Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018. LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (700.03 KB, 26 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THU HUYỀN

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ
SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: LÊ THU HUYỀN
MÃ SỐ SV: C01200

THỰC TRẠNG NHIỄM KHUẨN SAU MỔ LẤY THAI
VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ
SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2018
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
MÃ SỐ: 60.72.05.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG THỊ THANH

HÀ NỘI – 2019



1

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVPSTW
BMI
CRP
CDC
LS
NB
NK
NKVM
NKBV
NKSMLT
NVYT
OR
OVS
VNMTC
VM
TC
SD
SP
VK
VSV
WHO

Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Body Mass Index - Chỉ số khối cơ thể
C-Reactive Protein- Protein phản ứng C
Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ
Lâm sàng

Người bệnh
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn bệnh viện
Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
Nhân viên y tế
Tỷ suất chênh
Ối vỡ sớm
Viêm niêm mạc tử cung
Vết mổ
Tử cung
Sản dịch
Sản phụ
Vi khuẩn
Vi sinh vật
World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai (NKSMLT) thuộc nhiễm khuẩn hậu sản, nó
được biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ nông đến sâu bao gồm NK vết mổ,
NK tử cung và NK ổ bụng ở các khoang cơ thể. Nhiễm khuẩn sau mổ có thể do
nguyên nhân từ mẹ hoặc từ phía con. Tỷ lệ mổ lấy thai tại Bệnh viện Phụ sản
Trung ương năm 1993 là 23,45%, đến năm 1998 đã tăng lên 34,9%, năm 2000 là
35,1% và 39,1% trong năm 2005 và sau mổ có tỷ lệ nhỏ bệnh nhân quay lại điều
trị vì tình trạng nhiễm khuẩn, đặc biệt những bệnh nhân có tiền sử thai sản khơng
bình thường hoặc có bệnh khác kèm theo. Mổ lấy thai tuy là một cuộc mổ sạch
nhưng vẫn có một tỷ lệ bị nhiễm khuẩn sau mổ, theo tác giả Bagratee và
Moodley, tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ chiếm 13,3% trong các nhiễm khuẩn sau mổ
đẻ. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Viện Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ sơ
sinh năm 1999 là 16,2% theo tác giả Trần Đình Tú. Và theo nghiên cứu của tác

giả Chử Quang Độ thì tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai tại Bệnh viện
Phụ sản Trung Ương năm 2001 là 18,08%.


2

Nhiều yếu tố liên quan đến nhiễm khuẩn vết mổ sau mổ lấy thai bao gồm:
béo phì, có tăng độ dày lớp mỡ dưới da, tăng huyết áp, tiền sản giật, đái tháo đường,
các bệnh lý toàn thân trước phẫu thuật, nhiễm trùng trước phẫu thuật ở bộ phận khác,
thời gian mổ kéo dài, khơng có kháng sinh dự phịng trước phẫu thuật, mất máu
trong quá trình phẫu thuật hay sự phát triển của khối máu tụ dưới da.
Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương tiếp nhận bệnh nhân nhiễm khuẩn sau
mổ lấy thai, có thể mổ tại bệnh viện Phụ sản trưng ương nhưng cũng có nhiều
bệnh nhân chuyển từ tuyến dưới. Những nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn
sau mổ lấy thai đã được một số tác giả tiển hành nhưng chưa đề cập tới yếu tố
nguy cơ của tình trạng này. Là điều dưỡng hàng ngày chăm sóc bệnh nhân, với
mong muốn góp phần giảm thiểu tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai bằng, tôi tiến
hành đề tài “Thực trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu tối có liên
quan tại Bệnh viện phụ sản Trung ương” với 2 mục tiêu cụ thể:
1. Mô tả thực trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại Bệnh
viện Phụ sản Trung ương năm 2018.
2. Phân tích các yếu tố liên quan đến tình trạng trạng nhiễm khuẩn sau
lấy thai của đối tượng nghiên cứu.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VÀ Ý NGHĨA KHOA HỌC THỰC TIỄN
CỦA LUẬN VĂN
Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm hiểu thực trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy
thai và các yếu tố liên quan của 142 sản phụ được phẫu thuật tại Bệnh viện phụ
sản Trung ương trong 1 năm trở lại đây. Từ kết quả nghiên cứu của luận văn
thực trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu tối có liên quan tại Bệnh viện
phụ sản Trung ương, chúng tơi có những khuyến nghị sau: Trong thực hành

chăm sóc hàng ngày, điều dưỡng cần chú ý hơn với những sản phụ có nguy cơ
phải mổ đẻ và nguy cơ nhiễm khuẩn sau mổ. Tăng cường công tác giáo dục sức
khỏe, theo dõi quản lý thai nghén cho phụ nữ có thai để giảm tỷ lệ mổ lấy thai và
giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai.
BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Nội dung chính của Luận văn gồm 67 trang và được chia thành các phần:
Đặt vấn đề (02 trang); Tổng quan tài liệu (26 trang); Phương pháp nghiên cứu
(07 trang); Kết quả nghiên cứu (20 trang); Bàn luận (09 trang); Kết luận (02
trang); Khuyến nghị (01 trang). Luận án gồm 26 bảng, 5 hình (bản đồ, biểu đồ,
sơ đồ) và có 54 tài liệu tham khảo (14 tài liệu tiếng Việt, 36 tài liệu tiếng Anh)
cùng các phụ lục liên quan.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai (NKSMLT) là nhiễm khuẩn hậu sản xuất
phát từ bộ phận sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (kể từ âm hộ, âm đạo, cổ
tử cung, tử cung, hai phần phụ và tiểu khung…). Những trường hợp đường vào
của vi khuẩn không phải từ bộ phận sinh dục, như sốt sau đẻ do bệnh cúm: cúm,
viêm ruột thừa, viêm đường tiết niệu cấp, lao phổi, viêm gan... thì khơng phải là
nhiễm khuẩn hậu sản.
Khi đã chẩn đốn NKVM thành bụng thì vết mổ cần được mở, kiểm tra,
dẫn lưu, rửa, cắt lọc mô hoại tử, và để hở. Nếu nghi ngờ cân bị phá vỡ, nên đặt
dẫn lưu trong phịng mổ. Khi nhiễm trùng được làm sạch, mơ hạt thấy rõ thì vết
thương có thể được đóng lại. Điều trị kháng sinh là cần thiết khi có mặt các triệu
chứng toàn thân và các bệnh đi kèm của bệnh nhân (như suy giảm miễn dịch,
tiểu đường,… ).
Rửa và dẫn lưu vết thương: Rửa vết mổ bằng dung dịch nước muối để loại
bỏ mô chết, dịch tiết và máu cục. Nước muối được sử dụng vì nó là dung dịch

đẳng trương và khơng ảnh hưởng đến q trình lành vết thương.
Cắt lọc vết mổ được thực hiện với kẹp và dao mổ hoặc kéo. Tất cả những
dị vật và mơ yếu được cắt bỏ vì chúng làm chậm q trình liền và thúc đẩy
nhiễm trùng. Cắt lọc vết mổ dừng lại khi mô hoại tử đã được lấy hết và mô hạt
xuất hiện.
Trước thế kỷ XIX khi chưa rõ nguyên nhân là vi khuẩn, chưa có kháng
sinh, nhiễm khuẩn sau mổ đẻ là biến chứng nguy hiểm nhất, tỷ lệ tử vong rất
cao. Theo thống kê của Ratford Thomas năm 1838 – 1849 ở Anh là 93%, theo
Spathe tỷ lệ tử vong ở Áo năm 1837 là 100%. Năm 1857, Tarnier (Pháp) và
Semmelweiss (Áo), dựa vào nhận xét về lâm sàng cho rằng sốt trong thời kỳ hậu
sản có tính chất lây truyền, từ đó đề ra phương pháp rửa sạch dụng cụ, tăng
cường vệ sinh phòng đẻ, cách ly thai phụ. Tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt. Năm
1865, Pasteur phát hiện ra loại liên cầu khuẩn gây nhiễm khuẩn hậu sản, người ta
đề ra phương pháp khử khuẩn và vô khuẩn. Tỷ lệ tử vong đã giảm rõ rệt từ 9,5%
xuống 1% và 0,3%. Năm 1929, Fleming phát minh kháng sinh đầu tiên là
penicilin và đến 1935 sulfonamid lần đầu tiên được dùng để điều trị các bệnh
nhiễm khuẩn. Tiếp đến những tiến bộ trong gây mê hồi sức (1950) và những cải
tiến trong kỹ thuật khâu làm cho phẫu thuật mổ lấy thai càng hoàn thiện hơn,
đảm bảo an toàn tối đa cho sản phụ. Nghiên cứu về nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
nổi bật qua 4 giai đoạn lịch sử: Thời kỳ trước thế kỷ XIXTỷ lệ tử vong do mổ
lấy thai rất cao. Thời kỳ dự phòng và cách ly thai phụTarnier (1857, Pháp) và
Semmelweiss (1884, Áo), dựa vào nhận xét lâm sàng cho rằng nhiễm khuẩn hậu
sản có tính lây truyền, từ đó người đỡ đẻ phải rửa tay bằng nước pha vôi, cách ly


4

thai phụ. Thời kỳ vi khuẩn Pasteur phân lập được liên cầu khuẩn. Phương pháp
khử khuẩn, vô khuẩn trong ngoại khoa được đề xuất bởi Lister, Pasteur. Thời kỳ
kháng sinh: Fleming (1929) phát minh kháng sinh đầu tiên là penicilin, tiếp đến

1935 sulfonamid lần đầu tiên được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Sau
đó hàng loạt kháng sinh khác ra đời như ampixilin, gentamyxin, metronidazol,...
đã làm giảm tỉ lệ nhiễm khuẩn sau mổ đẻ giảm đi rõ rệt.
Nhiễm khuẩn vết mổ là nguyên nhân chủ yếu làm tràm trong thêm tình
trạng bệnh tật và là nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở người bệnh phẫu
thuật trên toàn thế giới. NKVM kéo dài thời gian nằm viện, làm tăng thêm gánh
nặng về tài chính cho NB đồng thời làm tăng nặng cho y tế quốc gia. Giám sát
toàn quốc tại Hoa Kỳ cho thấy NKVM là loại NKBV phổ biến, quan trọng, đứng
thứ hai sau nhiễm khuẩn tiết niệu, chiếm 24% NKBV và chiếm tỷ lệ từ 2% đến
5% trong tổng số 16 triệu người phẫu thuật hàng năm, tỷ lệ NKVM/100 ca phẫu
thuật là 2,8. Điều tra tại một số quốc gia Châu Âu và khu vực Bắc Mỹđã thông
báo tỷ lệ NKVM dao động từ 0,5% tới 15% tùy theo loại phẫu thuật và tình trạng
và mức độ nặng của người bệnh. Tại các nước đang phát triển, tỷ lệ NKVM cao
hơn hẳn so với các nước châu Âu và Hoa Kỳ. Nghiên cứu của A.C. Medoiros và
cộng sự cho thấy tỷ lệ NKVM tại Brazil năm 1994 là 8,8% sau đó giảm xuống
cịn 3,3% vào năm 2003. Ở một số bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn Độ, Thái
LanNKVM gặp ở 8,8% - 24% người bệnh sau phẫu thuật. Tỷ lệ NKVM đặc biệt
cao ở các nước Châu Phi: Tazania là 24%, một số nước vùng lân cận sa mạc
Sahara, Ethiopia là 19,0%.
Tại Việt Nam, việc thực hành chống NKBV đã có từ lâu nhưng chưa thực
sự hệ thống thành một lĩnh vực có tính chất chun mơn mà nằm tản mạn trong
trong một số quy chế chuyên môn. Từ năm 1997 Bộ Y tế chính thức đưa quy chế
chống nhiễm khuẩn hệ thống tổ chức của bệnh viện, từ đó thực hành chống
nhiễm khuẩn bệnh viện (trong đó có nhiễm khuẩn vết mổ) mới thực sự được các
bệnh viện quan tâm. Ngoài quy chế chống nhiễm khuẩn và xử lý rác thải Bộ Y
tế còn ban hành liên tiếp các quyết định liên quan đến thực hành chống nhiễm
khuẩn gồm có Quy chế quản lý chất thải (1999), các tiêu chí về thực hành, giám
sát, huấn luyện về kiểm soát nhiễm khuẩn được đưa vào bộ Tiêu Chí đánh giá
chất lượng Bệnh viện hàng năm.Năm 2012, Bộ Y Tế ban hành Quyết định số
3671/QĐ-BYT về hướng dẫn phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ. Bộ Y Tế đã ban

hành Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8 năm 2017 kèm theo Hướng
dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn tại khoa Gây mê hồi sức của các cơ sở khám chữa
bệnh. Mặc dù đã có những quy chế hướng dẫn cụ thể, nhưng trên thực tế tình
trạng NKVM – NKBV vẫn đang là thách thức đối với hệ thống y tế Việt Nam.


5

Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai không chỉ liên quan đến cuộc phẫu thuật mà
liên quan rất nhiều tới người bệnh. Tình trạng thai nghén, tình trạng dinh dưỡng,
cơ địa, bệnh lý kèm theo… là những yếu tố nguy cơ của nhiễm trùng sau mổ lấy
thai. Nghiên cứu của Vũ Duy Minh năm 2009 tại bệnh viện Từ Dũ cho thấy tỷ lệ
nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai xác định trong nghiên cứu là 2,1% trong số các ca
mổ sinhvà các yếu tố liên quan gồm: vỡ ối sớm trên 2 giờ; thai nghén nguy cơ
như tiền sản giật, tăng huyết áp; những người có bệnh lý kèm; phẫu thuật lấy thai
cùng với các thủ thuật khác…Tỷ lệ mổ lấy thai hiện nay có xu hướng tăng lên,
theo con số thống kê năm 1997 của tác giả Trần Thị Vinh tỷ lệ mổ lấy thai ở
Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng là 37%, còn tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương tỷ
lệ này là 36%.

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Nhóm sản phụ được mổ lấy thai và có chẩn đốn là nhiễm khuẩn sau mổ
lấy thai (NKSMLT) tại BVPSTW được gọi là nhóm bệnh.
- Nhóm sản phụ được mổ lấy thai tại BVPSTW và khơng bị nhiễm khuẩn
sau mổ gọi là nhóm chứng.
- Hai nhóm đối tượng được chọn cùng khoảng thời gian trong năm.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn
Nhóm bệnh (NKSMLT) được lựa chọn vào nghiên cứu phải có đủ các
triệu chứng sau đây:

- Các triệu chứng lâm sàng:
• Vết mổ thành bụng có sưng, nóng, đỏ đau
• Tử cung co chậm, sản dịch bẩn lẫn máu, nhầy và mủ
• Sốt khi thân nhiệt > 37oC
• Đau bụng
- Các tiêu chuẩn cận lâm sàng:
• Cơng thức máu: Xét nghiệm Bạch cầu tăng
• Sinh hố máu: Xét nghiệm CRP tăng
Nhóm chứng (khơng NKSMLT) được lựa chọn vào NC bao bao gồm:
- Vết mổ khô
- Tử cung co tốt
- Sản dịch bình thường
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Bệnh nhân NKVMLT không mổ lấy thai tại Bệnh viện PSTW
- Các trường hợp sốt do các nguyên nhân không thuộc sản khoa như:
Cúm, thương hàn, lao phổi, rối loạn tiêu hóa, viêm ruột thừa, viêm gan...


6

Các trường hợp sốt và nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai do nhiễm khuẩn tiết
niệu, tắc tia sữa.
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành tại khoa sản nhiễm khuẩn, bệnh viện Phụ
sản Trung ương.
- Thời gian nghiên cứu từ tháng 2-6/2019
- Bệnh án của đối tượng NC được lấy trong năm 2018
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu bệnh chứng (case – control) .

2.3.2. Chọn mẫu
Chọn mẫu nghiên cứu thuận tiện, lấy tất cả bệnh nhân vào bệnh viện với
chẩn đoán nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai năm 2018 và sản phụ được mổ lấy thai
không bị NKSM LT vào viện cùng thời điểm, tương đồng các dấu hiệu.
2.3.3. Cỡ mẫu
Số BN nhóm bệnh (nhóm BNNKSML) bằng số BN nhóm chứng (nhóm
khơng bị NKSMLT).
Áp dụng cơng thức tính cõ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng:
-

 1
1 
Z 2 (1− / 2) . 
+
1

P
1

P0 
1


N =
2
ln (1 −  ) 

Trong đó:
n là cỡ mẫu của nhóm NKSMLT và cũng là cỡ mẫu của nhóm khơng
NKSMLT.

- P1 là tỷ lệ NKSMLT có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, lấy từ các
nghiên cứu trước, khoảng 60%.
- P0 là tỷ lệ khơng NKSMLT có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ, lấy từ các
nghiên cứu trước, khoảng 10%.
-  là mức độ chính xác mong muốn (mức chênh lệch giữa OR thực của
quần thể và OR của mẫu nghiên cứu), lấy bằng 0,2.
Thay các thông số vào công thức, tính được cỡ mẫu cho mỗi nhóm là 139.
Nghiên cứu sẽ lấy hết số bệnh nhân NKSMLT năm 2018 và số sản phụ
mổ lấy thai không NKSM trong cùng thời điểm. Thực tế, 142 bệnh nhân
NKSMLT và 142 sản phụ không NKSMLT được đưa vào trong nghiên cứu.
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Thông tin được hồi cứu từ hồ sơ bệnh án lưu trữ của bệnh viện và sao
ghi lại vào bệnh án nghiên cứu (Phụ lục 1).
-


7

Sử dụng phiếu thu thập thông tin. Phiếu thu thập thông tin xây dựng dựa
trên mục tiêu nghiên cứu, biến số nghiên cứu. Các thơng tin chính thu thập bao
gồm đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, tiền sử sản khoa liên quan đến nhiễm
khuẩn sau mổ lấy thai trong đó có các yếu tố nguy cơ trước và trong mổ.
Số liệu được xử lý bằng phần mềm thống kê trong y sinh học SPSS
20.0. Yếu tố liên quan được xác định khi đồng thời có đủ 3 điều kiện: Tỷ suất
chênh OR>1, OR nằm trong khoảng tin cậy 95% CI và giá trị p<0,05.
2.5. Hạn chế của nghiên cứu
Nhiễm khuẩn vết mổ có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng, tuy nhiên do giới
hạn về thời gian và nguồn lực thực hiện nên nghiên cứu chỉ chọn một số yếu tố
ảnh hưởng có khả năng xác định đánh giá được, điều này là một hạn chế của đề
tài.

2.6. Đạo đức trong nghiên cứu
Đề tài được triển khai khi đã được Hội đồng khoa học và đạo đức của
trường Đại học Thăng long thông qua và Ban giám đốc bệnh viện phụ sản Trung
Ương đồng ý.
Kết quả nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng khoa học từ đó tìm
giải pháp, đặc biệt là giải pháp chăm sóc điều dưỡng sản phụ có nguy cơ phải
sinh mổ để hạn chế tình trạng NKSM lấy thai tại bệnh viện, giúp NB có sức
khỏe tốt sau mổ, giúp giảm chi phí điều trị.

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
Thực trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai được phân tích từ hồi cứu
bệnh án của 142 bệnh nhân NKSMLT tại bệnh viện Phụ sản Trung ương, kết quả
được cụ thể như sau:
Bảng 3.1. Tuổi của bệnh nhân sau mổ lấy thai (n = 142)
Nhóm tuổi
Số BN
Tỷ lệ (%)
<18 tuổi
0
0,0
18 – 24 tuổi
22
15,3
25 – 29 tuổi
54
37,9
30 – 35 tuổi
58
41,1

≥35 tuổi
8
5,7
Tuổi trung bình
28,75 ± 4,2
Kết quả trong bảng trên cho thấy độ tuổi trung bình của sản phụ là 28,75 ± 4,2
tuổi, trong đó độ tuổi sinh đẻ (từ 18-35 tuổi) chiếm 94,3%. Khơng có sản phụ
dưới 18 tuổi và chỉ có 8 sản phụ (5,7%) trên 35 tuổi. Sản phụ trẻ tuổi nhất là 20
tuổi và lớn tuổi nhất là 43 tuổi.


8

Bảng 3.2. Khu vực sinh sống của đối tượng nghiên cứu (n = 142)
Khu vực sinh sống
Số BN
Tỷ lệ (%)
Thành thị
126
88,7
Nông thôn
16
11,3
Kết quả trong bảng 3.2. cho thấy phần lớn sản phụ sinh sống tại khu vực thành
thị, chiếm tỷ lệ 88,7%
Tự do: 34,7%
CBCC: 57,3%

Nông
dân:4,8%


Công
nhân:3,2%

Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu (n = 142)
Số bệnh nhân là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ lớn nhất (57,3%). Nhóm nghề
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhất là nhóm cơng nhân (3,2%).
100%
80%
60%

53%
40%

40%
20%

07%

0%
Lần 1

Lần 2

Lần 3

Biểu đồ 3.2.Lần sinh của đối tượng nghiên cứu (n = 142)
Biểu đồ trên cho thấy tỷ lệ sản phụ sinh con lần 1 chiếm 53,2% và sinh con lần 2
chiếm 40,3%. Chỉ có 6,5% sản phụ sinh con lần 3.
Bảng 3.3. Số lần mổ lấy thai của đối tượng nghiên cứu (n = 142)

Tiền sử số lần mổ lấy thai
Số BN
Tỷ lệ (%)
Mổ lần đầu
101
71,0
Mổ lần 2
38
26,6
Mổ lần 3
3
2,4


9

Tỷ lệ sản phụ mổ lấy thai lần đầu chiếm tỷ lệ cao nhất (71%).Tỷ lệ mổ lấy thai
lần thứ 3 chiếm tỷ lệ thấp nhất (2,4%). Khơng có bệnh nhân nào có tiền sử mổ
lấy thai trên 3 lần.
Bảng 3.4. Số lần nạo hút thai và viêm phụ khoa của đối tượng nghiên cứu
(n = 142)
Chỉ tiêu theo dõi
Số BN
Tỷ lệ (%)
Số lần nạo hút thai:
Chưa lần nào
140
98,6
1 lần
2

1,4
≥ 2 lần
0
0,0
Tiền sử viêm nhiễm phụ khoa
61
42,9
Có tới 98,4% sản phụchưa lần nào nạo hút thai. Khơng có trường hợpnào tiền sử
trên 2 lần nạo hút thai. Trong số 142 sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai, có 61
sản phụ có triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa trong khi mang thai chiếm tỷ lệ
42,7%.
Bảng 3.5. Thời gian theo dõi tại phòng đẻ của bệnh nhân NKSMLT
(n = 142)
Mổ
chủ động Mổ cấp cứu
Tổng
Thời gian theo dõi tại
phòng đẻ

Số BN

%

Số BN

%

Số BN

%


≤6 giờ
82
96,0
33
58,0
115
81,0
6-12 giờ
2
2,7
8
14,0
10
7,0
≥12 giờ
1
1,3
16
28,0
17
12,0
Tổng số
85
100
57
100
142
100
0,81±2,47

7,94±7,79
3,68±6,33
Trung bình
(X ± SD)
p<0,05
Trong số 142 sản phụ mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn sau mổ, có tới 85 trường hợp
nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai chủ động chiếm tỷ lệ 59,9%, có 57 trường hợp
nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai cấp cứu chiếm tỷ lệ 40,1%. Về thười gian theo dõi tại
phòng đẻ (thời gian trước mổ): 81,0% sản phụ nằm theo dõi tại phòng đẻ ≤6 giờ, trong
đó ở nhóm mổ chủ động là 96%, cịn ở nhóm mổ cấp cứu là 58%. Số sản phụ nằm tại
phòng đẻ> 12 giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 12,0% trong tổng số 142 sản
phụ. Thời gian trung bình theo dõi tại phịng đẻ của nhóm mổ chủ động
(0,81±2,47 giờ) nhỏ hơn thời gian trung bình của nhóm mổ cấp cứu (7,94±7,79
giờ). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05).


10

Mổ cấp cứu:
40,1%
Mổ chủ động:
59,9%

Biểu đồ 3.3. Chỉ định mổ của đối tượng nghiên cứu (n = 142)
Bảng 3.6. Chỉ định mổ lấy thai lý do từ mẹ và phần phụ thai
(n = 142)
Chỉ định

Số BN


Tỷ lệ %

Khung chậu giới hạn

14

9,8

Tình trạng ối

30

20,9

Do cổ tử cung

5

3,3

Vết mổ cũ

30

21,1

Rau tiền đạo

5


3,7

Khung chậu bất thường

18

13,0

21,0% BN mổ lấy thai do vết mổ cũ; 20,9% BN mổ lấy thai do tình trạng ối
khơng tốt; 13,0% BN mổ lấy thai do khung chậu bất thường; 9,8% BN do khung
chậu giới hạn; 3,3% do cổ tử cung và 3,7% BN do rau tiền đạo.
Bảng 3.7. Lý do chỉ định mổ lấy thai từ phía con (n = 142)
Chỉ định

Số BN

Tỷ lệ %

≥ 2 thai

2

1,4

Thai to

24

16,9


Bất xứng đầu chậu

18

12,7

Thai bất thường

14

9,9

Ngôi bất thường

15

10,6

Chỉ định mổ lý do từ phía thai gặp ở 73 trường hợp, trong đó 16,9% BN mổ cấp
cứu lấy thai do thai to; 10,6% BN do ngôi thai bất thường; 9,9% BN do thai bất
thường; 12,7% BN do bất xứng đầu thai.


11

Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng sản phụ NKSMLT (n = 142)
Triệu chứng
Số BN
Tỷ lệ %
Sốt

104
73,1
Đau bụng
22
15,4
Vết mổ sưng đau, nóng đỏ đau
55
38,5
Vết mổ hở da
11
7,7
Sản dịch nhiều và hơi
22
15,4
Tử cung co chậm
44
30,7
Vết mổ chảy mủ
0
0,0
Ra huyết
0
0,0
73,1% BN có triệu chứng sốt; 38,5% BN có vết mổ sưng đau nóng đỏ; 30,7%
BN tử cung co chậm; 15,4% BN đau bụng; 15,4% BN có sản dịch nhiều và hơi;
7,7% BN có vết mổ hở da. Khơng có trường hợp nào vết mổ chảy mủ và ra
huyết.
Bảng 3.9. Chẩn đoán lâm sàng NKSMLT (n = 142)
Chẩn đoán
Số BN

Tỷ lệ (%)
Nhiễm khuẩn vết mổ nơng
82
57,7
Viêm nội mạc tử cung
50
34,7
Viêm tử cung tồn bộ
5
3,8
Nhiễm khuẩn huyết
5
3,8
Viêm chu cung và phần phụ
0
0,0
Viêm phúc mạc chậu:
0
0,0
Viêm phúc mạc tồn bộ
0
0,0
VTC tồn
bộ:3,8%

Viêm NM TC:
34,7%

NK huyết:3,8%


NKVM nơng:
57,7%

Biểu đồ 3.4. Chẩn đoán lâm sàng NKSMLT (n = 142)
Hầu hết BN có tổn thương là nhiễm khuẩn vết mổ nơng (chiếm 57,7%) và 34,7%
BN viêm nội mạc tử cung; 3,8% BN viêm tử cung toàn bộ; và 3,8% BN nhiễm
khuẩn huyết.


12

Bảng 3.10. Thời gian xuất hiện của NKSMLT (n = 142)
Mổ chủ động Mổ cấp cứu
Tổng
Thời gian xuất hiện NKSMLT
Số BN % Số BN %
SL
%
1 – 2 ngày
6
6,8
5
8,0
11
7,7
3 – 7 ngày
57
67,6
37
66,0 94 66,2

8 – 15 ngày
21
24,3
5
10,0 26 18,3
≥ 15 ngày
1
1,3
10
18,0 11
7,7
Tổng
85
100
57
100 142 100
6,08 ± 2,79
8,3 ± 10,62 6,98 ± 7,12
Trung bình
(X ± SD)
p>0,05

Biểu đồ 3.5. Thời gian xuất hiện NKSMLT (n = 142)
Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn 3-7 ngày sau mổ lấy thai có 94 sản phụ, chiếm
tỷ lệ cao nhất 66,2%.Thời gian xuất hiện nhiễm khuẩn sớm 1-2 ngày sau mổ lấy
thai và muộn (sau trên 15 ngày) đều có 11 sản phụ chiếm tỷ lệ 7,7%.Sự khác biệt
về thời gian xuất hiện bệnh giữa 2 nhóm mổ chủ động và mổ cấp cứu khơng có ý
nghĩa thống kê (p >0,05).
Bảng 3.11. Tình trạng dinh dưỡng trước khi có thai và bệnh kèm theo của
BN (n=142)

Chỉ số theo dõi
Số BN
Tỷ lệ %
Tình trạng dinh dưỡng:
Bình thường
99
69,7
Gầy
6
4,2
Thừa cân, béo phì
37
26,1
Bệnh kèm theo:
Tiền sản giật
5
3,5
Tiểu đường
3
2,1
Basedow
1
0,7


13
Tỷ lệ %

26,1


30
20
10

4,2

3,5

2,1

0,7

0
Gầy

Thừa cân,
béo phì

Tiền sản
giật.

Tiểu
đường

Basedow

Biểu đồ 3.6. Tình trạng dinh dưỡng của BN (n = 142)
Tình trạng dinh dưỡng của BN NKSMLT phần lớn là bình thường, chiếm tỷ lệ
69,7%. Có 26,1% BN thừa cân, béo phì. Trong số 142 bệnh nhân nhiễm khuẩn
sau mổ lấy thai, chỉ có 5 trường hợp trước mổ bị tiền sản giật chiếm tỷ lệ 3,5%,

có 3 trường hợp bị đái tháođường chiếm tỷ lệ 2,1%, 1 trường hợp bị basedow
chiếm 0,7%.
Bảng 3.12. Số lượng bạch cầu trong máu của người bệnh NKSMLT (n = 142)
Số lượng
Mổ chủ động
Mổ cấp cứu
Tổng
BC(G/l)
Số BN
%
Số BN
%
Số BN
%
Bình thường
17
20,0
8
14,0
25
17,6
Tăng
11 – <15
29
34,1
16
28,1
45
31,7
15 – 20

30
35,3
27
47,4
57
40,1
≥ 20
9
10,6
6
10,5
15
10,6
Tổng
85
100,0
57
100,0
142
100
Hầu hết sản phụ NTSMLT có số lượng bạch cầu tăng (≥ 11.000/mm3), chiếm
82,4%, trong đó số lượng bạch cầu trong khoảng 11-<15 G/l chiếm 31,7%; từ
15-<20 G/l chiếm 40,1% và trên hoạc bằng 20G/l chiếm 10,6%. Sự khác biệt về
số lượng bạch cầu giữa 2 nhóm mổ chủ động và mổ cấp cứu khơng có ý nghĩa
thống kê (p >0,05).
Bảng 3.13. Nồng độ CRP của người bệnh nhân NKSMLT (n=142)
Mổ chủ động
Mổ cấp cứu
Tổng
Nồng độ CRP

(mg/l)
Số BN
%
Số BN
%
Số BN
%
6-48
25
29,4
13
22,8
38
26,8
49-96
59
69,4
40
70,2
99
69,7
97-192
0
0,0
4
7,0
4
2,8
≥ 192
1

1,2
0
0,0
1
0,7
Tổng
85
100
57
100
142
100
56,18±26,23
58,85±20,01
57,26±26,86
X ±SD
p>0,05


14

Tồn bộ người bệnh NKSMLT đều có nồng độ CRP trong máu tăng (trên 3
mg/l). Tỷ lệ số bệnh nhân có CRPtừ 49 – 96 mg/l là cao nhất chiếm 69,7%; tỷ lệ
số bệnh nhân có CRP 6-48 mg/l chiếm 26,8%; tỷ lệ số bệnh nhân có CRP > 97
mg/l rất thấp 3,5%. Nồng độ CRP trung bình của nhóm nghiên cứu là
57,26±26,86mg/l. Sự khác biệt về nồng độ CRP giữa 2 nhóm mổ chủ động và
mổ cấp cứu khơng có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
Bảng 3.14. Phương pháp điều trị và kết quả điều trị chăm sóc sản phụ
NKSMLT (n = 142)
Phương pháp và kết quả điều trị, chăm sóc

Số BN
Tỷ lệ %
Kháng sinh
142
100,0
Tăng co
132
93,0
Nội khoa
Truyền dịch
95
66,9
Truyền máu
0
0,0
Hạ sốt
95
66,9
Can thiệp buồng tử cung
41
29,0
Sản khoa
(nong CTC, Hút nạo lại BTC)
Kết quả
Khỏi ra viện
142
100,0
Dưới 7 ngày
35
24,6

7-14 ngày
105
73,9
Thời gian
nằm viện
≥15 ngày
2
1,5
Trung bình (ngày):
7,7±5,2
Có 100% sản phụ được điều trị bằng kháng sinh, 93,0% được sử dụng thuốc tăng
co tử cung, 66,9% sản phụ được truyền dịch và dùng thuốc hạ sốt trong điều trị.
Số sản phụ phải can thiệp sản khoa (nong cổ tử cung và hút hoặc nạo lại buồng
tử cung) chiếm 29%.Không trường hợp nào phải truyền máu và can thiệp sản
khoa. Kết quả điều trị, chăm sóc: 100% sản phụ khỏi bệnh và được ra viện. Thời
gian điều trị: Phần lớn sản phụ nằm viện từ 7 đến 14 ngày, chiếm 73,9%. Thời
gian nằm viện trung bình là 7,7±5,2 ngày.
3.2. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
Bảng 3.15. Nhiễm khuẩn sau mổ và tuổi của sản phụ
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
Tuổi
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Dưới 18 và
8
4

trên 35
(66,7%)
(33,3%)
2,05 (0,5-9,5)
0,238
Từ 18-35
134
138
(49,3%)
(50,7)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ trong lứa tuổi sinh đẻ có NKSMLT là 49,3% và khơng
NKSMLT là 50,7%. Trong nhóm sản phụ ngồi lứa tuổi sinh đẻ, tỷ lệ NKSMLT
là 66,7% và khơng NKSMLT là 33,3%. Khơng có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa nhóm tuổi với tình trạng NKSMLT (p >0,05).


15

Bảng 3.16. Nhiễm khuẩn sau mổ và bệnh kèm theo của sản phụ
Bệnh kèm theo
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Có bệnh kèm theo
9
2
(81,8%)

(18,2%)
5,2 (3,4-6,3) <0,05
Không bệnh kèm theo
133
140
(48,7%)
(51,3%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có bệnh kèm theo bị NKSMLT cao hơn nhiều so với không
NKSMLT (81,8% so với 18,2%). Trong khi nhóm khơng có bệnh kèm theo, tỷ lệ
NKSMLT thấp hơn nhóm khơng NKSMLT (51,3% so với 48,7%). Có mối liên
quan có ý nghĩa thống kề giữa bệnh kèm theo với tình trạng NKSMLT (p <0,05).
Bảng 3.17. Nhiễm khuẩn sau mổ và tình trạng dinh dưỡng của sản phụ
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR
Tình trạng dinh dưỡng
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Gầy và thừa cân, béo phì
43
22
(BMI <18,5 và >22,9)
(66,2%)
(33,8%)
2,0
0,082
(0,9 – 3,2)
Bình thường
99

120
(45,2%)
(54,8%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có tình trạng dinh dưỡng gầy và thừa cân, béo phì có
NKSMLT là 66,2% và khơng NKSMLT là 33,8%. Khơng có mối liên quan có ý
nghĩa thống kề giữa tình trạng dinh dưỡng với tình trạng NKSMLT (p >0,05).
Bảng 3.19. Nhiễm khuẩn sau mổ và chỉ định mổ
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR
Chỉ định mổ
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Mổ cấp cứu
57
15
(79,2%)
(20,8%)
3,9 (2,3-5,1) <0,05
Mổ chủ động
85
127
(40,1%)
(59,9%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ mổ cấp cứu có NKSMLT cao hơn nhiều so với tỷ lệ sản
phụ không NKSMLT (79,2% so với 20,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống
kề giữa chỉ định mổ với tình trạng NKSMLT (p <0,05).
Bảng 3.20. Nhiễm khuẩn sau mổ với tình trạng ối và thời gian chờ mổ
Nhóm bệnh Nhóm chứng

OR
Tình trạng ối
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Vỡ, dò ối ≥ 6 giờ
30
14
2,2
0,211
(68,2%)
(31,8%)
(0,9 – 3,4)
Vỡ, dò ối dưới 6 giờ
112
128
(46,7%)
(53,3%)
Thời gian chờ mổ ≥12 giờ
17
8
2,1
0,143
(68,0%)
(32,0%)
(0,9 – 3,2)
Thời gian chờ mổ <12 giờ
125
134

(48,3%)
(51,7%)


16

Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có thời gian vỡ, dị ối trên 6 giờ có NKSMLT là 68,2%
và khơng NKSMLT là 31,8%. Tỷ lệ sản phụ có thời gian chờ mổ trên 12 giờ có
NKSMLT là 68,0% và khơng NKSMLT là 32,0%. Khơng có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng NKSMLT với tình trạng ối và thời gian chờ mổ (p >0,05).
Bảng 3.21. Nhiễm khuẩn sau mổ và khung chậu của mẹ
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
Khung chậu mẹ
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Khung chậu giới hạn và
32
21
bất thường
(60,4%)
(39,6%)
1,5 (1,01 – <0,05
2,3)
Khung chậu bình thường
110
121

(47,6%)
(52,4%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có khung chậu giới hạn và bất thương có NKSMLT là
60,4% và khơng NKSMLT là 39,6%. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kề giữa
tình trạng NKSMLT với tình trạng ối và thời gian chờ mổ (p <0,05).
Bảng 3.22. Nhiễm khuẩn sau mổ và vết mổ cũ của mẹ
Vết mổ cũ
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Có vết mổ cũ
30
5
(91,4%)
(8,6%)
6,8 (4,3-7,9) <0,05
Khơng có vết mổ cũ
112
137
(44,9%)
(55,1%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có vết mổ cũ bị NKSMLT là 91,4% cao hơn tới hơn 10
lần tỷ lệ sản phụ khơng bị NKSMLT (8,6%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống
kê giữa tình trạng NKSMLT với vết mổ cũ của mẹ (p <0,05).
Bảng 3.23. Nhiễm khuẩn sau mổ và vị trí bám của bánh rau
Nhóm bệnh

Nhóm chứng
OR
Vị trí rau bám
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Rau tiền đạo
5
3
(62,5%)
(37,5%)
1,7 (0,5 –
0,253
2,3)
Rau bám bình
137
139
thường
(49,6%)
(50,4%)
Nhận xét:
Hầu hết sản phụ có vị trí rau bám bình thường. Chỉ có 8 sản phụ có chẩn đốn
rau tiền đạo. Tỷ lệ sản phụ có rau tiền đạo bị NKSMLT là 62,5% và không
NKSMLT là 37,5%. Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa vị trí bám
của bánh rau với tỷ lệ NKSMLT (p >0,05).


17


Bảng 3.24. Nhiễm khuẩn sau mổ và số lượng thai
Số lượng thai
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
p
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
≥ 2 thai
2
3
(40,0)
(60,0%)
0,8 (0,01 – 1,7) 0,341
1 thai
140
139
(78,2%)
(21,8%)
Nhận xét:
Hầu hết sản phụ mang 1 thai, chỉ có 5/284. Trong nhóm sản phụ mang ≥ 2 thai
có 40% sản phụ bị NKSMLT và 60% sản phụ không NKSMLT. Khơng có mối
liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số lượng thai với tỷ lệ NKSMLT (p >0,05).
Bảng 3.25. Nhiễm khuẩn sau mổ và cân nặng thai nhi
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
Cân nặng thai nhi
P

(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Thai to
24
14
(63,2%)
(36,8%)
1,7 (1,02 – <0,05
2,4)
Thai cân nặng bình
118
128
thường
(47,9%)
(52,1%)
Nhận xét:
Tỷ lệ sản phụ có thai to bị NKSMLT là 63,2%, cao hơn tỷ lệ sản phụ khơng
NKSMLT (36,8%). Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa cân nặng thai nhi
với tỷ lệ NKSMLT (p <0,05).
Bảng 3.26. Nhiễm khuẩn sau mổ và tỷ lệ đầu chậu
Tỷ lệ đầu chậu
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Bất xứng đầu chậu

18
15
1,2
0,091
(54,5%)
(45,5%)
(0,5 – 2,6)
Không bất xứng đầu
124
127
chậu
(49,4%)
(50,6%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có bất xứng đầu chậu bị NKSMLT là 54,5% và không
NKSMLT là 45,5%. Tỷ lệ sản phụ không bất xứng đầu chậu bị NKSMLT gần tương
đương tỷ lệ sản phụ khơng NKSMLT (49,4% so với 50,6%). Khơng có mối liên quan
có ý nghĩa thống kê giữa bất thường đầu chậu với tỷ lệ NKSMLT (p >0,05).
Bảng 3.27. Nhiễm khuẩn sau mổ và ngơi thai
Nhóm bệnh Nhóm chứng
OR
Ngơi thai
P
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Ngơi thai bất thường
15
11
(57,7%)
(42,3%)

1,4 (0,3 – 2,3) 0,342
Ngơi thai bình thường
127
131
(49,2%)
(50,8%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có ngơi thai bất thường bị NKSMLT là 57,7% và khơng
NKSMLT là 42,3%. Tỷ lệ có ngơi thai bình thường bị NKSMLT tương đương tỷ
lệ khơng NKSMLT (49,2% so với 50,8%). Khơng có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa ngơi thai bất thường với tỷ lệ NKSMLT (p >0,05).


18

Bảng 3.28. Nhiễm khuẩn sau mổ và sự bình thường của thai nhi
Sự bình thường
Nhóm bệnh
Nhóm chứng
OR
P
của thai
(n=142)
(n=142)
(95% CI)
Thai bất thường
14
9
(60,9%)
(39,1%)
1,6 (0,8 – 2,6) 0,132

Thai bình thường
128
133
(49,0%)
(51,0%)
Nhận xét: Tỷ lệ sản phụ có thai bất thường bị NKSMLT là 60,9% và khơng
NKSMLT là 39,1%. Khơng có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa sự bất
thường của thai với tỷ lệ NKSMLT (p >0,05).
Bảng 3.29. Tổng hợp các yếu tố có liên quan đến tình trạng NKSMLT
TT
Yếu tố liên quan
OR (95% CI)
p
1
Có bệnh kèm theo
5,2 (3,4-6,3)
<0,05
2
Mổ cấp cứu
3,9 (2,3-5,1)
<0,05
3
Khung chậu giới hạn và bất thường
1,5 (1,01 – 2,3)
<0,05
4
Có vết mổ cũ
6,8 (4,3-7,9)
<0,05
5

Thai to
1,7 (1,02 – 2,4)
<0,05
Nhận xét:
Sản phụ có bệnh kèm theo, chỉ định mổ cấp cứu, có khung chậu giới hạn và bất
thường, có vết mổ cũ, và thai to có liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng
NKSMLT (p <0,05).
BÀN LUẬN
Nghiên cứu của chúng tơi trên nhóm 142 sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy
thai cho thấy, độ tuổi trung bình của sản phụ là 28,75 ± 4,2 tuổi. Trong đó độ
tuổi hay gặp nhất là lứa tuổi sinh đẻ từ 25 -35 tuổi, sản phụ trẻ tuổi nhất là 20
tuổi và lớn tuổi nhất là 43 tuổi. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thùy Nhung năm 2013. Lý giải cho điều này có thể do
25- 35 tuổi là độ tuổi có tỷ lệ sinh đẻ cao nhất, số lần đẻ và tỷ lệ mắc viêm nhiễm
phụ khoa cũng cao hơn các nhóm tuổi khác. Vì vậy điều này hoàn toàn hợp lý
khi số lượng bệnh nhân viêm niêm mạc tử cung ở nhóm này là cao nhất.
Trong nghiên cứu của chúng tơi thì các đối tương nghiên cứu sống tại thành
thị là 88,7%, và ở nông thôn là 11,3%. Trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Thùy Nhung thì các đối tượng nghiên cứu thuộc nhóm bệnh sống tại thành thị là
65,0%, và ở nông thôn là 35,0%. Lý giải cho điều này có thể là phần lớn đối tượng
nghiên cứu sống tại thành thị vì nghiên cứu được tiến hành tại Bệnh viện Phụ Sản
Hà Nội, đa số các sản phụ sống ở Hà Nội hoặc khu vực ngoại ơ Hà Nội mới có điều
kiện thuận lợi để đến đẻ, mổ đẻ và điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
Đối tượng nghiên cứu là cán bộ công chức chiếm tỷ lệ lớn nhất 57,3%. Kết
quả nghiên cứu phân bố nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứucũng phù hợp với


19

kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thùy Nhung năm 2013. Kết quả này có

khác biệt so với nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Liên. Theo tác giả
Nguyễn Thị Phương Liên thì phân bố nghề nghiệp giữa các nhóm là tương
đương nhau, trong khi đó trong nghiên cứu này, số bệnh nhân nằm trong nhóm
cán bộ cơng chức chiếm tỷ lệ hơn hẳn 57,3%. Lý giải cho sự khác biệt này có thể
do nghiên cứu này được tiến hành tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội nên đa số bệnh
nhân sống ở Hà Nội hoặc khu vực xung quanh Hà Nội, số bệnh nhân ở các tỉnh
khác đến đẻ, mổ đẻ và điều trị tại viện Phụ Sản Hà Nội không nhiều. Hơn nữa, ở
những đối tượng này do điều kiện về kinh tế xã hội, nên sau mổ lấy thai có thể
họ có những biểu hiện bệnh nhưng họ chỉ điều trị tại nhà hoặc đến cơ sởy tế gần
nhất để điều trị. Chỉ những trường hợp nặng, tuyến dưới không điều trị được mới
chuyển lên tuyến trên.
Phần lớn sản phụ chưa lần nào nạo hút thai. Có 2 trường hợp nạo hút thai 1
lần. Khơng có trường hợpnào tiền sử trên 2 lần nạo hút thai. Cũng tương tự như
số lần nạo hút thai, số lần sinh đẻ của sản phụ cũng được đánh giá trong kết
quả nghiên cứu. Tỷ lệ sản phụ đẻ con lần 1 và con lần 2 chiếm tỷ lệ cao nhất
53,2% và 40,3%. Trong nghiên cứu của tác giảNguyễn Thùy Nhung năm 2013
có 5,6% sản phụ tiền sử nạo hút thai trên 3 lần và có 2 sản phụ đẻ con lần thứ 3
trở lên. Sự khác biệt này có thể được lý giải là công tác tuyên truyền kế hoạch
hóa gia đình ngày càng được nhà nước và ngành Y tế quan tâm nhiều hơn. Bên
cạnh đó, đời sống được cải thiện, trình độ dân trí phát triển, người dân đặc biệt là
cán bộ công chức cũng ý thức được việc sinh đẻ có kế hoạch là điều cần thiết để
đảm bảo hạnh phúc cho cuộc sống gia đình. Vì thế tỷ lệ người sinh con thứ 3
cũng ít hơn rất nhiều so với những người có 1-2 con.
Viêm nhiễm phụ khoa bao gồm viêm âm hộ, viêm âm đạo viêm cổ tử cung
có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, tỷ lệ số phụ nữ mắc viêm nhiễm phụ
khoa ở nước ta tương đối cao. Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Nhung
cũng kết luận rằng viêm nhiễm phụ khoa không điều trị là yếu tố nguy cơ làm
tăng tỷ lệ viêm niêm mạc tử cung sau đẻ. Trong số bệnh nhân có viêm nhiễm
phụ khoa trước đẻ, có 44,6% bệnh nhân khơng điều trị, nhóm này có nguy cơ
VNMTC cao gấp 4,672 lần nhóm có điều trị. Ở nghiên cứu của chúng tôi, trong

số 142 sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai, có 61 sản phụ có triệu chứng viêm
nhiễm phụ khoa trong khi mang thai chiếm tỷ lệ 42,7%. Kết quả này cũng tương
đương với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thùy Nhung.
Điều này cho thấy còn khá nhiều bệnh nhân chưa nhận thức được ảnh
hưởng của viêm nhiễm phụ khoa khi không được điều trị triệt để. Họ không thực
sự quan tâm đến vấn đề sức khỏe của bản thân, hoặc là do quá bận rộn với công
việc hàng ngày hoặc là do chủ quan khơng đi khám khi có các dấu hiệu của viêm
nhiễm phụ khoa. Trong nghiên cứu này, chúng tơi quan sát thấy các sản phụ có
triệu chứng viêm nhiễm phụ khoa âm đạo trước đẻ hầu như khơng được điều trị
gì, có thể vì tâm lý sản phụ cho rằng khi có thai khơng nên điều trị bất kỳ thuốc
gì. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều loại thuốc điều trị viêm
nhiễm phụ khoa trong thai kỳ mà không ảnh hưởng đến thai nghén. Vì vậy
chúng ta cần đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, tư vấn cho sản phụ điều trị viêm


20

nhiễm phụ khoa kể cả trong thai kỳ. Việc phát hiện và điều trị sớm cho những
bệnh nhân viêm nhiễm phụ khoa trước và trong thời kỳ mang thai cũng là một
nhân tố quan trọng góp phần dự phịng nhiễm khuẩn hậu sản nói chung và viêm
niêm mạc tử cung sau mổ lấy thai nói riêng.
Thời gian theo dõi tại phịng đẻ là thời gian được tính từ lúc bệnh nhân
vào phòng đẻ cho đến khi bệnh nhân kết thúc chuyển dạ. Việc nghiên cứu
thời gian theo dõi tại phòng đẻ dễ dàng hơn so với nghiên cứu thời gian
chuyển dạ, bởi lẽ có những bệnh nhân đã chuyển dạ rất lâu tại nhà mới đến
viện vì có dấu hiệu chuyển dạ khơng rõ ràng, nhưng cũng có những bệnh
nhân chưa chuyển dạ rõ cũng đến nhập viện. Vì vậy việc xác định thời gian
chuyển dạ của sản phụ thường khơng được chính xác và một phần phụ thuộc
vào cả chủ quan của sản phụ. Do đó, trong nghiên cứu này chúng tơi chọn
thời gian theo dõi tại phịng đẻ là yếu tố để đánh giá vì nó tương đối chính

xác và khách quan, khơng phụ thuộc vào cảm nhận chủ quan của người bệnh.
Mặt khác, khi thời gian chuyển dạ kéo dài thì thời gian nằm tại phịng đẻ
cũng kéo dài theo.
Ở nghiên cứu của chúng tôi, trong 142 sản phụ, có đến 81,0% sản phụ nằm
theo dõi tại phịng đẻ≤6 giờcho đến lúc mổ. Trong đó ở nhóm mổ chủ động là 96%,
cịn ở nhóm mổ cấp cứu là 58%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Số
sản phụ nằm tại phòng đẻ trên 12 giờ chiếm tỷ lệ thấp nhất, chỉ khoảng 12,0%
trong tổng số 142 sản phụ. Thời gian trung bình theo dõi tại phịng đẻ của nhóm
mổ chủ động (0,81±2,47) nhỏ hơn thời gian trung bình của nhóm mổ cấp cứu
(7,94±7,79). Sư khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Có sự khác biệt về
tỷ lệ bệnh nhân nằm theo dõi ở phịng đẻ là bởi vì trong nghiên cứu của chúng
tơi, có tới gần 60% bệnh nhân VNMTC là sau mổ lấy thai chủ động, chưa có
chuyển dạ, do đó thời gian theo dõi ở phịng đẻ rất ngắn.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Nhung, Nguyễn Thị Phương
Liên, và một số nghiên cứu của tác giả nước ngoài Nathan, MacDonald và
Eschenback, khi thời gian chuyển dạ kéo dài nguy cơ viêm niêm mạc tử
cung cũng tăng lên. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Nhung kết luận rằng
đối tượng có thời gian nằm tại phịng đẻ trên 6 giờ thì nguy cơ mắc viêm
niêm mạc tử cung sau đẻ cao gấp 2,21 lần so với nhóm có thời gian nằm tại
phòng đẻ dưới 6 giờ.
Sở dĩ như vậy vì khi chuyển dạ, cổ tử cung bắt đầu mở dưới tác dụng
của cơn co tử cung, nút nhày cổ tử cung bị đẩy ra ngoài, vi khuẩn ở âm đạo
có thể xâm nhập lên đường sinh dục trên. Hơn nữa khi nằm tại phòng đẻ,
việc thăm khám âm đạo, cổ tử cung nhiều lần nhất là khi ối đã vỡ là một
trong những yếu tố thuận lợi để đưa vi khuẩn có sẵn trong âm đạo vào buồng
tử cung. Đặc biệt nếu sảnphụ có nhiễm khuẩn đường sinh dục dưới trước đẻ
thì nguy cơ này lại càng tăng lên. Như vậy, thời gian nằm tại phòng đẻ của
sản phụ nếu kéo dài cũng là yếu tố nguy cơ của viêm niêm mạc tử cung. Do
đó, để dự phịng viêm niêm mạc tử cung sau đẻ chúng ta không nên để thời
gian nằm chờ tại phòng đẻ của sản phụ quá lâu, chỉ cho sản phụ đã chuyển dạ

thực sự vào phòng đẻ để tránh những trường hợp chuyển dạ giả có thể nằm


21

tại phòng đẻ trên 24 giờ, làm tăng nguy cơ viêm niêm mạc tử cung ở những
sản phụ này.
Mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau và màng ối qua một
vết mổ ở thành tử cung đang nguyên vẹn. Ngày nay mổ lấy thai được chỉ định
trong những trường hợp mà cuộc sinh ngã âm đạo tỏ ra khơng an tồn cho mẹ và
thai nhi. Nhiều chỉ định rất rõ ràng nhưng có những chỉ định là tương đối. Trong
nhiều trường hợp cần cân nhắc trong mổ lấy thai hoặc sinh ngã âm đạo để có
được chỉ định tối ưu. Nhiễm khuẩn hậu sản là những nhiễm khuẩn có nguồn gốc
từ đường sinh dục, xảy ra trong thời kỳ hậu sản. Nhiễm khuẩn hậu sản chiếm tỷ
lệ cao trong các tai biến sản khoa và là một trong những nguyên nhân hàng đầu
gây tử vong mẹ, đặc biệt là ở những nước đang phát triển trong đó có Việt
Nam.Nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai là nhiễm khuẩn hậu sản xuất phát từ bộ phận
sinh dục xảy ra trong thời kỳ hậu sản (kể từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, tử cung,
hai phần phụ và tiểu khung…). Những trường hợp đường vào của vi khuẩn
không phải từ bộ phận sinh dục, như sốt sau đẻ do bệnh cúm: cúm, viêm ruột
thừa, viêm đường tiết niệu cấp, lao phổi, viêm gan... thì khơng phải là nhiễm
khuẩn hậu sản. Nhiễm khuẩn sau mổ là những nhiễm khuẩn tại vị trí phẫu thuật
trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật không có cấy
ghép và cho tới một năm sau mổ với phẫu thuật có cấy ghép bộ phận giả (phẫu
thuật implant).
Trong một nghiên cứu ở 355 bệnh viện lớn tại Mỹ năm 2013, tỉ lệ nhiễm
khuẩn hậu sản chiếm 4,1% những phụ nữ sau đẻ. Theo thống kê của WHO, tỷ lệ
tử vong do nhiễm khuẩn hậu sản chiếm khoảng 11% trong số 289.000 ca tử vong
mẹ năm 2014. Ở Việt Nam, tỷ lệ nhiễm khuẩn hậu sản tại TP Hồ Chí Minh năm
2005 là 1,7%. Theo nghiên cứu của Trung tâm BVBMTE & KHHGĐ Thái Bình

năm 2002 tỷ lệ tử vong ở phụ nữ do nhiễm khuẩn hậu sản là 11,3%. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi đã báo cáotriệu chứng lâm sàng sản phụ NKSMLT.
Chúng tôi nhận thấy triệu chứng phổ biến nhất của sản phụ NKSML là sốt
(73,1%). Các triệu chứng khác bao gồm 38,5% BN có vết mổ sưng đau nóng đỏ,
có 30,7% BN tử cung co chậm, có 15,4% BN đau bụng, có 15,4% BN có sản
dịch nhiều và hơi. Ngồi ra, có 7,7% BN có vết mổ hở da. Nghiên cứu này
không ghi nhận trường hợp nào vết mổ chảy mủ và ra huyết. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi phù hợp với báo cáo của tác giả tại Bệnh viện Từ Dũ. Theo tác giả
Vũ Duy Minh đã chỉ ra trên nhóm sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai, các
triệu chứng ghi nhận vào tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ bao gồm: sốt, cảm quan
vết mổ, tình trạng thu hồi của tử cung, sản dịch, phản ứng vùng bụng, tổng trạng.
Khi ghi nhận các dấu hiệu này trên người có biểu hiện triệu chứng, thì tỉ lệ cho
thấy, sốt là triệu chứng dễ nhận biết nhất nhưng giá trị chẩn đoán nhiễm khuẩn
cũng thấp nhất (30%), phản ứng vùng bụng và vết mổ hở da, mùi sản dịch cũng
là triệu chứng quan trọng gợi ý đến nhiễm khuẩn vết mổ chiếm từ 57% đến
66,7%. Hai triệu chứng trên lâm sàng quan trọng nhất đánh giá có nhiễm khuẩn
là độ thu hồi của tử cung và tình trạng vết mổ (trên 80%). Tác giả Phan Thị Thu
Anh giải thích về cơ chế sốt trong nhiễm khuẩn do tác động của cytokine từ bạch
cầu (chủ yếu là đại thực bào) sinh ra (hàng đầu là IL-1, IL-6, TNF –α) và thông


22

qua prostaglandin E2, tác động lên thụ thể ở trung tâm điều nhiệt gây ra sốt. Kết
quả cho thấy số bệnh nhân có nhiệt độ 38,5-39 độ C chiếm tỷ lệ cao nhất 46,8%
số bệnh nhân có nhiệt độ ở mức 38-38,5 độ C là 33%. Như vậy có đến 79,8%
bệnh nhân có nhiệt độ < 39 độ C. Có 20,2 % số bệnh nhân có nhiệt độ > 39 độ C,
kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thùy Nhung năm
2013. Trong đó mổ cấp cứu có 18 trường hợp chiếm tới 36%, cịn mổ chủ động
chỉ có 7 trường hợp chiếm tỷ lệ 9,5%. Sự khác biệt về nhiệt độ giữa 2 nhóm có ý

nghĩa thống kê với p < 0,05. Như vậy, triệu chứng sốt trong viêm niêm mạc tử
cung thường là không sốt cao, nhiệt độ thường dao động trong khoảng 38-39 độ
C do mức độ nhiễm khuẩn chưa nặng nề. Do đó cần chẩn đốn phân biệt với sốt
xuống sữa và nhiễm khuẩn tiết niệu.
Chẩn đốn các hình thái NKSMLT là cần thiết cho q trình điều trị và
chăm sóc. Trong nghiên cứu này, có hơn một nửa sản phụ nhiễm khuẩn vết mổ
nơng (57,7%), đây là hình thái phổ biến nhất ở sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy
thai. Cũng như các nghiên cứu khác, trong nghiên cứu này, nhiễm khuẩn vết mổ
nông bao gồm nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Cụ thể,
sản phụ có sản dịch khơng hơi, vết rách hay chỗ khâu viêm tấy, sốt nhẹ 38 - 38,5
độ C, và tử cung thu hồi bình thường. Ngồi hình thái trên, chúng tơi ghi nhận có
34,7% sản phụ viêm nội mạc tử cung, có 3,8% sản phụ viêm tử cung tồn bộ, và
3,8% sản phụ nhiễm khuẩn huyết.
Ngày nay, cùng với sự tiến bộ của y học, sự phát triển về đời sống kinh tế
văn hóa và trình độ dân trí, việc chăm sóc sức khỏe người dân được quan tâm
nhiều hơn. Việc dự phòng, phát hiện sớm và điều trị sớm bệnh tật là một nhiệm
vụ hết sức quan trọng. Ở Việt Nam đã có một số nghiên cứu về các yếu tố nguy
cơ gây VNMTC sau đẻ. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Phương Liên năm 2006 đã
xác định được một số yếu tố nguy cơ như: Mổ lấy thai, thời gian vỡ ối, thời gian
chuyển dạ, cắt tầng sinh môn trên những sản phụ đẻ đường âm đạo. Nghiên cứu
của Nguyễn Thị Thùy Nhung năm 2013 đã tìm hiểu được một số yếu tố nguy cơ
như:Tiền sử viêm nhiễm phụ khoa trước và trong khi mang thai, tiền sử ra khí hư
âm đạo 2 tuần trước đẻ, thời gian vỡ ối, thời gian chuyển dạ, can thiệp thủ thuật
sau đẻ.
Trong lâm sàng, có nhiều yếu tố nguy cơ gây viêm niêm mạc tử cung sau
mổ lấy thai, nhưng do điều kiện không cho phép, nghiên cứu của chúng tôi chỉ
nhận xét được một số yếu tố như: Chỉ định mổ, tiền sử viêm nhiễm phụ khoa
trước và trong thời kỳ mang thai, các bệnh toàn thân của sản phụ trước mổ, thời
gian theo dõi tại phòng đẻ, thời gian ối vỡ.
Mẹ mắc bệnh lý tồn thân mãn tính liên quan đến các bệnh lý sản khoa. Đái

tháo đường, lao, tiền sản giật, Basedow... Các sản phụ này thường bị rối loạn
chuyển hóa, rối loạn vận mạch làm giảm sức đề kháng của cơ thể và làm vết mổ
lâu liền do đó dễ dẫn đến nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai. Tỷ lệ nhiễm khuẩn sau
mổ đẻ ở nhóm sản phụ mắc bệnh đái tháo đường chiếm 80%. Trong nghiên cứu
của chúng tơi, tỷ lệ bệnh kèm theo ở nhóm sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
(6,3%) cao hơn nhóm sản phụ khơng có nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai (1,4%). Có
sự mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa có bệnh kèm theo và tình trạng


23

NKSMLT (p <0,05) (OR: 5,2; 95%CI: 3,4-6,3). Kết quả này phù hợp quy luật
thơng thường là khi có bệnh kèm theo tỷ lệ nhiễm khuẩn sau bất cứ phẫu thuật
nào cũng tăng lên, trong đó có mổ lấy thai. Tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh
thận, bệnh tim và béo phì là nguy cơ làm tỷ lệ nhiễm khuẩn sau mổ tăng lên.
Cũng trong nghiên cứu của tác giả Vũ Duy Minh, có sự khác biệt có ý nghĩa
thống kê giữa các đối tượng có bệnh lý kèm theo hay khơng với kết cuộc có xảy
ra nhiễm khuẩn. Có 3,9% những người có bệnh lý kèm theo có xảy ra nhiễm
khuẩn. Tỉ lệ này cao hơn ở nhóm khơng có bệnh lý kèm theo là 1,7%. Sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,04.
Chúng tôi cũng nhận thấy nhữngBN có chỉ định mổ cấp cứu, có khung chậu
giới hạn và bất thường, có vết mổ cũ, và thai to có liên quan có ý nghĩa thống kê
đến tình trạng NKSMLT (p <0,05).
KẾT LUẬN
Sau khi nghiên cứu về thực trạng nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai và các yếu tố liên
quan của 142 sản phụ được phẫu thuật tại Bệnh viện phụ sản Trung ương, em rút
ra một số kết luận sau đây:
1. Về thực trạng bệnh nhân nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai
- Trong số sản phụ mổ lấy thai bị nhiễm khuẩn sau mổ, 94,3% sản phụ
trong lứa tuổi sinh đẻ và 53,2% sản phụ là mổ lần đầu.

- Chỉ định mổ thai: chỉ định mổ cấp cứu là 40,1% và mổ chủ động 59,9%.
Chỉ định từ phía mẹ bao gồm: 21% sản phụ mổ lấy thai do vết mổ cũ;
20,9% sản phụ mổ lấy thai do tình trạng ối; 13,0% sản phụ mổ lấy thai
do khung chậu bất thường; 9,8% sản phụ do khung chậu giới hạn; 3,3%
do cổ tử cung; và 3,7% sản phụ do rau tiền đạo. Chỉ dịnh từ phía con
gồm: 16,9% do thai to; 12,7% do bất xứng đầu chậu và 10,6% do ngôi
thai bất thường.
- Triệu chứng lâm sàng: 73,1% sản phụ có sốt; 38,5% sản phụ có vết mổ
sưng đau nóng đỏ; 30,7% sản phụ tử cung co chậm; 15,4% sản phụ đau
bụng; 15,4%sản phụ có sản dịch nhiều và hơi; 7,7% sản phụ có vết mổ
hở da. Khơng có trường hợp nào vết mổ chảy mủ và ra huyết. Tỷ lệ sản
phụ có bệnh kèm theo chiếm 6,3%. 26,1% sản phụ thừa cân, béo phì và
4,2% sản phụ gầy cịm.
- Hình thái và tỷ lệ NKSMLT: 57,7% sản phụ nhiễm khuẩn vết mổ nông;
34,7% sản phụ viêm nội mạc tử cung; 3,8% sản phụ viêm tử cung toàn
bộ; và 3,8% sản phụ nhiễm khuẩn huyết.
- Ngoài điều trị nội khoa (kháng sinh, tăng co, truyền dịch…), 29,0% sản
phụ cần can thiệp buồng tử cung. Kết quả điều trị 100% sản phụ khỏi
bệnh và được ra viện, thời gian nằm viện trung bình 7,7±5,2 ngày, trong


×