Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Cách hay khi làm việc nhóm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.35 KB, 3 trang )

Cách hay khi làm việc nhóm
Góp cái “tôi” riêng vào cái “ta” chung
Khi thuyết trình giáo viên chỉ cho tối đa 30 phút, trong 30 phút đó nhóm
phải chắt lọc nhiều ý để diễn đạt thật súc tích. Sáng tạo là điều cần thiết
nhưng không nên nêu ra quá nhiều ý kiến, và tranh luận xem nên chọn ý
kiến nào. Tốt nhất nhóm trưởng nên tự đưa ra ý kiến và nhờ mọi người đóng
góp thêm. Hãy có một “khung sườn” trước khi lên kế hoạch. Từ cái khung
đó, ta dễ hình dung ra những việc cần làm. Vì vậy, các thành viên không nên
tranh luận quá sâu chỉ để bảo vệ ý kiến của mình mà hãy chấp nhận vì một
“tác phẩm chung” của nhóm.
Chia nhỏ công việc, nhân đôi hứng thú
Trong mỗi nhóm luôn có nhóm trưởng. Việc của nhóm trưởng là phân công
từng nhiệm vụ cho các thành viên, càng chia nhỏ công việc thì càng đảm bảo
chất lượng bài thuyết trình. Chẳng hạn như A sẽ tìm tài liệu, B lọc ra ý
chính, C “cắt gọt” và trình bày lại, D làm trên nên Power Point và cả 4 thành
viên này đều phải nắm rõ nội dung bài muốn thuyết trình. Trong trường hợp
nhóm quá đông (ví dụ, có 15 thành viên), hãy tiếp tục chia nhỏ thành từng
cụm để dễ hoạt động. Mọi thành viên đều phải đóng góp công sức vào bài.
Nếu bạn là nhóm trưởng, đừng ngại phân công nhiệm vụ. Chỉ khi thành viên
bảo rằng không làm được việc đó, bạn có quyền phân công người khác.
Công việc được càng chia nhỏ thì các thành viên càng thấy dễ làm hơn. Và
khi dễ làm, họ sẽ hứng thú và hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng.
Họp nhóm, đề cương, tập, sách tham khảo, hiệu ứng kĩ thuật…- không
quá cần thiết
Việc họp nhóm thường gây khó khăn vì không thống nhất được giờ giấc cho
mọi thành viên. Các bạn chỉ cần họp 1 ngày đầu tiên để thống nhất ý kiến và
phân chia nhiệm vụ, sau đó làm việc qua email là được. Quan trọng là chất
lượng và tiến trình hoàn thành.
Bạn có thể tham khảo tư liệu cho bài thuyết trình của mình, nhưng khi làm
việc nhóm, không nhất thiết bạn phải gò theo khuôn khổ. Nếu mỗi thành
viên có một cách diễn đạt riêng và phát huy khả năng sáng tạo, thì mỗi slide


trong bài thuyết trình đều trở nên cực kì thú vị và phá cách. Không cần bạn
phải tạo hiệu ứng cho mọi slide, phải làm màu nền đồng bộ và để trước mặt
một đống sách và thuyết trình. Hãy diễn đạt theo cách riêng của mình. Có
thể vụng về, có thể chưa tốt, nhưng điều đó làm nên “cá tính” cho nhóm của
bạn. Càng muốn được điểm cao thì bạn càng gò mình vào khuôn khổ, điều
đó kìm hãm sự sáng tạo của mình
“Có lần, thuyết trình mà nhóm mình không mang loa, đang thuyết trình thì
laptop tắt màn hình, không thể tiếp tục trình chiều slide, được khoảng 10
phút thì tiếp tục cúp điện. Có thể nói lần đó nhóm mình xui tột độ nhưng
từng thành viên đều lấy lại bình tĩnh và khuấy động không khí cho cả lớp.
Nhờ vậy, bài thuyết trình chưa thật sự trọn vẹn nhưng cả lớp đều nhớ lâu nội
dung bài học và nhóm mình đạt điểm tuyệt đối. Điểm tuyệt đối ở đây là
điểm dành cho cách xử lí tình huống khôn khéo của bọn mình. Bài học rút
ra: hình thức không cần thiết lắm, quan trọng là bạn hãy làm sao cho bạn thu
hút được sự chú ý của tất cả mọi người. Bài thuyết trình hay, trang trí đẹp,
nhưng máy móc và công thức thì vẫn kém nổi bật và không gây ấn tượng”
Bạn đã từng cảm thấy căng thẳng và chán nản khi cả nhóm gần chục thành
viên nhưng một mình bạn lại “gánh” rất nhiều việc. Bạn không thể không
làm vì điểm số ảnh hưởng trực tiếp đến bạn. Nếu chữa được những khuyết
điểm, sai phạm thường thấy khi làm việc nhóm của các thành viên, thì việc
thuyết trình không còn là “ác mộng” với bạn nữa.

×