Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

NHẬP môn KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.53 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ



BÀI TẬP NHÓM
NHẬP MÔN KINH DOANH
CHỦ ĐỀ
SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA SẢN LƯỢNG TIÊU THỤ BIA Ở VIỆT
NAM VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT
Sinh viên:

Nguyen Van A

Lớp:

K47

Giảng viên:

NTH

Đà Nẵng, 2022

MỤC LỤC

1


1. Tổng quan về thị trường bia Việt Nam
Những năm gần đây, trong khi nhiều ngành sản xuất điêu đứng, khó khăn thì


ngành rượu, bia, nước giải khát ở nước ta vẫn tăng trưởng rất ấn tượng.
Theo báo cáo về thị trường bia Việt Nam năm 2018, tổng sản lượng tiêu thụ bia
của Việt Nam là 4.2 tỉ lít và trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ 43.3 lít bia. Việt
Nam tiêu thụ bia bình quân đầu người cao nhất Đông Nam Á và thứ 3 Châu Á, chỉ xếp
sau Nhật Bản và Trung Quốc. Mức tăng trưởng tiêu thụ bia hằng năm vào khoảng 45%.
Ngày xưa, miếng trầu được xem là đầu câu chuyện, còn ngày nay bia rượu
được dùng để mở màn mọi cuộc gặp gỡ. Vì thế, ngành bia rượu hiện nay được xem là
ngành siêu lợi nhuận và là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn nhà
đầu tư nước ngồi tìm kiếm cơ hội phát triển.
Với những số liệu phân tích về nhân khẩu học như tốc độ tăng dân số, mức độ
già hóa dân số nhưng cơ cấu dân số vẫn tập trung nhiều vào độ tuổi 15- 54 (61.91%)
thì Việt Nam vẫn là thị trường tiêu thụ hấp dẫn không chỉ ở ngành hàng tiêu dùng nói
chung mà cịn cả ngành bia nói riêng.
2. Tình hình tiêu thụ bia ở Việt Nam
a. Tình hình tiêu thụ bia theo năm
Năm 2019, Việt Nam là nước tiêu thụ bia lớn thứ 3 tại khu vực châu Á xét về
sản lượng, dù tổng dân số chỉ đứng thứ 15 thế giới với 96,2 triệu người. Lượng tiêu thụ
bia bình quân hộ gia đình tại Việt Nam đã tăng tới 30% trong giai đoạn 2013-2018, đạt
43 lít/hộ gia đình. Lượng bia tiêu thụ bình quân đầu người là 47,6 lít, bằng 1,2 lần năm
2015.
Thị trường bia tăng trưởng nhanh, nhưng từ ngày 1/1/2020 dịch Covid-19 cũng
như Nghị định số 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100) quy định xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt đã khiến 63,7% khách hàng cắt
giảm chi tiêu cho bia, rượu. Năm 2020, lượng bia các loại bình qn đầu người là 40,5
lít, giảm 7,1 lít so với năm 2019. Cụ thể, nhu cầu đối với bia bị ảnh hưởng tiêu cực
hơn trong 6 tháng đầu năm 2020, sản lượng toàn ngành giảm 12,7% trong khi Nielsen
2


thống kê tiêu thụ danh mục sản phẩm FMCG chỉ giảm 7,3%. Các yêu cầu đóng cửa

đối với các cơ sở kinh doanh đồ uống có tập trung đơng người sẽ được tiếp tục ban
hành tại các khu vực có nguy cơ tái bùng dịch Covid – 19, việc này ảnh hưởng nghiêm
trọng đến kênh phân phối on trade vốn chiếm khoảng 70% tổng lượng bia tiêu thụ của
ngành tại Việt Nam.
Tuy nhiên, đến năm 2021 thị trường bia cũng có một chút khởi sắc, sản lượng
bia tiêu thụ các loại 5 tháng đầu năm 2021 đạt 1.714,1 triệu lít, tăng 11,7%. Dự báo
mức tiêu thụ này sẽ còn tiếp tục gia tăng vì theo quy hoạch của Bộ Cơng thương, đến
năm 2035, cả nước sản xuất khoảng 5,5 tỉ lít bia và dự kiến với dân số khi đó ở mức
105 triệu người thì trung bình mỗi người dân Việt sẽ uống 52 lít bia mỗi năm.

b. Tình hình tiêu thụ bia theo tháng
Sản lượng sản xuất bia các loại tháng 1/2015 ước đạt 261,4 triệu lít, tăng 4,4%
so với cùng kỳ.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong tháng đầu năm 2017 cả nước tiêu
thụ gần 322 triệu lít bia, tăng hơn 9% so với cùng kỳ 2016. Trong đó, bia hơi và bia
đóng chai được tiêu thụ tốt nhất đạt lần lượt 6,7 triệu lít và 154,4 triệu lít, tăng 20,6%
và 23,3% so với cùng kỳ 2016.

3


TP.HCM tiêu thụ khoảng 45 triệu lít bia trong tháng tết năm 2020, tăng khoảng
30% so với tháng thường. Như vậy, bình quân mỗi người dân tiêu thụ khoảng 5 lít bia
trong tháng này.
Lượng tiêu thụ rượu bia tăng từ mức 0,9 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,3
lít/người/tháng năm 2020, theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng
cục Thống kê.

c. Tình hình tiêu thụ bia theo ngày
Xét thấy thị trường đang có nhu cầu mạnh đối với các sản phẩm bia nội địa và

liên doanh, vào tháng 6/2009, đơn vị sản xuất bia lớn thứ 2 của Việt Nam là Tổng
Công ty Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) cho biết, họ đã tăng cơng suất
sản xuất hàng ngày từ 160,000 lít lên 180,000 lít với sản lượng đạt tới 200,000 lít vào
một số ngày có mức tiêu thụ cao điểm.
Xu hướng sử dụng rượu bia và các loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt
hàng ngày, trong những dịp lễ, hội, trong quan hệ công việc... đang ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, bia là mặt hàng thường có sản lượng tiêu thụ tăng mạnh vào các ngày tết,
ngày lễ. Cốc bia trong dịp Tết còn là cách để bà con láng giềng quây quần, anh em, họ
hàng, gia tộc hay thông gia… chia sẻ những niềm vui năm cũ, chúc nhau năm mới
thịnh vượng, an khang hay bạn bè sau những năm tháng tha phương cầu thực về quê

4


ăn Tết đón xuân gặp nhau, vui ngày tao ngộ cũng phải có cốc bia nâng lên chia sẻ tâm
tình…
3. Đề xuất phương án sản xuất để đáp ứng nhu cầu
Trong dịp Tết đến, Xuân về, hay các ngày lễ lớn trong năm, bia là thức uống
truyền thống gần như không thể thiếu và trở thành một phần của văn hóa Tết. Các
doanh nghiệp sản xuất đã xây dựng kế hoạch sản xuất, dự trữ phục vụ nhu cầu của
người tiêu dùng:
a. Làm thêm giờ:
Trong những quãng thời gian cao điểm mà lượng khách hàng mua bia nhiều,
nên khuyến khích cơng nhân tham gia tăng ca, làm thêm ngồi giờ để tạo ra số lượng
sản phẩm nhiều hơn. Với doanh nghiệp, làm thêm giờ là cách để bù đắp tình trạng
thiếu hụt lao động, đảm bảo sản xuất.
b. Sử dụng hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là giải pháp tối ưu đề phịng cho trường hợp sản xuất khơng bắt
kịp hoặc nguồn hàng trở nên khan hiếm. Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần một lượng
tồn kho thích hợp, bởi dự trữ thích hợp sẽ đảm bảo cho q trình sản xuất kinh doanh

được liên tục, đảm bảo cho các biến cố bất thường và đáp ứng cho nhu cầu biến động.
Hàng tồn kho có thể tồn tại dưới dạng:
-

Hàng thơ: nước, malt đại mạch, hoa bia, nấm men,…
Hàng hóa đang thành phẩm: bia đang lên men
Hàng thành phẩm: bia

c. Đầu tư thêm máy móc sản xuất:
Việc đầu tư thêm máy móc sẽ giúp tăng năng suất sản xuất lên, máy móc càng
nhiều càng hiện đại thì năng suất sẽ càng cao.
d. Thuê thêm lao động:
Để đáp ứng được nhu cầu thị trường tăng nhanh việc thuê thêm người lao động
để tăng số lượng hàng hóa sản xuất là một giải pháp hiệu quả.
5


e. Kiểm kê thường xuyên trong quá trình sản xuất:
Kiểm soát chặt chẽ số lượng luân chuyển vỏ chai két từ khâu sản xuất, tiêu thụ
để phục vụ tốt và hiệu quả nhất cho quá trình sản xuất, tránh tình trạng thiếu hụt vỏ
chai két tại các đơn vị.
Kiểm soát việc chấp hành thực hiện quy trình cơng nghệ trong sản xuất tại các
nhà máy, cơ sở sản xuất,...

6



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×