Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thị trường khó khăn thúc đẩy phát triển nhãn hàng riêng doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.5 KB, 3 trang )

Thị trường khó khăn thúc đẩy phát triển nhãn
hàng riêng
Giám đốc điều hành Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, ông Darin
Williams, đã phân tích sâu hơn về xu hướng phát triển của các nhãn hàng riêng ở
thị trường Việt Nam, căn cứ trên các cuộc khảo sát mà Nielsen đã thực hiện và
kinh nghiệm của ông về vấn đề này tại các thị trường châu Á khác.
Nhiều chuyên gia cho rằng đây là thời điểm thuận lợi để các nhà phân phối,
nhà bán lẻ phát triển mạnh các sản phẩm mang nhãn hàng riêng của họ tại
Việt Nam. Vậy dự báo của ông về xu hướng này ra sao?
- Ông Darin Williams: Các sản phẩm gắn nhãn hàng riêng đang phát triển tốt tại
thị trường Việt Nam và đây sẽ là xu hướng sắp tới, mặc dù chưa đạt đến mức như
ở thị trường Thái Lan và các thị trường trong khu vực khác. Một trong những yếu
tố hỗ trợ sự phát triển của các nhãn hàng riêng ở Việt Nam là sự nhận biết và niềm
tin của người tiêu dùng về các loại sản phẩm này đã tăng cao. Có khoảng 73% số
người tiêu dùng Việt Nam tham gia một cuộc khảo sát gần đây của Nielsen đã cho
rằng chất lượng của các món hàng này tốt và không thua chất lượng hàng hóa
mang thương hiệu đã phổ biến trên thị trường.
Trong những năm qua, các nhà bán lẻ cũng đang đẩy mạnh chương trình phát triển
hàng nhãn riêng của họ. Đây là những cơ sở để chúng tôi tin rằng hàng nhãn riêng
sẽ tiếp tục phát triển tại thị trường Việt Nam. Nếu căn cứ vào xu hướng và tốc độ
phát triển tại các thị trường ở khu vực, chúng tôi dự báo việc phát triển các hàng
nhãn riêng tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
Đâu là yếu tố tích cực khiến ông đưa ra dự báo trên?
- Một trong những cơ sở để chúng tôi đưa ra dự báo kể trên là mức tăng trưởng
của các kênh thương mại hiện đại ở thị trường Việt Nam. Một khi Saigon Co.op,
Big C, Metro Cash & Carry và các doanh nghiệp khác tiếp tục mở thêm nhiều siêu
thị, trung tâm bán sỉ và lẻ, và họ dành nhiều chỗ cho các nhãn hàng riêng thì các
dòng sản phẩm này sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh.
Theo dự báo của chúng tôi, các kênh thương mại hiện đại ở Việt Nam sẽ tiếp tục
đạt mức tăng trưởng 15-20% trong vòng 2 năm tới. Lý do là thị phần của các kênh
này vẫn còn rất thấp so với các nước trong khu vực nên còn nhiều tiềm năng phát


triển. Kết quả khảo sát của Nielsen trong năm 2010 cho thấy các kênh thương mại
hiện đại ở Việt Nam mới chỉ chiếm thi phần 13% trên toàn thị trường, trong khi tỷ
lệ này ở Malaysia là 53%, Thái Lan là 46% và Indonesia là 43%. Nếu tính luôn
các siêu thị và các nhà bán lẻ mới gia nhập thị trường thì thị phần các kênh thương
mại hiện đại ở Việt Nam có thể tăng thêm 7 điểm phần trăm nữa.
Ông có cho rằng lạm phát cao có ảnh hưởng đến việc phát triển hàng nhãn
riêng ở Việt Nam?
- Tất nhiên là lạm phát có ảnh hưởng đến sức mua, và liên quan đến việc phát triển
hàng nhãn riêng tại các thị trường, bao gồm Việt Nam. Trong giai đoạn người tiêu
dùng phải cân nhắc kỹ kế hoạch chi tiêu, họ có xu hướng tìm mua các sản phẩm có
giá thấp hơn và hàng nhãn riêng lại có lợi thế về giá.
Tại Việt Nam, Saigon Co.op, Big C, Metro Cash & Carry là các doanh nghiệp đã
bán hàng nhãn riêng tại các siêu thị, trung tâm bán lẻ, bán sỉ.
Chỉ riêng Saigon Co.op đang bày bán khoảng 150 mặt hàng thiết yếu với nhãn
riêng là SGC và Co.opMart như gạo, nước mắm, bún gạo, trà, trứng, bánh tráng,
thịt nguội, giò lụa, đồ hộp, hóa phẩm, đồ dùng trong nhà, hàng may mặc tại hệ
thống siêu thị của hợp tác xã này.

×