Tải bản đầy đủ (.pdf) (278 trang)

DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.75 MB, 278 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LẠI VĂN ĐỊNH

DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

LẠI VĂN ĐỊNH

DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ
CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG
THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
Chuyên ngành: Lý luận và Phƣơng pháp dạy học Bộ mơn Tốn
Mã số: 9. 14. 01. 11

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn


HÀ NỘI - 2022


i

LỜI CẢM ƠN
Tác giả chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các phòng ban chức năng Trƣờng
Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất và tinh
thần cho tác giả trong thời gian học tập, nghiên cứu tại trƣờng.
Tác giả chân thành cảm ơn các thầy cơ Khoa Tốn – Tin, các thầy cô chuyên
ngành Lý luận và Phƣơng pháp dạy học bộ mơn Tốn, các thầy cơ ở hội đồng các
cấp đã tận tình giúp đỡ tác giả hồn thành khóa học.
Tác giả đặc biệt bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến ngƣời thầy giáo kính yêu và
tận tụy PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn đã tận tình hƣớng dẫn và động viên tinh thần
trong suốt thời gian thực hiện khóa học.
Tác giả gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, các bạn bè đồng
nghiệp Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định và các cơ sở có đào tạo Điều dƣỡng
viên; các bệnh viện, cơ sở Y tế đã tạo điều kiện giúp đỡ, động viên tác giả trong
suốt q trình học tập nghiên cứu để hồn thành luận án.
Dù đã rất cố gắng, do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ kiến thức cũng
nhƣ kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn luận án khơng tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc thêm những ý kiến chia sẻ và phản hồi
bổ ích để luận án đƣợc hồn thiện hơn và có ý nghĩa thực tiễn trong cuộc sống,
trong sự nghiệp giáo dục.
Tác giả trân trọng cảm ơn
Hà Nội, tháng năm 2022
Tác giả luận án

Lại Văn Định



ii

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do riêng tôi nghiên cứu, các kết quả trong
luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì nơi nào.
Tơi đảm bảo rằng mọi tài liệu tham khảo trong q trình nghiên cứu hồn
thành luận án đều đƣợc trích dẫn đầy đủ, đúng tác giả.
Hà Nội, ngày tháng năm 2022
Tác giả luận án

Lại Văn Định


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ

BP

Biện pháp

BT

Bài tập

CTYT


Chất thải Y tế

DH

Dạy học

ĐC

Đối chứng

ĐHSP

Đại học Sƣ phạm

GV

Giảng viên



Hoạt động

HS

Học sinh

HT

Học tập


KN

Kỹ năng

LLDH

Lý luận dạy học

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NL

Năng lực

NN

Nghề nghiệp

NXB

Nhà xuất bản

PL

Phụ lục

PP


Phƣơng pháp

PPDH

Phƣơng pháp dạy học

SV

Sinh viên

TĐHĐDNĐ

Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định

THPT

Trung học phổ thông

TK

Thống kê

TN

Thực nghiệm

TB

Trung bình




Vấn đề

XS

Xác suất

XS-TK

Xác suất - Thống kê


iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 5
4. Giả thuyết khoa học ........................................................................................................... 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................... 6
6. Những vấn đề đƣa ra bảo vệ .............................................................................................. 6
7. Những đóng góp của luận án ............................................................................................. 6
8. Cấu trúc luận án ................................................................................................................. 7
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................................... 8
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 8
1.1.1. Về dạy học Toán theo hƣớng phát triển năng lực ........................................................ 8
1.1.2. Tình hình nghiên cứu dạy học Xác suất - Thống kê gắn với nghề nghiệp ................ 11
1.1.3. Những nghiên cứu dạy học Xác suất - Thống kê cho sinh viên ngành Y và

ngành Điều dƣỡng................................................................................................................ 17
1.2. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP ...................................................................................... 24
1.2.1. Năng lực ..................................................................................................................... 24
1.2.2. Quan niệm năng lực nghề nghiệp .............................................................................. 25
1.2.3. Năng lực nghề nghiệp Điều dƣỡng ............................................................................ 27
1.3. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ Ở CÁC CƠ SỞ ĐÀO
TẠO NGHỀ ĐIỀU DƢỠNG ............................................................................................... 31
1.3.1. Vai trò của Xác suất - Thống kê đối với nghề Điều dƣỡng ....................................... 31
1.3.2. Nội dung chƣơng trình và yêu cầu dạy học Xác suất - Thống kê cho sinh viên
ngành Điều dƣỡng................................................................................................................ 32
1.3.3. Khảo sát thực trạng dạy và học Xác suất - Thống kê ở các Trƣờng đào tạo nghề
Điều dƣỡng .......................................................................................................................... 36
1.4. TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP TRONG DẠY HỌC XÁC SUẤT THỐNG KÊ CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG ................................................. 41
1.4.1. Khả năng tiếp cận năng lực nghề Điều dƣỡng của việc vận dụng Xác suất - Thống kê . 41
1.4.2. Cấu trúc năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê vào nghề nghiệp của SV ngành
Điều dƣỡng .......................................................................................................................... 44


v
1.4.3. Biểu hiện và tiêu chí đánh giá năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê vào giải quyết
vấn đề thực tiễn trong nghề Điều dƣỡng.............................................................................. 55
1.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ............................................................................................. 58
Chƣơng 2. XÂY DỰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ THEO
HƢỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH
ĐIỀU DƢỠNG ................................................................................................................... 60
2.1. ĐỊNH HƢỚNG XÂY DỰNG CÁC BIỆN PHÁP........................................................ 60
2.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC XÁC SUẤT - THỐNG KÊ TIẾP CẬN NĂNG
LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐIỀU DƢỠNG ................................. 61
2.2.1. Biện pháp 1: Sử dụng tình huống thực tiễn điều dƣỡng để gợi động cơ, gây hứng thú
cho sinh viên trong quá trình học Xác suất - Thống kê ....................................................... 61

2.2.2. Biện pháp 2: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng giải bài tập Xác suất - Thống
kê có nội dung liên quan đến thực tiễn nghề Điều dƣỡng ................................................... 76
2.2.3. Biện pháp 3: Xây dựng và sử dụng hệ thống ví dụ, bài tập Xác suất - Thống kê gắn
với thực tiễn nghề Điều dƣỡng ............................................................................................ 95
2.2.4. Biện pháp 4: Tập luyện cho sinh viên vận dụng Xác suất - Thống kê vào giải quyết
tình huống điều dƣỡng theo quy trình giải bài tốn thực tiễn ............................................ 102
2.2.5. Biện pháp 5: Tổ chức cho sinh viên sử dụng Xác suất - Thống kê trong nghiên cứu
khoa học về nghề Điều dƣỡng ........................................................................................... 114
2.3. SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP SƢ PHẠM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
NĂNG LỰC VẬN DỤNG XÁC SUẤT THỐNG KÊ ..................................................... 122
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 123
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................................... 125
3.1. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ..................................... 125
3.1.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm............................................................................... 125
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 125
3.2. KẾ HOẠCH VÀ PHƢƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ............................ 125
3.2.1. Quy trình và phƣơng pháp tiến hành thực nghiệm sƣ phạm .................................... 125
3.2.2. Kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm............................................................................... 127
3.3. NỘI DUNG THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ................................................................. 129
3.4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM VÀ ĐÁNH GIÁ ........................................ 129
3.4.1. Mục tiêu, nội dung đánh giá .................................................................................... 129


vi
3.4.2. Phƣơng pháp và kết quả đánh giá ............................................................................ 134
3.5. KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 147
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 149
MỘT SỐ CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ............................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 152
PHỤ LỤC



vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Sự khác nhau giữa chẩn đoán điều trị và chẩn đoán điều dưỡng ....................... 29
Bảng 1.2. Kết quả xét nghiệm số lượng bạch cầu WBC ...................................................... 49
Bảng 1.3. Tình hình sử dụng thuốc trong chăm sóc bệnh nhân tăng huyết áp .................... 50
Bảng 1.4. Kết quả xét nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ......................... 51
Bảng 1.5. Kết quả xét nghiệm trong chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường ......................... 51
Bảng 1.6. Thực trạng tuân thủ điều trị bệnh nhân động kinh .............................................. 52
Bảng 1.7. Mối liên hệ giữa quy trình giải bài toán điều dưỡng với các NL ....................... 55
Bảng 1. 8. Tiêu chí đánh giá các thành tố NL vận dụng XS-TK .......................................... 56
Bảng 2.1. Phiếu theo dõi sản phụ sau đẻ ............................................................................. 72
Bảng 2.2. Phiếu theo dõi bệnh nhân sốt rét ......................................................................... 73
Bảng 2.3. Độ cao tử cung sau đẻ ......................................................................................... 74
Bảng 2.4. Mật độ kí sinh trùng bệnh nhân sốt rét ............................................................... 74
Bảng 2. 5. Bài thuốc “Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm” điều trị bệnh cao huyết áp ........ 75
Bảng 2.6. Kiến thức tự chăm sóc và tuổi của người cao tuổi tăng huyết áp điều trị
ngoại trú ............................................................................................................................... 85
Bảng 2.7. Cân nặng (kg) của 9 bệnh nhân béo phì trước và sau 12 tuần dùng chế độ
ăn VLCD .............................................................................................................................. 94
Bảng 2.8. Kiến thức của người bệnh suy tim mạn về tự chăm sóc trước và sau can thiệp
(n=90) tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018..................................................... 99
Bảng 2.9. Mối liên hệ giữa mức độ tuân thủ với mức độ tin tưởng nhân viên y tế của người
bệnh HIV/AIDS điều trị ARV ............................................................................................... 99
Bảng 2.10. Phân bố trẻ theo lớp tuổi (n=403) .................................................................. 100
Bảng 2. 11. Tổng hợp theo dõi tình trạng mắc bệnh tả của cộng đồng ............................. 101
Bảng 2.12. Số trẻ tử vong dưới 1 tuổi các năm ................................................................. 106
Bảng 2.13. Số trẻ tử vong 5 tuổi các năm .......................................................................... 106
Bảng 2.14. Chế độ ăn và thành phần các chất trong điều trị tiêu chảy kéo dài của WHO

ở các quốc gia trên thế giới ............................................................................................... 109
Bảng 2.15. Sự tuân thủ điều trị của người bệnh động kinh ............................................... 112
Bảng 2.16. Chỉ số huyết áp của phụ nữ trên 50 tuổi ......................................................... 113
Bảng 2.17. Hoạt động của của GV và SV trong nghiên cứu giải quyết bài tập lớn .......... 117
Bảng 2.18. Bảng kiến thức của điều dưỡng về phân loại CTYT ........................................ 120


viii
Bảng 2.19. Thực hành về phân loại CTYT ......................................................................... 120
Bảng 3.1. Bảng phân bố tần số điểm Toán đầu vào SV tham gia TN đợt 1 ...................... 127
Bảng 3.2. Bảng phân bố tần số điểm Toán đầu vào SV tham gia TN đợt 2 ...................... 128
Bảng 3.3. Đối tượng SV tham gia nghiên cứu trường hợp ................................................ 136
Bảng 3.4. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra đợt 1 .......................................................... 137
Bảng 3.5. Bảng phân bố tần số kết quả trả lời đúng các câu hỏi 5, 6, 7 ........................... 138
Bảng 3.6. Bảng phân bố tần số điểm kiểm tra đợt 2 .......................................................... 140
Bảng 3.7. Bảng phân bố tần số kết quả trả lời đúng các câu hỏi 5, 6, 7 ........................... 141
Bảng 3.8. Bảng phân bố tần số điểm đạt được theo 4 mức độ đánh giá ........................... 142
Bảng 3.9. Điểm học phần XS-TK của các SV tham gia nghiên cứu trường hợp ............... 145
Bảng 3.10. Điểm thi một số học phần (có sử dụng cơng cụ XS-TK) của 4 SV .................. 145

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ chuẩn NL, yêu cầu vận dụng XS-TK .............................................. 47
Sơ đồ 2.1. Quy trình giải bài tốn thực tiễn nghề Điều dưỡng bằng cơng cụ XS-TK ....... 102
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ tăng trưởng chiều dài/ chiều cao của trẻ gái từ 0 -5 tuổi .................. 66
Biểu đồ 2.2. Biểu đồ tăng trưởng cân nặng của trẻ gái từ 0 -5 tuổi .................................... 66
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ minh họa theo dõi ho/hắt hơi của bệnh nhân ..................................... 71
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ thể hiện diễn biến Tay chân miệng theo tuần năm 2019 .................... 82
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ phân tán điểm kiến thức và tuổi bệnh nhân cao huyết áp .................. 86
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ tán xạ về mối liên hệ giữa X và Y ....................................................... 89
Biểu đồ 2.7. Xu hướng tử vong trẻ em ở Việt Nam, 1990 – 2015 ...................................... 105

Biểu đồ 2.8. Thực hành phân loại đúng của các khâu trong quản lý CTYT ...................... 121
Biểu đồ 3.1. Phân bố điểm Toán đầu vào SV tham gia TN ............................................... 127
Biểu đồ 3.2. Phân bố điểm Toán đầu vào SV tham gia TN ............................................... 128
Biểu đồ 3.3. Biểu đồ phân bố tần số điểm kiểm tra đợt 1 .................................................. 137
Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân bố tần suất trả lời đúng các câu hỏi 5, 6, 7............................. 138
Biểu đồ 3.5. Biểu đồ phân bố tần số điểm kiểm tra đợt 2 .................................................. 140
Biểu đồ 3.6. Biểu đồ phân bố tần suất trả lời đúng các câu hỏi 5, 6, 7............................. 141
Biểu đồ 3.7. Biểu đồ phân bố tần số điểm đạt được theo 4 mức độ đánh giá ................... 142


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Về chính sách xã hội
Theo kết quả nghiên cứu về đào tạo nhân lực lao động Việt Nam trong [55],
để hội nhập với khu vực và thế giới, Việt Nam cần nâng cao vốn tri thức cho ngƣời
lao động. Quá trình hội nhập thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa Việt Nam, nhƣng
cũng đặt ra thách thức đòi hỏi nền giáo dục nƣớc ta đổi mới theo hƣớng chú trọng
đến phát triển NL của ngƣời học.
Tiếp cận những kết quả nghiên cứu về giáo dục đại học, trong [85], tác giả đã
phân tích thực trạng dạy và học ở bậc đại học, nhấn mạnh sự cần thiết thay đổi toàn
diện hệ thống giáo dục ở Việt Nam - trong đó có giáo dục đại học.
Hiện nay, đổi mới PPDH là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải
cách giáo dục nói chung, nhất là trong đào tạo ở bậc đại học. Dạy học tập trung tăng
cƣờng hình thành, phát triển NL thực hành, vận dụng kiến thức vào nghề nghiệp.
Điều 39 trong Luật Giáo dục 2019 [46] đã nêu mục tiêu của giáo dục đại học
là “Đào tạo nhân lực trình độ cao, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài; nghiên
cứu khoa học và công nghệ tạo ra tri thức, sản phẩm mới, phục vụ nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế. Đào tạo
người học phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ; có tri thức, kỹ năng, trách nhiệm

nghề nghiệp; có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học và cơng nghệ tương xứng với
trình độ đào tạo, khả năng tự học, sáng tạo, thích nghi với mơi trường làm việc; có
tinh thần lập nghiệp, có ý thức phục vụ Nhân dân”. Riêng đối với giáo dục NN,
trong Luật Giáo dục NN [47], điều 4 chỉ rõ “mục tiêu đào tạo nhân lực trực tiếp cho
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, cần có NL hành nghề tương ứng với trình độ đào
tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp”.
Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định chiến lƣợc “Giáo dục là quốc
sách hàng đầu” nên trong quá trình phát triển đất nƣớc, ở mỗi lần hội nghị trung
ƣơng của Đảng, VĐ giáo dục luôn đƣợc đem ra thảo luận sửa đổi. Ngay tại hội nghị
Ban chấp hành Trung ƣơng lần thứ 8 khóa XI, Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4
tháng 11 năm 2013 cũng đã xác định “Nội dung giáo dục nghề nghiệp được xây
dựng theo hướng tích hợp kiến thức, kỹ năng, tác phong làm việc chuyên nghiệp để


2
hình thành năng lực nghề nghiệp cho người học…. Chú trọng phát triển năng lực
sáng tạo, kỹ năng thực hành, đạo đức nghề nghiệp và hiểu biết xã hội, từng bước
tiếp cận trình độ khoa học và cơng nghệ tiên tiến của thế giới” [19].
Hƣớng đổi mới giảng dạy Toán cho SV đại học là giảm tính hàn lâm, tăng
cƣờng thực hành, vận dụng vào thực tiễn. Vì thế, ở các trƣờng đại học chun
ngành khơng nghiên cứu tốn học đều tập trung nghiên cứu việc giảng dạy Toán
nhằm phát triển NL vận dụng toán học vào thực tiễn NN, đào tạo SV theo hƣớng
tiếp cận chuẩn NL NN.
Trƣờng Đại học Điều dƣỡng Nam Định (TĐHĐDNĐ) là trƣờng đại học
chuyên ngành về Điều dƣỡng đầu tiên ở Việt Nam, đƣợc thành lập năm 2004 với
mục tiêu “Nâng cao chất lượng đào tạo Điều dưỡng, Hộ sinh đạt chuẩn với trình độ
khu vực và quốc tế; tập trung xây dựng và đào tạo các chuyên ngành về Điều
dưỡng, đặc biệt đào tạo chuyên khoa sâu và đặc thù đáp ứng công tác bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe nhân dân” [75].
Nhiệm vụ của TĐHĐDNĐ đƣợc xác định là “phát triển công tác giáo dục -


đào tạo, NCKH về đào tạo Điều dưỡng, Hộ sinh và nhóm ngành khoa học sức khỏe
theo hướng đào tạo nguồn nhân lực về Điều dưỡng, Hộ sinh có chất lượng cao để
phục vụ cơng tác nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân, trở thành một
trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực Y tế về Điều dưỡng có uy tín trong
nước và quốc tế” [76]. Điều đó đặc biệt có ý nghĩa khi nhu cầu sử dụng điều dƣỡng
viên Việt Nam ở các nƣớc phát triển tăng nhanh hơn so với khả năng đáp ứng
nguồn nhân lực này của lao động Việt Nam trong những năm gần đây.
Trong khi đó, tại hội nghị điều dƣỡng Việt Nam năm 2017, trong báo cáo
khoa học của Nguyễn Hƣng ([135]) có nêu kết quả thống kê: Đến năm 2016, tồn
quốc có 129.395 điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại 1.304 bệnh viện. Tỉ số điều
dưỡng, hộ sinh/bác sĩ mới chỉ đạt được 1,9 - đứng thứ 7/10 quốc gia ASEAN, chỉ
hơn Myanma, Lào, Campuchia. Điều đó cho thấy sự cần thiết tăng cường khơng chỉ
về chất lượng mà còn cả số lượng điều dưỡng viên tại Việt Nam. Nhƣ vậy, yêu cầu
đổi mới nâng cao chất lƣợng đào tạo điều dƣỡng viên ở Việt Nam là vấn đề cần
thiết. Nhất là để đáp ứng nhu cầu sử dụng điều dƣỡng viên Việt Nam ở các nƣớc có
nền kinh tế phát triển.


3

1.2. Về thực trạng giảng dạy Xác suất - Thống kê cho sinh viên ngành Điều dưỡng
Từ kết quả tìm hiểu của tác giả và đồng nghiệp trong quá trình giảng dạy ở
trƣờng Điều dƣỡng, có nhiều tình huống chun môn giảng dạy cần đến công cụ
XS-TK, nhƣng nhiều GV giảng dạy chuyên môn điều dƣỡng chƣa thực sự sử dụng
hiệu quả kiến thức và phƣơng pháp của XS-TK, thậm chí nhiều khi chỉ đƣa ra ý
kiến dựa trên kinh nghiệm. Một số GV biết sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số
liệu TK. Tuy nhiên, khi cần đánh giá sâu và giải thích đƣợc bản chất của VĐ
chuyên mơn thì họ cịn lúng túng, gặp sai sót vì chƣa hiểu rõ bản chất cơng cụ XSTK trong đó. Khi gặp phải những VĐ phức tạp trong những đề tài nghiên cứu khoa
học họ thƣờng phải tham khảo ý kiến của GV dạy Toán.

Hầu hết các GV đang trực tiếp DH phần XS-TK trong các trƣờng Y khoa, trƣờng
Đại học Điều dƣỡng đều chỉ đƣợc đào tạo chuyên môn giảng dạy Tốn ở các trƣờng sƣ
phạm, vì vậy rất ít GV có những hiểu biết cần thiết về chuyên ngành điều dƣỡng.
Tại TĐHĐDNĐ, 100% các GV DH XS-TK chƣa đƣợc bồi dƣỡng thêm kiến
thức chuyên môn về điều dƣỡng nên khi DH XS-TK để gắn với thực tiễn NN thì
các GV gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục khó khăn đó, các GV tự tìm hiểu và học
theo mẫu từ các tài liệu của Y học, tạp chí, tập san... về điều dƣỡng. Sự liên hệ giữa
GV giảng dạy mơn Tốn với các GV chun mơn chƣa cao, hoặc có trao đổi nhƣng
GV có chun mơn lại có ít kiến thức về Toán nên trả lời cũng chƣa đƣợc sâu sắc.
Ngành Điều dƣỡng là ngành mới đƣợc giảng dạy chuyên sâu, trƣờng chuyên ngành
đầu tiên. Vì vậy, việc nghiên cứu giảng dạy Toán cho chuyên ngành Điều dƣỡng
chƣa đƣợc quan tâm nhiều. Dù trong các đề tài nghiên cứu của GV, học viên và SV
có sử dụng XS-TK nhƣng xử lý qua phần mềm TK, học lẫn nhau bằng kinh nghiệm,
chỉ một số rất ít GV biết về cơ sở khoa học của XS-TK nên khi kết luận còn có điều
sai sót.
Trong một số trƣờng Đại học có đào tạo nghề Điều dƣỡng, nhất là ở các
trƣờng Cao đẳng, giảng viên Toán dạy học phần XS-TK thƣờng đƣợc tuyển trực
tiếp từ nguồn SV tốt nghiệp chuyên ngành Điều dƣỡng. GV chƣa có điều kiện đƣợc
bồi dƣỡng, nâng cao trình độ về XS-TK nên họ cũng chỉ mới đƣợc đào tạo về XSTK (với 2 tín chỉ) sau đó dạy lại chính nội dung này cho SV nên kiến thức và nhất
là NL vận dụng chƣa thật vững vàng, chƣa nắm đƣợc bản chất và lợi thế của công


4
cụ XS-TK đối với nghề Điều dƣỡng. Một số trƣờng giao việc giảng dạy Phần mềm
TK Y học cho bộ môn Y tế công cộng và GV chỉ dạy SV thực hành xử lý số liệu đã
có sẵn bằng một số phần mềm và báo cáo kết quả mà không hƣớng dẫn, yêu cầu SV
liên hệ, giải thích với kiến thức và phƣơng pháp của XS-TK đã đƣợc học. Do vậy,
nhiều SV trả lời, nhận định sai về mặt toán học đối với kết quả thu đƣợc. Chẳng
hạn: Do không hiểu rõ về độ tin cậy  nên khi β > 0,95 thì SV lại kết luận sự khác
biệt khơng có ý nghĩa thống kê. Trong khi kết luận đúng là sự khác biệt có ý nghĩa

thống kê.
Trong thời gian gần đây, thời lƣợng dành cho môn học XS-TK ở trƣờng Đại
học Điều dƣỡng đã có sự điều chỉnh theo hƣớng giảm bớt: Từ 45 tiết ở những năm
trƣớc 2011 giảm xuống còn 30 tiết vào giai đoạn 2011 - 2015. Từ năm 2015 đến nay
đƣợc quy định trong chƣơng trình đào tạo theo tín chỉ là 2 tín chỉ [77]. Điều đó cũng
xảy ra tƣơng tự đối với học phần XS-TK ở một số trƣờng Đại học, Cao đẳng đào
tạo nghề khơng chun ngành Tốn (tham khảo [29], [85], ...).
Tình hình hiện nay cho thấy: Việc giảng dạy XS-TK cho SV đại học - nói
riêng là trong đào tạo điều dưỡng viên cịn có những hạn chế - đặc biệt là NL vận
dụng môn học này vào NN nhằm tiếp cận NL NN điều dƣỡng.
1.3. Về nhu cầu phát triển năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê vào thực tiễn
nghề nghiệp
Định hƣớng đổi mới giáo dục Toán học nhằm mục tiêu DH Toán gắn với
thực tiễn và phát triển NL cho ngƣời học đã đƣợc chú trọng ngay từ bậc giáo dục
phổ thông - xem nhƣ bƣớc chuẩn bị cho đào tạo nghề ở bậc cao đẳng, đại học [6].
Vì vậy, việc DH Tốn các trƣờng nghề cần tiếp tục cụ thể hóa, nhằm vào
mục tiêu tiếp cận NL NN cho SV, giúp họ vận dụng đƣợc tốn học vào thực tiễn
NN, góp phần hình thành, phát triển NL chun mơn NN.
Trong thực tế tìm hiểu, trao đổi với một số SV điều dƣỡng đã tốt nghiệp cho
thấy: Nhiều điều dƣỡng viên còn lúng túng khi cần vận dụng XS-TK trong cơng
việc, thậm chí họ cịn liên hệ với GV Toán để trợ giúp thêm. Một trong những lý do
của hiện tƣợng này là trong quá trình DH XS-TK ở trƣờng, bài giảng của GV không
sát với thực tiễn NN. Các ví dụ đa số cịn mang tính lý thuyết hàn lâm, với số liệu ít
tính thực tế, khơng gắn với một tình huống điều dƣỡng cụ thể nào. Do thiếu những
tình huống vận dụng XS-TK vào NN nên SV khơng thấy đƣợc vai trị của XS-TK


5
đối với nghề Điều dƣỡng. SV rất ít đƣợc thực hành cụ thể trên một đề tài nên thấy
XS-TK không có liên hệ với các mơn học khác. GV giảng dạy XS-TK ít có sự liên

hệ với các mơn học gần gũi nhƣ môn Phần mềm TK và NCKH, nhất là những môn
học chuyên ngành Điều dƣỡng, ... Nhƣ vậy, NL vận dụng môn học cho SV ngành
Điều dƣỡng chƣa đƣợc làm rõ và chú trọng phát triển trong quá trình giảng dạy XSTK, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo điều dƣỡng viên đạt chuẩn NL cơ bản
Điều dƣỡng. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có cơng trình nghiên cứu nào về VĐ phát
triển NL vận dụng môn học XS-TK cho SV ngành Điều dưỡng theo hướng tiếp cận
NL NN.
Từ những căn cứ trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu của luận án là “Dạy
học Xác suất - Thống kê cho sinh viên ngành Điều dưỡng theo hướng tiếp cận năng
lực nghề nghiệp”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và sử dụng những BP DH XS-TK theo hƣớng tiếp cận năng lực
nghề nghiệp điều dƣỡng cho SV.
Nhiệm vụ nghiên cứu
+ Nghiên cứu tổng quan một số VĐ lý luận về LLDH Toán và VĐ phát triển
NL ngƣời học trong giáo dục đại học.
+ Nghiên cứu một số VĐ về đào tạo và chuẩn NL nghề Điều dƣỡng ở bậc đại
học; lý luận và thực tiễn giảng dạy XS-TK cho SV ngành Điều dƣỡng, từ đó xác
định một số tiêu chuẩn, tiêu chí trong NL nghề Điều dƣỡng có thể tiếp cận trong
DH XS-TK.
+ Xác định những thành tố của NL vận dụng XS-TK vào NN điều dưỡng có
thể phát triển cho SV ngành Điều dƣỡng.
+ Thiết kế và sử dụng những BP giảng dạy XS-TK theo hƣớng tiếp cận năng
lực nghề nghiệp điều dƣỡng cho SV.
+ TN sƣ phạm để kiểm nghiệm tính khả thi, tính hiệu quả của những BP đề xuất.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng: Vấn đề giảng dạy XS-TK cho SV nhằm tiếp cận chuẩn NL NN
điều dưỡng.
Phạm vi: Giảng dạy XS-TK cho SV đại học ngành Điều dƣỡng.



6
4. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định đƣợc những thành tố của năng lực vận dụng Xác suất - Thống kê
vào nghề Điều dƣỡng và xây dựng đƣợc những biện pháp giảng dạy thì sẽ trực tiếp
bồi dƣỡng năng lực vận dụng môn học vào thực tiễn điều dƣỡng, từ đó giúp sinh viên
tiếp cận năng lực nghề nghiệp điều dƣỡng trong học tập Xác suất - Thống kê.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Đọc tài liệu, tổng hợp lịch sử nghiên cứu VĐ, phân tích, hệ thống hóa,… các
VĐ về lý luận liên quan đến dạy học Toán gắn với thực tiễn nghề nghiệp; giảng dạy
và vận dụng XS-TK trong đào tạo nghề.
- Phương pháp điều tra
Thiết kế phiếu điều tra, tiến hành lấy số liệu khảo sát, quan sát, phỏng vấn và
phân tích số liệu để tìm ra những VĐ cần nghiên cứu tại trƣờng đại học có đào tạo
SV ngành Điều dƣỡng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thiết kế bài giảng, triển khai thực nghiệm giảng dạy nhằm kiểm nghiệm tính
khả thi của những BP DH XS-TK ở Trƣờng Đại học Điều dƣỡng.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp
Sử dụng trong việc theo dõi sự phát triển NL vận dụng XS-TK nhằm tiếp cận
NL NN điều dƣỡng của một số SV trong quá trình học XS-TK.
- Phương pháp thống kê tốn học
TK và xử lý số liệu trƣớc và sau TN về kết quả học tập XS-TK của SV theo
định hƣớng tiếp cận NL NN điều dƣỡng.
6. Những vấn đề đƣa ra bảo vệ
- Các thành tố của NL vận dụng XS-TK của SV vào nghề Điều dƣỡng.
- Những BP DH XS-TK theo hƣớng tiếp cận NL NN điều dƣỡng thông qua
bồi dƣỡng NL vận dụng XS-TK.
7. Những đóng góp của luận án

7.1. Về mặt lý luận
- Làm rõ đƣợc cơ sở lý luận của việc DH XS-TK theo hƣớng tiếp cận NL
NN điều dƣỡng.
- Đề xuất các thành tố NL vận dụng XS-TK của SV vào nghề Điều dƣỡng.


7
7.2. Về mặt thực tiễn
- Điều tra, phân tích, đánh giá, nhận xét đƣợc tình hình giảng dạy XS-TK ở
các Trƣờng Đại học, Cao đẳng có đào tạo nghề Điều dƣỡng gắn với yêu cầu vận
dụng vào NN.
- Điều tra, phân tích, đánh giá, nhận xét về thực trạng vận dụng XS-TK vào
thực tế nghề Điều dƣỡng của điều dƣỡng viên.
- Đề xuất những BP DH XS-TK theo hƣớng tiếp cận NL NN điều dƣỡng cho
SV ngành Điều dƣỡng.
8. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu và phần phụ lục, cấu trúc luận án gồm 3 chƣơng.
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chƣơng 2. Xây dựng biện pháp dạy học Xác suất - Thống kê theo hƣớng tiếp
cận năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ngành Điều dƣỡng
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm


8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1. Về dạy học Toán theo hƣớng phát triển năng lực
1.1.1.1. Một số cơng trình nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực
trên thế giới

Vào năm 1982, William E. Blank xuất bản cuốn “Sổ tay phát triển chƣơng
trình đào tạo dựa trên NL thực hiện”. Tác giả đã nghiên cứu các VĐ cơ bản của giáo
dục và đào tạo dựa trên NL, trình bày về “phân tích nghề, phân tích nhu cầu người
học, xây dựng hồ sơ NL người học, phát triển công cụ đánh giá sự hiểu biết và sự
thực hiện, phát triển các nhóm HT, cải tiến và quản lý chương trình đào tạo” [130].
Trong cuốn sách “Phương pháp sư phạm tích hợp, hay cách phát triển năng
lực ở nhà trường” ([131]), Xavier Rogiers (1996) đã chỉ ra con đường phát triển NL
cho người học thơng qua giáo dục tích hợp.
Trong [114], Peter Morgan (1998) nghiên cứu về một số chiến lƣợc phát
triển NL.
Joe Bolger (2000, [107]) đã nghiên cứu về sự cần thiết, nội dung và cách
thức phát triển NL.
Richard A Voorhees (2001) với tác phẩm “Competency-Based Learning
Models: A Necessary Future” đã bàn về mơ hình HT dựa trên NL với tƣ tƣởng là:
phát triển NL cho người học là xu thế tất yếu và người học cần được học mọi nơi,
mọi lúc với sự trợ giúp của công nghệ thông tin [115].
Tremblay Denyse (2002, [126]) đã xây dựng phương pháp tiếp cận dựa trên
NL nhằm giúp người học tự chủ trong học tập và vận dụng kiến thức suốt đời.
Trong giáo dục phổ thông, vào những năm 2005 - 2010, ở Canada đã có
những cơng trình nghiên cứu về đánh giá NL của HS tiểu học và THCS ([117],
[118]).
Vào năm 2009, Samuel Otoo, Natalia Agapitova và Joy Behrens ([116]) xây
dựng khung phát triển NL trong học tập và cách thức tiếp cận giáo dục phát triển NL.
Trong chƣơng trình phát triển Liên hiệp quốc, vào năm 2010 ([127]) đã
nghiên cứu về VĐ đo lường NL.
T.R. Nodine (2016) trong [125] đã chỉ ra phát triển giáo dục dựa trên NL cần
đƣợc triển khai trong giáo dục đại học ở Mỹ; nói riêng là trong đào tạo giáo viên,


9

trong đào tạo nghề ở các trƣờng đại học và cao đẳng và đƣa ra cách thiết kế PPDH
nhằm tiếp cận phát triển NL.
Đặc biệt là Dorothy M. Rogers (2014, [97]) đã trực tiếp nghiên cứu về vấn
đề phát triển NL điều dưỡng ở trình độ ban đầu.
Trong phạm vi mơn Tốn, có thể điểm qua một số cơng trình nhƣ sau:
V.A.Cruchetxki (1973) đã khái quát các cấu trúc NL Toán học của HS làm
căn cứ cho các nghiên cứu về nâng cao NL vận dụng Toán học vào thực tiễn cho
ngƣời học qua tác phẩm Tâm lý NL Toán học của HS [14].
Với tác phẩm “Tốn học phổ thơng và những xu hƣớng phát triển” tác giả
Maxlôva G.G (1980) nêu rõ: tăng cƣờng vận dụng toán học là xu thế chung của cải
cách giáo dục mơn Tốn ở hầu hết các quốc gia trong thập kỷ 70-80 [24].
Tomas Hojgaard Jensen (2007, [124]) đã tiếp cận VĐ giáo dục toán học dựa
trên đánh giá NL mơ hình hóa của ngƣời học khi ứng dụng toán học vào giải quyết
những VĐ thực tiễn.
Các tác giả Werner Blum, Rita Borromeo Ferri (2009, [129]) đã đề cập đến
NL vận dụng toán học vào thực tiễn từ khía cạnh mơ hình hóa tốn học.
Tadesse Walelign (2014, [122]) tiến hành nghiên cứu VĐ đánh giá NL Toán
học của người học khi học và vận dụng tốn học.
Nhƣ vậy, có thể thấy DH tiếp cận phát triển NL đã sớm đƣợc các nhà giáo
dục trên thế giới quan tâm nghiên cứu và trở thành xu thế tất yếu trong giáo dục ở
thế kỷ XXI. Đối với giáo dục toán học, xu hƣớng này phù hợp với nhu cầu gắn học
Toán với NL vận dụng vào giải quyết những VĐ thực tiễn cho ngƣời học.
1.1.1.2. Một số cơng trình nghiên cứu về dạy học theo hướng phát triển năng lực
ở Việt Nam
Đối với nghề sƣ phạm, có những cơng trình nghiên cứu về NL nhƣ:
Đinh Quang Báo và các tác giả (2016) trong [5], khi xây dựng chương trình
đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông đã nhấn mạnh đến
NL giáo dục và DH của giáo viên.
Nguyễn Ngọc Hùng (2004) [35] nghiên cứu về NL thực hiện dành cho SV sƣ
phạm kỹ thuật.

Nguyễn Quang Việt (2006) [89] tiếp cận vấn đề đánh giá NL thực hiện cho SV.


10
Nguyễn Trƣờng Giang (2010) nghiên cứu phát triển kỹ năng DH thực hành
đối với SV ĐHSP kỹ thuật theo hƣớng module hóa nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra [21].
Trịnh Xuân Thu (2012) [67] giải quyết vấn đề “rèn luyện nghiệp vụ sư phạm
cho SV Cao đẳng sư phạm ngành Công nghệ theo NL thực hiện”.
Đối với giáo dục nghề nghiệp thuộc khối kinh tế, kỹ thuật có những cơng trình:
Lê Bá Phƣơng (2016, [59]) nghiên cứu VĐ phát triển NL NN cho SV kinh
tế, kỹ thuật ở Trƣờng Đại học Cơng nghiệp.
Nguyễn Đức Trí (2000) [73] và Cao Danh Chính (2012) [12] đã nghiên cứu
mơ hình phát triển NL cho SV ở các trƣờng thuộc khối kỹ thuật.
Hồng Ngọc Trí (2005) [74] nghiên cứu về phát triển NL nghề xây dựng
trong đào tạo công nhân.
Đối với giáo dục nghề nghiệp thuộc một số ngành nghề khác có những cơng trình:
Trần Xuân Phú (2012) nghiên cứu DH theo hướng phát triển NL cho học
viên trường sỹ quan chính trị [57]; Tống Diệp Thanh (2017) nghiên cứu vận dụng
PPDH tích cực dựa trên NL thực hiện đối với dịch vụ nhà hàng [65]; ...
Có thể thấy, trong các nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực kể trên, các tác giả đã tiếp
cận VĐ phát triển NL trong giáo dục thông qua nêu quan điểm, đề xuất mơ hình,
xác định thành phần, xây dựng các tiêu chuẩn và tiêu chí đánh giá, ...
Trong phạm vi mơn Tốn, có thể điểm qua một số cơng trình nhƣ sau:
Trong giáo trình “PPDH mơn Tốn” ([43]), Nguyễn Bá Kim đã tiếp cận VĐ
phát triển NL HS từ góc độ DH tốn trong HĐ và bằng HĐ, gắn với HĐ thực hành
vận dụng toán học vào thực tiễn của HS. Tƣ tƣởng này đƣợc triển khai cụ thể hóa
trong [44] khi định hƣớng giải pháp dạy học Tốn nhằm phát triển NL HS.
Tiếp cận từ yêu cầu đổi mới mục tiêu mơn Tốn, Trần Kiều (2014, [42]) đã
định hƣớng những NL cần hình thành và phát triển cho ngƣời học qua mơn Tốn ở
trƣờng phổ thơng Việt Nam gồm 6 thành phần là: NL tư duy; NL giải quyết vấn đề;

NL mơ hình hóa Tốn học; NL giao tiếp; NL sử dụng cơng cụ, phương tiện học
tốn; NL học tập độc lập và hợp tác.
Theo hƣớng tiếp cận NL nghề dạy Toán, tác giả Nguyễn Chiến Thắng (2012)
[66] và Bùi Văn Nghị và cộng sự (2016, [53]) đã nghiên cứu về VĐ phát triển NL
DH Toán cho SV sƣ phạm.


11
Nguyễn Anh Tuấn (2018, [93]) đã tiếp cận từ vấn đề làm rõ cơ sở khoa học
và một số biện pháp thực hiện giáo dục toán học gắn với thực tiễn.
Những kết quả nghiên cứu ở Việt Nam đã thể hiện một cách tập trung ở
chƣơng trình giáo dục phổ thơng mơn tốn năm 2018 ([6]), khi xác định NL toán học
đối với HS bao gồm 5 NL thành phần là: NL tư duy và lập luận toán học; NL mơ hình
hóa tốn học; NL giải quyết vấn đề tốn học; NL giao tiếp tốn học; NL sử dụng cơng
cụ, phương tiện học toán. Đồng thời đƣợc các tác giả Đỗ Đức Thái và cộng sự triển
khai cụ thể những VĐ liên quan đến DH Toán phát triển NL HS ([64]).
Trong lĩnh vực giáo dục toán học, các kết quả nghiên cứu cho thấy: Phát
triển NL vận dụng Toán học nhằm tiếp cận NL NN cho ngƣời học là định hƣớng
chiến lƣợc trong cả giáo dục phổ thông và giáo dục đại học.
Riêng về DH XS-TK với đối tƣợng học nghề theo hƣớng tiếp cận NL NN,
chúng tơi sẽ trình bày ở một mục riêng sau đây.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu dạy học Xác suất - Thống kê gắn với nghề nghiệp
1.1.2.1. Trên thế giới
Về giảng dạy XS-TK nói chung, có thể điểm qua một số kết quả nhƣ sau:
Tại Hoa Kỳ, các nhà TK học đã có một số bài viết khuyến nghị đối với
những ngƣời mới tham gia giảng dạy TK hoặc muốn tìm hiểu thêm về nó.
Trong “Giảng dạy TK” của George Cobb (1992) đã tóm tắt và giải thích về
các khuyến nghị của một tập thể nhóm nghiên cứu ASA/MAA là: 1) Dạy các tƣ duy
TK; 2) Cung cấp các dữ liệu và khái niệm khác để ít lý thuyết hơn và ít cơng thức
hơn; 3) Tăng cường HT tích cực của người học [96]. Ở đây có thể thấy tƣ tƣởng

gắn học TK với vận dụng thực tế.
Tham khảo Thomas Moore (2000, [123]), có thể kể đến một số bài viết liên
quan đến VĐ DH XS-TK: Trong bài viết “Sử dụng đánh giá để cải thiện việc học
của HS trong DH TK” (1994), tác giả Joan Garfield đã tiến hành một nghiên cứu
khảo sát kỹ lƣỡng về các kỹ thuật đánh giá số liệu TK, ...
Nhìn chung, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về DH XS-TK từ những khía
cạnh và mục đích nghiên cứu khác nhau, nhƣng đều tập trung vào việc đưa ra
những lý luận và cách thức giảng dạy XS-TK nhằm nâng cao hiệu quả vận dụng đối
với ngƣời học.


12
Về DH XS-TK gắn với thực tiễn đào tạo nghề:
Joan Garfield (1995) có những bài viết xung quanh chủ đề “Làm thế nào SV
học TK”, trong đó thảo luận, nghiên cứu cách thức để SV học TK và một số phát
hiện có ý nghĩa cho các GV, tác giả nhấn mạnh về gắn nội dung TK được học với
ứng dụng trong NN được đào tạo.
Ở bài viết “Rút kinh nghiệm trong các kỹ thuật đánh giá, xác nhận hiệu quả
thực tiễn của một khoá giảng dạy TK” của Beth Chance (1997) đã đƣa ra lời khuyên
cho việc thực hiện một loạt các thực tiễn đánh giá tùy thuộc vào mục đích HT và
các mục tiêu khác.
Ở bài báo “TK, Tốn học và Giảng dạy” của George Cobb và David Moore
(1997) đã nêu bật sự khác biệt giữa các môn học của toán học và TK, cho thấy ý
nghĩa của việc giảng dạy TK nằm ở chỗ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc thể
hiện sự gắn bó với thực tiễn.
David Moore, trong “Nội dung mới và PP sƣ phạm mới khi giảng dạy TK”
(1997), đã tóm tắt các xu hƣớng gần đây trong việc giảng dạy về sự hiểu biết số liệu
TK, nó đƣợc cấu thành từ 3 yếu tố nội dung, sư phạm và cơng nghệ. Điều đó thể
hiện rằng: nội dung (thuần túy toán học) và yêu cầu sư phạm cần gắn bó với cơng
nghệ - “mơi trƣờng” ứng dụng của TK.

Viết về yêu cầu gắn DH TK với thực tiễn, trong tác phẩm “Teaching
Statistics: Resources for Undergraduate Instructors”, Thomas Moore (2000, [123])
nghiên cứu về DH TK tập trung vào việc sử dụng các dự án và nghiên cứu trƣờng
hợp, trong đó nhấn mạnh rằng SV phải tự xây dựng kiến thức về TK thông qua trải
nghiệm thực tế với dữ liệu thực và mô phỏng các sự kiện.
Bài viết “Giới thiệu trình tự các chủ đề trong TK: Một cuộc tranh luận về
những VĐ cần phải dạy” của Beth Chance và Allan Rossman (2001) đƣa ra các
quan điểm khác nhau về trình tự các chủ đề và kết luận với các đề xuất để thiết kế
một khóa học TK. Ở đó, các tác giả đi đến thống nhất rằng cần phải dạy những kiến
thức TK phù hợp với nhu cầu sử dụng của người học.
Nhƣ vậy, ngƣời ta sử dụng chính thế mạnh của TK (quan sát, đo lƣờng, đánh
giá những dấu hiệu khác - không chỉ là điểm số) để đánh giá hiệu quả việc học và
đặc biệt là những HĐ thực hành vận dụng TK - gắn liền với thực tiễn ngƣời học qua
công cụ TK.


13
Về nội dung DH TK, trong các cuốn sách: Giảng dạy TK: Tài nguyên cho
GV đại học (Tom Moore, 2001); Mẫu tài nguyên cho Giảng dạy TK (Robin Lock),
các tác giả đã đa dạng hóa nhiều nguồn tài liệu giảng dạy TK phục vụ cho cả đào
tạo trực tuyến, trong đó cung cấp các liên kết đến tập dữ liệu, tạp chí, nhóm thảo
luận ... với mục đích nội dung môn học TK gắn với thực tiễn vận dụng [109].
M. Artaud nghiên cứu mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết XS-TK với đào
tạo nghề Kinh tế học ở Pháp, trong đó nhấn mạnh tác dụng của cơng cụ XS-TK
trong việc phát hiện, khai thác và điều tiết các quy luật kinh tế (tham khảo [34]).
Có thể thấy: Trong lĩnh vực đào tạo nghề, XS-TK đƣợc đƣa vào giảng dạy
nhƣ một cơng cụ tốn học hữu hiệu để thống kê và xử lý, đánh giá số liệu ở hầu hết
các nghề nghiệp xã hội.
Về DH XS-TK với mục tiêu phát triển tƣ duy:
Bài viết “Teaching the Reasoning of Statistical Inference A “Top Ten” List”

của Allan Rossman và Beth Chance (1999) đƣa ra khái niệm suy luận TK và nhấn
mạnh yêu cầu không chỉ dạy kiến thức và PP TK một cách thuần túy mà còn cần
phải chú trọng đến việc người học dùng TK (bao gồm cả công thức, PP, lập luận)
trong quá trình giải quyết những VĐ thực tiễn NN.
Trong bài viết “Assessing and Understanding Children’s Statistical
Thinking”, Graham Jones và cộng sự đã đƣa ra và phân tích khái niệm “tƣ duy
thống kê” của HS trong học Toán [103].
Trong cuốn sách The Challenge of Developing Statistical Literacy, Reasoning
and Thinking (2004, Kluwer Academic Publishers), các tác giả Ben-Zvi D., Garfield
J. đã làm rõ những cơ hội và thách thức của việc phát triển suy luận và tƣ duy thống
kê cho HS trong DH XS-TK.
Trong tác phẩm All of Statistics: A Concise Course in Statistical Inference
(2010. New York: Springer), tác giả Wasserman. L. đã chỉ rõ những vấn đề về rèn
luyện suy luận thống kê trong DH XS-TK.
Nhƣ vậy, những nghiên cứu trên thế giới về DH XS-TK từ nhiều góc độ và
mục đích (hiểu biết, KN, NL, tƣ duy), nhƣng đều quan tâm đến việc tăng cường
hình thành kiến thức XS-TK từ thực tiễn và áp dụng XS-TK vào từng lĩnh vực nghề
nghiệp mà ngƣời học sẽ tiếp cận trong tƣơng lai. Phạm vi thực tiễn sử dụng XS-TK


14
rất đa dạng, do vậy, cần đến những cơng trình nghiên cứu theo hƣớng gắn môn học
XS-TK với yêu cầu vận dụng vào thực tiễn - nói riêng là thực tiễn nghề nghiệp.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
a) Trong giáo dục phổ thông
Ở Việt Nam, nội dung XS-TK đã đƣợc các nhà giáo dục học quan tâm từ lâu,
XS-TK đƣợc đƣa vào thí điểm chƣơng trình chun ban THPT giai đoạn 1993-1999
và đƣợc đề cập một cách có hệ thống trải đều các cấp học từ năm học 2006 – 2007.
Nhận thấy ứng dụng to lớn, rộng rãi của XS-TK trong thực tiễn, các nhà giáo dục và
chuyên gia nghiên cứu DH Toán đã chú trọng nghiên cứu VĐ DH XS-TK trong

nhiều giai đoạn đổi mới giáo dục toán học, nhằm nâng cao hiệu quả DH nội dung
này cho HS phổ thông. Có thể kể đến những cơng trình sau đây:
Trần Kiều (1988) [41] đã xây dựng nội dung và PP dạy TK mơ tả đặt “nền
móng” cho việc cải cách chương trình mơn Tốn ở trường phổ thơng cơ sở Việt
Nam.
Đỗ Mạnh Hùng (1993), trong luận án của mình đã xây dựng đƣợc một
phƣơng án về nội dung và PP DH “Một số yếu tố của lý thuyết XS” cho HS lớp 12
chuyên toán (Nội dung là các kiến thức cơ bản đƣợc quy định trong chƣơng trình
của các bài học cụ thể; PP DH dựa trên quan điểm “vượt ra ngồi các mơ hình XS,
để định hướng ứng dụng cho việc DH”). Từ đó tác giả nghiên cứu PP DH từ việc
học của HS dựa theo hai suy luận: suy luận hợp lý và suy luận diễn dịch [36].
Đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục toán học theo định hƣớng gắn với ứng
dụng thực tiễn, các tác giả Nguyễn Anh Tuấn và Trần Đức Chiển (2005, [84]) đã
đƣa ra một số ý kiến điều chỉnh nội dung và PPDH XS-TK ở mơn Tốn THPT.
Trong DH XS-TK cho HS THPT, tác giả Trần Đức Chiển (2007) theo hƣớng
nghiên cứu rèn luyện tư duy TK với mục đích hình thành cho HS thói quen và khả
năng vận dụng cơng cụ XS-TK trong cuộc sống [13].
Trần Túy An và cộng sự (2007) nghiên cứu thực hành giảng dạy khái niệm
XS (trong các lớp song ngữ và các lớp phổ thông ở Việt Nam) dựa trên lý luận
Didactique và lựa chọn 6 thời điểm Didactique để tiếp cận VĐ nghiên cứu [2].


15
Vũ Nhƣ Thƣ Hƣơng (2009) tiếp cận từ lý thuyết Didactique Tốn để nghiên
cứu lịch sử hình thành và phát triển khái niệm XS và làm rõ mối quan hệ giữa việc
DH tốn theo chƣơng trình và SGK với đối tƣợng HS THPT [38].
Nguyễn Thị Tân An (2013) nghiên cứu về DH kiến thức XS-TK ở trƣờng
phổ thông theo hƣớng mơ hình hóa tốn học. Dựa trên giả thuyết “Giáo dục toán
học thực tế” của Freudenthal, bắt đầu ở Hà Lan vào những năm 1980. Tác giả
nghiên cứu nội dung XS-TK, các kiểu nhiệm vụ trong chƣơng trình SGK, sự hiểu

biết XS từ đó đƣa ra chu trình 4 bƣớc để mơ hình hóa kiến thức XS-TK giúp HS
giải quyết các tình huống XS thực tế [1].
Lê Thị Hồi Châu với các bài viết công bố năm 2010 [9], 2011 [10], 2014
[11] nhận ra việc DH XS-TK xa rời thực tiễn, trong giảng dạy gặp nhiều khó khăn,
nội dung chƣơng trình đào tạo có nhiều khiếm khuyết. Từ đó tác giả nghiên cứu các
cách thức khắc phục nhằm nâng cao NL hiểu biết cho ngƣời học.
Những kết quả nghiên cứu về đổi mới nội dung chƣơng trình XS-TK ở
trƣờng phổ thơng đã đƣợc đƣa vào chƣơng trình giáo dục phổ thơng tổng thể
(2018), theo đó mạch kiến thức XS-TK đƣợc đƣa vào ngay từ tiểu học và xun
suốt mơn Tốn phổ thông. Những điều chỉnh thay đổi không chỉ ở yêu cầu DH, nội
dung và thời lƣợng, hình thức trình bày và PPDH với mục tiêu tăng cường tính thực
tiễn cho kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi cho HS học tiếp vận dụng đƣợc vào thực
tế cuộc sống. Những kết quả nghiên cứu và định hƣớng ở chƣơng trình giáo dục phổ
thông mới cho thấy: Ngay từ bậc học phổ thơng, ngƣời ta đã chuẩn bị, tạo nền móng
cho HS hƣớng tới phát triển NL vận dụng XS-TK vào thực tế.
b) Trong đào tạo giáo viên
Ở bậc đại học, với mỗi ngành nghề ứng dụng của XS-TK có những đặc điểm
riêng. Đối với nghề sƣ phạm - ở đó XS-TK đƣợc xem là một trong những nội dung
giảng dạy cho SV - tuy nhiên SV học nội dung này là để tiếp tục DH XS-TK cho
HS phổ thông.
Tiếp cận từ lý thuyết Didactique Toán, tác giả Tăng Minh Dũng (2009) [17]
đã nghiên cứu việc giảng dạy XS-TK trong đào tạo GV đã làm rõ một số kiến thức
và PP XS-TK đƣợc hình thành từ nhu cầu thực tiễn nhƣ thế nào.


×