1
ĐẶT VẤN ĐỀ
NKVM là một trong 4 loại nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV)
thường gặp nhất trong các cơ sở khám chữa bệnh chiếm 20% –
30% các NKBV. Tỷ lệ NKVM tại Mỹ và một số nước Tây Âu
thay đổi từ 2% - 15% tùy theo loại PT. Tại các nước khu vực châu
Á NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% bệnh nhân phẫu thuật (BNPT).
NKVM gây hậu quả nặng nề cho người bệnh, một nghiên cứu tại
Bệnh viện Bạch Mai cho thấy NKVM kéo dài thời gian nằm viện
8,2 ngày, làm tăng gấp đơi chi phí điều trị. Từ năm 2009 nhiều
nghiên cứu phát hiện E.coli có mang gene metallo-beta-lactamase
hoặc NDM-1 tạo ra enzyme NDM-1 có thể kháng lại hầu hết các
loại thuốc kháng sinh, kể cả nhóm kháng sinh mạnh nhất là
Carbapenem. Vì vậy, NKVM ngày nay đã trở thành thách thức
mang tính thời đại và tồn cầu. Hiện nay, tỷ lệ NKBV là một
trong những chỉ số quan trọng phản ánh chất lượng chuyên môn
của bệnh viện.
Tại Việt Nam, NKBV đang là vấn đề thời sự khi công tác
kiểm soát nhiễm khuẩn phải đối mặt với nhiều thách thức như:
ngân sách đầu tư cịn hạn hẹp, tình trạng q tải, cơ sở vật chất
thiếu thốn, phần lớn nhân viên y tế chưa nhận thức đầy đủ về tầm
quan trọng của cơng tác này. Vì vậy, triển khai đề tài này để đưa
ra các giải pháp đồng bộ giảm tỷ lệ NKVM, NKBV.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan tại
một số bệnh viện tuyến tỉnh và trung ương, 2009 – 2012.
2
2. Đánh giá hiệu quả của một số biện pháp can thiệp trong phòng
ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Bệnh viện Trung ương Quân đội
108, 5/2012 – 12/2012.
ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN
- Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá đúng thực trạng nhiễm
khuẩn vết mổ ở khu vực phía bắc và hiệu quả của một số biện
pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ.
- Trên cơ sở kết quả thu được khuyến cáo các PTV, hệ thống
quản lý sức khỏe cộng đồng, cần thiết phải xây dựng những qui
trình phịng ngừa NKVM riêng từng bệnh viện trên cơ sở nghiên
cứu thực trạng NKVM. Kết quả cũng khẳng định khơng có sự
tương đồng giữa các yếu tố nguy cơ với nhiễm khuẩn vết mổ, ở
những cơ sở y tế có yếu tố nguy cơ NKVM thấp nhưng vẫn có tỷ
lệ NKVM cao.
CẤU TRÚC LUẬN ÁN
Luận án gồm 118 trang (chưa kể phần phụ lục và tài liệu
tham khảo) với 4 chương chính: Đặt vấn đề 2 trang, chương 1 –
Tổng quan tài liệu 36 trang, chương 2 – Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu 17 trang, chương 3 – Kết quả nghiên cứu 26
trang, chương 4 – Bàn luận 34 trang, Kết luận và kiến nghị 3
trang. Luận án có 36 bảng, 09 biểu đồ, 4 hình ảnh minh họa, 1 sơ
đồ, 103 tài liệu tham khảo trong đó có 51 tài liệu Tiếng Việt và 52
tài liệu Tiếng Anh.
1.1.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm khuẩn vết mổ
3
- Lịch sử nghiên cứu nhiễm khuẩn vết mổ: Cho đến tận nửa
đầu thế kỷ XIX, các PTV vẫn chưa có hiểu biết nhiều về bản chất
của NKVM. Cho đến năm 1847, một bác sĩ sản khoa Ignaz
Semmelweis nhận thấy có mối liên hệ giữa việc khơng vệ sinh
bàn tay trước khi thăm khám các sản phụ và tỷ lệ sốt hậu sản cao.
Vào cuối thế kỷ XIX, Louis Pasteur và Giáo sư Joseph Lister đã
chứng minh vi khuẩn là căn nguyên gây NKVM ở BNPT. Phòng
ngừa NKBV chỉ thực sự bắt đầu khi một loạt các vụ dịch nhiễm tụ
cầu vàng xảy ra tại các bệnh viện Bắc Mỹ và Anh trong những
năm 50 của thế kỷ XX. Vào năm 1970, chương trình giám sát và
kiểm sốt NKBV được tổ chức Hoa Kỳ, sau đó phát triển thành
hệ thống quốc gia theo dõi NKBV thuộc trung tâm kiểm soát
bệnh tật Hoa Kỳ (CDC).
- Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ trên thế giới: Tại Mỹ và
một số nước Tây Âu, tỷ lệ NKVM thay đổi từ 2% - 15% tuỳ theo
loại phẫu thuật và chi phí trung bình mỗi ngày 325 euro. Năm
2011, khảo sát tại 183 bệnh viện ở Mỹ trong số 11.282 bệnh nhân
phẫu thuật có 452 BN NKVM liên quan đến chăm sóc y tế 4,0%.
Mỗi năm tại Châu Âu có khoảng 29 triệu ca mổ với tỷ lệ NKVM
là 2,6%. Bệnh nhân NKVM làm tăng ngày điều trị trung bình lên
6,5 ngày và tăng gấp đơi giá thành điều trị và chi phí cho NKVM
khoảng 6,3 tỷ Euro. Patir và cộng sự ghi nhận nhiễm khuẩn sau
phẫu thuật thần kinh tại New Delhi, Ấn Độ là 15% và trong một
nghiên cứu khác cũng tiến hành ở Ấn Độ cho thấy tỉ lệ NKVM
sau phẫu thuật tim mạch là 18,8%. Tại châu Phi vùng cận Sahara,
tỷ lệ NKVM là 24%. Tại các bệnh viện khu vực Châu Á như Ấn
Độ, Thái Lan, NKVM gặp ở 8,8% - 17,7% bệnh nhân phẫu thuật.
4
- Tình hình nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt nam: Kết quả điều
tra năm 2010 của Bệnh viện Đại học y – dược Thành phố Hồ Chí
Minh cho thấy NKVM có thể có liên quan: mổ mở hay mổ nội
soi, cơ địa tiểu đường, phẫu thuật sạch nhiễm, sử dụng gạc hay
Urgo steril và tỉ lệ NKVM khác nhau giữa các chuyên khoa. Kết
quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học ở 08 bệnh viện: Tỷ lệ
NKVM: 10,5%. Các yếu tố nguy cơ gây NKVM: Escherichia
coli: 20,5%, Pseudomonas aeruginosa: 20,5% và Staphylococcus
aureus: 18,0%. Theo tài liệu Bộ Y tế năm 2012 NKVM 5% 10%, 90% NKVM nông, sâu. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi trung
ương: Tỷ lệ NKVM giảm rõ rệt khi tỷ lệ tuân thủ vệ sinh tay
(VST) tăng lên; Sự tham gia tích cực của mạng lưới KSNK làm
cho tỷ lệ VST của nhân viên y tế (NVYT) tăng lên rõ rệt (> 80%).
Tại Đồng Nai, giám sát 810 BN: NKBV 5,1%.
- Căn nguyên vi sinh vật gây nhiễm khuẩn vết mổ: Có rất
nhiều loại VSV gây NKVM. Các VSV này thay đổi tuỳ theo các
đối tượng BN, theo từng khoa phòng, từng bệnh viện, đặc biệt có
sự khác biệt giữa các Quốc gia. Các VSV gây NKVM gồm: vi
khuẩn, vi rút, nấm.
1.2. Một số yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ
- Khái niệm: Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại
vị trí phẫu thuật trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày sau
mổ với các phẫu thuật không cấy ghép. Theo WHO là nhiễm
khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế (Healthcare Associate
Infection).
5
- Những yếu tố nguy cơ gây nhiễm khuẩn vết mổ: Một số
đặc trưng cá nhân người bệnh; Yếu tố liên quan đến phẫu thuật;
Các yếu tố liên quan VSV; Các yếu tố mơi trường BV.
1.3. Các biện pháp phịng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
1.3.1. Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ trên
TG
Năm 1999, CDC và NNIS đã có khuyến cáo về phịng ngừa
NKVM và được bổ sung thường xuyên đó là: Mọi NVYT, người
bệnh và người nhà bệnh nhân phải tn thủ qui định và qui trình
phịng ngừa và kiểm soát NKVM trước trong và sau phẫu thuật.
Sử dụng KSDP phù hợp với các nguyên nhân gây bệnh, đúng liều
lượng, thời điểm và đường dùng. Thường xuyên và định kỳ giám
sát phát hiện NKVM ở người bệnh phẫu thuật, giám sát tuân thủ
thực hành phòng ngừa và kiểm sốt NKVM ở NVYT và thơng tin
kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.
- Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật như: Phải được kiểm tra
và điều chỉnh đường máu, Protid máu; Phải bỏ thuốc lá; Xác định
và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trước mổ; Nằm viện trước mổ
càng ngắn càng tốt; Tắm; Vệ sinh, bỏ lơng - tóc vùng mổ; Sát
khuẩn vùng mổ cần theo đúng nguyên tắc; Che, bọc vùng mổ
- Dùng kháng sinh dự phòng: Lựa chọn loại kháng sinh thích
hợp; Thời điểm thích hợp đưa kháng sinh vào cơ thể; Hạn chế
thời gian sử dụng kháng sinh sau mổ và áp dụng liệu pháp KSDP
- Nhóm các biện pháp phịng ngừa trong PT: Nhân viên phịng
mổ và kíp PT; Mơi trường phịng mổ và tổ chức trong khu PT.
6
- Nhóm các biện pháp phịng ngừa sau phẫu thuật: Chăm sóc
vết mổ sau phẫu thuật
- Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ theo CDC.
1.3.2. Biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ tại Việt
Nam
Trước đây, thực hành chống NKVM đã được thực hiện ở
một số các qui chế chuyên môn. Từ năm 1997 khi Bộ Y tế ban
hành qui chế chống NKBV và xây dựng khoa CNK trong hệ
thống tổ chức bệnh viện. Hiện nay phòng ngừa NKVM được hệ
thống hóa thành một lĩnh vực có tính chất chun mơn – khoa học
quan trọng.
- Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ở một số
Bệnh viện tuyến Trung ương: Các bệnh viện này đều ban hành
nhiều qui chế phòng ngừa NKVM và có Khoa Kiểm sốt nhiễm
khuẩn hoạt động hiệu quả. Các biện pháp phòng ngừa NKVM chủ
yếu tập trung vào: Tắm khử khuẩn người bệnh; Loại bỏ lông; Sử
dụng KSDP; Vệ sinh tay. Ngoài ra, kết hợp với các biện pháp
hành chính khác như: Thiết lập hệ thống giám sát; Phản hồi và
đánh giá NKVM.
- Các biện pháp phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ ở Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108: Tổ chức kiểm soát NKVM và
NKBV (Giám sát nhiễm khuẩn vết mổ; Giám sát thực hành và
nguồn lực kiểm soát nhiễm khuẩn; Vệ sinh tay; Hướng dẫn phòng
ngừa chuẩn và phòng ngừa bổ sung trong BV; Khử tiệt khuẩn
dụng cụ, đồ vải). Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật (Điều chỉnh tình
trạng bệnh lý; Chuẩn bị da – loại bỏ lơng; Kháng sinh dự phịng).
7
u cầu thơng khí và mơi trường phịng mổ; Làm sạch và khử
khuẩn bề mặt môi trường; Tiệt khuẩn dụng cụ và đồ vải phẫu
thuật; Vệ sinh tay; Kỹ thuật vơ khuẩn và phẫu thuật. Chăm sóc
vết mổ sau phẫu thuật: Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật; Giám sát
nhiễm khuẩn vết mổ.
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
2.1. Nghiên cứu thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ tại một số
Bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ BNPT tại các khoa: Ngoại chung, Chấn thương, Gây
mê hồi sức và Sản phụ khoa tại BV tuyến Trung ương gồm: Bạch
Mai, Huế, Cần Thơ, TƯQĐ 108 và các BV tuyến tỉnh gồm: Ninh
Bình, Hưng Yên, Phố Nối, Yên Bái; NVYT trực tiếp khám chữa
bệnh, chăm sóc BN gồm: Bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ lý
và sinh viên thực tập tham gia nghiên cứu từ tháng 11/2009 04/2012.
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có kết hợp phân tích
2.1.3. Phương pháp thu thập thơng tin
- Tiêu chuẩn chẩn đốn: Nhiễm khuẩn vết mổ là những
nhiễm khuẩn tại vết mổ trong thời gian từ khi mổ cho đến 30 ngày
sau mổ. Trường hợp phẫu thuật ghép mơ tạng được tính là sau 12
tháng.
8
- Giám sát thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ:
phỏng vấn trực tiếp theo bộ phiếu được lập sẵn dựa trên các
khuyến cáo về vô khuẩn ngoại khoa của CDC, Hoa Kỳ.
- Giám sát NKVM: với mỗi BN, nhân viên kiểm soát nhiễm
khuẩn tại các BV nghiên cứu sử dụng phiếu giám sát NKVM để
thu thập thông tin liên quan tới BN, cuộc mổ, diễn biến NKVM,
tình hình sử dụng kháng sinh, dữ liệu vi sinh và kết quả điều trị.
+ Phương pháp đánh giá nội dung nghiên cứu: dựa trên
thang điểm 5, mỗi tiêu chí Đạt: 1 điểm, không đạt: 0 điểm
2.2. Nghiên cứu can thiệp
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu: 311 bệnh nhân được phẫu thuật tại
khoa Ngoại tiêu hóa và ngoại nhân dân theo kế hoạch và được
phân loại phẫu thuật sạch và sạch nhiễm trong thời gian từ
05/2012 đến 12/2012.
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu can thiệp
- Xây dựng, sửa đổi quy trình chăm sóc, đào tạo, tập huấn,
trang bị phương tiện phục vụ chăm sóc kiểm soát NKVM, liệu
pháp KSDP. Tiến hành kiểm tra, giám sát và áp dụng các biện
pháp hành chính khác nhằm thay đổi nhận thức và thực hành kiểm
soát nhiễm khuẩn của NVYT và BN, người nhà BN tại các khoa
tham gia nghiên cứu.
- Triển khai can thiệp các biện pháp phòng ngừa NKVM vào
các khâu của quá trình PT: Chuẩn bị bệnh nhân phẫu thuật (giám
sát tắm trước phẫu thuật, bỏ lơng trước phẫu thuật, sử dụng kháng
sinh dự phịng); Giám sát nguồn nước bệnh viện; Giám sát thực
9
hành rửa tay phẫu thuật; Giám sát thực hành trong buồng phẫu
thuật; Giám sát thực hành thay băng; Giám sát NKVM. Đánh giá
hiệu quả của các biện pháp can thiệp về phương diện lâm sàng (tỷ
lệ NKVM, tỷ lệ tử vong, thời gian nằm viện trung bình, số ngày
và số lượng kháng sinh sử dụng).
2.3.
Vật liệu nghiên cứu
- Môi trường nuôi cấy vi khuẩn: Môi trường nuôi cấy, phân
lập vi khuẩn của hãng BioRad (Hoa Kỳ); Bộ tính chất hóa sinh
học API 20 xác định VK của hãng BioMerieux; Định danh vi
khuẩn bằng máy định danh tự động Phoenix của hãng Becton
Dickinson (Hoa Kỳ). Khoanh giấy xác định vi khuẩn kháng thuốc
của BioRad
- Bộ phiếu nghiên cứu: Bộ phiếu nghiên cứu được thiết kế
dựa trên các khuyến cáo của CDC, hướng dẫn của Bộ y tế.
Phiếu số 1: Giám sát NKVM; Phiếu số 2: Giám sát chuẩn bị
BN trước mổ (Nội dung gồm tắm bệnh nhân trước phẫu thuật,
loại bỏ lông trước phẫu thuật và sử dụng KSDP); Phiếu số 3:
Giám sát thực hành rửa tay phẫu thuật (Nội dung gồm phương
tiện rửa tay phẫu thuật và giám sát thực hành rửa tay phẫu
thuật); Phiếu số 4: Giám sát thực hành trong buồng phẫu thuật
(Nội dung phương tiện tiệt khuẩn theo bộ, chỉ thị hóa học và giám
sát thực hành trong buồng PT); Phiếu số 5: Giám sát quy trình
thay băng (Nội dung gồm vô khuẩn, chuẩn bị dụng cụ và thực
hành thay băng)
2.4.
Xử lý số liệu
10
- Nhập dữ liệu: Dữ liệu nghiên cứu thực trạng NKVM được
nhập và quản lý bằng Epi.Info 2000, SPSS 12.0 tại khoa KSNK BV Bạch Mai. Dữ liệu nghiên cứu can thiệp phịng ngừa NKVM
ở khoa Ngoại tiêu hóa và khoa Ngoại nhân dân được nhập và
quản lý bằng phần mềm vi tính SPSS 16.0 tại khoa KSNK - Bệnh
viện TƯQĐ 108.
- Phân tích dữ liệu: Tần xuất và tỷ lệ % của từng yếu tố điều
tra, của nhóm yếu tố điều tra được phân tích so sánh khác biệt
bằng thuật toán t - student (với các giá trị trung bình) hoặc 2 (với
các giá trị %). Sử dụng hàm hồi quy logistic để mô tả mối liên
quan giữa can thiệp tăng cường thực hành kiểm soát NKVM với
NKVM và can thiệp tăng cường thực hành kiểm soát NKVM với
tuân thủ của NVYT về các quy trình kiểm sốt NKVM sau khi đã
hiệu chỉnh cho các biến độc lập khác.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng nhiễm khuẩn vết mổ và các yếu tố liên quan
3.1.1 Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật
- Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật: Nghiên cứu 4.717 BN
tại 4 BV tỉnh và 4 BVTW: Tuổi TB (42,0 ± 19,9); giới (Nam:
46,6%, nữ: 53,4%); điểm ASA (1 điểm: 80,7%, 2 điểm: 9,2%, 3
điểm: 9,3%, 4 điểm: 0,7% và 5 điểm: 0,1%), loại vết mổ (sạch:
22,5%, sạch nhiễm: 47,1%, nhiễm: 14,9% và bẩn: 15,5%), Chỉ số
nguy cơ SENIC ( SENIC 0: 9,0%, SENIC 1: 52,9%, SENIC 2:
32,2%, SENIC 3: 5,4%, SENIC 4: 0,4%), PT cấp cứu (52,5%),
Ngày nằm viện TB (11,0 ± 8,4 ngày).
11
- Phân bố các loại phẫu thuật theo tuyến nghiên cứu
(n=4717): PT cắt ruột thừa, PT sinh dục - sản khoa tuyến tỉnh cao
hơn so với tuyến Trung ương; PT cơ xương khớp, tiết niệu, Gan Mật - Tuỵ và thần kinh sọ não tuyến Trung ương luôn cao hơn so
với tuyến tỉnh.
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 3.1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ tính theo tuyến điều trị
Tuyến điều trị
Số BN
BN
NKVM
Tỷ lệ
(%)
Trung ương
2194
98
4,5
Tỉnh
2523
158
6,3
Tổng
4.717
256
5,4
So sánh (p)
0,008
Nhận xét: Tỷ lệ NKVM tuyến Trung ương là 4,5%, tuyến
tỉnh chiếm 6,3%. Tỷ lệ NKVM chung 5,4%.
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo cơ quan phẫu thuật
(n=256): Tỷ lệ NVKM thay đổi theo loại PT. Tỷ lệ NKVM cao ở
nhóm BN PT ruột non (18,5%), PT đại tràng (10,3%), PT dạ dày
(7,7%), PT ruột thừa 7,0%, PT gan – mật – tụy 6,4%, PT tiết niệu
6,3%.
3.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 3.2: Liên quan giữa NKVM với các yếu tố nguy cơ
Yếu tố
nguy cơ
Tuổi
Số
BN
Số BN
NKV
M
Tỷ
lệ %
OR
CI95
P
12
30 – 40
902
38
4,2
1,7
1,1 – 2,7
< 0,05
> 40
2.236
173
7,7
1,9
1,3 – 2,9
< 0,05
Sạch
nhiễm
2.223
82
3,7
1,8
1,1 – 3,0
< 0,05
Nhiễm
702
52
7,4
2,2
1,2 – 3,8
< 0,05
Bẩn
729
91
12,5
3,8
2,2 – 6,7
< 0,05
1,9
1,1 – 3,3
< 0,05
Loại vết mổ
Thời gian phẫu thuật > 120 phút
Có
204
22
10,8
Các yếu tố liên quan NKVM gồm: tuổi 30 – 40, tuổi ≥ 40,
loại vết mổ sạch nhiễm, nhiễm và bẩn, thời gian PT > 120 phút.
Bảng 3.3: Liên quan giữa NKVM với các bệnh liên quan
Yếu tố
nguy cơ
Bệnh
NK
Bệnh lao
Số
BN
Số BN
NKV
M
Tỷ
lệ %
OR
CI95
P
902
38
4,2
1,7
1,1 – 2,7
< 0,05
2.223
82
3,7
1,8
1,1 – 3,0
< 0,05
Bệnh nhiễm khuẩn (OR = 3,7, p < 0,05), bệnh lao (OR = 5,7, p <
0,05).
- Liên quan giữa NKVM với các loại phẫu thuật: PT tim
mạch (OR = 6,9, p < 0,05), PT ruột non (OR = 3,9, p < 0,05), PT
sinh dục (OR = 0,2, p < 0,05), PT ruột thừa (OR = 0,4, p < 0,05),
tuyến tỉnh (OR = 2,2, p < 0,05).
3.1.4. Tác nhân sinh học gây nhiễm khuẩn vết mổ
13
Bảng 3.4: Các loại vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ
Tác nhân gây NKVM
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
E.coli
24
38,7
Klebsiella pneumoniac
10
16,1
Enterococus faecalis
6
9,7
Acinetobacter baumanii
5
8,1
Trong số 256 BN NKVM, 27,3% (70/256) được làm xét
nghiệm vi sinh kết quả 75,7% (53/70) có kết quả ni cấy dương
tính. E.coli Klebsiella pneumoniac, Enterococus faecalis là tác
nhân gây bệnh chính
- Tỷ lệ E.coli kháng kháng sinh: Kết quả nghiên cứu cho thấy
có ≥ 60% các chủng E.coli phân lập được kháng các KS sử dụng
phổ biến.
3.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh
- Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh: Tỷ lệ sử dụng KS
trước phẫu thuật, KSDP, KS sau phẫu thuật chiếm là 24,5%,
15,3% và 99,6%.
Bảng 3.5: Tỷ lệ (%) BN sử dụng KSDP tính theo loại vết
mổ
Loại vết
mổ
Số BN
Số BN sử dụng KSDP
Tỷ lệ (%)
Sạch
1.063
154
14,5
14
Sạch nhiễm
2.223
418
18,8
Nhiễm
702
80
11,4
Bẩn
729
68
9,3
Tổng
4.717
720
15,3
3.1.6. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ
Bảng 3.6: Tỷ lệ tử vong ở nhóm BN măc và khơng mắc
NKVM
Tình trạng
NKVM
NKVM
Không
NKVM
p
Số (%) BN tử vong
Tuyến TƯ
15,3%
Tuyến tỉnh
3,2%
2 tuyến
7,8%
p*
(15/98)
(5/158)
(20/256)
13,3%
1,8%
7,2%
<
0,05
(280/2096)
(43/2365)
(323/4.461)
> 0,05
> 0,05
> 0.05
Tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân NKVM tuyến trung ương 15,3%
cao hơn tuyến tỉnh là 3,2% (p < 0,05).
- Ngày nằm viện ở BN có và khơng có NKVM: Ngày nằm
viện trung bình của BN mắc NKVM: 19,2 + 15,2, nhóm BN
khơng mắc NKVM: 10,5 + 7,5 với (p < 0,01). Thời gian nằm
viện sau mổ 16,3 ± 13,2 ngày ở nhóm bệnh nhân mắc NKVM cao
hơn ở nhóm BN không mắc NKVM 8,1 ± 5,3 ngày (p < 0,05).
15
- Chi phí điều trị ở BN có và khơng có NKVM: Tổng chi phí
điều trị TB và chi phí điều trị kháng sinh TB ở nhóm BN có
NKVM là 7,0 + 8,2 triệu đồng và 2,2 + 3,6 triệu đồng, cao hơn có
ý nghĩa thống kê so với nhóm BN khơng có NKVM: 4,7 + 5,5 và
1,4 + 2,2 (p < 0,01).
3.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Tắm trước phẫu thuật: Thời điểm và cách thức tắm: Tỷ lệ
BN tắm trước PT tính chung các BV: 49,3% (869/1.761). Tỷ lệ
BN tắm theo qui trình thấp từ 18,5% đến 44%. Điểm đạt TB về
tắm trước PT theo BV: Tỷ lệ (%) điểm đạt TB về tắm trước PT:
22,6 ± 22,3. Tỷ lệ (%) điểm đạt TB tính chung các BV: 28,1 ±
29,1.
- Loại bỏ lông trước phẫu thuật: Thời điểm và cách thức loại
bỏ lơng: 460/1.752 BN có loại bỏ lông trước PT, chiếm tỷ lệ
26,2%. Điểm đạt TB về loại bỏ lông trước phẫu thuật theo BV:
Tỷ lệ (%) điểm đạt TB về loại bỏ lông trước PT tại BV Phố nối:
59,8 ± 38,7 thấp hơn so sánh với các bệnh viện khác với p < 0,01.
Tỷ lệ (%) điểm đạt TB tính chung 6 BV: 86,0 ± 27,0.
3.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu phẫu
thuật
- Thực hành vệ sinh tay ngoại khoa: Tỷ lệ NVYT tuân thủ
không đúng kỹ thuật VST ngoại khoa: Tỷ lệ NVYT chà tay < 3
phút, đánh bàn tay, cổ tay, cẳng tay bằng bàn chải; không thực
hiện đủ các bước chà tay và không làm khô tay bằng khăn vơ
khuẩn theo trình tự: 83,2%; 77,0%; 39,5% và 37,7%. Điểm đạt
TB về kỹ thuật VST ngoại khoa theo BV, loại công việc
chuyên môn, khoa: Tỷ lệ (%) điểm đạt TB về kỹ thuật VST
16
ngoại khoa tính chung các BV: 32,5 ± 23,6, Phố Nối có tỷ lệ (%)
điểm đạt TB thấp hơn (p < 0,01) khi tính theo BV, loại cơng việc
chun mơn (p < 0,01).
- Thực hành sử dụng trang phục PHCN: Tỷ lệ lượt NVYT
không mang đúng trang phục PHCN: Trên 20% lượt NVYT
trực tiếp tham gia phịng ngừa NKVM khơng tuân thủ kỹ thuật.
Điểm đạt TB về mang trang phục PHCN theo BV: Tỷ lệ (%)
điểm đạt TB về mang trang phục PHCN tính chung nhóm NVYT
trực tiếp và gián tiếp tham gia PT: 77,5 ± 22,1. Có sự khác biệt về
tỷ lệ điểm đạt TB khi so sánh theo BV, từ 60,9 ± 18,0 tới 95,2 ±
10,2 (p < 0,01).
- Tuân thủ VST thường quy trong buồng PT: Tỷ lệ tuân thủ
VST tính chung mọi đối tượng NVYT là 26,8%, nhóm NVYT
trực tiếp tham gia PT (phẫu thuật viên: 48,2%, Bác sỹ gây mê:
33,2%, dụng cụ viên: 27,7%) cao hơn các đối tượng khác (p <
0,01).
3.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu
thuật
- Tỷ lệ tuân thủ quy trình thay băng: tỷ lệ tuân thủ VST trước,
sau thay băng và trước rửa/sát khuẩn vết mổ: 40,2%, 39,5% và
28,3%. Tỷ lệ thực hiện đúng kỹ thuật rửa và sát khuẩn vết mổ:
72,3% và 83,6%. 89,9% quy trình thay băng có dụng cụ thay băng
đóng theo bộ và 95,4% có băng vết mổ vơ khuẩn. Điểm đạt TB
về tuân thủ quy trình TB theo BV, Khoa điều trị: Tỷ lệ (%)
điểm đạt TB về tuân thủ quy trình thay băng: 71,5 ± 17,1. Có sự
khác biệt về tỷ lệ (%) khi so sánh theo BV, từ 49,2 ± 11,8 tới 86,2
± 10,3 (p < 0,01).
17
3.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại bệnh
viện 108
3.2.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
- Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật (n=311): Tuổi TB của
BN can thiệp cao hơn: 54,0 ± 14,7 năm, Nam chiếm 60,1%, tỷ lệ
BN có điểm ASA = 1 là 70,8%, tỷ lệ PT sạch nhiễm 304 (97,7%),
trước can thiệp tỷ lệ này là 35,5% . Thời gian nằm viện ở nhóm có
can thiệp TB 6,2 ± 5,4 ngày, nhóm không can thiệp 13,1 ± 8,7
ngày.
Bảng 3.7: Tỉ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo loại phẫu thuật
Nhiễm khuẩn vết mổ
Loại vết mổ
Sạch
Mổ mở
Khơng
Số
Tỷ lệ
lượng
(%)
4
Có
Số
Tỷ lệ
lượng (%)
80,0
Mổ NS
2
100,0
98,1
Sạch Mổ mở 158
nhiễm Mổ NS 140
97,9
Mổ nội soi có tỷ lệ NKVM thấp hơn
loại PT sạch và sạch nhiễm.
1
20,0
P
>
0,05
0
3
1,9
3
2,1
mổ mở ở các BN phân
3.2.2. Kết quả cải thiện thực hành phòng ngừa nhiễm khuẩn
vết mổ
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ: NKVM tại viện 108 là 2,3%.
18
- So sánh tỷ lệ mắc NKVM theo một số yếu tố liên quan:
Sau can thiệp phòng ngừa NKVM, kết quả trên cho thấy điểm
ASA là yếu tố liên quan với yếu tố nguy cơ NKVM (p < 0,05).
- Tỷ lệ NKVM tính theo loại NKVM trước, sau can thiệp:
71,4 (5/7)
28,6 (2/7)
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ trước và sau can thiệp
Trước can thiệp NKVM nông 86,7%, sâu 13,3%. Sau can
thiệp NKVM nông 71,4%, sâu 28,6%, không có NKVM khoang
tạng.
- Tỷ lệ NKVM tính theo vị trí phẫu thuật: Tỷ lệ NVKM
thay đổi theo loại PT. Tỷ lệ NKVM cao ở nhóm BN PT dạ dày
(4,2%), PT gan – mật – tụy (2,5%), PT đại tràng (1,8%).
- Mật độ NKVM hiện mắc trên 1.000 ngày nằm viện sau
PT: Thay đổi theo loại PT. Mật độ NKVM cao ở nhóm PT đại
tràng (3%), PT dạ dày (3,7%).
3.2.3. Tình hình sử dụng kháng sinh
19
- Tỷ lệ (%) BN sử dụng KS trước và sau can thiệp: Sử dụng
KSDP ở 100% BN can thiệp, 100% trước can thiệp sử dụng KS
sau PT.
- Tỷ lệ (%) BN sử dụng KSDP trước và sau can thiệp:
100 (311/311)
100 (304/304)
19,1 (58/304)
12,5 (38/304)
8,4 (8/311)
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ (%) sử dụng kháng sinh dự phòng
Giai đoạn can thiệp 100% BN sử dụng KSDP, KSĐT chỉ 8,4%
3.2.4. Hậu quả nhiễm khuẩn vết mổ
- So sánh ngày nằm viện ở BN có và khơng có NKVM
trước và sau can thiệp: Thời gian nằm viện của nhóm mắc
NKVM dài hơn nhóm khơng mắc NKVM (p < 0,05). Ngày nằm
viện sau PT tăng gấp khoảng 2 lần ở nhóm có NKVM so với
nhóm khơng NKVM (p < 0,01).
- So sánh chi phí điều trị theo phác đồ sử dụng kháng sinh:
Chi phí sử dụng phác đồ KSĐT gấp 14.8 lần so với chi phí mua
sử dụng phác đồ KSDP thành cơng.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng tình hình nhiễm khuẩn vết mổ và yếu tố liên quan
4.1.1. Đặc điểm bệnh nhân và phẫu thuật
20
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu 42,0 ± 19,9 tuổi.
Điểm ASA chủ yếu 1 điểm chiếm 80,7%, loại phẫu thuật sạch và
sạch nhiễm chiếm 69,6%. Chỉ số nguy cơ SENIC 1 điểm và 2
điểm chiếm 85,1%. Số ngày nằm viện trước PT và sau PT trung
bình lần lượt là 3,7 ± 4,8 và 8,5 ± 6,3. Đây là các yếu tố đã được
nhiều nghiên cứu trong nước và thế giới xác định là yếu tố liên
quan đến NKVM.
4.1.2. Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ
- Tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ theo tuyến điều trị: Có
256/4717 BNPT mắc NKVM chiếm 5.4%. Tỷ lệ này thấp hơn các
nước đang phát triển, tại Châu Phi, NKVM chiếm tỷ lệ cao: 24%
tại Tanzania và 19% Ethiopia, tại Thái Lan và Ấn Độ tỷ lệ NKVM
là 8,8% và 15%. Ở bệnh viện Chợ Rẫy, Viện Quân Y 103, tỷ lệ
NKVM cũng cao hơn: 14 - 18%. Kết quả này có thể do: (1) Bộ y
tế đã có nhiều hướng dẫn, tập huấn đào tạo hàng năm cho đội ngũ
kiểm soát nhiễm khuẩn BV. (2) Khu PT với hệ thống phòng mổ
thiết kế đạt tiêu chuẩn quốc tế. (3) Ln có sự phối hợp chặt chẽ
giữa bác sĩ khoa KSNK và các PTV. Với tuyến bệnh viện trung
ương là nơi tập trung nhiều mặt bệnh nguy hiểm đến tính mạng,
nhiều bệnh chất lây truyền, cơ cấu bệnh tật phức tạp và tình trạng
quá tải ở các bệnh viện trung ương. Hơn nữa các bệnh viện tuyến
trung ương chủ yếu tập trung tại các thành phố lớn với mật độ dân
cư cao, điều kiện môi trường nguồn nước chưa được kiểm soát
chặt chẽ là những yếu tố thuận lợi cho căn nguyên gây NKVM và
lây truyền. Với tuyến tỉnh cơ cấu bệnh không phức tạp, thời gian
phẫu thuật ngắn, thời gian nằm viện không dài nên nguy cơ
NKVM thấp, chính vì vậy cần thiết phải có nhiều biện pháp
phòng ngừa NKVM ở các tuyến đặc biệt là tuyến trung ương
nhằm làm giảm tỷ lệ NKVM và phịng chống hình thành dịch
NKBV. Kết quả nghiên cứu này tương đương với các kết quả
nhiều nước trên thế giới, tỷ lệ NKVM tuyến trung ương (4,5%),
tuyến tỉnh (6,3%). Tuy nhiên sự khác biệt tỷ lệ NKVM hai tuyến
21
so sánh với p < 0,008 thấy rằng NKVM không phụ thuộc vào có ít
hay nhiều yếu tố nguy cơ trước PT mà phụ thuộc vào các biện
pháp phòng ngừa NKVM được triển khai ở bệnh viện đó. Đây là
cơ sở thực hiện các biện pháp can thiệp phòng ngừa NKVM ngay
cả ở những BN có ít yếu tố nguy cơ NKVM trước phẫu thuật.
- Tỷ lệ NKVM theo cơ quan phẫu thuật tại các tuyến: Tỷ lệ
NKVM thay đổi theo cơ quan PT, tỷ lệ cao ở phẫu thuật tim mạch
(25,9%), phẫu thuật ruột non (18,5%), phẫu thuật đại tràng
(10,3%). Các loại PT có tỷ lệ NKVM thấp hơn là PT sinh dục –
sản khoa, PT cơ – xương – khớp, PT tiết niệu. PT tim mạch
thường là những phẫu thuật lớn, kéo dài, mất nhiều máu sẽ làm
tăng nguy cơ NKVM. Các PT ổ bụng như PT ruột non và PT đại
tràng với nhiều VSV ký sinh ở ống tiêu hóa là ngun nhân trực
tiếp NKVM. Vì vậy các nghiên cứu trên thế giới xác định PT bụng
nói chung là yếu tố nguy cơ cao NKVM.
4.1.3. Yếu tố liên quan với nhiễm khuẩn vết mổ
Các yếu tố liên quan NKVM chủ yếu do liên quan tới cuộc
mổ, yếu tố nguy cơ NKVM được xác định: tuổi 30 – 40, tuổi ≥
40, loại vết mổ nhiễm, loại vết mổ bẩn, thời gian PT ≥ 120 phút,
các bệnh lý nhiễm khuẩn, phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật ruột
non và tuyến tỉnh. Một nghiên cứu khác trong nước, 3 yếu tố
nguy cơ gây NKVM qua phân tích hồi quy logicstic đó là: vết mổ
bẩn, thời gian PT kéo dài trên 120 phút và bệnh nhiễm khuẩn. Các
thang điểm liên quan yếu tố nguy cơ NKVM hiện nay sử dụng
trên thế giới như: ASA, SENIC, NNIS đều quan tâm đến tình
trạng bệnh lí mạn tính, thời gian phẫu thuật kéo dài, loại phẫu
thuật nhiễm hoặc bẩn và có phẫu thuật ổ bụng hay không?.
Tuổi và giới của BNPT trong độ tuổi lao động cũng là yếu
tố nguy cơ NKVM, có thể do điều kiện mơi trường, khí hậu nhiệt
đới và điều kiện vệ sinh nước ta rất thuận lợi cho VSV ký sinh
trên những người bệnh do trực tiếp tham gia lao động sản xuất,
22
trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm. Vì vậy, độ tuổi lao
động, giới tính nam hoặc nữ cũng là yếu tố nguy cơ NKVM trong
nghiên cứu này. Loại vết mổ đã được nhiều nghiên cứu trên thế
giới khẳng định không liên quan NKVM. Theo kết quả giám sát
tại Tazania, khơng có mối liên quan giữa NKVM với loại vết mổ.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu ở Châu Âu, ngoài yếu tố: loại vết mổ,
một số yếu tố khác như: tuổi, thời gian phẫu thuật cũng là yếu tố
liên quan tới NKVM. Một kết quả đáng chú ý là tỷ lệ NKVM cho
thấy tuyến tỉnh có NKVM cao hơn tuyến Trung ương, qua phân
tích thấy rằng các yếu tố nguy cơ liên quan đến loại PT, mức độ
nặng của bệnh, vị trí PT và thời gian PT. BNPT ở tuyến tỉnh các
PT thường đơn giản hơn, ít phức tạp, thời gian PT ngắn hơn …
nên ít hơn nguy cơ NKVM so với tuyến trung ương, tuy nhiên kết
qủa nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NKVM tuyến tỉnh (7,0%) cao hơn
tuyến trung ương (4,5%) với (p < 0,05) có thể do công tác KSNK
ở các bệnh viện tuyến tỉnh chưa được tuân thủ chặt chẽ. Kết quả
nghiên cứu cho thấy có thể giảm tỷ lệ NKVM bằng các biện pháp
can thiệp đơn giản, thực tế cho thấy tỷ lệ NKVM cao hơn ở nhóm
BN có yếu tố nguy cơ NKVM thấp và ngược lại. Như vậy cần
thiết có những biện pháp can thiệp trước PT như chuẩn bị trước
mổ và KSDP.
4.1.4. Phân bố tác nhân gây nhiễm khuẩn vết mổ
Trong nghiên cứu của chúng tơi, có 62 chủng vi khuẩn phân
lập được từ 53 BN NKVM, E.coli và Klebsiella pneumonia là 2
tác nhân gây bệnh hàng đầu, chiếm 54,8% (34/62) các vi sinh vật
phân lập được. Enterococus faecalis chiếm (9,7%), Acinetobacter
baumanii chiếm (8,1%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương
tự các nghiên cứu đã thực hiện trước đây, tuy nhiên có sự khác
biệt về tỷ lệ giữa các VSV. Kết quả này khác với nghiên cứu Thế
giới công bố gần đây, căn ngun chính gây NKVM là
Enterococcus spp Vì vậy, phịng ngừa NKVM sẽ có nhiều điểm
khơng giống nhau ở các bệnh viện. Nghiên cứu này một lần nữa
23
khẳng định các bệnh viện phải tự xây dựng qui trình KSNK vết
mổ căn cứ trên thực trạng NKVM qua điều tra ở từng bệnh viện.
4.1.5. Tình hình sử dụng kháng sinh
Các nghiên cứu gần đây khẳng định rằng xu hướng kháng
KS ngày càng tăng của các VK do khả năng sinh enzym phân hủy
beta - lactams. Nghiên cứu thấy 60% chủng E.Coli và Klebsiella
pneumoniae kháng với các kháng sinh thuộc nhóm
Cephalosporins. Kết quả trên tương tự một nghiên cứu được thực
hiện tại Iran, Hoa Kỳ. Nguyên nhân do việc lạm dụng kháng sinh
và công tác vệ sinh, khử khuẩn, tiệt khuẩn và tuân thủ các kỹ
thuật vô trùng chưa được tốt đã góp phần chọn lọc lại các chủng
VK kháng thuốc và lây truyền chéo trong bệnh viện. Vì vậy, nắm
được các VSV gây bệnh thường gặp và tình hình kháng KS trong
mỗi bệnh viện giúp điều trị hiệu quả và là cơ sở sử dụng KSDP.
4.1.6. Hậu quả của nhiễm khuẩn vết mổ
- Về tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ tử vong ở BN NKVM tuyến trung
ương: 15,3% cao hơn tuyến tỉnh: 3,2% (p < 0,01) kết quả hoàn
toàn phù hợp với thực tế do BN ở tuyến trung ương thường nặng
hơn, mắc nhiều bệnh kèm theo hơn và phải trải qua các PT phức
tạp hơn, thời gian PT kéo dài hơn và cơ cấu bệnh phức tạp hơn.
- Thời gian nằm viện sau phẫu thuật: Các nghiên cứu cho thấy
NKVM làm kéo dài thời gian nằm viện từ 7 - 24 ngày. Nghiên
cứu tại bệnh viện Bạch Mai NKVM kéo dài thời gian nằm viện
8,2 ngày. Tổng số ngày nằm viện trung bình của nhóm mắc
NKVM và khơng mắc NKVM theo trình tự 19,2 ± 15,2 ngày và
10,5 ± 7,5 ngày. Số ngày nằm viện sau mổ của nhóm mắc NKVM
và khơng mắc NKVM: 19,2 ± 15,2 ngày và 10,5 ± 7,5 ngày. Như
vậy, có nhiều yếu tố tác động tới thời gian nằm viện sau PT, trong
đó NKVM là yếu tố có thể kiểm sốt được. Phịng ngừa NKVM
có thể rút ngắn thời gian nằm viện sau mổ.
24
- Chi phí điều trị ở bệnh nhân mắc NKVM: Tại Hoa Kỳ,
NKVM làm tăng gấp đơi chi phí điều trị, tổng chi phí phát sinh do
NKVM hằng năm khoảng 130 triệu đô la Mỹ. Kết quả nghiên
cứu: tổng chi phí điều trị trung bình ở bệnh nhân mắc NKVM cao
hơn nhóm BN khơng mắc NKVM (p < 0,01), trong đó chi phí
kháng sinh ở BN mắc NKVM, cao hơn nhóm BN khơng mắc
NKVM (p < 0,01). NKVM kéo dài ngày nằm viện và làm tăng chi
phí điều trị.
4.1.7. Chuẩn bị bệnh nhân trước phẫu thuật
- Vấn đề tắm khử khuẩn trước phẫu thuật: Người bệnh
được mổ phiên cần được tắm xà phòng khử khuẩn chứa iodine
hoặc dịch chlorhexidine vào tối trước ngày PT hoặc vào sáng
ngày PT đặc biệt là da vùng PT bằng khăn tẩm dung dịch
chlorhexidine. Nhiều nghiên cứu cho thấy khăn tẩm chlorhexidine
2% để tắm có thể làm giảm 99.9% Acinetobacter baumannii và
giảm 99% tụ cầu vàng. Trong nghiên cứu này, tỷ lệ BN tắm trước
mổ 49,3% và không tắm bằng dung dịch khử khuẩn. Điểm đạt TB
về tắm trước PT ở mổ có chuẩn bị: 1,4 ± 1,5 điểm.
- Vấn đề loại bỏ lông trước phẫu thuật: Khuyến cáo của
CDC, bỏ lông ở bệnh nhân trước PT nếu lơng gây cản trở vị trí
rạch da và bất kỳ phương pháp loại bỏ lông nào cũng có thể làm
tăng nguy cơ mắc NKVM. Nghiên cứu cho thấy 26,3% BN có
loại bỏ lơng trước PT.
4.1.8. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ tại khu phẫu
thuật
Thực hành vệ sinh bàn tay là biện pháp quan trọng nhất
trong phịng ngừa NKVM. Điểm đạt trung bình về kỹ thuật rửa
tay PT thấp: 1,6 ± 1,2 điểm, có sự khác biệt về điểm đạt trung
bình khi tính theo bệnh viện, loại công việc chuyên môn (p <
0,05). Qua kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết giáo dục
25
NVYT tại các đơn vị có BNPT về nguyên tắc kiểm sốt NKVM
cơ bản đi đơi với giám sát thực hành và trang bị đầy đủ các
phương tiện cần thiết phục vụ PT là những biện pháp cần thiết
làm thay đổi hành vi của NVYT.
4.1.9. Thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ sau phẫu
thuật
Qua giám sát 2.365 NVYT thực hiện VST trước thay băng:
40,2%, VST hoặc thay panh: 28,3%. Theo khuyến cáo của CDC
thay băng vô khuẩn cần thực hiện trong vòng 24 – 48 giờ sau mổ,
NVYT thực hiện rửa tay vô khuẩn trước và sau khi thay băng,
không được làm ướt băng và sát trùng rộng vùng mổ bằng
betadine 10%.
4.2. Đánh giá hiệu quả một số biện pháp can thiệp tại Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108.
4.2.1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Số BN nam được phẫu thuật nhiều hơn nữ (60,1% và
39,9%). Tuổi trung bình 54,0 ± 14,7 năm. Loại vết mổ sạch nhiễm
chiếm 97,7%. Tỷ lệ NKVM mổ mở và mổ nội soi ở hai loại phẫu
thuật sạch và sạch nhiễm có tỷ lệ NKVM tương đương nhau lần
lượt là 1,9% và 2,1% (p > 0,05). Hiện nay ở trong nước có rất ít
những nghiên cứu so sánh NKVM ở hai phương pháp này do chỉ
định và mục đích can thiệp có nhiều điểm khác nhau và vị trí giải
phẫu khác nhau.
- Tắm trước phẫu thuật : Bệnh nhân chuẩn bị PT 100% được
tắm bằng dung dịch khử khuẩn theo qui trình thống nhất. Đối
tượng nghiên cứu cap thiếp là BNPT sạch và sạch nhiễm tắm
bằng chlorhexidine 4% đã được nhiều nghiên cứu chứng minh
hiệu quả.
- Loại bỏ lông trước phẫu thuật : Loại bỏ lông trước PT đã
được CDC khuyến cáo và chúng tôi tiến hành giám sát thực hành