Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu Hiệu quả làm việc nhóm doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.52 KB, 8 trang )

1. Định nghĩa, phân loại của nhóm.
Nhóm là hai hay nhiều cá nhân - có tác động qua lại và phục thuộc lẫn nhau –
những người đến với nhau để đạt mục tiêu cụ thể.
Phân loại:
- Nhóm chính thức:
Nhóm chính thức là nhóm được định nghĩa bởi cơ cấu tổ chức quản lý của
đơn vị. Các nhóm chính thức là những nhóm có tổ chức. Chúng thường cố
định, thực hiện công việc có tính thi đua, và có phân công rõ ràng. Nhóm
chính thức có thể được chia thành :
+ Nhóm mệnh lệnh là nhóm được xác định bởi sơ đồ tổ chức, nó bao gồm
những người lao động cùng nhận mệnh lệnh và báo cáo trực tiếp đến một
người quản lý.
+ Nhóm nhiệm vụ bao gồm những người lao động cùng làm việc với nhau
để hoàn thành một nhiệm vụ hay một mục tiêu.
- Nhóm không chính thức:
Nhóm không chính thức là những liên minh không được xác định một
cách có tổ chức hoặc bởi cấu trúc chính thức. Nhóm không chính thức được
chia thành:
+ Nhóm lợi ích là những người đến với nhau để đạt mục tiêu cụ thể mà họ
quan tâm
+ Nhóm bạn bè bao gồm những thành viên có những đặc điểm tương đồng
( sở thích, công việc )
Nhóm không chính thức được hình thành dể thỏa mãn nhu cầu xã hội, nhu
cầu quan hệ của con người.
2. Thời điểm thành lập nhóm và các giai đoạn phát triển.
2.1 Thời điểm thành lập nhóm
Không nhất thiết phải lập nhóm khi công việc mang tính chất đơn giản và
thường xuyên diễn ra, hoặc công việc không đòi hỏi sự phối hợp làm việc cũng như
không cần nhiều kinh nghiệm hay kỹ năng đa dạng. Tuy nhiên, nhóm sẽ là giải pháp
tốt nhất khi:
+ Không cá nhân nào hội đủ năng lực về kiến thức, chuyên môn và quan điểm


để thực hiện công việc
+ Các cá nhân phải làm việc cùng nhau ở mức độ phụ thuộc lẫn nhau cao
+ Mục tiêu có tính thách thức đặc biệt. (Thách thức đặc biệt hiếm khi xảy ra
nên cần đến nhóm dự án, còn nhóm làm việc tự quản thường xử lý những thách thức
thường xuyên xảy ra, ví dụ như hoàn thành chỉ tiêu sản xuất.)
2.2 Các giai đoạn phát triển
2.2.1 Hình thành
Hình thành là giai đoạn nhóm được tập hợp lại. Mọi người đều rất giữ gìn và
rụt rè.
Sự xung đột hiếm khi được bày tỏ một cách trực tiếp và thẳng thắn
Do nhóm còn mới nên các cá nhân sẽ bị hạn chế bởi những ý kiến riêng của
mình và nhìn chung là khép kín.
Các thành viên của nhóm đang thăm dò để xác định các dạng hành vi phù hợp
– các hành vi sẽ được mọi người chấp nhận.
Giai doạn này kết thúc khi các thành viên thấy mình là một bộ phận của nhóm
2.2.2 Bão tố ( Xung đột )
Các thành viên chấp nhận sự tồn tại của nhóm nhưng có sự kháng cự lại sự
kiểm soát mà nhóm ảnh hưởng tới cá nhân. Hơn nữa cá nhân cũng kháng cự lại
những người kiểm soát nhóm.
Giai đoạn này kết thúc khi hình thành một cách rõ ràng cấu trúc thứ bậc về sự
lãnh đạo của nhóm.
2.2.3 Hình thành các chuẩn mực ( giai đoạn bình thường hóa)
Các quan hệ gắn bó gần gũi phát triển.
Do một tinh thần hợp tác mới hiện hữu, mọi thành viên bắt đầu cảm thấy an
toàn trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn đề này được thảo luận
cởi mở bên với toàn bộ nhóm.
Sự tiến bộ lớn nhất là mọi người có thể bắt đầu lắng nghe nhau. Những
phương pháp làm việc được hình thành và toàn bộ nhóm đều nhận biết được điều
đó
Giai đoạn này kết thúc khi có cấu trúc rõ ràng đối với nhóm và nhóm có

những mong đợi chung về những chuẩn mực – những cái sẽ xác định hành vi của
các thành viên trong nhóm là đúng hay sai, được chấp nhận hay không được chấn
nhận.
2.2.4 Thực hiện ( giai đoạn hoạt động trôi chảy)
Đây là điểm cao trào, khi nhóm làm việc đã ổn định trong một hệ thống cho
phép trao đổi những quan điểm tự do và thoải mái và có sự hỗ trợ cao độ của cả
nhóm đối với mỗi thành viên và với các quyết định của nhóm.
Năng lượng của nhóm chuyển từ việc tìm hiểu lẫn nhau sang việc thực hiện
các nhiệm vụ.
3. Nguyên nhân cá nhân tham gia vào nhóm, lợi và hại của làm việc nhóm
Một cá nhân có thể tham gia nhiều nhóm, các nhóm khác nhau sẽ đem lại
những lợi ích khác nhau cho các cá nhân. Những lí do phồ biến nhất khiến cá nhân
gia nhập nhóm là vì sự an toàn, địa vị và tự trọng, quyền lực và nhằm đạt tới mục
tiêu chung.
Hơn nữa, làm việc theo nhóm có thể đem lại nhiều lợi ích, và hiều quả công
việc cao hơn so với một cá nhân
+ Nhóm có thể đưa ra những giải pháp sáng tạo
+ Việc ra quyết định theo nhóm xác nhận một cách gián tiếp sự đồng thuận giữa
những người phải thực thi quyết định
+ Nhóm có nhân viên với các kỹ năng khác nhau nhằm mục đích bổ sung những
kỹ năng riêng biệt để tháo gỡ các vấn đề nan giải
+ Nhóm có thể thu thập được nhiều thông tin và học hỏi nhiều kinh nghiệm, bí
quyết hơn nhờ có nhiều thành viên
+ Nhóm có thể tạo ra sự giao tiếp và hợp tác tốt hơn trong tổ chức
Nhiều ưu điểm của nhóm xuất phát từ sự phối hợp các kỹ năng và kinh
nghiệm của những thành viên trong nhóm. Bên cạnh đó, nhóm có xu hướng tạo ra
những quy trình giao tiếp mới, cho phép giải quyết vấn đề một cách liên tục. Hơn
nữa, nhiều người thích làm việc theo nhóm bởi nhóm như một động lực thúc đẩy
giúp họ đạt được hiệu suất công việc tối ưu nhất.
Tuy nhiên, việc xây dựng nhóm với các thành phần phù hợp về lãnh đạo,

nguồn lực và nhân viên… sẽ mất khá nhiều thời gian, đồng thời việc quản lý
những nhóm như thế này cần phải có những kỹ năng đặc biệt. Ngoài ra, còn có
nguy cơ là các thành viên trong nhóm không thể hợp tác với nhau để hoàn thành
mục tiêu chung, hoặc sự khác biệt giữa các cá nhân hay tính tư lợi có thể làm suy
yếu các mối liên kết cần thiết để thành công. Trong một chừng mực nào đó, nhóm
là một thử nghiệm mang tính mạo hiểm và không phải lúc nào cũng có thể nhìn
thấy trước sự thành công.
4. Yếu tố ảnh hưởng tới hành vi nhóm.
4.1 Đặc tính cá nhân của các thành viên
Những phẩm chất tích cực ( năng lực xã hội, độc lập ) được cho là có tương
quan thuận với năng suất, đạo đức và tính vững chắc của nhóm. Trái lại, những
phẩm chất tiêu cực như độc đoán, thống trị có xu hướng tương quan nghịch
biến với năng suất, đạo đức và tính vững chắc của nhóm.
4.2 Quy mô nhóm
Các nghiên cứu chỉ ra nhóm nhỏ sẽ hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn nhóm lớn.
Tuy nhiên, khi nhóm rơi vào tình trạng phải giải quyết các vấn đề thì nhóm lớn đạt
được thành tích cao hơn. Nếu mục tiêu của nhóm là tìm ra sự thật thì nhóm lớn
( nhóm có nhiều hơn 12 người) hiệu quả hơn. Mặt khác, nhóm nhỏ hoạt động với
năng suất cao hơn. Do đó, những nhóm khoảng 7 người có xu hướng thực hiện
các hành động hiệu quả hơn.
Những nghiên cứu về quy mô nhóm còn dẫn tới hai kết luận nữa:
- Những nhóm có số lượng thành viên là lẻ có xu hướng được ưa thích hơn
những nhóm có số lượng thành viên là chẵn bởi số thành viên lẻ loại trừ
khả năng của sự ràng buoccj, tắt nghẽn.
- Những nhóm được tạo thành bởi 5 hay 7 người là làm việc hiệu quả nhất
bởi nhóm này đủ lớn để có những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm khác
nhau.
-
4.3 Sự khác biệt của các thành viên
Khi các thành viên có sự khác biệt về tính cách, ý kiến, quan điểm, năng lực,

kỹ năng sẽ có khả năng tăng lên là nhóm sẽ có những đặc tính cần thiết để hoàn
thành nhiệm vụ một cách hiệu quả.

5. Đặc điểm nhóm hiệu quả.
- Các thành viên có kỹ năng trong thực hiện vai trò và chức năng của mình
- Có các thành viên giỏi hầu hết các thành viên đầu rất bình tĩnh và tự tin
mặc dù họ có thể xứng đáng là những “ngôi sao“ trong đội nhưng họ luôn
tạo điều kiện để cả đội có thể “toả sáng“ cùng nhau
- Không khí làm việc thoải mái, thân thiện, hỗ trợ giữa các thành viên,
khuyến khích sự sáng tạo
- Các thành viên bị thu hút, hấp dẫn bởi nhóm
- Các giá trị mục tiêu của nhóm hòa hợp với nhu cầu của các thành viên
- Các thành viên trong nhóm được động viên cao độ
- Nhóm tích cực giúp đỡ các thành viên khai thác hết tiềm năng của họ
- Các thành viên sẵn sàng chấp nhận những mục tiêu, đòi hỏi mà nhóm đề ra
- Các thành viên linh hoạt và thích ứng đối với những mục tiêu và thái độ
của họ
- Cá nhân cảm thấy an toàn trong việc ra quyết định vì những mục tiêu và
triết lí hoạt động được hiểu biết một cách rỏ ràng bởi các thành viên
6. Chia sẻ một số kĩ năng, nguyên tắc làm việc nhóm.
6.1 7 kỹ năng làm việc nhóm
- Lắng nghe: Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành
viên trong nhóm phải biết lắng nghe ý kiến của nhau. Kỹ năng này phản ánh sự tôn
trọng ý kiến giữa các thành viên trong nhóm.
- Chất vấn: đây là kỹ năng thể hiện tư duy phản biện tích cực (critical
thinking). Thông qua câu hỏi của cá thành viên chúng ta có thể nhận biết mức độ tác
động lẫn nhau, khả năng thảo luận, đưa ra vấn đề cho các thành viên khác.
"Trong tranh luận, người có ý kiến phản biện với ý kiến của mình là họ
đang không đồng quan điểm với ý kiến mà mình vừa nêu chứ không phải họ đang
chê bai con người của mình".

Chất vấn bằng những câu hỏi thông minh dựa trên những lý lẽ tán đồng hay
phản biện chặt chẽ đòi hỏi mức độ tư duy cao và tinh thần xây dựng ý kiến hết mình
cho nhóm. Lời lẽ chất vấn cần mềm mỏng, lịch sự.
Nếu tự ái nghĩa là mình đã đánh mất đi sự sáng suốt của bản thân
- Thuyết phục : Các thành viên phải trao đổi, xem xét những ý tưởng đã đưa
ra. Đồng thời họ cần biết tự bảo vệ và thuyết phục người khác đồng tình với ý kiến
của mình.
- Tôn trọng: Mỗi thành viên trong nhóm phải tôn trọng ý kiến của những
người khác thể hiện qua việc động viên, hỗ trợ nhau, nỗ lực biến chúng thành hiện
thực.
- Trợ giúp: Các thành viên phải biết giúp đỡ nhau vì trong một nhóm, có
người sẽ mạnh lĩnh vực này, nhưng người khác lại mạnh lĩnh vực khác.
Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Đây là kỹ năng mà
mỗi người cần rèn luyện để sẵn sàng đóng góp vào thành quả chung của nhóm.
- Chia sẻ: Các thành viên chia sẻ kinh nghiệm của mình khi gặp các tình
huống tương tự trước đó. Trong nhóm đang thảo luận, người nào càng chia sẻ được
nhiều kinh nghiệm quý giá của mình, hoặc đưa ra các ý kiến sáng suốt cho nhóm, thì
sẽ càng nhận được sự yêu mến và vị nể của các thành viên còn lại. Và một khi, mỗi
thành viên trong nhóm đều nhận thức được tầm quan trọng của việc chia sẻ, không
khí làm việc của nhóm sẽ cởi mở và tích cực hơn.
- Chung sức: Mỗi thành viên phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế
hoạch đã đề ra. Có nghĩa là, cả nhóm cần phải hiểu rõ mục đích của nhóm cần đạt
được là gì, và có cùng chung khao khát hoàn thành nó. "Hãy tưởng tượng, chúng ta
đang cùng ở trên một con thuyền, tất cả đều phải cùng chèo để đưa con thuyền về
đến đích!".
6.2 Một số lưu ý
6.2.1 Đối với thành viên trong nhóm
Hãy đúng giờ, điều đó giúp cho các thành viên khác trong nhóm làm việc
không phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận cho bạn.
Luôn đặt mục tiêu của cuộc thảo luận lên hàng đầu, tránh nói chuyện về

những chủ đề không liên quan, gây loãng chủ đề, thiếu tập trung.

Hãy nghĩ mình là một phần của nhóm chứ không phải một cá nhân riêng
lẻ. Thảo luận với cả nhóm chứ không phải chỉ với người ngồi cạnh bạn. Hãy rõ ràng
và ngắn gọn. Luôn ý thức rằng bạn đang sử dụng thời gian của tất cả mọi người.
Đừng ngắt lời người khác. Hãy lắng nghe và cố hiểu họ. Cũng đừng nghĩ về
ý kiến sắp trình bày của mình, hãy chú ý những gì người khác nói. Nếu có gì chưa rõ,
hãy hỏi lại khi họ kết thúc.
Hãy đoàn kết để đạt đến mục tiêu chung. Không ai có đầy đủ kiến thức về
bất cứ một vấn đề nào, chỉ có là họ đóng góp được nhiều hay ít mà thôi. Hãy thuyết
phục mọi người bằng lý lẽ và dẫn chứng, không phải bằng cảm xúc.
Đừng chỉ trích. Đừng phản đối ngay ý kiến của người khác dù bạn có thấy nó
thiếu thực tế đến đâu. Cũng đừng gắn mỗi cá nhân với ý kiến của họ, chỉ thảo luận về
ý kiến thôi, đừng chỉ trích riêng ai cả.
Hãy luôn tâm niệm rằng, kết quả cuối cùng thu nhận được phải là sự đồng
lòng của cả nhóm, kể cả những cá nhân có ý kiến bị bác bỏ. Việc này không thể
nhanh chóng đạt được mà phải cần có thời gian.
Hãy tôn trọng những thành viên khác và hướng tới mục tiêu chung.
Ngoài ra , hãy chia sẻ những gì bạn có
Khi tham gia vào một nhóm bất kỳ, bạn hãy sẵn sàng chia sẻ những gì bạn có
và những gì bạn biết, kể cả thông tin, kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn. Suy cho
cùng, bạn được chọn vào nhóm nhờ kỹ năng và chuyên môn của bạn. Mọi người sẽ
mặc nhiên trông chờ ở bạn những khả năng đặc biệt đó, cũng giống như bạn mong
muốn các thành viên khác chia sẻ bí quyết của họ. Hãy làm điều này bằng những cách
thức sau:
+ Hướng dẫn. Ví dụ, nếu bạn đã quen thuộc với một phần mềm mà
nhóm đang có kế hoạch sử dụng, hãy hướng dẫn cho các thành viên chưa từng
sử dụng nó.
+ Cung cấp thông tin liên quan. Nếu bạn là một nhân viên marketing
tham gia vào nhóm, hãy chia sẻ những thông tin phòng bạn có được về khách

hàng và đối thủ cạnh tranh.
6.2.2 Đối với trưởng nhóm
Bất cứ nhóm nào cũng cần phải có một trưởng nhóm. Xét về nhiều khía cạnh,
công việc của trưởng nhóm phần nào tương tự công việc của một nhà quản lý. Cả hai
đều chịu trách nhiệm phải đạt được kết quả thông qua sự cố gắng của nhân viên và
các nguồn lực khác.
- Nhiệm vụ của một trưởng nhóm
+ Thông báo thường xuyên về tiến độ và các vấn đề nan giải với nhà tài trợ
của nhóm.
+ Định kỳ đánh giá hoạt động của nhóm, quan điểm của các thành viên, và
cách mỗi thành viên tự nhìn nhận về sự đóng góp của mình.
+ Đảm bảo rằng tất cả mọi thành viên đều đóng góp ý kiến và ý kiến đó được
mọi người lắng nghe.
+ Chia sẻ công việc giữa các thành viên trong nhóm.
+ Không hối thúc hành động với tư cách cấp trên.
6.3 Quá trình làm việc theo nhóm
6.3.1 Tại lần họp đầu tiên
- Khi nhóm nhận đề tài, trưởng nhóm sẽ đem ra cho các thành viên trong
nhóm thảo luận chung, tìm ý tuởng hay, phát biểu và đóng góp ý kiến.
- Nhóm sẽ phân công, thảo luận công việc cho phù hợp khả năng từng người
dựa trên chuyên môn vủa họ.
- Đề ra kế hoạch cụ thể , nhật ký công tác, thời gian dự tính sẽ hoàn thành và
chuẩn cho lần họp sau. Thông báo phần thưởng, phạt với các thành viên.
6.3.2 Những lần gặp sau.
- Tiếp tục có nhiều cuộc họp khác để bổ sung thêm ý kiến và giải đáp thắc mắc
cho từng người.
- Biên tập lại bài soạn của từng ngươì cũng như chuẩn bị tài liệu bổ sung.
6.3.3 Lần họp cuối cùng trước khi hoàn thành công việc
- Người trưởng nhóm tổng hợp lại toàn bộ phần việc của mỗi thành viên
- Chuẩn bị sẵn bài thuyết trình và trả lời những câu hỏi thường gặp.

- Chọn người đứng lên thuyết trình đề tài, trả lời câu hỏi, ghi chú và một số người
dự bị.
Chú ý rằng, để thành công, nhóm phải tập trung toàn bộ năng lực, kiến thức,
kinh nghiệm và bí quyết chuyên môn cần thiết để thực hiện công việc. Bất kỳ sự yếu
kém hay thiếu hụt về năng lực nào cũng đều ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu của
nhóm. Trong những trường hợp này, nhóm phải bù đắp các điểm còn yếu hay còn
thiếu, hoặc tuyển thêm người có các kỹ năng mà nhóm đang cần - điều mà các nhóm
thành công sẽ làm để có thể tiến lên phía trước.

×