Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

tiểu luận xã hội học thực trạng giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.35 KB, 17 trang )

I. Phần nội dung
1. Xã hội học
1.1 Khái niệm
Xã hội học là khoa học xã hội là học thuyết về xã hôi là hệ thống các mối quan hệ xã
hội giữa người với người. Được thể hiện trên tất cả các mặt lĩnh vực đời sống chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, phong tục tấp quán, đạo đức, lối sống, tôn giáo, thẩm mĩ, văn học.
Là khoa học nghiên cứu các hiện tượng xã hội, sự kiện xã hội, các quá trình xã hội
diễn ra dưới sự tác động của cá nhân với tư cách là chủ thể xã hội. Đồng thời là khoa học
nghiên cứu cách thức ứng xử, phạm vi giao tiếp và mối quan hệ xã hội thông qua các hoạt
động xã hội của con người.

1.2 Sự ra đời
Xã hội học là xã hội còn rất non trẻ, thuật ngữ xã hội học được ông Aguste Comte
(1798-1857) sử dụng vào năm 1838. Tuy là một ngành xã hội rất trẻ nhưng xã hội học đã
xâm nhập sâu rộng đến tất cả các lĩnh vực của đời sống. Xã hội học còn được đưa vào giảng
dạy nghiên cứu học tập trong tất cả các trường đại học, cao đẳng.
Với nội dung tư tưởng xã hội học luôn thể hiện tính khoa học, nhân văn luôn định
hướng con người đến giá trị nhân, thiện, mĩ. Định hướng con người trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn luôn tránh được bốn điều:





Chớ nói điều trái lễ
Chớ nghe điều trái lễ
Chớ xem điều trái lễ
Chớ làm điều trái lễ

Ở Việt Nam, khoa học xã hội còn rất mới mẻ nhưng nó đã có những tác dụng nhất
định trong việc nhận thức và ứng dụng vào quản lý xã hội, quản lý đất nước, trong sự nghiệp


công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Hơn
1


lúc nào hết, trong điều kiện hiện nay, muốn hoàn thành sự nghiệp đó cần phải phát huy được
vai trò của nhân tố con người, trong đời sống xã hội cần phải không ngừng hoàn thiện các
mối quan hệ xã hội, Marx đã cho rằng: Sự phát triển của xã hội, thể hiện ra trước hết là hiện
thực cải tạo thực tiễn của con người và hoạt động của quần chúng nhân dân lao động được
quy định bởi tiến trình của lịch sử.

1.3 Chức năng của xã hội học
Là một môn khoa học về xã hội, môn khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội, nó
ra đời do yêu cầu của bản thân sự vận động xã hội, đặc biệt là trong những bối cảnh xã hội
có nhiều biến động. Là môn khoa học nghiên cứu về con người, về cách ứng xử và quan hệ
của con người trong các nhóm, các tổ chức xã hội, sự ra đời của Xã hội học nhằm đáp ứng
ba nhu cầu căn bản sau đây:
• Thứ nhất, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức xã hội. Bởi lẽ xã hội là một
tập hợp người bao gồm những người cùng chung sống với nhau có mối quan hệ gắn bó với
nhau chúng ta muốn xã hội vận hành như thế nào, phát triển theo hướng nào xã hội bình ổn
hay có sự xáo trộn, mâu thuẫn thì phải nhận thức được nó và muốn nhận thức xã hội phải
dựa vào 4 tiêu chí cơ bản: dân tộc, dân cư, tôn giáo, văn hoá. Đường lối chính sách chỉ có
dựa vào 4 tiêu chí cơ bản trên thì mới thấy được sự khác biệt giữa dân tộc này với dân tộc
khác; quốc gia này với quốc gia khác ( đặc biệt là tiêu chí văn hoá).
• Thứ hai, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động thực tiễn. Thực tiễn cuộc sống
của xã hội là hết sức phong phú. Xã hội học luôn gắn liền với sự vận hành của một xã hội cụ
thể, luôn gắn liền với quá trình hoạt động thực tiễn của con người trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Xã hội học là một khoa học xuất phát từ thực tiễn và chỉ có dựa vào thực
tiễn thì nó mới thực hiện được các nhu cầu khác.
• Thứ ba, Xã hội học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của bản thân sự vận động của xã
hội ngày càng đa dạng, phong phú và hết sức phức tạp nhằm giải quyết những vấn đề do

cuộc sống của xã hội đặt ra.

2. Xã hội học của Aguste Comte (1798-1857)
2


Ông là lý thuyết xã hội,nhà thực chứng luận người Pháp. Phương pháp luận cơ bản
của A.Comte là coi xã hội học là khoa học về các quy luật tổ chức quản lý xã hội. Xã hội
học phải có nhiệm vụ góp phần tổ chức lại xã hội và lập lại trật tự xã hội dựa vào các quy
luật tổ chức và biến động xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Ông
được coi là thuỷ tổ là người khởi xướng ra ngành xã hội học.
Ông cho rằng xã hội học là một khoa học về quy luật tổ chức quản lý xã hội, tổ chức
quản lý tất yếu là một đặc trưng, thuộc tính đối với những cá nhân, nhóm xã hội, mỗi tổ chức
và cộng đồng xã hội khi thực hiện các quan hệ và hoạt động của mình. Do vậy, xã hội học
luôn có nhiệm vụ và góp phần tổ chức lập lại xã hội theo như khuôn mẫu hành chính.
Khi nghiên cứu sự vận động và phát triển của xã hội ông đã chia xã hội thành 2 phần:
tĩnh xã hội và động xã hội
• Tĩnh học xã hội: nghiên cứu về trật tự xã hội, cơ cấu xã hội, các thành phần và mối liên hệ
của chúng: đơn vị cơ bản nhất, sơ đẳng nhất của xã hội chính là gia đình và ông đưa ra cách
giải quyết nhấn mạnh tới vai trò của Nhà nước, yếu tố văn hóa, tinh thần xã hội.
• Động học xã hội là nghiên cứu các quy luật biến đổi xã hội trong các hệ thống xã hội theo
thời gian.
Khi nghiên cứu trạng thái tĩnh, động của xã hội ông đã phân hạch các phương pháp
xã hội thành 4 nhóm: Quan sát, thực nghiệm, so sánh, phân tích lịch sử. Từ đó, ông đưa ra ba
quy luật để giải thích sự vận động và phát triển của xã hội được thể hiện ở ba giai đoạn:
 Thần học
 Thực chứng
 Siêu hình

3. Cá nhân và quá trình xã hội học cá nhân

3.1 Cá nhân
3.1.2 Khái niệm cá nhân

3


Cá nhân là một cá thể riêng biệt, độc lập hiện hữu đang hoạt động trong một không
gian xác định với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, là chủ thể xã hội có mối quan hệ tác
động qua lại với các cá nhân khác trong hoạt động xã hội. Cá nhân là khái niệm cơ bản đầu
tiên, quan trọng nhất của Xã hội học, bởi vì xét cho đến cùng sẽ không có xã hội loài người
nếu như không có con người thể hiện ra với tư cách là một cá thể độc lập. Đối tượng chính
của Xã hội học là các mối quan hệ xã hội mà trong xã hội luôn tồn tại bốn mối quan hệ lớn:





Mối quan hệ giữa con người với xã hội;
Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên;
Mối quan hệ giữa con người với con người;
Mối quan hệ giữa chủ thể với khách thể;

3.1.3 Đặc điểm của cá nhân
Đặc điểm chủ yếu của cá nhân là:
• Cá nhân là một thực thể sinh học - xã hội chỉ xuất hiện một lần mà không bao giờ lặp
lại.
• Cá nhân là sản phẩm của tự nhiên, nhưng là sản phẩm đặc biệt và nó mang bản chất
xã hội và không có sự sản xuất đồng loạt mà là đơn chiếc “độc nhất vô nhị”. Engels
nói, con người là một “động vật cao cấp” có tư duy, có ngôn ngữ, biết lao động nhưng
chỉ được biết đến như là cá nhâ khi mà chính nó bộc lộ ra trong hoạt động xã hội và

trong các mối quan hệ xã hội với các chủ thể xã hội khác như cá nhân, nhóm xã hội
và cộng đồng xã hội.
• Cá nhân là sự biểu hiện cụ thể bản chất con người, là sự hợp nhất được thực hiện theo
cách nhất định trong một con người những nét có ý nghĩa xã hội và quan hệ xã hội có
liên quan đến bản chất của một xã hội nhất định, do đó nếu không có cá nhân và mối
quan hệ của nó thì cũng không có nhóm xã hội, không có nhóm giai cấp, không có
dân tộc..

3.2 Quá trình xã hội hoá cá nhân
3.2.1 Khái niệm xã hội hoá
Xã hội hóa là một quá trình mà cá nhân gia nhập vào nhóm xã hội, vào cộng đồng xã
hội và được xã hội tiếp nhận cá nhân như là một thành viên chính thức của mình, là quá trình
cá nhân tiếp nhận nền văn hóa xã hội, là quá trình cá nhân học tập bắt chước lẫn nhau và là
quá trình học cách đóng vai trò xã hội theo đúng khuôn mẫu hành vi nhằm đáp ứng sự mong
đợi của xã hội.
4


3.2.1 Mục đích của xã hội hoá
• Xã hội hóa trang bị cho cá nhân những kỹ năng cần thiết để họ hòa nhập vào xã hội
mà họ đang sống.
• Xã hội hóa là quá trình hình thành ở cá nhân một khả năng thông đạt và phát triển
khả năng: nói, đọc, viết, diễn tả những tư duy và chính kiến của mình trước xã hội.
• Xã hội hóa là quá trình làm cho cá nhân thấm nhuần các giá trị xã hội, các chuẩn mực
sống, các quy tắc sinh hoạt và hấp thụ niềm tin của xã hội.

3.2.2 Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá
Gồm 3 giai đoạn:
• Giai đoạn đứa trẻ trong gia đình
• Giai đoạn cá nhân trong nhà trường

• Giai đoạn cá nhân thực sự bước vào đời

4. Thiết chế xã hội
Theo quan niệm của Xã hội học thì khái niệm thiết chế xã hội hay còn gọi là thể chế
xã hội có thể hiện theo hai cách:
-

Thứ nhất là cách thức tổ chức xã hội với toàn bộ bộ khung của xã hội do luật pháp
tạo nên;
Thứ hai, thiết chế xã hội dùng chỉ một tập hợp những giá trị chuẩn mực, quy tắc,
thói quen hay tập tục được áp dụng trong xã hội được xã hội thừa nhận

Thiết chế xã hội là một tập hợp bền vững các giá trị chuẩn mực, vị thế, vai trò và
nhóm vận động xung quanh một nhu cầu cơ bản của xã hội. Nó là một tổ chức nhất định của
sự hoạt động xã hội và các quan hệ xã hội được thực hiện bằng một hệ thống của các hành vi
con người với các chuẩn mực và quy phạm xã hội. Thiết chế xã hội là một thành tố đặc thù
đảm bảo tính kế thừa và tính ổn định tương đối của những mối liên hệ trong khuôn khổ của
một tổ chức xã hội nhất định. Tất cả các thiết chế đều có các quy tắc chuẩn mực, điều luật và
cả cơ chế vật chất của nó mà các nhóm xã hội phải tôn trọng, nó là chất kết dính giữa các cá
nhân, các nhóm xã hội và sự điều tiết hoạt động của chúng.

5. Xã hội đô thị
5.1 Khái niệm đô thị
5


Đô thị là một chỉnh thể không gian xã hội biểu hiện sự tập trung và thống nhất của
một kiểu tổ chức xã hội dân cư đặc biệt, của những điều kiện địa lý tự nhiên và môi trường
nhân tạo (do con người tạo nên).
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học đô thị là các hiện tượng và các quá trình xã hội

diễn ra ở đô thị, là một nhánh của xã hội học chuyên biệt.
Xã hội học đô thị đã tập trung nghiên cứu các lĩnh vực chủ yếu:
o Vị trí của đô thị trong xã hội, trong hệ thống cư trú.
o Nghiên cứu về cơ cấu xã hội và các vấn đề xã hội nảy sinh và sự biến
chuyển xã hội ở đô thị.
o Nghiên cứu đặc điểm, lối sống văn hóa và các vấn đề của cộng đồng dân
cư và môi trường đô thị.
o Nghiên cứu quá trình quản lý đô thị, quy hoạch và phát triển đô thi.

5.2 Đặc điểm lối sống đô thi
Lối sống đô thị được hình thành trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện sống, hoạt động
nghề nghiệp và mối quan hệ xã hội của tất cả các nhóm dân cư sống trên địa bàn thành phố.
Lối sống đô thị có năm đặc điểm:
o Tính cơ động nghề nghiệp xã hội và không gian xã hội cao (Sự chuyển đổi
ngành nghề nhanh chóng, chuyển đổi nơi cư trú do nhu cầu của cá nhân và
gia đình cho phù hợp ...).
o Các hoạt động sinh hoạt của cá nhân và gia đình phụ thuộc nhiều vào yếu
tố dịch vụ công cộng và tư nhân (vệ sinh, môi trường, sinh hoạt ...).
o Nhu cầu văn hóa, giáo dục rất cao.
o Phạm vi giao tiếp rộng (không chỉ quốc gia mà cả quốc tế), cường độ giao
tiếp cao, các mối quan hệ phức tạp nhiều chiều.
o Con người đô thị có tính năng động – sáng tạo (tiếp cận khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại), ý chí tiến thủ cao (làm giàu) và địa vị xã hội.
Chú ý: Tính tự do cao nhiều khi dẫn đến tự do vô kỷ luật, kiểu sống tích cực, tiêu cực
đan xen. Các biểu hiện của lối sống tiêu cực trong điều kiện hiện nay có xu hướng tăng.

5.3 Các căn bệnh đô thị
Tắc nghẽn huyết mạch giao thông do cơ sở hạ tầng đô thị phát triển, không đáp ứng
kịp với tốc độ gia tăng nhanh của dân số, do tốc độ gia tăng ngày càng nhanh của các
phương tiện giao thông cá nhân.
6



Ô nhiễm môi trường đô thị do tốc độ công nghiệp hóa vàmức độ tập trung các khu
công nghiệp dày đặc, môi trường đô thị ngày bị ô nhiễm nặng: không khí bị nhiễm bụi bẩn
với nồng độ cao, tiếng ồn lớn, nguồn nước ô nhiễm, kênh rạch đầy rác rưởi...
Sự gia tăng vô tổ chức của các tế bào xã hội: Đô thị có sức hút rất mạnh, hiện tượng
di dân tự do làm cho số lượng nhân khẩu và hộ gia đình tăng nhanh (dòng người từ nông
thôn rời bỏ đất đai, làng mạc tràn về đô thị). Từ đó dẫn đến hậu quả là các tế bào xã hội phát
triển vô tổ chức, vượt quá tầm kiểm soát của chính quyền thành phố và các cấp quản lý).
Rối loạn nhịp đập trong đời sống sinh hoạt xã hội phản ánh sự không hòa nhập được
lối sống của các nhóm dân cư cùng sống trên địa bàn thành phố. Mỗi nhóm có một kiểu sống
khác nhau về nguồn gốc nhập cư, về tôn giáo, về dân tộc, về màu da, ngôn ngữ, phong tục
tập quán, văn hóa ... dễ dẫn đến tình trạng mâu thuẫn và xung đột xảy ra.
Bệnh đầu to là sự phát triển mất cân đối nghiêm trọng, cả một vùng nổi lên một đô thị
hiện đại, tất cả mọi sinh lực, nhân lực, tiền của, tiềm năng của cả vùng chỉ tập trung nuôi cái
đầu càng phình to ra. Trong khi đó, các đô thị nhỏ và vùng nông thôn xung quanh ngày càng
kiệt quệ, nghèo đói và lạc hậu.
Các hệ quả xã hội khác: tệ nạn xã hội ở đô thị như trộm cướp, ma túy, mại dâm ... và
sự phân hóa giàu nghèo.

6. Xã hội nông thôn
6.1 Khái niệm nông thôn
Nông thôn là một kiểu cộng đồng lãnh thổ xã hội có tính cách lịch sử được hình thành
một cách tự nhiên trong quá trình phân công lao động xã hội. Nông thôn là địa bàn cư trú
đầu tiên của con người, ra đời cùng với sự ra đời của sản xuất nông nghiệp chăn nuôi và
trồng trọt, mà chủ yếu là trồng lúa nước.
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học nông thôn là những hiện tượng xã hội ở nông
thôn, những vấn đề xã hội liên quan đến sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội nông
thôn. Trên cơ sở nghiên cứu đó mà có những giải pháp về chiến lược, sách lược cải tạo và
xây dựng nông thôn trên các mặt, các lĩnh vực. Cụ thể là:

o Thứ nhất, Xã hội học Nông thôn nghiên cứu mối quan hệ giữa những người
nông dân trong xã hội nông thôn.
o Thứ hai, Xã hội học Nông thôn nghiên cứu vấn đề cơ cấu giai cấp - xã hội,
nghề nghiệp - xã hội, nhân khẩu – xã hội.

7


o Thứ ba, Xã hội học Nông thôn nghiên cứu những vấn đề xã hội, môi trường
sinh thái và những thiết chế cơ bản để duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội
nông thôn.

6.2 Đặc điểm nông thôn
Khi nghiên cứu xã hội nông thôn cần nhận thức rõ bốn đặc điểm chủ yếu:
o Ở nông thôn, nghề nghiệp chủ yếu là nông nghiệp: chăn nuôi và trồng trọt;
o Xã hội nông thôn: môi trường tự nhiên đảm bảo hơn nhiều so với môi trường
đô thị;
o Xã hội nông thôn có tỷ lệ không gian sinh hoạt ít hơnnhiều so với không gian
tự nhiên;
o Xã hội nông thôn có lối sống và mối quan hệ xã hội bình dị, giản đơn, chân
chất, nghĩa xóm tình làng, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau cùng phát
triển...
o Xã hội học nông thôn lấy làng xã làm đơn vị cơ sở. Sự phân loại Xã hội nông
thôn dựa vào các yếu tố:
o Tỷ lệ giữa người lao động theo các nghề khác nhau;
o Dựa vào quy mô của dân cư;
o Dựa vào sự phát triển của các cơ quan sinh hoạt văn hoá;
o Dựa vào mạng lưới giao thông ở trong cộng đồng làng xã, thôn xóm;
o Dựa vào tính chất và trình độ phát triển nhà ở.


II. Vấn đề giao thông
1. Khái niệm giao thông
Giao thông là hình thức di chuyển, đi lại công khai bao gồm các đối tượng như người đi
bộ, xe, tàu điện, các phương tiện giao thông công cộng, thậm chí cả xe dùng sức kéo động
vật hay động vật tham gia đơn lẻ hoặc cùng nhau. Luật giao thông là luật dùng để quản lý và
điều khiển các phương tiện giao thông.

2. Thực trạng giao thông
2.1 Tình hình giao thông năm 2015 và 8 tháng đầu năm 2016

8


Khi đất nước ta bắt đầu nền kinh tế thị trường nền kinh tế Việt Nam có nhiều điểm
sáng: mức sống của nhân dân được cải thiện, bạn bè trong khu vực và quốc tế hết lòng ca
ngợi về những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước. Tuy mức
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt được là khá cao nhưng đi liền với nó là vấn đề về tai
nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là giao thông đường bộ, số vụ giao thông
không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng. Cho nên nhiều người thường nói rằng giao
thông đường bộ ở Việt Nam giống như một quả bong bóng dẹp được chỗ này thì chỗ khác
lại ùng ra, có không biết bao nhiêu là chiến dịch, chỉ thị nhưng chỉ được một thời gian ngắn
lại đâu vào đấy.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành lang
an toàn giao thông, sự phát triển không kịp của cơ sở hạ tầng giao thông, sự gia tăng quá
nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và ý thức của người tham gia giao thông quá
kém và chưa được cải thiện nhiều trong những năm gần đây.
Thời gian qua, tất cả các địa phương ra quân triển khai mạnh mẽ tháng an toàn giao
thông(ATGT) nhưng tình hình ATGT trên địa bàn cả nước vẫn diễn biến rất phức tạp.
Theo thống kê của Cục Cảnh sát giao thông năm 2015 cả nước xảy ra 22.827 vụ, làm
chết 8.727 người, bị thương 21.069 người. So với năm 2014, giảm 2.842 vụ (- 11%), giảm

364 người chết (- 4%), giảm 3.794 người bị thương (- 15,26%). Trong đó:
 Đường bộ: Xảy ra 22.326 vụ, làm chết
8.435 người, bị thương 20.815 người. So
với năm 2014, giảm 2.912 vụ (- 11,54%),
giảm 410 người chết (- 4,64%), giảm
3.822 người bị thương (- 15,51%).
 Đường sắt: Xảy ra 405 vụ, làm chết 218
người, bị thương 239 người. So với năm
2014, tăng 64 vụ (18,77%), tăng 38 người
chết (21,11%), tăng 23 người bị thương
(10,65%).
 Đường thủy: Xảy ra 96 vụ, làm chết 74 người, bị thương 15 người. So với năm 2014,
tăng 06 vụ (6,67%), tăng 08 người chết (12,12%), tăng 05 người bị thương (50%).

9


Qua thống kê, phân tích tổng số các vụ tai
nạn giao thông(TNGT) xảy ra trong năm
2015 cho thấy các lỗi vi phạm trật tự an toàn
giao thông (TTATGT) chủ yếu dẫn đến
TNGT là: đi không đúng làn đường, phần
đường quy định chiếm tỉ lệ cao (26%), chạy
quá tốc độ (9%), chuyển hướng không đúng quy
định (9%), ngoài ra các lỗi không nhường
đường, vượt xe, sử dụng rượu bia chiếm tỉ lệ
đáng kể.
Còn năm 2016, năm hiện tại của chúng ta. Trong 8 tháng đầu năm 2016 trên toàn
quốc lực lượng cảnh sát giao thông đã kiểm tra, lập biên bản 2.617.339 trường hợp vi phạm
trật tự ATGT đường bộ; phạt tiền 1.686,06 tỷ đồng; tạm giữ 20.766 xe ô tô và 365.147 mô

tô; tước 250.341 giấy phép lái xe.
Chỉ tính riêng trong tháng 8/2016, toàn quốc xảy ra 1.760 vụ tai nạn giao thông, làm
chết 705 người, làm bị thương 1.495 người. So với cùng kỳ năm 2015 tăng 48 vụ (2,8%),
tăng 51 người chết (7,8%), giảm 96 người bị thương (-6,03%).
Trong tháng 8/2016, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ công an các địa phương
đăng ký mới 28.528 xe ôtô, 236.668 xe môtô và 36.820 xe máy điện. Cục đăng ký mới 66 xe
ô tô; đăng ký sang tên, di chuyển 8 xe ô tô.
Lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý 372.626 trường hợp vi
phạm trật tự ATGT, Kho bạc Nhà nước thu hơn 211,84 tỷ đồng; tạm giữ 3.704 xe ô tô,
47.790 xe mô tô và 938 phương tiện khác; tước giấy phép lái xe (GPLX) 37.668 trường hợp.

2.2 Phương hướng và nhiệm vụ trọng tâm 4 tháng cuối năm 2016
Trong 4 tháng cuối năm 2016, tình hình an ninh, trật tự nói chung và TTATGT nói
riêng còn tiềm ẩn nhiều phức tạp chưa lường hết được như: Biểu tình, gây rối TTXH;
phương tiện giao thông tiếp tục gia tăng trong khi công tác quản lý lái xe và tổ chức giao
thông vẫn bất hợp lý, yếu kém; tổ chức vận tải thiếu đồng bộ. Để đảm bảo kiềm chế, làm
giảm TNGT so với năm 2015, các cơ quan chức năng cần tập trung vào các nhiệm vụ trọng
tâm sau đây: Tham mưu cho Bộ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc lực lượng CAND thực hiện
nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm TTATGT đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông (UTGT)”, Chỉ thị số 02/CT10


BCA ngày 03/4/2015 về “Tăng cường công tác bảo đảm TTATGT của lực lượng CAND
trong tình hình mới”.
Tăng cường công tác khảo sát, kiến nghị các bất hợp lý về tổ chức giao thông và khắc
phục các “điểm đen” về TNGT tại các tuyến, địa bàn trọng điểm và các thành phố lớn. Phối
hợp với chính quyền, Công an các địa phương và các ngành chức năng tập trung giải quyết
tình trạng vi phạm TTATGT nơi giao cắt giữa đường sắt và đường bộ; tình trạng khai thác
cát, sỏi trái phép trên đường thủy; tình trạng nhà thầu thi công các tuyến đường không bảo

đảm ATGT; tham mưu đề xuất các giải pháp trọng tâm phòng ngừa, giải quyết UTGT.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định về TTATGT; kết quả hoạt
động của lực lượng CSGT trong công tác bảo đảm TTATGT, gương người tốt, việc tốt tham
gia giữ gìn TTATGT trong nhân dân và của lực lượng CSGT. Ban hành quy trình xây dựng
các mô hình nhân dân tự quản về bảo đảm TTATGT trên các tuyến giao thông.

3. Nguyên nhân
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông song nhìn chung là do những
nguyên nhân chính sau đây:

3.1 Nguyên nhân khách quan:
o

o

-

11

Do cơ sở hạ tầng giao thông
Quá lạc hậu một phần do kinh tế yếu kém và do không thật sự chú trọng đến hạ tầng
giao thông, chưa tính toán đến lâu dài. Hạ tầng xây dựng thiếu khoa học, bố cục giao
thông của thành phố lại được tổ chức theo mạng lưới xuyên tâm với nhiều trục chính
kết nối bởi nhiều nhánh ngang và hướng vào trung tâm, mật độ giao thông trên các
trục chính này rất dày đặc, quá tải vào các giờ cao điểm là điều khó tránh. Hơn nữa hạ
tầng giao thông lại không an toàn bởi cắt xén nguyên liệu trong quá trình thi công
trước kia
Không đáp ứng đủ đường để đi lại ( mặc dù đã có cầu vượt và cầu trui ). Theo thống
kê ở Thành phố Hồ Chí Minh lượng phương tiện cơ giới bằng ẳ nhưng tổng số chiều
dài đường bộ chưa bằng 1% so với cả nước (1680 km/ 210.000 km )và mật độ mạng

lưới giao thông mới đạt 0,8 km/ km. Đặc biệt là những nhánh đường giáp giữa nội
thành và ngoại thành thì hẹp và xấu nhưng lại là nơi có nhiều người đi lại nên dễ bị
ùn tắc.
Do xe cơ giới
o Loại xe gây ra ùn tắc chủ yếu là xe máy với số lượng tập trung quá nhiều trên
đường phố. Ước tính hiện nay ở Hà Nội có 1,3 triệu xe, trung bình 1,9 người/ 1
xe, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh có 2,2 triệu xe, trung bình 2,5 người/ 1xe.


-

12

Như vậy thử hỏi sao không ùn tắc? Nhưng nguyên nhân bên trong của việc có
quá nhiều xe là do trên thị trường
xe máy Trung Quốc nhiều và giá
rẻ hơn nhiều so với xe Nhật, vì
vậy nhiều người có khả năng
mua được xe. Xe máy gây ra chủ
yếu các vụ tai nạn. Năm 2001 tai
nạn do xe máy gây ra chiếm tới
71,16% tổng số vụ , 67,92% số
người chết, 7,45% số người bị
thương, còn đến giữa tháng
11/2002 con số tươngg ứng là
75,16%; 75,34% và 82,71%.
o
Xe bus cũng góp một phần vào
nguyên nhân gây ùn tắc vì xe bus ở đô thị vẫn chưa được tốt: xe cũ, xe không
an toàn, không đủ tuyến, không đúng giờ, không cơ động. Hiện nay , mặc dù

nhà nước đã đầu tư khá nhiều xe buýt mới nhưng vì đôi khi số người quá đông
trên xe vào những giờ cao điểm dẫn tới việc gặp khó khăn khi lên, xuống, làm
chậm tiến độ đi lại của xe dẫn đến dễ ùn tắc.
Do con người
o
Dân số quá đông, cả nước có đến gần 80 triệu người trong khi diện tích đất đai
thì chật hẹp. Đặc biệt là ở thành thị, mật độ càng đông hơn do dân cư kéo về
đây làm ăn ngày càng nhiều.
o
Ý thức của con người đối với việc thực hiện nội quy giao thông còn kém. Vẫn
còn rất nhiều các trường hợp vi phạm, trong đó tập chung chủ yếu vào các lỗi
như phóng nhanh, lạng lách, vượt đèn đỏ, đi lấn phần đường quy định…Theo
trung tá Đào Vĩnh Thắng, phó trưởng phòng Cảnh sát giao thông- Công an
Thành phố thì trung bình 1 ngày, mỗi cánh sảt giao thông làm việc ở các chốt
giao thông phải xử lý gần chục vụ vi phạm giao thông, tạm giữ từ 4 đến 5
phương tiện.
o
Ngoài ra việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh ,buôn bán, rồi
việc đổ trộm phế thải…cũng là những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông.
b,Nguyên nhân chủ quan Việc tổ chức quản lý giao thông đô thị ở Việt Nam
chưa chặt chẽ. Mặc dù trong thời gian gần đây nghành giao thông đã có sự
tăng cường về lực lượng nhưng ở nhiều ngã ba, ngã tư vẫn không có cảnh sát
giao thông, đèn tín hiệu giao thông không ổn định, lực lượng Cảnh sát giao
thông mỏng, trang bị kỹ thuật lạc hậu…
Vẫn còn nhiếu tuyến đường 2 chiều, xe cộ đi đan xen, ít tuyến đường 1 chiều.


-

-


-

Gần 40% số vụ TNGT xảy ra vào khoảng
thời gian từ 18h đến 24h, đây là khoảng thời
gian người điều khiển phương tiện bị tác
động tâm lý muốn nhanh chóng trở về với
gia đình, sự mệt mỏi, căng thẳng sau một
ngày làm việc, sự chênh lệch về nhiệt độ,
ánh sáng giữa ngày và đêm (đặc biệt đối với
phương tiện vận tải hành khách, hàng
hóa…).
Vẫn chưa xử phạt nghiêm khắc đối với những người vi phạm, vẫn để các loại xe
không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật tham gia giao thông…Một số Cảnh sát giao thông biến
chất, không thực hiện đúng quyền hạn và nhiệm vụ của mình.
Do đào đường, đào hố, sửa chữa công trình chưa đồng bộ, chưa dứt khoát, thực hiện
chưa nhanh chóng thường kéo dài gây cản trở giao thông. * Hậu quả do giao thông
gây ra là rất nghiêm trọng. Trước hết là tới vấn đề sức khoẻ của con người. Như ta đã
biết trong khói thải của xe chứa rất nhiều chất độc hại như CO, PM, chì, diezel gây
tác động đến hệ thống tim mạch , hô hấp, tới hệ thần kinh, não bộ… Một thiệt hại
không thể không kể tới đó là thiệt hại về kinh tế. Riêng chỉ tiêu hao nhiên liệu thôi do
ùn tắc giao thông mỗi ngày vào các giờ cao điểm do xe máy gây ra cũng phải tốn đến
vài tỉ đồng. Ước tính ở Thành phố Hồ Chí Minh tốn hết hơn 1 triệu lít, tức là khoảng
5,5 tỉ đồng. Thiệt hại hơn cả là làm chậm tiến độ công việc, lưu thông, vận chuyển
khó khăn hơn, đặc biệt đối với những nhà kinh doanh, buôn bán thì thời gian còn quý
hơn vàng…Nạn nhân của tai nạn giao thông chủ yếu là nam giới tuổi từ 15 đến 45.
Đây là lực lượng lao động chính làm ra của cải cho các gia đình và cho đất nước.
Thương tích giao thông đường bộ cũng đã và đang là gánh nặng đối với nghành y tế
nước ta. Trước những thực trạng và hậu quả đáng buồn của tai nạn giao thông, thì
việc đưa ra những giải pháp hợp lý là rất cần thiết và cấp bách


4. Vấn đề ùn tắc giao thông
Vấn đề ùn tắc giao thông là một vấn đề thường xuyên xảy ra. Nó xảy ra hàng ngày
gây một sự bức xúc đối với người điều khiển phương tiện giao thông và cả những ở gần khu
vực xảy ra ùn tắc. Dù muốn hay không vẫn hút khói bụi tiếng ồn của những xe đang di
chuyển chậm. Một số giải pháp đặt ra trước mắt để cải thiện tình hình giao thông hiện nay
(còn giải pháp lâu dài, chiến lược xin các nhà nghiên cứu của các cơ quan quản lý giao thông
đề xuất).
Đã có nhiều ý kiến về việc giải quyết vấn đề này dưới các góc độ khác nhau. Nhưng
việc đề cập đến nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông chưa được triệt để cho lắm. Hầu hết
13


đều đổ tội cho chiếc xe máy ! Khổ thân nó, nếu nó nói được thì chắc nó sẽ bảo: "Tại người
điều khiển chứ đâu phải tôi, tôi đâu có tự chạy được ... !".Vậy có thể thấy những nguyên
nhân sau:
 Là ý thức chấp hành Luật giao thông của người điều khiển phương tiện giao thông (cả
phương tiện có động cơ và thô sơ).Người điều khiển phương tiện có động cơ đa số đã
qua học các lớp về Luật giao thông đường bộ, được cấp giấy phép lái xe ... nhưng học
xong hình như quên mất việc ... chấp hành các biển báo hiệu … đã được qui định
trong Luật Giao thông đường bộ ... khi tham gia lưu thông trên đường, phố. Một hiện
tượng nữa là rất nhiều lái xe ô tô, hầu hết là xe taxi, điều khiển xe đổi hướng theo
chiều ngược lại ngay trên phố (trái qui định trong Luật giao thông đường bộ), ô tô
Công an Phường chạy ngược chiều, thậm chí chạy lấn đường (để bắt người bán hàng
rong) … Đèn hiệu giao thông bị hỏng nhưng không được thay thế kịp thời, không
được bố trí liên hoàn trên cùng một trục đường ... cũng góp phần gây nên ùn tắc giao
thông. Ùn tắc giao thông xảy ra hầu hết các nước trên thế giới. Tuy nhiên, ở các nước
đó khác với ta ở chỗ, khi có ùn tắc giao thông nhưng người điều khiển phương tiện
vẫn chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông, ở ta thì ngược lại mạnh ai nấy đi, "hở
chỗ nào đi chỗ nấy" .... không theo qui định nào cả.

 Là việc phân luồng/làn xe chạy, điều phối giao thông, đèn tín hiệu ở nút giao nhau
chưa tốt.Đa số đường phố ở ta đều hẹp nhưng lại được lưu thông hai chiều, có đường
tuy đã qui định ô tô chỉ lưu thông một chiều nhưng lại cho phép ô tô buýt được phép
hoạt động hai chiều, mà ô tô buýt có loại đến 45 chỗ ngồi, bến đỗ qui định cho loại ô
tô này lại đối diện nhau, gần nơi đường phố giao nhau ... thành ra đây cũng là một
trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.
 Trên đường một chiều, một số người điều khiển phương tiện đi ngược chiều, hoặc
xuống xe dắt/kéo bộ ngược chiều ... không được cảnh sát giao thông/hoặc người có
trách nhiệm nhắc nhở/hay xử phạt ... Thật là phi lý, theo tôi, đã là đường một chiều
thì cấm đi ngược chiều đối với bất cứ hành vi nào, kể cả người đi bộ.
Về giải pháp đối với vấn nạn ùn tắc giao thông.Cá nhân tôi xin đề xuất một số giải pháp
trước mắt trong điều kiện cơ sở hạ tầng như hiện nay như sau:
 Thiết lập toàn bộ đường phố hai chiều trong nội thành đường một chiều, kết hợp
với việc phân luồng/làn trên đường phố cho thích hợp với từng loại phương tiện
tham gia giao thông (trừ ngõ cụt - chỉ có một lối ra vào), cắm biển điều phối
phương tiện tham gia giao thông phù hợp với hiện trạng đường phố.
 Tại các nơi giao nhau có điều khiển bằng tính hiệu đèn, chỉ nên cho phép các
phương tiện hai bánh được rẽ phải khi đèn đỏ bật sáng, không nên cho phép cả ô
tô, xe 3 bánh vì loại phương tiện này chiếm diện tích khá lớn, trong khi chỗ ngoặt
của đường phố lại hẹp, thời gian lại ngắn ... Khi có nhu cầu rẽ phải/hoặc trái, cần
14


qui định người điều khiển phương tiện phải chuyển đúng làn đường qui định, nếu
vi phạm thì xử phạt.
 Trả lại sự thông thoáng lòng đường và hè phố

5. Giải pháp
• Xây dựng thêm các cầu vượt tại một số nút giao thông trọng điểm của thành phố; tổ
chức giao thông khoa học, hợp lý, phù hợp với cơ sở hạ tầng giao thông đô thị; điều

chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu giao thông phù hợp với lưu lượng phương tiện tại giờ cao
điểm sáng, chiều; tăng các tuyến phố phân làn giao thông một chiều; phân tách làn
phương tiện, bố trí làn đường dành riêng cho xe máy, xe buýt. Hạn chế một số loại xe
ôtô lưu thông trên những tuyến đường trục giao thông có mật độ lớn, hay xảy ra ùn
tắc trong giờ cao điểm; tăng cường đầu tư hệ thống giao thông tĩnh.
• Thiết lập trật tự, kỷ cương quản lý lòng đường, vỉa hè theo nguyên tắc vỉa hè dành
cho người đi bộ, lòng đường dành cho phương tiện tham gia giao thông.
• Huy động các lực lượng quần chúng tham gia giữ gìn TTATGT, phối hợp cùng Thanh
tra giao thông và các lực lượng của ngành Công an.
• Nâng cao dân trí của người dân về an toàn giao thông, thể hiện qua việc người dân
tuân thủ các quy định khi tham gia giao thông và cơ quan quản lý có đủ năng lực để
xử lý những trường hợp vi phạm
• Phát triển metro và đường sắt trên cao trong các đô thị.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dân số đô thị đạt tới một triệu người trở lên thì
vận tải đường sắt đô thị bắt đầu phát huy được hiệu quả và có thể đóng vai trò chính
trong vận tải hành khách nội đô. Tại các thành phố lớn trên thế giới như Newyork,
Luân đôn…. đường sắt đô thị đảm nhiệm hơn 70% khối lượng vận chuyển hành
khách. So với các loại hình vận tải khác đường sắt đô thị có các ưu điểm nổi bật sau:
+ An toàn cao, tiện lợi cho hành khách.
+ Tốc độ nhanh, khối lượng vận chuyển lớn.
+ Tiết kiệm nhiên liệu và ít gây ô nhiễm môI trường.
+ Tiết kiệm diện tích đất đai cho thành phố, không gây ảnh hưởng đến các hoạt
động bình thường tại các đô thị.

15


III. Kết luận
Đất nước đang trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập
với các nước trong khu vực và thế giới thì giao thông là một yếu tố hết sức quan trọng

trong sự phát triển chung của đất nước với mục tiêu: “ Phát triển đồng bộ và bền vững
hệ thống mạng lưới giao thông quốc gia, đảm bảo sự lưu thông xuyên suốt quanh năm
an toàn, êm thuận với chất lượng ngày càng tốt hơn,bắt đầu tạo lập một hệ thống kết
cấu hạ tầng giao thông đúng cấp, tích cực thực hiện các công nghệ vận tải tiên tiến,
phục vụ kịp thời cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ
động hội nhập khu vực và quốc tế” (theo bộ trưởng Bộ GT-VT Đào Bình Định).
Để đạt được mục đích phát triển cơ sở hạng tầng kết cấu giao thông thì cần tập
trung nghiên cứu xây dựng một cách hợp lý, theo quy hoạch rõ ràng. Xử lý nghiêm
những hành vi gây ảnh hưởng an toàn giao thông.
Đến đây em xin kết thúc bài tiểu luận của mình. Mong nhận được sự góp ý cũa
thầy để hoàn thiện bài làm của mình.
Em cảm ơn thầy đã đọc bài tiểu luận của em!

MỤC LỤC

16


17



×