Tải bản đầy đủ (.pdf) (208 trang)

Kinh tế vi mô 1 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 208 trang )



Góp ý vui lòng gởi cho
Lê Khưong Ninh
qua email: hay


















Kinh tế học vĩ mô 1
Lý thuyết tổng quát và kinh nghiệm thực tiễn



L
Ê
K


HƯƠNG
N
INH



















Tháng 7 năm 2006
Bản quyền ðại học Cần Thơ ©











































Lê Khương Ninh tốt nghiệp Khoa Kinh tế nông nghiệp – ðại học Cần Thơ năm 1987 – chuyên
ngành Kinh tế nông nghiệp, hoàn thành chương trình master chuyên ngành Kinh tế quốc tế – ðại
học Groningen, Hà Lan – năm 1997 và hoàn thành luận án tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế học tài
chánh – ðại học Groningen, Hà Lan – năm 2003. ðược phong học hàm Phó Giáo sư năm 2009.
ðã giảng dạy và nghiên cứu tại ðại học Washington (Bang Washington, Hoa Kỳ) trong
khuôn khổ chương trình Học giả Fulbright. ðã tham gia nghiên cứu tại ðại học Groningen – Hà
Lan. ðã biên soạn các giáo trình Kinh tế học vi mô, Tài chánh vi mô và Tài chánh quốc tế. ðã
công bố các bài nghiên cứu trên The Economics of Transition, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế và Tạp
chí Công nghệ Ngân hàng. Email : hay Website :
.

| LKN | 72B TV | 041201 | 0600 |


Phần I

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ



Chương 1

KHÁI NIỆM CHUNG VỀ KINH TẾ HỌC VĨ MÔ




I. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

I.1. KINH TẾ HỌC

Kinh tế học nghiên cứu cách thức nền kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm
của mình. Khan hiếm nghĩa là nền kinh tế chỉ có một số lượng nguồn tài nguyên giới
hạn, do ñó không thể sản xuất ra toàn bộ những gì mà mọi người cần. Vì tài nguyên
khan hiếm nên con người phải chọn lựa trên cơ sở của sự ñánh ñổi, nghĩa là chọn
lấy cái này thì phải hy sinh cái kia.
Ở hầu hết mọi nền kinh tế, nguồn tài nguyên không ñược phân bổ bởi một cá
nhân mà phải dựa trên cơ sở sự tương tác giữa các tác nhân kinh tế, ñó là hộ gia ñình
và doanh nghiệp, thông qua cơ chế thị trường. Vì vậy, các nhà kinh tế phải nghiên
cứu cách thức các tác nhân này ra các quyết ñịnh như làm việc bao nhiêu, tiêu dùng
bao nhiêu, tiết kiệm bao nhiêu, ñầu tư bao nhiêu, v.v. và sự tương tác giữa họ, như
ảnh hưởng của số lượng người mua và số lượng người bán ñến giá hàng hóa trên thị
trường, ảnh hưởng của nhu cầu ñến số cung hàng hóa, v.v. Các nhà kinh tế cũng
nghiên cứu các ñộng lực và xu hướng ảnh hưởng ñến nền kinh tế tổng thể, bao gồm
tăng trưởng trong thu nhập bình quân, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ lạm phát.

I.2. KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Kinh tế học vĩ mô – một bộ phận quan trọng của kinh tế học – nghiên cứu cách thức
sử dụng nguồn tài nguyên khan hiếm (có hạn) ñể thỏa mãn nhu cầu vô hạn của con
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1



Tr
.

2

người ở phạm vi tổng thể. Tổng thể có thể là một quốc gia, một liên minh bao gồm
nhiều quốc gia, một vùng, một lãnh thổ hay một ñịa phương.
Cụ thể hơn, kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể của số
lượng hàng hóa ñược sản xuất ra, thu nhập quốc dân, mức ñộ sử dụng các nguồn tài
nguyên, giá cả hàng hóa trong nền kinh tế, v.v. Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu
phương thức tối ưu ñể ñạt ñược các mục tiêu chính sách như tăng trưởng kinh tế, ổn
ñịnh giá cả, tạo công ăn việc làm ñầy ñủ và duy trì một cán cân thanh toán hợp lý.
Nói cách khác, kinh tế học vĩ mô quan tâm ñến các vấn ñề lớn quyết ñịnh mức ñộ
giàu có của một quốc gia, một vùng, một ñịa phương, v.v. Các vấn ñề này có liên
quan ñến hoạt ñộng kinh tế tổng thể của một quốc gia hơn là của các cá nhân riêng
lẻ, chẳng hạn như dân chúng có thể tìm ñược việc làm dễ dàng không, giá cả hàng
hóa của nền kinh tế thay ñổi như thế nào, thu nhập quốc dân ñược hình thành từ ñâu
và phân phối như thế nào, ngân sách chính phủ có bị thâm hụt không, v.v.
Trong quá trình phát triển, kinh tế học vĩ mô thường tập trung trả lời các câu hỏi
rất hóc búa là: (i) Tại sao tỷ lệ thất nghiệp thường biến ñộng ? (ii) Tại sao tỷ lệ lạm
phát cũng biến ñộng ? (iii) Tại sao năng suất lao ñộng tăng quá chậm ? (iv) Tại sao
lãi suất thực lại quá cao ? (v) Tại sao ngân sách chính phủ lại bị thâm hụt một cách
dai dẳng, (vi) Tại sao nền kinh tế lại tăng trưởng với tốc ñộ chậm hay gặp phải suy
thoái ? v.v.

I.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Kinh tế học vĩ mô có liên quan ñến tất cả khía cạnh của cuộc sống. Chỉ cần ñọc báo
hàng ngày ta sẽ thấy ñược tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô. Các tiêu ñề báo chí

thường gặp là thu nhập tăng chậm, lạm phát cao, giá chứng khoán giảm, ñồng tiền
mất giá, thâm hụt cán cân thương mại, v.v. Mặc dù các sự kiện kinh tế vĩ mô này
dường như rất xa xôi, nhưng chúng lại hiển hiện ở mọi mặt của ñời sống. Chẳng
hạn, các nhà quản lý doanh nghiệp cần dự báo nhu cầu của người tiêu dùng ñối với
sản phẩm của mình dựa vào tốc ñộ tăng trưởng của thu nhập của họ. Người về hưu
sống bằng tiền hưu trí rất cần biết xu hướng thay ñổi của giá hàng hóa ñể ñiều chỉnh
cách tiêu xài của mình cho hợp lý. Những người thất nghiệp ñang tìm việc kỳ vọng
sự bùng nổ của nền kinh tế ñể các doanh nghiệp thuê thêm nhiều lao ñộng. Tất cả
các vấn ñề này ñều chịu ảnh hưởng bởi thực trạng của nền kinh tế vĩ mô.
Tầm quan trọng của kinh tế học vĩ mô còn nằm ở chỗ các vấn ñề về kinh tế vĩ
mô luôn là tiêu ñiểm của các tranh luận ở phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Uy tín
của lãnh ñạo ở các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi sự thành công hay thất
bại của họ trong việc hoạch ñịnh cũng như thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô.
Các vấn ñề kinh tế vĩ mô còn ảnh hưởng ñến mối quan hệ giữa các quốc gia.
Các quốc gia nhập khẩu ñồng thời xuất khẩu hàng hóa. Trong nhiều trường hợp,
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

3

hàng hóa nhập khẩu phải ñược tài trợ bằng cách vay nước ngoài. Vấn ñề vay và trả
nợ có thể tạo ra mâu thuẫn giữa các quốc gia hay xung ñột quốc tế. Thí dụ, vị thế
tăng lên của ñồng euro, hệ thống tài chính thế giới bị chao ñảo bởi sự giảm giá của

bất ñộng sản và chứng khoán, vốn ở các nước Châu Á bị chuyển ra nước ngoài,
chính phủ Hoa Kỳ bị thâm hụt cán cân thương mại nặng nề, v.v. là các vấn ñề kinh tế
vĩ mô thường ñược ñưa ra thảo luận khi lãnh ñạo các nước trên thế giới nhóm họp
trong thời gian gần ñây.
Các nhà kinh tế học vĩ mô cố gắng giải thích hoạt ñộng của nền kinh tế như là
một tổng thể. Họ phải thu thập dữ liệu về thu nhập, giá cả, tỷ lệ thất nghiệp và nhiều
biến số khác trong nhiều giai ñoạn và từ nhiều nước. Sau ñó, họ cố gắng xây dựng
nên các lý thuyết khoa học ñể giải thích các số liệu này. Cũng giống như các nhà
thiên văn nghiên cứu sự tiến hóa của các vì sao hay các nhà sinh học nghiên cứu sự
tiến hóa của loài, các nhà kinh tế học vĩ mô không thể tiến hành các thí nghiệm có
kiểm soát vì bất kỳ một thử nghiệm nào ñối với cả một nền kinh tế ñều rất tốn kém
và có thể là vô nhân ñạo. Các nhà kinh tế học vĩ mô nhận thấy các nền kinh tế là
khác nhau và thay ñổi liên tục theo thời gian. ðiều ñó cho thấy tầm quan trọng của
các lý thuyết khoa học và các số liệu căn bản ñể kiểm ñịnh các lý thuyết này.
Kinh tế học vĩ mô là một ngành học khá mới nên không thể nào hoàn chỉnh
nhưng các nhà kinh tế học vĩ mô ñã có hiểu biết khá sâu sắc về bản chất và cơ chế
vận hành của nền kinh tế. Mục tiêu của kinh tế học vĩ mô không chỉ là giải thích các
hiện tượng kinh tế ñã xảy ra mà còn phải giúp cải thiện các chính sách kinh tế hiện
hành. Mỗi thời kỳ có các vấn ñề kinh tế vĩ mô khác nhau. Tuy nguyên tắc căn bản
của kinh tế học vĩ mô là không thay ñổi nhưng nó phải ñược áp dụng một cách uyển
chuyển và sáng tạo. Thí dụ, chính sách tài chính và chính sách tiền tệ có ảnh hưởng
rất lớn, có thể làm cho nền kinh tế trở nên mạnh hơn hay yếu hơn. Do ñó, các nhà
kinh tế học vĩ mô giúp các nhà lập chính sách ñánh giá các chính sách này ñể ñưa ra
chọn lựa tốt nhất trong từng tình huống cụ thể.

I.4. MÔ HÌNH KINH TẾ

Các nhà kinh tế sử dụng mô hình ñể nghiên cứu nền kinh tế. Mô hình là một dạng lý
thuyết tóm tắt, thường là dưới hình thức toán học, mối quan hệ giữa các biến số kinh
tế. Mô hình kinh tế rất hữu ích vì nó giúp loại bỏ các chi tiết không quan trọng và

chỉ giữ lại các mối quan hệ kinh tế quan trọng cần phải ñược nghiên cứu.
Thông thường, mô hình kinh tế bao gồm hai loại biến số là biến ngoại sinh và
biến nội sinh. Biến ngoại sinh phát sinh từ ngoài mô hình và ñược xem như là ñầu
vào của mô hình. Biến nội sinh phát sinh từ bản thân mô hình và ñược xem là ñầu ra
của mô hình. Thí dụ, hãy xem xét cách thức các nhà kinh tế xây dựng mô hình
nghiên cứu thị trường lúa gạo ở một quốc gia. Các nhà kinh tế thường giả ñịnh là số
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

4

cầu ñối với gạo Q
D
phụ thuộc vào giá gạo P và tổng thu nhập Y của người dân. Mối
quan hệ này có thể ñược thể hiện qua hàm số cầu : Q
D
= D(P, Y) với D(.) là hàm số
cầu. Tương tự, các nhà kinh tế giả ñịnh số lượng gạo cung ra trên thị trường Q
S
phụ
thuộc vào giá gạo P và giá các loại ngũ cốc khác (P
NC
). Khi ñó, mối quan hệ này có

thể ñược diễn tả qua hàm số cung : Q
S
= S(P, P
NC
) với S(.) là hàm số cung. Cuối
cùng, giá gạo sẽ ñiều chỉnh ñể xuất hiện cân bằng cung cầu ñối với gạo. Khi ñó, ta
có thể viết : Q
S
= Q
D
.
Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu nhiều vấn ñề khác nhau như ảnh hưởng của chính
sách tài chính lên tiết kiệm của quốc gia, ảnh hưởng của trợ cấp thất nghiệp ñến tỷ lệ
thất nghiệp, hay vai trò của chính sách tiền tệ trong việc ổn ñịnh giá cả. Nói chung,
kinh tế học vĩ mô ña dạng giống như nền kinh tế. Vì không một mô hình nào có thể
trả lời ñược tất cả các câu hỏi mà thực tế ñặt ra nên các nhà kinh tế phải sử dụng
nhiều mô hình khác nhau. ðiều quan trọng là không có mô hình duy nhất ñúng cho
tất cả các trường hợp. Thay vào ñó, có rất nhiều mô hình và mỗi mô hình ñược sử
dụng cho một mục ñích nào ñó. Vì vậy, quyển sách này sẽ trình bày nhiều mô hình
khác nhau với nhiều giả ñịnh khác nhau.

I.5. SỰ LINH ðỘNG CỦA GIÁ

Một trong những giả ñịnh quan trọng của các mô hình kinh tế vĩ mô là tốc ñộ ñiều
chỉnh của giá và tiền lương. Thông thường, các nhà kinh tế giả ñịnh là giá hàng hóa
ñiều chỉnh rất nhanh ñể làm cân bằng cung cầu.
1
Nói cách khác, tại giá cân bằng trên
thị trường, người tiêu dùng mua ñược tất cả những cái mà họ cần mua và nhà cung
ứng bán ñược tất cả những cái mà họ muốn bán. Giả ñịnh này ñược gọi là giả ñịnh

thị trường cân bằng.
2
ðể giải quyết hầu hết các vấn ñề thuộc phạm vi kinh tế học vĩ
mô, các nhà kinh tế sử dụng mô hình thị trường cân bằng.
Tuy nhiên, giả ñịnh là thị trường cân bằng không luôn ñúng. ðể thị trường luôn
cân bằng, giá phải ñiều chỉnh ngay lập tức khi có bất kỳ sự thay ñổi nào của cung
hay cầu. Tuy nhiên, trong thực tế giá (kể cả tiền lương) thường ñiều chỉnh rất chậm.
Thí dụ, các hợp ñồng lao ñộng thường kéo dài trong ba năm. Các doanh nghiệp
thường giữ giá cố ñịnh trong một khoảng thời gian nào ñó. Mặc dù hầu hết các mô
hình ñều giả ñịnh là giá cả linh hoạt ñể duy trì cân bằng thị trường nhưng trong thực
tế giá cả thường cứng nhắc hay chậm thay ñổi.
Sự cứng nhắc của giá không nhất thiết nghĩa là mô hình thị trường cân bằng là
vô dụng. Cần nhớ rằng giá không phải cứng nhắc mãi mãi. Giá sẽ ñiều chỉnh theo sự
thay ñổi của cung và cầu. Các mô hình thị trường cân bằng không miêu tả thị trường

1
Trong quyển sách này, thuật ngữ hàng hóa ñược sử dụng ñể chỉ cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
2
ðể hiểu rõ hơn vấn ñề này, ñộc giả có thể xem quyển Kinh tế học vi mô : Lý thuyết và thực tiễn
kinh doanh, Lê Khương Ninh, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.


5

tại mọi thời ñiểm mà mô tả cân bằng thị trường mà nền kinh tế dần ñạt ñến. Vì vậy,
hầu hết các nhà kinh tế học vĩ mô tin rằng giả ñịnh giá cả là linh ñộng có ý nghĩa
trong việc nghiên cứu các vấn ñề trong dài hạn, như tăng trưởng kinh tế, v.v.
Tuy nhiên, ñể nghiên cứu các vấn ñề trong ngắn hạn, chẳng hạn như sự biến
ñộng của nền kinh tế trong ngắn hạn, giả ñịnh giá cả là linh ñộng dường như lại ít
thuyết phục. Trong thời gian ñủ ngắn, giá của nhiều loại hàng hóa thường cố ñịnh.
Vì vậy, hầu hết các nhà kinh tế cho rằng giả ñịnh giá cứng nhắc có thể là một giả
ñịnh phù hợp trong ngắn hạn.

I.6. VAI TRÒ CỦA KINH TẾ HỌC VI MÔ ðỐI VỚI KINH TẾ HỌC VĨ MÔ

Như ta biết, kinh tế học vi mô nghiên cứu hoạt ñộng của các ñơn vị kinh tế riêng lẻ
trong nền kinh tế. Các nhà kinh tế học vi mô nghiên cứu cách thức ra quyết ñịnh của
hộ gia ñình, doanh nghiệp và sự tương tác của các tác nhân kinh tế này trên thị
trường. Giả thiết trọng tâm của kinh tế học vi mô là giả thiết tối ưu hóa của các ñơn
vị kinh tế ñang ñược nghiên cứu, nghĩa là làm thế nào ñể ñạt ñược trạng thái tối ưu
với các ràng buộc. Trong các mô hình kinh tế học vi mô, hộ gia ñình hay cá nhân lựa
chọn số lượng hàng hóa, dịch vụ ñể tối ña hóa sự thỏa mãn (hữu dụng) và doanh
nghiệp thì muốn tối ña hóa lợi nhuận hay doanh thu.
Do các hiện tượng kinh tế trong nền kinh tế xuất phát từ sự tương tác của các hộ
gia ñình và các doanh nghiệp nên kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô có mối liên
hệ chặt chẽ với nhau. Khi nghiên cứu nền kinh tế như là một tổng thể, ta buộc phải
xem xét quyết ñịnh của các ñơn vị riêng lẻ. Thí dụ, ñể hiểu rõ các yếu tố ảnh hưởng
ñến tổng tiêu chi tiêu của người tiêu dùng, ta cần phải xem các hộ gia ñình chi tiêu
bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu cho tương lai. ðể có thể hiểu ñược tổng ñầu tư của
nền kinh tế, ta cần phải biết các doanh nghiệp có quyết ñịnh ñầu tư xây dựng nhà
xưởng hay không. Do các biến số tổng thể có thể ñược xem là tổng cộng của các
biến số cá thể nên kinh tế học vĩ mô gắn chặt với kinh tế học vi mô.

Do kinh tế học vi mô là nền tảng của các mô hình kinh tế nên trong nhiều mô
hình kinh tế mục tiêu tối ưu hóa của hộ gia ñình và doanh nghiệp thường ñược ngầm
hiểu hơn là phát biểu ra. Thí dụ, trong mô hình nghiên cứu lúa gạo ở trên, quyết ñịnh
mua gạo của hộ gia ñình sẽ quy ñịnh số cầu ñối với gạo trên thị trường và quyết ñịnh
sản xuất bao nhiêu lúa gạo của người sản xuất sẽ quyết ñịnh số cung của lúa gạo trên
thị trường. ðương nhiên, hộ gia ñình ñưa ra quyết ñịnh ñể tối ña hóa thỏa mãn của
mình và các doanh nghiệp tối ña hóa lợi nhuận nhưng các mô hình không ñề cập ñến
các vấn ñề này mà chỉ giả ñịnh ngầm. Tương tự, trong kinh tế học vĩ mô giả thiết tối
ưu hóa của hộ gia ñình và doanh nghiệp cũng ngầm ñịnh.


LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

6


III. ðƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT VÀ BA VẤN ðỀ TRUNG
TÂM

III.1. ðƯỜNG GIỚI HẠN KHẢ NĂNG SẢN XUẤT

Như ta biết, nguồn tài nguyên của một quốc gia là khan hiếm so với nhu cầu của

quốc gia ñó. ðể mô tả sự khan hiếm này, các nhà kinh tế sử dụng khái niệm ñường
giới hạn khả năng sản xuất.
Mặc dù trong thực tế các nền kinh tế sản xuất ra nhiều loại sản phẩm khác nhau,
nhưng ñể cho ñơn giản hãy hình dung một nền kinh tế chỉ sản xuất ra hai loại sản
phẩm – xe ô tô và máy tính. Hai ngành công nghiệp này sử dụng toàn bộ yếu tố ñầu
vào của nền kinh tế. ðường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện các kết hợp tối ña về
mặt số lượng của các loại sản phẩm – trong trường hợp này là xe ô tô và máy tính –
mà một nền kinh tế có thể sản xuất ñược khi sử dụng hết nguồn tài nguyên của
mình.
ðồ thị 1.1 là một thí dụ về ñường giới hạn khả năng sản xuất. Trong nền kinh tế
này, nếu tất cả tài nguyên ñược sử dụng ñể sản xuất xe ô tô thì sẽ sản xuất ñược
1.000 xe ô tô và không có chiếc máy tính nào cả. Nếu tất cả tài nguyên ñược phân
bổ cho ngành công nghiệp máy tính thì sẽ sản xuất ñược 3.000 máy tính và không có
xe ô tô nào cả. Hai ñiểm cuối của ñường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện hai
trường hợp ñặc biệt này. Nếu phân bổ tài nguyên cho cả hai ngành sản xuất này, nền
kinh tế sẽ sản xuất ñược 700 xe ô tô và 2.000 máy tính, tương ứng với ñiểm A của
ðồ thị 1.1. Ngược lại, ñiểm D là ñiểm không thể nào ñạt ñược do sự khan hiếm của
nguồn tài nguyên, nghĩa là nền kinh tế không có ñủ số lượng yếu tố ñầu vào ñể sản
xuất ra mức sản lượng này. Như vậy, nền kinh tế chỉ có thể sản xuất ở các ñiểm nằm
trên hay nằm trong ñường giới hạn khả năng sản xuất.
Một nền kinh tế ñược gọi là hiệu quả nếu sử dụng hết toàn bộ nguồn tài nguyên
sẵn có. Các ñiểm nằm trên ñường giới hạn khả năng sản xuất cho biết các mức sản
lượng hiệu quả. Nếu nền kinh tế nằm ở các ñiểm hiệu quả này, như ñiểm A chẳng
hạn, thì không có cách nào sản xuất thêm sản phẩm này mà không phải bớt sản
phẩm kia. ðiểm B, chẳng hạn, là ñiểm không hiệu quả của nền kinh tế. Vì lý do nào
ñó (như tỷ lệ thất nghiệp cao), nền kinh tế lại sản xuất ra số lượng sản phẩm ít hơn
mức có thể sản xuất ra với số lượng tài nguyên sẵn có : chỉ sản xuất ra ñược 300 xe
ô tô và 1.000 máy tính. Nếu sự không hiệu quả này ñược loại trừ thì nền kinh tế sẽ
chuyển từ ñiểm B sang ñiểm A, tăng số lượng của cả xe ô tô (lên 700 chiếc) và máy
tính (lên 2.000 máy).


LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

7


ðồ thị 1.1. ðường giới hạn khả năng sản xuất

Như ta biết, con người phải ñối mặt với sự ñánh ñổi.
3
ðường giới hạn khả năng
sản xuất biểu thị một trong các ñánh ñổi mà con người gặp phải. Khi ñã ñạt ñến
ñiểm hiệu quả trên ñường giới hạn khả năng sản xuất thì cách duy nhất ñể có ñược
nhiều sản phẩm này là giảm số lượng sản phẩm khác. Khi nền kinh tế chuyển từ
ñiểm A sang ñiểm C, chẳng hạn, thì nền kinh tế này sản xuất ra nhiều máy tính hơn
nhưng lại sản xuất ra xe ô tô ít ñi.
Một trong những vấn ñề lưu ý nữa là chi phí của một cái gì ñó chính là cái bị
mất ñi khi cố gắng ñạt ñược cái ñó. ðó là chi phí cơ hội. ðường giới hạn khả năng
sản xuất ño lường chi phí sản xuất ra một loại sản phẩm nào ñó tính bằng số lượng
của loại sản phẩm kia. Khi nền kinh tế phân bổ một số phân phối một số yếu tố sản
xuất từ công nghiệp ô tô sang công nghiệp máy tính thì nền kinh tế chuyển từ ñiểm
A sang ñiểm C, nền kinh tế này giảm 100 xe ô tô ñể sản xuất thêm 200 máy tính. Nói

cách khác, khi nền kinh tế ở ñiểm A, chi phí cơ hội của 200 máy tính là 100 xe ô tô.
Lưu ý rằng ñường giới hạn khả năng sản xuất trong ðồ thị 1.1 lồi ra ngoài. ðiều
này cho thấy chi phí cơ hội của xe ô tô tính bằng số máy tính phụ thuộc vào số
lượng mỗi loại sản phẩm mà nền kinh tế ñang sản xuất ra. Khi nền kinh tế ñang sử
dụng phần lớn nguồn tài nguyên ñể sản xuất xe ô tô, ñường giới hạn khả năng sản
xuất rất dốc. Do lao ñộng và máy móc tốt nhất ñể sản xuất máy tính lại ñang ñược sử
dụng ñể sản xuất xe ô tô, nền kinh tế sẽ có ñược thêm rất nhiều máy tính nếu bớt sản
xuất xe ô tô. Ngược lại, khi nền kinh tế sử dụng hầu hết nguồn tài nguyên ñể sử
dụng máy tính thì ñường giới hạn khả năng sản xuất rất phẳng. Trong trường hợp
này, tất cả nguồn tài nguyên tốt nhất cho sản xuất máy tính ñược sử dụng ñể sản
xuất máy tính nên mỗi xe ô tô giảm ñi chỉ làm tăng một số lượng rất nhỏ máy tính.
ðường giới hạn khả năng sản xuất miêu tả sự ñánh ñổi giữa các sản phẩm khác
nhau tại một thời ñiểm nào ñó. Tuy nhiên, sự ñánh ñổi này có thể thay ñổi theo thời

3
ðánh ñổi ngụ ý rằng ñể có ñược cái bạn thích, bạn phải hy sinh cái khác mà bạn cũng thích.
S
ố l
ư
ợng máy tính

Số lượng xe ô tô
3.000
1.000


700
2.000
A




2.200
600
C


D


B
300
1.000
O
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

8

gian. Thí dụ, nếu kỹ thuật sản xuất làm tăng năng suất của lao ñộng sản xuất máy
tính, nền kinh tế có thể sản xuất ñược nhiều máy tính hơn với số lượng xe ô tô
không ñổi. Kết quả là ñường giới hạn khả năng sản xuất sẽ dịch chuyển ra ngoài,
như trong ðồ thị 1.2. Do tăng trưởng kinh tế này, nền kinh tế sẽ chuyển từ ñiểm A

sang ñiểm E, sản xuất ra nhiều máy tính ñồng thời nhiều xe ô tô hơn.


ðồ thị 1.2. Sự dịch chuyển của ñường giới hạn khả năng sản xuất

ðường giới hạn khả năng sản xuất ñơn giản hóa các nền kinh tế phức tạp ñể
nhấn mạnh một số khái niệm cơ bản. Chúng ta sử dụng nó ñể minh họa các khái
niệm cơ bản như khan hiếm, hiệu quả, ñánh ñổi, chi phí cơ hội, và tăng trưởng kinh
tế. Các khái niệm này tái xuất hiện ở nhiều hình thức khác nhau. ðường giới hạn
khả năng sản xuất cung cấp một cách nghĩ ñơn giản về các khái niệm này.

III.2. BA VẤN ðỀ TRUNG TÂM

Dọc theo ñường giới hạn khả năng sản xuất, nếu tăng sản lượng của một sản phẩm
thì sẽ phải giảm sản lượng của (các) sản phẩm còn lại. Do ñó, việc làm này phát sinh
chi phí cơ hội. Chi phí cơ hội của việc sản xuất ra thêm một ñơn vị sản lượng của
một loại sản phẩm nào ñó chính là số sản lượng bị giảm ñi của (các) sản phẩm còn
lại. Thực tế cho thấy chi phí cơ hội ñể sản xuất ra thêm một sản phẩm nào ñó là tăng
dần. ðây là ñiều mà các nhà quản lý kinh tế vĩ mô phải hết sức quan tâm.
Xuất phát từ phân tích trên, các nhà kinh tế phải giải quyết ba vấn ñề trung tâm
là : (i) sản xuất ra sản phẩm gì ? (ii) sản xuất bằng cách nào ? và (iii) phân phối cho
ai ? Trong kinh tế học vi mô, ba vấn ñề này ñược giải quyết ở phạm vi cá thể riêng
lẻ như cá nhân người tiêu dùng hay doanh nghiệp, nhưng trong kinh tế học vĩ mô
nền kinh tế với tư cách là một tổng thể phải giải quyết ba vấn ñề này trên cơ sở cân
ñối nguồn tài nguyên của mình với nhu cầu phát triển kinh tế bền vững. Các quốc
O
Số lượng máy tính
S
ố l
ư

ợng xe ô tô

1.000



700

2.000

A


750

2.100
E
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

9

gia có nền kinh tế phát triển ở trình ñộ cao thường giải quyết ba vấn ñề này tốt hơn

các quốc gia nền kinh tế có trình ñộ phát triển thấp hơn.

IV. CHU KỲ KINH TẾ

Chu kỳ kinh tế là khái niệm ñược dùng ñể chỉ hiện tượng sản lượng dao ñộng lên
xuống liên tục theo thời gian. Khoảng thời gian giữa hai ñiểm cực ñại hay hai ñiểm
cực tiểu là một chu kỳ. Ở những thời ñiểm khác nhau thì khoảng thời gian này cũng
sẽ khác nhau. Các ñiểm cực ñại ñược gọi là ñỉnh của chu kỳ, các ñiểm cực tiểu ñược
gọi là ñáy của chu kỳ.
Thời kỳ sản lượng sút giảm từ ñỉnh xuống ñáy ñược gọi là thời kỳ thu hẹp sản
xuất, thời kỳ sản lượng gia tăng từ ñáy lên ñỉnh ñược gọi là thời kỳ mở rộng sản
xuất. Nếu sản xuất bị thu hẹp nghiêm trọng, sản lượng giảm xuống thấp hơn sản
lượng tiềm năng (hay tự nhiên) thì mức thất nghiệp sẽ cao hơn mức thất nghiệp tự
nhiên. Thời kỳ này ñược gọi là thời kỳ suy thoái kinh tế. Nếu suy thoái kinh tế diễn
ra trầm trọng thì có thể dẫn ñến khủng hoảng kinh tế. Nếu sản xuất mở rộng quá
mức, sản lượng cao hơn sản lượng tiềm năng, thì sẽ có hiện tượng lạm phát cao.

V. ƯU, NHƯỢC ðIỂM CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA
CHÍNH PHỦ

V.1. ƯU, NHƯỢC ðIỂM CỦA KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Kinh tế thị trường có một số ưu ñiểm mà kinh tế kế hoạch hóa tập trung không có
ñược. Trước hết, thị trường thúc ñẩy các doanh nghiệp sử dụng nguồn tài nguyên
một cách hiệu quả nhất, bởi vì mọi doanh nghiệp luôn phải tìm cách hạ thấp chi phí
ñể tăng lợi nhuận. Bên cạnh ñó, yếu tố cạnh tranh của kinh tế thị trường còn thúc
ñẩy các doanh nghiệp ñổi mới phương thức sản xuất ñể nâng cao chất lượng sản
phẩm. Ngoài ra, thị trường cũng giúp cho nền kinh tế sản xuất ra sản phẩm phù hợp
với yêu cầu của người tiêu dùng bởi vì nếu không làm như thế hàng hóa sản xuất ra
sẽ không bán ñược. Tuy nhiên, kinh tế thị trường có một số nhược ñiểm ñáng lưu ý

như sau :
• Kinh tế thị trường có thể tạo ra tình trạng ñộc quyền và bất bình ñẳng trong phân
phối thu nhập. Trong nền kinh tế thị trường, nguồn tài nguyên có thể tập trung
vào một số ít người có khả năng sử dụng nó một cách hiệu quả nhất, do ñó tạo ra
ñộc quyền và bất bình ñẳng trong thu nhập. ðể hạn chế hiện tượng bất bình ñẳng
trong thu nhập, chính phủ các nước thường phải sử dụng hệ thống thuế với thuế
suất tăng dần theo thu nhập.
• Kinh tế thị trường dẫn ñến sự bất ổn trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế thị
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

10

trường luôn xuất hiện các chu kỳ kinh tế, dẫn ñến sự dao ñộng của giá cả và tỷ lệ
thất nghiệp. Trong một nền kinh tế, sẽ có khu vực sản xuất tạo ra nhiều lợi nhuận
và có khu vực sản xuất tạo ra ít lợi nhuận. Chính ñiều này sẽ thu hút các nhà sản
xuất vào một số lĩnh vực và rời bỏ một số lĩnh vực khác, do ñó tạo ra sự bất ổn
trong nền kinh tế. Ở tình huống xấu nhất, sự bất ổn này sẽ dẫn ñến khủng hoảng
kinh tế.
• Thiếu ñầu tư cho các hàng hóa công cộng (ñường sá, cầu, ñiện nuớc, v.v.) Phần
lớn các ñầu tư vào các loại hàng hóa này khó hay không thể thu lợi nên không
thu hút nhà ñầu tư.
Chính vì các nhược ñiểm trên của nền kinh tế thị trường nên nhà nước phải có

vai trò can thiệp vào nền kinh tế ñể ñiều phối việc sử dụng nguồn tài nguyên một
cách hợp lý. Sự ñiều tiết của chính phủ khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.

V.2. VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ

Nói chung, chính phủ có hai vai trò ñiều tiết nền kinh tế thông qua một số công cụ
cơ bản. Một là, chính phủ là một chủ thể kinh tế có thu nhập và chi tiêu tương tự như
một hộ gia ñình hay một xí nghiệp. Chi tiêu của chính phủ là rất lớn nên chính phủ
có thể tác ñộng vào nền kinh tế thông qua việc chi tiêu của mình (chính sách tài
chính). Về mặt thu nhập và chi tiêu, chính phủ là một chủ thể kinh tế quan trọng, là
người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ lớn nhất của quốc gia. Thí dụ, trong giai ñoạn suy
thoái của nền kinh tế, chính phủ có thể tăng cường chi tiêu của mình (chẳng hạn cho
các công trình công cộng) ñể giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái.
Hai là, chính phủ thực hiện việc kiểm soát, ñiều tiết các hoạt ñộng của nền kinh
tế (kể cả phân phối thu nhập). ðể thực hiện ñược ñiều này, chính phủ có thể sử dụng
ba nhóm công cụ : (i) hệ thống luật pháp ; (ii) hệ thống các biện pháp hành chính ;
và hệ thống các chính sách kinh tế.
Trong ñó, hệ thống các chính sách kinh tế chiếm vị trí quan trọng bậc nhất. Hệ
thống các chính sách kinh tế có thể bao gồm chính sách lãi suất, chính sách ngoại
thương, chính sách tỷ giá ngoại hối, v.v. Các chính sách này sẽ ñược nghiên cứu
trong những chương sau.

VI. MỤC TIÊU VÀ CÔNG CỤ ðIỀU TIẾT VĨ MÔ

VI.1. MỤC TIÊU

Mục tiêu hiệu quả

Mục tiêu hiệu quả ñược ñặt ra do sự khan hiếm của nguồn tài nguyên. Chính vì sự
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM


C
.
1


Tr
.

11

khan hiếm này ñòi hỏi nguồn tài nguyên phải ñược sử dụng một cách hiệu quả nhất.
Có hai khái niệm hiệu quả mà các nhà kinh tế thường ñề cập ñến :
• Hiệu quả kỹ thuật. Hiệu quả kỹ thuật là hiệu quả ñạt ñến khi nền kinh tế sử dụng
hết nguồn tài nguyên của mình. Khi ñó, nền kinh tế nằm trên ñường giới hạn khả
năng sản xuất. Ngoài ra, nếu sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của nền kinh tế,
ta có thể mở rộng ñường giới hạn khả năng sản xuất của nền kinh tế. Khi ñó, với
một số lượng nguồn tài nguyên nhất ñịnh, nền kinh tế có thể sản xuất ra sản
phẩm nhiều hơn ñể thỏa mãn nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, ta cũng phải
tính ñến hiệu quả lựa chọn.
• Hiệu quả lựa chọn. Hiệu quả lựa chọn là hiệu quả ñạt ñến khi nền kinh tế sử
dụng hết nguồn tài nguyên của mình ñể sản xuất ra hàng hóa phù hợp với sự ưa
thích của người dân. Hiệu quả này chỉ có thể ñạt ñến thông qua hệ thống thị
trường vì chính phủ khó có thể biết ñược sở thích của từng cá nhân trong nền
kinh tế. Vì vậy, chính phủ có lẽ không nên can thiệp quá sâu vào nền kinh tế.
Chính phủ nên tìm cách giúp nền kinh tế khai thác hết nguồn tài nguyên, nhưng
không nên chỉ ñịnh là nền kinh tế nên sản xuất loại hàng hóa nào.

Mục tiêu bình ñẳng


Mục tiêu bình ñẳng xuất phát từ nhược ñiểm của nền kinh tế thị trường là tạo ra sự
chênh lệch lớn trong thu nhập. Chính phủ nên ban bố các chính sách phân phối lại ñể
giảm bớt sự chênh lệch này. ðó là vì theo quy luật hữu dụng biên giảm dần thì nếu
thu nhập của một quốc gia ñược phân phối càng ít bình ñẳng thì phúc lợi xã hội càng
thấp.
4
Một trong những chính sách mà chính phủ có thể sử dụng ñể ñạt ñược mục
tiêu này là chính sách thuế (thu nhập). Ngoài ra, chính phủ cũng có thể sử dụng một
số biện pháp hành chính khác. Tuy nhiên, bình ñẳng không phải là mọi người phải
có mức thu nhập như nhau.

Mục tiêu ổn ñịnh

Mục tiêu này xuất phát từ một nhược ñiểm của kinh tế thị trường là giá cả, sản lượng
và mức thất nghiệp dao ñộng lên xuống có chu kỳ. Mục tiêu ổn ñịnh ñược hiểu theo
nghĩa là làm giảm nhẹ mức ñộ dao ñộng của các chu kỳ trong kinh tế.

Mục tiêu tăng trưởng


4
ðể rõ hơn vấn ñề này, ñộc giả có thể xem Kinh tế học vi mô : Lý thuyết và thực tiễn kinh doanh,
Lê Khương Ninh, Nhà xuất bản Giáo dục 2008.
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1



Tr
.

12

Mục tiêu tăng trưởng là mục tiêu ñưa nền kinh tế ñạt tới mức tăng trưởng cao nhất
có thể. Do tăng trưởng làm cho thu nhập quốc dân tăng lên nên tăng trưởng là mục
tiêu quan trọng nhất mà các nền kinh tế phải ñạt ñược. Mục tiêu này có mối quan hệ
chặt chẽ với mục tiêu hiệu quả vì chỉ khi sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên của
mình thì nền kinh tế mới tăng trưởng cao và bền vững.

VI.2. CÁC CÔNG CỤ ðIỀU TIẾT VĨ MÔ

ðể ñạt ñược bốn mục tiêu nói trên, chính phủ có thể sử dụng các công cụ ñể ñiều tiết
nền kinh tế: chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, chính sách ngoại thương và
chính sách thu nhập. Những chính sách này sẽ ñược nghiên cứu trong từng chương
cụ thể ở sau. Phần này sẽ phân tích tổng quát các chính sách này và các chương sau
sẽ ñi sâu nghiên cứu vai trò của chúng ñối với nền kinh tế.

Chính sách tài khóa

Chính sách tài khóa ñược chính phủ thực hiện bằng cách thay ñổi các khoản thu chi
ngân sách của mình. Có ba loại chính sách tài khóa : (i) chính sách tài khóa nới lỏng
– là chính sách mà trong ñó chính phủ gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, giảm thuế
hay kết hợp cả hai ñể kích thích tổng cầu và gia tăng sản lượng; (ii) chính sách tài
khóa thắt chặt – là chính sách mà trong ñó chính phủ giảm mua hàng hóa, dịch vụ,
tăng thuế hay kết hợp cả hai ñể giảm tổng cầu và kiểm soát lạm phát; và (iii) chính
sách tài khóa trung dung – là chính sách không nhằm mục ñích tạo ra ảnh hưởng ñối
với nền kinh tế. Chính sách này thường ít khi ñược thực hiện.
Chính phủ chi tiêu cho nhiều mục ñích khác nhau, từ an ninh, quốc phòng cho

ñến y tế và giáo dục cũng như các khoản chuyển nhượng nhằm mục ñích tăng cường
phúc lợi xã hội. Chi tiêu chính phủ có thể ñược tài trợ bởi nhiều nguồn như thuế, in
tiền hay vay mượn từ công chúng hay từ nước ngoài.

Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ do ngân hàng trung ương thực hiện bằng cách thay ñổi lượng tiền
cung ứng ra thị trường nhằm kiểm soát lãi suất, duy trì tỷ giá theo yêu cầu của nền
kinh tế, hạn chế tỷ lệ thất nghiệp hay kích thích tăng trưởng kinh tế. Chính sách tiền
tệ liên quan ñến việc thay ñổi lãi suất một cách trực tiếp hay gián tiếp thông qua các
hoạt ñộng trên thị trường mở, quy ñịnh tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, hay tham gia mua bán
ngoại tệ trên thị trường ngoại hối. Có hai loại chính sách tiền tệ là (i) chính sách tiền
tệ nới lỏng và (ii) chính sách tiền tệ thắt chặt. Chính sách tiền tệ nới lỏng làm tăng số
cung tiền hay làm giảm lãi suất. Ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt làm giảm số
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

13

cung tiền hay làm tăng lãi suất. Theo quan ñiểm truyền thống, chính sách tiền tệ nới
lỏng ñược sử dụng ñể giảm thất nghiệp trong thời kỳ suy thoái bằng cách giảm lãi
suất, trong khi chính sách tiền tệ thắt chặt ñược sử dụng ñể khống chế lạm phát bằng
cách tăng lãi suất.


Chính sách ngoại thương

Chính sách ngoại thương bao gồm việc can thiệp trực tiếp vào ngoại thương hay sử
dụng công cụ tỷ giá hối ñoái. Can thiệp trực tiếp vào ngoại thương có thể thông qua
hạn ngạch (quota) hay thuế quan ñể tác ñộng ñến các cân thương mại. Tuy nhiên,
ngày nay các nước ngày càng ít sử dụng các công cụ này phần lớn ñã trở thành thành
viên của các hiệp hội quốc tế.
Thay vào ñó, các nước sử dụng công cụ tỷ giá hối ñoái – ñó là giá của ñồng
tiền nước này so với ñồng tiền nước khác (tỷ giá danh nghĩa) hay giá trị hàng hóa
của nước này so với giá trị của hàng hóa nước khác (tỷ giá thực). Thông qua việc
thay ñổi (chế ñộ tỷ giá cố ñịnh) hay hướng dẫn sự thay ñổi (chế ñộ tỷ giá thả nổi),
chính phủ các nước có thể làm nghiêng cán cân thương mại theo hướng có lợi cho
mình.

Chính sách thu nhập (tiền lương)

Chính sách thu nhập là chính sách nhằm hạn chế sự tăng lên của tiền lương quá mức
và các khoản thu nhập khác thông qua việc thuyết phục hay bằng các quy ñịnh của
chính phủ. Ngoài ra, chính sách thu nhập cũng có tác dụng ñiều hòa thu nhập của
nền kinh tế (thuế thu nhập) hay giúp tránh sự thiệt thòi cho người làm công ăn lương
(chính sách tiền lương tối thiểu).

THUẬT NGỮ

Biến ngoại sinh: Exogenous variable
Biến nội sinh: Endogeous variable
Chính sách ngoại thương: Foreign trade policy
Chính sách tài chính: Fiscal policy
Chính sách thu nhập: Incomes policy

Chính sách tiền tệ: Monetary policy
Sự ñánh ñổi: Trade-off
Thất nghiệp cọ xát: Frictional unemployment
Thất nghiệp cơ cấu: Structural unemployment
Thất nghiệp chu kỳ: Cyclical unemployment
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM

C
.
1


Tr
.

14

Thất nghiệp tìm kiếm: Search unemployment
Thuế quan: Tariff

BÀI ðỌC THÊM

Christ, C.F., “Judging the Performance of Econometric Models of the U.S. Economy,”
International Economic Review 16, tr. 54–74.
Gramlich, E.M., 1979, “Macro Polivy Responses to Price Shocks,” Brooking Papers on
Economic Activity 10(1), tr. 125–178.
Solow, R.M., 1979, “Alternative Approaches to Macroeconomic Theory: A Partial View,”
Canadian Journal of Economics 12, tr. 339–354.

Bài ñọc thêm 1.1. Phung phí nguồn lực


Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa công bố trong quí 1-2008 sẽ khởi công
xây cảng Vân Phong (Khánh Hòa) và Lạch Huyện ở Hải Phòng. ðây chỉ là hai trong hơn
một chục cảng nước sâu ñã và ñang chuẩn bị ñược ñầu tư xây dựng, trong ñó phần lớn tập
trung tại khu vực Bắc và Trung Trung bộ.
Việc cho ra ñời một loạt cảng biển cho tàu trọng tải lớn gắn liền với các khu kinh tế ở
miền Trung là nhằm tạo sức bật kinh tế cho vùng ñất nghèo này. Thế nhưng, ñầu tư theo
kiểu phong trào, như ñã xảy ra với ngành mía ñường, ñóng tàu ñánh bắt xa bờ mà không
tính ñến yếu tố thị trường, chẳng những không ñem lại nhiều lợi ích cho người dân ở khu
vực, mà còn làm cho nguồn lực quốc gia bị phung phí.
Với các cảng nước sâu, tỉnh nào cũng hy vọng ñịa phương mình sẽ trở thành ñầu mối
trung chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của khu vực. Trong thực tế, chỉ có miền ðông Nam
bộ là có ñiều kiện tốt nhất về thị trường ñể hình thành cảng trung chuyển và khu vực này
cũng ñã ñược một số hãng tàu lớn ñưa vào bản ñồ lộ trình của họ.
Việc ñầu tư xây dựng một loạt cảng nước sâu gần nhau, trong khi thị trường chưa
phát triển chắc chắn sẽ gây lãng phí lớn. Còn về lâu dài, khi hệ thống vận tải ñường sắt hiện
ñại trên tuyến Bắc – Nam ra ñời, không ít cảng biển lớn ở miền Trung, ñược xây dựng với
mục tiêu trung chuyển hàng, sẽ trở nên vô tác dụng.
Hiện nay, nhiều cảng biển ở TPHCM ñang trở nên quá tải. Quá trình xây các cảng
mới ở Hiệp Phước và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lại tiến triển chậm chạp mà một trong những
nguyên nhân là do thiếu vốn. Trong khi ñó, chính phủ lại bật ñèn xanh cho ñổ những khoản
tiền lớn vào các dự án ở những khu vực ít có triển vọng thị trường, gây lãng phí không ít
nguồn lực ñầu tư, vốn rất eo hẹp, của quốc gia. Tình trạng quá tải cơ sở hạ tầng, trong ñó có
hệ thống cảng biển, có thể làm giảm tốc ñộ tăng trưởng của ðông Nam bộ và sẽ tác ñộng
ngược trở lại tới toàn bộ nền kinh tế.
Quyết ñịnh cho triển khai những dự án phát triển hạ tầng tốn kém, trong khi ñiều kiện
thị trường chưa chín muồi, còn làm giảm chất lượng và tăng giá thành cung ứng dịch vụ.
Theo Ngân hàng Thế giới (WB), chi phí ñể xuất khẩu một container sản phẩm từ Việt Nam
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM


C
.
1


Tr
.

15

ñắt gấp ñôi so với Trung Quốc và Singapore. ðây là một trong những yếu tố làm suy giảm
khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Hiện nay, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chưa nhiều, hầu hết lại
tập trung ở hai ñầu phía Bắc và phía Nam. Với ñiều kiện thị trường còn nhỏ bé như vậy,
Việt Nam chỉ cần tối ña ba cảng nước sâu cho ba miền. Số tiền xây các cảng khác nên dành
ñể xây dựng hệ thống ñường bộ, ñường sắt, nhằm kết nối các cụm công nghiệp với ñầu mối
xuất nhập hàng, qua ñó giúp giảm căng thẳng về giao thông tại các trung tâm kinh tế lớn.
Hiện vẫn chưa quá muộn ñể Việt Nam xem xét lại kế hoạch ñầu tư xây dựng cảng nước sâu
ñể tránh lãng phí nguồn lực và dành vốn cho những công trình cấp thiết hơn.

Nguồn : Thời báo Kinh tế Sài gòn 21-2-2008, tr. 1.


| LKN | 72B TV | 050506 0615 |


Chương 2


ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA




I. TỔNG QUAN VỀ ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

I.1. ðỊNH NGHĨA SẢN XUẤT

Sản xuất là hoạt ñộng căn bản nhất của nền kinh tế vì nó giúp tạo ra của cải ñể duy
trì ñồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra thu nhập cho con người. Song,
có nhiều ñịnh nghĩa khác nhau về sản xuất. Các ñịnh nghĩa này ñược hoàn chỉnh dần
theo thời gian ñể có thể miêu tả các hoạt ñộng kinh tế một cách chính xác nhất. Theo
lịch sử phát triển của kinh tế học vĩ mô, có rất nhiều nhà kinh tế ñóng góp vào việc
làm này.
Vào thế kỷ 16, F. Quesnay (1694–1774),
1
người ñứng ñầu trường phái trọng
nông, ñưa ra khái niệm ñầu tiên về sản xuất. Ông cho rằng sản xuất là tạo ra sản
lượng thuần tăng, ñó là lượng sản phẩm tăng thêm so với số lượng yếu tố ñầu vào
ñược ñưa vào sản xuất. Thí dụ, nếu gieo một hạt lúa sau một thời gian thu hoạch
ñược 100 hạt thì sản lượng thuần tăng của sản xuất lúa sẽ là 99 hạt.
ðến thế kỷ 18, Adam Smith (1723–1790) ñưa ra khái niệm khác về sản xuất.
2

Theo ông, sản xuất là sáng tạo ra các sản phẩm vật chất – những sản phẩm hữu hình,
có thể nhìn thấy, sờ mó ñược. Với quan ñiểm này thì các ngành ñược xem là ngành
sản xuất bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng.
Những ngành còn lại như thương nghiệp, giao thông vận tải, bưu ñiện, v.v. chỉ tạo ra
sản phẩm (dịch vụ) vô hình, không thể nhìn thấy và sờ mó ñược thì không phải là
sản xuất, cho nên không ñược tính vào sản lượng quốc gia.


1
F. Quesnay sinh ngày 4 tháng 6 năm 1694 tại thị trấn Versal thuộc vùng ven Paris (Pháp).
2
Adam Smith sinh ngày 5-6-1723 tại Kirkcaldy, Fife, Scotland, mất ngày 17-7-1990, cũng tại
Scotland.
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr
.

2

Vào thế kỷ 19, Karl Marx (1818–1883) mở rộng quan ñiểm về sản xuất của
Adam Smith. Marx cũng cho rằng sản xuất là tạo ra sản phẩm vật chất giống như
Smith, nhưng khái niệm sản phẩm vật chất của Marx bao gồm hai phần :
• Một là toàn bộ các sản phẩm hữu hình do các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp,
ngư nghiệp, công nghiệp và xây dựng tạo ra.
• Hai là một phần các sản phẩm vô hình (dịch vụ) ñược tạo ra bởi các ngành
thương nghiệp, giao thông vận tải và bưu ñiện. ðối với các ngành sản xuất sản
phẩm vô hình, Marx cho rằng chỉ ñược xem là sản xuất khi chi phí hoạt ñộng của
chúng nhằm mục ñích phục vụ cho tiêu dùng phải ñược loại ra. Như vậy, chỉ
ñược tính vào sản lượng quốc gia phần giá trị mà các ngành này phục vụ cho sản
xuất.
Quan ñiểm của Marx là cơ sở ñể tính sản lượng quốc gia ở các nước xã hội chủ
nghĩa trước ñây. Hệ thống chỉ tiêu tính toán theo quan ñiểm này gọi là hệ thống sản

xuất vật chất, viết tắt là MPS.
Ở các nước tư bản, việc ño lường sản lượng quốc gia dựa trên quan ñiểm rộng
hơn về sản xuất. Người ta cho rằng sản xuất là tạo ra những sản phẩm vật chất và
dịch vụ có ích cho xã hội. Như vậy, sản lượng quốc gia theo quan ñiểm này bao gồm
toàn bộ sản phẩm hữu hình và vô hình mà nền kinh tế tạo ra trong một thời gian nào
ñó. Sản phẩm vô hình có thể kể ñến như các dịch vụ do ngành thương nghiệp, giao
thông, vận tải, bưu ñiện, tài chính, ngân hàng, giáo dục, y tế, v.v. tạo ra. Simon
Kuznets (1901–1985)
3
– người ñã nhận ñược giải Nobel Kinh tế năm 1971 – ñã mở
ñường cho cách tính sản lượng quốc gia theo quan ñiểm rộng như trên. Ngày nay,
cách tính này ñã ñược Liên hợp quốc chính thức công nhận như một hệ thống ño
lường quốc tế ñược gọi là hệ thống tài khoản quốc gia (SNA). Hệ thống này bao gồm
bốn tài khoản tổng hợp: (i) tài khoản sản xuất, (ii) tài khoản thu nhập và chi tiêu, (iii)
tài khoản vốn và (iii) tài khoản giao dịch với nước ngoài.
Trước ñây, nước ta sử dụng chỉ tiêu của MPS. Kể từ 1989, Tổng cục Thống kê
ñã chính thức sử dụng chỉ tiêu giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP theo SNA. Hiện
nay, ta dần tính toán ñầy ñủ các chỉ tiêu của SNA thay cho MPS. Vì vậy, chương này
sẽ trình bày cách tính theo SNA.

I.2. CÁC CHỈ TIÊU TRONG SNA

3
Simon Kuznets sinh ở Nga vào năm 1901 trong một gia ñình người Do Thái và chuyển ñến sống ở
Mỹ năm 1922. Ông hoàn thành chương trình ñại học năm 1923, master năm 1924 và tiến sĩ năm
1926 cùng ở ðại học Columbia (Hoa Kỳ). Công trình nghiên cứu quan trọng nhất của ông tập trung
vào các lĩnh vực là thu nhập quốc dân, sự hình thành vốn của nền kinh tế, và tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia. Ông là giáo sư ở ðại học Pennsylvania (1931–1954), ðại học Johns Hopkins
(1954–1960), và ðại học Harvard (1960–1971) (Hoa Kỳ). Ông nhận ñược giải Nobel Kinh tế năm
1971.

LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr
.

3


SNA bao gồm bốn chỉ tiêu cơ bản là :
i. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân hay thu nhập quốc dân (GNP) ;
ii. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội hay thu nhập quốc nội (GDP) ;
Hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân bao gồm một số chỉ tiêu ño lường thu
nhập khác ñôi chút với GDP và GNP. Ta cần phải lưu ý ñến các chỉ tiêu này vì các
nhà kinh tế và các phương tiện truyền thông ñại chúng hay ñề cập ñến chúng. ðể
thấy ñược mối quan hệ giữa các chỉ tiêu này với nhau, hãy bắt ñầu với GNP và khấu
trừ một số con số từ chỉ tiêu này.
iii. Tổng giá trị sản phẩm quốc dân ròng (NNP) : ðể có ñược NNP ta khấu trừ khấu
hao vốn, ñó là giá trị kinh tế của nhà máy, trang thiết bị, công trình dân cư giảm
ñi hàng năm. Khi ñó :

NNP = GNP – Khấu hao.

Trong hệ thống tài khoản thu nhập quốc dân, khấu hao ñược gọi là tiêu dùng vốn
cố ñịnh. Do khấu hao là chi phí sản xuất sản phẩm của nền kinh tế nên khấu trừ
khấu hao sẽ cho biết kết quả ròng của hoạt ñộng kinh tế. Vì lý do này, nhiều nhà

kinh tế tin rằng NNP là chỉ tiêu ño lường mức ñộ giàu có của một quốc gia tốt
hơn cả GDP và GNP.
iv. Tổng giá trị sản phẩm quốc nội ròng (NDP).
Ngoài bốn chỉ tiêu nêu trên, còn có ba chỉ tiêu khác cũng ñược sử dụng khá
rộng rãi trong các lý thuyết kinh tế là :
i. Thu nhập quốc dân hay lợi tức quốc gia (NI): Ngoài các chỉ tiêu trên, thu nhập
quốc dân còn ñược ñiều chỉnh ñể loại trừ thuế, như thuế doanh thu. Những loại
thuế này, thường chiếm khoảng 10% NNP, tạo ra khoản chênh lệch giữa giá mà
người tiêu dùng phải trả cho hàng hóa và giá mà người sản xuất nhận ñược. Do
nhà sản xuất không bao giờ nhận ñược khoản thuế này nên nó không phải là thu
nhập của họ. Sau khi khấu trừ thuế gián tiếp doanh nghiệp ra khỏi NNP, ta sẽ có
chỉ tiêu thu nhập quốc dân (NI) :

NI = NNP – Thuế gián tiếp doanh nghiệp.

Thu nhập quốc dân ño lường thu nhập của mọi người dân trong nền kinh tế. Hệ
thống tài khoản thu nhập quốc dân phân chia thu nhập quốc dân thành năm thành
phần tùy thuộc vào nguồn gốc phát sinh của chúng. Năm thành phần này là: (i) tiền
lương trả cho lao ñộng: lương và các khoản thu nhập phụ khác của người lao ñộng;
(ii) thu nhập từ sở hữu: thu nhập các loại hình kinh doanh như trang trại quy mô nhỏ,
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr
.


4

tiệm tạp hóa gia ñình, liên danh tư vấn luật, v.v.; (iii) thu nhập từ cho thuê: thu nhập
mà người sở hữu ñất nhận ñược từ tiền cho thuê; (iv) lợi nhuận doanh nghiệp; (v) lãi
suất ròng.
4

ii. Thu nhập cá nhân (PI) : Một số ñiều chỉnh khác nữa sẽ ñưa chúng ta từ khái
niệm thu nhập quốc dân ñến thu nhập cá nhân (PI) – là khoản thu nhập mà hộ gia
ñình và các doanh nghiệp phi công ty nhận ñược. ðể biến thu nhập quốc dân
thành thu nhập cá nhân, ta cần thực hiện ba ñiều chỉnh quan trọng. Thứ nhất,
khấu trừ thu nhập quốc dân bằng một khoản mà các công ty thu ñược nhưng
không chi ra, do có thể là khoản thu nhập giữ lại hay khoản thuế trả cho chính
phủ. ðiều chỉnh này có thể ñược thực hiện bằng cách khấu trừ lợi nhuận công ty
– là tổng số thuế mà công ty phải trả, cổ tức, và lợi nhuận giữ lại – và cộng trở lại
cổ tức. Thứ hai, tăng thu nhập quốc dân lên một khoản bằng với khoản thanh
toán chuyển nhượng của chính phủ. Khoản ñiều chỉnh này sẽ bằng với khoản
chuyển nhượng của chính phủ cho cá nhân trừ ñi các khoản bảo hiểm xã hội
ñóng góp cho chính phủ. Thứ ba, ñiều chỉnh thu nhập quốc dân ñể bao gồm lãi
suất mà hộ gia ñình nhận ñược hơn là lãi suất mà các doanh nghiệp chi trả. ðiều
chỉnh này sẽ ñược thực hiện bằng cách thêm thu nhập từ lãi suất cá nhân và khấu
trừ lãi suất ròng. Chênh lệch giữa lãi suất cá nhân và lãi suất ròng thu ñược từ lãi
suất ñối với các khoản nợ của chính phú. Vì vậy, thu nhập cá nhân là :

PI = NI – Lợi nhuận công ty – Bảo hiểm xã hội – Lãi suất ròng + Cổ tức +
Chuyển nhượng của chính phủ cho cá nhân + Thu nhập từ lãi suất của cá nhân.

Tiếp theo, nếu khấu trừ khoản thanh toán thuế cá nhân và các khoản thanh toán
ngoài thuế cho chính phủ (thí dụ như tiền ñỗ xe) thì ta sẽ có ñược thu nhập khả
dụng cá nhân (DPI) :


DPI = PI – Các khoản thanh toán thuế và ngoài thuế.

Thu nhập khả dụng cá nhân là khoản mà các nhân hay các doanh nghiệp không
mang tính chất công ty có thể tiêu xài sau khi ñóng thuế cho chính phủ.
iii. Thu nhập khả dụng hay lợi tức khả dụng (DI).
Bên cạnh các chỉ tiêu tuyệt ñối, các nhà kinh tế còn tính các chỉ tiêu tương ñối
tính bình quân trên ñầu người theo công thức sau :


N
NINNPGNPGDP
NINNPGNPGDP
CPCPCPCP
,,,
,,,
////
=
,

4
Nguồn: Mankiw, 1997, tr. 30.
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr

.

5


trong ñó: GDP
P/C
, GNP
P/C
, NNP
P/C
, và NI
P/C
lần lượt là GDP, GNP, NNP, NI tính
bình quân ñầu người và N là tổng dân số.

II. TÍNH GDP DANH NGHĨA SỬ DỤNG GIÁ THỊ TRƯỜNG

GDP là giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng ñược sản xuất ra trên lãnh
thổ một nước trong khoảng thời gian nhất ñịnh, thường là một năm. Sản phẩm cuối
cùng là sản phẩm dùng ñể ñáp ứng nhu cầu sử dụng cuối cùng của nền kinh tế như
tiêu dùng (cá nhân hay chính phủ), ñầu tư hay xuất khẩu. Sản phẩm trung gian – sản
phẩm hình thành nên chi phí trung gian và không phải là sản phẩm cuối cùng – là
những loại sản phẩm ñược dùng như là yếu tố ñầu vào ñể sản xuất ra sản phẩm khác
và chỉ ñược sử dụng một lần trong quá trình ñó, nghĩa là giá trị của nó ñược chuyển
hết vào giá trị sản phẩm mới. Thí dụ, ñá vôi khai thác từ tự nhiên là sản phẩm trung
gian của sản phẩm cuối cùng là xi măng ; gỗ xẻ là sản phẩm trung gian của sản phẩm
cuối cùng là bàn, ghế hay tủ ; phôi thép là sản phẩm trung gian của sắt thép thành
phẩm; v.v.
Mặc dù có nhiều quan ñiểm khác nhau nhưng hiện nay GDP ñược xem là chỉ

tiêu ño lường tốt nhất kết quả hoạt ñộng của nền kinh tế. Chỉ tiêu này tổng hợp giá
trị tính bằng tiền của toàn bộ hoạt ñộng kinh tế của nền kinh tế. Chính xác hơn, GDP
bằng với tổng thu nhập của mọi người dân sống trong nền kinh tế hay bằng với tổng
chi tiêu của họ cho hàng hóa của nền kinh tế. Nhưng làm thế nào GDP có thể ño
lường cả thu nhập và chi tiêu của nền kinh tế ? ðó là vì hai chỉ tiêu này giống nhau.
ðối với một nền kinh tế như là một tổng thể, thu nhập thì phải ñược chi tiêu. Vấn ñề
này ñược trình bày chi tiết hơn ở phần tiếp theo.

II.1. THU NHẬP, CHI TIÊU VÀ LUỒNG LƯU CHUYỂN

ðể cho ñơn giản, hãy hình dung một nền kinh tế sản xuất một sản phẩm duy nhất là
bánh mì bằng cách sử dụng một yếu tố ñầu vào duy nhất là lao ñộng. Hai tác nhân
kinh tế chính tham gia vào nền kinh tế này là hộ gia ñình và doanh nghiệp. Hộ gia
ñình thực hiện các hoạt ñộng kinh tế không liên quan ñến sản xuất và bán sản phẩm
mà chỉ cung ứng yếu tố ñầu vào (cơ bản là vốn và lao ñộng) trong khi doanh nghiệp
thực hiện các hoạt ñộng sản xuất (bằng cách sử dụng yếu tố ñầu vào) và bán sản
phẩm.
Trong một nền kinh tế không sử dụng tiền – hay nền kinh tế hiện vật – thì hộ
gia ñình và doanh nghiệp trao ñổi trực tiếp với nhau bằng hiện vật. Ở nền kinh tế
này, hộ gia ñình cung ứng lao ñộng cho doanh nghiệp ñể sản xuất ra bánh mì và
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr
.


6

doanh nghiệp sử dụng bánh mì ñể trả công cho hộ gia ñình. Nền kinh tế này kém
hiệu quả vì một lao ñộng làm bánh mì lại ñược trả công bằng bánh mì và rất có thể là
anh ta không sử dụng hết số bánh mì nhận ñược, sinh ra sự lãng phí (hay kém hiệu
quả) cho nền kinh tế.
Trong một nền kinh tế hiện ñại, doanh nghiệp trả tiền cho hộ gia ñình ñể sử
dụng các yếu tố sản xuất, như lao ñộng chẳng hạn, do hộ gia ñình cung ứng. Sơ ñồ
2.1 minh họa các giao dịch kinh tế giữa các hộ gia ñình và doanh nghiệp trong nền
kinh tế kinh tế hiện ñại này. Vòng trong của Sơ ñồ 2.1 biểu thị sự lưu chuyển của
bánh mì và lao ñộng giữa hộ gia ñình và doanh nghiệp. Hộ gia ñình cung ứng sức lao
ñộng cho doanh nghiệp ñể sản xuất ra bánh mì và sau ñó bán lại cho hộ gia ñình. Vì
vậy, lao ñộng chuyển từ hộ gia ñình sang doanh nghiệp và bánh mì chuyển từ doanh
nghiệp sang hộ gia ñình.



Sơ ñồ 2.1. Dòng lưu chuyển của nền kinh tế

Vòng ngoài của Sơ ñồ 2.1 biểu thị luồng lưu chuyển của tiền trong nền kinh tế.
Hộ gia ñình mua bánh mì từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp sử dụng một phần số thu
nhập nhận ñược từ hộ gia ñình ñể trả lương cho lao ñộng và phần còn lại (lợi nhuận)
thuộc quyền sở hữu của người chủ doanh nghiệp, mà chủ doanh nghiệp cũng là một
bộ phận của hộ gia ñình nên lợi nhuận cũng ñược chuyển về cho hộ gia ñình. Như
vậy, chi tiêu cho bánh mì chuyển từ hộ gia ñình sang doanh nghiệp và thu nhập dưới
hình thức tiền lương và lợi nhuận ñược chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia ñình.
GDP chính là ñại lượng ño lường quy mô của dòng lưu chuyển tiền trong nền
kinh tế. Ta có thể tính GDP bằng hai cách. Một, GDP ño lường tổng thu nhập từ sản
xuất bánh mì. Khoản thu nhập này bằng với tổng tiền lương và lợi nhuận ở phần nửa
Hộ gia ñình

Doanh nghiệp
Thu nhập (tiền lương và lợi nhuận)
Lao ñộng
Chi tiêu
Bánh mì
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2


Tr
.

7

trên của dòng lưu chuyển tiền trong Sơ ñồ 2.1. Hai, GDP là số chi tiêu cho bánh mì
ở nửa phần dưới của dòng lưu chuyển tiền tiền tệ trong Sơ ñồ 2.1. Như vậy, ta có thể
tính GDP bằng cách tiếp cận từ lưu chuyển tiền tệ từ doanh nghiệp ñến hộ gia ñình
(ñó là thu nhập) hay từ hộ gia ñình ñến doanh nghiệp (ñó là chi tiêu).
Tổng chi tiêu của nền kinh tế và tổng thu nhập phải bằng nhau vì mỗi giao dịch
của nền kinh tế luôn có hai phía, ñó là người mua và người bán. Chi tiêu của người
mua ñối với hàng hóa, theo nguyên tắc kế toán, chính là thu nhập của người bán. Vì
vậy, bất kỳ giao dịch nào có ảnh hưởng ñến chi tiêu thì cũng sẽ có ảnh hưởng ñến
thu nhập. Thí dụ, một doanh nghiệp sản xuất và bán một ổ bánh mì cho hộ gia ñình.
Rõ ràng là giao dịch này làm tăng chi tiêu và cũng làm tăng thu nhập. Nếu doanh
nghiệp sản xuất thêm bánh mì mà không thuê thêm lao ñộng (do quá trình sản xuất
ñược quản lý một cách hiệu quả hơn, chẳng hạn) thì lợi nhuận sẽ tăng. Lợi nhuận
tăng thì sẽ làm tăng thu nhập của hộ gia ñình vì thu nhập của hộ gia ñình bao gồm cả

lợi nhuận, như ñề cập trước ñây. Nếu doanh nghiệp sản xuất thêm bánh mì và thuê
thêm lao ñộng thì tiền lương sẽ tăng. Tiền lương tăng sẽ làm tăng thu nhập của hộ
gia ñình.
Sơ ñồ 2.1 ñược ñơn giản hóa ñể giúp hiểu ñược bản chất của mối quan hệ giữa
GDP, chi tiêu và thu nhập của một nền kinh tế. Tuy nhiên, trong thực tế hộ gia ñình
không chỉ cung ứng lao ñộng mà cung ứng yếu tố sản xuất nói chung cho doanh
nghiệp thông qua thị trường yếu tố sản xuất. Các yếu tố sản xuất này ñược doanh
nghiệp sử dụng ñể sản xuất ra hàng hóa ñể bán cho doanh nghiệp khác hay hộ gia
ñình thông qua thị trường hàng hóa. Hàng hóa bán cho doanh nghiệp khác lại ñược
sử dụng ñể làm ra hàng hóa cuối cùng ñể bán cho hộ gia ñình. Doanh thu doanh
nghiệp nhận ñược từ hộ gia ñình sẽ ñược sử dụng ñể mua yếu tố sản xuất từ hộ gia
ñình. Do ñó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ trở thành thu nhập của hộ gia ñình. Với
thu nhập này, hộ gia ñình có thể mua hàng hóa do doanh nghiệp sản xuất ra.
Trong một nền kinh tế thực thụ, thu nhập chuyển từ doanh nghiệp sang hộ gia
ñình bao gồm tiền lương, tiền thuê, lãi suất vốn và lợi nhuận. Thu nhập sinh ra từ ba
yếu tố sản xuất mà hộ gia ñình cung ứng cho doanh nghiệp là ñất ñai, lao ñộng và
vốn. Mỗi sản phẩm làm ra chứa ñựng một số lượng nào ñó của các loại yếu tố sản
xuất này. Lao ñộng là các yếu tố sản xuất mang tính con người. Vốn là máy móc,
thiết bị, nhà xưởng – các yếu tố sản xuất không mang tính con người – mà người lao
ñộng sử dụng kết hợp với ñất ñai ñể là ra sản phẩm. Tiền lương là các khoản tiền trả
cho lao ñộng. Tiền thuê là các khoản tiền mà doanh nghiệp phải trả cho hộ gia ñình
ñể sử dụng ñất ñai và các tài nguyên tự nhiên ñi kèm với nó. Lãi suất vốn là khoản
tiền trả mà doanh nghiệp trả cho hộ gia ñình với tư cách là người cung ứng vốn. Lợi
nhuận là khoản dôi ra mà chủ doanh nghiệp (cũng là một bộ phận của hộ gia ñình)
nhận ñược sau khi chi trả cho việc sử dụng các yếu tố sản xuất. Như ñề cập ở trước,
LÊ KHƯƠNG NINH CHƯƠNG 2. ðO LƯỜNG SẢN LƯỢNG QUỐC GIA

C
.
2



Tr
.

8

tổng của tiền lương, tiền thuê, lãi suất và lợi nhuận chính là thu nhập quốc dân NI.

II.2. CÁC NGUYÊN TẮC TÍNH GDP DANH NGHĨA

ðể có thể tính GDP của một quốc gia một cách chính xác nhất, các nhà kinh tế nêu
ra một số nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, ñiều cần lưu ý là việc tuân thủ các nguyên
tắc này sẽ giúp tính ñược GDP một cách chính xác nhất nhưng vẫn không thể tính
GDP một cách chính xác hoàn toàn, nghĩa là ta phải chấp nhận một số sai sót nào ñó.

Tính GDP danh nghĩa theo giá thị trường

Ta vừa nghiên cứu GDP trong trường hợp nền kinh tế chỉ sản xuất một sản phẩm
duy nhất là bánh mì. Song, người dân một nước không chỉ sống bằng bánh mì mà
còn cần nhiều loại hàng hóa khác. Trong thực tế, một nền kinh tế làm ra rất nhiều
loại hàng hóa như lúa gạo, bánh mì, thịt bò, xe ô tô, dịch vụ du lịch, giải trí, v.v.
GDP phải bao gồm giá trị của tất cả hàng hóa này. Sự ña dạng của hàng hóa của nền
kinh tế sẽ làm cho việc tính toán GDP trở nên phức tạp hơn vì mỗi loại có ñơn vị
tính khác nhau nên không thể ñơn thuần cộng chúng lại với nhau.
ðể cho ñơn giản, giả sử một nền kinh tế sản xuất 4 ổ bánh mì và 3 xe ô tô. Khi
ñó, GDP của nền kinh tế này sẽ ñược tính như thế nào ? Ta không thể ñơn giản cộng
bốn ổ bánh mì và ba xe ô tô lại với nhau vì hai loại hàng hóa này không có cùng ñơn
vị tính. Do ñó, ñể tính toán giá trị của hàng hóa khác nhau ta phải sử dụng giá thị
trường làm thước ño. Giá thị trường ñược sử dụng vì nó cho biết người ta sẵn lòng

trả bao nhiêu cho hàng hóa ñó hay cho biết giá trị của hàng hóa ñối với người mua
nó. Nếu giá bánh mì là 0,5 ñvt/ổ và giá ô tô là 1.000 ñvt/chiếc thì GDP của nền kinh
tế trên sẽ là :

GDP = Giá bánh mì
×
Số bánh mì + Giá xe ô tô
×
Số xe ô tô
= 0,5 ñvt
×
4 + 1.000 ñvt
×
3 = 3.002 ñvt.

Như vậy, GDP của nền kinh tế là 3.002 ñvt, bao gồm giá trị của bánh mì là 2
ñvt và của xe ô tô là 3.000 ñvt. Tuy nhiên, có quan sát cho rằng sản phẩm của nền
kinh tế không phải luôn ñược bán ngay ra thị trường mà có thể nhập vào kho thành
phẩm của doanh nghiệp. Việc nhập kho này ảnh hưởng như thế nào ñến cách tính
toán GDP của một quốc gia ? ðó là nội dung trình bày trong phần tiếp theo.

ðối với dự trữ (hay tồn kho)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×