Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

5 điều tối kỵ khi nghỉ việc pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.8 KB, 3 trang )

5 điều tối kỵ khi nghỉ việc

1. Cãi nhau với sếp hoặc đồng nghiệp vì đằng nào bạn cũng sẽ nghỉ việc

Với tâm lý đằng nào thì bạn cũng sẽ bỏ việc, sẽ không còn làm việc với họ
nữa vì thế bao nhiêu dồn nén, ấm ức bạn đã “xả” hết với vị sếp xấu tính hay
người đồng nghiệp chuyên bắt nạt bạn. Cho dù những gì bạn nói là đúng về
họ thì đó cũng là việc không nên.

Sự nghiệp của bạn vẫn còn tiếp tục và ai dám đảm bảo rằng bạn sẽ không
bao giờ còn gặp lại hay làm việc với họ nữa. Hãy ra đi trong vui vẻ và hòa
bình, để mọi điều khó chịu lại quá khứ và tiến tới phía trước với tâm trạng
thoải mái cho cả 2 bên.

2. Không nên phá hoại hoặc lấy đi dù là thứ nhỏ nhất thuộc về tài sản
của công ty

Bạn có thể cảm thấy rằng trong thời gian làm việc vừa qua đã bị sếp và công
ty đối đãi không xứng đáng và bạn cảm thấy tức giận khiến bạn có những
hành động thật không giống với bạn mọi khi như phá hỏng máy tính hay
cầm luôn chiếc điện thoại công ty đã mua cho bạn trước đây.

Dù với lý do nào thì việc phá hoại hay ăn trộm tài sản công vẫn được coi là
phạm pháp. Điều này không chỉ có thể phá hỏng uy tín của bạn mà còn có
thể là dấu chấm hết cho sự nghiệp của bạn.

3. Quá tức giận nên quên xin thư giới thiệu của công ty cũ

Việc bạn quên không xin thư giới thiệu ở công ty cũ này có nghĩa là bạn đã
bỏ phí tất cả thời gian và công sức bạn đã bỏ ra khi làm việc ở đây.


Dù bạn nghỉ việc trong hoàn cảnh nào, bạn cũng nên bình tĩnh để có thể
hoàn thành hết các công việc cần thiết cho cả công ty và bản thân bạn.

4. Nói xấu sếp và đồng nghiệp trong buổi phỏng vấn

Hầu hết chúng ta thường mắc lỗi này vì đã để cảm xúc lấn át. Khi được nhà
tuyển dụng hỏi “Tại sao bạn lại bỏ công việc cũ?” khiến chúng ta có cảm
giác như trút được bầu tâm sự và cứ thế là…

Tuy nhiên, họ sẽ không những không thông cảm cho bạn như bạn mong đợi,
ngược lại họ sẽ có cái nhìn không tốt về bạn. Đó được coi là một trong
những hành động thiếu chuyên nghiệp nhất trong cuộc sống công sở và đặc
biệt, vị sếp tương lai của bạn trong buổi phỏng vấn sẽ lo sợ về mối quan hệ
của bạn với các nhân viên trong công ty sắp tới sẽ thế nào khi bạn được nhận
vào làm.

5. Không nói xấu sếp hay đồng nghiệp với công ty mới

Việc kể lể này chỉ khiến mọi người cho rằng bạn là người chuyên đi nói xấu
sau lưng, thích buôn dưa lê và không thân thiện. Ngoài ra, điều này sẽ khiến
đồng nghiệp dè chừng hơn với bạn vì họ sợ một ngày nào đó họ sẽ là tâm
điểm trong cuộc nói chuyện của bạn.

×