Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.12 KB, 3 trang )
Tham vấn tâm lý - nghề của "thời" stress
các trung tâm TVTL cũng tương đối nhiều như: An Việt Sơn, Viện tâm lý,
CPEC, Mạng lưới hỗ trợ tâm lý chuyên nghiệp Bên cạnh đó phải kể đến
một loạt chương trình TVTL miễn phí như "Cửa sổ tình yêu", mục Tâm sự
của tạp chí Hạnh phúc gia đình Công nghệ thông tin cũng góp phần không
nhỏ với các hình thức tham vấn qua điện thoại, chat
Chính sự bùng nổ của các trung tâm TVTL đã đòi hỏi một lượng lớn đội ngũ
người làm nghề. Do vậy không chỉ những người học các chuyên ngành tâm
lý mới có thể làm tham vấn. Chỉ cần học một số các khóa học kỹ năng cơ
bản về khai thác thông tin, tiếp cận đối tượng và có hiểu biết đôi chút về tâm
lý, họ đã có thể hành nghề. Thậm chí một số trung tâm còn tuyển cả những
nhân viên chưa tốt nghiệp đại học.
Thu Hạnh mới học năm thứ 2 Khoa báo chí đã đi làm tham vấn qua điện
thoại: "Công việc của tôi là nghe tâm sự của các em nhỏ, tùy vào từng tình
huống, tự tôi cũng đã đưa ra những lời khuyên".
Tuy nhiên, những người tốt nghiệp ngành tâm lý bao giờ cũng có ưu thế hơn
hẳn. Với lợi thế về kiến thức tâm lý học lâm sàng họ dễ dàng tìm được công
việc ở những trung tâm trợ giúp chuyên sâu. Kiều Diễm, cử nhân tâm lý mới
ra trường, đã có ngay việc làm tại Phòng tư vấn tâm lý chuyên biệt về HIV.
"Kiến thức về tâm lý học lâm sàng giúp ích rất nhiều trong công việc tham
vấn của mình", Diễm tâm sự.
Tính chuyên nghiệp chưa cao
Về đào tạo, bộ môn TVTL mới chỉ được giảng dạy như một môn học chung.
Nó chưa được coi như một chuyên ngành sâu. Sinh viên chỉ học môn này
trong khoảng từ 2-6 đơn vị học trình, việc thực hành còn rất sơ sài. Do vậy
tính chuyên nghiệp của những người làm tham vấn chưa cao.