Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Môn kỹ năng phát triển nghề nghiệp QUAN hệ KINH tế GIỮA VIỆT NAM và NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (689.49 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------

BÁO CÁO NHĨM
Mơn: Kỹ năng phát triển nghề nghiệp

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN

Tên nhóm: Nhóm 7
Lê Phương Thảo – 2011116562
Đỗ Quốc Tồn –
Lương Trần Mỹ Hậu
Đào Quang Huy
Nguyễn Bảo Toàn
Dường TSiếu
Lớp: . . . . . . . . . . .
Giảng viên hướng dẫn:

0

0


(Font Times New Roman, size 14, in đậm, canh thẳng hàng và nằm ở nửa trang bên
phải)

TP.HCM, tháng ... năm 20...
(Font Times New Roman, size 14, in đậm, canh giữa)

0



0


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Tính cấp thiết của bài báo cáo
1.2. Đối tượng và phạm vi của bài báo cáo
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo
1.4. Phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo
1.5. Kết cấu của bài báo cáo
1.6. Tính đóng góp của bài báo cáo
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
2.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ
2.2. Đặc điểm tự nhiên
2.3. Dân cư
2.4. Văn hóa
2.5. Kinh tế
2.6. Ngoại giao
CHƯƠNG 3: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH QUAN HỆ KINH TẾ
GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
3.1. Các hiệp định, hiệp ước về kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản
3.1.1. Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)
3.1.2. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản
3.1.3. Các Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản
3.1.4. Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản

0


0


3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu
3.3. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
3.3.1. Chiều hướng thay đổi giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2020
3.3.2. Chiều hướng thay đổi giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa
Việt Nam và Nhật Bản năm 2020 và đầu năm 2021
3.4. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về mậu
dịch
3.5. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về ODA
3.6. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về đầu tư
trực tiếp

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Tên bảng biểu

Trang

1

Kim ngạch giá trị xuất nhập khẩu trong giai đoạn
2009-2020 giữa Việt Nam và Nhật Bản


9

2

Kim ngạch giá trị xuất nhập khẩu năm 2020 giữa Việt
Nam và Nhật Bản

11

0

0


3

Kim ngạch giá trị xuất nhập khẩu năm 2021 giữa Việt
Nam và Nhật Bản

12

4

Cơ cấu 4 nhóm hàng “tỷ USD” trong tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
tính hết tháng 9/2020

14


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

ODA

Official Development
Assistance

Vốn hỗ trợ hợp tác phát triển
chính thức

2

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG


0

0


1.1. Tính cấp thiết của bài báo cáo
Hiện nay, trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa, xu thế mở
rộng hội nhập và hợp tác kinh tế là xu thế chung cho tất cả các nước trên thế giới.
Việc hội nhập kinh tế quốc tế mang lại cho mỗi thành viên tham gia những lợi ích
kinh tế mà khơng một quốc gia nào có thể phủ nhận. Các nước càng phát triển thì
càng phụ thuộc nhau nhiều hơn dựa trên tinh thần hợp tác bình đẳng, tơn trọng chủ
quyền và cùng nhau có lợi.
Khơng nằm trong ngoại lệ, Việt Nam và Nhật Bản có mối quan hệ kinh tế phát
triển rất mạnh mẽ và ngày càng gắn bó, bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào
chiều sâu. Quan hệ giữa hai nước đang ở giai đoạn tốt nhất trong lịch sử kể từ khi
thiết lập quan hệ ngoại giao, có sự tin cậy cao. Lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì
thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực. Trải
qua chặng đường hơn 46 năm, dấu ấn Nhật Bản trong hợp tác kinh tế, đầu tư,
thương mại với Việt Nam ngày càng đậm nét. Nhật Bản đã có những đóng góp quan
trọng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam và ngược lại, Việt Nam cũng đóng góp
rất lớn cho nền kinh tế Nhật Bản. Nhật Bản ln giữ vững vị trí là đối tác quan
trọng hàng đầu của Việt Nam về kinh tế, luôn sát cánh cùng Việt Nam trong công
cuộc đổi mới, trở thành nhà tài trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất, nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn thứ hai và đối tác thương mại lớn thứ tư của Việt
Nam. Tuy nhiên, hội nhập kinh tế Việt - Nhật cũng có những tác động kép theo
nhiều chiều hướng tích cực và tiêu cực. Từ đó để phân tích cụ thể và chi tiết hơn về
sự hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt- Nhật, chúng em xin đưa ra đề tài: “Quan hệ
kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản’’.
1.2. Đối tượng và phạm vi của bài báo cáo

1.2.1. Đối tượng của bài báo cáo
Đối tượng chính của bài báo cáo là mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật
Bản.

0

0


1.2.2. Phạm vi của bài báo cáo
Phạm vi của đề tài là quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản trong 10 năm
trở lại đây, từ năm 2009 đến hết năm 2020 và có đề cập khái quát đầu năm 2021.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của bài báo cáo
Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói
chung và thương mại với Nhật Bản nói riêng trong bối cảnh tồn cầu hoá và khu
vực hoá trên cơ sở những điều kiện thực tế khách quan và định hướng cơ bản của
Đảng và Nhà nước ta.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản để từ đó đánh
giá, tìm ra các ngun nhân cơ bản nhằm cải thiện quan hệ tương xứng với khả
năng và mong muốn của cả hai quốc gia. Từ đó, các cơng trình nghiên cứu sau này
có thể dựa vào số liệu bài báo cáo để đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển
quan hệ kinh tế Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới.
1.4. Phương pháp nghiên cứu của bài báo cáo
Để tiến hành nghiên cứu đề tài, phương pháp lịch sử và phương pháp logic
được sử dụng chủ yếu. Ngồi ra cịn có các phương pháp khác như: tổng hợp, phân
tích, thống kê để làm rõ mối quan hệ kinh tế giữa hai nước.
1.5. Kết cấu của bài báo cáo
Bố cục bài báo cáo bao gồm 4 chương như sau:
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
Chương II: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN

Chương III: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
Chương IV: KẾT LUẬN
1.6. Tính đóng góp của bài báo cáo
Về mặt khoa học: Nghiên cứu quan hệ về kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

0

0


trong giai đoạn 10 năm trở lại đây nhằm để đưa ra những nhận định, đánh giá và
tổng kết lại những mặt tích cực và hạn chế trong mối quan hệ giữa hai nước.
Về mặt thực tiễn: Qua nghiên cứu giúp nhân dân 2 nước hiểu rõ hơn về mối
quan hệ kinh tế Việt - Nhật. Từ đó ngày càng thúc đẩy, nâng cao mối quan hệ giữa
hai nước.
Qua những nội dung đã trình bày, tuy khơng tránh được sự thiếu sót, chúng em
hy vọng bài báo cáo nhóm của mình sẽ cung cấp được phần nào kiến thức và định
hướng được tầm nhìn của những người đi trước cho người đọc.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
2.1. Vị trí địa lý và lãnh thổ
Là một quốc gia nằm ở Đơng Á thuộc vùng biển Thái Bình Dương, Nhật Bản có
tổng diện tích là 377,930 km2, đứng thứ 62 trên thế giới. Nhật Bản nằm bên rìa phía
Đơng của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía Bắc xuống
biển Hoa Đơng và đảo Đài Loan ở Phía Nam.
Nhật Bản là một quần đảo núi lửa gồm khoảng 6852 đảo, trong đó có 4 đảo lớn:
Honshu, Hokkaido, Kyushu và Shikoku. Nhật Bản có 47 tỉnh, mỗi tỉnh có hàng
chục thị trấn và thành phố khác nhau, trong đó có 10 thành phố lớn mạnh nhất là
Tokyo, Hiroshima, Kyoto, Sapporo, Naha, Osaka, Nagoya, Fukuoka, Yokohama và

Nikko.
2.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình Nhật Bản 80% là đồi núi, chủ yếu là núi lửa (186 núi lửa còn hoạt động)
và hằng năm thường xảy ra hàng nghìn các trận động đất lớn nhỏ gây tác động đến
mọi mặt của quốc gia này, làm nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề. Đồng bằng nhỏ
hẹp nằm ven biển.

0

0


Nhật Bản thuộc vùng khí hậu ơn đới hải dương, có 4 mùa rõ rệt, nhưng mỗi vùng lại
có khí hậu khác nhau dọc theo chiều dài của đất nước. Sơng ngịi ngắn và dốc. Bờ
biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió. Các dịng biển nóng lạnh gặp nhau tạo
nên ngư trường cá phong phú. Rừng có diện tích bao phủ lớn nhất Châu Á (64%
diện tích tự nhiên được rừng bao phủ). Khống sản nghèo nàn, ngồi than đá, đồng,
các khống sản khác trữ lượng khơng đáng kể.
2.3. Dân cư
Dân số của Nhật Bản là 126,476,461 người (năm 2020), đứng thứ 11 trên thế giới.
Mật độ dân số của Nhật Bản là 346 người trên mỗi kilômét vuông tính đến
12/05/2021.
Nhật Bản là một nước đơng dân, có tốc độ gia tăng thấp và giảm dần, dẫn đến thực
trạng già hóa dân số. Vào thời điểm năm 2018, Nhật Bản đã bước vào xã hội siêu
già với tỉ lệ già hóa chạm mức 28.1%, và cũng là một trong những nước có tuổi thọ
trung bình cao nhất thế giới (Nam: 81,5 tuổi; Nữ: 87,7 tuổi). Cơ cấu tuổi của Nhật
Bản: 16.585.533 thanh thiếu niên dưới 15 tuổi; 80.886.544 người từ 15 đến 64 tuổi;
28.913.148 người trên 64 tuổi (2017).
Cơ cấu dân số già đã tạo ra các vấn đề xã hội, đặc biệt là sự suy giảm lực lượng lao
động đồng thời gia tăng chi phí cho phúc lợi xã hội như vấn đề lương hưu. Do các

vấn đề kinh tế và xã hội, nhiều người trẻ Nhật Bản hiện có xu hướng khơng kết hơn
hoặc sinh con khi trưởng thành, khiến tỷ suất sinh đẻ đang giảm mạnh. Nhập cư và
gia tăng khuyến khích sinh đẻ đang được xem là giải pháp để cung cấp lực lượng
lao động cho sự lão hóa của dân số nhằm duy trì sự phát triển của nền kinh tế khổng
lồ lớn thứ hai trên thế giới.
2.4. Văn hóa
Nhật Bản là một trong những nền văn hóa phong phú và đa dạng bậc nhất. Sau khi
cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, nền kinh tế Nhật rơi vào khủng hoảng
nghiêm trọng, và một số cải cách lớn về kinh tế-xã hội đã được Nhật Bản đưa ra.
Khoảng 20 năm sau, cả thế giới phải khâm phục tinh thần và sự đồng lịng của nhân
dân “xứ Phù Tang” đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản phát triển với tốc độ
chóng mặt mà sau này cịn được gọi là sự phát triển “thần kì”. Yếu tố khơng nhỏ

0

0


làm nên sự “thần kì” đó phải kể đến yếu tố con người. Được kế thừa từ hàng chục
năm trước, tính kỷ luật và tinh thần đồn kết được người Nhật thể hiện cho tới ngày
nay. Văn hóa làm việc, văn hóa giao tiếp… của người Nhật phát triển rộng rãi trên
thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nét đẹp văn hóa của Nhật Bản khơng thể khơng
nhắc đến văn hóa ẩm thực với những đặc sản như sushi, sashimi được chế biến công
phu và đẹp mắt. Trà đạo cũng là một nét văn hóa đặc trưng của người Nhật bởi sự
cầu kỳ, tinh tế của nó phải khiến cả thế giới nghiêng mình nể phục. Qua những phép
tắc pha trà và uống trà, người Nhật muốn tìm thấy giá trị tinh thần cần có của bản
thân.
2.5. Kinh tế
Nhật Bản là một đất nước có nền kinh tế thị trường phát triển đứng thứ ba trên thế
giới. Tuy nghèo nàn về tài nguyên thiên nhiên, nhưng đây lại là đất nước hàng đầu

về sản xuất và phát triển sắt thép, đóng tàu, chế tạo vũ khí, sản xuất ơ tô…
Năm 1940, tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Nhật Bản đã đạt 192 tỷ USD (quy đổi
theo giá USD năm 1990) so với nước Anh là 316 tỷ USD, Pháp là 163 tỷ USD, Đức
là 387 tỷ USD, Liên Xô là 417 tỷ USD… Hiện nay, trước những thách thức của đại
dịch covid-19, Nhật Bản đã “vượt bão” thành công với GDP của nước này trong
quý IV năm 2020 đã tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường chứng khoán
và xuất khẩu cũng đã cho thấy những mặt tích cực. Song song với các giải pháp
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Nhật Bản đã và đang nỗ lực cao độ khống chế dịch
Covid-19. Chính phủ Nhật Bản đang cân nhắc khả năng “phủ sóng” vắc-xin ngừa
Covid-19 trên tồn quốc, theo đó, việc tiêm vắc-xin đại trà và miễn phí cho người
dân nước này sẽ được triển khai vào cuối tháng 5/2021.
2.6. Ngoại giao
Quan hệ Việt Nam - Nhật Bản bắt đầu từ cuối thế kỉ 16 khi các nhà buôn Nhật đến
Việt Nam buôn bán. Việt Nam chính thức lập quan hệ ngoại giao với Nhật Bản vào
ngày 21 tháng 9 năm 1973. Năm 1992, Nhật Bản quyết định mở lại viện trợ cho
Việt Nam.
Quan hệ giữa Việt Nam-Nhật Bản phát triển nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực và đã
bước sang giai đoạn mới về chất và đi vào chiều sâu. Các mối quan hệ kinh tế chính

0

0


trị, giao lưu văn hóa khơng ngừng được mở rộng; đã hình thành khn khổ quan hệ
ở tầm vĩ mơ; sự hiểu biết giữa hai nước không ngừng được tăng lên.

CHƯƠNG 3: TRÌNH BÀY VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA
VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN
3.1. Các hiệp định, hiệp ước về kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản

3.1.1. Hiệp định đối tác kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản (VJEPA)
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) là Hiệp định FTA song
phương đầu tiên của Việt Nam được ký kết ngày 25/12/2008 và có hiệu lực bắt đầu
từ ngày 1/10/2009.
Hiệp định VJEPA là một thỏa thuận song phương mang tính tồn diện bao gồm các
nội dung cam kết về tự do hóa thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và
các hợp tác kinh tế khác giữa hai nước, được xây dựng phù hợp với các chuẩn mực
và nguyên tắc của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Về mức cam kết chung trong vòng 10 năm kể từ khi thực hiện Hiệp định, Việt Nam
cam kết tự do hóa đối với khoảng 87,66% kim ngạch thương mại và Nhật Bản cam
kết tự do hóa đối với 94,53% kim ngạch thương mại.
3.1.2. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản
Việt nam đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế
đối với thu nhập với Nhật Bản.
Hiệp định này được ký kết vào ngày 24/10/1995 tại Hà Nội và có hiệu lực vào ngày
31/12/1995. Mục đích ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần nhằm loại bỏ việc
đánh thuế trùng bằng cách: (a) miễn, giảm số thuế phải nộp tại Việt nam cho các đối
tượng cư trú của nước ký kết hiệp định; hoặc (b) khấu trừ số thuế mà đối tượng cư
trú Việt nam đã nộp tại nước ký kết hiệp định vào số thuế phải nộp tại Việt Nam.
Ngồi ra, Hiệp định cịn tạo khn khổ pháp lý cho việc hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau
giữa các cơ quan thuế Việt Nam với cơ quan thuế Nhật Bản trong công tác quản lý
thuế quốc tế nhằm ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu

0

0


nhập và vào tài sản.
3.1.3. Các Hiệp định vay vốn ODA Nhật Bản

Nhật Bản bắt đầu cung cấp ODA cho VN năm 1992. Bắt đầu với kim ngạch 47,4 tỷ
yên, ODA Nhật cung cấp cho Việt Nam tăng liên tục và từ năm 1996 hằng năm đạt
mức 90 tỷ yên. Riêng nước Nhật chiếm tới phân nửa tổng luồng ODA mà Việt Nam
ký kết song phương với các nước tiên tiến. Nhìn từ phía Nhật, Việt Nam cũng đã
chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược ngoại giao ODA của Nhật. Việt Nam đã
thuộc vào một trong năm nước nhận nhiều ODA của nước này.
Nhật Bản là đối tác viện trợ phát triển chính thức ODA quan trọng, là nước cung
cấp vốn vay bằng đồng Yên cho Việt Nam lớn nhất, với tổng giá trị vay cho đến
12/2019 là 2.578 tỷ Yên, tương đương khoảng 23,76 tỷ USD, chiếm 26,3% tổng
vốn ký kết vay nước ngồi của Chính phủ.
3.1.4. Hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản
Một mốc mới trong quan hệ đầu tư giữa Việt Nam và Nhật Bản được đánh dấu bằng
bản Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư Việt Nam - Nhật Bản ký kết ngày 1411 tại Tokyo giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Võ Hồng Phúc và đại diện Chính
phủ Nhật Bản.
Bản hiệp định, khởi sự đàm phán từ tháng 5-2002, cam kết dành cho các nhà đầu tư
Nhật trong mọi lĩnh vực sự đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư khác, đặc biệt là
không kém hơn so với các cam kết dành cho các nhà đầu tư Mỹ theo Hiệp định
thương mại song phương Việt - Mỹ.
"Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, là nước viện trợ ODA nhiều nhất
cho Việt Nam, cơ cấu kinh tế bổ sung nhiều cho Việt Nam vì vậy việc ký kết bản
hiệp định đầu tư song phương có vai trị rất lớn trong việc thúc đẩy trào lưu thứ hai
của các nhà đầu tư Nhật Bản vào Việt Nam sau thời kỳ 1995-1996" - chuyên gia cao
cấp của Bộ Kế hoạch và đầu tư Lê Đăng Doanh bình luận về ý nghĩa của hiệp định.
Cũng theo ông Doanh, bản hiệp định là cơ sở tốt để VN và Nhật Bản đạt được các
thỏa thuận trong đàm phán song phương gia nhập WTO của Việt Nam, góp phần
thúc đẩy tiến trình gia nhập WTO theo đúng mục tiêu do Việt Nam đề ra là năm

0

0



2005.
3.2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu
Các hạng mục xuất khẩu nhiều nhất: Hàng dệt, may, Phương tiện vận tải và phụ
tùng, Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác, Hàng hóa khác, Hàng thủy sản, Gỗ
và sản phẩm gỗ
Các hạng mục nhập khẩu nhiều nhất: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện,
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác, Sắt thép các loại, Hàng hóa khác, Phế
liệu sắt thép, Sản phẩm từ chất dẻo.
3.3. Giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản
3.3.1. Chiều hướng thay đổi giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Nhật Bản từ năm 2009 đến năm 2020

Bảng 3.1. Biểu đồ cột thể hiện giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu từ năm 2009 đến
năm 2020 giữa Việt Nam và Nhật Bản.

0

0


Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong các năm qua, Nhật Bản ln
nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất trong hơn 200 quốc gia có xuất nhập
khẩu hàng hóa với Việt Nam. Theo số liệu, giai đoạn 2009-2011, cán cân thương
mại trong trao đổi hàng hóa với Nhật Bản thâm hụt, cụ thể là 5,89 tỷ USD trong
năm 2009, 7,5 tỷ USD trong năm 2010 và 697 triệu USD trong năm 2011. Trong
giai đoạn 2012-2014, Việt Nam luôn thặng dư cán cân thương mại trong trao đổi
hàng hóa với Nhật Bản. Mức xuất siêu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản trong
giai đoạn 2012-2014 lần lượt là 10,8 tỷ USD, 12 tỷ USD và 15,9 tỷ USD. Chuyển

sang các năm 2015, năm 2016, năm 2018 và năm 2020, cán cân thương mại chuyển
sang trạng thái thâm hụt về phía Việt Nam với các mức lần lượt là 4,3 tỷ USD, 2,1
tỷ USD, 1,3 tỷ USD và 3,7 tỷ USD. Riêng trong 2 năm 2017 và 2019, thặng dư cán
cân lần lượt là 1,5 tỷ USD và 7,3 tỷ USD. Tổng quát, xuất nhập khẩu hàng hóa giữa
Việt Nam và Nhật Bản ln đạt mức tăng trưởng cao.

3.3.2. Chiều hướng thay đổi giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam
và Nhật Bản năm 2020 và đầu năm 2021

0

0


Bảng 3.1. Biểu đồ cột thể hiện giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong vòng 12
tháng năm 2020 giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Năm 2020 là năm có nhiều biến động như dịch bệnh Covid-19, dẫn đến nhiều sự
thay đổi trong kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản. Các giá trị xuất
khẩu giảm nhẹ so với các năm trước trong khi giá trị nhập khẩu tăng nhẹ. Các tháng
1,2,3,5 có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu, lần lượt là 260 triệu USD, 21,3 triệu
USD, 111,8 triệu USD và 55,7 triệu USD. Các tháng còn lại có giá trị nhập khẩu lớn
hơn xuất khẩu, nhiều nhất là tháng 12 với 1 tỷ 57 triệu USD, ít nhất là tháng 4 với
47,4 triệu USD.

0

0



Bảng 3.1. Biểu đồ cột thể hiện giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu trong vòng 12
tháng 2021 giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Trong 4 tháng đầu năm 2021, nền kinh tế của Việt Nam và Nhật Bản vẫn chịu sự
ảnh hưởng của Covid-19, tuy nhiên cả hai nước đã có cách ứng phó, thích nghi với
đại dịch, dẫn đến giá trị xuất nhập khẩu tăng nhẹ so với năm 2020. Tháng 1 có giá
trị xuất khẩu cao hơn nhập khẩu một lượng là 60,7 triệu USD. Tháng 2,3,4 có giá trị
nhập khẩu cao hơn xuất khẩu lần lượt là 222,3 triệu USD, 323,6 triệu USD và 470,7
triệu USD.
3.4. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về mậu dịch
Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999. Nhật Bản là bạn hàng số
một của Việt Nam. Kim ngạch 2 chiều năm 2003 đạt 5,9 tỷ USD, nhanh chóng tăng
lên đến 8,5 tỷ USD vào năm 2005, 10 tỷ USD năm 2006, 12 tỷ năm 2007, và 17 tỷ

0

0


năm 2008. Tuy nhiên trong năm 2009, vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tổng thương
mại giảm xuống 12,2 tỷ trong năm 2009, nhưng nhanh chóng phục hồi lại đến 16 tỷ
USD trong năm 2010.
Từ nhiều năm qua, Nhật Bản ln nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất
của Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc). Đặc biệt, cán cân thương mại
giữa hai bên luôn được giữ ở mức khá cân bằng. Hiện, Nhật Bản là đối tác thương
mại lớn nhất của Việt Nam trong số 10 đối tác thương mại thuộc Hiệp định Đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), gồm: Australia, Brunei,
Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore.
Kết thúc năm 2019, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam - Nhật Bản đạt
xấp xỉ 40 tỷ USD (39,94 tỷ USD), cao nhất từ trước đến nay và chiếm 7,7% tổng

kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước. Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam sang
Nhật Bản đạt 20,41 tỷ USD, tăng 8,4% so với năm 2018, chiếm 7,7% tổng kim
ngạch cả nước. Ở chiều ngược lại, nước ta nhập khẩu lượng hàng hóa từ “Xứ sở
Mặt trời mọc” với tổng trị giá 19,53 tỷ USD, tăng 2,5% so với năm 2018, chiếm
7,7% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

0

0


Về tổng quy mô kim ngạch, kết thúc năm 2019, Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 4 (sau
Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc) trong số hơn 200 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt
Nam có quan hệ thương mại.
Năm 2020, nhóm hàng nhập khẩu lớn nhất từ Nhật Bản là máy vi tính, sản phẩm
điện tử và linh kiện với kim ngạch 3,903 tỷ USD, tăng mạnh gần 22,3%, tương
đương hơn 700 triệu USD. Tiếp đến là máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng với kim
ngạch 3,312 tỷ USD, giảm hơn 180 triệu USD; sắt thép các loại đạt gần 1,976 triệu
tấn, kim ngạch 1,067 tỷ USD, sản lượng tăng gần 450 nghìn tấn và kim ngạch tăng
hơn 40 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019.
3.5. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về ODA
Kể từ khi nối lại việc cấp ODA cho Việt Nam (năm 1992) đến nay (tính đến năm
2019), ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam chiếm hơn 1/3 tổng ODA của cộng
đồng quốc tế cho Việt Nam, với số vốn cam kết khoảng 30,5 tỷ USD (7), được phân
bổ vào tất cả các lĩnh vực chủ chốt, như nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông vận tải,
điện lực, công nghệ - thông tin, đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục, y tế, bảo vệ môi

0

0



trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, xóa đói, giảm nghèo… góp phần quan trọng
vào việc thực hiện ba đột phá chiến lược của Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển bền vững. Thông qua các nguồn ODA
của Nhật Bản, nhiều dự án của Việt Nam đã hoàn thành và đưa vào khai thác rất
hiệu quả, trở thành biểu tượng sinh động cho quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai
nước, như nhà ga quốc tế Sân bay Tân Sơn Nhất, Sân bay Nội Bài, Cầu Nhật Tân,
Cầu Cần Thơ, Cầu Thanh Trì, Hầm đường bộ Hải Vân, Cảng Hải Phòng, Bệnh viện
Bạch Mai và Bệnh viện Chợ Rẫy, các tuyến đường sắt đô thị tại Thành phố Hồ Chí
Minh và Hà Nội…
Tổng kim ngạch viện trợ của Nhật Bản lên đến hơn 2 nghìn tỷ Yên: Trong giai đoạn
năm TK 1992 - 2011, tổng kim ngạch viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam lên đến
hơn 2 nghìn tỷ Yên (tương đương khoảng 415 nghìn tỷ VNĐ, 19,7 tỷ USD). Nhật
Bản là nhà tài trợ lớn nhất với số vốn chiếm 30% trong tổng vốn viện trợ mà các
nhà tài trợ quốc tế dành cho Việt Nam. (*quy đổi theo tỷ giá ngày 25/11/ 2013)
Cải tạo, xây dựng tổng cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu: Tính đến 2013, kể
cả những cơng trình đang thi công, NB đã hỗ trợ Việt Nam cải tạo và xây dựng tổng
cộng 3.309 km đường bộ và 287 cây cầu. Đặc biệt, NhB đã hỗ trợ Việt Nam cải tạo
và xây dựng 650 km quốc lộ, tương đương 70% trong hệ thống đường cao tốc quốc
gia của Việt Nam.
Hỗ trợ nâng cấp 3 bệnh viện trọng điểm và sản xuất vắc xin : Chất lượng ngành y tế
được nâng cao thông qua hỗ trợ nâng cấp ba bệnh viện trọng điểm ở ba miền Bắc,
Trung, Nam là Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, Bệnh viện TW Huế, Bệnh viện Chợ
Rẫy ở TP.HCM; xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin sởi; đào tạo nguồn nhân lực.
Xây dựng các nhà máy phát điện với tổng công suất 4.500 MW : Nhật Bản đã và
đang hỗ trợ cho nguồn điện có tổng cơng suất 4.500 MW (bằng 14% tổng cơng suất
phát điện cả nước), gồm cả các cơng trình đang được thi công; xây dựng các trạm
biến áp, đào tạo nguồn nhân lực cho ngành điện.
3.6. Phân tích mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản về đầu tư trực
tiếp

Tính lũy kế đến hết giữa năm 2015, các nhà đầu tư Nhật Bản có 2.638 dự án còn

0

0


hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 37,65 tỷ USD (chiếm 14,3% tổng số dự án và 14,6%
tổng vốn đầu tư của Việt Nam), đứng thứ 2 trong số các quốc gia, vùng lãnh thổ có
đầu tư tại Việt Nam.
Năm 2018, Nhật Bản dẫn đầu các quốc gia đầu tư vào Việt Nam với 8,59 tỷ USD,
chiếm 24,2% tổng vốn đầu tư trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu
tư tại Việt Nam. Tính lũy kế tình hình thu hút dịng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam đến cuối năm 2019, Nhật Bản đứng thứ hai với tổng số vốn đăng ký đạt 59,3
tỷ USD. Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng
thu hút các doanh nghiệp lớn, thậm chí cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nhật
Bản đến đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhiều công ty Nhật Bản cho rằng họ
không thể kinh doanh và đầu tư ở Nhật Bản hiệu quả bởi sự tăng trưởng kinh tế thấp
và dân số già hóa cao. Bởi vậy, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam đã
trở thành điểm đến hấp dẫn đối với họ. Tuy nhiên, sau trận lũ lụt nghiêm trọng ở
Thái Lan, nhiều nhà đầu tư đã nhận ra rằng họ đang phải đối mặt với một nguy cơ
lớn nếu đổ quá nhiều vốn đầu tư vào một nước. Các doanh nghiệp Nhật Bản đang di
chuyển vốn đầu tư ra khỏi Trung Quốc để đến các quốc gia khác, bao gồm Việt
Nam, nơi có chi phí sản xuất thấp. Ngồi ra, các cơng ty Nhật Bản cịn ấn tượng bởi
sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam ổn định và dân số trẻ.
Theo một cuộc khảo sát trực tuyến gần đây của Tờ báo Kinh tế Times Newspaper,
Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn nhất cho đầu tư, vượt qua Thái Lan và
Singapore. Hiện các doanh nghiệp Nhật Bản đang có xu hướng đầu tư ra các địa
phương khác thay vì chỉ tập trung tại Hà Nội và TP.HCM như trước. Khảo sát thực
trạng của các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư tại Châu Á và Châu Đại dương của

JETRO vào tháng 2, có 63,9% doanh nghiệp Nhật Bản đang kinh doanh tại Việt
Nam sẽ tiếp tục mở rộng kinh doanh. Đây là tỉ lệ cao nhất trong khối ASEAN và
đứng thứ ba trong khu vực châu Á và Châu Đại Dương.

0

0


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN
Cùng nằm ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sự tin cậy về chính trị, sự tương
đồng về văn hóa giữa hai dân tộc Việt Nam và Nhật Bản, sự chia sẻ lợi ích chung
của hai nước sẽ là nền tảng vững chắc và động lực mạnh mẽ để quan hệ kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản tiếp tục phát triển lên một tầm cao mới. Việc kết nối hai nền kinh
tế Việt Nam - Nhật Bản phát triển bền vững lâu dài sẽ tiếp tục được hai nước thúc
đẩy với trọng tâm là kết nối chiến lược phát triển kinh tế, năng lực sản xuất và kết
nối nguồn nhân lực trên nguyên tắc bổ sung, tương trợ lẫn nhau, cùng có lợi. Nhật
Bản khơng chỉ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, chuyển đổi mơ hình
tăng trưởng mà cịn tích cực hợp tác phát triển và chuyển giao công nghệ trong các
lĩnh vực cơng nghệ cao; thúc đẩy dịng vốn đầu tư vào Việt Nam của các doanh
nghiệp Nhật Bản, trong đó có doanh nghiệp vừa và nhỏ; thúc đẩy phát triển ngành
công nghiệp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản
hoạt động tại Việt Nam tăng tỷ lệ nội địa hóa; đa dạng hóa các hình thức đầu tư,
trong đó khuyến khích hợp tác đối tác công tư (PPP); thúc đẩy phát triển ngành cơ
khí chế tạo, xây dựng và phát triển các khu cơng nghiệp lớn của Việt Nam; thúc đẩy
hợp tác tồn diện trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp; đẩy mạnh hợp tác trực
tiếp giữa các địa phương của hai nước…
Quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản đang đứng trước những
vận hội phát triển mới đầy triển vọng. Những nền tảng tốt đẹp của lịch sử hợp tác và
tương đồng về lợi ích chiến lược giữa hai bên sẽ là động lực để quan hệ hai nước

bước sang một giai đoạn mới tươi sáng hơn nữa, nhằm tạo ra sự gắn kết giữa hai
dân tộc, hai đất nước ngày càng bền chặt, sâu sắc, vì lợi ích của nhân dân hai nước,
đóng góp tích cực cho hịa bình, ổn định, phồn vinh, hợp tác, phát triển ở khu vực
và trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

0

0


0

0



×