Tải bản đầy đủ (.docx) (177 trang)

TỰ điều CHỈNH xúc cảm của NGƯỜI làm THAM vấn tâm lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (776.94 KB, 177 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

VÕ THỊ TƯỜNG VY

TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM CỦA
NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC

Hà Nội -2013



VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------

VÕ THỊ TƯỜNG VY

TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM CỦA NGƯỜI
LÀM THAM VẤN TÂM LÝ
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.80.05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. LÊ THỊ THANH HƯƠNG
TS. NGUYỄN KIM QUÝ


Hà Nội -2013


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu và
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ
cơng trình nào khác.

Tác giả luận án

Võ Thị Tường Vy


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
*PGS. TS. Lê Thị Thanh Hương và TS. Nguyễn Thị Kim Quý, hai nhà
khoa học với bề dày kinh nghiệm, với lịng u nghề đã tận tình hướng dẫn và động
viên tơi hồn thành luận án này.
*Ban Giám đốc, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm lý, Phòng
đào tạo – quản lý sau đại học Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện trong suốt thời gian tơi học và hồn thành luận án.
*Ban Giám hiệu, Ban chủ nhiệm, các thầy, cô giáo Khoa Tâm Lý- Giáo
dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã quan tâm, khuyến
khích, tạo điều kiện trong suốt thời gian tôi học tập.
*Các bạn đồng nghiệp làm công tác tham vấn tâm lý đã nhiệt tình tham
gia vào quá trình nghiên cứu và đã cung cấp những ý kiến quý báu giúp tôi thu thập
số liệu và tiến hành thực nghiệm.
*Gia đình, người thân, bạn bè và các học trị đã ln bên cạnh tơi, cùng

tơi chia sẻ những khó khăn, động viên, khích lệ và hết lịng giúp đỡ tơi hồn thành
luận án.
Xin chân thành cám ơn!


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỰ ĐIỀU CHỈNH

XÚC CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

8

1.1. Tởng quan tình hình nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

8

1.2. Cơ sở lý luận nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

20

1.2.1. Khái niệm cơ bản
1.2.2. Biểu hiện tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý

28


1.2.3. Tiêu chí đánh giá tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

51

1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

59

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TỰ ĐIỀU
CHỈNH XÚC CẢM CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

67

2.1. Tổ chức nghiên cứu

67

2.2. Nội dung và các phương pháp nghiên cứu

67

2.3. Khách thể nghiên cứu

87

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM CỦA NGƯỜI
LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

88


3.1. Thực trạng trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL

88

3.2. Thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

95

3.3. Những yếu tố tác động đến tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL

113

3.4. Phân tích chân dung NLTVTL điển hình

121

3.5. Kết quả thực nghiệm

125

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

131

DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

136

TÀI LIỆU THAM KHẢO


137

PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Phân bố khách thể tham gia nghiên cứu

87

Bảng 3.1 Trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL trong các tình huống

90

Bảng 3.2 Nhận thức của NLTVTL về yêu cầu xúc cảm trong công việc của họ 97
Bảng 3.3 Nhận thức của NLTVTL về hiệu quả của cách TĐCXC trong công việc99
Bảng 3.4 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL trong công việc

104

Bảng 3.5 TĐCXC thể hiện ở mặt hành vi của NLTVTL thông qua việc lựa chọn109
cách TĐCXC trong công việc
Bảng 3.6 So sánh mức độ TĐCXC theo giới tính

112

Bảng 3.7 So sánh mức độ TĐCXC theo kinh nghiệm thực tế

113


Bảng 3.8 So sánh mức độ TĐCXC của NLTVTL theo trình độ đào tạo

114

Bảng 3.9 Những yếu tố xã hội tác động đến TĐCXC của NLTVTL

116

Bảng 3.10 Kết quả tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý
trước và sau thực nghiệm

125
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Tần suất biểu hiện xúc cảm của NLTVTL

92

Biểu đồ 3.2 Trải nghiệm xúc cảm của NLTVTL liên quan đến thái độ

93

thân chủ và vấn đề của thân chủ
Biểu đồ 3.3 Mức độ TĐCXC của NLTVTL trong công việc

95

Biểu đồ 3.4 TĐCXC của NLTVTL thể hiện ở mặt nhận thức


96

Biểu đồ 3.5 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL trong công việc

103

Biểu đồ 3.6 TĐCXC thể hiện ở hành vi của NLTVTL được xét theo

106

nhóm cách TĐCXC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐTB

Điểm trung bình

ĐCXC

Điều chỉnh xúc cảm

ĐLC

Độ lệch chuẩn

EI

Emotional intelligence (Trí tuệ xúc cảm)


NLTVTL
TVTL

Người làm tham vấn tâm lý
Tham vấn tâm lý

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TC

Thân chủ

TH

Tình huống

TĐCXC

Tự điều chỉnh xúc cảm

TTXC

Trí tuệ xúc cảm

XC

Xúc cảm



MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham vấn tâm lý chính là một q trình giúp cho thân chủ tự chịu trách nhiệm
về cuộc đời của họ mà trong đó người làm tham vấn tâm lý là người soi sáng vấn
đề, giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến đến các
quyết định của thân chủ [14]. Chính vì bản chất của tham vấn tâm lý là một quá
trình tương tác nên ln có sự tác động lẫn nhau về mặt xúc cảm giữa người làm
tham vấn tâm lý với thân chủ. Để làm tốt vai trò nâng đỡ về mặt xúc cảm cho thân
chủ, người làm tham vấn tâm lý phải luôn lắng nghe và thấu cảm với những vấn đề
của thân chủ, đặc biệt là đồng hành cùng thân chủ đối diện với những xúc cảm tiêu
cực như giận dữ, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi,…của chính họ. Tuy nhiên do luôn phải
thấu cảm với những xúc cảm tiêu cực của thân chủ, người làm tham vấn tâm lý dễ
bị ảnh hưởng bởi những xúc cảm tiêu cực này ở nhiều mức độ khác nhau. Các cơng
trình nghiên cứu của C.R.Figley đã chỉ ra những ảnh hưởng của câu chuyện của
thân chủ đối với người làm tham vấn tâm lý. Hầu hết những triệu chứng ở người
làm tham vấn tâm lý là sự chán nản, buồn chán, tức giận, bất an, vô vọng, tội lỗi,
cảm giác không thanh thản, mất niềm tin... Ơng coi đó như là “Cái giá phải trả cho
việc quan tâm chăm sóc đến người khác”[dẫn theo 35, tr95]. Những khủng hoảng
trong đời sống của thân chủ thường có xu hướng ảnh hưởng tới đời sống xúc cảm
của người làm tham vấn tâm lý. Đặc biệt là sự tái hiện những vấn đề cũ đã trải
nghiệm của bản thân người làm tham vấn tâm lý có khả năng làm bùng phát lên
những kinh nghiệm xúc cảm nơi họ. Nếu người làm tham vấn tâm lý không tự điều
chỉnh được xúc cảm của mình, một mặt, họ sẽ mang những xúc cảm ấy tác động
ngược lại thân chủ làm mất đi tính khách quan của tiến trình tham vấn và gây ảnh
hưởng xấu đến kết quả công việc. Mặt khác, nếu xúc cảm của người làm tham vấn
tâm lý khơng được điều chỉnh sẽ góp phần tạo nên ức chế nghề nghiệp hay những
cơn bùng phát làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả công việc, đến nhân cách và chất


1


lượng cuộc sống của họ. Điều này đòi hỏi người làm tham vấn tâm lý cần biết tự
điều chỉnh xúc cảm.
Xuất phát từ tầm quan trọng của tự điều chỉnh xúc cảm đối với người làm
tham vấn tâm lý nên ở một số nước một trong những tiêu chí để tuyển chọn người
làm tham vấn tâm lý là phải có năng lực tự điều chỉnh xúc cảm. Đây là tiêu chí bắt
buộc, khá quan trọng và đã được đưa vào chương trình đào tạo [104]. Có thể nói, tự
điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý là một yêu cầu cơ bản, bắt buộc
xuất phát từ bản chất của hoạt động tham vấn tâm lý.
Trong thực tiễn tham vấn hiện nay ở Việt Nam, nhiều người làm tham vấn tâm
lý có mức độ tự điều chỉnh xúc cảm chưa tốt, họ vẫn đưa những xúc cảm và kinh
nghiệm của cá của cá nhân vào trong quá trình tham vấn [23], vì vậy hiệu quả cơng
việc khơng cao.
Trong đào tạo tại Việt Nam, việc trang bị năng lực tự điều chỉnh xúc cảm cho
người làm tham vấn tâm lý chưa được quan tâm đúng mức, cụ thể nội dung liên
quan đến xúc cảm của người làm tham vấn được đề cập lướt qua. Vì thế, phải
nghiên cứu để đề xuất những biện pháp nhằm cải thiện mức độ tự điều chỉnh xúc
cảm của người làm tham vấn tâm lý, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong cơng
việc tham vấn đồng thời giúp họ cân bằng trong đời sống tâm lý của mình.
Lý luận về tự điều chỉnh xúc cảm và tự điều chỉnh xúc cảm của người làm
tham vấn tâm lý ở nước ta còn khá mới mẻ. Vì thế, nghiên cứu về tự điều chỉnh xúc
cảm cũng sẽ góp phần làm sáng tỏ nội hàm khoa học của thuật ngữ này.
Với tất cả các lý do trên, nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm
tham vấn tâm lý vừa mang ý nghĩa lý luận và vừa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn
trong công việc tham vấn tâm lý.
2. Mục đích nghiên cứu
Phát hiện thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của NLTVTL và một số yếu tố ảnh
hưởng đến TĐCXC của NLTVTL, đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện mức độ

TĐCXC của NLTVTL.


3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Biểu hiện, mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn
tâm lý.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu chính là 75 người làm tham vấn tâm lý. Khách thể
nghiên cứu hỗ trợ gồm 12 người vừa là chuyên gia trong lĩnh vực tham vấn vừa là
giảng viên giảng dạy về tham vấn và 3 thân chủ.
4.

Giả thuyết khoa học
- Trong các nhóm cách tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý

như điều chỉnh tình huống gây xúc cảm, điều chỉnh nhận thức, điều chỉnh biểu hiện
xúc cảm, chia sẻ xã hội thì nhóm cách điều chỉnh nhận thức và chia sẻ xã hội là các
nhóm được người làm tham vấn tâm lý lựa chọn nhiều nhất.
- Nếu người làm tham vấn tâm lý được tham gia vào nhóm giám sát một cách
đều đặn cùng với nhà chuyên môn và các đồng nghiệp để được giám sát, chia sẻ và
nâng đỡ xúc cảm lẫn nhau thì mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của họ sẽ được cải
thiện.
5.

Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham
vấn tâm lý như xác định các khái niệm cơng cụ, các tiêu chí đánh giá tự điều chỉnh

xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, các yếu tố tác động tới tự điều chỉnh xúc
cảm của người làm tham vấn tâm lý.
5.2. Làm rõ thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý và
một số yếu tố tác động đến tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý.
5.3. Đề xuất một số biện pháp và tổ chức thực nghiệm nhằm cải thiện mức độ tự
điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý thơng qua tở chức nhóm giám
sát.


6.

Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung
- Luận án chỉ nghiên cứu các xúc cảm tiêu cực trong công việc của người làm
tham vấn tâm lý.
- Luận án chỉ nghiên cứu biểu hiện, mức độ, các yếu tố tác động đến tự điều
chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý trong quá trình tham vấn tâm lý.
- Do tính chất của cơng việc, người làm tham vấn tâm lý có thể tham gia điều
chỉnh xúc cảm cho chính mình và cho cả thân chủ của họ. Luận án chỉ nghiên cứu
tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, tức là người làm tham vấn
tâm lý điều chỉnh xúc cảm trong công việc của chính họ.
6.2. Giới hạn về khách thể
Luận án tập trung nghiên cứu trên khách thể là những người làm tham vấn tâm
lý tại các trung tâm tham vấn, các bệnh viện và các trường học.
6.3. Giới hạn về địa bàn
Luận án triển khai trên các khách thể chính ở thành phố Hồ Chí Minh. Cịn
khách thể là các Thầy Cô và các chuyên gia về tham vấn tâm lý ở Pháp, ở thành phố
Hồ Chí Minh và ở Hà Nội.
7.


Phương pháp nghiên cứu

7.1. Các quan điểm phương pháp luận
Để nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, chúng
tôi tiếp cận dựa trên:
Quan điểm hoạt động – nhân cách
Tham vấn tâm lý là một hoạt động nghề nghiệp. Với tư cách là chủ thể trong
hoạt động tham vấn tâm lý, tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý
diễn ra và hình thành trong chính hoạt động đó. u cầu hoạt động nghề nghiệp đòi
hỏi người làm tham vấn tâm lý có những phẩm chất và năng lực nhất định như có
khả năng tự định hướng, tự điều chỉnh, tự kiểm tra nhận thức, thái độ, hành vi của
mình. Vì vậy, nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý


phải đồng thời nghiên cứu cả hoạt động nghề nghiệp và một số đặc điểm nhân cách
của họ.
Quan điểm tiếp cận hệ thống
Tự điều chỉnh xúc cảm là một năng lực và biểu hiện cụ thể của đời sống tâm
lý. Con người là một thực thể xã hội. Hành vi của cá nhân là kết quả của sự tác
động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Vì vậy, tự điều chỉnh xúc
cảm của người làm tham vấn tâm lý được nghiên cứu trong mối tương quan với
nhiều yếu tố như: yếu tố tâm lý cá nhân, yếu tố tâm lý xã hội.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ đề ra, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp
sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phương pháp phỏng vấn sâu

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thực nghiệm tác động
- Phương pháp phân tích chân dung tâm lý
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.
8.

Đóng góp mới của luận án
Đóng góp mới trong nghiên cứu lý luận
Luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận như xác định rõ hơn khái

niệm tự điều chỉnh xúc cảm, tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý
và cấu trúc tâm lý của tự điều chỉnh xúc cảm thể hiện ở mặt nhận thức (nhận thức
yêu cầu xúc cảm trong công việc để định hướng cho hành vi tự điều chỉnh xúc cảm;
nhận biết những xúc cảm phù hợp hoặc không phù hợp trong những tình huống cụ
thể) và mặt hành vi (cá nhân biết chọn và thực hiện các cách tự điều chỉnh xúc cảm;
cá nhân biết đánh giá tính hiệu quả của cách tự điều chỉnh xúc cảm mà mình đang
sử dụng).


Đóng góp mới trong nghiên cứu thực tiễn
Luận án làm rõ thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm
lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy người làm tham vấn tâm lý thường trải nghiệm
những xúc cảm lo lắng, buồn, sợ hãi, thất vọng…trong công việc. Thực trạng tự
điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý chỉ ở mức tương đối phù hợp.
Xét riêng mặt nhận thức ta cũng thấy, phần lớn người làm tham vấn tâm lý có mức
độ tự điều chỉnh xúc cảm tương đối đúng. Nếu như hầu hết người làm tham vấn tâm
lý đều nắm được yêu cầu xúc cảm trong cơng việc, thì chỉ có một số ít người nhận
biết đúng cách tự điều chỉnh xúc cảm khi có hiện tượng chuyển dịch và chuyển dịch
ngược. Về biểu hiện hành vi, phần lớn tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham
vấn tâm lý là tương đối phù hợp và có rất ít tự điều chỉnh xúc cảm của người làm

tham vấn tâm lý ở mức phù hợp và chưa phù hợp. Trong 4 nhóm cách để tự điều
chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý, lựa chọn nhóm cách điều chỉnh nhận
thức là nhiều nhất), xác định được rằng trong số những yếu tố tác động được nghiên
cứu (giới tính, trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế, sự hài lịng trong cơng
việc, sự giám sát của nhà chuyên môn, sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hoạt động đào
tạo và bồi dưỡng năng lực thường xun, áp lực cơng việc thì yếu tố trình độ
chun môn và sự giám sát của nhà chuyên môn là có tác động mạnh nhất).
Trên cơ sở thực nghiệm tác động, luận án đã khẳng định tạo điều kiện để
người làm tham vấn tâm lý tham gia vào các nhóm giám sát có thể cải thiện mức độ
tự điều chỉnh xúc cảm của họ.
Như vậy, ngồi việc bở sung làm sâu sắc thêm các lý luận về tự điều chỉnh xúc
cảm của người làm tham vấn tâm lý, kết quả thực trạng đã cho thấy cần phải cải
thiện mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý và một trong
những biện pháp hữu hiệu là tham gia nhóm giám sát. Kết quả luận án là tài liệu
tham khảo cho việc thiết kế các chương trình đào tạo và bồi dưỡng nhằm cải thiện
mức độ tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý ở nước ta.
9.

Cấu trúc luận án
Luận án bao gồm các phần:


- Mở đầu
- Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu tự điều chỉnh xúc cảm của người làm
tham vấn tâm lý
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Thực trạng tự điều chỉnh xúc cảm của người làm tham vấn tâm lý
- Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các cơng trình đã cơng bố
- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

CHƯƠNG 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỰ ĐIỀU CHỈNH XÚC CẢM
CỦA NGƯỜI LÀM THAM VẤN TÂM LÝ

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Nghiên cứu ở nước ngồi
1.1.1.1. Nghiên cứu về điều chỉnh xúc cảm tự động
Những nghiên cứu về điều chỉnh xúc cảm (ĐCXC) có thể phân chia thành hai
hướng chính, đó là điều chỉnh xúc cảm tự động và điều chỉnh xúc cảm có ý thức.
Về điều chỉnh xúc cảm tự động: (cơ chế tự động + khối cảm) tự động vơ thức
Hầu hết các nghiên cứu điều chỉnh xúc cảm tự động đều dựa trên phương pháp
tiếp cận hành vi. Điều chỉnh xúc cảm tự động được hiểu là sự chỉnh sửa bất kỳ khía
cạnh nào của xúc cảm mà không đưa ra những quyết định có ý thức, khơng chú ý
đến q trình điều tiết xúc cảm, và khơng có sự tham gia kiểm soát một cách cố
ý. Những nghiên cứu về điều chỉnh xúc cảm tự động gần đây đã đề cập đến những
thay đởi q trình xúc cảm trong tương quan với những mục tiêu tự động.
Cơ chế của điều chỉnh xúc cảm tự động
Cơ chế tự vệ và sự dồn nén các xúc cảm tiêu cực được xem là hiện tượng đại
diện cho những hình thức sớm nhất của điều chỉnh xúc cảm tự động (S. Freud,
1936). Trong lý thuyết của S. Freud, cá nhân phòng vệ bằng cách ức chế kinh
nghiệm xúc cảm tiêu cực. Mục đích của việc tự động dồn nén các xúc cảm tiêu cực
là để cá nhân né tránh việc phải đối diện trực tiếp với những xúc cảm gây ra đau
đớn cho họ hoặc hiện thời họ khơng thể đối phó (S. Freud, 1961). Trong lý thuyết
phân tâm của S. Freud, cơ chế tự vệ là những chiến lược tâm lý được đưa vào vở
kịch của vơ thức để thao tác, từ chối, hoặc bóp méo sự thật (thơng qua các q trình
dồn nén, hợp lý hố…), và để duy trì một hình ảnh cá nhân được xã hội chấp nhận.

Người khỏe mạnh bình thường sử dụng các cơ chế tự vệ khác nhau, trong suốt cuộc
đời. Nếu một cơ chế tự vệ nào đó được bản ngã sử dụng liên tục, dẫn đến đến chỗ
cá nhân thích nghi kém hiệu quả, sức khoẻ thể chất và tinh thần suy giảm, thì khi đó


cá nhân sẽ rơi vào tình trạng bệnh lý. Một số nghiên cứu về cơ chế tự vệ (Vaillant,
1977; Vaillant & McCullough, 1998; Shedler, Mayman & Manis, 1993)[67] trên
những người có mức tự vệ cao và những người có mức tự vệ thấp hơn cho thấy, khi
trải qua một tình huống căng thẳng nhẹ (ví dụ, đọc to lên trong phịng thí nghiệm),
thì những người có mức tự vệ cao có nhiều dấu hiệu của sự lo lắng hơn so với
những người có mức tự vệ thấp hơn. Quan trọng hơn, những người có cơ chế tự vệ
cao có tim mạch đập nhanh hơn. Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng những
người tham gia có mức dồn nén xúc cảm cao thường có xu hướng gán cho trạng thái
xúc cảm của mình một màu sắc tiêu cực (Lane, Sechrest, Riedel, Shapiro &
Kaszniak, 2000) [67]. Khi họ được tham gia một cuộc thử nghiệm về sự hình thành
xúc cảm thì những người này có xu hướng gọi tên những xúc cảm tiêu cực nhiều
hơn. Đồng thời, họ cũng thể hiện kỹ năng xã hội, kỹ năng nhận thức kém, và có
mức phản ứng sinh lý mạnh hơn (Asendorpf & Scherer, 1983; Brosschot & Janssen,
1998; Schwartz, 1995; Weinberger, 1995) [dẫn theo 71]. Trong một nghiên cứu
tương tự, (Shaver & Mikulincer, 2007) phát hiện ra rằng những cá nhân khi trưởng
thành có biểu hiện thường xuyên né tránh tình cảm trong mối quan hệ thân thiết,
chính là những người mà khi cịn nhỏ đã có những kinh nghiệm tiêu cực trong việc
thể hiện xúc cảm (dẫn theo Cassidy, 1994). Tác giả lý giải rằng, ngay khi cịn nhỏ
các cá nhân đó đã học cách kiềm chế những xúc cảm tiêu cực (Kobak, Cole, FerenzGillies, & Fleming, 1993; Mikulincer & Shaver, 2003), và theo thời gian việc kiềm
chế những xúc cảm tiêu cực này trở thành tự động hoá theo thời gian. Cá nhân nào
có mức né tránh biểu hiện xúc cảm ở mức cao thì bị khựng lại (đột nhiên dừng lại)
khi đọc các từ vựng về xúc cảm (Mikulincer, Birnbaum, Woddis, & Nachmias,
2000). Đặc biệt, quá trình dồn nén xúc cảm này có thể khơng hồn tồn giải quyết
được những phản ứng tiêu cực về xúc cảm của họ, và có thể họ phải chịu một số
ảnh hưởng xấu từ việc dồn nén xúc cảm của mình (Egloff, Schmukle, Burns &

Schwerdtfeger, 2006) nghiên cứu dồn nén xúc cảm tự phát khi những người tham
gia đọc một bài phát biểu trong phòng thí nghiệm. Trong nghiên cứu này, nhằm tối
đa hóa cơ chế tự động điều chỉnh xúc cảm trong bài phát biểu này, nên người tham


gia không được hướng dẫn để điều chỉnh xúc cảm của họ. Kết quả là dồn nén xúc
cảm tự động có tương quan cao với đáp ứng sinh lý (tim đập nhanh).
Nguyên nhân và cách thức diễn ra điều chỉnh xúc cảm tự động
Trên thực tế, điều chỉnh xúc cảm tự động diễn ra khá phổ biến trong đời sống
cá nhân. Ngay từ thời thơ ấu, cá nhân đã học được những thói quen, những chiến
lược quản lý xúc cảm từ những khn mẫu văn hóa xã hội. Tất cả các quá trình tạo
ra sự điều tiết tự động (tự động hóa) xuất phát từ q trình học tập thành thạo
(Aarts & Dijksterhuis, 2000; Adams & Markus, 2004; Koole & Jostmann, 2004;
Rothbaum, Pott, Azuma, Miyake & Weisz, 2000; Rudman, 2004). Ví dụ, ngay từ
thời thơ ấu, đứa trẻ được dạy "Tức giận là phá hoại" hoặc "Cười lớn là thô tục" và
trẻ phải học cách kìm nén biểu hiện xúc cảm, như khơng cười lớn, khơng được q
giận… khi có các xúc cảm trên. Theo thời gian, việc thực hiện nhiều lần sẽ dẫn đến
hiện tượng tự động hoá, xúc cảm của họ sẽ tự động được điều chỉnh, mà không cần
nghĩ đến mục tiêu lúc ban đầu.
Một loạt các nghiên cứu cho thấy trong khi thực hiện những hành động có
định hướng (có xác định mục tiêu), cá nhân có thể điều chỉnh xúc cảm tự động khá
hiệu quả hơn khi cá nhân thực hiện hành động mà không có sự định hướng (Koole
& Coenen, 2007; Koole & Jostmann, 2004; Kuhl, 1981). Mục tiêu của hành động
có định hướng là để giải quyết vấn đề chứ không phải nhằm trải nghiệm những xúc
cảm tiêu cực trong tình huống đó. Vì thế, hành động có định hướng làm giảm những
ảnh hưởng của xúc cảm tiêu cực trong các tình huống (Koole & Coenen; Koole &
Jostmann). Hành động có định hướng của cá nhân thậm chí cịn có thể làm giảm
những ảnh hưởng xấu của xúc cảm tiêu cực trong tiềm thức (Jostmann, Koole,
Wulp van der & Fockenberg, 2005).
Nhìn chung, những nghiên cứu về điều chỉnh xúc cảm tự động chủ yếu tập

trung vào các cách thức để điều chỉnh xúc cảm. Đáng chú ý nhất là trong rất nhiều
nghiên cứu này, điều chỉnh xúc cảm tự động được suy luận chứ không trực tiếp đo.
Về thực chất, điều chỉnh xúc cảm tự động được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến


như là q trình tự động hóa trong điều chỉnh xúc cảm từ quá trình học tập thành
thạo, mà chưa chú ý đến trải nghiệm cá nhân.
1.1.1.2. Nghiên cứu điều chỉnh xúc cảm có ý thức
Gần đây, nhiều nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu điều chỉnh xúc cảm có ý thức
(emotional self-regulation hoặc emotional regulation) nhiều hơn là điều chỉnh xúc
cảm tự động. Một số nhà nghiên cứu cũng đã phân tích mức độ mà khoa học thần
kinh hiện đại góp phần vào nghiên cứu xúc cảm và tự điều chỉnh xúc cảm
(TĐCXC). Các tác giả Joseph J. Campos, Carl B. Frankel & Linda Camras đã có
một cách tiếp cận riêng trong nghiên cứu xúc cảm và TĐCXC. Các tác giả cho rằng,
cá nhân có thể tác động vào tình huống tạo ra xúc cảm hay chủ động tự điều chỉnh
biểu hiện xúc cảm gắn với tình huống. Các tác giả này đã dùng phương pháp tiếp
cận TĐCXC gồm hai yếu tố để nghiên cứu về phát triển của trẻ. Phương pháp tiếp
cận nghiên cứu đầu tiên là tác động vào giai đoạn tạo ra xúc cảm, sau đó học cách
tự điều chỉnh làm thay đổi trạng thái xúc cảm. Nhìn chung, phương pháp hai yếu tố
để TĐCXC khá đơn giản, dễ hiểu, và trực quan. Mục đích của những nghiên cứu
này là phát huy tối đa những xúc cảm phù hợp như niềm vui, hài lòng và mãn
nguyện, và giảm đến mức tối thiểu những xúc cảm không phù hợp như giận dữ, xấu
hổ, và khinh miệt. Hầu hết các nghiên cứu hai yếu tố về TĐCXC hướng tới việc
thay thế những xúc cảm không phù hợp bằng những xúc cảm được xã hội chấp nhận
nhiều hơn.
Những nghiên cứu đã đề cập đến nhiều lý do để TĐCXC của con người.
Diamond & Aspinwall cho rằng một trong những lý do để cá nhân TĐCXC được
gọi là “động lực khối lạc” (hedonic motivation), đó là, động lực để tránh khó chịu,
cảm giác đau đớn, và để tìm cảm giác dễ chịu. Nhưng TĐCXC vượt xa những động
lực khoái lạc đơn giản để tránh đau đớn và tìm niềm vui. Con người cũng có thể cố

gắng tăng cường hay ức chế kinh nghiệm và biểu hiện xúc cảm mà họ tin rằng sẽ
phù hợp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong một số tình huống cụ thể. Cảm thấy
hạnh phúc và nhẹ nhõm về cái chết của một người khác có thể được cho là xúc cảm
khơng phù hợp, trong khi cảm thấy buồn về sự đi xa một người bạn tốt là phù hợp


vì nó cho thấy tầm quan trọng của người bạn đó. Vì vậy, để đánh giá xúc cảm phù
hợp hay không phù hợp và động cơ nào khiến con người TĐCXC thì phải được
xem xét trong bối cảnh cụ thể (Diamond & Aspinwall, 2003).
Cá nhân có thể TĐCXC để bảo vệ xúc cảm của người khác. Ví dụ, che giấu
nỗi thất vọng về một món q sinh nhật để khơng làm buồn lịng người tặng q. Cá
nhân có thể ngăn chặn xúc cảm này hay tạo một xúc cảm khác để bảo vệ an tồn
cho chính họ, hoặc để gợi ra những phản ứng hữu ích từ người khác. Ví dụ, một
người phụ nữ có thể ngăn chặn sự tức giận của mình để tránh bị tởn thương bởi
chồng của cơ, hay cơ ấy có thể giả vờ buồn để được hỗ trợ và giúp đỡ. Cuối cùng,
việc lo sợ bị đánh giá tiêu cực bởi những người khác vì thể hiện một xúc cảm không
phù hợp thường là nền tảng của TĐCXC. Động lực để tránh bị đánh giá khơng
thuận lợi bởi những người khác có nền tảng từ những hiểu biết về các khn mẫu
xúc cảm – nó quy định những xúc cảm nào là phù hợp trong một bối cảnh cụ thể
(Manstead & Fischer, 2000). Theo Hochschild (1983), khn mẫu xúc cảm cho
chúng ta biết tiêu chí để đáp ứng một cách thích hợp về mặt xúc cảm, trong khi
động cơ điều chỉnh xúc cảm giải thích tại sao mọi người thay đổi xúc cảm của họ
theo các khuôn mẫu xúc cảm.
Phần lớn cách tiếp cận của các nghiên cứu về TĐCXC đều tập trung vào các
nhóm cách thức TĐCXC trải dài dọc theo quá trình xúc cảm. Nghiên cứu các cách
TĐCXC tập trung vào giai đoạn đầu khi xúc cảm chưa xảy ra có tác giả Gross và
Munoz. Nhìn chung, những cách TĐCXC ở giai đoạn này tập trung vào việc chủ
động tác động đến tình huống nảy sinh xúc cảm hay chủ động né tránh tình huống
đó hoặc tác động nhằm làm biến đổi một số khía cạnh của tình huống nhằm thay đởi
xúc cảm. Những nghiên cứu của tác giả Kopel & Arkowitz, (1974); Kleck và các

cộng sự, (1976); Lanzetta và các cộng sự, (1976.); McCanne & Anderson (1987);
Zuckerman và các cộng sự (1981); Bush và các cộng sự (1989) tập trung vào cách
chủ động điều chỉnh biểu hiện xúc cảm khi xúc cảm đang hình thành. Họ cũng cho
thấy, các cách này có kết quả trước mắt nhưng để lại một số ảnh hưởng lâu dài.



×