Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Luận văn: Tình hình hoạt động và phát triển của ngân hàng VP Bank pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.5 KB, 28 trang )


1



Luận văn
Tình hình hoạt động và
phát triển của ngân hàng
VP Bank

2
Lời mở đầu


Qua 4 năm được học dưới mái trường đại học, em đã được nhà trường
trang bị cho những kiến thức cơ bản về kinh tế-xã hội, giúp em nắm được
phương pháp luận, tư duy khoa học và các kiến thức cần thiết cho bản thân.
Việc tiếp thu các kiến thức đó là rất quan trọng, tuy nhiên để vận dụng
được các kiến thức ấy vào thực tế làm việc còn quan trọng hơn. Thời gian
thực tập là khoảng thời gian rất bổ ích cho mỗi sinh viên bởi vì đây chính là
lúc chúng em được cọ xát thực tế, được tiếp xúc với môi trường làm việc
và được phần nào áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Qua đó
chúng em cũng thấy mình trưởng thành hơn










3
Phần I
Quá trình hình thành và phát triển của VP Bank

1.Khái quát quá trình hình thành của VP Bank
Ngân hàng VP Bank hay còn gọi là Ngân hàng thương mại cổ phần
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam được thành lập theo giấy
phép hoạt động số 0042/ NH- GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm. Ngân
hàng bắt đầu hoạt động từ ngày 4 tháng 9 năm 1993 theo giấy phép thành
lập số 1535 / QĐ-UBB ngày 4 tháng 9
Là một ngân hàng cổ phần quy mô trung bình, tăng trưởng cao qua
các năm, nhưng vẫn là ngân hàng nhỏ so với NHQD hoặc NHNN.Cơ cấu
nguồn vốn từ tiết kiệm là chính nên chi phí huy động cao, vốn tự có nhỏ
nên phù hợp với các khoản vay cỡ vừa.
Các chức năng hoạt động chủ yếu của vpbank bao gồm: huy động
vốn ngắn hạn, trung và dài hạn, từ các tổ chức kinh tế và dân cư; Cho vay
vốn ngắn hạn,Trung và dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và dân cư từ khả
năng nguồn vốn của ngân hàng; Kinh doanh ngoại hối; Dịch vụ thanh toán
quốc tế; Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các chứng từ có giá khác;
Cung cấp các dịch vụ chuyển tiền trong nước và quốc tế; Cung cấp các
dịch vụ giữa các khách hàng và các dịch vụ ngân hàng khác theo quy định
của NHNN Việt Nam
Về vốn điều lệ
Ban đầu khi thành lập vốn điều lệ của ngân hàng là 20 tỷ VNĐ. Sau
đó, do nhu cầu phát triển, VP Bank đã tiếp tục tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ
VNĐ theo quyết định số 193/QĐ - NH5 ngày 12/9/1994 và tiếp tục tăng
lên 174,9 tỷ VNĐ năm 1996. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam đã chấp thuận cho VP Bank được nâng vốn điệu lệ lên 198,4 tỷ

đồng. Trong quý 1 năm 2005, VP Bank đã được phép nâng vốn điều lệ lên

4
243,7 tỷ đồng. Với số vốn điều lệ này, VPBank đã trở thành một trong
những ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất cả nước .
Về mạng lưới chi nhánh
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, VP Bank luôn chú ý
đến việc mở rộng quy mô, tăng cường mạng lưới hoạt động ở các thành
phố lớn. Cuối năm 1993, thống đốc NHNN đã chấp thuận cho VP bank mở
chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh. Năm 1994, VP bank mở thêm chi nhánh tại
Hải Phòng và chi nhánh Đà Nẵng. Đến cuối năm 2004, chi nhánh Hà Nội,
Huế, Sài Gòn được thành lập. Đầu năm 2005,VP bank tiếp tục mở bốn chi
nhánh cấp 1 khác là chi nhánh Cần Thơ, chi nhánh Quảng Ninh, chi nhánh
Vĩnh Phúc và chi nhánh Bắc Giang
Tính đến tháng 7 năm 2005, hệ thống VP bank có tổng cộng 30 điểm
giao dịch gồm có: Hội sở chính tại Hà Nội, 10 chi nhánh cấp 1 tại các tỉnh,
thành phố của đất nước là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Cần
Thơ, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, 15 chi nhánh cấp 2 và
4 phòng giao dịch. Trong năm 2006, VP bank dự kiến sẽ mở thêm khoảng
20 điểm giao dịch mới tại các tỉnh, thành là trọng điểm kinh tế của cả nước.
Mạng lưới ngân hàng đại lý
Hiện nay, có trên 200 ngân hàng thuộc nhiều nước trên thế giới và sẽ
tiếp tục tăng trong những năm tới.
Về đội ngũ cán bộ
Số lượng cán bộ, nhân viên của VP bank trên toàn hệ thống tính đến
nay là gần 700 người, trong đó phần lớn là các cán bộ, nhân viên có trình
độ Đại học và trên Đại học (chiếm 87%). Với đội ngũ cán bộ nhân viên
nhiệt tình, năng động và có trình độ nghiệp vụ cao, nguồn nhân lực của VP
bank luôn được đánh giá cao và là một trong những tiền đề cho sự phát
triển của Ngân hàng trong tương lai.

Những năm 1994-1996 là giai đoạn phát triển năng động của
VPBank.Trong giai đoạn này ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả khả

5
quan, tỷ suất lợi nhuận/vốn cổ phần đạt 36%/năm(95-96) chất lượng tín
dụng đảm bảo, các hoạt động dịch vụ phát triển nhanh chóng.Tuy nhiên do
một phần ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á, một phần do
những sai lầm về mặt chủ quan, thời kì tiếp theo NH đã phải đương đầu với
cuộc khủng hoảng nặng nề. Từ năm 1997 tới nay được sự giúp đỡ của các
cơ quan chức năng và NHNN tình hình đã có nhiều chuyển biến thuận lợi,
NH đã dần bước vào giai đoạn củng cố và tạo tiền đề phát triển cho giai
đoạn mới.
Với phương châm xây dựng VPBank trở thành Ngân Hàng bán lẻ
hàng đầu khu vực phía Bắc và cả nước” khách hàng tiềm năng của VPBank
là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh quy mô vừa và nhỏ và tầng lớp dân
cư trung lưu ở đô thị. NH đang phấn đấu nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh đồng thời phấn đấu hết để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước.


6
2.Bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban






























Hội sở
Phòng kế toán
Các chi
nhánh cấp 1
Phòng ngân quỹ
Phòng tổng hơp và Quản lí
hành chính
Phòng thanh toán quốc tế và
kiều hối

Phòng thu hồi nợ
Văn phòng VPBank
Trung tâm tin học
Trung tâm kiều hối phát
chuyển tiền nhanh W.U
Trung tâm đào tạo
Các chi
nhánh cấp 2
và các phòng
giao dịch
Phòng kiểm tra Kiểm
toán nội bộ
Ban kiểm soát
Các Ban tín dụng
Hội đồng tín dụng
Ban điều hành
Hội đồng quản trị
Đại hội cổ đông

7

- Hội đồng quản trị gồm 5 thành viên trong đó có 3 uỷ viên thường
trực gồm Chủ tịch, phó chủ tịch, thứ nhất và một uỷ viên thường trực kiêm
tổng giám đốc. Hội đồng quản trị có nhiệm vụ thay mặt đại hội đồng cổ
đông quyết định các vấn đề lớn như: Quyết định chiến lược phát triển của
ngân hàng; bổ nhiệm, cách chức tổng giám đốc, phó tổng giám đốc; quyết
định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ; quyết định thành lập chi
nhánh, văn phòng đại diện; quyết định giá chào bán cổ phần
- Ban kiểm soát do đại hội đồng cổ đông bầu ra gồm 3 thành viên
chyên trách.Ban này có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong

quảm lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán
và báo cáo tài chính; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm của ngân
hàng
-Hội đồng tín dụng là tổ chức do HĐQT lập ra, ngoài ra HĐQT còn
lập ra các Ban tín dụng tại tất cả các chi nhánh cấp I. Hội đồng tín dụng và
ban tín dụng đều có nhiệm vụ phê duyệt các quyết định cấp tín dụng cho
khách hàng nhưng với các giới hạn tín dụng khác nhau.
- Phòng kiểm tra-kiểm toán nội bộ trực thuộc ban điều hành, được
phân bổ cho mỗi chi nhánh cấp I ít nhất từ 1-2 nhân viên. Bộ phận này có
chức năng kiểm tra, giám sát các hoạt động thường ngày và toàn diện trong
tất cả các giai đoạn trước, trong và sau trong quá trình thực hiện mỗi
nghiệp vụ của ngân hàng
- Phòng ngân quỹ gồm 2 mảng nghiệp vụ chính :Quỹ nghiệp vụ và
kho tiền
+Quỹ nghiệp vụ :
Bộ phận thu tiền
Bộ phận chi tiền
Bộ phận kiểm ngân
Bộ phận giao dịch
+Kho tiền
Quản lí toàn bộ tài sản có trong kho

8
Thực hiện việc xuất nhập kho
-Các phòng giao dịch có chức năng :
+Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân
+Thu hút tiền gửi trong dân cư
+Cho vay
+Thực hiện 1 số các nghiệp vụ như: chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ
kinh doanh, chiết khấu công trái, thanh toán Visa và séc du lịch

_ Phòng kế toán có nhiệm vụ tổ chức hạch toán và kiểm soát tập trung
tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại ngân hàng. Bộ phận kế toán giao
dịch được bố trí theo nguyên tắc một kế toán viên theo dõi tất cả các tài
khoản của cùng một khách hàng để có thể nắm vững toàn bộ quan hệ của
khách hàng với ngân hàng và quản lý các tài khoản của khách hàng chặt
chẽ hơn. Phòng kế toán có trách nhiệm phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ
khác để hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời cung
cấp các số liệu thông tin cần thiết phục vụ cho tác nghiệp cụ thể của các
phòng nghiệp vụ liên quan
-Phòng hành chính quản trị có nhiệm vụ: tổ chức công tác hành chính,
văn thư, tổ chức công tác quản trị và tham gia công tác xã hội, tổ chức hội
thảo, hội nghị, quản lý văn thư đi- đến, quản lý con dấu
* Định hướng phát triển đến 2010 .
Giữ vững phương châm trở thành “Ngân hàng bán lẽ lớn nhất khu vực
phía Bắc và trong cả nước” , định hướng của ngân hàng trong những năm
tiếp theo là :
 Chú trọng các biện pháp tăng cường huy động vốn , nhằm tăng tài
sản có .
 Duy trì tốt đẹp quan hệ trên thị trường liên ngân hàng , khai thác và
sữ dụng có hiệu quả nguồn vốn từ thị trường liên ngân hàng để gia
tăng lợi nhuận .
 Tăng cường phát triển công tác chăm sóc khách hàng .

9
 Cũng cố tố chức , phát triển mạng lưới có chọn lọc tại các địa
phương có kinh tế phát triển .
 Tích cực nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ bán lẽ , các sản phẩm
có ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại : sản phẩm thẻ , thanh
toán điện tử …
 Chú trọng công tác tuyển chọn ,đào tạo đội ngũ lao động .

* Những khó khăn thách thức :
 Sự cạnh tranh gay gắt của nhiều ngân hàng trong nước có tiềm lực
tài chính mạnh và có uy tín lâu năm . Họ có khả năng lớn hơn
trong việc huy động một lượng lớn tiền gửi và vì thế có thể cho
vay với mức lãi suất hấp dẫn hơn .
 Sự phát triển có thể coi là nóng ở một số lĩnh vực hoạt động trong
thời gian qua trong khi trình độ quản lý , kiểm tra giám sát lại chưa
theo kịp nên đã dẫn đến va vấp đáng tiếc làm thất thoát tài sản và
ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng .
 Công tác quản trị rủi ro tại một số phòng , ban , hội sở , chi nhánh
bất cập
 Vấn đề thiếu vốn trung và dài hạn đang là thách thức lớn đối với
Vpbank nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng thương mại nói
chung trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng mạnh và nhu cầu đầu tư
trung và dài hạn đang ngày càng gia tăng

3.Tình hình hoạt động của VPBank trong một số năm gần đây
*Về hoạt động huy động vốn
Huy động là họat động được VPBank đặc biệt quan tâm. Kết quả đến
hết năm 2004, tổng nguồn vốn huy động đạt trên 3.872 tỷ đồng, tăng 75%
so với thực hiện năm 2003, trong đó riêng tiền tiết kiệm đạt gần 1.541 tỷ
đồng, tăng 49% so với thực hiện năm 2003. Huy động trên thị trường liên
ngân hàng được trên 2.000 tỷ đồng, tăng 112% so với thực hiện năm 2003.
Nhìn chung các đơn vị đều hoàn thành vượt mức kế hoạch.
10

Năm 2005 Năm 2004 Năm2003
Chỉ tiêu Số tiền Tỷ
trọng
Số tiền Tỷ

trọng
Số tiền Tỷ
trọng
Tổng
nguồn
vốn huy
động

5.639.285

100% 3.872.813

100% 2.212.964

100%
Từ thị
trường I
2.056.183

36% 1.824.539

42,7% 1.242.884

56%
Ti
ền gửi
thanh
toán
391.028


6%

283.198

7,3%

210.371

9%

Từ thị
trường
II và
tiền gửi
khác
3.192.074

56% 2.048.274

52,8% 970.080 44%

Từ bảng số liệu ta thấy tỷ trọng các nguồn vốn huy động từ 2 thị
trường I và II trong tổng nguồn vốn đã thay đổi qua các năm. Cụ thể tỷ
trọng nguồn vốn huy qua thị trường I có xu hướng giảm từ 42.7% năm
2004 xuống còn 36% năm 2005, trong khi đó vốn huy động ở thị trường II
lại tăng lên từ 52.8% năm 2004 lên 56% năm 2005. Nhìn chung đây là xu
hướng tích cực bởi vì nguồn vốn huy động qua thị trường II có chi phí thấp
hơn làm giảm chi phí vốn bình quân
*Hoạt động tín dụng
Đây là hoạt động mang lại chủ yếu đem lại nguồn thu cho ngân hàng.

Doanh số cho vay toàn hệ thống năm 2004 đạt 2.155, tăng 23% so với thực
hiện năm 2003
11
Dư nợ cho vay đạt 1.865,4 tỷ đồng tăng 22% so với năm 2003
Thu nhập thuần từ tiền lãi đạt 108,2 tỷ đồng tăng 41% so với năm 2004
Năm 2004 là năm VPbank đạt thành công ngoài dự kiến trong công tác thu
hồi nợ và xử lý nợ quá hạn. Nợ quá hạn của VP bank đã giảm từ 13,2% vào
cuối năm 2003 xuống còn 0.5% vào cuối năm 2003
*Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Trong năm 2004, tổng doanh số mua ngoại tệ là 265 triệu USD(tăng
138 triệu USD so với năm trước), doanh số bán là 277 triệu USD( tăng 121
triệu USD so với năm trước). Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ đạt 1.16 tỷ
đồng
*Hoạt động thanh toán quốc tế
Các hoạt động TTQT trong năm 2004 có xu hướng tăng
Doanh số mở LC nhập khẩu đạt gần 27 triệu USD, tăng 3.8 triệu
USD so với năm trước
Chuyển tiền thanh toán quốc tế đạt 29 triệu USD, tăng 7 triệu USD
Tổng số phí dịch vụ thanh toán quốc tế toàn hệ thống thu được là 3.9
tỷ đồng, tăng 500 triệu đồng so với năm trước
*Chuyển tiền trong nước
Doanh số chuyển tiền trong toàn hệ thống đạt 3.315 tỷ đồng, phí
chuyển tiền trên toàn hệ thống đạt gần 1 tỷ đồng
*Dịch vụ chi trả kiều hối
Tính đến cuối năm 2004, tổng số điểm đại lí chi trả W.U(Western
Union) là 210 điểm, tăng 15 điểm so với năm trước.Tổng doanh số chi trả
kiều hối các loại đạt 11,6 triệu USD và 6,2 tỷ đồng,trong đó chi trả qua
W.U là 3,87 triệu USD. Toàn hệ thống thu phí dịch vụ kiều hối được 74,7
ngàn USD, tương đương 1,2 tỷ đồng.
12

*Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong một vài năm
gần đây
Đơn vị :triệu VNĐ
Các chỉ tiêu
tài sản
2005 2004 2003 2002
Tổng tài sản

5.791.884 4.149.288 2.491.867 1.476.468
Tiền huy
động

5.573.681 3.872.813 2.192.945 1.183.074
Vốn cổ phần

218.203 198.409 174.900 174.900
Kết quả kinh
doanh

Tổng thu
nhập từ hoạt
động
384.915 286.170 187.325 93.562
Tổng chi phí
hoạt động
(302.121) (226.092) (144.497) (72.998)
Lợi nhuận
trước thuế
82.794 60.078 42.828 20.564
(Nguồn: báo cáo thường niên ngân hàng năm 2005 )


Trong những năm 2004-2005 sự thay đổi cơ bản trong môi trường
pháp lý đã tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng Việt Nam phát triển
theo xu hướng hội nhập quốc tế . Trong năm qua , Vpbank đã tận dụng triệt
để các hộ kinh doanh , ngày càng khẳng định vị thế trên thương trường và
đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đó là : tổng tài sản có đạt
5791884 tỷ đồng , tăng 39% so với năm 2004.Trong đó nguồn vốn cổ phần
đạt 218.203 tỷ , tăng 9% và tổng nguồn vốn huy động đạt 5573681 tỷ đồng
tăng 43% so với 2004 điều này cho thấy Vpbank ngày càng khẳng định
được uy tín đối với khách hàng trong cả nước.
13
Trong những năm gần đây , ngân hàng đã tham gia tài trợ cho nhiều
dự án . Có thể kể tới một số những công ty có quan hệ làm ăn thường
xuyên với ngân hàng như ;

Công ty An Duyên Dự án xây dựng dây
chuyền chế biến thuỷ
sản xuất khẩu .
7 tỷ VND
Công ty Đ
ại Châu

D
ự án xây dựng x
ư
ởng
sản xuất đồ gỗ trang trí
nội thất
6 t
ỷ VND



Công ty VN/CX
Caterring Services
D
ự án sản xuất bữa ăn
trên máy bay
3 t
ỷ VND

Công ty Sao Bắc Dự án xây dựng khách
sạn cho thuê
5 tỷ VND

14
Phần II.
Tình hình đầu tư phát triển và công tác thẩm định dự án đầu
tư tại ngân hàng trong thời gian qua

1.Tình hình đầu tư phát triển
- Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Đơn vị : Tỷ VND
Năm 2005 Năm 2004 Năm 2003
T
ổng v
ốn đầu t
ư
xây dựng cơ bản

29,03


21,13

18,27


Trong năm qua , cùng với sự mở rộng mạng lưới hoạt động trên khắp
toàn quốc , nhu cầu đầu tư mua sắm máy móc trang thiết bị cũng tăng lên
nhanh chóng . Tổng vốn đầu tư năm 2005 đạt 29,03 tỷ , tăng 37% so với
năm 2004 . Và bên cạnh đó , các thiết bị công nghệ hiện đại cũng không
ngừng được đổi mới . Hệ thống trang thiết bị mới được đưa vào sữ dụng đã
góp phần trợ giúp đắc lực cho công tác thu thập , xử lý thông tin , giảm bớt
thời gian ra quyết định.
- Đầu tư đổi mới công nghệ: từ giữa năm 2003, VP bank đã ký hợp
đồng triển khai chương trình phần mềm mới mang tên
B2KADVANCE, năm 2004 cơ bản đã hoàn thành. Các nghiệp vụ
ngân hàng đã được triển khai trên nền công nghệ tin học hiện đại đã
nâng cao tiến độ phục vụ khách hàng và góp phần tốt hơn cho công
tác quản lý, điều hành của Ban lãnh đạo, đồng thời phục vụ tốt hơn
cho công tác kiểm soát, phòng ngừa rủi ro
- Đầu tư phát triển thương hiệu: Các hoạt động tuyên truyền, quảng
cáo vẫn được tiến hành thường xuyên thông qua một công ty có chức
năng quan hệ cộng đồng ( P/R) chuyên nghiệp. Trong năm VP bank
đã thực hiện việc đăng kí thương hiệu để tránh sự tranh chấp thương
hiệu có thể phát sinh. Bên cạnh đó, ngân hàng còn tích cực quảng
15
cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức giao lưu với
các trường đại học, phát tờ rơi đến từng doanh ngiệp, chính thức khai
trương và đưa vào hoạt động trang web của ngân hàng, tài trợ cho
các chương trình thu hút nhiều người xem như: khởi nghiệp, ở nhà

chủ nhật, tổng hợp thông tin kinh tế cuối tuần Nhờ đó hình ảnh
của VP bank đã thu hút được sự quan tâm của khách hàng, niềm tin
của khách hàng cũng được nâng lên. Vấn đề xây dựng và củng cố
văn hoá doanh nghiệp cũng được VP bank đặc biệt quan tâm.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo nguồn nhân lực luôn được
VP bank coi là chiến lược phát triển dài hạn. Trong năm qua đã có
156 lượt người được đào tạo tại các trung tâm đào tạo bên ngoài, đặc
biệt là trung tâm đào tạo ngân hàng ( BTC), Hiệp hội ngân hàng, Hội
doanh nghiệp trẻ Việt Nam, trường Ngoại Thương
Ngân hàng đã đa dạng hoá các hình thức đào tạo, khuyến khích và
dành nhiều chế độ đãi ngộ cho nhân viên đi học.
- Đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới: Đây là hoạt động luôn
được ngân hàng đặc biệt quan tâm. Trong thời gian qua, ngân hàng
đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, tìm ra các sản
phẩm mới hấp dẫn dựa trên khả năng đánh giá tâm lí khách hàng và
tình hình kinh tế đất nước. Các sản phẩm mới như tiết kiệm an sinh,
tiết kiện dự thưởng và đặc biệt sản phẩm gửi tiết kiệm bù trượt giá
bằng đồng USD đã đem lại hiệu quả lớn và chỉ sau 1 tháng đã thu về
cho ngân hàng hơn 80 tỷ. Cũng chính nhờ sự đa dạng hoá đó đã giúp
ngân hàng vượt mức nhiệm vụ huy động vốn qua các năm và đạt tốc
độ tăng trưởng cao.
2.Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư
2.1 Quy trình thẩm định tại VP Bank:
VP Bank đã ban hành quy trình nghiệp vụ tín dụng riêng, áp dụng
trong toàn hệ thống trong đó có quy định cụ thể quy trình nghiệp vụ thẩm
định.
16
*Tiếp xúc với khách hàng, hướng dẫn lập hồ sơ vay:
Cán bộ nhân viên VP Bank tiếp xúc với các doanh nghiệp có nhu cầu
vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh hay thực hiện một dự án, nhân

viên hướng dẫn khách hàng cách lập hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ cần
thiết có liên quan. Chủ đầu tư theo đó lập hồ sơ hợp lệ gửi tới VP Bank.
*Tiếp nhận hồ sơ vay:
Hồ sơ thẩm định (đề nghị thẩm định) báo cáo tiền khả thi và báo cáo
khả thi được coi là hợp lý khi được chủ đầu tư thụ lý theo yêu cầu thông tư
số 06/1999/TT- BKH- ĐT ngày 24/11/1999 hướng dẫn về nội dung, tổng
mức đầu tư, hồ sơ thẩm định dự án đầu tư, báo cáo đầu tư và thông tư số
07/2000/TT- BKHĐT ngày 3/7/2000 về sửa đổi bổ xung thông tư số 06
*Thẩm định dự án:
- Cán bộ phòng tín dụng doanh nghiệp sẽ tiến hành thẩm định dự án
dầu tư về mọi mặt bằng cách xem xét các chỉ tiêu hiệu quả tải chính, khả
năng trả nợ của dự án đầu tư, tình hình pháp lý tài chính của chủ đầu tư từ
đó đưa ra ý kiến.
- Cán bộ thẩm định có thể thực tế đến tận điểm xây dựng doanh
nghiệp xem xét, hỏi ý kiến của các đơn vị có liên quan và các trung tâm
thông tin về tình hình tài chính, tư cách pháp lý, tình hình vay nợ của chủ
đầu tư.
- Phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp tiếp nhận hồ sơ vay, bảo
lãnh ( trong và ngoài nước), thanh toán mua bán ngoại tệ của khách hàng.
Thẩm định và có ý kiến đề xuất đề cấp trên làm cơ sở xem xét quyết định
cho vay vốn, tập hợp tài liệu, lập tờ trình thẩm định khách hàng về món
vay, bảo lãnh và hạn mức tín dụng, thuyết trình về tờ trình thẩm định khách
hàng trước ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng
- Đối với những dự án nhỏ, vay từ 2 tỷ đồng trở xuống và có tài sản
thế chấp, bảo lãnh thì chỉ cần lập ban tín dụng, ban này sẽ chịu trách nhiệm
thẩm định và quyết định cho vay vốn.
- Đối với những dự án lớn phức tạp, vay trên 2 tỷ đồng thì cần phải
lập hội đồng thẩm định xem xét, thẩm định dự án.
17
- Phòng đánh giá tài sản thé chấp cầm cố thực hiện việc thẩm định và

đánh giá các tài sản thế chấp cầm cố, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của tài
sản cầm cố thế chấp, thẩm định và chịu trách nhiệm về giá trị tài sản thế
chấp cầm cố đảm bảo cho khoản vay.
*Quyết định của người có thẩm quyền:
Sau khi tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn, các cán bộ có nhiệm vụ thẩm
định dự án đầu tưc lập thành tờ trình, trình lên ban tín dụng hoặc hội đồng
tín dụng quyết định, cán bộ thẩm định có thể nhậm xét khách quan về hồ sơ
xin vay vốn.
Ban tín dụng hoặc hội đồng tín dụng ( tuỳ thuộc vào từng dự án) sẽ
xem xét lại hồ sơ, ý kiến của cán bộ thẩm định từ đó quyết định có cho dự
án vay vốn hay không.
Nếu đồng ý sẽ cấp tín dụng cho dự án. Và sẽ thực hiện giải ngân theo
sự thoả thuận của 2 bên. Định kỳ sẽ kiểm tra việc sử dụng vốn bay của chủ
đầu tư, giám sát quá trình tiến hành dự án dể đảm bảo khả năng thanh toán
của dự án.

2.2 Nội dung thẩm định:
*Thẩm định về tư cách pháp lý:
Đối với khách hàng là doanh nghiệp trong nước:
- Xem xét quyết định hoặc giấy phép thành lập
+ Các TCT 91 phải có quyết định thành lập của thủ tướng chính phủ ký.
+ Các TCT 90 phải có quyết định thành lập do bộ trưởng quản lý
ngành ký.
+ Các doanh nghiệp thuộc tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương do
Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương ký quyết định
thành lập.
+ Hợp tác xã phải có biên bản hội nghị thành lập Hợp tác xã.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: do sở KHĐT nơi doanh
nghiệp đóng trụ sở chính cấp, đối với Hợp tác xã đăng ký kinh doanh do
UBND huyện cấp, trừ trường hợp kinh doanh trong các nghành nghề theo

18
quy định riêng của chính phủ thì do UBND tỉnh, Thành phố trực thuộc
trung ương cấp.
- Điều lệ: Điều lệ của doanh nghiẹp phải được cấp có thẩm quyền
thành lập xác nhận đối với điều lệ HTX phải được UBND quận huyện xác
nhận.
- Quyết định bổ nhiệm giám đốc ( Tổng giám đốc), kế toán trưởng
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:
+Hợp đồng liên doanh được ký kết đúng quy định của pháp luật.
+.Điều lệ: Đã được đăng ký tại cơ quan nhà nư
ớc có thẩm quyền cấp
+Giấy phép đầu tư.
+Danh sách HĐQT và tổng giám đốc có xác nhận của gộ hoặc sở
KH-ĐT.
+Văn bản xác nhận tư cách pháp lý, tình hình tài chính của các bên
liên doanh và của nhà đầu tư nước ngoài.
*Thẩm định về lịch sử hình thành, tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp, tư cách chủ doanh nghiệp:
- Lịch sử hình thành, phát triển của doanh nghiệp:
+Xuất xứ hình thành doanh nghiệp.
+Các bước ngoặt lớn đã trải qua: Thay đổi quy mô, công nghệ, loại
sản phẩm, bộ máy điều hành
+Những khó khăn, thuận lợi, lợi thế, bất lợi của doanh nghiệp.
+Uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
- Tư cách pháp lý của chủ sở hữu và lãnh đạo doanh nghiệp:
+Thẩm định về lịch sử bản thân, hoàn cảnh gia đình.
+Trình độ học vấn, chuyên môn.
+Trình độ quản lý, hiểu biết pháp luật.
+Những kinh nghiệm công tác đã qua, những thành công, thất bại
trên thương trường.

+Sức khoẻ, khả năng giao tiếp, quan niệm về sự nghiệp của nhà
doanh nhân
+ Thẩm định về uy tín của khách hàng trên thương trường :
19
Khách hàng của doanh nghiệp là công ty nào? nước nào? mối quan
hệ làm ăn có bền vững không? Mặt hàng của doanh nghiệp chiếm thị
trường được bao nhiêu so với các doanh nghiệp cùng ngành nghề, việc sản
xuất kinh doanh có ổn định không?
- Thẩm định về mục tiêu của dự án:
+Phân tích nhu cầu của thị trường hiện tại và tương lai về sản phẩm
mà dự án cung cấp.
+Phân tích mức độ cạnh tranh của các đối thủ sản xuất, kinh doanh
các mặt hàng cùng loại.
+Phân tích thị phần của dự án có khả năng chiếm lĩnh.
Nội dung của việc thẩm định này đóng vai trò quyết định đến tính
hiệu quả của dự án đầu tư, chỉ khi đảm bảo khả năng về mục tiêu dự án mới
thẩm định tiếp các nội dung thẩm định khác.
+ Phân tích các rủi ro mang tính thị trường của dự án.
- Thẩm định về hình thức đầu tư:
+Thực hiện đầu tư mới.
+ Thực hiện đầu tư cải tạo , mở rộng, nâng cấp hoặc hiện đại hoá.
-Thẩm định về địa điểm công trình.
- Thẩm định về phương diện kỹ thuật:
+Các phương án lựa chọn máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ
+Các phương án đảm bảo yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất
+Các phương án thi công, xây dựng
- Thẩm định về phương diện kinh tế
- Thẩm định về phương diện tổ chức, quản lý, vận hành công trình
- Thẩm định về phương diện vệ sinh môi trường.
*Thẩm định về thực lực tài chính của khách hàng

Để thẩm định khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng
cần dựa vào báo cáo tài chính hàng năm do khách hàng cung cấp kết hợp
với các nguồn thông tin khác. Nội dung thẩm định bao gồm:
20
-Nguồn vốn chủ sở hữu :cần đối chiếu với mức vốn pháp định đối
với mức vốn pháp định của khách hàng, nhận xét sự tăng giảm vốn chủ sở
hữu nếu có
-Kết quả sản xuất kinh doanh các năm trước, quý trước, nhận xét
nguyên nhân lỗ( lãi)
- Tình hình công nợ: bao gồm các khoản nợ với người mua, người
bán, với các tổ chức tín dụng khác, tình hình thanh toán với ngân sách
Khả năng trả nợ của khách hàng còn được đánh giá qua các hệ số tài
chính sau:
+Tỷ suất tài trợ: chỉ tiêu này cho biết mức độ tự chủ về tài chính của
khách hàng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ độc lập vềtài chính của
doanh nghiệp càng lớn.
+Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán khả năng thanh toán của doanh
nghiệp thể hiện rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
có khả năng thanh toán cao thì tình hình tài chính sẽ khả quan và ngược lại.
Các chỉ tiêu này bao gồm:tỷ suất thanh toán ngắn hạn, tỷ suất thanh toán
của VLĐ, tỷ suất thanh toán tức thời
+Các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh như: hệ số các khoản
nợ trên tổng tài sản, hệ số doanh lợi của VLĐ, hệ số khai thác tài sản.
Sau khi phân tích, cán bộ tín dụng cần có nhận xét về khả năng tài
chính của khách hàng tại thời điểm vay vốn
*Thẩm định về tài chính: Đây là phần thẩm định bắt buộc và phải
tiến hành kỹ lưỡng đối với bất kì dự án vay vốn nào. Nội dung thẩm định
bao gồm:
+Xác định mức vốn đầu tư bao gồm: vốn đầu tư cho tài sản cố định
và vốn đầu tư bảo đảm vốn lưu động ban đầu để vận hành dự án

+Cơ cấu nguồn vốn đầu tư : vốn tự có, vốn liên doanh, liên kết, vốn
đi vay
+Thời hạn thu hồi vốn
+Xác định điểm hoà vốn
21
+Kiểm tra tính hợp lý của các khoản chi phí đầu vào cũng như giá cả
đầu ra của sản phẩm
Trên cơ sở đó tính toán lại doanh thu, chi phí xác định lại dòng tiền
của dự án nếu có thay đổi. Cũng từ đó xác định các chỉ tiêu hiệu quả của dự
án, bao gồm chỉ tiêu giá trị lợi nhuân ròng của cả đời dự án (NPV) và chỉ
tiêu hoàn vốn nội bộ (IRR)

3.Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển và công tác thẩm định dự
án của ngân hàng
3.1. Về hoạt động đầu tư phát triển
Tuy trong năm vừa qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân hàng
năm sau có tăng hơn so với năm trước nhưng ngân hàng vẩn chưa thực sự
chú trọng cho công tác này. Hoạt động đầu tư chủ yếu vẩn là đầu tư theo
chiều rộng do nhu cầu mở rộng quy mô hoạt động đem lại, chứ chưa thực
sự quan tâm đầu tư theo chiều sâu.
- Về trang thiết bị , thông tin mặc dù : trang thiết bị ngân hàng
thường xuyên được đổi mới nhưng do cái đặc thù của ngành ngân hàng đòi
hỏi các thiết bị hiện đại, được cập nhật do đó nhiều lúc vẩn chưa theo kịp
các đòi hỏi của công việc .
-Về đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng chưa có một chương trình đào
tạo, phát triển tổng thể, cơ bản cho đội ngủ cán bộ thẩm định. Mặt khác
ngân hàng cũng không có một phòng chuyên thẩm định các dự án độc lập .
3.2.Về công tác thẩm định dự án
*Những mặt đạt được:
-Về phương pháp thẩm định:

Nếu như trước đây, công tác thẩm định hầu như chỉ chủ yếu xem xét
khía cạnh tài chính, thì đến nay nội dung thẩm định đã tính đến các khía
cạnh khác nhau của một dự án: đó không chỉ là việc tính toán các chỉ tiêu
tài chính mà còn xem xét tư cách pháp lý của người vay, lịch sử hình thành
và phát triển của doanh nghiệp, việc xem xét các yếu tố đầu vào, đầu ra của
dự án, phân tích các rủi ro mang tính thị trường. Bên cạnh đó còn thẩm
22
định về phương diện kỹ thuật, phương diện kinh tế, phương diện tổ chức,
vận hành công trình và phương diện vệ sinh môi trường. Như vậy nội dung
thẩm định đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực, phù hợp với những
tiêu chuẩn chung và với đòi hỏi phát triển của nền kinh tế thị trường
-Về phân cấp thẩm định
Ngân hàng đã có quy định rõ ràng đó là, đối với những dự án nhỏ có
tổng mức vốn dưới 2 tỷ đồng thì do các ban tín dụng tiến hành thẩm định,
còn đối với những dự án trên 2 tỷ, có tổng vốn đầu tư lớn, có tính chất phức
tạp về mặt kinh tế-kỹ thuật thì thẩm quyền thẩm định phải thuộc về hội
đồng tín dụng. Việc phân cấp thẩm định rõ ràng như vậy sẽ vừa giúp cho
công tác thẩm định được tiến hành nhanh chóng, không bị chồng chéo, rút
ngắn thời gian thẩm định đồng thời tránh được những rủi ro có thể gây ra
những thiệt hại cho ngân hàng
-Về cán bộ thẩm định
Vpbank có đội ngủ cán bộ có nghiệp vụ giỏi (98%có trình độ đại
học và trên đại học ) , có kinh nghiệm , năng động nhiệt tình . Mặt khác
ngân hàng còn thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn
nhằm bồi dưỡng , nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên ,đồng thời có
chính sách khen thưởng , động viên , đãi ngộ đúng mức , từ đó khuyến
khích nhân viên phấn đấu. Đội ngũ nhân lực trẻ, có trình độ chính là thế
mạnh lớn nhất của ngân hàng
-Về thời gian thẩm định
Thời gian thẩm định được ngân hàng quy định như sau:

TT

Lo
ại công việc

Th
ời gian thực hiện

1 Thẩm định hồ sơ tín dụng Max=15 ngày
2 Tái thẩm định Max=5 ngày
3 Lãnh đạo phòng tín dùng kiểm
soát hồ sơ
Max=3 ngày
4 Quyết định của ban tín dụng Max=5 ngày
5 Quyết định của hội đồng tín Max=10 ngày
23
dụng
6 Phê duyệt của HĐQT Max=15 ngày
7 Thời giải quyết hồ sơ cho vay Max=45 ngày
8 Kiểm tra và xử lý nợ vay ít nhất 3 tháng 1 lần


Trong thời gian qua, Vpbank đã tích cực đổi mới quy trình thẩm định
dự án, nhờ đó thời gian thẩm định ngày càng được rút ngắn sao cho phải
đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời, không để lỡ cơ hội đầu tư nhưng vẫn
đảm bảo chất lượng thẩm định . Nhờ đó, ngân hàng đã chiếm được lòng tin
của khách hàng và số lượng dự án mà ngân hàng tài trợ ngày càng tăng lên
.
* Những mặt còn hạn chế :
Bên cạnh những mặt đã đạt được, công tác thẩm định dự án đầu tư

tại ngân hàng còn vấp phải những khó khăn tồn tại đó là :
Về phương pháp thẩm định : Các chỉ tiêu thẩm định còn đơn giản, trong
nhiều dự án, việc xác định các khoản chi phí doanh thu, nguyên vật liệu
còn dựa trên sự đánh giá chủ quan, thiếu cơ sở . Chưa có sự kết hợp linh
hoạt nhiều phương pháp trong thẩm định dự án
Mặt khác: Nội dung thẩm định về mặt kinh tế xã hội, môi trường
chưa được quan tâm một cách đúng mức
Về cán bộ thẩm định : Đội ngủ cán bộ của Vpbank sáng tạo, năng
động, nhiệt tình tuy nhiên đa số là cán bộ trẻ, trình độ thẩm định dự án đầu
tư xin vay vốn còn yếu thiếu kinh nghiệm và chưa dày dặn trong kinh tế thị
trường đã có những thời kỳ tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 30% - 40%
nhưng các khoản nợ khó đòi cũng rất cao . Nguyên nhân chủ yếu là do
chính sách tín dụng dễ dãi của ngân hàng, bên cạnh đó còn xuất phát từ
nguyên nhân chủ quan ở phía cán bộ tín dụng . Một số cán bộ thẩm định
có tinh thần trách nhiệm chưa cao, cố tình gò ép thời hạn cho vay để phù
hợp với tính chất của nguồn vốn khiến người vay không trả được nợ như đã
24
cam kết . Điều này đã làm trầm trọng thêm những khó khăn cho ngân hàng,
đẩy ngân hàng vào những khó khăn chồng chất, tỷ lệ nợ xấu /tổng dư nợ ở
mức cao.
 Các thông tin được sữ dụng cho thẩm định còn thiếu khách quan
.Các thông tin dùng để phân tích đánh giá dự án chủ yếu từ hồ sơ
xin vay vốn và luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng cung
cấp . Trong nhiều trường hợp, để vay được vốn , khách hàng đã cố
tình khai báo không trung thực mục đích, cũng như các thông tin
tài chính khác của dự án dẫn đến làm ảnh hưởng tới chất lượng của
công tác thẩm định . Có những trường hợp do không kiểm tra kỹ
hợp đồng đã dẫn tới tình trạng khách hàng sử dụng một tài sản thế
chấp để vay nhiều lần ở nhiều ngân hàng khác nhau cùng một lúc .
 Thời gian thẩm định tuy có được rút ngắn nhưng vấn đề ở chổ chất

lượng thẩm định cũng vẫn được đảm bảo một cách tương ứng .
Không vì rút ngắn thời gian thẩm định mà rút bớt các khâu, các
quy trình dẫn đến kết quả thẩm định không khách quan
3.3. Nguyên nhân
- Nguyên nhân chủ quan :
 Quy trình thẩm định dự án mà ngân hàng đang áp dụng còn lạc
hậu, chưa theo kịp các tiêu chuẩn của quốc tế . Trình độ đội ngủ
cán bộ còn hạn chế, công tác tuyển chọn và đào tạo cán bộ còn
chưa hợp lý .
 Thông tin cho hoạt động thẩm định còn hạn chế ngân hàng chưa
xây dựng được một hệ thống thông tin đa dạng với các chỉ tiêu
thẩm định được tiêu chuẩn hoá nhằm phục vụ cho công tác thẩm
định .
- Nguyên nhân khách quan :

 Môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ và đồng
bộ. Các định mức, các tiêu chuẩn của các bộ, ngành chưa được quy
25
định một cách cụ thể, rõ ràng làm cơ sở cho công tác thẩm định dự
án .
 Hệ thống kiểm toán và các tổ chức có chức năng thanh tra kiểm
soát các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp hoạt động chưa
thực sự có hiệu quả . Từ đó dẫn đến những thông tin tài chính của
doanh nghiệp được khai báo một cách không khách quan .
 Hiện nay ở Việt Nam đã hình thành cơ quan đăng ký giao dịch tài
sản đảm bảo, điều này đã hạn chế được rủi ro do việc khách hàng
không trung thực, dùng một tài sản đảm bảo để thế chấp nhiều lần

×