Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Pháp luật chính trị trung quốc ảnh hưởng hoạt động của cocacola như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.04 KB, 9 trang )

Ảnh hưởng của chính trị-pháp luật Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh của
CocaCola.
I. HIỂU BIẾT CHUNG VỀ COCA COLA
1) Giới thiệu về Coca-Cola
Coca-Cola được phát minh bởi dược sĩ John Stith Pemberton, chủ một phịng thí
nghiệm và hiệu thuốc tư nhân. Ban đầu, Pemberton chỉ định sáng chế ra một loại thuốc
bình dân giúp chống đau đầu và mệt mỏi. Ơng đã mày mị và thử nghiệm, pha chế
thành cơng một loại siro có màu đen như cà phê. Loại siro này trộn với nước lạnh sẽ có
thể được một thứ nước giảm nhức đầu và tăng sảng khoái. Thành phần quan trọng nhất
của loại thức uống này chứa một tỷ lệ nhất định tinh dầu được chiết suất từ quả và lá
của cây Kola. Cái tên Coca-Cola cũng bắt nguồn từ đó.
Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta, bang Georgia, tập đồn
Coca-Cola hiện đang hoạt động trên 200 nước khắp thế giới. Thương hiệu Coca-Cola
luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế giới đều
yêu thích Coca-Cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập đoàn.
Coca-Cola chiếm 3.1% tổng lượng sản phẩm thức uống trên toàn thế giới. Trong 33
nhãn hiệu nước giải khát không cồn nổi tiếng, Coca-Cola sở hữu tới 15 nhãn hiệu. Mỗi
ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ loại nước uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người
dùng sản phẩm của Coca-Cola. Trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty
Coca-Cola 4 ngày 1 lần. Năm 2018, doanh thu toàn cầu của hãng này đạt 31.85 tỷ đô la
Mỹ.
2) Coca-Cola tại Trung Quốc
Thị trường Trung Quốc là một điểm đến không thể bỏ qua của Coca Cola trong
chiến lược kinh doanh quốc tế của mình. Bắt đầu từ những năm 1920 nhưng mãi cho
đến năm 1979, khi TQ mở cửa kinh tế, Coca Cola mới bắt đầu đạt được những thành
tựu tại đây. Tuy nhiên, phải đến năm 1986, hoạt động của Coca-Cola mới chính thức
được cấp phép hoạt động ở Trung Quốc. Thương hiệu này dần dần được người tiêu
dùng Trung Quốc chấp nhận.
Quá trình thâm nhập thị trường Trung Quốc bắt đầu từ phương thức nguyên
thủy là xuất khẩu tiếp theo là liên doanh với công ty địa phương. Chiến lược lựa chọn
và thâm nhập hợp lý đã cho phép công ty khai thác được thị trường đầy tiềm năng này




và đảm bảo sự có mặt lâu dài trên thị trường.
Tính đến giữa năm 2018, Ferguson cho biết, Coca-cola đã ra mắt hơn 30 loại đồ
uống mới , nâng tổng số sản phẩm dịng đồ uống hãng có tại Trung Quốc lên 275, bao
gồm từ loại Coke bình thường cho tới các loại kỳ lạ hơn như hương vị đậu vàng và sợi
táo, thậm chí cịn có trà dành riêng cho thị trường này. Trung Quốc hiện có thị trường
tiêu dùng Coca cola lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ và EU.
II. MƠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ CỦA TQ TÁC ĐỘNG ĐẾN HD
COCACOLA
1) Mơi trường chính trị Trung Quốc:
Trung Quốc đi theo chế độ độc tài cộng sản với chủ nghĩa tập thể được đề cao.
Đây là một quốc gia xã hội chủ nghĩa, chuyên chế và xã đoàn, với những hạn chế
nghiêm ngặt trong nhiều lĩnh vực, đáng chú ý nhất là truy cập tự do Internet, tự do báo
chí, tự do hội họp, quyền có con, tự do hình thành các tổ chức xã hội và tự do tơn giáo.
Hệ thống chính trị, tư tưởng, và kinh tế hiện tại của Trung Quốc được các lãnh đạo
nước này gọi lần lượt là "chuyên chính dân chủ nhân dân", "chủ nghĩa xã hội đặc sắc
Trung Quốc" và "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa". Ý thức hệ của quốc gia này xoay
quanh chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông và lý luận Đặng Tiểu Bình.
Hiện TQ vẫn thể hiện một số đặc trưng của nền kinh tế bao cấp trong nền kinh tế hỗn
hợp.
2) Ảnh hưởng của chính trị Trung Quốc tới hoạt động của Coca Cola: - CocaCola lần đầu tiên có mặt tại Trung Quốc vào những năm 1920 khi Mỹ cơng
nhận Trung Quốc là một nước có chính phủ
- Năm 1949, Coca cùng với các hàng hóa nhập khẩu khác từ phương Tây đã bị
cấm hoàn toàn tại Trung Quốc.
→ Nguyên nhân: Kết thúc nội chiến đối đầu giữa đảng cộng sản-Mao Trạch Đông
đứng đầu và quốc dân đảng-bảo trợ của Mỹ → Đảng cộng sản thắng → Chủ tịch Mao
Trạch Đông đứng lên lãnh đạo đất nước cùng với việc TQ ngả về phe Liên Xơ vì có
cùng hệ tư tưởng => Bài trừ Mỹ cũng như các hàng hóa từ Mỹ
- Từ 1949-1971: Quan hệ Mỹ Trung là quan hệ đối đầu vì khác hệ tư tưởng (Khối

tư bản với thị trường kinh tế tự do >< Khối cộng sản với thị trường kinh tế tập
thể)
- Năm 1972: Trung Quốc ngoại giao chính trị, kinh tế, văn hóa tốt hơn với Mỹ


+ Nguyên nhân trực tiếp: ngoại giao bóng bàn với Mỹ
+ Nguyên nhân sâu xa:
● Phía TQ: 1969: Mối quan hệ Trung Quốc-Liên Xô bị rạn nứt trong chiến
tranh lạnh
● Phía Mỹ: Mong muốn hợp tác với các nước lớn khu vực Châu Á để phục
hồi kinh tế sau cuộc chạy đua vũ trang với Liên Xô
→ Được coi là bước ngoặt trong mqh Mỹ Trung và là đà cho cải cách kinh tế Trung
Quốc với chính sách ưu tiên xây dựng kinh tế và khởi xướng công cuộc cải cách, mở
cửa. Trong kế hoạch cải tổ nền kinh tế, chính phủ Trung Quốc tuyên bố chính sách mở
cửa cho phép đầu tư và thương mại nước ngoài.
→ Năm 1979, Coca-Cola mới được phép bán hàng trở lại tại sau một thời gian dài
vắng mặt, Coca cola đã đầu tư 1,4 tỷ USD nhằm quyết tâm chinh phục thị trường
rộng lớn này.
- Cho dù đã mở cửa nền kinh tế nhưng thời gian đầu, phần lớn các hoạt động của
công ty nước ngoài đều bị điều tiết chặt chẽ và cần có sự phê duyệt của
nhiều cơ quan chức năng nhà nước (VD: Công ty bị giới hạn chỉ bán cho
khách du lịch) bởi đặc thù thể chế chính trị TQ là đơn Đảng. Hơn nữa, trên thị
trường nội địa Trung Quốc có đến hơn 28.000 cơng ty sản xuất nước giải khát
nằm rải rác trên khắp đất nước và các công ty này gần như độc quyền tại các
khu vực đó.
→ Cách giải quyết: Coca cola bắt đầu nhập khẩu nước thành phẩm từ California
và đóng chai tại Hồng Kơng sau đó bán vào thị trường Trung Quốc tại các địa điểm mà
chính phủ cho phép. Để hạn chế sự kiểm sốt của các cơ quan nhà nước, cơng ty cũng
bắt đầu phát triển năng lực sản xuất thông qua các cơng ty liên doanh với chính phủ
Trung Quốc giúp hoạt động thuận lợi và an toàn hơn về mặt chính trị. Coca-cola đã có

chiến lược trao đổi có lợi cho cả hai bên: xây dựng nhà máy đóng chai và tặng cho
chính phủ Trung Quốc đổi lấy quyền được phân phối sản phẩm Coca-cola tại thị
trường này. Với chiến lược trên, công ty trở thành nhà cung cấp nguyên liệu cho các
nhà máy đóng chai. Theo thỏa thuận đó, từ năm 1980 đến năm 1984, cơng ty đã xây
dựng 4 nhà máy đóng chai tại Bắc Kinh, Quảng Châu, Quảng Đông, Phúc Kiến và
chuyển giao quyền sở hữu cho chính quyền các địa phương này. Như vậy, trong thời
gian đầu, Coca cola đã sẵn sàng hi sinh mục đích kinh tế để nhằm tới một thị trường


đầy tiềm năng.
- Đến năm 1986 (bối cảnh Liên Xô sụp đổ + cuộc cải cách kinh tế từ 1978 → nền
kinh tế thị trường của Trung Quốc được củng cố), Coca-Cola mới chính thức
được cấp phép hoạt động ở Trung Quốc. Trung Quốc đã ban hành và thực
hiện Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về các Doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngồi vào 12/4 năm đó, luật này bảo vệ rõ ràng các quyền và lợi ích của
các doanh nghiệp nước ngoài. Vào tháng 10 năm đó, 18 đài truyền hình trên
khắp đất nước đã phát quảng cáo của Coca-Cola vào một ngày nhất định. Sau
đó, các quảng cáo của Coca-Cola đã thu hút sự chú ý của cả nước, trong khi
ngày càng có nhiều người quan tâm đến văn hóa giải trí thoải mái và vô tư của
phương Tây do Coca-Cola đại diện. Thương hiệu này dần dần được người tiêu
dùng Trung Quốc chấp nhận.
- Năm 2018, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung (sâu xa là do đối lập về hệ tư tưởng
vốn có cùng với chính sách của các nguyên thủ quốc gia) khiến hàng loạt mặt
hàng của Mỹ tăng giá trong đó có Coca. Cuộc chiến thương mại mà Tổng
thống Donald Trump phát động khiến mặt hàng tăng giá do các nhà sản xuất
chuyển chi phí thuế nhập khẩu sang người tiêu dùng. Khi chi phí tăng do thuế
nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện tăng, các nhà sản xuất ở Mỹ phải đưa ra lựa
chọn: hoặc là chấp nhận gánh chi phí và chứng kiến lợi nhuận giảm hoặc
chuyển chi phí sang cho người tiêu dùng bằng cách tăng giá bán hàng hóa.
- Những năm gần đây, Coca đã tạo được vị thế tại thị trường Trung Quốc, CocaCola hiện đã sở hữu trung tâm nghiên cứu và phát triển lớn nhất tại Thượng Hải

và vận hành 45 nhà máy trên khắp Trung Quốc, tạo việc làm cho khoảng 47.000
ngườinhìn chung thương hiệu này khơng chịu q nhiều ảnh hưởng của mơi
trường chính trị (mà chịu sức ép đến từ thị trường nhiều hơn), trong tình hình
dịch Covid, DN vẫn đảm bảo tuân thủ các quy định mà chính phủ đặt ra.
III. MƠI TRƯỜNG PHÁP LUẬT ẢNH HƯỞNG ĐẾN COCA COLA 1.
Về Pháp luật Trung Quốc
Pháp luật Trung Quốc là sự kết hợp từ 3 yếu tố: Đạo Khổng và yếu tố văn hóa từ xa
xưa, pháp luật của một quốc gia theo định hướng XHCN, và tư tưởng pháp luật hiện
đại từ các quốc gia phương Tây. Các nhà khoa học pháp lý nhận định rằng luật Trung
Hoa theo truyền thống học thuật, thì được xếp vào hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa,


nhưng trên thực tế nhiều quy định về dân sự, về tố tụng, về hệ thống Tòa án lại mang
nhiều đặc điểm của Civil Law.
2. Ảnh hưởng môi trường pháp luật TQ đến hoạt động kinh doanh quốc tế vào
nước này
Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, điều 18 Hiến pháp nước CHND Trung Hoa
nêu rõ : “Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
hoặc cá nhân nước ngoài đầu tư tại Trung Quốc, hợp tác với các doanh nghiệp Trung
Quốc hoặc với các tổ chức kinh tế khác tiến hành các hình thức hợp tác kinh tế theo
quy định của pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.”
Ngày 1/8/2008, Luật chống độc quyền tại Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Luật
chống độc quyền quy định rõ “hành vi độc quyền”. Đó là doanh nghiệp tự ký kết các
thỏa thuận độc quyền, lạm dụng địa vị chi phối thị trường, có hành vi loại trừ, hạn chế
hiệu quả cạnh tranh. Vào thời điểm đó, các chun gia cho biết mục đích chính của bộ
luật là chống hành vi độc quyền, lạm dụng địa vị chi phối thị trường chứ không phải
chống các doanh nghiệp độc quyền. Lúc đó ở Trung Quốc cũng xuất hiện tình trạng
một sản phẩm trong cùng thời điểm có giá bán chênh lệch rất nhiều giữa Trung Quốc
và các nước trên thế giới; hay một số doanh nghiệp nước ngồi lợi dụng vị thế của
mình tự ý nâng giá, xâm hại quyền lợi người tiêu dùng. Các doanh nghiệp trong nước

lúc bấy giờ cũng nhân sự “hỗ trợ” của bộ luật để khởi kiện các doanh nghiệp nước
ngồi.
Ngày 15/3/2019, Trung Quốc thơng qua Luật Đầu tư nước ngoài của nước này.
Luật ĐTNN gồm 6 chương đề cập tới những vấn đề như xúc tiến đầu tư, bảo hộ đầu tư,
quản lý đầu tư nước ngồi của Chính phủ và trách nhiệm pháp lý. Luật ĐTNN điều
chỉnh hoạt động đầu tư của các cá nhân, công ty và tổ chức nước ngoài, bao gồm cả
liên doanh giữa nước ngồi với cơng ty Trung Quốc.
● Về luật hợp đồng, Trung Quốc đã thông qua Luật hợp đồng của nước này, với
tính minh bạch và rõ ràng được đề cao. Đáng chú ý, Trung Quốc đã thông qua
Công ước của Liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (CIGS), CIGS
thiết lập nên một bộ nguyên tắc chung kiểm soát một số lĩnh vực cụ thể trong


việc soạn thảo và thực thi những hợp đồng thương mại thông thường giữa 2 bên
- bên bán và bên mua - có trụ sở tại những quốc gia khác nhau. Qua việc một
quốc gia chấp nhận CIGS, những quốc gia chấp nhận khác sẽ hiểu rằng nước
này sẽ sử dụng các nguyên tắc của hiệp ước như một thành phần của luật quốc
gia.
=> Việc cả Trung Quốc và Hoa Kỳ cùng tham gia CIGS đã giúp các doanh
nghiệp của 2 nước này có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận những ràng buộc
pháp lý và được bảo vệ bởi cùng một bộ nguyên tắc điều chỉnh.
● Về luật sở hữu trí tuệ, Điều 22 của Luật ĐTNN quy định: “Chính phủ bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ của nhà đầu tư và các cơng ty nước ngồi. Các tổ chức
Trung Quốc không được sử dụng các biện pháp hành chính để bắt buộc chuyển
giao cơng nghệ”.
=> Quy định về SHTT đc xây dựng trong nỗ lực xoa dịu căng thẳng với Mỹ, khi
Washington cáo buộc Bắc Kinh “ăn cắp các tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp
nước này”
● Về vấn nạn tham nhũng, tại Trung Quốc, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
phát động chiến dịch "đả hổ diệt ruồi", với 1,34 triệu đảng viên nước này bị kỷ

luật. Tuy vậy, năm 2019 Trung Quốc vẫn xếp thứ 80 trong số 198 quốc gia về
Chỉ số Nhận thức Tham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế.
3.3. Ảnh hưởng môi trường pháp luật Trung Quốc tới hoạt động kinh doanh quốc
tế của Coca Cola
Về quy mô ngành nước giải khát : Đạt khoảng 595 tỷ đô la vào năm 2019, thị
trường thực phẩm và đồ uống Trung Quốc ngày nay đại diện cho một phần mười ngành
công nghiệp toàn cầu. Với cơ sở người tiêu dùng mạnh mẽ (1,4 tỷ người), thị trường đồ
uống Trung Quốc cho thấy tiềm năng mạnh mẽ. Năm 2019, ngành công nghiệp đồ
uống của Trung Quốc trị giá 578,5 tỷ Nhân dân tệ, tăng 113,3 tỷ Nhân dân tệ so với
năm 2014 với tốc độ tăng trưởng kép 4,46%.
Vào thứ Sáu (15/3), tại phiên bế mạc kỳ họp Quốc hội thứ hai, chính phủ Trung


Quốc đã biểu quyết thông qua Luật Đầu tư nước ngồi. Đây là một đạo luật với mục
đích bảo vệ lợi ích và tạo ra mơi trường kinh doanh cho các nhà đầu tư. Luật Đầu tư
nước ngồi sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.
Theo bộ luật này, Chính phủ Trung quốc sẽ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, do
đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi sẽ được hưởng các chính sách, khơng
những vậy cịn có cơ hội được đóng góp vào việc thiết lập tiêu chuẩn cạnh tranh trên
cơ sở bình đẳng và mua sắm chính phủ. Tất cả đều dựa trên quy tắc cạnh tranh công
bằng và tuân thủ luật pháp.
Ngay sau khi Luật chống độc quyền của Trung Quốc có hiệu lực 1 tháng, Coca Cola đã
đề nghị mua lại China Huiyuan Juice - doanh nghiệp năm 2007 dẫn đầu thị trường
nước trái cây với 33% thị phần với mức giá 2.4 tỷ USD lúc đó. Trước lời đề nghị này,
ba cổ đơng chính của China Huiyuan Juice gồm nhà sáng lập Zhu Xinli với 36% cổ
phần, Danone của Pháp với 22,98% và quỹ đầu tư Warburg Pincus của Mỹ (6,8%) đã
chấp thuận. Sự kiện này như một thương vụ thử nghiệm hoạt động của luật chống độc
quyền của Trung Quốc. Đồng thời, đây cũng là sự kiện rất quan trọng ở chỗ có một
cơng ty nước ngồi muốn nắm quyền kiểm sốt một cơng ty hàng đầu của Trung Quốc.
Khơng có gì bất ngờ nếu nó được các chun gia theo dõi rất sát sao.

Và kết quả là Coca Cola bị từ chối chính thức. Chỉ có 2 trong số 2200 thương vụ
được xem xét trong thập kỷ trước bị từ chối chính thức như vậy.
● Bản thân Trung Quốc rất quan tâm trong việc bảo vệ các doanh nghiệp trong
nước. “Công nghiệp nước giải khát trái cây không phải là lĩnh vực nhạy cảm,
nhưng chính phủ khơng muốn nhìn thấy một nhãn hiệu nội địa quan trọng bị
mua lại.” (Theo nhà phân tích Renee Tai - cơng ty chứng khốn CIMB-GK
Securities.) Tác động của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới thời điểm đó cũng
được đánh giá là một nguyên nhân Coca Cola bị từ chối.
● Ông Steve Dickinson của công ty Harris & Moure (Mỹ) cho rằng Coca-Cola thất
bại là do các nguyên tắc chi phối việc mua lại doanh nghiệp ở Trung Quốc. Trên
blog của mình, ơng giải thích: “Chính phủ Trung Quốc chỉ chấp nhận cho cơng
ty nước ngoài mua lại trong những trường hợp sau: doanh nghiệp thuộc loại


nhỏ, hoặc có tầm vóc quan trọng nhưng trong tình trạng kinh doanh không tốt
và được đối tác cam kết tái cơ cấu; tập đoàn nước ngoài mua lại cổ phần thiểu
số của một công ty kinh doanh tốt đổi lấy việc chuyển giao công nghệ hoặc tiếp
cận thị trường”.
Không thể phủ nhận rằng cơ hội lớn của công ty này trong việc mở rộng thị
trường, khẳng định vị thế đã không được tận dụng, mà một trong những nguyên nhân
có cơ sở nhất là từ việc Trung Quốc khơng muốn mất đi doanh nghiệp trong nước có vị
thế như Huiyuan Juice rơi vào tay một doanh nghiệp nước ngoài.`
IV. KẾT LUẬN
Qua phân tích hệ thống chính trị - pháp lý của Trung Quốc và trường hợp cụ
thể của Coca Cola, có thể thấy quốc gia này vẫn có thể là mảnh đất lành cho
nhiều doanh nghiệp phương Tây, nếu họ biết nắm bắt và lựa chọn chiến lược
kinh doanh phù hợp, khéo léo. Khác biệt chính trị - pháp lý cũng như văn hóa
giữa các quốc gia có thể gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của các
cơng ty nước ngồi.
Nguồn tham khảo

1) />y-post38323.html
2) />yuan.html?sh=58cff8c8e486
3) />c.htm
4) 5)
/>386e1a-5ed7-418b-96d5-c7e7e41b18c0
6) />1.html
7) cú bắt tay lịch sử Mỹ Trung
8) 40 năm cải cách mở cửa của TQ
9) />

961.html
10) />11) />18
12) />ice/



×