng ta "nhất thiết phải từng

bước hiện đại hoá đất nước và đời sống xã hội. Chính vì thế mọi kế hoạch xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể
tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình
cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân
tộc Việt Nam, cho việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhiều về số
lượng, mạnh về chất lượng, đủ sức đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của
sự nghiệp đổi mới đất nước.
Công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay đang bước vào thời kỳ mới. Nó
đòi hỏi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc, đầy đủ những giá trị to lớn
và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người - chủ thể của mọi sáng tạo,
nguồn "tài nguyên vô giá", vô tận của đất nước. Từ đó phải đổi mới cách
nhìn, cách nghĩ về vai trò động lực và mục tiêu của con người trong sự nghiệp
đổi mới. Thực hiện chiến lược phát triển con người, xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực phải coi việc bồi dưỡng, phát huy nhân tố con người Việt
Nam hiện đại như một cuộc cách mạng - cách mạng về con người. Chính cuộc
cách mạng về con người sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho sự phát triển bền
vững, đẩy mạnh tiến độ công cuộc đổi mới, thúc đẩy quá trình đổi mới toàn
diện đất nước. Với ý nghĩa đó, con người Việt Nam không chỉ là mục tiêu, mà
còn là động lực của quá trình đổi mới đất nước.



14
- Vấn đề nguồn nhân lực:
Trong thời đại hiện nay đối với bất cứ quốc gia nào việc xác định một
cách đúng đắn và huy động có hiệu quả các nguồn lực đều được coi là điều có
ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
trong sự nghiệp đổi mới. Vì thế có nhiều lý thuyết coi con người là một loài
vốn đặc biệt "tư bản người" (Humancapital), "tài nguyên người", "nguồn lực
có khả năng tái sinh", "nguồn lực của mọi nguồn lực", "nguồn lực cơ bản",

"lực lượng sản xuất hàng đầu" Nhân lực được hiểu là nguồn lực của con
người bao gồm: Trí thức, tâm lực, thể lực, năng lực.
Nguồn lực (Human Rersources) theo nghĩa rộng là tổng thể các tiềm
năng (lao động) của con người của một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một địa
phương đã được chuẩn bị ở mức độ nào đó, có khả năng huy động vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (hoặc một vùng, một địa phương
cụ thể). Với cách tiếp cận này, nguồn nhân lực như một bộ phận cấu thành các
nguồn lực của quốc gia như nguồn lực vật chất (trừ con người), nguồn lực tài
chính, nguồn lực trí tuệ (chất xám). Những nguồn lực này có thể được huy
động một cách tối ưu để phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn nhân lực được nghiên cứu trên giác độ số lượng và chất lượng.
Số lượng nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc
độ tăng nhân lực. Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết tới chỉ tiêu quy mô
và tốc độ tăng dân số.
Chất lượng nguồn nhân lực được nghiên cứu trên các khía cạnh về sức
khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực phẩm chất
Theo nghĩa tương đối hẹp: Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lao
động. Khái niệm người lao động hiện nay cũng có những khác biệt giữa các
quốc gia. Chẳng hạn:



15
+ ở Liên Xô (cũ): Nguồn lao động là toàn bộ những người lao động
dưới dạng tích cực (đang tham gia lao động) và dạng tiềm tàng (có khả năng
lao động nhưng chưa tham gia lao động).
+ ở Pháp: Nguồn lao động là toàn bộ những người có khả năng lao
động (đang làm việc và chưa làm việc nhưng không bao gồm những người có
khả năng lao động nhưng chưa tham gia).
+ ở Việt Nam: Hiện nay tương đối thống nhất hiểu nguồn lao động gồm

những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm (gồm cả những người trên tuổi lao
động, thực tế đang làm việc) và những người trong độ tuổi lao động có khả
năng lao động nhưng chưa làm việc do: Thất nghiệp, đang đi học, đang làm
nội trợ trong gia đình, không có nhu cầu làm việc.
Theo nghĩa hẹp hơn: Nguồn nhân lực là toàn bộ lực lượng lao động
trong nền kinh tế quốc dân (hay còn gọi là dân số hoạt động kinh tế), nghĩa là
bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định nào đó, có khả năng lao
động, thực tế đang có việc làm và những người thất nghiệp. Về độ tuổi, hiện
nay có nhiều quy định khác nhau. Đa số các nước có quy định tối thiểu
thường là 15 tuổi, còn tối đa thường trùng với tuổi nghỉ hưu hoặc không giới
hạn.
ở Việt Nam, lực lượng lao động bao gồm những người trong độ tuổi lao
động, đang có việc làm; những người ngoài độ tuổi lao động thực tế làm việc
và những người thất nghiệp; nghĩa là không bao gồm những người trong độ
tuổi lao động có khả năng lao động nhưng đang đi học; đang làm nội trợ trong
gia đình; không có nhu cầu làm việc.
- Các khái niệm liên quan đến nguồn nhân lực:
+ Đội ngũ lao động là những người lao động trong nguồn nhân lực
đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân (còn gọi là dân số hoạt động kinh tế
tích cực). Đây là bộ phận quan trọng nhất đối với nguồn nhân lực của mỗi



16
quốc gia, có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tăng trưởng và phát triển kinh
tế nói chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng. Vì vậy, vấn đề mở rộng
và nâng cao chất lượng đội ngũ lao động nhằm phát huy tàon bộ nguồn nhân
lực luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
+ Vốn nhân lực là khái niệm tương đối mới, vốn nhân lực được hiểu là
tiềm năng và khả năng phát huy tiềm năng về sức khoẻ, kiến thức của các cá

nhân và là cái mang lại lợi ích trong tương lai cao hơn và lớn hơn những lợi
ích hiện tại. Khái niệm "vốn" được hiểu là giá trị mang lại lợi ích (kinh tế - xã
hội), để chỉ ra tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển con người thông
qua giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhằm tạo ra những người lao động
có tri thức, có khả năng nhận thức và tiếp thu kiến thức, có kỹ năng nghề
nghiệp và có sức khoẻ đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của công
việc. Như vậy, không phải bất cứ con người nào cũng có thể trở thành vốn
nhân lực được. Bởi lẽ, cũng giống như các nguồn lực khác, để có thể đem lại
lợi ích thì bản thân nó phải có giá trị. Giá trị vốn nhân lực ở đây chính là giá
trị sức lao động. Giá trị này cao hay thấp phụ thuộc vào trình độ và khả năng
nghề nghiệp của mỗi người. Nói một cách khác, để trở thành vốn nhân lực,
con người phải được giáo dục, được đào tạo để có những kiến thức chuyên
môn càng cao, có sức khoẻ tốt.
- Vấn đề phát huy nguồn nhân lực:
Phát huy nguồn nhân lực là sự biến đổi về số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực được biểu hiện qua các mặt cơ cấu, thế lực, kỹ năng, kiến
thức và tinh thần cần thiết cho công việc; nhờ vậy mà phát triển được năng
lực của họ, ổn định được công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế - xã hội
của họ và cuối cùng là đóng góp cho sự phát triển.



17
Phát huy nguồn nhân lực là hoạt động nhằm tạo ra nguồn nhân lực
đông đảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong mỗi giai đoạn
phát triển cả về quy mô, cơ cấu, số lượng và chất lượng.
Thực chất, phát huy nguồn nhân lực là quá trình tăng về số lượng và
nâng cao về chất lượng nguồn nhân lực nhằm tạo ra quy mô và cơ cấu ngày
càng phù hợp với nhu cầu về nhân lực phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế -
xã hội. Số lượng và chất lượng luôn gắn bó với nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.

Về mặt số lượng là tăng nguồn lao động (con người). Chất lượng bao gồm sức
khoẻ, trình độ chuyên môn kỹ thuật và các phẩm chất cá nhân.
Nghị quyết Trung ương lần thứ bảy (khoá VII) đã đề ra chủ trương phát
triển nguồn nhân lực đồng bộ với công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đây là một chủ trương lớn rất quan trọng, đánh dấu bước chuyển giai đoạn
của nền kinh tế - xã hội của đất nước ta giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, hiện đại hoá. Phát huy nguồn nhân lực đáp ứng sự nghiệp đổi mới đất
nước bao gồm các lĩnh vực như nâng cao chất lượng dân số, giáo dục, đào
tạo, đảm bảo sức khoẻ, dạy nghề, tạo việc làm, quản lý và sử dụng có hiệu
quả nhân lực.
Với cơ cấu và thực trạng dân số lao động của nước ta và nhu cầu phát
triển thị trường lao động trong những năm tới, chúng ta cần và có thể phát huy
nguồn nhân lực một cách toàn diện theo các bình diện trên. Như vậy, phát huy
nguồn nhân lực là quá trình biến đổi nhằm phát triển, khơi dậy những khả
năng con người về năng lực vật chất và năng lực tinh thần, tạo dựng và ngày
càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức, tay nghề, tâm hồn và hành vi từ
trình độ chất lượng, sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nhân lực trong sự nghiệp
đổi mới đất nước.
1.1.2. Các đặc trưng cơ bản của nguồn nhân lực



18
- Đặc trưng về sinh học
Triết học Mác - Lênin khẳng định, lao động là hoạt động bản chất của
con người. Con người bằng hoạt động lao động của mình đã làm biến đổi bản
chất tự nhiên và tạo ra bản chất xã hội của chính mình. Con người không chỉ
sống trong môi trường tự nhiên, mà còn sống trong môi trường xã hội, nên tự
nhiên và xã hội trong mỗi con người không phải tồn tại cạnh nhau, mà hoà
quyện vào nhau. Bản chất tự nhiên của con người chuyển vào hoạt động xã

hội của con người và được cải biến ở trong đó, tạo nên con người trong thể
thống nhất: tự nhiên và xã hội.
Quan điểm Mác - Lênin cho rằng: Hoạt động của con người chủ yếu là
hoạt động sản xuất, hoạt động cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội và thông qua
những hoạt động này, con người cải tạo chính bản thân mình, làm cho con
người ngày càng hoàn thiện. Chính những hoạt động này đã làm thay đổi mặt
sinh vật không con người và làm cho nó ngày càng gần tính người hơn và
cũng chính hoạt động thực tiễn ấy đã làm cho nhu cầu sinh vật ở con người
trở thành nhu cầu xã hội. Ph. Ăngghen đã viết: Lao động là điều kiện cơ bản
đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người và như thế đến mức mà trên một ý
nghĩa nào đó, chúng ta phải nói: Lao động sáng tạo ra bản thân con người.
- Đặc trưng về số lượng:
Được xác định dựa trên quy mô, cơ cấu tuổi, giới tính và sự phân bố
theo khu vực và vùng lãnh thổ. ở nước ta, số lượng nguồn nhân lực được xác
định bao gồm tổng số người trong độ tuổi lao động (nam 15 - 60, nữ 15 - 55)
vì người lao động phải ít nhất đủ 15 tuổi và được hưởng chế độ hưu trí hàng
năm khi có đủ điều kiện về tuổi đời (nam 60, nữ 55) và thời gian đóng bảo
hiểm xã hội (20 năm trở lên). Đây là lực lượng lao động tiềm tàng của xã hội.
Luật lao động đã quy định giới hạn của độ tuổi lao động đối với nam 60, nữ là
55. Việc quy định này xuất phát từ tính ưu việt của chế độ xã hội nước ta, ưu



19
tiên phụ nữ được quyền nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 tuổi do phải sinh đẻ,
nuôi dạy và chăm sóc trẻ em mà thể lực bị giảm sút (cũng như sự ưu tiên đối
với người lao động trong một số ngành, vùng đặc biệt ) trong điều kiện kinh
tế chưa phát triển mạnh. Sau hơn 50 năm thực hiện, đến nay chính sách ưu
tiên đã bộc lộ một số hạn chế trong việc phát triển và nâng cao năng lực, địa
vị của người phụ nữ trong xã hội, vì thời gian về hưu sớm cùng với những

hoàn cảnh khác chi phối nên nhiều cơ quan, đơn vị đã hạn chế việc đào tạo,
bồi dưỡng, đề bạt đối với lao động nữ. Do đó số lượng tỷ lệ phụ nữ đạt trình
độ học vấn cao cũng như trong các vị trí lãnh đạo có xu hướng giảm. Trong
thực tế, tuổi thọ của người phụ nữ cao hơn nam giới. Do sinh đẻ ít hơn ổ độ
tuổi sau 40 tuổi, khi con đã lớn, gia đình ổn định, người phụ nữ có điều kiện
học tập, nâng cao trình độ và làm việc tốt hơn. Nhiều kết quả nghiên cứu y
học lao động đã khẳng định, khả năng lao động cơ bắp của người phụ nữ luôn
luôn kém hơn nam giới ở mọi lứa tuổi, nhưng lao động trí tuệ thì không kém
hơn Nhờ tiến bộ kỹ thuật của thời đại, lao động trí tuệ ngày càng phát triển,
lao động cơ bắp ngày càng giảm xuống cùng với sự phát triển nhanh chóng
của dịch vụ cho phép phụ nữ tham gia ngày càng nhiều hơn vào các hoạt động
xã hội. Đây cũng là một điều kiện đảm bảo quyền bình đẳng và phát triển vì
sự tiến bộ của phụ nữ nói riêng và phát triển nguồn nhân lực nói chung.
Sự gia tăng dân số là cơ sở để hình thành và gia tăng nguồn nhân lực.
Sự gia tăng dân số sau 15 năm sẽ kéo theo sự gia tăng nguồn nhân lực. Nhưng
nhịp độ tăng dân số chậm lại cũng không làm giảm ngay lập tức nhịp độ tăng
nguồn nhân lực.
- Đặc trưng về chất lượng:
Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trạng thái nhất định của nguồn
nhân lực với tư cách vừa là một khách thể vật chất đặc biệt vừa là chủ thể của
mọi hoạt động kinh tế và các quan hệ xã hội. Chất lượng nguồn nhân lực là
tổng thể những nét đặc trưng, phản ánh bản chất, tính đặc thù liên quan trực



20
tiếp tới hoạt động sản xuất và phát triển con người. Do đó, chất lượng nguồn
nhân lực là khái niệm tổng hợp, bao gồm những nét đặc trưng về trạng thái
thể lực, trí lực, năng lực, phong cách đạo đức, lối sống và tinh thần của nguồn
nhân lực: Trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ

thuật, cơ cấu nghề nghiệp, thành phần xã hội, trong đó, trình độ học vấn là
yếu tố quan trọng nhất vì nó không chỉ là cơ sở để đào tạo kỹ năng nghề
nghiệp mà còn là yếu tố hình thành nhân cách, là lối sống của mỗi con người.
Chất lượng nguồn nhân lực liên quan đến nhiều lĩnh vực như đảm bảo
dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, giáo dục và đào tạo, lao động và việc làm
gắn với tiến bộ kỹ thuật, trả công lao động và các mối quan hệ xã hội khác.
Chất lượng nguồn nhân lực cao có tác động làm tăng năng suất lao động.
Trong thời đại tiến bộ kỹ thuật, một nước cần và có thể đưa chất lượng nguồn
nhân lực vượt trước trình độ phát triển của cơ sở vật chất trong nước để sẵn
sàng đón nhận tiến bộ kỹ thuật - công nghệ, hoà nhập với nhịp độ phát triển
của nhân loại
1.2. tầm quan trọng của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay
1.2.1. Một vài nét về nguồn nhân lực các dân tộc ở Việt Nam
Cả nước ta hiện có 54 dân tộc. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc
vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thuở ban đầu, có
những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao
lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều
nguyên nhân đã di cư từ bắc xuống, từ nam lên, từ tây sang, chủ yếu từ bắc
xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi
cho đến trước cách mạng tháng 8/1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn
chuyển đến nước ta sau năm 1945. Đây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một
số dân tộc đồng tộc.



21
Trọng cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không
đều nhau, có dân tộc số lượng dân trên một triệu người như Tày, Thái
nhưng cũng có dân tộc chỉ vài trăm người như Pu Péo, Ró-măm, Brâu

Trong đó dân tộc Kinh là dân tộc đa số.
Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau
như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, chung sức
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. ở nước
ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân
tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc
đa số. Ngày nay trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh
em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn
kết, nỗ lực phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên
CNXH.
Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam - tổ quốc của nhiều dân tộc với
giang sơn núi trùng điệp, đồng bằng sải cánh cò bay và biển Đông bốn mùa
sóng vỗ; bờ cõi liền một dải từ chỏm Lũng Cú (Bắc) đến xóm Rạch Tàu
(Nam), từ đỉnh Trường Sơn (Tây) đến quần đảo Trường Sa (Đông).
Cùng chung sống lâu đời trên một đất nước, các dân tộc có truyền
thống yêu nước, đoàn kết giúp đỡ nhau trong chinh phục thiên nhiên và đấu
tranh xã hội, trong suốt quá trình lịch sử dựng nước, giữ nước và xây dựng
phát triển đất nước.
Sống trên mảnh đất Đông Dương - nơi cửa ngõ nối Đông Nam á lục địa
với Đông Nam á hải đảo, Việt Nam là nơi giao lưu của các nền văn hoá trong
khu vực. ở đây có đủ 3 ngữ hệ lớn trong khu vực Đông Nam á, ngữ hệ Nam
đảo và ngữ hệ Hán - Tạng. Tiếng nói của các dân tộc Việt Nam thuộc 8 nhóm
ngôn ngữ khác nhau.



22
Nhóm Việt - Mường có 3 dân tộc là: Chứt, Mường, Thổ, Chày.
Nhóm Tày - Thái có 7 dân tộc là: Bố Y, Giáy, Lào, Lự, Nùng, Tày, Thái.

Nhóm Môn - Khmer có 21 dân tộc là: Bana, Brâu, Bru Vân Kiều, Chơ-
ro, Co, Cơ Ho, Cơ-tu, Gié-triêng, Hrê, Kháng, Khmer, Khơmú, Mạ, Mảng,
M'nông, Ơđu, Rơ-măm, Tà-ôi, Xinh-mun, Xơ Đăng, Xtiêng.
Nhóm Mông - Dao có 3 dân tộc là: Dao, Mông, Pà Thẻn.
Nhóm Kađai có 4 dân tộc là: Cờ Lao, La Chí, La Ha, Pu Péo
Nhóm Nam Đảo có 5 dân tộc là: Chăm, Chu-ru, Ê-đê, Gia Rai, R-glai.
Nhóm Hán có 3 dân tộc là: Hoa, Ngái, Sán Dìu.
Nhóm Tạng có 6 dân tộc là: Cống, Hà Nhì, La Hư, Cô Lô, Phù Lá, Si
La
Mặc dù tiếng nói của các dân tộc thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác
nhau, song các dân tộc sống rất xen kẽ với nhau nên một dân tộc thường biết
tiếng các dân tộc có quan hệ hàng ngày, và dù sống xen kẽ với nhau, giao lưu
văn hoá với nhau, nhưng các dân tộc vẫn lưu giữ được bản sắc văn hoá riêng
của dân tộc mình. ở đây cái đa dạng của văn hoá dân tộc được thống nhất
trong quy luật chung - quy luật phát triển đi lên của đất nước.
Danh mục thành phần các dân tộc Việt Nam
(Kèm theo dân số các dân tộc)
Số
TT

Dân tộc Tên tự gọi
Dân s


T
ổng ĐT
(1.4.1999)
Ước tính (1.7.2003
1 Ba Na Ba Na 174.456


190.259

2

B
ố Y

B
ố Y

1.864

2.059

3 Brâu 313

350

4
Bru Vân
Kiều
Bru 55.559

62.954

5

Chăm
(Chàm)


132.873

148.021

6 Chơ ro 22.567

26.455

7 Churu 14.978

16.972

8

Ch
ứt

Ch
ứt

3.829

3,787

9 Co Cor, Coi 27.766

29.771

10 Cống Xám, Khống, Phuy A 1.676


1.859




23
Số
TT

Dân tộc Tên tự gọi
Dân s


T
ổng ĐT
(1.4.1999)

Ước tính (1.7.2003
11

Cơ Ho

Cơ Ho

128.723

145.857

12


Cơ Lao

C
ờ Lao

1.865

2.034

13 Cơ Tu Cơ Tu 50.458

56.690

14

Dao

Kim, Mi
ền, Kim M
ùn

62
0.538

685.432

15

Ê đê


Anăk Ê Đê

270.348

306.333

16 Giáy Giáy 49.098

54.002

17 Gia Rai Gia Rai 317.557

350.766

18

Giê
-

Triêng

Gié, Triêng, Ve, Bnoong

30.243

31.343

19 Hà Nhì Hà Nhì Già 17.535

19.954


20 Hoa (Hán) 862.371

913.248

21

H'rê

Hrê

113.111

120.251

22

Hmông
(Mèo)
Hmông, Na Mi
ẻo

787.604

896.239

23 Kinh (Việt) 65.795.718

69.356.969


24

Kháng

Mơ Kháng

10.272

15.213

25

Khmer

Khmer

1.055.174

1.112.286

26 Khơ Mú Kmụ, Kưm, Mụ 56.542

62.721

27 La Chi Cù Tê 10.765

12.095

28


La Ha

La Ha, Klá Pl
ạo

5.686

6.388

29 La Hủ La Hủ 6.874

7.561

30 Lào Thay, Thay Du
ồn, Thay
Nhuồn
11.611

12.379

31

Lô Lô

Lô Lô

3.307

3.327


32 Lự Lừ, Thay, Thay Lừ 4.964

5.553

33 Mạ Mạ 33.338

36.824

34

M
ảng

M
ảng

2.663

2.634

35


ờng

Mol (Mon, Moan, Mual)

1.137.515

1.230

.054

36 Mnông Mnông 92.451

104.312

37 Ngái Sán Ngải 4.841

7.386

38

Nùng

N
ồng

856,412

914.350

39 Ơ Đu Ơ Đu, I Đu 301

370

40 Pà Thẻn Pà Hưng 5.569

6.529

41


Phù Lá

Lao Va Xnư
ớc, Bồ Khô
Pạ, Phù Lá
9.046

8.947

42 Pu Pèo Kabeo 705

900

43 Raglay 96.931

109.442

44

Rơ Măm


352

418

45

Sán Chay

(Cao Lan -
Sán Chì)

Sán Chay

147.315

162.031

46 Sán Dìu
San Déo Nhín (Sơn Dao
Nhân)
126.237

140.629

47

Si La

Cù D
ề Sừ

840

1.006

48 Tày 1.477.514

1.597.712


49 Tà Ôi 34.960

38.946

50

Thái

Tay, Thay

1.328.725

1.4
49.084

51 Thổ Thổ 68.394

76.191




24
Số
TT

Dân tộc Tên tự gọi
Dân s



T
ổng ĐT
(1.4.1999)

Ước tính (1.7.2003
52

Xinh Mun

Xinh Mun

18.018

21.946

53

Xê Đăng

Xơ Teng, Tơ Đrá, Mnâm,
Ca Dong, Ha Lăng, Tà Tr
ĩ,
Châu
127.148

140.445

54


X'tiêng


66.788

74.402


(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
1.2.2. Vai trò của việc phát huy nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
ở Việt Nam
Các dân tộc trên đất nước ta có truyền thống đoàn kết trong đấu tranh
dựng nước và giữ nước, xây dựng một cộng đồng dân tộc thống nhất.
Nói về nguồn gốc đã có nhiều truyền thuyết như truyện "Quả bầu mẹ"
có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau.
Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về
tâm lý, phong tục tập quán thì đều là người trong một nước, con trong một
nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc luôn kề vai sát cánh bên nhau,
thương yêu đùm bọc lẫn nhau.
Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên
cũng rất khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn
hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa
nước là chính, cư dân ở Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá
đất hoang, chống thú dữ, xây dựng hệ thống thuỷ lợi (mương, phai) đê, đập
nhằm đảm bảo phát triển sản xuất. Trải qua nhiều thế kỷ dựng nước và giữ
nước, sự gắn bó giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất của đồng bào các dân
tộc đã được coi như một tiêu chuẩn đạo đức.
Ngày nay, đặc biệt là trong thời đại công nghiệp trước những biến đổi
bất lợi về khí hậu, thời tiết có tính toàn cầu, nhân dân các dân tộc ở nước ta
đang chung lòng, hợp sức phòng tránh, nhằm giảm nhẹ hậu quả thiên tai.




25
Cuộc đấu tranh nhằm hạn chế hậu quả do thiên nhiên gây ra đang đòi hỏi tiếp
tục phát huy khối đại đoàn kết dân tộc và thông qua cuộc đấu tranh đó các dân
tộc Việt Nam ngày càng thêm gắn bó.
Cùng với lịch sử chinh phục thiên nhiên, nhân dân ta còn có truyền
thống chống giặc ngoại xâm vô cùng oanh liệt. Đất nước ta vào nơi thuận tiện
trên trục đường giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây của thế giới, có tài nguyên
thiên nhiên phong phú và vị trí địa lý - chính trị có tính chiến lược. Do đó, các
thế lực bành trướng và xâm lược luôn luôn nhòm ngó và tìm cách thôn tính
nước ta. Đặc điểm nổi bật của lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm
liên tục và nhiều lần, trong đó có nhiều cuộc đấu tranh chống lại những thế
lực thù địch hùng mạnh, giàu có và hung bạo nhất thế giới. Chính vì vậy mà
cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn sát cánh bên nhau, liên tục đứng lên
chống giặc ngoại xâm, đánh thắng quân xâm lược. Hơn nữa các dân tộc thiểu
số Việt Nam đa phần sinh sống ở những vùng, miền núi, hải đảo, biên giới
nên họ trở thành "thực tiễn phên dậu" giữ gìn an ninh biên giới nói riêng và an
ninh quốc phòng cho tổ quốc nói chung. Vai trò đó là một trong những nhân
tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng nước ta. Sức mạnh đóng góp của
các dân tộc thiểu số là động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của đất nước,
làm cho thế và lực của cách mạng nước ta trong sự nghiệp đổi mới đất nước
hiện nay đã có tăng cường tầm cao mới. Hiện nay tình trạng cư trú phân tán,
xen kẽ giữa các dân tộc ở nước ta, một mặt có điều kiện để tăng cường hiểu
biết nhau, hoà hợp và xích lại gần nhau; mặt khác cần đề phòng trường hợp
do chưa thật hiểu nhau, khác nhau về phong tục tập quán, do đó cư trú xen kẽ
của các dân tộc thiểu số chủ yếu dẫn tới sự giao lưu kinh tế - văn hoá giữa các
dân tộc cùng sống trên địa bàn, từ đó càng ngày càng có điều kiện đoàn kết
hoà hợp giữa các anh em.

Dân tộc thiểu số ở nước ta chủ yếu cư trú trên các vùng rừng núi, có vị
trí quan trọng về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái

×