Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

tiểu luận xã hội học thực trạng và những yếu tố tác động đến giao tiếp với bạn bè của sinh viên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.58 KB, 31 trang )

I.

MỞ ĐẦU

Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích trao đổi
nhận thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, xã hội, kỹ năng, kỹ
xảo hành động, hoàn thiện nhân cách phù hợp với những chuẩn mực hành vi của
xã hội. Hiện nay trong bối cảnh xã hội phát triển, công nghệ kỹ thuật ngày càng
tiên tiến hiện đại có rất nhiều cách thức khác nhau để con người giao tiếp (bày tỏ
cảm xúc, tâm sự, chia sẻ…) chứ không chỉ dừng lại ở việc giao tiếp theo kiểu
truyền thống mặt đối mặt. Đặc biệt là xuất hiện hình thức giao tiếp kiểu mới, hiện
đại thông qua mạng xã hội khi Internet phát triển cũng ảnh hưởng đến giao tiếp của
mọi người nói chung và giao tiếp của sinh viên với bạn bè nói riêng.
Hiện nay, Internet hay mạng xã hội khơng còn quá xa lạ với mọi người, đặc
biệt là đối với thanh thiếu niên. Internet đã tạo nên cho con người một mơi trường
trực tuyến với tốc độ nhanh chóng và khối lượng thông tin khổng lồ để các cá nhân
và nhóm xã hội tương tác với nhau. Cùng với thời gian, số lượng người sử dụng
Internet ngày càng đông hơn. Nó chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống xã
hội, đang chứng tỏ sức mạnh và tốc độ phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng to lớn
đến con người, đặc biệt là giới trẻ. Thực tế, chúng ta đang sống và làm việc trong
một môi trường truyền thông đa phương tiện. Nói đến sự phát triển của Internet và
truyền thơng đa phương tiện thì khơng thể bỏ qua sự phát triển và ảnh hưởng của
mạng xã hội. Với những đặc trưng đa dạng kéo theo sự gia tăng đông đảo các
thành viên, mạng xã hội ở một khía cạnh nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy,
lối sống, văn hoá… của một bộ phận giới trẻ hiện nay.
Có thể nói rằng mạng xã hội đã khiến cho những khoảng cách về không gian
và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối. Nó là một thế giới ảo đầy hấp
dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực. Về cơ bản, mạng xã hội giống như
1



một trang web mở với nhiều ứng dụng khác nhau, tuy nhiên nó khác trang web
thơng thường ở cách truyền tải thơng tin và tích hợp ứng dụng. Trang web thơng
thường cũng giống như truyền hình, cung cấp càng nhiều thơng tin, thơng tin càng
hấp dẫn càng tốt cịn mạng xã hội tạo ra các ứng dụng mở, các công cụ tương tác
để mọi người tự tương tác và tạo ra dịng tin rồi cùng lan truyền dịng tin đó.
Khơng những thế, mạng xã hội còn là trang web liên kết nhiều tài khoản người
dùng có quan hệ quen biết với nhau thông qua internet để cùng chia sẻ những cảm
xúc, những mối quan tâm, sở thích, kinh nghiệm… Ngồi ra các trang mạng xã hội
còn là nơi các thành viên có thể chia sẻ mọi thơng tin của mình với những người
khác cùng lĩnh vực họ quan tâm. Cũng thông qua các trang mạng điện tử này,
mạng lưới xã hội của các thành viên trong diễn đàn kết nối với nhau, trở nên rộng
rãi hơn. Nhiều hoạt động thực tế diễn ra, đã kết nối các thành viên tạo thành mạng
lưới quan hệ xã hội đa dạng bao gồm nhiều cá nhân với các nghề nghiệp và khu
vực khác nhau, họ kết nối với nhau qua các hoạt động (chat, bình luận, chia sẻ...)
trên mạng xã hội. Việc duy trì và mở rộng các hoạt động thực tế thơng qua các
mạng xã hội này đã tạo ra một mạng lưới những người có chung sở thích, chung
mối quan tâm, từ đó dẫn đến mạng lưới xã hội và vốn xã hội của họ mở rộng.
Có thể khẳng định rằng, trong xã hội hiện đại thì việc kết nối mạng lưới
không chỉ dừng lại ở giao tiếp trực tiếp mà đã mở rộng sang nhiều hình thức giao
tiếp khác. Nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại như điện thoại
thơng minh, máy tính bảng, máy tính kết nối Internet thì giao tiếp trực tiếp đang
được thay thế dần bằng các giao tiếp gián tiếp thông qua các phương tiện này. Đặc
biệt là sự ra đời của các mạng xã hội trực tuyến đã đánh dấu một bước ngoặt trong
các loại hình giao tiếp xã hội. Nó đã trở thành phương tiện hữu ích để giới trẻ xây
dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội, từ đó mở rộng mạng lưới xã
hội. Lý do khiến cho mạng xã hội thu hút được sự quan tâm của nhiều người, đặc
2


biệt là giới trẻ là vì những trang này cung cấp khơng gian online cho mọi cá nhân

thể hiện mình, làm phong phú các mối quan hệ xã hội, thiết lập và duy trì quan hệ
với những người khác. Mạng xã hội trực tuyến được coi là khởi đầu cho làn sóng
phát triển của những cộng đồng ảo, ở đó cho phép duy trì các mối liên hệ xã hội
vốn có và thiết lập những mối quan hệ mới. Những cá nhân, nhóm tham gia vào
các trang mạng xã hội trực tuyến không chỉ để thoả mãn các nhu cầu giải trí, thư
giãn của mình mà thơng qua việc thiết lập thông tin cá nhân, gửi đi các thông điệp
tới bạn bè, người thân và cả những người chưa từng gặp mặt. Họ đang mở rộng
mạng lưới xã hội của mình theo một cách hồn tồn mới, khơng chỉ dừng lại ở
cách thức giao tiếp mặt đối mặt truyền thống nữa. Từ những lý do trên mà mạng xã
hội đã trở thành môi trường giao tiếp được nhiều bạn trẻ yêu thích và dành nhiều
thời gian sử dụng.
Liệu rằng sự ra đời và phát triển của mạng xã hội có làm thay đổi cách thức
mà sinh viên tương tác với nhau, thay đổi cả cách mà họ giao tiếp với bạn bè
không hay việc giao tiếp của sinh viên với bạn bè còn chịu tác động của những yếu
tố khác. Với cách đặt vấn đề như vậy, tôi quyết định chọn chủ đề để viết báo cáo:
“Thực trạng và những yếu tố tác động đến giao tiếp với bạn bè của sinh viên
hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

3


II.Thực trạng giao tiếp với bạn bè của sinh viên
2.1.Mô tả về mẫu khảo sát
Mẫu điều tra gồm 200 sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã chọn
từ 8 lớp, mỗi lớp gồm 25 sinh viên, trong đó bao gồm các lớp Xây dựng Đảng và
Chính quyền Nhà nước K33, Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước K34, Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước K35A2, Xây dựng Đảng và Chính quyền
Nhà nước K36, Báo in K33A1, Báo in K34A1, Báo in K35A1, Báo chí K36.2.
Nhóm nghiên cứu lấy danh sách các lớp trong trường, sau đó chia các lớp đó
ra thành hai nhóm: nhóm các lớp thuộc khối nghiệp vụ và nhóm các lớp thuộc khối

lý luận. Tiếp theo đó chọn ra hai chuyên ngành có số lượng sinh viên đơng nhất, đó
là chun ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước và Báo in. Cuối cùng
chia ra theo các năm và tiến hành chọn ngẫu nhiên mỗi năm một lớp theo hai
chuyên ngành đó.
Trong q trình thu thập số liệu, nhóm nghiên cứu đã phát ra 200 bảng hỏi
và đã cố gắng phỏng vấn thu về được 200 bảng để sử dụng trong quá trình nhập số
liệu, phân tích và xử lý thơng tin.
Về đối tượng điều tra, do đặc điểm Học viện Báo chí và Tuyên truyền là
trường đại học đặc trưng cho khối ngành khoa học xã hội, sinh viên chủ yếu thi
đầu vào khối C và D nên số sinh viên nữ đơng hơn số sinh viên nam. Vì vậy giới
tính của các sinh viên được phỏng vấn không cân bằng. Cụ thể là nam chiếm
30.5%, trong khi nữ chiếm tới 69.5%.

4


Biểu đồ 1: Tỷ lệ giới tính của sinh viên (%)

Về độ tuổi, hầu hết sinh viên hai chuyên ngành này đi học đại học đúng tuổi.
Bên cạnh đó vẫn cịn một số ít các bạn sinh viên đi học muộn hơn so với tuổi từ
một đến hai năm. Sinh viên trong độ tuổi từ 20 trở xuống chiếm 48%, trên 20
tuổi chiếm 52%. Điều đó cho thấy sự chênh lệch về tuổi là không đáng kể.
Biểu đồ 2: Tỷ lệ tuổi của sinh viên (%)

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn sinh viên 4 năm học của cả 2 chuyên ngành
thuộc khối lý luận và nghiệp vụ và chia đều cho từng năm. Mặc dù hầu hết sinh
viên năm thứ 3 và năm cuối đang trong quá trình kiến tập và thực tập nghiệp vụ
nhưng nhóm nghiên cứu cũng đã cố gắng liên hệ và phỏng vấn để có thể đạt
được sự cân bằng về cơ cấu mẫu. Cụ thể là phỏng vấn sinh viên mỗi năm 50
phiếu.

5


Biểu đồ 3: Tỷ lệ sinh viên các năm (%)

Về chuyên ngành học, nghiên cứu lựa chọn hai chuyên ngành học cụ thể
thuộc hai khối lý luận và nghiệp vụ, mỗi chuyên ngành 100 mẫu khảo sát:
chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước chiếm 50%, chuyên
ngành Báo in cũng chiếm 50%.
Biểu đồ 4: Tỷ lệ chuyên ngành học của sinh viên (%)

Phần lớn sinh viên trong mẫu khảo sát đều ở khu vực nông thôn-nơi sinh
sống trước khi học đại học, tỷ lệ sinh viên ở nông thơn chiếm 54.5%. Trong khi
đó, sinh viên ở khu vực thành thị chiếm 45.5%. Chênh lệch nhau gần 10%.
6


Biểu đồ 5: Tỷ lệ nơi sinh sống trước khi học đại học của sinh viên (%)

Nơi ở hiện tại của sinh viên tham gia khảo sát phần lớn ở nhà trọ, chiếm
41.5%, tiếp đó là ở ký túc xá của trường (chiếm 30.5%). Còn lại là số sinh viên
sống ở những địa điểm khác (ở nhà riêng cùng bố mẹ, ở nhà họ hàng người thân, ở
chung cư) chiếm 28.0%.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ nơi ở hiện tại của sinh viên (%)

Về kết quả học tập, hầu hết sinh viên ở hai chuyên ngành khảo sát có kết
quả học tập tốt, xếp loại khá và giỏi chiếm 61%, còn lại là xếp loại trung bình và
trung bình khá (chiếm 39%), khơng có sinh viên xuất sắc và yếu kém.
7



Bỏ bớt biểu đồ để báo cáo ngắn hơn. Tốt nhất gộp hết vào 1 bảng vì đây ko phải
nội dung chính.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ kết quả học tập của sinh viên (%)

Hầu hết sinh viên thường sử dụng mạng xã hội trong thời gian rảnh từ thứ 2
đến thứ 6 (chiếm 42%) nhưng thứ 7 và chủ nhật thì họ lại dành thời gian rảnh rỗi
cho các hoạt động khác nhiều hơn như đi mua sắm, chơi thể dục thể thao, gặp gỡ
bạn bè, đi xem phim…), tỷ lệ sinh viên sử dụng mạng xã hội trong hai ngày cuối
tuần này giảm cịn 23.5%. Trong khi đó tỷ lệ sinh viên dành thời gian cho các hoạt
động khác chiếm 52%.
Biểu đồ 8: Tỷ lệ việc thường làm nhiều nhất trong tuần của sinh viên (%)

Hiện nay, đa số các bạn sinh viên đều sử dụng mạng xã hội và sinh viên hai
chuyên ngành được khảo sát cũng không ngoại lệ. Về việc kết nối với bạn bè trên
các trang mạng xã hội thì hầu hết các bạn sinh viên đều có kết nối với bạn thân và
bạn bè gặp gỡ thường xuyên trên mạng xã hội. Điều này được minh chứng rõ ở hai
biểu đồ phía dưới: biểu đồ 9 và biểu đồ 10.

8


Biểu đồ 9: Tỷ lệ bạn thân và tỷ lệ bạn thân của sinh viên có kết nối trên mạng
xã hội (%)

Biểu đồ 10: Tỷ lệ bạn gặp gỡ thường xuyên và có kết nối trên mạng xã hội (%)

2.2.Nội dung giao tiếp của sinh viên với bạn bè
Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa hai hay nhiều người nhằm mục đích trao đổi
nhận thức, tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kinh nghiệm cá nhân, xã hội, kỹ năng, kỹ

xảo hành động nhằm hoàn thiện nhân cách phù hợp với những chuẩn mực hành vi
của xã hội. Cũng có thể hiểu giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng
chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hoá, xã hội và đặc
trưng tâm lý các nhân. Giao tiếp có chức năng thoả mãn các nhu cầu vật chất và
tinh thần của con người: trao đổi thông tin, cảm xúc, định hướng và điều chỉnh
nhận thức, hành vi của bản thân và của nhau, tri giác lẫn nhau, tạo dựng quan hệ
với nhau và tác động qua lại lẫn nhau.
Sống trong xã hội hiện đại ngày nay mà tri thức là vơ tận thì việc trao
đổi/chia sẻ với nhau về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày là điều cần thiết,
đặc biệt là đối với sinh viên-độ tuổi đang dần hoàn thiện bản thân để bước ra ngoài
xã hội làm việc cống hiến cho đất nước. Hơn thế nữa, hầu hết các bạn sinh viên các
trường đại học nói chung, sinh viên Học viện Báo chí và Tun truyền nói riêng
mà cụ thể là sinh viên hai chuyên ngành đang khảo sát đang sinh sống xa gia đình.
9


Chính vì vậy việc nói chuyện, trao đổi, chia sẻ với bạn bè về các vấn đề trong cuộc
sống cũng là điều dễ hiểu. Nội dung giao tiếp với bạn bè cũng đa dạng. Các bạn
sinh viên ngoài việc thăm hỏi lẫn nhau hàng ngày (chiếm 97%) thì họ cịn trao đổi
với nhau về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là: sinh viên chủ yếu
tâm sự với bạn về những việc hàng ngày cũng như những vấn đề trong học tập
(chiếm 87.5%). Sau đó là chia sẻ về vấn đề việc làm và những khó khăn về kinh tế
(74.5%). Còn những vấn đề về sức khoẻ/sức khoẻ sinh sản hay các vấn đề về thời
sự thì họ nói chuyện và trao đổi ít hơn, chiếm tỷ lệ lần lượt là 58.0%, 56.5%.
Bảng 1: Nội dung giao tiếp của sinh viên với bạn bè

Nội dung giao tiếp với bạn bè
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về những vấn
đề trong cuộc sống hàng ngày
Thăm hỏi lẫn nhau

Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về việc học tập
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề việc
làm, khó khăn về kinh tế
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề sức
khoẻ/ sức khoẻ sinh sản
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về các vấn đề
thời sự

Số

Tỷ lệ

lượng

%

175

87.5

25

194

97.0

6

175


87.5

25

149

74.5

51

116

58.0

84

42.0

113

56.5

87

43.5

Tổng

Nhiều bạn sinh viên thường lựa chọn đối tượng để mình chia sẻ, tâm sự khi
cần là bạn bè thay vì trao đổi với bố mẹ, anh chị em trong gia đình, thầy cơ giáo

hay người u với một vài lý do nhất định.

10


“Mỗi khi kết quả thi không được tốt tớ thường tìm đến mấy đứa bạn thân tâm sự
để giải toả nỗi buồn, cùng nhau đi ăn, đi xem phim. Tớ khơng muốn nói với bố mẹ,
sợ bố mẹ sẽ buồn và suy nghĩ nhiều về tớ vì bố mẹ ln tin tưởng vào sức học của
tớ” (PVS, nữ, XDĐ&CQNN, năm thứ hai)
“Có những lúc tớ chi tiêu quá đà, chưa hết tháng mà đã hết tiền tiêu tớ không dám
gọi điện về xin tiền bố mẹ vì sợ bị mắng. Giải pháp nhanh nhất lúc đó là tìm đến
bạn bè để mượn tạm tiền rồi trả sau” (PVS, nữ, Báo in, năm thứ nhất)
“Mình học khối lý luận nên cũng thường xuyên xem thời sự để cập nhật những
thông tin về chính trị trong nước cũng như quốc tế. Mình ở ký túc xá, cứ tối đến là
mở máy tính ra mấy thằng cùng nhau xem chương trình thời sự rồi cùng trao đổi,
thảo luận. Được cái học cùng lớp với nhau nên cũng hợp và bàn chuyện khá là
hiểu nhau, thú vị lắm” (PVS, nam, XDĐ&CQNN, năm cuối)
Có thể xem số liệu về những nội dung mà sv trao đổi với các nhóm khác như bố
mẹ, anh chị em có khác với bạn bè ko? Đưa thêm bình luận vào cuối phần này.
2.3.Tần suất và hình thức giao tiếp của sinh viên với bạn bè
2.3.1.Tần suất giao tiếp
Sinh viên chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Các bạn đang ở
trong độ tuổi đẹp nhất để hoàn thiện bản thân mình, cùng nhau trao đổi, chia sẻ và
tích luỹ những tri thức cũng như những kỹ năng. Các bạn học hỏi lẫn nhau để cùng
nhau phát triển. Hầu hết sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là những bạn
vô cùng năng động, sống gần gũi và hồ đồng với tất cả mọi người nói chung và
với bạn bè nói riêng và sinh viên hai chuyên ngành trong mẫu điều tra cũng không
ngoại lệ. Các bạn không ngại bày tỏ mà luôn giao lưu, chia sẻ với nhau về các vấn
đề trong cuộc sống từng giờ, từng ngày. Cụ thể là tần suất giao tiếp của sinh viên
11



với bạn bè thường xuyên chiếm 47%, rất thường xuyên chiếm 40%, chỉ một số ít
bạn là thỉnh thoảng mới trao đổi với bạn bè mình, chiếm 13%
Biểu đồ 11: Tỷ lệ tần suất giao tiếp với bạn bè của sinh viên (%)

2.3.2.Hình thức giao tiếp
Bảng 2: Hình thức giao tiếp với bạn bè của sinh viên (%)
Hình thức giao tiếp với bạn bè



Khơng
Tổng
%
Tổng
%
Gặp mặt trực tiếp
151
75.5
49
24.5
Gọi điện thoại
97
48.5
103
51.5
Gửi tin nhắn điện thoại
142
71.0

58
29.0
Gửi email
7
3.5
193
96.5
Sử dụng mạng xã hội
187
93.5
13
6.5
Hình thức khác
3
1.5
197
98.5
Nói đến sự phát triển của Internet và truyền thông đa phương tiện thì khơng
thể bỏ qua sự phát triển và ảnh hưởng của mạng xã hội. Với những đặc trưng đa
dạng kéo theo sự gia tăng đông đảo các thành viên, mạng xã hội ở một khía cạnh
nào đó đã làm thay đổi thói quen, tư duy, lối sống, văn hố… của một bộ phận giới
trẻ hiện nay. Có thể nói rằng mạng xã hội đã khiến cho những khoảng cách về
không gian và thời gian đang bị thu hẹp và trở nên tương đối. Nó là một thế giới ảo
đầy hấp dẫn đang mở rộng và đan xen với thế giới thực.
Trong xã hội hiện đại, việc kết nối mạng lưới không chỉ dừng lại ở giao tiếp
trực tiếp mà đã mở rộng sang nhiều hình thức giao tiếp khác. Đặc biệt là sự ra đời
của các mạng xã hội trực tuyến đã đánh dấu một bước ngoặt trong các loại hình
giao tiếp xã hội. Nó đã trở thành phương tiện hữu ích để giới trẻ xây dựng, duy trì
và phát triển các mối quan hệ xã hội, từ đó mở rộng mạng lưới xã hội. Chính vì
vậy thay vì phải gặp mặt trực tiếp, giới trẻ mà cụ thể ở đây là các bạn sinh viên

12


đang lựa chọn hình thức sử dụng mạng xã hội khi giao tiếp với bạn bè, chiếm
93.5%. Tiếp theo mới là thông qua gặp mặt trực tiếp khi giao tiếp với bạn bè
(75.5%). Cịn lại là qua các hình thức khác như gọi điện thoại, gửi tin nhắn điện
thoại, gửi email…
“Mình thích chia sẻ với bạn bè qua mạng xã hội hơn vì mình dễ dàng nói ra vấn
đề của mình, cảm thấy thoải mái hơn khi viết chứ khơng khó như khi phải nói ra
trực tiếp. Nói chung mình chia sẻ mọi thứ khơng q bí mật và nhạy cảm lên mạng
xã hội, chủ yếu là qua Facebook” (PVS, nữ, Báo in, năm thứ ba)
“Mình thích nói chuyện với bạn bè qua mạng xã hội hơn, vừa đỡ ngại mà chi phí
lại rẻ chứ khơng tốn như gọi điện thoại. Hơn nữa giờ có mạng thì có cách xa nửa
vịng trái đất cũng có thể nhìn thấy nhau khi gọi chế độ video một cách dễ dàng và
thuận tiện” (PVS, nữ, XDĐ&CQNN, năm cuối)
“Mình thường bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình bằng cách viết status trên
Facebook vì mình muốn mọi người có thể chia sẻ với mình. Mà nhiều khi chỉ là
muốn xả ra cho nhẹ người mỗi khi có chuyện buồn hay bức xúc điều gì đó nên viết
status thơi” (PVS, nam, Báo in, năm thứ hai)
Nên có câu kết ở mỗi mục.
II.Những yếu tố tác động đến giao tiếp với bạn bè của sinh viên
1.Tác động của các yếu tố cá nhân đến giao tiếp của sinh viên với bạn bè


Ảnh hưởng của giới tính đến hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè
của sinh viên

Giới tính là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hình thức giao tiếp chủ
yếu của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền với bạn bè. Ta có thể thấy rõ
điều này qua biểu đồ 12. Nam sinh viên thường lựa chọn các hình thức giao tiếp

hiện đại khác như gọi điện thoại, gửi tin nhắn điện thoại…(55.6%) thay vì chủ yếu
13


sử dụng mạng xã hội như các bạn sinh viên nữ (74.3%) khi trao đổi, chia sẻ với
bạn bè. Các bạn nữ thường giao lưu với bạn bè qua mạng xã hội, sau đó mới đến
hình thức gặp mặt trực tiếp. Cịn đối với các bạn nam thì sự ưu tiên sử dụng hình
thức giao tiếp với bạn bè có sự đổi ngược lại vị trí ở đây: hình thức sử dụng mạng
xã hội là sự lựa chọn sau cùng sau các hình thức giao tiếp hiện đại khác và gặp mặt
trực tiếp.
“Mình thích nói chuyện với bạn bè mình qua mạng xã hội hơn, nhắn tin cũng
nhanh mà gọi video call cũng tiện lắm, nhìn biểu cảm của nhau lúc gọi cũng thú vị
và đáng yêu lắm”(PVS, nữ, XDĐ&CQNN, năm thứ nhất)
“Mình khơng hay trao đổi hay chia sẻ suy nghĩ của mình trên mạng mà thường sẽ
gặp mặt trực tiếp hoặc gọi điện thoại. Việc chia sẻ trên mạng chỉ dừng lại ở mức
độ nhất định. Những cảm xúc hay những vấn đề của mình khi bày tỏ trên mạng sẽ
có rất nhiều người đọc được mà mình thì khơng thích nhiều người biết chuyện của
mình rồi bình phẩm” (PVS, nam, Báo in, năm thứ ba)
Biểu đồ 12: Tương quan giữa giới tính và hình thức giao tiếp chủ yếu
với bạn bè (%)



Lấy nhầm tỷ lệ phần trăm.
Ảnh hưởng của yếu tố năm học đến nội dung giao tiếp của sinh viên
với bạn bè

Ảnh hưởng của năm học đến nội dung giao tiếp của sinh viên với bạn bè là
không lớn. Về việc thăm hỏi lẫn nhau cũng như chia sẻ với bạn bè về vấn đề sức
khoẻ/sức khoẻ sinh sản chênh lệch không đáng kể giữa sinh viên các năm. Tuy

nhiên ta có thể thấy sinh viên năm thứ nhất thường nói chuyện/trao đổi với bạn bè
về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày nhiều hơn và tỷ lệ này có xu hướng
14


giảm dần theo thứ tự ở sinh viên học năm thứ nhất đến sinh viên năm thứ tư: từ
28% giảm xuống cịn 20.6%, có thể là do sinh viên năm cuối nhiều mối quan hệ
ngoài xã hội hơn các bạn sinh viên năm thứ nhất nên việc chia sẻ các vấn đề hàng
ngày với bạn bè cũng hạn chế hơn. Trong học tập cũng vậy, các bạn sinh viên năm
nhất vừa mới bước chân vào mơi trường đại học cịn nhiều bỡ ngỡ, chưa kịp thích
nghi với các mơn cũng như phương pháp học và chưa có nhiều kinh nghiệm trong
học tập để đạt kết quả cao nên các bạn thường trao đổi với nhau về vấn đề học tập
nhiều hơn các bạn sinh viên ở những năm học khác, chiếm tỷ lệ cao nhất (25.7%).
Còn về vấn đề việc làm cũng như khó khăn về kinh tế thì các bạn sinh viên năm
thứ 3 thường chia sẻ với nhau nhiều (28.9%) bởi vì sinh viên năm thứ 3 đi làm
thêm nhiều để học hỏi kinh nghiệm trước khi chuẩn bị bước vào mơi trường làm
việc chính thức khi tốt nghiệp đại học, nhu cầu trao đổi về vấn đề này cũng nhiều
hơn. Các bạn sinh viên năm thứ hai và thứ ba quan tâm và trao đổi với nhau về
những vấn đề thời sự nhiều hơn các bạn sinh viên năm thứ nhất và năm cuối. Tất
cả những điều này được thể hiện rõ trong bảng bảng 3.
Nhóm gộp vào 2 nhóm thơi, năm thứ nhất và thứ hai, năm thứ ba và thứ tư
Bảng 3: Tương quan giữa năm học với nội dung giao tiếp của sinh viên
với bạn bè (%)
Năm học
Nội dung giao tiếp với bạn bè
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về
những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày
Thăm hỏi lẫn nhau
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về việc
học tập

15

Năm thứ

Năm thứ

Năm thứ

Năm

nhất

hai

ba

cuối

28.0

26.9

24.6

20.6

24.7

25.8


24.2

25.3

25.7

25.1

25.1

24.0


Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn
đề việc làm, khó khăn về kinh tế
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn
đề sức khoẻ/ sức khoẻ sinh sản
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về các
vấn đề thời sự


22.8

23.5

28.9

24.8

22.4


25.9

25.9

25.9

22.1

29.2

28.3

20.4

Ảnh hưởng của chuyên ngành học đến tần suất giao tiếp với bạn bè
của sinh viên

Sinh viên chuyên ngành Báo in giao tiếp với bạn bè với mức độ rất thường
xuyên (gần như hàng ngày) chiếm tỷ lệ cao hơn so với sinh viên chuyên ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, tỷ lệ lần lượt là 55%, 45%. Điều đó có thể
do ảnh hưởng bởi đặc trưng sinh viên ở 2 khối ngành. Sinh viên chuyên ngành Báo
in thuộc khối nghiệp vụ thường năng động hơn, cởi mở hơn. Họ phải thực hành
nghiệp vụ nhiều hơn thay vì học nặng lý thuyết như bên khối lý luận. Họ cũng
tham gia nhiều câu lạc bộ, nhiều hoạt động và phong trào trong cũng như ngoài
Học viện hơn các bạn sinh viên khối lý luận. Còn sinh viên chuyên ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước thuộc khối nghiệp vụ có thể ít năng động
hơn, họ ngại giao lưu, ngại chia sẻ và trao đổi thông tin nên tần suất giao tiếp với
bạn bè gần như hàng ngày cũng có phần hạn chế hơn.


Biểu đồ 13: Tương quan giữa chuyên ngành học với tần suất giao tiếp
của sinh viên với bạn bè (%)

Lấy lại tỷ lệ phần trăm
16




Ảnh hưởng của khu vực sinh sống trước khi học đại học đến tần suất
giao tiếp của sinh viên với bạn bè

Khu vực sinh sống của sinh viên trước khi học đại học cũng tác động đến tần
suất giao tiếp của họ với bạn bè. Sinh viên ở thành thị rất thường xuyên chia sẻ,
trao đổi với bạn bè về các vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng
ngày, tỷ lệ này chiếm 52.5%. Trong khi đó các bạn sinh viên đến từ nông thôn cũng
thường xuyên giao lưu, tâm sự với bạn bè, tỷ lệ sinh viên ở nông thôn thường
xuyên giao tiếp với bạn bè chiếm 60.6%. Qua đây ta có thể nhận xét hầu hết sinh
viên sống ở khu vực đô thị trước khi học đại học thường giao tiếp với bạn bè rất
thường xuyên (gần như hàng ngày), còn các bạn sinh viên sống ở nông thôn
thường giao tiếp với bạn bè thường xuyên (vài ngày/tuần).

Biểu đồ 14: Tương quan giữa khu vực sinh sống trước khi học đại học
với tần suất giao tiếp với bạn bè của sinh viên (%)



Lấy lại tỷ lệ phần trăm
Ảnh hưởng của nơi ở hiện tại đến hình thức giao tiếp chủ yếu của
sinh viên với bạn bè


Các bạn sinh viên thường giao tiếp (nói chuyện, trao đổi, chia sẻ, tâm sự…)
với bạn bè thông qua nhiều hình thức đa dạng như hình thức giao tiếp theo kiểu
truyền thống (gặp trực tiếp mặt đối mặt) cũng như các hình thức giao tiếp mới,
hiện đại (nói chuyện/chia sẻ qua mạng xã hội bằng cách inbox, viết status; gọi điện
thoại, gửi tin nhắn điện thoại, gửi email…). Các bạn sinh viên ở ký túc xá thường
17


giao tiếp với bạn bè chủ yếu qua gặp mặt trực tiếp và các hình thức giao tiếp mới
khác thay vì sử dụng mạng xã hội có thể do wifi trong ký túc xá là free, đường
truyền kém, không ổn định nên việc kết nối Internet và kết nối với bạn bè để chia
sẻ trên mạng xã hội hạn chế hơn các bạn ở trọ ngoài và ở những nơi khác. Việc sử
dụng mạng xã hội để giao tiếp với bạn bè của các sinh viên ở ký túc xá nhà trường
chiếm 30%, tỷ lệ này là thấp nhất so với tỷ lệ sử dụng mạng xã hội để giao lưu với
bạn bè của sinh viên ở các nhóm cịn lại. Bên cạnh đó có thể do các bạn sinh viên ở
nhà trọ và ký túc xá nhà trường ở đơng người, có đơng bạn bè hơn cũng dẫn đến
việc họ thường trao đổi với bạn bè trực tiếp luôn mỗi khi cần. Điều này được minh
chứng qua các tỷ lệ cụ thể ở biểu đồ 15.
Biểu đồ 15: Tương quan giữa nơi ở hiện tại với hình thức giao tiếp chủ
yếu của sinh viên với bạn bè (%)

Kiểm tra lại các nhóm này có đủ ý nghĩa thống kê ko, còn ko phải gộp vào. Chạy
lại tỷ lệ phần trăm
2.Tác động của các yếu tố gia đình đến giao tiếp của sinh viên với bạn bè


Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế gia đình đến hình thức giao tiếp chủ
yếu với bạn bè của sinh viên


Đặc điểm của điều kiện kinh tế gia đình cũng là một yếu tố có ảnh hưởng
đến hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè của sinh viên. Các bạn sinh viên có điều
kiện kinh tế ở mức trung bình (71.4%) sử dụng hình thức gặp mặt trực tiếp khi giao
tiếp với bạn bè, 65% thông qua các trang mạng xã hội khi có nhu cầu trao đổi, chia
sẻ với bạn bè, 55.6% các bạn sinh viên có điều kiện kinh tế trung bình sử dụng các
hình thức giao tiếp khác (gọi điện thoại, gửi tin nhắn điện thoại, gửi email…) để
18


liên lạc, nói chuyện với bạn bè. Có sự chênh lệch rất nhiều giữa điều kiện kinh tế
gia đình của sinh viên với việc sử dụng các hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè
của họ. Có thể dễ dàng nhận thấy ở nhóm sinh viên có điều kiện kinh tế gia đình
mức trung bình có sử dụng các hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè đa dạng, cao
hơn hẳn ở tất cả các hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè so với sinh viên các
nhóm cịn lại (sinh viên có điều kiện kinh tế ở mức nghèo/cận nghèo, khá giả/giàu
có). Điều đó được thể hiện rõ qua biểu đồ 16 dưới đây.
Biểu đồ 16: Tương quan giữa điều kiện kinh tế gia đình và hình thức giao tiếp
chủ yếu của sinh viên với bạn bè (%)
Chạy lại tỷ lệ phần trăm, kiểm tra số lượng 3 nhóm xem có đủ ý nghĩa thống kê ko mới
chạy


Ảnh hưởng từ trình độ học vấn của bố đến nội dung giao tiếp của sinh
viên với bạn bè

Ta có thể nhận thấy rõ tác động từ trình độ học vấn của bố đến những nội
dung giao tiếp của sinh viên với bạn bè qua bảng 4 ở bên dưới. Nhóm sinh viên mà
trình độ học vấn của bố là trung học cơ sở trở xuống thì việc trao đổi về các vấn đề
với bạn bè là ít hơn so với nhóm sinh viên mà bố có trình độ học vấn trung học phổ
thông và thấp hơn rất nhiều so với các bạn sinh viên mà bố có trình độ học vấn từ

trung cấp/cao đẳng trở lên ở tất cả các nội dung khi giao tiếp với bạn bè như: nói
chuyện, trao đổi với bạn bè về những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày, thăm hỏi
lẫn nhau, trao đổi những vấn đề trong học tập, chia sẻ về vấn đề việc làm hay
những khó khăn về kinh tế, tâm sự về chuyện sức khoẻ/sức khoẻ sinh sản hay thảo
luận với bạn bè về những vấn đề thời sự…
Kiểm tra lại hết các tương quan.

19


Bảng 4: Tương quan giữa trình độ học vấn của bố với nội dung giao tiếp của
sinh viên với bạn bè (%)
Trình độ học vấn của bố
Nội dung giao tiếp với bạn bè

THCS trở
xuống

Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về những vấn
đề trong cuộc sống hàng ngày
Thăm hỏi lẫn nhau
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về việc học tập
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề việc
làm, khó khăn về kinh tế
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề sức
khoẻ/ sức khoẻ sinh sản
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về các vấn đề
thời sự



Trung
THPT

cấp/cao
đẳng trở lên

17.6

26.9

55.5

14.5

29.0

56.5

16.3

29.3

54.5

17.9

27.4

54.7


18.1

25.3

56.5

17.1

24.4

58.5

Ảnh hưởng từ trình độ học vấn của mẹ đến nội dung giao tiếp của
sinh viên với bạn bè

Trình độ học vấn của mẹ cũng là một trong những yếu tố tác động đến nội
dung giao tiếp của sinh viên với bạn bè. Sinh viên mà mẹ có trình độ học vấn từ
trung cấp/cao đẳng trở lên thường trao đổi, chia sẻ với bạn bè về các vấn đề nhiều
hơn sinh viên mà mẹ có trình độ học vấn trung học phổ thông và nhiều hơn hẳn so
với nhóm sinh viên mà mẹ có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Ở tất cả
các nội dung giao tiếp với bạn bè thì tỷ lệ sinh viên mà mẹ có trình độ học vấn
trung học cơ sở trở xuống là thấp nhất, còn tỷ lệ sinh viên mà mẹ có trình độ học
vấn từ trung cấp/cao đẳng trở lên thì thường tâm sự, trao đổi với bạn bè nhiều nhất
trong tất cả các vấn đề như thăm hỏi lẫn nhau, chia sẻ về những vấn đề trong cuộc
20


sống hàng ngày, trao đổi với bạn bè về vấn đề học tập, việc làm hay những khó
khăn về kinh tế, kể cả những vấn đề sức khoẻ/sức khoẻ sinh sản hay bàn luận với
nhau về vấn đề thời sự (chủ đề về kinh tế-chính trị-văn hố-xã hội). Điều này được

minh chứng rõ qua bảng số liệu bên dưới.
Bảng 5: Tương quan giữa trình độ học vấn của mẹ với nội dung giao tiếp của
sinh viên với bạn bè (%)
Trình độ học vấn của mẹ
Nội dung giao tiếp với bạn bè

THCS
trở xuống

Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về những vấn
đề trong cuộc sống hàng ngày
Thăm hỏi lẫn nhau
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về việc học
tập
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề việc
làm, khó khăn về kinh tế
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về vấn đề sức
khoẻ/ sức khoẻ sinh sản
Nói chuyện/ trao đổi với bạn bè về các vấn đề
thời sự


Trung
THPT

cấp/cao
đẳng trở lên

14.8


35.2

50.0

12.7

35.1

52.2

13.2

37.2

49.6

15.9

35.5

48.6

17.4

33.7

48.8

17.6


29.4

52.9

Ảnh hưởng của nghề nghiệp chính của bố đến tần suất giao tiếp của
sinh viên với bạn bè

Biều đồ 17: Tương quan giữa nghề nghiệp chính của bố và tần suất giao tiếp
của sinh viên với bạn bè (%)

21


Qua biểu đồ trên ta nhận thấy, sinh viên có bố là cán bộ, viên chức nhà nước
thường giao tiếp (nói chuyện, tâm sự, chia sẻ, trao đổi) với bạn bè rất thường
xuyên (gần như hàng ngày) và việc giao tiếp với bạn bè của sinh viên có bố làm
nghề nghiệp ở nhóm này ở mức thỉnh thoảng (ít nhất 1 lần/tuần) cũng chiếm tỷ lệ
cao nhất, lần lượt là 33.8%, 38.5% so với các sinh viên có bố làm nghề sản xuất
nông/lâm/ngư nghiệp, buôn bán dịch vụ và những nghề nghiệp khác. Sinh viên có
bố làm nghề sản xuất nông/lâm/ngư nghiệp thường giao tiếp với bạn bè thường
xuyên (vài ngày/tuần), chiếm tỷ lệ 31.9%.



Ảnh hưởng của nghề nghiệp chính của mẹ đến tần suất giao tiếp của
sinh viên với bạn bè

Biều đồ 18: Tương quan giữa nghề nghiệp chính của mẹ và tần suất giao tiếp
của sinh viên với bạn bè (%)


Qua những số liệu được thể hiện ở biểu đồ trên, ta có thể thấy nghề nghiệp
chính của mẹ cũng ảnh hưởng đến tần suất giao tiếp của sinh viên với bạn bè. Sinh
viên có mẹ là cán bộ, viên chức nhà nước thường giao tiếp (nói chuyện, tâm sự,
chia sẻ, trao đổi) với bạn bè rất thường xuyên (gần như hàng ngày) cao nhất so với
các nhóm cịn lại (33.8%). Sinh viên có mẹ làm nghề sản xuất nông/lâm/ngư
nghiệp giao tiếp với bạn bè thường xuyên (vài ngày/tuần) và thỉnh thoảng (ít nhất 1
lần/tuần) nhiều hơn (lần lượt là 28.7%, 38.5%) so với sinh viên có mẹ làm nghề

22


liên quan đến buôn bán dịch vụ, là cán bộ viên chức nhà nước hay những nghề
nghiệp khác.

3.Tác động của việc sử dụng mạng xã hội đến giao tiếp của sinh viên với bạn bè


Ảnh hưởng của thời gian bắt đầu sử dụng mạng xã hội đến hình thức
giao tiếp chủ yếu của sinh viên với bạn bè

Thời gian bắt đầu sử dụng mạng xã hội của sinh viên có tác động rõ rệt đến
hình thức giao tiếp chủ yếu của họ với bạn bè. Qua thống kê ở biểu đồ 19, ta có thể
thấy rằng, sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian từ năm
2011 trở về trước thường sử dụng hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè thông qua
các trang mạng xã hội trực tuyến nhiều hơn so với sinh viên có thời gian bắt đầu sử
dụng mạng xã hội muộn hơn (42.9%). Trong khi đó, nhóm sinh viên bắt đầu sử
dụng mạng xã hội từ năm 2012 đến năm 2013 có tỷ lệ lựa chọn hình thức gặp mặt
trực tiếp khi cần trao đổi, chia sẻ, tâm sự với bạn bè (40.7%). Còn các bạn sinh
viên bắt đầu tham gia mạng xã hội từ năm 2014 trở về sau thì mức độ sử dụng các
hình thức giao tiếp chủ yếu với bạn bè là cân bằng giữa các hình thức (33.3%).

Một phát hiện quan trọng nữa ở đây là thời gian bắt đầu sử dụng mạng xã
hội của các bạn sinh viên tỷ lệ thuận với hình thức giao tiếp chủ yếu của họ với bạn
bè thông qua mạng xã hội. Thời gian sử dụng mạng xã hội càng sớm thì việc ưu
tiên sử dụng hình thức thơng qua mạng xã hội khi cần nói chuyện, trao đổi, chia sẻ,
tâm sự với bạn bè càng cao. Tỷ lệ sử dụng mạng xã hội khi giao tiếp với bạn bè của
sinh viên sử dụng mạng xã hội từ năm 2011 trở về trước cao hơn ở nhóm sinh viên
bắt đầu sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2013,
23


sinh viên bắt đầu sử dụng mạng xã hội từ năm 2014 trở về sau thì tỷ lệ này thấp
nhất, theo thứ tự đạt 42.9%, 38.6% và 33.3%. Điều này được thể hiện rõ qua biểu
đồ 19 bên dưới.

Biểu đồ 19: Tương quan giữa thời gian bắt đầu sử dụng mạng xã hội và hình
thức giao tiếp chủ yếu của sinh viên với bạn bè (%)



Ảnh hưởng của thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã hội đến
tần suất giao tiếp của sinh viên với bạn bè

Bảng 6: Tương quan giữa thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã hội và
tần suất giao tiếp với bạn bè (%)
Thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng
Tần suất giao tiếp với
bạn bè

xã hội
1500 phút trở xuống


Trên 1500 phút

Rất thường xuyên

51.3

48.8

Thường xuyên

55.3

44.7

Thỉnh thoảng

46.2

53.8

Từ bảng số liệu trên, ta thấy thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã
hội của sinh viên tác động mạnh đến tần suất giao tiếp của họ với bạn bè. Thời gian
đó tỷ lệ thuận với tần suất mà sinh viên nói chuyện, trao đổi, chia sẻ, tâm sự với
bạn bè của họ. Sinh viên sử dụng mạng xã hội trong khoảng thời gian trung
bình/ngày từ 1500 phút trở xuống thường giao tiếp với bạn bè rất thường xuyên
(gần như hàng ngày) và thường xuyên (vài ngày/tuần), tỷ lệ này đạt 51.3%, 55.3%
24



theo thứ tự. Cịn sinh viên có thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình/ngày trên
1500 phút thì mức độ giao tiếp với bạn bè hạn chế hơn, họ thường chỉ thỉnh thoảng
(ít nhất 1 lần/tuần) mới nói chuyện/trao đổi/chia sẻ với bạn bè (53.8%)


Ảnh hưởng của thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã hội đến
hình thức giao tiếp chủ yếu của sinh viên với bạn bè

Biều đồ 20: Tương quan giữa thời gian trung bình/ngày sử dụng mạng xã hội
và hình thức giao tiếp chủ yếu của sinh viên với bạn bè

Qua những số liệu đã được thống kê trên biểu đồ 20, ta có thể thấy thời gian
trung bình/ngày mà sinh viên sử dụng mạng xã hội càng thấp thì việc ưu tiên sử
dụng hình thức thông qua mạng xã hội khi giao tiếp với bạn bè của sinh viên càng
cao. Cụ thể ở đây là sinh viên có thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình/ngày từ
1500 phút trở xuống sử dụng mạng xã hội để giao tiếp với bạn bè (nói chuyện, trao
đổi, giao lưu, chia sẻ, tâm sự) cao hơn (chiếm 55.7%) so với sinh viên có thời gian
sử dụng mạng xã hội trung bình/ngày trên 1500 phút (44.3%), nhiều hơn 11.4%.
Nhóm sinh viên có thời gian sử dụng mạng xã hội trung bình/ngày trên 1500 phút
thường giao tiếp với bạn bè bằng cách gặp mặt trực tiếp (54.8%) hoặc thông qua
các hình thức khác như gọi điện thoại, gửi tin nhắn điện thoại, gửi email (55.6%).
Điều này có thể được lý giải rằng: có thể sinh viên sử dụng mạng xã hội với
khoảng thời gian trung bình/ngày nhiều hơn nhưng họ sử dụng với nhiều mục đích
khác chứ khơng phải chỉ để giao tiếp với bạn bè.


Ảnh hưởng của chi tiêu cho việc sử dụng Internet và mạng xã hội đến
hình thức giao tiếp chủ yếu của sinh viên với bạn bè

25



×