Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

9 nhân tố tạo nên niềm vui tại nơi làm việc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.24 KB, 3 trang )

9 nhân tố tạo nên niềm vui tại nơi làm việc
Với hy vọng muốn tìm hiểu về nguyên nhân tại sao rất nhiều người trong chúng ta
không thích công việc của mình, tác giả đã đưa ra 9 nhân tố tạo nên niềm vui nơi
làm việc. Dù không phải là tất cả, danh sách những nhân tố này sẽ giúp bạn có cái
nhìn bao quát hơn về công việc, đó cũng là một tiêu chí đánh giá bất kỳ sự nỗ lực
trong nghề nghiệp nào.

1. Thái độ của ông chủ: Cuộc nghiên cứu cho thấy một ông chủ tồi là nguyên
nhân chính của sự bất mãn trong công việc. Nếu một ông chủ tiềm năng thô lỗ, thờ
ơ, quá quắt hoặc tỏ ra cao ngạo với bạn trong cuộc phỏng vấn, hãy coi chừng. Nếu
bạn đã ký hợp đồng với công ty rồi mới phát hiện ra “mặt thật” của ông chủ, hãy
cân nhắc các phương án “bỏ của chạy lấy người.”

2. Lương và phúc lợi: Cuộc điều tra của Richard Easterlin cho thấy rằng bạn
kiếm được nhiều tiền hay ít tiền không liên quan đến việc bạn thích hay không
thích công việc của mình. Tuy nhiên, việc kiếm được mức lương đủ sống sẽ giúp
bạn cảm thấy hạnh phúc hơn trong công việc. Dù nhiều hay ít thì cũng phải kiếm
đủ tiền để đảm bảo cuộc sống.

3. Hợp phong cách công việc: Những người theo chủ nghĩa cầu toàn hiếm khi
cảm thấy vui trong những công việc đánh giá tốc độ cao hơn chất lượng. Ngược
lại, những người năng động không thích sự quan liêu. Đừng vì xấu hổ mà không
dám đối mặt với thách thức, nhưng hãy cân nhắc thiên hướng và sở thích của mình
trong khi đánh giá sự phù hợp của một công việc nào đó.

4. Kế hoạch và sự linh hoạt: Những người có đủ thời gian rảnh rỗi để theo đuổi
những sở thích có ý nghĩa và nuôi dưỡng những mối quan hệ cá nhân, thường cảm
thấy vui hơn những người không có gì để theo đuổi. Đảm bảo rằng công việc của
bạn có đủ thời gian rảnh rỗi và sự linh hoạt trong cuộc sống của riêng bạn.

5. Đánh giá khả năng thực hiện: Một trong những điều có thể tiên đoán trước về


sự không thỏa mãn trong công việc đó là một ông chủ độc đoán, thất thường và
không công bằng. Thường thì cách duy nhất để biết xem quá trình đánh giá của
người quản lý có công bằng hay không đó là hỏi những nhân viên làm trong bộ
phận của ông ta.

6. Sự thỏa mãn của nhân viên hiện tại: Mạng lưới nhân sự mở rộng trong công
ty bạn có thể nói cho bạn nghe về mức độ thỏa mãn của người đó đối với người
quản lý của bộ phận anh ta không? Cuộc điều tra cho thấy rằng chúng ta có thể dự
đoán được sự thỏa mãn trong tương lai một cách chính xác hơn, bằng các nói
chuyện với những người đã có kinh nghiệm trong vấn đề mà chúng ta đang muốn
nghiên cứu. Nói cách khác, hãy hỏi những người biết.

7. Sự thân thiện giữa những người đồng nghiệp: Chẳng có gì trong cuộc sống
này tồi tệ hơn là làm việc với những kẻ khó ưa. Hãy cảnh giác với những biểu hiện
tiềm ẩn này trong cuộc phỏng vấn, và hãy cân nhắc các biện pháp đối phó nếu
chẳng may bạn phát hiện ra sau khi kí hợp đồng.

8. Tiềm năng phát triển: Những mục tiêu dài hạn là rất quan trọng. Đảm bảo
rằng công việc của bạn có một vài mục tiêu dài hạn.

9. Động cơ bên trong: Những người làm việc chỉ đơn giản là vì những nhân tố
bên ngoài (tiền, uy tín, danh dự, quyền lực) thường có mức độ thỏa mãn kém hơn
những người làm việc vì những nhân tố bên trong (ý nghĩa, mục đích). Bạn có
quan tâm đến công việc mà bạn làm không?

×