Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Tìm hiểu địa lý và kinh tế thụy điển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.24 KB, 37 trang )

Đặc điểm địa lý - kinh tế của Thuỵ Điển

MỤC LỤC


DANH MỤC HÌNH ẢNH


LỜI MỞ ĐẦU
Trong thời đại của tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, khi tham gia vào các
quan hệ kinh tế quốc tế về tất cả các lĩnh vực, sự thấu hiểu về đặc điểm địa lý kinh tế chính trị - xã hội của từng quốc gia trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Những hiểu biết đó
có thể phát huy tối đa những nguồn lực của một quốc gia trong quá trình hội nhập với thị
trường tồn cầu.
Là một trong những quốc gia có nền văn hóa vùng Scandinavia đặc trưng cùng
phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ - nơi được mệnh danh là một đất nước “gần-như-hồnhảo”, Thụy Điển ln khiến những người có niềm yêu thích với những vùng đất Bắc Âu
lạnh giá bất ngờ vì những điều kỳ diệu tồn tại hàng ngày ở đất nước tuy chỉ có 10 triệu
dân nhưng lại sở hữu số bằng phát minh thuộc top đầu châu Âu này. Từ những nét truyền
thống giản dị lâu đời như “ngày của bánh vòng”, ý thức hệ “lagom” - biết khơng q
nhiều, khơng q ít, chỉ vừa đủ, đến những công nghệ hiện đại nhất như thành phố thơng
minh Hammarby Sjưstad hay những cái tên đã và đang thay đổi cách chúng ta sống IKEA, Spotify, Soundcloud, Viber,..., Thụy Điển xứng đáng là một trong những hình mẫu
đất nước tốt nhất thế giới, một đất nước của những phát kiến vĩ đại.
Với đề tài: “Tìm hiểu về địa lý kinh tế Thụy Điển”, bài tiểu luận đi vào nghiên cứu
những đặc điểm về mặt tự nhiên, xã hội, kinh tế - chính trị của Thụy Điển nhằm đem đến
những kiến thức bổ ích về đất nước và con người cũng như văn hóa của đất nước Bắc Âu
này. Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu bài tiểu luận gồm
04 chương:
Chương 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA THỤY ĐIỂN
Chương 2. DÂN CƯ - XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
Chương 3. KINH TẾ THỤY ĐIỂN
3




Chương 4. QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA THỤY ĐIỂN
Chương 5. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VỀ HỆ THỐNG AN SINH XÃ HỘI
CỦA
THỤY ĐIỂN

4


CHƯƠNG 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN
NHIÊN CỦA THỤY ĐIỂN
1.1. Vị trí địa lý
Thụy Điển là quốc gia nằm ở Bắc Âu thuộc Liên minh châu Âu với tổng diện tích lớn
thứ ba khu vực - 450.295 km2, chiều dài nhất từ Bắc đến Nam là 1572 km. Thụy Điển
giáp với Na Uy về phía Tây, giáp với Phần Lan về phía Đơng Bắc, nối với Đan Mạch
bằng cầu Oresund về phía Nam, phần còn lại tiếp xúc với biển Baltic và Biển Kattegat.

5


Hình 1. Bản đồ địa lý Thụy Điển
Nguồn: Encyclopỉdia Britannica, Inc.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Thụy Điển là một quốc gia Bắc Âu nằm trên bán đảo Scandinavi. Địa hình của nó chủ
yếu bao gồm các vùng đất thấp bằng phẳng hoặc thoai thoải nhưng có những ngọn núi ở
khu vực phía tây gần Na Uy. Điểm cao nhất của nó, Kebnekaise ở độ cao 2.111 m nằm ở
đây. Thụy Điển có ba con sơng chính đều đổ ra Vịnh Bothnia: sơng Ume, Torne và
Angerman. Ngồi ra, hồ lớn nhất ở Tây Âu (và lớn thứ ba ở châu Âu), Vanern, nằm ở phía

tây nam của đất nước.
Phần lớn miền bắc và miền tây trung tâm Thụy Điển bao gồm những vùng đất đồi núi
rộng lớn được gọi là địa hình Norrland. Từ phía nam, sự chuyển đổi sang địa hình
Norrland khơng chỉ được nhìn thấy trong khu phù điêu mà còn ở những khu rừng rộng và
liền kề kéo dài về phía bắc. Phía nam của địa hình Norrland là vùng đất thấp Trung Thụy
Điển tạo thành một vành đai có xu hướng đơng-tây rộng từ Gothenburg đến Stockholm. Ở
phía nam của vùng đất thấp Trung Thụy Điển là vùng cao nguyên Nam Thụy Điển, ngoại
trừ việc thiếu các thung lũng sâu, tương tự như địa hình Norrland được tìm thấy ở xa hơn
về phía bắc của Thụy Điển. Điểm cao nhất của vùng cao nguyên nằm ở độ cao 377 m.
Cực Nam Thụy Điển có cảnh quan đa dạng với cả đồng bằng và địa hình đồi núi. Một
chuỗi các ngọn đồi kéo dài đặc trưng chạy dọc khắp Scania từ tây bắc đến đơng nam.
1.2.2. Khí hậu
Khí hậu của Thụy Điển thay đổi tùy theo vị trí, nhưng chủ yếu là ơn đới ở phía nam và
cận Bắc Cực ở phía bắc. Ở phía Nam, mùa hè mát mẻ và có mây một phần, trong khi mùa
đơng lạnh và thường rất nhiều mây. Vì miền bắc Thụy Điển nằm trong Vịng Bắc Cực nên
nó có mùa đơng dài và rất lạnh. Ngồi ra, quốc gia này nằm xa đường xích đạo hơn nhiều
so với Trung Âu. Điều này có nghĩa là những ngày mùa đơng ở Thụy Điển tối hơn, lạnh
hơn và cũng ngắn hơn. Đất nước này thuộc vùng khí hậu lạnh giá. Tùy thuộc vào mùa,
nhiệt độ ban ngày trung bình dao động từ -1 đến 22°C. Ở một số vùng của đất nước, nhiệt
độ tăng lên đến 24°C. Mặc dù nằm ở vĩ độ bắc, khí hậu của Thụy Điển khơng q lạnh do
nằm gần Dòng chảy Vịnh và Biển Baltic. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 8.3°C. Phần
6


lớn là khí hậu ẩm, mưa nhiều và nhiệt độ tương đối ít thay đổi giữa mùa đơng và mùa hè.
Tuyết thường rơi vào tháng 1, tháng 2 và tháng 3. Mùa xn đến muộn, thậm chí có thể có
tuyết vào tháng Năm. Tuy nhiên, sự khác biệt chủ yếu xảy ra vào mùa hè, trong khi mùa
đơng có rất ít mặt trời ở khắp mọi nơi, cũng bởi vì ngày rất ngắn.

Hình 2. Biểu đồ nhiệt độ tại Stockholm, Thụy Điển

Nguồn: weather-and-climate.com
1.2.3. Động thực vật
Ước tính có khoảng 50.000 lồi động vật và thực vật trong các mơi trường sống trên
cạn ở Thụy Điển; con số này chiếm 32% tổng số lồi được tìm thấy ở Châu Âu. Chúng
bao gồm 73 lồi động vật có vú, 240 lồi chim sinh sản (và khoảng 60 lồi khơng sinh sản
khác được thấy hàng năm cho đến hiếm), 6 lồi bị sát, 12 loài lưỡng cư, 56 loài cá nước
ngọt, khoảng 2000 lồi thực vật có mạch, gần 1000 lồi thực vật bryophyte trở lên và
2000 loài địa y.
1.3. Tài nguyên thiên nhiên
1.3.1. Khoáng sản
Thụy Điển giàu về khoáng sản và đã bắt đầu khai thác từ thời kỳ Trung Cổ. Sau cuộc
khủng hoảng sắt và thép của thập niên 1970, quặng sắt chỉ còn được khai thác ở Norrland
(thành phố Kiruna) và được xuất khẩu. Đồng, chì và kẽm đều vượt quá nhu cầu trong
nước gấp nhiều lần và cũng được xuất khẩu trong khi bạc chỉ đáp ứng được 60% và vàng
80% nhu cầu trong nước. Cũng cịn có nhiều dự trữ quặng nhưng việc khai thác trong thời
gian này khơng có hiệu quả kinh tế.
1.3.2. Năng lượng
7


Hình 3. Biểu đồ tiêu thụ năng lượng điện 1996-2020
Nguồn: The Swedish Energy Agency and SCB
Ngành năng lượng của Thụy Điển được biết đến là bền vững và xanh. Đây là một
trong những quốc gia duy nhất trên thế giới tiêu thụ năng lượng cao nhưng cũng phát thải
các-bon thấp. Lý do cho tỷ lệ phát thải thấp của Thụy Điển là do khoảng 75% sản lượng
điện ở Thụy Điển đến từ thủy điện (45%) và điện hạt nhân (30%). Thụy Điển hiện có ba
nhà máy hạt nhân với sáu lò phản ứng hạt nhân đang hoạt động thương mại. Hơn 17%
điện năng đến từ năng lượng gió. Ngồi ra, các nhà máy nhiệt và điện kết hợp (CHP)
chiếm khoảng 8% sản lượng điện ở Thụy Điển, và các nhà máy này chủ yếu chạy bằng
nhiên liệu sinh học.

1.3.3. Đất và rừng
Gần 70% diện tích đất của Thụy Điển được bao phủ bởi rừng, và con số này đã duy trì
ổn định trong một thời gian dài. Khoảng 83% đất rừng của Thụy Điển là rừng lá kim, với
rừng hỗn giao chiếm 12% và rừng lá rộng thuần loại 5%. Khối lượng gỗ bao gồm 40%
vân sam, tiếp theo là 39% thông, 13% bạch dương và 8% cây lá rộng khác.
Tổng diện tích đất của Thụy Điển là 40,8 triệu ha, trong khi rừng của Thụy Điển bao
gồm 22,5 triệu ha đất rừng sản xuất. Mức tăng trưởng lớn hơn số lượng đã giảm, và đã
kéo dài trong suốt thế kỷ 20 trở đi. Tăng trưởng hàng năm là khoảng 120 triệu mét khối
rừng trồng.
8


CHƯƠNG 2: DÂN CƯ - XÃ HỘI VÀ CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
2.1. Dân cư
Thụy Điển là quốc gia lớn thứ ba trong Liên minh Châu Âu với diện tích 449.964 km 2,
có dân số là 10.35 triệu người (số liệu năm 2020). Thụy Điển có mật độ dân số thấp với
25 người/ km2 và tập trung cao ở nửa phía Nam ở đất nước. Dân số sống ở thành thị
chiếm khoảng 85% và được dự đoán sẽ tăng dần trong q trình đơ thị hóa đang diễn ra.
Thành phố thủ đơ Stockholm có dân số lớn nhất, ptheo sau đó là hai thành phố
Gothenburg và Malmo. Bên cạnh các thành phố lớn, các khu vực có mật độ dân cư cao
hơn so với phần còn lại của đất nước bao gồm khu vực nơng nghiệp Ưstergưtland, vùng
bờ biển phía tây, khu vực xung quanh hồ Mälaren và khu vực nông nghiệp quanh
Uppsala.
Dân số Thụy Điển hiện chiếm khoảng 0,13% dân số thế giới. Cơ cấu tuổi dân số của
Thụy Điển được chia thành 5 nhóm tuổi chính, cụ thể theo số liệu vào năm 2020: nhóm
dân số dưới 14 tuổi chiếm 17,71%, nhóm từ 15 đến 24 tuổi chiếm 10,8%, nhóm từ 25 đến
54 tuổi chiếm 39.01%, nhóm từ 55 đến 64 tuổi chiếm 11.9% và nhóm trên 64 tuổi chiếm
20%.

Hình 4. Biểu đồ thể hiện cấu trúc tuổi của Thụy Điển năm 2020

9


Nguồn: />
Theo hãng tin Bloomberg, tuổi thọ trung bình của Thụy Điển đã “tăng ổn định từ năm
1900 đến năm 2019", tuy nhiên do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, tuổi thọ trung bình
đã bị ảnh hưởng suy giảm. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của Thụy Điển là 41.1 tuổi.
Theo Thống kê Thụy Điển thì vào năm 2017, khoảng 3.193.089 người tức 31,5% dân
số của Thụy Điển có nguồn gốc nước ngoài, được định nghĩa là những người sinh ra ở
nước ngoài hoặc sinh ra ở Thụy Điển nhưng có bố hoặc mẹ (hoặc cả hai) sinh ra ở nước
ngồi. Những người Thụy Điển gốc nước ngồi có xuất xứ nhiều nhất từ các nước Syria
(1,70%), Phần Lan (1,49%), Iraq (1,39%), Ba Lan (0,90%), Iran (0,73%) và Somalia
(0,66%).
2.2. Xã hội
2.2.1. Ngơn ngữ
Tiếng Thụy Điển (Svenska) là ngơn ngữ chính thức của Thụy Điển. Tiếng Thụy Điển
thuộc nhóm ngơn ngữ German Bắc. Cho đến Thế chiến thứ hai, nó cũng được nói ở nhiều
vùng của Estonia và Latvia. Tiếng Thụy Điển được khoảng tám triệu người Thụy Điển nói
vào đầu thế kỷ 21. Nó có liên quan chặt chẽ với tiếng Na Uy và tiếng Đan Mạch. Các
phương ngữ được nói ở Scania, phần cực nam của đất nước, chịu ảnh hưởng lớn bởi tiếng
Đan Mạch bởi vì khu vực này trước đây là một phần lãnh thổ của Đan Mạch và ngày nay
vẫn nằm tiếp giáp với quốc gia này. Người Thụy Điển nói tiếng Phần Lan chiếm khoảng
5% dân số Thụy Điển và tiếng Phần Lan được công nhận là một ngôn ngữ thiểu số tại
quốc gia này. Trong những năm gần đây, tiếng Ả Rập cũng là một ngôn ngữ phổ biến tại
Thụy Điển do những người Ả Rập di cư vào Thụy Điển rất nhiều.
Các ngôn ngữ thiểu số được công nhận tại Thụy Điển là tiếng Phần Lan, tiếng
Meankieli, tiếng Jiddisch, tiếng Romani và tiếng Sami. Khoảng 90% dân số Thụy Điển có
thể nói được Tiếng Anh vì tiếng Anh là ngơn ngữ bắt buộc trong trường học.
2.2.2. Tôn giáo
Thụy Điển là quốc gia mà mỗi người dân đều có quyền tự do tơn giáo. Từ thế kỷ 12

đến thế kỷ 20, Cơ đốc giáo là tôn giáo của hầu hết những người dân Thụy Điển nhưng nó
10


đã nhanh chóng suy giảm trong suốt cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21. Trong những năm
vừa qua, tôn giáo ở Thụy Điển ngày càng trở nên đa dạng, số lượng người theo các tôn
giáo tăng, bên cạnh đó những người khơng theo tơn giáo cũng ngày càng tăng. Tôn giáo
lớn ở Thụy Điển ngày nay vẫn là Giáo hội Luther Thụy Điển (Giáo hội Tin Lành chính ở
Thụy Điển). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tỉ lệ thành viên của Giáo hội Thụy
Điển đang trên đà suy giảm dần. Ngoài đạo Tin Lành, tại Thụy Điện cũng có những tơn
giáo khác như Hồi giáo, cơng giáo Roma, Chính thống giáo phương Đơng, Nhân chứng
Jehova, Phật giáo và Do Thái giáo…
Bên cạnh đó, Thụy Điển là một trong những quốc gia có nhiều người khơng theo tơn
giáo, thúc đẩy xu hướng này là do suy nghĩ chung trong xã hội Thụy Điển rằng tôn giáo
chỉ tồn tại cho các vai trị nghi lễ. Tỷ lệ người vơ thần chiếm 28,4% tổng dân số cả nước.
2.2.3. Văn hóa
2.2.3.1. Văn học – Nghệ thuật
Về văn học, người Thụy Điển rất thích đọc sách. Hàng năm khoảng 65 triệu sách
được mượn ở các thư viện công cộng. Khoảng 40% là sách dành cho trẻ em. Có
khoảng 2000 thư viện cơng cộng và 130 thư viện di động ở Thụy Điển do các nhà
chức trách địa phương quản lý. Thư viện hoàng gia ở Stockholm là nơi ký gửi nhiều
bản quyền tác giả của Thụy Điển và cũng là một thư viện lớn, cất giữ nhiều đầu sách.
Về âm nhạc, Thụy Điển là một trong các quốc gia đứng đầu trên thế giới về sản
xuất âm nhạc, với rất nhiều hit lọt Top 10 bảng xếp hạng Billboard Hot 100. Các ban
nhạc Thụy Điển nổi tiếng trong nước và thế giới là: Ace of Base, Roxette, ABBA, The
Cardigans… Các nhạc sĩ và producer đến từ Thụy Điển có tiếng nói khơng nhỏ trong
làng nhạc thế giới. Thụy Điển được ví như “miền đất hứa” cho những ai muốn phát
triển mình như một nhạc sĩ, producer hay DJ. Thủ đô Stockholm là nơi có tỷ lệ phịng
thu âm tính theo đầu người lớn nhất thế giới.
2.2.3.2. Ẩm thực

Nền ẩm thực Thụy Điển nổi tiếng với những sản phẩm được làm từ sữa, bánh mì,
khoai tây cùng các loại thịt cá. Thụy Điển có rất nhiều loại bánh mì với những kích cỡ
và hình dáng khác nhau làm từ lúa mạch đen, lúa mì, yến mạch… Bên cạnh đó, có rất
nhiều món ăn được làm từ thịt, đặc biệt là thịt viên, thường được dùng với mứt
11


baccinium vitis-idaea. Ngoài ra, ẩm thực Thụy Điển cũng nổi tiếng với các loại súp
hoa quả như súp nụ tầm xuân, súp việt quất đen… Bánh truyền thống của Thụy Điển
gồm những loại bánh bao, bánh quy, bánh ngọt thường được dùng với cà phê (phika)
rất phổ biến ở Thụy Điển.
Một số món ăn phổ biến ở Thụy Điển: Cá trích muối, súp đậu Hà Lan (Ärtsoppa),
cá viên (Fiskbullar), bánh cuộn và bánh quy gừng, bánh Kanelbullar…
2.2.3.3. Lễ hội và phong tục truyền thống
Thụy Điển được biết đến là một quốc gia có nền văn hóa đa dạng, có nhiều lễ hội
đặc sắc và đáng chú ý. Lễ hội ở Thụy Điển diễn ra ở đây quanh năm. Ngoài thời gian
nghỉ lễ của người theo đạo, Thụy Điển cũng tổ chức những lễ hội trong một số ngày lễ
đặc biệt như: ngày lễ thánh Saint Lucia, lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh, lễ hội mùa hè, lễ
hội Valborg... Ở Thụy Điển, nhiều phong tục gắn liền với những mùa thay đổi. Một số
lễ hội truyền thống mùa thu ở Thụy Điển kết nối với vụ nuôi trồng – vào mùa gieo,
mùa săn bắn, đánh bắt hoặc mùa thu hoạch. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, ý nghĩa ban
đầu của chúng có thể đã bị mất và thay thế bằng một số phong tục khác do sự thay đổi
của thời đại.
Hiện nay, do số lượng người nhập cư tăng lên, những phong tục truyền thống của
Thụy Điển cũng có những sự ảnh hưởng nhất định.
2.2.3.4. Phong cách sống Lagom của người Thụy Điển
“Lagom” là lối sống đặc trưng của người Thụy Điển từ hơn 1000 năm qua.
“Lagom” là tính từ dùng để chỉ sự vừa đủ, không quá nhiều không quá ít. Người Thụy
Điển dùng “Lagom” như một kim chỉ nam chung cho cả dân tộc, hình thành nên
phong cách sống, ứng xử, giao tiếp và thậm chí cả ẩm thực của riêng mình. Trong thế

giới xơ bồ, náo nhiệt, chủ nghĩa Lagom được chú ý với sự giản dị của nó: “Biết đủ
chính là tự do”. Tinh thần Lagom thể hiện ở mọi mặt của cuộc sống Thụy Điển như
nói ngắn gọn vừa đủ khơng khoa trương, ngơi nhà giản dị với đồ đạc thống đãng, đồ
ăn khơng q cầu kỳ, cách vui chơi không quá ồn ào, náo nhiệt và người Thụy Điển
cũng có cách thể hiện cảm xúc ổn định, hài hịa.
Theo tinh thần “Lagom”, muốn “ít hơn” chính là được “nhiều hơn”. Khi con người
biết tiết chế hơn hơn, họ sẽ trân trọng những gì bản thân đang có vì ít bị ràng buộc bởi
12


những ham muốn, dục vọng, và sau đó ta sẽ nhận được hơn nhiều bởi sự cân bằng
trong cuộc sống, tinh thần.
2.2.4. Giáo dục
Trong hệ thống trường học của Thụy Điển, trẻ em đi học ít nhất mười năm kể từ năm
lên sáu, theo quy định của Luật Giáo dục Thụy Điển. Sự chú trọng lâu dài của Thụy Điển
vào giáo dục được coi là một trong những lý do khiến đất nước này ngày càng phát triển.
2.2.4.1. Trường mẫu giáo
Förskola (trường mẫu giáo, hoặc trường mầm non): dành cho trẻ em từ một đến
năm tuổi. Mức trợ cấp của thành phố đối với trường mầm non phụ thuộc vào độ tuổi
của trẻ và tình trạng cơng việc của cha mẹ trẻ. Trường mầm non Thụy Điển coi trọng
tầm quan trọng của vui chơi đối với sự phát triển của trẻ, với chương trình giảng dạy
nhằm đảm bảo nhu cầu và sở thích cá nhân của trẻ.
2.2.4.2. Giáo dục bắt buộc
Giáo dục bắt buộc ở Thụy Điển bao gồm bốn giai đoạn: förskoleklass ('tuổi mẫu
giáo'), lågstadiet (lớp 1–3), mellanstadiet (lớp 4–6) và högstadiet (lớp 7–9). Trẻ em từ
sáu đến mười ba tuổi cũng được cung cấp dịch vụ chăm sóc ngoài giờ học trước và sau
giờ học. Giáo dục bắt buộc cũng bao gồm sameskolor (trường học Sami) cho trẻ em
của người Sami bản địa.
2.2.4.3. Trung học phổ thông
Trường trung học (trung học phổ thông các năm từ 10–12) là tùy chọn. Có mười

tám chương trình quốc gia chính quy trong ba năm để lựa chọn, sáu trong số đó là dự
bị cho giáo dục đại học như đại học, và mười hai trong số đó là dạy nghề.
Mặc dù mỗi chương trình có u cầu đầu vào khác nhau, nhưng tất cả đều yêu cầu
học sinh phải đạt điểm đậu bằng tiếng Thụy Điển, tiếng Anh và toán học từ năm cuối
của chương trình học bắt buộc.
2.3. Chế độ chính trị
Thụy Điển theo chế độ quân chủ lập hiến với hình thức chính phủ nghị viện, có nghĩa
là quyền lực thuộc về nhân dân. Từ năm 1973, Vua Carl XVI Gustaf là người đứng đầu
nhà nước nhưng vai trò của quốc vương chỉ giới hạn trong các chức năng nghi lễ và đại
13


diện. Quốc hội là cơ quan lập pháp cao nhất thơng qua các đạo luật và các quyết định có
tính chất chính sách. Chức năng chính của Quốc hội là làm luật, phê duyệt ngân sách của
Chính phủ và kiểm tra, giám sát cơng việc của Chính phủ. Bên cạnh đó, Quốc hội cịn làm
việc với Nghị viện châu Âu về các vấn đề của Liên minh châu Âu. Cuối cùng, Quốc hội
đưa ra đường lối ngoại giao của Thụy Điển. Cơ quan hành pháp của Thụy Điển bao gồm
Chính phủ trung ương và các chính quyền địa phương.
Thụy Điển có bốn đạo luật cơ bản kết hợp với nhau hình thành nên hiến pháp của đất
nước, bao gồm: Văn kiện của chính phủ, Đạo luật Kế vị, Đạo luật về quyền tự do báo chí
và Luật Cơ bản về quyền tự do ngơn luận. Quốc hội Thụy Điển có 349 đại biểu. Đại biểu
muốn ứng cử Quốc hội phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định và được một đảng chính trị
giới thiệu. Hiện nay có 8 đảng chính trị tham gia Quốc hội khóa 2018-2022.
Các cuộc bầu cử tại Thụy Điển được tiến hành bốn năm một lần. Cơng dân từ 18 tuổi
có quyền bầu cử và thể hiện sự ảnh hưởng đến các đảng đại diện cho họ tại Quốc hội, hội
đồng các cấp thông qua bầu cử cũng như tham gia vào các cuộc trưng cầu dân ý, gia nhập
các đảng chính trị hay là góp ý vào các dự thảo báo cáo của Chính phủ.
Ở Thụy Điển có ba cấp chính quyền là: trung ương, vùng và địa phương. Ngồi ra, cịn
có cấp châu lục ở Cộng đồng châu Âu (EU) với mức độ ngày càng quan trọng hơn. Chính
phủ Thụy Điển hiện nay gồm có Thủ tướng và 22 bộ trưởng từ hai đảng chính trị là Đảng

Dân chủ Xã hội và Đảng Xanh.
Hồng gia Thụy Điển chỉ có tính biểu tượng và nghi lễ chứ khơng có trách nhiệm
chính trị và quyền lực chính thức nào cả theo Hiến pháp 1974. Vào năm 1980, Thụy Điển
là hoàng gia đầu tiên thay đổi quyền thừa kế ngai vàng cho con trưởng, bất kể là nam hay
nữ.

14


CHƯƠNG 3: KINH TẾ THỤY ĐIỂN

3.1. Tổng quan nền kinh tế Thụy Điển
Thụy Điển có một nền kinh tế định hướng xuất khẩu phát triển phụ thuộc nhiều vào
gỗ, thủy điện và quặng sắt. Chúng bao gồm cơ sở tài nguyên của một nền kinh tế chủ yếu
hướng đến ngoại thương. Bên cạnh đó, Thụy Điển khơng bao giờ phải xây dựng lại nền
tảng kinh tế hoặc hệ thống ngân hàng vì khơng tham gia Thế chiến II khiến nước này đạt
được mức sống cao nhờ hệ thống hỗn hợp các lợi ích phúc lợi tồn diện và chủ nghĩa tư
bản phức tạp.
Thụy Điển năm 2021 có GDP danh nghĩa là hơn 517 tỷ đơ la và GDP tính theo PPP là
565 tỷ đô. Thụy Điển ghi nhận tốc độ tăng trưởng GDP âm là -2,82% trong năm 2020, tuy
nhiên năm 2021 ghi nhận GDP tăng 1,4% (“Thụy Điển - Tổng Sản Phẩm Quốc Nội
(GDP) QoQ,” n.d.) bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên toàn cầu. Cơ cấu kinh
tế Thụy Điển năm 2019-2021 dịch vụ chiếm phần lớn tỉ trọng với 71,6% GDP - công
nghiệp (26,7% GDP) và nông nghiệp (1,6% GDP) (theo World Bank). Các ngành công
nghiệp chính là cơng nghiệp chế tạo; cơng nghiệp hóa chất; cơng nghiệp khai khống và
luyện kim; cơng nghiệp giấy và gỗ.
Do kinh tế Thụy Điển có độ mở lớn, xuất khẩu chiếm hơn 50% GDP và hơn 50%
thương mại là với EU nên khi EU vẫn cịn khó khăn, xuất khẩu của Thụy Điển tiếp tục bị
ảnh hưởng. Thụy Điển đang nỗ lực thúc đẩy hợp tác thương mại tại các thị trường mới nổi
(Trung Quốc, Brazin, Ấn Độ, Myanmar và Việt Nam), coi trọng thị trường Hoa Kỳ để bổ

sung cho sự thiếu hụt của thị trường nội địa và khu vực EU.
Trong bối cảnh năm 2014 tình hình chính trị xã hội khu vực Châu Âu diễn biến hết
sức phức tạp từ khủng hoảng chính trị và xung đột leo thang tại Ukraina, tình hình chính
trị bất ổn giữa các Đảng phái trong nội bộ Thụy Điển; và gần đây nhất là đại dịch Covid19 và xung đột Nga – Ukraina đẩy giá dầu và một số loại hàng hóa liên quan tăng cao.
15


Tuy nhiên tiếp nối những thành tựu và chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ cũ, dưới
sự điều hành của Chính phủ mới do Thủ tướng Magdalena Andersson (đại diện của Đảng
Dân chủ Xã hội) đứng đầu, nền kinh tế Thụy Điển vẫn duy trì và tăng trưởng từng bước
với những kết quả tích cực.

3.2. Các ngành kinh tế
Hình 5. Cơ cấu các ngành kinh tế của Thụy Điển
Nguồn: World Bank
3.2.1. Nông, lâm và ngư nghiệp
3.2.1.1. Nông nghiệp
Nền nông nghiệp Thụy Điển mang dấu ấn của những điều kiện về địa chất và
của khí hậu. Khoảng 10% diện tích quốc gia được sử dụng trong nơng nghiệp. 90%
diện tích trồng trọt là ở miền Nam và miền Trung của Thụy Điển. Một phần lớn các
công ty trong nông nghiệp là sở hữu gia đình. Được trồng nhiều nhất là ngũ cốc, khoai
tây và các loại cây cho dầu. Thế nhưng hơn phân nửa thu nhập trong nông nghiệp
(58%) là từ chăn nuôi mà nhiều nhất là sản xuất sữa. Trợ giá nông nghiệp của Liên
minh châu Âu chiếm 24% thu nhập.
Nhìn chung, các sản phẩm nơng nghiệp chủ yếu của Thụy Điển là lúa mạch, lúa
mì, củ cải đường, thịt, sữa. Theo đó, lực lượng lao động theo ngành này cũng chỉ
chiếm khoảng 1,1% nguồn nhân lực.
3.2.1.2. Lâm nghiệp
3/4 các cơng ty nơng nghiệp đều có rừng và kết hợp nông nghiệp với lâm nghiệp.
Do Thụy Điển là một trong những nước giàu rừng nhất thế giới (25% diện tích quốc

gia là rừng) nên lâm nghiệp cũng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Một trong
những lĩnh vực có mức tăng trưởng GDP cao nhất của Thụy Điển đó là lâm nghiệp và
chế biến gỗ. Khoảng 50% quỹ rừng nằm trong tay tư nhân. Ở trong nước, tỷ lệ chế
biến gỗ cao đạt 45%. Hơn 40% là nguyên liệu thô để sản xuất cellulose hoặc đồ nội
thất, phần còn lại là nguyên liệu để niêm phong.
16


3.2.1.3. Ngư nghiệp
Tiêu thụ hàng thủy sản tại thị trường Thụy Điển trung bình 150.000 tấn mỗi năm.
Các cơ sở chế biến thủy sản trong nước đạt khoảng 85.000 tấn mỗi năm, trong đó 75%
phục vụ thị trường trong nước, trong đó cá trích là mặt hàng quan trọng nhất. Hơn một
nửa cơ sở nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nằm ở Tây Thụy Điển. Bên cạnh đánh bắt
gần bờ và xa bờ, Thụy Điển cịn có rất nhiều hồ tự nhiên có khả năng cung cấp đủ sản
lượng cá cho thị trường nội địa. Mặt hàng cá nhập khẩu vào Thụy Điển chủ yếu từ
Đan Mạch và Na Uy, chiếm 73% tổng sản lượng hàng nhập khẩu của Thụy Điển, điều
này cho thấy tầm quan trọng của việc liên kết giữa các ngành công nghiệp thủy sản
các nước thuộc bán đảo Scandinavia.
Dù nguồn nhân lực và diện tích đất trồng trọt có hạn, nhưng với khoa học kĩ thuật
và công nghệ hiện đại, nông, lâm và ngư nghiệp của Thụy Điển vẫn cung cấp một sản
lượng lớn và đáng để các nước học hỏi.
3.2.2. Công nghiệp
Đại dịch Covid-19 trong những năm vừa qua có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nền
kinh tế, đặc biệt là ở các quốc gia châu Âu khi mà lệnh phong tỏa được áp dụng. Thụy
Điển cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) trong tháng
12/2020 đã tăng lên 64,9 và là tháng thứ tư liên tiếp cao hơn mức trung bình lịch sử, đồng
thời đánh dấu mức cao nhất trong hơn một thập kỷ. Điều đáng mừng hơn đó là, tất cả các
chỉ số phụ đều tăng và thậm chí chỉ số phụ về việc làm cũng tăng trên mốc 50 (mốc đánh
dấu giới hạn tăng trưởng) (Tú, 2021). Điều này có nghĩa là việc làm mới đang tăng trở lại
trong ngành công nghiệp. Từ cuối năm 2021 đến nay, tỷ lệ phủ vaccine cao và các lệnh

cấm, phong tỏa cũng được gỡ bỏ thì ngành cơng nghiệp Thụy Điển càng có thêm nhiều
khởi sắc.
3.2.2.1. Cơng nghiệp nặng
Hóa chất là một ngành cơng nghiệp mạnh và đang ngày càng mở rộng ở Thụy
Điển, chiếm 9,8% tổng sản phẩm cơng nghiệp nước này. Sản xuất hóa chất vơ cơ của
Thụy Điển cung cấp một phần đáng kể cho thị trường trong nước, bao gồm axít,
clorat, amoni nitrat, hóa chất dùng trong xử lý gỗ, nhu cầu còn lại về hố chất vơ cơ và
nhu cầu phần lớn các hóa chất hữu cơ được nhập khẩu từ nước ngồi. Các loại hóa
17


chất được nhập khẩu chủ yếu từ các nước EU khác. Hoa Kỳ chiếm gần 4% thị phần
nhập khẩu. Các loại hóa chất cơng nghiệp được dùng chủ yếu trong công nghiệp chế
biến giấy, dược phẩm, nhựa, sơn, và sơn dầu.
Cơng nghiệp khai khống và luyện kim cũng chiếm phần lớn GDP ngành. Sắt và
đồng được khai thác nhiều ở Thụy Điển và quặng sắt trong các mỏ đá ở đây có độ tinh
khiết cao. Đất nước này được biết đến với việc sản xuất thép cao cấp. Có nhiều nhà
máy thép ở Thụy Điển, nhà máy lớn nhất nằm ở thành phố Domnarvet. Thụy Điển là
quốc gia đầu tiên trên thế giới phát triển phương pháp sản xuất thép hồn tồn khơng
sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Ngành cơng nghiệp thép gây ra khí thải và các vấn đề
khí hậu đáng kể. Cơng nghệ này có thể góp phần giảm tổng lượng khí thải carbon
dioxide của Thụy Điển xuống hơn 10% trong dài hạn và giúp Thụy Điển là trở thành
quốc gia khơng phụ thuộc hóa thạch đầu tiên trên thế giới.
Thụy Điển là nước sớm và đi đầu trong nghiên cứu, ứng dụng và sử dụng công
nghệ xanh, công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, năng lượng tái sinh. Theo đánh giá
của tổ chức Innovation Union Scoreboard năm 2013, Thụy Điển là nước đứng đầu về
đổi mới sáng tạo. Ngày nay, các nguồn năng lượng tái tạo chiếm tới 52% cơ cấu năng
lượng của Thụy Điển. Cơ quan Năng lượng Thụy Điển (SEA) cho biết sản lượng điện
gió của quốc gia này dự kiến sẽ tăng 70% vào năm 2024 so với mức năm 2021 trong
bối cảnh bùng nổ nguồn công suất bổ sung. Trong báo cáo công bố ngày 14/3/2021,

SEA dự báo sản lượng điện gió của Thụy Điển sẽ tăng từ mức 27,4 terawatt giờ
(TWh) trong năm 2021 lên 46,9 TWh vào năm 2024 nhờ sự mở rộng mạnh mẽ công
suất lắp đặt. (“Sản lượng điện gió của Thụy Điển dự kiến tăng 70% vào năm 2024,”
n.d.)
Bên cạnh đó, ngành cơng nghiệp kỹ thuật cũng mang đến cho ngân sách Thụy Điển
khoảng lớn doanh thu. Hầu hết các máy được xuất khẩu sang Mỹ. Các thương hiệu nổi
tiếng nhất là Volvo và Saab. Các sản phẩm như thiết bị chính xác (vịng bi, linh kiện
radio và điện thoại, thiết bị quân sự), ô tô…
3.2.2.2. Công nghiệp nhẹ

18


Về hàng dệt may, Người Thụy Điển đầu tư khá nhiều tiền của vào các loại quần áo
mang cá tính riêng, ví dụ như quần áo thể thao chất lượng cao… Dù vậy đất nước này
vẫn đang nhập khẩu phần lớn từ bên ngồi.
Vì có diện tích rừng lớn và lâm nghiệp phát triển, nên Thụy Điển sản xuất nhiều
các sản phẩm gỗ, đồ nội thất, bột giấy và giấy.
Bên cạnh việc mở rộng sản xuất các nhóm ngành cơng nghiệp sản xuất trên, Thụy
Điển còn sản xuất ở các nhóm ngành như: ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống và
thuốc lá; ngành in ấn và sản xuất các phương tiện truyền thông được ghi lại; ngành sản
xuất than cốc và các sản phẩm dầu mỏ tinh chế; ngành sản xuất giấy và các sản phẩm
từ giấy; ngành sản xuất đồ nội thất; ngành sản xuất kim loại cơ bản; ngành sản xuất
thiết bị vận tải khác; sửa chữa và lắp đặt máy móc thiết bị…
3.2.3. Dịch vụ
Cuộc cách mạng dịch vụ đang diễn ra mạnh mẽ và tác động đến mọi lĩnh vực của
doanh nghiệp. Các công ty tập trung vào dịch vụ ngày càng giới thiệu tự động hóa trong
khi tạo ra các giải pháp tổng thể, hệ sinh thái và nền tảng dịch vụ.

19



Hình 6. Sức nặng của ngành dịch vụ Thụy Điển
Nguồn: The Services Revolution (SELLGREN, 2018)
Hơn một phần ba số người Thụy Điển làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Hơn nữa, vào
đầu thế kỷ 21, xuất khẩu dịch vụ - bao gồm dịch vụ kinh doanh và dịch vụ tư vấn công
nghệ - lớn hơn đáng kể so với xuất khẩu hàng hóa. Ngành du lịch cũng đóng một vai trò
quan trọng trong nền kinh tế Thụy Điển.
Với điều kiện khí hậu và vị trí địa lý đặc biệt, cùng thiên nhiên tuyệt đẹp, Thụy Điển
phát triển mạnh nhất ngành dịch vụ đó là du lịch.
Chi tiêu liên quan đến du lịch là 337 tỷ SEK vào năm 2018, tăng 6% vào năm 2017.
Giá trị gia tăng do chi tiêu này tạo ra đã đóng góp 2,6% vào GDP của Thụy Điển. Khách
du lịch nước ngoài đã chi 144 tỷ SEK, đóng góp 6,4% vào tổng kim ngạch xuất khẩu.
Ngành công nghiệp sử dụng 172.000 người, tăng 1,7% so với năm 2017 nhưng thấp hơn
20


một chút so với mức tăng trưởng việc làm quốc gia ở mức 1,9%. Năm 2018, du lịch đóng
góp trực tiếp vào 3,4% tổng số việc làm. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, việc làm liên quan
đến du lịch nhìn chung đã tăng nhanh hơn nhiều so với nền kinh tế rộng lớn hơn. Xuất
khẩu du lịch chiếm 20,1% tổng xuất khẩu dịch vụ trong năm 2018.
Năm 2018, có 35,7 triệu lượt khách nội địa, giảm 4,4% so với năm 2017. Đối với du
lịch nội địa, số đêm lưu trú tăng 1,8%, từ 47,0 triệu lượt lên 47,9 triệu lượt năm 2018.
Trong đại dịch Covid-19, doanh thu từ du lịch giảm mạnh. Tuy nhiên, khi vaccine bao
phủ và các lệnh cấm được gỡ bỏ, ngành du lịch Thụy Điển lại trên đà hồi phục và phát
triển.
3.3. Các vùng kinh tế
Theo truyền thống Thuỵ Điển được chia ra thành ba vùng (landsdale) là Norrland
(miền bắc), Svealand (miền trung) và Götaland (miền nam).
3.3.1. Khu vực Bắc Thụy Điển (Norrland)

Norrland là vùng phía bắc của Thụy Điển bao gồm 9 tỉnh, chiếm khoảng 59% tổng
diện tích của quốc gia này. Ngoại trừ các khu vực ven biển, khu vực dân cư thưa thớt,
12% dân số của Thụy Điển sống tại Norrland. Khu vực này được biết đến với bản chất
của nó: rừng rộng, sông lớn và hoang dã. Người dân sống chủ yếu ở các vùng nông thôn
làng nhỏ, và ở các thành phố dọc theo bờ biển. Cuối thế kỷ XX, đã có một sự gia tăng
đáng chú ý của dân số trong Norrland, chủ yếu là từ những người di chuyển từ các thành
phố lớn.
Về kinh tế, Norrland trở thành nguồn cung cho ngành công nghiệp gỗ quan trọng và
bột giấy. Ngồi ra, tất cả các con sơng lớn của Norrland đã được khai thác thủy điện. Với
nhiều quốc gia trong liên minh Châu Âu, thủy điện là một nguồn năng lượng hạn chế, tuy
nhiên ở Thụy Điển, nguồn năng lượng này chiếm tới 40% tổng sản lượng điện của quốc
gia này, và tập trung chủ yếu ở miền Bắc Norrland.
3.3.2. Khu vực Trung Thụy Điển (Svealand)
21


Svealand là vùng đất lâu đời của người Thụy Điển, bao gồm 6 tỉnh theo phân chia
hành chính hiện tại. Stockholm, thủ đô của Thụy Điển, nằm ở khu vực này. Đây là trung
tâm văn hóa - chính trị của vùng đất Thụy Điển trung cổ. Svealand là vùng nhỏ nhất trong
ba vùng của Thụy Điển và nằm giữa các vùng Gưtaland ở phía nam và Norrland ở phía
bắc. Từ Biển Baltic và Vịnh Bothnia ở phía đơng, nó trải dài qua chiều rộng của Thụy
Điển đến biên giới Na Uy.
Svealand là một vùng có đồng bằng phì nhiêu và độ cao cây cối rậm rạp, những khu
rừng lớn và nhiều hồ. Các di tích khảo cổ cho thấy một số khu vực đã được định cư sớm
nhất từ thời kỳ đồ đá. Khu vực này là quê hương ban đầu của Svear (tiếng Latinh:
Suiones), một dân tộc đã đặt tên cho Thụy Điển (Sverige, hoặc Svea Rike, trong tiếng
Thụy Điển, có nghĩa là "vương quốc Svea"), và nó là hạt nhân mà từ đó Thụy Điển phát
triển về mặt chính trị và về mặt văn hóa và sau đó bảo đảm nền độc lập của nó. Nền kinh
tế đa dạng của nó bao gồm từ nơng nghiệp và sản xuất đến lâm nghiệp và khai khoáng.
3.3.3. Khu vực Nam Thụy Điển (Gưtaland )

Gưtaland, khu vực chính của miền nam Thụy Điển, bao gồm 10 tỉnh. Về diện tích đất
liền, nó nằm giữa hai khu vực khác của Thụy Điển, Svealand nhỏ hơn ở miền trung Thụy
Điển và Norrland lớn hơn ở phía bắc. Ngay từ năm 150 sau Cơng nguyên, cư dân của
vùng, Götarna, đã được nhà địa lý Hy Lạp cổ điển Ptolemy đề cập đến. Khu vực này đã
trở thành trung tâm văn hóa của Thụy Điển sau khoảng năm 1000, với chiến thắng của Cơ
đốc giáo trước ngoại giáo trong khi các khu vực lân cận vẫn còn ngoại giáo. Trong thời
Trung cổ châu Âu, các thị trấn Skänninge và Söderköping, cả hai đều ở vùng đất
Götaland, đã dẫn đầu trung tâm thực hiện các vấn đề của nhà nước và nhà thờ.
Khu vực này có nền kinh tế phát triển đa dạng, bao gồm cả nông nghiệp và công
nghiệp. Các cây nông nghiệp hàng đầu là ngũ cốc, khoai tây và củ cải đường; cũng có
chăn ni gia súc. Đánh bắt cá là quan trọng ở các vùng đất ven biển. Các ngành công
nghiệp bao gồm lắp ráp ơ tơ, đóng tàu và khai thác đá, cũng như sản xuất thủy tinh, giấy

22


và vải. Gưtaland là khu vực đơng dân cư nhất của Thụy Điển kể từ giữa thế kỷ 18, chiếm
tới 60% dân số.

3.4. Cơ sở hạ tầng nền kinh tế
3.4.1. Viễn thông
Cơ sở hạ tầng viễn thông phát triển cao; nằm trong số các nước đứng đầu thế giới về
số lượng điện thoại cố định và điện thoại di động (tính theo tỷ lệ dân số); hệ thống
internet băng tần rộng phủ khắp cả nước.
Viễn thông trong nước: hệ thống cáp viễn thông đồng trục và nhiều lõi chuyển tải hầu
hết các mạng điện thoại; hệ thống sóng radio cực ngắn song song chuyển tải một số kênh
điện thoại khác.
Hệ thống viễn thông giúp đáp ứng được yêu cầu làm việc từ xa trên khắp các vùng của
Thụy Điển dao động từ gần 50% ở Stockholm đến thấp nhất là 33% ở vùng bắc Svealand.
Kết nối Internet nhanh là yếu tố quan trọng nhất giúp Thụy Điển nắm bắt được cuộc cách

mạng công nghệ, bao gồm cả làm việc từ xa. Theo tính tốn của OECD, năm 2017,
Stockholm có mức cung cấp cáp quang rất cao với 85% tòa nhà được kết nối mạng.
 Viễn thông quốc tế: mã code điện thoại quốc tế của Thụy Điển: +46
 Mã code internet: .se

Thụy Điển sở hữu các cáp ngầm dưới biển nối tới các nước Bắc Âu và Châu Âu khác,
các trạm vệ tinh mặt đất gồm 01 Intelsat (Đại Tây Dương), 01 Eutelsat và 01 Inmarsat
(các khu vực thuộc Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương). Thụy Điển sử dụng chung vệ tinh
Inmarsat cùng với các nước Bắc Âu khác (Đan Mạch, Phần Lan, Iceland và Na Uy).
3.4.2. Giao thông vận tải

23


Nền kinh tế thu nhập cao của Thụy Điển đã tạo ra một ngành giao thông vận tải hiện
đại và có cơng nghệ tiên tiến. Nước này cũng có mức đầu tư cao dành cho cơ sở hạ tầng
giao thông - khoảng 0,8% GDP. Điều này có nghĩa là các phương tiện giao thơng cơng
cộng, vận chuyển hàng hóa và đi lại bằng đường hàng khơng duy trì mức độ hiện đại cao.
Thụy Điển là một trong những quốc gia có tỷ lệ bán ơ tơ điện cao nhất ở châu Âu và 3/4
đường sắt của nước này được điện khí hóa.
Trong thập niên 2010, vận tải hàng hóa nội địa đã tăng trưởng đều đặn về số lượng ở
Thụy Điển, trong đó vận tải hàng hóa đường bộ chiếm phần lớn mức tăng trưởng này. Xét
về tổng quãng đường di chuyển, ô tô cá nhân chiếm phần lớn vận tải hành khách của
Thụy Điển. Các sân bay của Thụy Điển phù hợp để cung cấp các dịch vụ vận tải hàng
khơng hiện đại, và các dịng doanh thu từ vận tải hàng không đang tăng mạnh do số lượng
hành khách tại các sân bay ở Thụy Điển. Tuy vậy, các ngành vận tải trên khắp châu Âu đã
bị gián đoạn do hậu quả của đại dịch COVID-19. Ngành công nghiệp hàng không Thụy
Điển đã gặp phải một tác động lớn và số lượng chuyến bay đã chạm đáy vào tháng 4 năm
2020.


3.4.3. Cảng biển
Các cảng chính của Thụy Điển bao gồm Brofjorden, Goteborg, Helsingborg, Lulể,
Malmư, Stenungsund, Stockholm, Trelleborg, Visby.
Các cảng chính ở Stockholm, Gothenburg và Malmo có số lượng hàng hóa xuất khẩu
và nhập khẩu ngày càng tăng cao. Cảng Gothenburg tiếp tục đứng đầu danh sách 25 cảng
bận rộn nhất, chiếm 22% tổng số lượng, tương đương 9 triệu tấn. Cảng Stockholm đứng
thứ 9, với 1 triệu tấn.
3.4.4. Giao thông quốc tế

24


Sân bay quốc tế chính của Thụy Điển là Arlanda, ở phía bắc của Stockholm cách nửa
giờ đi xe bus. Có các chuyến bay hàng ngày đến và đi từ hầu hết các thủ đô ở châu Âu.
Hầu hết các chuyến bay từ Bắc Mỹ và các trung tâm của châu Á đều bay qua
Copenhagen, sau đó đổi chuyển. Phí sân bay đã bao gồm trong giá vé.
Xe bus và tàu hoả nối với các chuyến xe bus đường dài có dịch vụ đến và đi từ Thụy
Điển, Đan Mạch, Phần Lan, Nauy, Đức, Ba Lan, Estonia và Anh. Các cửa khẩu của Thụy
Điển gồm Gothenburg, Helsingborg, Malmö và Stockholm. Mặc dù vậy, các chuyến xe
bus đường dài từ tây bắc Phần Lan đi thẳng đến Umeå và Skellefteå ở phía bắc Thụy Điển
và các dịch vụ đi đến Đức đi từ Trelleborg.

25


×