Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

ĐỀ TÀI " XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING CHO NGÀNH HÀNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA " docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 85 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

LƯU TRẦN ĐỨC

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING
CHO NGÀNH HÀNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX
TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Long Xuyên, tháng 6 năm 2008


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E-MARKETING
CHO NGÀNH HÀNG GẠO CỦA CÔNG TY ANGIMEX
TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA

Chuyên ngành : Kinh Tế Đối Ngoại

Sinh viên thực hiện : LƯU TRẦN ĐỨC
Lớp : DH5KD Mã số Sv: DKD041606
Người hướng dẫn : Ths. Huỳnh Phú Thịnh


Long Xuyên, tháng 6 năm 2008


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG

Giáo viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Phú Thịnh

Giáo viên chấm, nhận xét 1: ………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Giáo viên chấm, nhận xét 2: ………………………………
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Khóa luận được bảo vệ tại hội đồng chấm và bảo vệ khóa luận
Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh ngày…tháng 07 năm 2008

I


PHỤ LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài..................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1
1.3 Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 1
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu.................................................................. 2
1.4.1 Giá trị ứng dụng ............................................................................................... 2
1.4.2 Giá trị lý thuyết ................................................................................................ 2
1.5 Kết cấu bài báo cáo ................................................................................................. 3

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 4
2.1 Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 4
2.1.1 Những định nghĩa ............................................................................................. 4
2.1.2 Bản chất E-marketing....................................................................................... 4
2.1.3 Đặc điểm riêng của E-marketing...................................................................... 5
2.1.4 Quá trình phát triển của E-marketing............................................................... 5
2.1.5 Điều kiện áp dụng E-marketing ....................................................................... 6
2.1.6 Các hoạt động của E-marketing ....................................................................... 6
2.2 Mơ hình nghiên cứu ................................................................................................ 7
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu ......................................................................................... 7
2.2.2 Giải thích mơ hình:........................................................................................... 7
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU ............................................................. 9
3.1 Giới thiệu................................................................................................................. 9
3.2 Thiết kế nghiên cứu................................................................................................. 9
3.2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu................................................................................. 9
3.2.2 Phương pháp nghiên c ứu.................................................................................. 9

II


CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CÔNG TY ANGIMEX – ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG EMARKETING CỦA ANGIMEX VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH ...... 12
4.1 Giới thiệu công ty ANGIMEX: ............................................................................. 12
4.2 Đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử của ANGIMEX .................... 15
4.2.1 Phần cứng (Cơ sở hạ tầng): ............................................................................ 15
4.2.2 Phần mềm....................................................................................................... 15
4.2.3 Định hướng phát triển thương mại điện tử của công ty. ................................ 17
4.3 Đánh giá hiện trạng thương mại điện tử của các công ty trong ng ành.................. 17
4.3.1 Các doanh nghiệp trong ngành có ứng dụng thương mại điện tử .................. 17
4.3.2 Mức độ ứng dụng ........................................................................... 17
CHƯƠNG 5: XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG E -MARKETING CHO NGÀNH

HÀNG GẠO NỘI ĐỊA ................................................................................................... 21
5.1 Phân tích mơi trường kinh doanh. ......................................................................... 21
5.1.1 Phân tích môi trường bên trong công ty AGIMEX ........................................ 21
5.1.2 Phân tích mơi trường tác nghiệp của cơng ty ANGIMEX ............................. 22
5.1.3 Phân tích mơi trường bên ngồi cơng ty ANGIMEX .................................... 25
5.2 Thiết lập những mục tiêu của kế hoạch................................................................. 28
5.2.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 28
5.2.2 Giải thích mục tiêu ......................................................................................... 28
5.3 E-marketing chiến lược. ........................................................................................ 31
5.3.1 Phân tích ma trận SWOT ............................................................................... 31
5.3.2 Phân tích chiến lược:...................................................................................... 32
5.3.4 Các cơng cụ mang tính chiến lược trên website www.angimex.com.vn ....... 37
5.3.5 Bản demo website giao dịch www.angimex.com.vn ..................................... 38
5.3.6 Phân tích E-marketing chiến lược .................................................................. 39
5.4 Kế hoạch E-marketing hỗn hợp ............................................................................ 43

III


5.4.1 Kế hoạch sản phẩm ........................................................................................ 43
5.4.2 Kế hoạch giá................................................................................................... 45
5.4.3 Kế hoạch phân phối ........................................................................................ 46
5.5 Biện pháp thực hiện kế hoạch ............................................................................... 52
5.5.1 Kế hoạch tổ chức sản xuất.............................................................................. 52
5.5.2 Đầu tư cơ sở hạ tầng cho việc thực hi ện E-marketing ................................... 54
5.5.3 Chuẩn bị nhân sự ............................................................................................ 55
5.6 Dự trù ngân sách cho hoạt động E-marketing. ...................................................... 56
5.7 Ước lượng hiệu quả. .............................................................................................. 58
5.7.1 Ước lượng chi phí kinh doanh gạo An Gia .................................................... 58
5.7.2 Ước lượng doanh thu...................................................................................... 58

5.7.3 Ước lượng lợi nhuận. ..................................................................................... 59
5.7.4 Phân tích rủi ro. .............................................................................................. 59
5.8 Tóm tắt kế hoạch thực hiện ................................................................................... 60
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN .............................................................................................. 62
6.1 Kết luận ................................................................................................................. 62
6.2 Hạn chế của đề tài ................................................................................................. 63
6.3 Đề xuất .................................................................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 1
PHỤ LỤC.......................................................................................................................... 6

IV


MỤC LỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp ........................ 10
Bảng 2: Nội dung và đối tượng quan sát phục vụ công tác thu thập thông tin sơ cấp 10
Bảng 3: Đối tượng và nội dung của phỏng vấn chuyên sâu........................................ 11
Bảng 4: Mục tiêu cụ thể của kế hoạch ứng dụng E -marketing cho ngành hàng gạo nội
địa của công ty Angimex ............................................................................................. 28
Bảng 5: Mục tiêu của kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo nội địa của
công ty Angimex qua các tháng c ủa năm 2009........................................................... 30
Bảng 6: Ma trận SWOT của công ty ANGIMEX đối với ứng dụng E -marketing...... 31
Bảng 7: Số lượng cửa hàng gạo An Gia qua các năm ................................................. 54
Bảng 8: Ngân sách dự kiến chi cho hoạt động E -marketing trong 2 năm 2009
và 2010 ........................................................................................................................ 56
Bảng 9: Chi phí cho hoạt động kinh doanh gạo An Gia ............................................. 58
Bảng 10: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh gạo An Gia ......................................... 58
Bảng 11: Bảng tóm tắt kế hoạch thực hiện việc triển khai ứng dụng E -marketing cho
sản phẩm gạo An Gia .................................................................................................. 60


V


MỤC LỤC HÌNH ÁNH
Hình 1: Các giai đoạn phát triển của website ............................................................... 5
Hình 2: Mơ hình nghiên cứu kế hoạch ứng dụng E -marketing cho ngành hàng gạo
nội địa của cơng ty ANGIMEX ................................................................................... 7
Hình 3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu ................................................................................ 9
Hình 4: Sơ đồ tổ chức cơng ty Angimex ..................................................................... 14
Hình 5: Website cơng ty Angimex: www.angimex.com.vn ....................................... 16
Hình 6: Sơ đồ tổ chức phịng phát triển chiến lược Cơng ty Angimex ....................... 17
Hình 7: Website gạo Kim Kê_Cơng ty Minh Cát Tấn_www.kimke.com

18

Hình 8: Website gạo Nam Đô_Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu l ương thực –
thực phẩm Hà Nội_www.namdo.com.vn ................................................................... 19
Hình 9 : Website gạo Sohafarm_Nơng trường Sơng Hậu_www.sohafarm.com.vn ... 20
Hình 10: Quy trình chế biến gạo của cơng ty Angimex .............................................. 21
Hình 11: Những site bổ sung trên trang web www.angimex.com.vn ........................ 35
Hình 12: Bản đồ site mới của trang web www.angimex.com.vn ................................ 36
Hình 13: Bản demo website giao dịch gạo An Gia www.angimex.com.vn ................ 38
Hình 14: Chiến lược sản phẩm gạo An Gia ................................................................ 39
Hình 15: Phân khúc giá của gạo An Gia và các đối thủ cạnh tranh ............................ 40
Hình 16: Phân khúc giá của 3 dòng sản phẩm gạo An Gia ........................................ 41
Hình 18: Chiến lược chiêu thị kết hợp chu kì sống sản phẩm gạo An Gia ................. 42
Hình 19: Bao bì gạo Nàng Nhen (Mặt trước và sau) .................................................. 44
Hình 20: Bao bì gạo OM4900 ..................................................................................... 44
Hình 21: Bao bì gạo Lúa Mùa..................................................................................... 44
Hình 22: Logo gạo An Gia .......................................................................................... 44

Hình 23: Chu kỳ sống của gạo An Gia ....................................................................... 45

VI


Hình 24: Chu kỳ tăng giá các dịng sản phẩm gạo An Gia ......................................... 45
Hình 25: Biểu đồ CPI cả nước và CPI lương thực ...................................................... 46
Hình 26: Quy trình đặt mua trực tuyến gạo An Gia .................................................... 47
Hình 27: Quy trình xử lý đơn đặt hàng trực tuyến sản phẩm gạo An Gia .................. 48
Hình 28: Mẫu thơng tin cá nhân khi đặt h àng qua website gạo An Gia ..................... 49
Hình 29: Dải băng quảng cáo động dịch vụ giao gạo An Gia tận nh à được đăng tải trên
Website........................................................................................................................ 52
Hình 30: Quy trình sản xuất gạo An Gia..................................................................... 53
Hình 31: Sơ đồ tổ chức bộ phận IT của cơng ty Angimex .......................................... 55
Hình 32: Biểu đồ so sánh tốc độ tăng chi phí v à doanh thu qua các năm khi
ứng dụng E-marketing................................................................................................. 59

VII


TÓM TẮT

Ngày này, với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ thông tin đã
mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với khía cạnh marketing, internet v à các phương tiện điện tử bổ trợ rất hiệu quản
mà ta hay gọi là E-maketing. Đề tài là một ứng dụng mới ở Việt Nam về h oạt động Emarketing cho ngành hàng g ạo nội địa của cơng ty Angimex.
Bằng việc phân tích mơi tr ường E-marketing cũng như khả năng ứng dụng
thương mại điện tử của công ty Angimex cho sản phẩm gạo nội địa, đề t ài đã đưa ra
được những mục tiêu và chiến lược E-marketing một cách cụ thể. Trong kế hoạch E marketing được xây dựng vẫn dựa trên chiến thuật marketing 4Ps tr ên cơ sở sử dụng
các yếu tố internet và phương tiện điện tử làm nền tảng.

Cuối cùng kế hoạch E-marketing cho ngành hàng g ạo nội địa của công ty
Angimex được đánh giá thông qua việc ước lượng hiệu quả các chỉ tiêu (chi phí,
doanh thu, lợi nhuận) và phân tích những rủi ro có thể gặp phải, từ đó giúp cho kế
hoạch được khả thi hơn và giúp cho cơng ty có đư ợc đánh giá tổng quát về những lợi
ích mà kế hoạch mang lại cũng như giúp cơng ty có thể triển khai kế hoạch một
cách dễ dàng.

VIII


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm đầu của thiên niên kỷ mới, Internet phát triển mạnh mẽ đ ã làm
thay đổi hồn tồn bộ mặt của ngành marketing nói chung và các loại hình quảng cáo
nói riêng. Hoạt động marketing truyền thống vẫn có sức mạnh đáng kể nh ưng khơng
cịn quan trọng tuyệt đối như trước. Các kênh truyền thông mới như Internet và điện
thoại di động xuất hiện và phát triển với tốc độ chóng mặt đ ã phá vỡ thế độc quyền của
marketing truyền thống. Điều này đang tác động mạnh mẽ tới các công ty lớn, nhất l à
những công ty ứng dụng công nghệ thông tin v ào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó,
Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có tiềm năng rất lớn tron g việc phát triển
thương mại điện tử 1. Ngoài ra nước ta cũng là một quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu
cao (đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan). D ù được xem như một trong những nông sản
chủ lực của Việt Nam nhưng vẫn chưa có được thương hiệu gạo nào của Việt Nam hiện
diện trên thị trường quốc tế. Do đó việc xây dựng v à quảng bá cũng như phát triển
những thương hiệu gạo Việt Nam có vai trị vơ cùng quan trọng đối với các doanh
nghiệp sản xuất và kinh doanh gạo.
Tại công ty ANGIMEX - một công ty đứng đầu về xuấ t khẩu gạo của tỉnh An Giang
với sản phẩm gạo là một ngành hàng chủ lực thì việc marketing cho ngành hàng này đ ể

thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ là việc làm không thể thiếu. Trong xu thế sử dụng internet
như một phương tiện mua bán hàng ngày càng phát triển ở Việt Nam thì cơng ty cũng
xác định E-marketing là một nhân tố nằm trong định h ướng phát triển marketing cho
các ngành hàng của mình. Song, hoạt động E-marketing hiện tại của cơng ty chưa có gì
đáng kể ngồi một website chỉ ở mức giới thiệu một số thông t in chung và email liên
lạc. Mặt khác cơng ty đã có những nhãn hiệu sản phẩm gạo hoàn thiện để đáp ứng nhu
cầu khách hàng và đã khảo sát thị trường cho sản phẩm gạo tại th ành phố Hồ Chí Minh
và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Dựa trên những cơ sở đó cùng với sự kỳ vọng mà lợi ích do E-marketing mang lại
trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin nh ư hiện nay, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài:
“Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của cơng ty
ANGIMEX” với hy vọng nó sẽ là một chìa khóa mang lại sự thành cơng cho hoạt động
marketing của công ty.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu với những mục tiêu chính sau đây:
- Mô tả hoạt động E-marketing hiện tại cho ngành hàng gạo của công ty.
- Xác định thị trường và khách hàng mục tiêu ở nội địa cho sản phẩm gạo của công ty.
- Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty.
- Đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng E-marketing.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài là một khía cạnh mới trong marketing ở Việt Nam. Do đó, để đảm bảo được
tiến độ thực hiện, bám sát nội dung, mang lại tính khả thi cao n ên đề tài được giới hạn

1

Nguyễn Trung Toàn, Các kỹ năng Marketing trên Internet, NXB Lao động, 2007

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 1



Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
đối tượng nghiên cứu là sản phẩm gạo của cơng ty (d ịng sản phẩm gạo An Gia) cho thị
trường nội địa. Xét về mặt không gian, đề tài sẽ giới hạn nghiên cứu ứng dụng tại thị
trường thành phố Long Xuyên và thành phố Hồ Chí Minh.
Để có thời gian qua bước trắc nghiệm thị trường cho sản phẩm, kế hoạch đề xuất
trong đề tài sẽ được triển khai từ 01/2009. Mặt khác, đề t ài chỉ đi sâu vào khía cạnh ứng
dụng những phương tiện điện tử cũng như internet để bổ trợ cho hoạt động marketing
của cơng ty thay vì chi tiết về kế hoạch marketing truyền thống.
1.4 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu mang lại lợi ích trước nhất là cho cơng ty, sau đó là đến người
tiêu dùng gạo.
1.4.1 Giá trị ứng dụng:
Đối với công ty Angimex v à những công ty cùng ngành:
- Giúp cơng ty giảm được nhiều chi phí, trước hết là chi phí văn phịng, chi phí bán hàng
và giao dịch, cho phí quảng cáo, tổ chức hội chợ, xúc tiến th ương mại,…
- Do loại bỏ được trở ngại về mặt khơng gian v à thời gian, do đó giúp công ty củng cố
các mối quan hệ với các đối tác khơng chỉ trong m à cịn ngồi nước.
- Giúp công ty xây dựng được các cơ sở dữ liệu thông tin rất phong phú , phục vục cho
công tác nghiên cứu thị trường, quản lý thông tin khách h àng,…
- Riêng đối với công ty ANGIMEX, nếu thực hiện tốt các mục ti êu đề tài đưa ra sẽ giúp
cơng ty có được những thơng tin về thị tr ường một cách nhanh chóng v à tiết kiệm, nhờ
đó có thể có được chiến lược marketing hiệu quả, khai thác những c ơ hội của thị trường.
- Giúp công ty có thể nâng cao hiệu quả marketing sản phẩm của m ình, cung cấp dữ liệu
cho quá trình thu thập thơng tin về khách hàng và tìm hiểu được nhiều hơn về thị
trường, tiếp cận khách hàng tốt hơn.
Đối với người tiêu dùng:
- Nếu như các công ty ứng dụng loại hình này thì người tiêu sẽ giảm chi phí và tiết kiệm
được thời gian. Ngồi ra người tiêu dùng có thể tiếp cận được nhiều sản phẩm để so

sánh và lựa chọn.
- Đơn giản hóa giao dịch thương mại giữa người mua và người bán, sự công khai hơn về
định giá sản phẩm và dịch vụ, giảm sự cần thiết phải sử dụng mơi giới trung gian…có
thể làm cho giá cả trở nên cạnh tranh hơn.
- Đem đến cho người tiêu dùng một phong cách mua hàng mới, tiết kiệm được thời
gian, tiết kiệm được chi phí đi lại, giảm được nỗi lo lắng ách tắc giao thông ở các đô thị
lớn, cung cấp khả năng lựa chọn các mặt h àng phong phú hơn nhiều so với cách thức
mua hàng truyền thống.
1.4.2 Giá trị lý thuyết:
Đề tài cho thấy cách ứng dụng E-marketing cụ thể cho ngành hàng gạo từ đó có thể
nhân rộng đến các lĩnh vực và ngành nghề khác. Bổ sung một loại h ình mới của lĩnh vực
lý thuyết marketing trong công tác giảng dạy để có thể cập nhật, ph ù hợp trong thời đại
mới-thời đại công nghệ thông tin v à sẽ là tài liệu tham khảo gợi mở những vấn đề mới
cho những cơng trình nghiên cứu tiếp theo.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 2


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
1.5 Kết cấu bài báo cáo
Phần báo cáo được thiết kế bao gồm sáu phần t ương ứng với sáu chương của đề tài
với những nội dung cơ bản như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Đây là chương nêu lên những cơ sở hình thành đề tài “Kế
hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX ”. Đồng
thời thiết lập những mục ti êu nghiên cứu cho đề tài cũng như đưa ra những giới hạn về
phạm vi nghiên cứu để đảm bảo cho q trình nghiên cứu được hồn thiện hơn trong
một thời gian nhất định. Một phần không thể thiếu trong ch ương này là ý nghĩa của đề
tài, trong đó đưa ra các giá tr ị về mặt thực tiễn đối với công ty ANGIMEX v à với người

tiêu dùng cùng với những giá trị về mặt lý thuyết.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mơ hình nghiên cứu: Ở chương này sẽ trình bày
những lý thuyết về E-marketing như: định nghĩa, bản chất, đặc điểm, những hoạt động
của E-marketing và điều kiện ứng dụng,…Đồng thời, trong ch ương này cũng đề cập đến
mơ hình tiến hành nghiên cứu đề tài. Thơng qua mơ hình cùng với sự giải thích sẽ làm
rõ các bước của tiến trình nghiên cứu từ đó thể hiện được sự logic giữa các bước và
mang lại cái nhìn tổng quát về đề tài cho người đọc.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và một số giả định: Sau khi đã có những lý
thuyết cơ bản về E-marketing và mơ hình nghiên cứu của đề tài thì đây là chương đưa ra
những phương pháp để tiến hành nghiên cứu đề tài. Chương này sẽ trình bày các giai
đoạn của quá trình nghiên cứu, loại hình nghiên cứu và các phương pháp thu thập dữ
liệu, phương pháp phân tích dữ liệu,…Ngồi ra, để đảm bảo tính thực tiễn, khả năng
ứng dụng cao và sự hoàn thiện cho đề tài nghiên cứu, tác giả đã đưa ra một số giả định
cần thiết và đây sẽ là cơ sở để đề tài được triển khai một cách thuận lợi hơn.
Chương 4: Giới thiệu về công ty ANGIMEX – Đánh giá hiện trạng thương mại điện
tử của công ty và các doanh nghiệp trong ngành: Thông qua chương này sẽ mang lại
bức tranh tổng quát về ngành nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh, năng lực kinh doanh
của công ty ANGIMEX,…B ên cạnh đó đề tài cũng đưa ra hiện trạng thương mại điện tử
mà công ty và các doanh nghiệp khác trong ngành đang ứng dụng, từ đó đưa ra sự nhìn
nhận, đánh giá chung về mức độ , khả năng ứng dụng thương mại điện tử vào quá trình
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp n ày.
Chương 5: Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing và đánh giá hiệu quả: Đây là
chương chính của đề tài, trong chương này sẽ trình bày chi tiết và cụ thể của kế hoạch,
từ bước phân tích mơi trường E-marketing, thiết lập những mục tiêu, E-marketing chiến
lược đến E-marketing chiến thuật, biện pháp thực hiện và sau cùng là ước lượng hiệu
quả, rủi ro. Trong phần E-marketing chiến thuật, đề tài sẽ sử dụng E-marketing mix
(4Ps) dựa trên nền tảng của internet và các phương tiện điện tử mà trọng nhất là
website.
Chương 6: Kết luận: Sau khi đã có kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng
gạo nội địa của công ty ANGIMEX, đề t ài sẽ đưa ra những kết luận chung và những hạn

chế mà kế hoạch gặp phải. Cuối cùng đề tài đề cập đến những giải pháp để áp dụng
thành công kế hoạch đưa ra và khắc phục những hạn chế gặp phải.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 3


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Những định nghĩa:
Thương mại điện tử:
Thương mại điện tử (TMĐT) bao gồm một loạt các hoạt động được thực hiện qua
mạng, từ tìm nguồn nguyên liệu, thu mua, trưng bày sản phẩm, đặt hàng đến việc giao
hàng, vận chuyển và thanh tốn điện tử,…Ngồi các giao dịch điện tử đối với mua bán
hàng hóa, thương mại điện tử sẽ bao gồm cả các hoạt động thương mại dịch vụ như việc
truyền hình trực tuyến, chuyển tiền điện tử, giao dịch cổ phiếu điện tử, vận đ ơn điện tử,
tiến hành đấu giá trên mạng…Thương mại điện tử vừa đề cập việc mua bán h àng hóa và
cung cấp dịch vụ vừa có nội dung hoạt động x ã hội mới (như cửa hàng ảo, kinh doanh
qua mạng,…).2
E-marketing
Định nghĩa về E-marketing có rất nhiều, song đề tài sử dụng định nghĩa do Philip
Kotler đưa ra như sau:
E-marketing là quá trình lập kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối v à xúc tiến đối
với sản phẩm, dịch vụ và ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của tổ chức v à cá nhân – dựa trên
các phương tiện điện tử và internet3.
Đây là định nghĩa tương đối dễ hiểu, dựa trên nền tảng của marketing truyền thống
bằng việc lập các kế hoạch về sản phẩm, giá, phân phối v à xúc tiến đối với sản phẩm,
dịch vụ và ý tưởng thông qua việc sử dụng internet v à các phương tiện điện tử. Do đó,

để triển khai E-marketing cho sản phẩm của mình thì doanh nghiệp phải ứng dụng cơng
nghệ thơng tin như là công cụ cơ bản để phục vụ cho những hoạ t động này.
2.1.2 Bản chất E-marketing:
- Môi trường: Marketing trong môi tr ường mới, môi trường internet.
- Phương tiện: Internet và các thiết bị thông tin được kết nối vào internet.
- Bản chất: Vẫn giữ nguyên bản chất của marketing truyền thống l à thỏa mãn nhu cầu
người tiêu dùng, tuy nhiên người tiêu dùng trong thời đại cơng nghệ thơng tin sẽ có
những đặc điểm khác với người tiêu dùng truyền thống (bình cũ, rượu mới); họ có thói
quen tiếp cận thơng tin khác, đánh giá dựa tr ên các nguồn thông tin mới, hành động mua
hàng cũng khác,…
Khái niệm thị trường được mở rộng thành không gian thị trường (Marketplace) thể
hiện phạm vi thị trường được mở rộng hơn trong thương mại điện tử. Thị trường ở đây
vẫn được hiểu là “tập hợp những người mua hiện tại và tiềm năng”. Tuy nhiên những
người mua hiện tại và tiềm năng được mở rộng hơn nhờ Internet, cho phép thơng tin về
sản phẩm, dịch vụ có thể đến với mọi cá nhân, tổ chức tr ên khắp thế giới và giao dịch
cũng có thể được thực hiện thông qua Internet, khiến phạm vi khách hàng hiện tại và
tiềm năng được mở rông hơn.

2

Ủy Ban Quốc Gia về hợp tác kinh tế quốc tế, T ìm hiều về thương mại điện tử, NXB Chính trị quốc
gia, 2005
3

Nguyễn Trung Toàn, Các kỹ năng Marketing trên Internet, NXB Lao động, 2007

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 4



Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
2.1.3 Đặc điểm riêng của E-marketing
Những điểm khác biệt so với marketing truyền thống .
- Tốc độ: tốc độ giao dịch nhanh h ơn.
- Liên tục 24/7: hoạt động liên tục, không gián đoạn.
- Phạm vi: mở rộng phạm vi to àn cầu, các rào cản thị trường có thể bị hạ thấp, nâng cao
khả năng tiếp cận thơng tin thị tr ường.
- Đa dạng hóa sản phẩm: khách h àng có thể tiếp cận nhiều sản phẩm, dịch vụ h ơn đồng
thời nhà cung cấp cũng có khả năng cá biệt hóa (customize) sản phẩm ph ù hợp với các
nhu cầu khác nhau của khách hàng nhờ khả năng khai thác và chia sẻ thông tin qua
internet.
- Khả năng tương tác: nhờ có internet mà doanh nghiệp có thể chia sẻ thơng tin với
khách hàng 24/7 (24 giờ trong 1 ngày và 7 ngày trong tuần)
- Tự động hóa các giao dịch cơ bản
- Tốc độ: thông tin về sản phẩm v à dịch vụ được tung ra thị trường nhanh hơn.
- Khách hàng tiếp cận những thông tin này cũng nhanh hơn.
- Giao dịch được tiến hành trong một số trường hợp cũng nhanh hơn (đối với hàng hóa
số hóa, việc giao hàng được thực hiện nhanh và thuận tiện hơn).
- Thông tin phản hồi từ phía khách hàng cũng nhanh hơn,…
- Thời gian hoạt động liên tục không bị gián đoạn.
- Tiến hành hoạt động marketing trên internet có thể loại bỏ mọi trở ngại về sức ng ười.
Chương trình marketing thơng thường, chưa có ứng dụng internet, dù có hiệu quả đến
đâu cũng không thể phát huy tác dụng 24/24 giờ trong một ng ày, 7 ngày trong một tuần,
hồn tồn khơng có khái ni ệm thời gian chết (Death of Time).
2.1.4 Q trình phát triển của E-marketing
Thơng qua q trình các bước phát triển của E-marketing doanh nghiệp có thể biết
được hiện trạng mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của doanh nghiệp m ình và từ đó
có thể đưa ra những bước phát triển tiếp theo.
Về cơ bản quá trình này được thể hiện thơng qua yếu tố chính là website, nhìn

chung có 3 giai đoạn phát triển:

Website
thơng tin

Website
giao dịch

Website
tương tác

Hình 1: Các giai đoạn phát triển của website4

4

Nguồn: tự thiết kế

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 5


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
- Website thông tin (i-commerce, i = information: thơng tin): doanh nghiệp có website
trên mạng để cung cấp thơng tin cần thi ết bao gồm có những thông tin c ơ bản về doanh
nghiệp, thông tin sản phẩm và dịch vụ catalogue đện tử, các diễn đàn và những thông tin
khác (tin tức,..)… Các hoạt động mua bán vẫn thực hiện theo cách truyền thống.
- Website giao dịch (t-commerce, t = transaction: giao d ịch): phát triển hơn website
thơng tin, có thể tiến hành được các giao dịch như: mau hàng qua website trên m ạng, đặt
hàng trực tuyến, hỗ trợ khách hàng trực tuyến, thanh tốn, …

- Website tương tác/tích hợp (c-business, c = colaborating, connecting: tích h ợp, kết
nối): ngồi khả năng giao dịch thì website tương tác cịn liên kết các website/hệ thống
thơng tin của các tổ chức với nhau, website của doanh nghiệp liên kết trực tiếp với dữ
liệu trong mạng nội bộ của doanh nghiệp, mọi hoạt động truyền dữ liệu đ ược tự động
hóa, hạn chế sự can thiệp của con ng ười và vì thế làm giảm đáng kể chi phí hoạt động
và tăng hiệu quả. Đây là loại hình chỉ phổ biến ở những nước phát triển, cơ sở dữ liệu và
hệ thống thông tin được các website xây dựng và chia sẻ với nhau, hỗ trợ nhau.
2.1.5 Điều kiện áp dụng E-marketing.
Để có thể ứng dụng E-marketing thành cơng và mang lại hiệu quả cao thì cần phải
xét đến các điều kiện sau:
+ Những điều kiện chung về cơ sở vật chất, kỹ thuật và pháp lý để phát triển thương mại
điện tử.
+ Điều kiện riêng để áp dụng E-marketing:
- Thị trường:
Nhận thức của khách hàng: số % người sử dụng và chấp nhận internet
Trong marketing B2C (business to customer): khách hàng có điều kiện tiếp cận
Internet, thói quen, mức độ phổ cập, chi phí, doanh nghiệp, phát triển các hoạt động
marketing trên internet.
Trong marketing B2B (business to business): các tổ chức phối hợp với nhau, giai
đoạn này chỉ mới xuất hiện ở các nước phát triển.
- Doanh nghiệp:
Nhận thức của các tổ chức: Internet được coi là phương tiện thông tin chiến lược
không.
Đánh giá được lợi ích đầu tư vào E-marketing.
- Môi trường kinh doanh:
Sự phát triển của các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử.
Sự phát triển của các ứng dụng marketing tr ên internet: nghiên cứu thị trường, thông
tin thị trường, xúc tiến thương mại; phát triển sản phẩm mới; quảng cáo; mô h ình
phối hợp giữa người kinh doanh và nhà phân phối/vận chuyển.
2.1.6 Các hoạt động của E-marketing.

Dịch vụ khách hàng;
Phát triển sản phẩm mới;
Xây dựng thương hiệu;

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 6


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Định vị sản phẩm, công ty tr ên internet;
Phân phối qua mạng;
Marketing quốc tế: hội chợ, triển lãm, tâm điểm thương mại, sàn giao dịch;
Nghiên cứu thị trường;
Viral Marketing: phổ biến và có thể ứng dụng được ngay;
Xúc tiến thương mại qua mạng: ứng dụng trong xuất nhập khẩu .
2.2 Mơ hình nghiên cứu
2.2.1 Mơ hình nghiên cứu:
Trên cơ sở những lý thuyết cơ bản về E-marketing và tình hình thực tế tại cơng ty,
mơ hình nghiên cứu của đề tài được thiết lập. Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp cho
đề tài được triển khai đúng hướng và một cách khoa học. Mô hình nghiên cứu của đề tài
này được thể hiện qua hình sau:

Phân tích
mơi trường
E-marketing
Chiến lược

Kế hoạch
E-marketing


Tác
nghiệp
Promotion

-

Place

Ước lượng hiệu quả
Chi phí
Doanh thu
Lợi nhuận
Mức độ rủi ro

Hình 2: Mơ hình nghiên cứu kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo
nội địa của cơng ty ANGIMEX
2.2.2 Giải thích mơ hình:
Kế hoạch ứng dụng Emarkeing cho sản phẩm gạo của công ty ANGIMEX trải qua
tuần tự các bước như sau:
+ Phân tích mơi trường: Ở bước này sẽ tiến hành phân tích các yếu tố của mơi trường
bên trong và bên ngồi cơng ty ANGIMEX đ ể có thể đánh giá được hiện trạng cũng như
năng lực kinh doanh của công ty từ đó tạo cơ sở hình thành những mục tiêu cho Emarketing một cách phù hợp.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 7

ện


Mục tiêu
E-marketing

Phương ti
đi
ện tử

Price
Internet

Bên
ngoài

Bên
trong

Product


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
+ Mục tiêu E-marketing: Sau khi tiến hành phân tích mơi trường và các cơ hội kinh
doanh, đây là bước đặt ra các mục tiêu cần đạt được của kế hoạch E-marketing như: số
người truy cập website, số khách h àng trực tuyến, lợi nhuận đạt được do E-marketing
mang lại, chi phí xây dựng, duy tr ì và phát triển website,…Có được những mục tiêu này
thì công ty sẽ vạch ra được những chiến lược E-marketing phù hợp để đạt được những
mục tiêu ấy.
+ E-marketing chiến lược: Sau khi có được những mục tiêu thì việc vạch ra chiến lược
để có được nó là rất quan trọng. Ở bước này những chiến lược được lựa chọn thơng qua
việc phân tích ma trận SWOT về khả năng ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo
nội địa của công ty.

+ Kế hoạch E-marketing: Có được những chiến lược E-marketing rồi thì đây là bước
đưa ra kế hoạch để thực hiện được những chiến lược đó: Đề tài thiết lập kế hoạch Emarketing dựa trên nền tảng kế hoạch 4P (sản phẩm, gi á, phân phối và chiêu thị) của
marketing truyền thống kết hợp ứng dụng internet và các phương tiện điện tử như một
công cụ chiến lược của kế hoạch này. Đồng thời, trong chương này cũng đưa ra những
biện pháp để thực hiện kế hoạch đưa ra như: đầu tư về cơ sở hạ tầng, nhân sự,…
+ Ước lượng hiệu quả: Sau khi kế hoạch E-marketing được vạch ra cùng với những
biện pháp để thực hiện thì hiệu quả của kế hoạch sẽ được ước lượng thông qua các yếu
tố về chi phí, doanh thu, lợi nhuận,…và bao gồm cả việc phân tích rủi ro gặp phải.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 8


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU
3.1 Giới thiệu
Trong chương hai đã giới thiệu những lý thuyết c ơ bản về E-marketing và mơ hình
nghiên cứu của đề tài thì đây là chương đưa ra những phương pháp để tiến hành nghiên
cứu đề tài. Thông qua những phương pháp áp dụng đề tài nghiên cứu được tiến hành
một cách có khoa học và mang tính logic cao.
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Sơ đồ thiết kế nghiên cứu:
Nghiên cứu này được tiến hành qua ba bước là sơ bộ, thử nghiệm và chính thức
được thể hiện thông qua sơ đồ sau:
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Nghiên cứu

khám phá
Định tính
- Nghiên cứu thứ cấp
- Quan sát

Nghiên cứu
thử nghiệm
Định tính
- Phỏng vấn
chuyên sâu

Giai đoạn 3
Nghiên cứu
chính thức
Định tính
- Hoạch định

Hình 3: Sơ đồ thiết kế nghiên cứu
3.2.2 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài được nghiên cứu qua ba giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Nghiên cứu định tính: Đây là nghiên cứu khám phá ban đầu dựa trên cơ
sở tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử và E-marketing.
Qua đó sẽ tiến hành thu thập những thông tin về hiện trạng thương mại điện tử tại công
ty, kết quả hoạt động kinh doanh ngành hàng gạo nội địa và kế hoạch trong thời gian
tới, hoạt động của bộ phận marketing cho ngành hàng g ạo,…
Mục tiêu của việc thu thập những thông tin n ày nhằm nắm bắt những hiện trạng,
định hướng và khả năng ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty. Bên
cạnh đó những thơng tin n ày sẽ làm tiền đề cho giai đoạn nghiên cứu tiếp theo - giai
đoạn nghiên cứu thử nghiệm và chính thức, cơ sở cho việc khám phá, định hình, bổ
sung cũng như để hiệu chỉnh mơ hình nghiên cứu.

- Phương pháp thu thập dữ liệu:
Dữ liệu thứ cấp: Thu thập bằng việc tìm hiểu các sách, báo, báo cáo, tài liệu của cơ
quan thực tập, niên giám thống kê, thông tin trên báo trí, truyền hình, internet và các
nghiên cứu trước đây,…xoay quanh lĩnh vực E-marketing để nắm rõ lý thuyết và tìm ra
mơ hình nghiên cứu phù hợp. Sau đây là bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp
thông tin thứ cấp:

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 9


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
Bảng 1: Bảng phân loại tài liệu và nguồn cung cấp thông tin thứ cấp
STT
1

Loại tài liệu

Nguồn cung cấp

- Báo cáo hiện trạng, kỷ yếu,…của công ty về Công ty ANGIMEX:
việc ứng dụng thương mại điện tử.
- Phịng nhân sự
- Báo cáo tài chính, kế hoạch kinh doanh ngành - Phòng hành chánh- tổng hợp
hàng gạo nội địa,…
- Phòng kinh doanh
- Phòng phát triển chiến lược
Sách báo về:


- Thư viện Đại Học An Giang

- Thương mại điện tử

- Thư viện Tỉnh An Giang

- E-marketing

2

- Các nhà sách

- Các kỹ năng marketing trên ineternet,…
3

Báo cáo, thống kê về tình hình sử dụng internet, - Các website trên internet
thương mại điện tử ở Việt Nam, tổng quan tình
- Niên giám thống kê
hình lúa gạo Việt Nam qua các năm,…

4

Mơ hình E-marketing của các doanh nghiệp - Các website của các doanh
trong ngành.
nghiệp trong ngành.
- Các cơng trình nghiên cứu
có liên quan.

Dữ liệu sơ cấp: Bằng cách tìm hiểu, quan sát thực tế công ty sẽ giúp cho quá trình
thu thập dữ liệu được đầy đủ và hồn thiện hơn. Việc quan sát thực tế công ty sẽ dễ thự c

hiện và phù hợp với phạm vi giới hạn nghiên cứu của đề tài và được thể hiện qua bảng
sau:
Bảng 2: Nội dung và đối tượng quan sát phục vụ công tác thu thập thông tin
sơ cấp
Đối tượng quan sát

Nội dung quan sát

Hoạt động của các bộ phận, + Mơi trường bên văn hóa trong cơng ty
phịng ban trong công ty
+ Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử
ANGIMEX:
- Cơ sở vật chất
- Tổng thể công ty
- Nhân sự,…
- Phòng kinh doanh
- Bộ phận marketing
- Bộ phận phụ trách IT,…

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 10


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của cơng ty ANGIMEX
- Phương pháp phân tích d ữ liệu:
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp các dữ liệu thu thập đ ược trong giai đoạn nghiên
cứ khám phá để có được nguồn dữ liệu phù hợp, tin cậy nhằm phục vụ cho giai đoạn
nghiên cứu tiếp theo.
+ Giai đoạn 2: Nghiên cứu định tính: Đây là giai đoạn nghiên cứu thử nghiệm, căn cứ

vào những kết quả của nghiên cứu ở giai đoạn 1, đề cương câu hỏi phỏng vấn chuyên
sâu5 được thiết lập để thảo luận trực tiếp (hoặc qua điện thoại / email) với lãnh đạo công
ty và các chuyên gia.
Mục tiêu của việc phỏng vấn chuyên sâu nhằm thu thập những ý kiến của một số
cán bộ lãnh đạo trong công ty và kết hợp phỏng vấn một số chuy ên gia, từ đó có sự nhìn
nhận thực thế hơn trong quá trình nghiên cứu, cung cấp những thông tin cần thiết cho
giai đoạn nghiên cứu tiếp theo – giai đoạn hoạch định.
Bảng 3: Đối tượng và nội dung của phỏng vấn chuy ên sâu
STT

Đối tượng phỏng vấn
Lãnh
đạo
ANGIMEX:

1

công

- Ban giám đốc
- Bộ phận marketing

Nội dung phỏng vấn
ty Quan niệm về thương mại điện tử
Hiện trạng thương mại điện tử của công ty.
Định hướng phát triển thương mại điện tử của
công ty,…

- Bộ phận phụ trách IT
Các chuyên gia


2

Kế hoạch E-marketing

+ Giai đoạn 3: Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật hoạch định: Đây là nghiên cứu
chính thức trên cơ sở phân tích những dữ liệu thu thập được trong nghiên cứu khám phá
và thử nghiệm. Đồng thời phân tích mơ hình E-marketing của các doanh nghiệp trong
ngành kết hợp với việc tìm hiểu thêm về hiện trạng TMĐT và định hướng phát triển mại
điện tử của công ty để đưa ra kế hoạch ứng dụng E-marketing một cách phù hợp và hiệu
quả.
- Những phương pháp được sử dụng trong q tr ình phân tích dữ liệu gồm có:
Phương pháp so sánh: so sánh một chỉ tiêu với cơ sở đối với các số liệu kết quả
kinh doanh, thông số về thị trường, hiện trạng ứng dụng E-marketing của công ty so với
các đối thủ cạnh tranh và các chỉ tiêu khác có thể so sánh. Qua đó cho thấy năng lực của
cơng ty, những điểm mạnh, yếu so với đối thủ,…
Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
cho ngành hàng gạo nội địa, kết quả các đợt nghi ên cứu thị trường cho ngành hàng này,
tổng hợp giá giá các sản phẩm gạo của các đội thủ cạnh tranh,…
Phương pháp thống kê mô tả: bằng việc sử dụng các bảng, biểu để tìm ra xu hướng,
đặc điểm của các yếu tố phân t ích từ đó cho ra những nhận định xác đáng.
Phân tích SWOT: tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty
khi ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo.
5

Xem phần phụ lục: Đề cương câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 11



Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của cơng ty ANGIMEX

CHƯƠNG 4: GIỚI THIỆU CƠNG TY ANGIMEX – ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
E-MARKETING CỦA ANGIMEX VÀ CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH
4.1 Giới thiệu công ty ANGIMEX :
+ Q trình hình thành và phát tri ển của cơng ty ANGIMEX.
Tiền thân của “Công ty Xuất Nhập Khẩu An Giang” l à “Công ty Ngoại Thương An
Giang” được thành lập ngày 23/ 07/ 1976 theo quyết định số 73/QĐ/76 do chủ tịch
UBND Tỉnh An Giang Trần Tấn Thời ký.
Trong những năm đầu công ty làm nhiệm vụ mua và cung ứng, mua bán ủy thác
xuất nhập khấu của công ty trong n ước, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là gạo, bắp,
đậu nành, mè vàng, tôm,…hàng nh ập khẩu là vật tư nông nghiệp mà cụ thể là các loại
phân bón như: Urea, DAP, NPK, thuốc trừ sâu và một số mặt hàng tiêu dùng khác.
1900, công ty xây dựng nhà máy xay lúa ANGIMEX với công suất 5 tấn/h và các
cơng trình phụ trợ với giá trị là 2.792.456.000 đồng.
1991 và 1992 công ty cải tạo mặt bằng, xây dụng kho trên diện tích 1.412m 2, lắp đặt
hai nhà máy lau bóng gạo với cơng suất 4 tấn/h trị giá 1.480.039.000 đồng.
1993 công ty lắp đặt nhà máy đánh bóng gạo An Hịa, nhà máy xay lúa Nhật trị giá
822.416.000 đồng.
1994 xây dựng nhà máy ANGIMEX 5, lắp đặt lị xấy nâng cơng suất 5 tấn/h, lắp đặt
máy đánh bóng gạo trị giá 750.726.000 đồng.
1995 xây dựng nhà máy ANGIMEX 2 gồm xây dựng nhà kho 180m2, lắp đặt nhà
máy đánh bóng gạo 5 tấn/h, nhà máy đánh bóng gạo ở kho Đồng Lợi và các cơng trình
phụ trợ trị giá 1.503.755.000 đồng.
1998 cơng ty được Bộ thương mại cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp ngo ài việc nhận
ủy thác xuất nhập khẩu nước bạn còn mua bán với các nước khác như Singapore, Nhật
Bản,…
Từ 1990, cơng ty đã trang bị 20 bộ máy tính và một số trang thiết bị phục vụ cho

công tác quản lý và sản xuất kinh doanh. Để mở rộng kinh doanh, thu hút đầu t ư và lao
động nước ngoài phù hợp với tiềm năng lao động, đất đai, h àng năm công ty xuất khẩu
đạt 40.000 đến 60.000 tấn gạo v à trên 30.000 tấn nông sản khác.Công ty mở rộng li ên
kết trao đổi hàng hóa với tỉnh bạn để huy động h àng xuất khẩu, nhất là gạo cao cấp, hợp
tác với Campuchia và TP. HCM,…để khai thác hàng lâm sản như gỗ, café, hạt điều, hạt
tiêu, cao su,…Công ty ti ếp nhận giao dịch và đàm phán với công ty kinh doanh lương
thực KITOKU, tháng 09/1991 công ty li ên doanh ANGIMEX- KITOKU đã được thành
lập với tổng vốn đầu tư 1.000.000 USD, vốn pháp định là 300.000 USD với mục đích là
sản xuất nơng sản, sản phẩm chế biến từ gạo để xuất khẩu phần lớn sang thị trường Nhật
Bản. Hiện nay công ty đang li ên kết với công ty may Nhà Bè, công ty mì An Thái để
thực hiện kinh doanh các mặt h àng may mặc và mì ăn liền.
Trong giai đoạn 2003-2005, mỗi năm Angimex xuất khẩu từ 300.000 – 350.000 tấn
gạo các loại sang thị trường Singapore, Malaysia, Phillipines, Iran, Cuba, Hồng
Kông,…Doanh thu xuất khẩu gạo ở năm 2003-2004 và năm 2006 chiếm 86% tổng
doanh thu, riêng năm 2005 lên t ới 89%. Công xuất chế biến gạo đạt 350.000 tấn
gạo/năm.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 12


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của cơng ty ANGIMEX
Cho đến nay, Angimex đã có hệ thống gồm 12 nhà máy chế biến lương thực được
trang bị hệ thống xay xát, lau bóng gạo hiện đại với chất l ượng sản phẩm được quản lý
theo tiêu chuẩn ISO: 9001:2000, được phân bố tại các vùng nguyên liệu trọng điểm,
giao thông thuận lợi và hệ thống kho có sức chứa trên 70.000 tấn.
Năm 2007 cơng ty được bình chọn 500 doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam và đến
năm 2008 cơng ty chính thức chuyển đổi thành công ty cổ phần.
+ Nhiệm vụ của công ty.

- Nhiệm vụ chính của cơng ty l à xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh, hoạt động dịch vụ và kế hoạch xuất nhập khẩu nằm trong phạm vi ng ành
nghề kinh doanh của công ty.
- Tiến hành mở rộng liên doanh, liên kết với các cơ sở sản xuất kinh doanh của các
thành phần kinh tế trong và ngồi nước. Tăng cường hạch tốn kinh tế, nghi ên cứu thực
hiện các biện pháp nâng cao chất l ượng hàng hóa, gia tăng khối lượng hàng xuất khẩu,
mở rộng thị trường.
- Tích cực thu hút vốn lao động đầu t ư nước ngồi, góp phần phát triển kinh tế đất
nước. Công ty thực hiện tạo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của m ình và khai thác
có hiệu quả nguồn vốn, đảm bảo đầu t ư mở rộng sản xuất đổi mới trang thiết bị, b ù đắp
chi phí trang trải vốn và làm nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước theo luật định.
- Tuân thủ và thực hiện tốt các chế độ chính sách của nhà nước về kinhh doanh và
giao dịch. Thực hiện chế độ tài sản, lao động tiền lương, BHXH, làm tốt công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ-công nhân viên.
- Sơ đồ tổ chức (Trang bên)

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 13


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của cơng ty ANGIMEX
ĐẠI HỘI CỔ ĐƠNG
BAN KIỂM SỐT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

TỔNG CƠNG TY
CHI NHÁNH TP HCM

PHỊNG HÀNH CHÍNH

TRUNG TÂM
LƯƠNG THỰC

PHÒNG
BÁN HÀNG
PHÒNG ĐIỀU
HÀNH KẾ
HOẠCH LƯƠNG
THỰC
CHI NHÁNH LT
ANGIMEX
LONG XUYÊN

TRUNG TÂM
HONDA ANGIMEX

TRUNG TÂM KD
TỔNG HỢP
ANGIMEX

CỬA HÀNG
HONDA
LONG XUYÊN

BỘ PHẬN
KINH DOANH
PHÂN BÓN

CỬA HÀNG
HONDA

CHÂU ĐỐC

PHỊNG NHÂN SỰ

PHỊNG TÀI CHÍNH
KẾ TỐN

BỘ PHẬN
KINH DOANH
ĐIỆN THOẠI

CỬA HÀNG
HONDA
ANGIMEX 3

TRUNG TÂM
ĐÀO TẠO
ANGIMEX

BỘ PHẬN
KINH DOANH
THỨC ĂN CN

PHÒNG PHÁT TRIỂN
CHIẾN LƯỢC

CHI NHÁNH LT
ANGIMEX
THOẠI SƠN


Hình 4: Sơ đồ tổ chức cơng ty Angimex
Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 14


Xây dựng kế hoạch ứng dụng E-marketing cho ngành hàng gạo của công ty ANGIMEX
4.2 Đánh giá hiện trạng hoạt động thương mại điện tử của ANGIMEX
4.2.1 Phần cứng (Cơ sở hạ tầng):
- Hiện trạng máy móc thiết bị, khả năng sử dụng : Từ năm 1990 công ty đã đưa vào
sử dụng 20 máy tính và các thiết bị khác nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của
công ty. Hằng năm cơng ty đều có nâng cấp cũng như trang bị mới một số thiết bị như:
máy tính, máy fax, máy photocopy , điện thoại…và các phòng ban của cơng ty đều có
đầy đủ những thiết bị cần thiết n ày. Tính tới thời điểm này (04/2008) cơng ty đã trang bị
cho các phòng ban trên 120 máy tính, hầu hết các nhân viên đều được trang bị máy tính
với chất lượng ổn định để làm việc. Riêng đối với các cấp lãnh đạo từ trưởng phòng trở
lên được cơng ty trang bị máy vi tính xách tay để hỗ trợ hiệu quả trong công việc.
- Đường truyền internet, nhà cung cấp: Hiện công ty đang sử dụng dịch vụ đ ường
truyền internet ADSL được cung cấp bởi VNPT và Viettel, nhìn chung chất lượng dịch
vụ của những đơn vị này cung cấp ngày càng ổn định với chất lượng tốt, độ bao phủ
ngày càng rộng. Mạng điện thoại cố định mà công ty đang sử dụng cho tồn cơng ty
được cung cấp bởi VNPT.
4.2.2 Phần mềm:
+ Các phần mềm hiện hành công ty đang sử dụng cho lĩnh vực:
- Cơng ty chủ trương hiện đại hóa, ứng dụng sự tiến bộ của khoa học công nghệ v ào
q trình hoạt động kinh doanh, do đó trong các khâu qu ản lý cũng như xử lý dữ liệu
đều được ứng dụng các phần mềm để hỗ trợ.
- Đối với cơng tác văn phịng thì được sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft office
2003, đây là phần mềm tương đối thông dụng và hỗ trợ rất hiệu quả trong cơng tác văn
phịng của cơng ty.

- Đối với cơng tác kế tốn cơng ty đã ứng dụng phần mềm: FBS do công ty tin học
Phương Bắc cung cấp.
- Hoạt động giao tiếp của cơng ty (giữa các ph ịng ban, đơn vị trong cơng ty) ngồi
việc sử dụng hệ thống điện thoại nội bộ th ì một cơng cụ hỗ trợ đắc lực và phổ biến của
phần mềm Skype.
+ Nguồn nhân lực phụ trách lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Cơ cấu tổ chức: Bộ phận phụ trách công nghệ thông tin trực tiếp cho công ty gồm
hai người. Những nhân viên này đều được đào tạo chuyên sâu về mạng, hệ thống máy
tính,…Nguồn nhân lực phục vụ cho mảng công nghệ thông tin l à một yếu tố quan trọng
để đánh giá khả năng thương mại điện tử của một cơng ty. So với quy mơ của Angimex
thì lực lượng nhân sự này là hơi ít.
- Chức năng – nhiệm vụ chính của bộ phận cơng nghệ thơng tin l à:
Đầu tư mua sắm máy móc thiết bị điện tử - tin học.
Quản lý hệ thống mạng, website
Quản lý và bảo trì máy móc thiết bị điện tử - tin học.
+ Mức độ an ninh và bảo mật cho hệ thống mạng (LAN, Intranet, internet,.. .) và cơ sở
dữ liệu của công ty được đảm bảo bởi phần mềm Ora cle. Tuy nhiên hệ thống an ninh và
bảo mật thông tin của phần mềm n ày chưa cao nên nếu muốn tăng cường công tác này
công ty phải tiến hành th ngồi.

Khóa luận TN - Lưu Trần Đức-DH5KD - GVHD: Ths. Huỳnh Phú Thịnh

Trang 15


×