Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đề tài: Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông hộ ở xã Cần Đăng-H.Châu Thành-An Giang pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.91 MB, 107 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU
QUẢ KINH TẾ TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA
NÔNG HỘ Ở XÃ CẦN ĐĂNG - HUYỆN
CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
LÊ QUANG VIẾT PHẠM THỊ KIM SANG
MSSV: 4054247
Lớp : Kinh tế nông nghiệp 1
Cần Thơ, 05/2009
i
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình học tập tại khoa Kinh Tế QTKD – trường Đại học Cần
Thơ. Em đã được sự hướng dẫn tận tình của quý thầy cô và đã tiếp thu được rất
nhiều kiến thức bổ ích cho bản thân, đặc biệt là trong quá trình thực hiện luận
văn tốt nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô khoa Kinh Tế QTKD – trường Đại
học Cần Thơ. Đặc biệt là thầy Lê Quang Viết đã tận tình hướng dẫn em trong quá
trình thực hiện đề tài luận văn này.
Em xin gởi cám ơn chân thành đến các chú, anh chị ở phòng Nông Nghiệp
huyện và các anh chị ở xã Cần Đăng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em khảo sát
thực tế và thu thập số liệu tại địa phương, cám ơn các bạn cùng nhóm đã giúp em
trong việc trao đổi kinh nghiệm cũng như trong học tập.
Sau cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, cùng các chú, anh chị ở phòng
Nông Nghiệp huyện và xã Cần Đăng ngày càng dồi dào sức khỏe và luôn thành
công trong cuộc sống.
Ngày…… tháng…….năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Kim Sang


ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện. Các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là hoàn toàn trung thực. Đề tài này không
trùng với bất kỳ đề tài khoa học nào.
Ngày… tháng……năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Kim Sang
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Châu Thành, ngày… tháng……năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
iv
NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Họ và tên người hướng dẫn: LÊ QUANG VIẾT
Học vị:
Chuyên ngành:
Cơ quan công tác: Bộ môn Marketing, Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh

Họ và tên sinh viên: PHẠM THỊ KIM SANG.
Mã số sinh viên: 4054247
Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp
Tên đề tài: Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của
nông hộ ở xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo



2. Về hình thức



3. Ý nghĩa khoa học thực tiễn



4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn



v
5. Nội dung và các kết quả đạt được








6. Nhận xét khác





7. Kết luận






Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2009
Giáo viên hướng dẫn
Lê Quang Viết
vi
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………
Cần Thơ, ngày… tháng… năm 2009
Giáo viên phản biện
vii
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1
1.2.1. Mục tiêu chung 1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2. Không gian 2
1.3.3. Thời gian 2
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2
CHƯƠNG 24: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4
2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ 4
2.1.2. Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu tài
chính khác 5
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa 6
2.1.4. Những mô hình khoa học được người dân áp dụng trong sản xuất 8
2.1.5. Lịch thời vụ 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu 12
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 13
2.2.4. Phương trình hồi quy tuyến tính 14

CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU 16
3.1. KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH AN GIANG 16
3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI Ở HUYỆN CHÂU THÀNH –
viii
TỈNH AN GIANG 17
3.3. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA HUYỆN PHỤC VỤ SẢN
XUẤT NÔNG NGHIỆP 20
3.3.1. Về cơ giới hóa công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch 20
3.3.2. Về điện khí hóa các trạm bơm tưới tiêu 20
3.4. THỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY
SẢN CỦA HUYỆN CHÂU THÀNH 21
3.4.1 Trồng trọt 21
3.4.2. Chăn nuôi 25
3.4.3. Thủy sản 27
3.5. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT LÚA CỦA XÃ TỪ NĂM 2006 – 2010 28
3.5.1. Vị trí địa lý 29
3.5.2. Địa hình 29
3.5.3. Khí hậu 29
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH
TẾ TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA NÔNG HỘ Ở XÃ CẦN ĐĂNG -HUYỆN
CHÂU THÀNH - TỈNH AN GIANG 31
4.1. PHÂN TÍCH VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT 31
4.1.1. Các giai đoạn của quá trình sản xuất 32
4.1.2. Phân tích các yếu tố đầu vào 34
4.1.3. Phân tích các yếu tố đầu ra 35
4.1.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng suất lúa 36
4.2. PHÂN TÍCH CHI PHÍ SẢN XUẤT LÚA 43
4.2.1. Chi phí sản xuất vụ Đông Xuân 44
4.2.2. Chi phí sản xuất vụ Hè Thu 44

4.2.3. Chi phí sản xuất vụ Thu Đông 45
4.3. PHÂN TÍCH VỀ HÀM LỢI NHUẬN SẢN XUẤT LÚA 51
4.3.1. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Đông Xuân 51
4.3.2. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Hè Thu 53
4.3.3. Hàm lợi nhuận sản xuất vụ Thu Đông 54
4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA CỦA NÔNG HỘ 56
4.4.1. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu 56
ix
4.4.2. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Đông Xuân và vụ Thu Đông 57
4.4.3. Hiệu quả sản xuất giữa vụ Hè Thu và Thu Đông 59
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH VÀ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT NHẰM
CẢI THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU 65
5.1. PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ ĐE
DỌA CỦA MA TRẬN SWTO TỪ VIỆC TRỒNG LÚA CỦA
NÔNG HỘ 65
5.1.1. Điểm mạnh 65
5.1.2. Điểm yếu 66
5.1.3. Cơ hội 66
5.1.4. Đe dọa 67
5.2. MA TRẬN SWOT 68
5.3. GIẢI PHÁP HIỆN TẠI 69
5.3.1. Thông tin thị trường 69
5.3.2. Các chính sách tín dụng hỗ trợ 69
5.3.3. Gặp gỡ bốn nhà 69
5.4. GIẢI PHÁP CÓ TÍNH LÂU DÀI 69
5.4.1. Đào tạo nguồn nhân lực 69
5.4.2. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật 70
5.4.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế 70
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 71

6.1. KẾT LUẬN 71
6.2. KIẾN NGHỊ 72
x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Thực trạng và hiệu quả sản xuất lúa ba vụ của huyện Châu Thành 21
Bảng 2 : Thực trạng và hiệu quả sản xuất cây màu của huyện Châu Thành 23
Bảng 3: Thực trạng và hiệu quả chăn nuôi của huyện Châu Thành 25
Bảng 4: Thực trạng và hiệu quả nuôi trồng thủy sản của
huyện Châu Thành 27
Bảng 5. Diện tích gieo trồng, năng suất và sản lương lúa của xã
giai đoạn 2006 – 2010 28
Bảng 6: Tỷ lệ (%) hộ áp dụng khoa học kỹ thuật 31
Bảng 7: Hình thức cắt, suốt lúa của nông hộ 34
Bảng 8:Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của
nông hộ năm 2007 - 200837
Bảng 9. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của
nông hộ năm 2007 – 2008 38
Bảng 10. Kết quả phân tích các yếu tố chi phí ảnh hưởng đến năng suất lúa của
nông hộ năm 2007 – 2008 40
Bảng 11: Các khoản chi phí đầu tư bình quân gữa các vụ Đôngg Xuân, Hè Thu
và Thu Đông 43
Bảng 12: Các khoản chi phí trung bình cả năm giữa các vụ Đông Xuân, hè thu và
Thu Đông 46
Bảng 13. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của
nông hộ 2007 – 2008 52
Bảng 14: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của
nông hộ 2007 – 2008 54
Bảng 15: Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa của
nông hộ 2007 – 2008 54

Bảng 16: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông xuân và Hè Thu 56
Bảng 17: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Đông xuân và Thu Đông 57
Bảng 18: Hiệu quả sản xuất lúa giữa vụ Hè Thu và Thu Đông 59
Bảng 19: Một số chỉ tiêu tài chính về hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ giữa vụ Đông
Xuân, Hè Thu và Thu Đông 62
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Biểu đồ 1: Chi phí sản xuất giữa vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu và vụ
Thu Đông 43
Biểu đồ 2: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ
Đông Xuân và Hè Thu 56
Biểu đồ 3: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ Đông
Xuân và Thu Đông 58
Biểu đồ 4: So sánh tổng doanh thu, tổng chi phí và tổng lợi nhuận giữa vụ
Hè Thu và Thu Đông 59
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
CK Chứng khoán.
NĐT Nhà đầu tư.
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán.
TNHH Trách nhiệm hữu hạn.
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh.
TTCK Thị trường chứng khoán.
TTGDCK Trung tâm giao dịch chứng khoán.
TTLKCK Trung tâm lưu ký chứng khoán.
UBCKNN Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
VN Việt Nam.
Tiếng Anh

HOSE Hochiminh Stock Exchange (sàn giao dịch chứng
khoán Thành phố Hồ Chí Minh).
OTC Over The Counter (thị trường phi tập trung).
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 1 -
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng sông Cửu Long được tạo thành bởi sự bồi đắp phù sa của chín
nhánh sông – dòng sông Mê Kông huyền thoại, là dựa lúa lớn nhất của Viêt Nam.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh và tỉnh An Giang là khu vực có diện tích
trồng lúa lớn nhất so với các tỉnh với những điều kiện thuận lợi, được thiên nhiên
ưu đãi như hệ thống sông ngòi, kênh gạch chằn chịt, phù sa quanh năm được bồi
đắp bởi hệ thống sông Hậu đất đai màu mỡ thích hợp cho việc trông lúa, người
dân xã Cần Đăng - huyện Châu Thành – tỉnh An Giang đã tận dụng những gì
thiên nhiên ban tặng để đưa vào quá trình sản xuất của họ. Mặt khác, nơi đây còn
có được truyền thống trồng lúa lâu đời nên người dân đã tích lũy được bề dày
kinh nghiệm trong sản xuất. Hiện nay trình độ dân trí ngày được nâng cao thì
người sản xuất luôn nghỉ đến việc khai thác hiệu quả các nguồn lực đất, nước, lao
động Từ kinh nghiệm thực tiễn, từ gợi ý của các trung tâm khuyến nông, từ các
cơ quan phổ biến thông tin đại chúng nên hiện nay nhiều khu vực của huyện
ngoài trồng lúa hai vụ cũng đã áp dụng trồng lúa ba vụ. Trong ba vụ Đông Xuân,
Hè Thu, Thu Đông năm 2008 vừa qua, xã đã đạt được năng suất cao so với năm
trước. Vậy quá trình sản xuất này diễn ra như thế nào?, mô hình sản xuất lúa có
đạt hiệu quả kinh tế không? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, nên em đã chọn đề tài
“Phân tích tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông
hộ ở xã Cần Đăng huyện Châu Thành tỉnh An Giang”
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là miêu tả và phân tích tình hình sản xuất, hiệu

quả kinh tế của việc sản xuất lúa hai vụ và lúa ba vụ của nông hộ ở xã Cần Đăng
huyện Châu thành tỉnh An Giang. Từ đó đánh giá được hiệu quả kinh tế từ việc
trồng lúa của nông hộ và đề xuất được các giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế
của địa bàn nghiên cứu.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 2 -
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích các yếu tố đầu vào và đầu ra của việc trồng lúa hai vụ và ba vụ
của nông hộ.
 Phân tích về chi phí và lợi nhuận sản xuất từ việc trồng lúa của nông hộ
 Những điểm mạnh, điểm yếu cũng như những cơ hội, rủi ro trong quá
trình trồng lúa của nông hộ ở địa phương
 Đánh giá hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ cùng với việc áp dụng khoa
học kỹ thuật trong sản xuất.
 Đề xuất một số giải pháp cụ thề nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô
hình sản xuất lúa hai vụ và ba vụ
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế từ việc trồng lúa của nông
hộ ở xã Cần Đăng huyện châu Thành tỉnh An Giang.
1.3.2. Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi của xã Cần Đăng, huyện
Châu Thành, An Giang trong năm 2007-2008
1.3.3. Thời gian
Dựa vào số liệu do phỏng vấn từ các hộ trồng lúa ở xã Cần Đăng, huyện
Châu thành, An Giang trong năm 2007-2008.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
Châu Thị Kim Lan (2007). Phân tích các chỉ tiêu tài chính của mô hình lúa
đơn và lúa cá ở xã trường xuân huyện châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Qua đề tài
tác giả đã dùng phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp so sánh và

phương pháp phân tích hồi quy tương quan, bên cạnh đó tác giả xử lý số liệu
bằng phần mềm Excel để nhằm thấy được hiệu quả kinh tế của mô hình như: các
chỉ tiêu tài chính của mô hình, so sánh hiệu quả kinh tế của mô hình, đề xuất các
giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình
sản xuất lúa của nông hộ.
Nguyễn Thị Thu Hương (2006). Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật
đến hiệu quả sản xuất lúa tại xã Hồ Đắc Kiện, huyện Mỹ Tú, Tỉnh Sóc Trăng”.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 3 -
Qua đề tài tác giả đã dùng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh
(So sánh các loại chi phí, thu nhập, thu nhập ròng trước và sau khi áp dụng mô
hình 3 giảm – 3 tăng, mô hình IPM, mô hình giống mới) và phương pháp phân
tích hồi quy bằng cách chạy số liệu thông qua phần mềm SPSS để nhằm thấy
được: Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có,
phân tích sự lựa chọn áp dụng khoa học kỹ thuật mới của nông hộ, nhận định và
phân tích chính sách liên quan đến việc hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật mới, đánh giá
hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với việc áp dụng khoa học kỹ thuật mới, đề
xuất các giải pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong
quá trình triển khai và ứng dụng kỹ thuật đối với nông hộ sản xuất.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 4 -
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ
Nông hộ là những hộ nông dân làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư
nghiệp,dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, hoặc kết hợp làm nghề. Sử dụng lao động
tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ (hộ nông dân)
là gia đình sống bằng nghề nông, họ có những đặc trưng riêng có một cơ chế vận
hành khá đặc biệt không giống như nhũng đơn vị kinh tế khác như: ở nông hộ có

sự thống nhất chặt chẽ giữa việc sở hữu, quản lý, sử dụng các yếu tố sản xuất có
sự thống nhất giữa quá trình sản xuất trao đổi, phân phối sử dụng và tiêu dùng.
Nông hộ tiến hành sản xuất nông lâm ngư nghiệp, để phục vụ cuộc sống
và người ta gọi đó là kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất
có hiệu quả kinh tế- xã hội, tồn tại và phát triển lâu dài có vị trí quan trọng trong
sản xuất nông nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp
nông thôn. Kinh tế nông hộ phát triển tạo ra sản lượng đa dạng, có chất lượng,
giá trị ngày càng cao, góp phần tăng thu nhập cho mỗi gia đình nông dân, cải
thiện đời sống mọi mặt ở nông thôn, cung cấp sản xuất cho công nghiệp và xuất
khẩu, đồng thời thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngay từ kinh tế hộ.
Kinh tế nông hộ là thành phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế
nói chung, ở nước ta hiện nay dân số và lao động sống ở nông thôn vẫn chiếm tỷ
trọng cao. Số lượng hộ gia đình ở nông thôn nói chung cũng như số hộ nông dân
không ngừng tăng lên. Kinh tế nông hộ có những đặc điểm khác với các thành
phần kinh tế khác như: vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng, các thành
viên trong nông hộ thống nhất với nhau về hành động đều làm hết sức mình để có
thu nhập cao cho gia đình. Sự phân công lao động lao động trong nông hộ có ưu
điểm mà các thành phần kinh tế khác không thể có được: đó là tính tự nguyện, tự
giác cao và tận dụng tối đa khả năng của mỗi người trong lao động. Trong quá
trình quản lý phân phối sản phẩm được xử lý nhanh, kịp thời và các quyết định
đều hành được đúng đắn.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 5 -
Tóm lại, kinh tế hộ nông dân phát triển với tư cách là những đơn vị tự chủ,
trong quá trình trao đổi mới đã có những đóng góp to lớn vào sản xuất của nước
ta tạo ra sự tăng trưởng liên tục về lương thực và các ngành sản xuất khác trong
nông nghiệp. Kinh tế hộ ở nông thôn là loại hình sản xuất có hiệu quả về kinh tế
xã hội tồn tại và phát triển lâu dài, có vị trí quan trọng trong sản xuất nông
nghiệp và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tiếp tục đẩy mạnh
kinh tế hộ phát triển. Kinh tế hộ nông dân trong thời kỳ đổi mới không chỉ dừng

lại ở kinh tế tiểu nông tự cấp, tự túc mà đang tự thân vận động theo quy luật phát
triển kinh tế khách quan phục vụ công nghiệp hóa đất nước. Các hộ nông dân về
kinh tế còn yếu kém từ chỗ sản xuất tự túc thiếu ăn vươn lên mức đủ ăn, từ sản
xuất đủ ăn vươn lên sản xuất thừa ăn. Đặc biệt, là hiện nay các hộ nông dân đã
thâm canh tăng vụ kết hợp xen canh tăng vụ dẫn đến hiệu quả ngày càng cao.
2.1.2. Một số khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các chỉ tiêu
tài chính khác
 Doanh thu
Doanh thu là tổng các khoản thu nhập của nông hộ từ hoạt động sản xuất
và tiêu thụ sản phẩm.
 Chi phí
Chi phí nói chung là sự hao phí thể hiện bằng tiền trong quá trình kinh
doanh với mong muốn mang về một sản phẩm dịch vụ hoàn thành hoặc một kết
quả kinh doanh nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất của
nông hộ nhằm đến việc đạt được mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
 Lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của sản xuất kinh doanh đó
chính là phần chênh lệch thu nhập và chi phí.
 Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Thu nhập / chi phí: là chỉ số được tính bằng cách lấy tổng thu nhập chia
cho tổng chi phí. Tỉ số này cho biết một đồng chi phí đầu tư, chủ thể đầu tư sẽ
thu lại được bao nhiêu đồng thu nhập. Được tính như sau:
Doanh thu = Năng suất x Đơn giá x Đơn vị viện tích
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 6 -
Lợi nhuận / Chi phí: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia cho
tổng chi phí. Tỉ số này nói lên một đồng chi phí bỏ ra thì chủ thể đầu tư sẽ thu lại
được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Được biểu hiện bởi công thức sau:
Lợi nhuận / Thu nhập: là tỉ số được tính bằng cách lấy tổng lợi nhuận chia
cho tổng thu nhập. Tỉ số này thể hiện một đồng thu nhập có bao nhiêu đồng lợi

nhuận nó phản ánh mức lợi nhuận so với tổng chi phí. Được biểu hiện bởi công
thức sau:
Lợi nhuận/ngày: là tỷ số (tính cho suốt vụ): Chỉ tiêu này phản ánh trong một
ngày sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa
Nước: hòa tan các chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng trong đất để cung
cấp cho cây. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây hầu hết là chất khoáng nếu
không được hòa tan trong nước thì rễ cây không hút được.
Nước trong đất góp phần vào việc cải tạo đất, nó tạo điều kiện cho vi sinh
vật hoạt động phân giải các chât hữu cơ làm tăng độ phì nhiêu của đất. Trong quá
trình sinh trưởng cây trồng cần nhiều nước cho bộ rễ phát triển mạnh hấp thụ
dinh dưỡng tốt hơn.
Thu nhập
TN / CP =
Chi phí
Lợi nhuận
LN / CP =
Chi phí
Lợi nhuận
LN / TN =
Thu nhập
Lợi nhuận
TN/Ngày =
Ngày
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 7 -
Giống: Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học các loại giống
mới được tạo ra ngày càng nhiều nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên mỗi loại giống có những đặc điểm riêng, có giống chịu hạn tốt,
có giống khán bệnh tốt và khán sâu tốt, Những đặc tính này nếu được khai thác

phù hợp với từng loại đất và khí hậu thì nó sẽ mang lại năng suất cao và phẩm
chất tốt hơn cho cây trồng giúp người nông dân bán được giá cao hơn.
Phân bón: có 16 dưỡng chất cần thiết cho cây trồng. Trong đó có 3 nguyên
tố do nước và không khí cung cấp ( C, H, O). Mười ba nguyên tố khác do đất đai
và phân bón do con người cung cấp. Phân bón được chia thành các lọa phân sau
đây gắn liền và với tác dụng của chúng lên cây trồng.
+ Phân đạm (URE):là chất tạo hình cho cây lúa là thành phần chủ yếu của
Protein.
+ Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân
có trong thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ phận
mới của cây.
Lân tham gia vào thành phần các enzim, các prôtêin, tham gia vào quá trình
tổng hợp các axit amin.
Lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan
rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ
ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả
sớm và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận
lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại
v.v…
+ Phân Kali: Kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lượng
trong quá trình đồng hoá các chất dinh dưỡng của cây
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không lợi
từ bên ngoài và chống chịu đối với một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc,
ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu hạn, chịu rét.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của cây.
Kali làm tăng hàm lượng đường trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tươi, làm
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 8 -

cho hương vị quả thơm và làm tăng khả năng bảo quản của quả. Kali làm tăng
chất bột trong củ khoai, làm tăng hàm lượng đường trong mía.
+ Thuốc trừ sâu bệnh: Do thời tiết thường có những diễn biến phức tạp, là
điều kiện thuận lợi cho loại sâu bệnh phát triển. Để phòng chống sâu bệnh có
hiểu quả nhanh và ít tốn công người ta thường dùng các loại thuốc hóa học để
phun cho lúa. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cho việc phòng trừ sâu bện này là rất cao
và khả năng sâu bệnh kháng thuốc ngày càng tăng.
+ Chăm sóc: Trong quá trình sản xuất lúa thì khâu chăm sóc là quá trình rất
quan trọng. Việc chăm sóc tốt giúp ta phát hiện được sâu bệnh sớm, từ đó có biện
pháp phòng trừ kịp thời hạn chế thấp nhất do sâu bệnh gây ra.
2.1.4. Những mô hình khoa học được người dân áp dụng trong sản xuất
2.1.4.1. Mô hình ba giảm ba tăng
Mục đích
Giúp nông dân tự nhận thấy canh tác theo tập quán cũ (gieo sạ dầy, bón
phân không cân đối, sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật, ) là không cần thiết.
Giảm ô nhiễm môi trường sống.
Giúp nông dân tự đánh giá việc bón phân không hợp lý có liên quan đến
dịch hại.
Tạo sự tin tưởng cho nông dân về hiệu quả của các lần phun thuốc trừ sâu
trước và sau khi tham gia thí nghiệm.
Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao thu nhập cho hộ gia
đình.
Góp phần nâng cao phẩm chất gạo xuất khẩu,
 Ba giảm: Ba giảm bao gồm giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ
thực vật.
* Giảm giống:
Mục tiêu của chương trình đưa ra là phải sử dụng hạt giống tốt khỏe, giống
không bị lẫn tạp với hạt cỏ lép lững, hạt bị nhiễm nấm bệnh, lúa cỏ… có sức nẩy
mầm tốt (trên 85%). Phương pháp sạ được khuyến khích là sạ hàng hoặc sạ lang
với mật độ sạ từ 70 – 120 kg/ha. Lợi ích của cách làm này là ít hao giống, ít tốn

phân, ít bị sâu bệnh… tiết kiệm được chi phí.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 9 -
Nếu giữ theo tập quán cũ như phần lớn nông dân sử dụng lúa thương phẩm
làm giống với mật độ sạ duy trì ở mức khá cao (200 – 250 kg/ha), tỷ lệ lẫn tạp
cao dẫn tới năng suất và chất lượng giảm thì rõ ràng sẽ tốn nhiều giống dễ đổ
ngã, tốn nhiều phân, dễ bị sâu bệnh tấn công… tốn nhiều chi phí.
* Giảm phân:
Theo đánh giá của các nhà khoa học có sự biến động rất lớn về nguồn đạm
được bổ sung trong đất ruộng nông dân, mức bón đạm theo qui trình nông dân
cũng thay đổi rất lớn tùy từng ruộng. Sự thay đổi mức đạm bón vào và N được
cung cấp cũng thay đổi rất lớn từ vụ này sang vụ khác, rõ ràng là nông dân chỉ
chú trọng vào phân đạm (bón đạm rất cao 100 – 135 kg/ha) vì nó là yếu tố dễ
thấy trong khi đó thường xem nhẹ vai trò của lân và kali cùng các nguyên tố vi
lượng khác mà quên rằng hàng năm cây lúa lấy đi từ đất một lượng rất lớn các
chất dinh dưỡng trong đất. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng suy
thoái đất trầm trọng hiện nay và ngày càng nghiêm trọng hơn khi đất trồng lúa
sản xuất 3 vụ/năm rất phổ biến.
Một thực tế nữa là khả năng hấp thu đạm vào ruộng nông dân chỉ đạt
30 – 40% so với tổng số đạm bón vào đất. Điều này đồng nghĩa với việc hàng năm
lượng phân đạm bị mất đi do bốc hơi, thẩm thấu… nên lãng phí rất lớn.
Cũng như các cây trồng khác, cây lúa cần 16 chất trong không khí, nước,
đất, nhưng bắt buộc phải trả lại cho đất: Đạm (N), lân (P), kali (K). Nông dân
thấy bón Urê là lúa xanh nên không chịu bón NPK, dẫn đến ba tác hại:
- Đất bị huy động hết P và K nên mùa này bón 120 kg/ha thì mùa sau phải
bón bù 140 kg/ha lúa mới xanh
- Bón nhiều Urê thì tán lá xanh tốt nhưng thân mảnh khảnh, chống bệnh
yếu, còn dễ bị đổ ngã, ngã thì dưỡng chất đi lên bị trở ngại, hạt gạo dễ bị bạc
bụng
- Tán lá to thì có những chồi ăn hại không trổ bông nhưng cũng tham gia ăn

phân
Thêm vào đó, nếu bón N với liều lượng cao trong điều kiện nhiệt độ và ẩm
độ cao là yếu tố góp phần đáng kể tới sự xuất hiện bệnh vàng lá lúa.
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 10 -
Vấn đề mấu chốt ở đây chính là điều chỉnh lượng phân cho phù hợp theo
khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất là yếu tố then chốt để đạt năng suất cao và
ổn định. Trên quan điểm đó 3 giảm 3 tăng khuyến cáo rằng:
– Bón cân đối phân lân và phân kali theo từng mùa vụ và loại đất
– Sử dụng bảng so màu lá lúa để xác định trọng lượng phân đạm cần bón
cho lúa vào 2 thời điểm 20 – 25 ngày sau khi sạ và 40 – 45 ngày sau khi sạ
* Giảm thuốc:
Thông thường ngay từ đầu quy trình kỹ thuật sản xuất người nông dân đã sạ
với mật độ cao, bón phân nhiều nên cây lúa yếu (sức đề kháng kém), sâu bệnh
cũng nhiều theo về mật số và mức độ cũng như tính chất gây hại nghiêm trọng
của nó.
Hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất lúa là biện pháp kỹ
thuật đóng vai trò quan trọng trong “3 giảm 3 tăng”, mà nội dung cốt yếu chính
là không phun thuốc trừ sâu trong giai đoạn 40 ngày sau khi sạ vì trong thời gian
này cây lúa có khả năng bù đắp những thiệt hại này do sâu bệnh gây ra. Lợi ích
của việc giảm thuốc trừ sâu là vừa bảo vệ thiên địch (côn trùng, thiên địch có ích)
để khống chế sự bộc phát của nhiều dịch hại khác vừa giảm ô nhiễm môi trường
và giảm chi phí đầu tư, bên cạnh đó còn tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt và an
toàn cho người tiêu dùng.
 Ba tăng: ba tăng gồm tăng năng suất, tăng chất lượng gạo và tăng lợi
nhuận.
Theo đánh giá của ngành nông nghiệp và bà con nông dân, nếu áp dụng tốt
chương trình “3 giảm 3 tăng” trong canh tác lúa, trước tiên sẽ giảm từ 30 – 50%
lượng giống gieo sạ, kế tiếp tiết giảm 1/3 phân đạm và hạn chế số lần phun thuốc
bảo vệ thực vật trên đồng ruộng nhất là giảm phun thuốc trừ sâu trong 1 tháng

đầu sau khi sạ, từ đó tăng năng suất và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất,
sau cùng là bảo vệ sinh thái trên đồng ruộng và tạo sản phẩm an toàn cho người
tiêu dùng.
2.1.4.2. Mô hình sạ lúa theo hàng
Mô hình sạ lúa theo hàng do phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn
huyện Mỹ Tú tổ chức trình diễn trong vụ Đông Xuân năm 2000 – 2001, máy sạ
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp
SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 11 -
hàng bằng động cơ KubotaL2001 cho thấy kết quả một số mặt tốt hơn so với sạ
hàng bằng công cụ kéo tay:
– Tiết kiệm được trên 50% hạt giống
– Tăng năng suất (300 – 500 kg/ha)
– Ruộng bằng phẳng hơn
– Không có dấu chân người như sạ tay
– Năng suất làm việc của máy này có thể sạ từ 4 – 5 ha trong một ngày,
cao hơn sạ tay 10 lần
2.1.5. Lịch thời vụ
Lịch thời vụ cho sản xuất nông nghiệp của vùng để biết mức độ ô nhiễm
môi trường hiện tại và tiềm tàng do sử dụng nông dược. Đồng thời nó giúp xác
định những tháng thuận lợi và khó khăn hoặc những tháng có thay đổi quan trọng
có thể tác động việc sản xuất của nông hộ.
Tùy điều kiện và tình hình sản xuất của vụ trước đó mà người sản xuất
quyết định thời điểm gieo trồng, nhưng thường rơi các các khoảng thời gian như
trên. Trung bình một vụ kéo dài 95 đến 105 ngày. Khi kết thúc một vụ thì các hộ
mất trung bình 15 ngày để chuẩn bị giống và chuẩn bị đất để xuống giống vụ tiếp
theo. Vào các thời điểm như cuối tháng 3, cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 và đầu
tháng 11 nông dân thu hoạch gần như liên tiếp nên trong thời gian này rất khan
hiếm lao động làm cho giá thuê lao động tăng cao vì hiện nay trong khâu cắt thì
nông dân chỉ cắt thủ công nên hao tốn rất nhiều lao động
GVHD: Lê Quang Viết Luận văn tốt nghiệp

SVTH: Phạm Thị Kim Sang - 12 -
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Khung lý thuyết nghiên cứu
Ngoài khung lý thuyết trên thì đề tài nghiên cứu còn sử dụng phương pháp
phân tích hồi qui từ kết quả chạy sata, phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương
đối để giải thích thêm về sự ảnh hưởng các yếu tố trong quá trình sản xuất lúa
của nông hộ.
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
Dữ liệu của đề tài được thu thập chủ yếu từ 2 nguồn: số liệu sơ cấp và số
liệu thứ cấp.
- Số liệu thứ cấp: Là nguồn số liệu có sẵn, là số liệu tổng hợp.
Trong đề tài này, số liệu thư cấp được thu thập từ các nguồn sau:
+ Các báo cáo hàng năm của phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
tỉnh Châu Thành về tình hình trồng lúa ở địa phương.
Sách, báo, tạp chí…
Phỏng vấn từ nông hộ
Thống kê
So sánh
Đề xuất giải pháp
Phương pháp phân tích
Phòng nông nghiệp huyện
Thu thập số liệu
Số liệu thứ cấp
Số liệu sơ cấp

×