Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN nhảy xa đổi mới nội dung bài tập nhằm nâng cao thành tích nội dung nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ lớp 8, lớp 9 trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.69 KB, 21 trang )

MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
MỤC LỤC
Trang
I. PHẦN MỞ ĐẦU

2

1. Lý do chọn đề tài.

2

2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.

2

3. Đối tượng nghiên cứu:

3

4. Giới hạn của đề tài.

2

5. Phương pháp nghiên cứu

3

II. PHẦN NỘI DUNG

4


1. Cơ sở lý luận:

4

a. Giai đoạn học ban đầu:

4

b. Giai đoạn học sâu chi tiết :

4

c. Giai đoạn hoàn thiện kĩ thuật bài tập:

5

2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:

5

3. Nội dung và hình thức của giải pháp

7

a. Mục tiêu của giải pháp

7

b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:


7

c. Nội dung khảo nghiệm

7

d. Định mức khảo nghiệm.

8

-

KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP MỚI CỦA
NHÓM THỰC NGHIỆM (Năm học 2014 – 2015)
16
-

KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP MỚI CỦA
NHÓM THỰC NGHIỆM (Năm học 2015 – 2016)
17

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

19

1. Kết luận:

19

2. Kiến nghị:


20

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

21

Trang 1


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại ngày nay, với tốc độ phát triển rất mạnh mẽ về mọi mặt: Kinh tế,
chính trị, xã hội … thì thể dục, thể thao là một mảng không thể thiếu được của đời
sống con người hiện đại. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên nhằm nâng cao
sức khỏe, thể chất phát triển, thân thể cường tráng, cải thiện giống nòi con người
Việt Nam. Giúp chúng ta có lối sống lành mạnh tránh xa vào các tệ nạn xã hội, từ
đó học tập và lao động đạt kết quả cao. Mặt khác thể dục, thể thao có ý nghĩa về
mặt chính trị hết sức sâu sắc làm cho các dân tộc quốc gia trên thế giới đoàn kết,
giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển.
Trong quá trình giảng dạy kỹ thuật thể dục thể thao nói chung và giảng dạy kỹ
thuật nhảy xa kiểu ngồi nói riêng, việc hướng dẫn và đem ra các bài tập hợp lý cho
người học là hết sức quan trọng, là mấu chốt quyết định đến thành công trong tập
luyện.
Một trong những nội dung của điền kinh, nhảy xa kiểu ngồi là kỹ thuật tương
đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh lứa tuổi lớp 8, 9. Tuy nhiên, học sinh ở lứa
tuổi này các em đang có sự thay đổi, phát triển về tâm sinh lý đặc biệt là học sinh

nữ nên việc lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 8, lớp 9
của nhà trường luôn làm tôi băn khoăn và trăn trở.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, kết hợp với thực tế của nhà trường tôi đang
công tác, bản thân tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đổi mới nội dung bài tập
nhằm nâng cao thành tích nội dung nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ lớp 8,
lớp9 Trường THCS Hàm Nghi”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài.
Những năm gần đây thể dục, thể thao nước nhà đã đạt được những thành tích
đáng khích lệ. Đặc biệt là thể thao thành tích cao như các mơn điền kinh, võ, cờ
vua, thể hình, bơi lội và cầu mây, thể dục dụng cụ gần đây nhất là môn bắn súng,
nâng cao vị thế thể thao Việt Nam trên đấu trường khu vực, châu lục và thế giới.
Rất nhiều vận động viên được tuyển chọn đào tạo để trở thành những tài năng thể
thao từ các hội khỏe phù đổng toàn quốc như: Vũ Thị Hương (100m + 200m),
Pham Huỳnh Khánh Đoan (800m + 1500 m), Nguyễn Thị Tĩnh (điền kinh),
Nguyễn Ngọc Trường Sơn (cờ vua ), Nguyễn Tiến Minh (cầu lông), Nguyễn Duy
Bằng (nhảy cao), Phan Thị Hà Thanh (TDDC), Nguyễn Ngọc Huân môn nhảy xa
với thành tích 7m70, Phạm Thị Thu Lan nhảy xa với thành tích 6m46, trong năm
2014 thì Bùi Thị Thu Thảo vừa giành được HCB môn nhảy xa ở Đại hội Châu Á
tại Hàn Quốc (đây là huy chương cao nhất từ trước tới nay của bộ môn nhảy xa
mang tầm cở Châu Á, và đây chính là cơ sở để chúng ta làm tiền đề từ đó sẽ nâng
cao hơn thành tích mơn nhảy xa và vươn ra tầm thế giới).
Thể thao học đường được xem là tiền đề cho thể thao thành tích cao, là nơi đầu
tiên để những tài năng thể thao tỏa sáng.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 2


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

Chính vì tầm quan trọng của giáo dục thể chất trường học, vừa qua UB TDTT
đã cùng với Bộ GD&ĐT vừa thống nhất ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn chỉ
đạo công tác thể dục, thể thao trường học, nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác thể
dục, thể thao trường học .
Một trong những nội dung của điền kinh, nhảy xa kiểu ngồi là kỹ thuật tương
đối đơn giản khi giảng dạy cho học sinh lứa tuổi 14-15 (lớp 8, 9). Tuy nhiên học
sinh ở lứa tuổi này các em đang có sự thay đổi, phát triển về tâm sinh lý nên việc
lựa chọn phương pháp tập luyện phù hợp cho học sinh nữ lớp 8, 9 của nhà trường
luôn làm tôi băn khoăn và trăn trở làm sao để nâng cao được thể lực và thành tích
cho các em từ đó góp một phần nhỏ giúp các em từng bước tiếp cận được với thể
thao thành tích cao.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh nữ lớp 8, lớp 9 trường THCS Hàm Nghi gồm 40 em được chia thành
2 nhóm (nhóm 1: Đối chứng : 20 học sinh , nhóm 2 : Thực nghiệm: 20 học sinh).
4. Giới hạn của đề tài.
Nghiên cứu 40 HS nữ Trường THCS Hàm Nghi ở nội dung nhảy xa kiểu ngồi
trong vòng 10 tuần (từ ngày 3/1 – 5/3 ) của học kì II năm học 2014 – 2015 và
2015 - 2016.
Chỉ đi sâu nghiên cứu về bài tập nhảy xa kiểu ngồi dành cho học sinh nữ lớp 8,
lớp 9 Trường THCS Hàm Nghi.
5. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
+ Phương pháp tổng hợp tài liêu
+ Phương pháp quan sát sư phạm
+ Phương pháp thực nghiệm sư phạm
+ Phương pháp so sánh thống kê
+ Phương pháp phân tích tổng thể

Người thực hiện: Lê Thị Tâm


Trang 3


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
Trong hoạt động thể dục, thể thao nói chung và mơn nhảy xa nói riêng, việc
thực hiện các bài tập là một nhân tố quan trọng. Nếu biết phối hợp chính xác, nhịp
nhàng các yếu tố cấu trúc bài tập sẽ đem lại kết quả cao trong quá trình tập luyện
và thi đấu.
Quá trình này được tiến hành dựa trên những nguyên tắc giáo dục, giáo dưỡng
thể chất. Cho dù một hoạt động đơn giản hay phức tạp nào của người dạy và người
học được diễn ra trong quá trình giảng dạy và đưa ra các bài tập đều phải tuân thủ
theo nguyên tắc từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, hình thành kĩ năng, kĩ
xảo vận động; từ trực quan đến tư duy và từ cơ bản đến nâng cao. Từ đó giúp
người học chuyển từ việc nắm vững có hệ thống sang thực hiện động tác kĩ thuật
một cách toàn vẹn và thành thạo.
Quá trình đưa ra các bài tập được chia làm 3 giai đoạn, tương ứng với 3 giai
đoạn quá trình hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động đó là:
a. Giai đoạn học ban đầu:
Là giai đoạn hết sức quan trọng. Ở giai đoạn này giáo viên phải giúp người học
nắm vững nguyên lí kĩ thuật và năng lực cần thiết thực hiện động tác. Trong giai
đoạn này do chưa nắm vững được kĩ thuật động tác nên người học cịn có nhiều
động tác thừa khơng đáng có, cơ thể chưa phân biệt được chính xác các hoạt động
có điều kiện khác nhau, khi thực hiện kĩ thuật động tác người học còn mắc phải
nhiều động tác thừa gây ảnh hưởng đến thành tích của người tập vì vậy giáo viên
cần phải:
- Tạo được khái niệm và mô hình về kết cấu bài tập.
- Tập các bài tập đơn giản khơng có các động tác khó, phân nhỏ động tác ra làm
nhiều giai đoạn, cần tách các động tác khó thành những bài tập riêng biệt.

- Bài tập được lặp đi lặp lại nhiều lần.
- Bài tập nâng cao thể lực (nhảy lị cị, bật cóc ...)
- Trong các bài tập cần cho xem thêm tranh ảnh để củng cố lại bài tập đó, xem
video các giải đấu phù hợp với trình độ tập luyện của các em.
b. Giai đoạn học sâu chi tiết :
Là giai đoạn quan trọng để định hình động tác đúng. Ở giai đoạn này người học
hiểu sâu hơn các qui luật hoàn thiện kĩ năng vận động, động tác được thực hiện
chính xác hóa hơn theo đặc điểm khơng gian và thời gian. Song vẫn chưa đầy đủ
và vững chắc. Tùy theo mức độ nắm vững kĩ thuật mà tự động hóa chuyển từ “ kĩ
năng “ thành “ kĩ xảo “ vận động nhanh hay chậm.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 4


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
- Sau khi lĩnh hội được các bài tập đơn giản ở giai đoạn ban đầu giáo viên cần
cho học sinh đi sâu hơn về các bài tập khó và yêu cầu thực hiện tốt các bài tập khi
tập luyện.
- Đưa ra các bài tập phù hợp nhằm xâu chuỗi các bài tập riêng biệt ở giai đoạn
ban đầu.
- Tăng cường các bài tập kĩ thuật giáo viên theo sát sửa sai cho học sinh trong
từng động tác cho dù là đơn giản nhất.
- Tăng cường các bài tập thể lực.
c. Giai đoạn hồn thiện kĩ thuật bài tập:
- Giáo viên có nhiệm vụ xâu chuỗi các bài tập ban đầu và giai đoạn học sâu
thành một chuỗi hoạt động.
- Xây dựng vững chắc các bài tập về định hình kĩ thuật động tác.
- Các bài tập mang tính chất kiểm tra và thi đấu.

Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy môn Thể dục ở trường THCS Hàm Nghi vấn
đề dụng cụ, sân bãi cịn đơn giản nhưng để có được thành tích trong tập luyện và
thi đấu địi hỏi q trình giảng dạy giáo viên phải đưa ra các bài tập phù hợp đồng
thời phải hướng dẫn học sinh tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc quy định, giúp
các em nắm bắt và thực hiện kĩ thuật động tác một cách chính xác, thuần thục, cố
gắng hình thành cho học sinh đi từ kĩ năng đến kĩ xão.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu:
Sau gần 10 năm công tác giảng dạy môn thể dục tại trường THCS và quan sát
thực trạng tình hình học mơn nhảy xa của học sinh nữ trường THCS Hàm Nghi tôi
nhận thấy.
- Đối với học sinh:
+ Phần lớn các em chưa có hứng thú trong tập luyện mơn thể dục nói chung và
mơn nhảy xa nói riêng.
+ Chưa tích cực trong tập luyện (ngại bẩn khi học trên hố cát, đang trong giai
đoạn thay đổi về đặc điểm tâm sinh lý, e thẹn trước các bạn nam cùng lớp…)
+ Chưa có tư duy, sáng tạo trong tập luyện (rập khn máy móc).
+ Kỹ thuật động tác sai nhiều.
+ Thể lực học sinh còn yếu.
+ Chưa hiểu rõ tác dụng của bộ mơn thể dục nói chung và mơn nhảy xa nói
riêng.
- Đối với giáo viên:
+ Phương pháp giảng dạy còn cứng nhắc, chưa linh hoạt, sáng tạo, đổi mới
trong dạy học.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 5


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

+ Còn rập khn máy móc theo sách giáo khoa và tài liệu giảng dạy từ đó bài
tập khơ khan dẫn tới các em chưa thấy hứng thú trong học tập.
- Cơ sở vật chất :
Cơ bản đảm bảo cho công tác dạy học tuy nhiên còn thiếu một số dụng cụ bổ
trợ, tranh ảnh, biểu mẩu…phục vụ cho môn nhảy xa.
- Kết quả khi khảo sát ban đầu của HS nữ Trường THCS Hàm Nghi trong
hai năm học 2014- 2015 và 2015 - 2016 (măc dù theo công văn mới của Bộ GD
&ĐT nhận xét các em theo 2 mức Đạt và Chưa đạt nhưng tôi vẫn chấm điểm các
em theo 4 mức cho sát với năng lực của học sinh ); kết quả này tơi chấm cả thành
tích và kỹ thuật của các em khi kiểm tra.
Kết quả khi khảo sát năm học: 2014 – 2015
Nhóm 1: đối chứng
Số
lượng
20

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL


%

SL

%

SL

%

0

0

4

35

9

45

4

20

Nhóm 2: thực nghiệm
Số
lượng
20


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

0

0

5


25

9

45

6

30

Kết quả khi khảo sát năm học: 2015 - 2016

Nhóm 1: đối chứng
Số
lượng
20

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%


SL

%

SL

%

SL

%

1

5

3

30

9

45

4

20

Người thực hiện: Lê Thị Tâm


Trang 6


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Nhóm 2: thực nghiệm
Số
lượng
20

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

0

0

5

25

10

50

5

25

3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Để làm sáng tỏ đề tài trên bản thân tôi đi sâu vào nghiên cứu hai vấn đề chính
là:
Vấn đề 1: Đi sâu tìm hiểu tình hình luyện tập nội dung nhảy xa của học sinh nữ
khối lớp 8, lớp 9 trường THCS Hàm Nghi trong hai năm học như thế nào?
Thể lực của HS đạt đến mức độ nào.
Thái độ của HS khi học nội dung nhảy xa ra sao.
Kỷ thuật, yếu lĩnh động tác của HS nắm được tới đâu.
HS còn nắm được những gì sau khi học xong nội dung nhảy xa kiểu ngồi ở
những khối học trước.

Khi học nội dung nhảy xa các em thường gặp những khó khăn gì.
Vấn đề 2: Đi sâu tìm hiểu tính hiệu quả của Phương pháp tập luyện mới nội
dung nhảy xa kiểu ngồi của học sinh nữ khối lớp 8, lớp 9 trường THCS Hàm Nghi.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp:
Để giải quyết tốt đề tài đang nghiên cứu, tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm
Tôi đã phỏng vấn và hỏi ý kiến của các thầy cơ giáo và các đồng nghiệp có
nhiều năm kinh nghiệm ở trong trường và trong thành phố để tìm ra các bài tập phù
hợp để học sinh dễ nắm được kiến thức trọng tâm và phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lý của học sinh.
- Phương pháp tổng hợp các tài liệu liên quan
Công tác nghiên cứu là sự kế thừa và phát huy những gì đã đạt được đồng thời
tìm ra quy luật vận động và sự phát triển mới, tôi đã sử dụng các tài liệu chuyên
môn liên quan có hướng tới đề tài nhằm tìm ra những phương pháp đổi mới cho
phù hợp với những bài tập .
- Phương pháp quan sát sư phạm:

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 7


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Tôi đã tiến hành quan sát toàn bộ HS nữ khối lớp 8, lớp 9 trường THCS Hàm
Nghi tập luyện trong 3 tuần của giáo viên cùng trường tôi nhận thấy được những
vấn đề sau:
+ Thái độ học tập của HS đối với nội dung nhảy xa chưa tốt.
+ Thể lực của HS cịn q yếu.
+ Khơng nắm chắc các yếu lĩnh kỹ thuật động tác.
Sau khi quan sát sư phạm tơi có thể đưa các bài tập phù hợp hơn cho học sinh

khi áp dụng phương pháp mới
- Phương pháp so sánh thống kê
Sử dụng phương pháp so sánh thống kê tôi có thể so sánh được giữa bài tập
theo phương pháp cũ truyền thống và phương pháp mới đưa ra từ đó đánh giá được
kết quả thực hiện nhiệm vụ của đề tài có thực sự thành cơng hay khơng.
- Phương pháp phân tích tổng thể:
Dựa vào cơ sở thực trạng và tình hình học tập, tập luyện của HS nữ trường
THCS Hàm Nghi.
+ Ý thức học tập của HS chưa cao.
+ Thể lực của HS còn yếu.
+ Kỹ thuật động tác còn sai nhiều.
- Phương pháp tổng hợp
Đánh giá lại kết quả đạt được của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng từ đó
đưa ra các tài liệu cần thiết để đưa ra phương hướng giải quyết đề tài
+ Cơ sở lí luận về sự phát triển thể chất của hoc sinh nữ
+ Thành tích của các em so sánh với chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ giáo dục.
c. Nội dung khảo nghiệm
- Đối tượng : Gồm 40 học sinh nữ lớp 9 Trường THCS Hàm Nghi trong hai
năm học 2014-2015; 2015-2016.
Nhóm 1: Đối chứng gồm 20 học sinh thực hiện theo phương pháp dạy thơng
thường
Nhóm 2 : Thực nghiệm gồm 20 học sinh thực hiên theo phương pháp bài tập
mới
- Thời gian thực hiện : Từ ngày 5/1 – 5/3 trong học kì II - Năm học 2014 –
2015 và 2015 -2016.
- Địa điểm thực hiện: Tại trường THCS Hàm Nghi.
d. Định mức khảo nghiệm.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm


Trang 8


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Để kiểm tra kết quả ban đầu về kĩ thuật và thành tích nội dung nhảy xa kiểu
ngồi; phần kiểm tra kĩ thuật tôi chia thành 4 mức.
Giỏi : Thực hiện đúng kĩ thuật và thành tích đạt từ 280 – 290 cm.
Khá : Thực hiện đúng kĩ thuật giai đoạn trên không và thành tích đạt ở mức là
260 - 270 cm.
Trung bình: Thực hiện tương đối đúng kĩ thuật và thành tích đạt ở mức là 230
cm.
Yếu: Thực hiện sai kĩ thuật và thành tích đạt ở mức dưới 230 cm.
Từ thực trạng và kết quả khảo sát như trên, bản thân tôi muốn đổi mới phương
pháp tập luyện cho học sinh nữ trường THCS Hàm Nghi. Trước hết phải đổi mới
phương pháp giảng dạy và đó cũng chính là vấn đề trọng tâm để giải quyết vấn đề
2 nằm trong nội dung cần nghiên cứu.
Để làm tốt công việc này tơi đã bố trí thời gian tập trong vịng 10 tuần (từ ngày
5/1 – 5/3) với các bài tập cụ thể như sau.
Bài mở đầu : Học lý thuyết
- Cho các em nắm vững về lý thuyết: Trước khi tập luyện phải xây dựng khái
niệm. Thế nào là nhảy xa? Nhảy xa xuất phát từ đâu? Nhảy xa có tác dụng gì cho
sức khoẻ?.
- Cho các em xem tranh ảnh của môn nhảy xa.
- Cho các em xem Video các giải đấu mang tầm cỡ thế giới, trong nước và hội
khỏe phù đổng của học sinh (phù hợp với trình độ và lứa tuổi của các em); từ đó
các em mới thích và hứng thú hơn trong tập luyện.
Bài tập 1:
- Giới thiệu kĩ thuật nhảy bước bộ trên không (cho HS xem tranh ảnh, giáo
viên thị phạm, GV phải nhấn mạnh được giai đoạn đạp sau của chân giậm nhảy
quan trọng như thế nào, chân lăng đưa lên góc độ bao nhiêu là đủ, cách xử lý hai

tay như thế nào để cơ thể giữ được ở trên không lâu hơn).

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 9


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

Dành 10 - 15 phút cho các em xem các bài tập mẫu trong băng đĩa về nội dung
bước bộ trên không.
- Cho HS xem các VĐV đo đà, đánh dấu đà và chỉnh đà để các em thấy trong
quá trình thực hiện kĩ thuật nhảy xa đo đà quan trọng như thế nào để các em có tâm
thế tốt nhất chuẩn bị cho tiết học sau (tạo được tính thận trọng, tỉ mỉ khi học nội
dung đo đà).
- Cho HS thực hiện kĩ thuật chạy đà tự do giậm nhảy (chưa cần đúng đà chỉ cần
thực hiện được động tác bước bộ trên không theo đúng yêu cầu của giáo viên).
- Thực hiện động tác chạy đà tự do nhảy bước bộ qua vật cản có thể là xà nhảy
cao hoặc dây thun (tập tư thế góc độ của chân lăng).
- Một số bài tập phát triển thể lực (bật cóc số lần lặp lại ít, chạy nhẹ nhàng thả
lỏng tránh căng cơ cho tiết học sau).
- GV phải ghi chép những sai lầm cụ thể của từng em trong buổi học (nên rút
kinh nghiệm riêng với từng em).
Bài tập 2:
- Hướng dẫn kĩ thuật đo đà: Có 3 cách đo đà (GV chọn cho HS cách đo đà đơn
giản nhất đó là bằng bước đi thường, cứ hai bước đi thường thì bằng một bước
chạy đà).
- Xách định chân giậm nhảy cho HS (em nào nên đặt chân trái ở trước và em
nào nên đặt chân phải ở trước và thói quen đo đà theo bước chẵn hay bước lẻ…)
-Tập đặt chân giậm nhảy vào ván chân lăng đá lên đúng góc độ.


Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 10


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
- Trò chơi : lò cò chọi gà
Bài tập 3:
- Tập đo đà 1 - 3 bước thực hiện động tác giậm nhảy đúng ván giậm nhảy.
- Tập đo đà 3 - 5 bước thực hiện động tác giậm nhảy đúng ván giậm nhảy.
- Tập đo đà 5- 7 bước thực hiện động tác giậm nhảy đúng ván giậm nhảy.
- Tập đo đà 7- 11 bước thực hiện động tác giậm nhảy đúng ván giậm kết hợp
với động tác bước bộ trên không.
- Trò chơi: chạy nhanh tiếp sức
Bài tập 4:
- Kẻ vạch sẵn trên đường đà 5 – 7 – 9 – 11 bước bắt buộc HS phải thực hiện
chạy đúng vạch kẻ sẵn (nếu thực hiện tốt bài tập này các em sẽ hạn chế chạy sai đà
từ đó giúp các em tự tin hơn trong quá trình học và thi đấu).
- Dùng video ghi lại hình ảnh các em thực hiện kĩ thuật chạy đà sau đó cho các
em xem lại và rút kinh nghiệm sau mỗi lần chạy đà và sau mỗi tiết học.
- Một số bài tập phát triển thể lực (nhảy bao bố tiếp sức, lò cò tiếp sức …).

Bài tập 5:
- Thực hiện tập với bục bổ trợ giậm nhảy (tạo điều kiện cho các em có đủ thời
gian thực hiện động tác bước bộ trên khơng) kích thích tính tích cực cho học sinh
vì tập với bục giậm nhảy thành tích rất cao.
- GV phải chỉnh sửa thật tốt kĩ thuật thu chân giậm và duỗi chân lăng ở trong
giai đoạn này.
- Dành 10-15 phút cho các em xem VĐV thi đấu để rút ra các bài học, kinh

nghiệm đồng thời tạo được động lực trong quá trình học tập.
Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 11


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

- Một số bài tập phát triển thể lực (bật cóc số lần lặp lại ít).
- GV phải ghi chép những sai lầm cụ thể của từng em trong buổi học (nên rút
kinh nghiệm chung và riêng với từng em).
Bài tập 6:
- Tập giai đoạn tiếp đất (nhấn mạnh nội dung các em đã từng được tập ở cấp
tiểu học và các khối lớp 6 - 7 ở nội dung bật nhảy để các em hình dung lại sau đó
GV mới thị pham và phân tích lại động tác).

- Đứng trên hố cát thực hiện bật nhảy xuống hố cát (GV phân tích kĩ giai đoạn
hai tay phải đánh thế nào để có thể đưa cơ thể đi được xa hơn, hai chân tiếp đất
phải như thế nào).

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 12


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

- GV phải ghi chép những sai lầm cụ thể của từng em trong buổi học (nên rút
kinh nghiệm chung và riêng với từng em).
-Trò chơi nhảy bao bố.

- Cho các em bỏ phiếu trắc nghiệm trong các giai đoạn đã học thì giai đoạn nào
là khó nhất đối với em từ đó giáo viên giảng dạy lại nội dung mà các em cho là
khó.
Bài tập 7:
- Tập chạy đà tự do nhảy xa phải thực hiện đặt chân giậm nhảy đúng ván giậm
nhảy (số lần lặp lại nhiều giáo viên phải chỉnh sửa bước đà cho học sinh thừa hoặc
thiếu trong bước chạy đà).

- Cho học sinh đo lại đà và chạy đà lại
( GV phải phân tích cụ thể từng em vì sao em chạy bị dư đà và vì sao em chạy
thiếu đà dẫn tới trong quá trình thực hiện kĩ thuật chạy đà thường hay sai ).
- Tập chạy đà bằng nửa bàn chân trước ( đối với nữ thường chạy đà sai do tính
yểu điệu của nữ ).

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 13


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

- Bài tập phát triển thể lực: chạy nhanh 20m
- GV phải ghi chép những sai lầm cụ thể của từng em trong buổi học (nên rút
kinh nghiệm riêng với từng em).
Bài tập 8:
- Chia thành hai nhóm thi đấu với nhau (nội dung chạy đà chính diện giậm nhảy
trúng ván giậm nhảy).
- Chia thành hai nhóm thi đấu với nhau (nội dung chạy đà chính diện nhảy xa
kiểu ngồi).
- Một số bài tập phát triển thể lực (lò cò tiếp sức số lần lặp lại ít, chạy nhẹ

nhàng thả lỏng).
Bài tập 9:
- Hoàn thiện kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi (ở giai đoạn này giáo viên phải phát
hiện sớm từng em học sinh còn mắc phải những sai lầm nào trong kĩ thuật nhảy xa
từ đó sẽ có những bài tập sửa sai cho từng giai đoạn đó).
- Phải ghi nhận thành tích của từng em học sinh từ đó các em mới có tính cố
gắng trong từng buổi tập (khơng ngừng động viên các em trong quá trình tập
luyện).
- GV phải ghi chép những sai lầm cụ thể của từng em trong buổi học (nên rút
kinh nghiệm riêng với từng em).
Bài tập 10:
- Cho các em tập tự do và tự rút kinh nghiệm với nhau với những câu hỏi mà
giáo viên đã gợi ý như:
+ Vì sao bạn mình lại chạy đà ổn định không phạm quy?

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 14


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
+ Vì sao bạn thực hiện giai đoạn trên khơng tốt có đủ thời gian để thực hiện tốt
kĩ thuật thu chân giậm?
- GV quản lí lớp từ xa và trả lời các thắc mắc của HS sau mỗi tiết (nội dung
thực hiện 2-3 tiết).
Bài tập11:
- Cho thi đấu tập: Thi đấu nội dung cá nhân, đồng đội…
- Trao giải sau mổi lần thi đấu.
Bài tập12:
- Kiểm tra lại kết quả sau mười tuần tập luyện (GV ghi rõ thành tích của các em

học sinh ).
- Sau 10 tuần (từ 5/1/2015– 5/3/2015 áp dụng đổi mới bài tập cho học sinh nữ
trường THCS Hàm Nghi, kết quả cho thấy có sự chuyển biến rõ rệt, tỉ lệ yếu giảm
và tỉ lệ trên trung bình, khá cao hơn so với khảo sát của năm học trước, đặc biệt
xuất hiện nhiều HS giỏi có khả năng tham gia các giải đấu do cấp thành phố và
tỉnh tổ chức.
Em: Bùi Nguyễn Hồng Vy : Lớp 9A: Giải Nhất cấp thành phố thành tích 4m10
(Năm học 2014 -2015).
Em: Lê Thị Thu Liễu : Lớp 9D: Giải nhì cấp thành phố thành tích 4m00 (Năm
học 2014-2015).

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 15


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP MỚI CỦA
NHÓM THỰC NGHIỆM (Năm học 2014 – 2015)

T

Họ và tên

T
1
2
3
4
5

6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Điểm thành
tích (cm)

Điểm kỹ thuật

Bùi Nguyễn Hồng Vy
Lê Thị Thu Liễu
Trịnh Kim Xuyến
Huỳnh Ý Nhi
Nguyễn Bảo Ngân
Trần Mỹ Thư
Nguyễn Hồng Mận
Trần Kim Ngân
Nguyễn Kiều Trinh

Dương Kim Chi
Thạch Thị Na
Võ Kim Quyên
Tô Tài Linh
Mai Thao My
Trần Bích Thảo
Phan Thị Nguyệt
Nguyễn Thị Nguyệt
Dương Kim Nghía
Thục Uyên
Nguyễn Thị Kim Diệu

9 – 10
9-10
8–9
7–8
8–9
7–8
8–9
8–9
6–7
7–8
7–8
8–9
7–8
7–8
8–9
7–8
7–8
7–8

8–9
8–9

4m10
4m00
3m00
3m50
3m80
2m60
2m65
2m70
2m90
2m97
3m87
2m70
2m40
2m57
3m45
2m80
2m40
2m70
2m40
2m45

Cụ thể kết quả khảo sát của nhóm thực nghiệm năm học 2014-2015 như sau:
Đội 2 thực nghiệm
Số
lượng
20


Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

11

55

5


25

4

20

0

0

Học sinh đạt yêu cầu về thành tích và kỹ thuật 20/20 em, đạt tỉ lệ 100% .

KẾT QUẢ KIỂM TRA SAU KHI THỰC HIỆN CÁC BÀI TẬP MỚI CỦA
NHÓM THỰC NGHIỆM (Năm học 2015 – 2016)

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 16


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
TT

Họ và tên

Điểm kỹ thuật

Điểm thành
tích (cm)


1

Đinh Thị Trúc

9 - 10

4m40

2

Nguyễn Đan Thuyên

9 - 10

4m20

3

Nguyễn Thùy Linh

8-9

2m70

4

Nguyễn Thảo Nhi

7-8


3m15

5

Nguyễn Bảo Anh

8-9

3m40

6

Mai Thị Thư

7-8

3m60

7

Nguyễn Thị Trúc

8-9

2m80

8

Trần Mai Anh


8-9

2m50

9

Trinh Kiều My

6-7

3m20

10

Dương Kim Chi

7-8

3m17

11

Trinh Thị Thu

7-8

2m87

12


Nguyễn Quyên

8-9

3m80

13

Nguyễn Mai Anh

7-8

2m60

14

Nguyễn Thao My

7-8

2m57

15

Trần Bảo Anh

8-9

3m60


16

Dương Kim Dung

7-8

2m70

17

Mai Kim Chi

7-8

3m40

18

Dương Thị Huyền

7-8

2m65

19

Nguyễn Thị Chi

8-9


2m80

20

Nguyễn Thị Mai Anh

8-9

3m60

Cụ thể kết quả khảo sát của nhóm thực nghiệm năm học 2015-2016 như sau:

Đội 2 thực nghiệm
Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 17


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

Số
lượng


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

20

15

70

4

20

2

10


0

0

Học sinh đạt yêu cầu về thành tích và kỹ thuật 20/20 em, đạt tỉ lệ 100% (HS đạt
thành tích ở mức giỏi cao hơn ở nhóm thực nghiệm năm học 2014-2015).

III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 18


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
Sau hai năm học thực hiện đề tài với 13 bài tập áp dụng đổi mới bài tập trong
nội dung nhảy xa kiểu ngồi cho học sinh nữ trường THCS Hàm Nghi đề tài đã đạt
được kết quả khả quan, chất lượng dạy học được nâng lên rõ rệt và điều đáng nói là
học sinh đã biết thực hiện một cách dễ dàng, tự tin hơn ở nội dung nhảy xa, nắm
được kĩ thuật một cách chắc chắn, nhớ lâu, các em hào hứng luyện tập, tiết học trở
nên sôi động, hứng thú. Một số học sinh đã có thành tích cao được chọn vào đội
tuyển HS giỏi của nhà trường đang tập luyện để tham gia Hội thi HS giỏi TDTT
cấp thành phố vào năm học 2016 - 2017.
- 13 bài tập này tôi củng đã ứng dụng trong việc bồi dưỡng HS giỏi tại trường
và cũng đã thu được kết quả rất tốt. Có nhiều HS đã được chọn vào đội tuyển của
phòng tham gia nội dung nhảy xa ở các cuộc thi cấp tỉnh.
Từ thực tế giảng dạy và kết quả đạt được ở trên tôi rút ra một số bài học kinh
nghiệm sau:

- Đối với giáo viên:
+ Để thực hiện tốt môn Thể dục nhất là kĩ thuật nhảy xa cho học sinh trường
THCS giáo viên phải:
+ Xác định rõ mục tiêu bài học lẫn kĩ năng cần tập luyện.
+ Thiết kế bài soạn đảm bảo đầy đủ nội dung, đúng phương pháp phù hợp với
đối tượng học sinh. GV phải thị phạm đúng, đầy đủ, chính xác kĩ thuật trước HS.
+ Chuẩn bị tốt mọi điều kiện CSVC (sân bãi, dụng cụ), kiểm tra sức khoẻ của
học sinh, tạo tâm lý hứng khởi khi tham gia tiết học.
+ Tích cực sử dụng và khai thác triệt để tác dụng của đồ dùng dạy học cũng như
đồ dùng tự làm.
+ Sử dụng các bài tập hợp lí phù hợp với nội dung tiết dạy, bài dạy, phù hợp với
từng đối tượng học sinh.
+ Tập trung chú ý quan sát, phát hiện những sai lầm thường mắc của học sinh,
nhắc nhở và thị phạm ngay để HS tập lại.
+ Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến các sai lầm.
+ Có biện pháp sửa chữa những sai lầm kịp thời sau mỗi nội dung tiết dạy, bài
dạy.
+ Không ngừng học hỏi đồng nghiệp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chun
mơn, nghiệp vụ tay nghề.
+ Tổ chức các tiết thao giảng, hội giảng mời đồng nghiệp trong trường cũng
như trường bạn góp ý nhận xét và rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
- Đối với học sinh:
+ Có nhận thức đúng đắn, ý thức học tập tốt đối với bộ môn.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 19


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736

+ Có hứng thú, tự giác tham gia giờ học.
+ Tích cực rèn luyện thể lực ở nhà cũng như trên lớp.
+ Tuân thủ sự hướng dẫn của thầy, cô giáo trong quá trình tập luyện.+ Tích
tham gia các hoạt động ngoại khố, hội khỏe Phù Đổng ,hội thi học sinh giỏi các
cấp.
2. Kiến nghị:
- Đối với nhà trường và tổ chuyên môn:
+ Tạo điều kiện đáp ứng yêu cầu về CSVC, trang thiết bị dạy học để giáo viên
và học sinh thực hiện phương pháp đổi mới trong quá trình dạy học như: có hố
nhảy xa, tranh ảnh, dụng cụ bổ trợ, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, được tham
gia thi đấu điền kinh (có bộ mơn nhảy xa).
+ Tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm trong tổ, trong nhà trường với các trường
bạn (sinh hoạt chuyên môn cấp cụm).
+ Bố trí, sắp xếp thời khố biểu phù hợp với đặc trưng bộ môn.
Với thời gian giảng dạy chưa nhiều, kinh nghiệm cịn ít nhưng nhờ được cơng tác
trong tập thể nhà trường có đội ngũ nhiều cán bộ, giáo viên giỏi là nịng cốt của
ngành ln sẵn lịng giúp đỡ, quan tâm, hướng dẫn, hỗ trợ của bạn bè đồng nghiệp
nên bản thân đã khơng ngừng học hỏi, tìm tịi các giải pháp khắc phục hạn chế
nhằm nâng cao chất lượng dạy học, góp phần cùng nhà trường hồn thành xuất sắc
kế hoạch nhiệm vụ năm học.
Mặc dù vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài chắc chắn không tránh khỏi có
thiếu sót. Vì vậy, bản thân kính mong sự đóng góp ý kiến của các nhà chun mơn,
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo trong
bộ môn, cũng như thầy cô giáo của trường THCS Hàm Nghi và đồng nghiệp ở các
đơn vị bạn đã giúp đỡ tơi hồn thành đề tài này.
BMT, ngày 02 tháng 02 năm 2017
NGƯỜI THỰC HIỆN

Lê Thị Tâm


Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 20


MUA TRỰC TIẾP LIÊN HỆ ĐT, ZALO: 0946.734.736
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Tâm lý lứa tuổi (Nhà xuất bản Giáo Dục)
2. Lý luận phương pháp giáo dục thể chất (Nhà xuất bản TDTT)
3. Sách Điền kinh (Lưu hành nôi bộ Trường ĐH SP TDTT Thành phố Hồ Chí
Minh)
4. Sách Thể dục 6 (Sách Giáo Viên)
5. Sách Thể dục 7 (Sách Giáo Viên)
6. Sách Thể dục 8 (Sách Giáo Viên)
7. Sách Thể dục 9 (Sách Giáo Viên)
8. Phân phối chương trình THCS (Nhà xuất bản Giáo dục)
9. Thông tin, tài liệu trên mạng.

Người thực hiện: Lê Thị Tâm

Trang 21



×