Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chiến lược marketing trong xây dựng thương hiệu doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.37 KB, 5 trang )

Chiến lược marketing
trong xây dựng thương
hiệu
Việc đánh giá lại để
đảm bảo sự hợp lý có thể là một công cụ đầy sức mạnh tác động đến sự thay
đổi trong các tổ chức và thương hiệu. Chúng cần được lên kế hoạch cẩn
thận, thận trọng và cần có kinh nghiệm, nhưng rõ ràng chúng có thể giúp
thương hiệu và tổ chức của bạn tiến lên một cấp độ mới. Chúng đặc biệt
quan trọng đối với những nhà quản lý – những người có trách nhiệm tạo ra,
xây dựng và duy trì thương hiệu.
Cân nhắc lại chiến lược marketing – một số lý do chính
1. Để xác nhận lại toàn bộ các vấn đề về thương hiệu và chiến lược trong
quản lý.
Các thị trường được đáp ứng bởi hầu hết tất cả các tổ chức đang thay đổi với
tốc độ bất thường. Trong khi đó tuyên ngôn sứ mạng, tầm nhìn và toàn bộ
định vị thương hiệu của bạn có thể là được thiết kế cho những điều kiện dài
hạn. Điều này là mấu chốt khiến bạn cần xem lại và xác nhận lại thương
hiệu, chiến lược của mình. Những thay đổi về công nghệ, hoạt động cạnh
tranh, kinh tế thế giới và một vài vấn đề khác có thể đòi hỏi bạn phải thay
đổi định vị thương hiệu. Tối thiểu thì chiến lược hoạt động trong ngắn hạn
cần phải được xem lại và phải được điều chỉnh cho phù hợp với những thay
đổi thực tế. Và, vẫn có nhiều công ty lớn không có tuyên ngôn định vị chính
thức được xác định cho tương lại – xem xét lại là một ý tưởng không tệ.
2. Để thống nhất trong quản lý
ngay cả những đội ngũ quản lý tốt nhất cũng có thể đánh sự tập chung vào
mục tiêu chính bởi mỗi cá nhân trong đội làm việc ở những mảng khác nhau.
Việc đánh giá lại có thể là một cách tốt để thống nhất trong toàn đội và đảm
bảo rằng tất cả mọi người trong đội đều hướng đến mục tiêu và chiến lược
chung. Đánh giá lại cũng là một cách tốt để giúp những nhân tố mới hòa
nhập với đội. Trong cả buổi họp chính thức lẫn thời gian giải lao, ăn trưa,
nghỉ ngơi có thể giúp mọi người hiểu về nhau tốt hơn và điều đó là rất cần


thiết khi công việc đang ngày càng trở lên phức tạp.
3. Để giải quyết những bất đồng và làm dịu những căng thẳng
Những bất đồng về quan điểm, căng thẳng giữa những thành viên xuất hiện
trong mọi tổ chức. Chúng dần trở thành những u nhọt phá hoại tổ chức,
những cuộc thảo luận mở có thể là một cách tốt để mọi người cùng chia sẻ
quan điểm của mình và cùng giải quyết vấn đề.
4. Để xác định những vấn đề phát sinh.
Những vấn đề phát sinh thường không được giải quyết ngay. Bởi vì không
có được sự thống nhất trong cách giải quyết giữa các bộ phận. Trong điều
kiện hoạt động đánh giá lại được thực hiện tốt, những vấn đề phát sinh có
thể được nhận diện, việc phân tích bắt đầu được tiến hành hoặc kế hoạch
hành động sẽ được vạch ra.
5. Để động não và sáng tạo
Khác hẳn những xung đột của công việc hàng ngày, không phải trả lời điện
thoại và email. Nó có thể thúc đẩy sự sáng tạo ở mức độ cao hơn. Nhóm
sáng tạo cần được hỗ trợ rất nhiều như một người có thể làm rõ được ý
tưởng của người còn lại.
6. Để phát triển sản phẩm và chương trình mới
Thêm vào việc động não cho sản phẩm và chương trình mới, cuộc thảo luận
lành mạnh có thể vạch ra những định hướng và kế hoạch mới. Bởi vì sản
phẩm và chương trình mới liên quan đến hành động của tất cả các phòng
ban, xem xét lại toàn bộ vấn đề có thể là cách tốt để vạch ra kế hoạch, phân
công công việc, lên thời gian biểu, lập ngân sách và nhiều hành động khác từ
viễn cảnh của một bức tranh lớn.
7. Để đối mặt và giải quyết khủng hoảng
Cho dù là những thương hiệu tốt nhất cũng có lúc gặp khủng hoảng, dạng
này hoặc dạng khác. Khi khủng hoảng xảy ra thường xuất hiện những cuộc
họp khẩn cấp để xem xét và đánh giá vấn đề và đưa ra hướng giải quyết.
Việc đánh giá lại toàn bộ vấn đề không chỉ giúp tổ chức đối đầu với khủng
hoảng trước mắt mà còn giúp cho tổ chức phát triển bền vững trong tương

lai.
8. Để cung cấp việc đào tạo quản lý
Một lợi ích chính của việc đánh giá lại một vấn đề đó là sự cung cấp các
kiến thức quản lý một cách liên tục từ những nguồn thuộc nội bộ hay bên
ngoài về những chủ đề khác nhau. Trong khi thảo luận những người diễn
thuyết có thể cung cấp các thông tin về môi trường hiện tại của ngành mà tổ
chức tham gia, những xu hướng mới hoặc những thông tin khác giúp nhà
quản lý và đội ngũ của họ làm việc hiệu quả hơn. Đánh giá lại cũng là một
cách hoàn hảo giúp những lãnh đạo mới nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm
của họ trong tổ chức.
9. Để thưởng và nhận biết những cá nhân có thực lực
Một yếu tố quan trọng trong việc đánh giá lại đó là nhận diện những cá nhân
suất sắc trong đội ngũ của tổ chức, những người luôn có đóng góp nổi bật
đối với tổ chức. Thảo luận về những thành công và thành quả của họ. Nếu
điều này được làm tốt có thể thúc đẩy tinh thần của cả tổ chức. Rõ ràng
những thành quả đều được tán dương nhưng cũng cần nhận biết ai đã giúp
đỡ cả đội, động viên mọi người đạt được kết quả tốt như thế.
10. Để xây dựng sự đồng tâm nhất trí
Nếu thực hiện tốt chín điều trên sẽ rất có ích trong việc xây dựng sự đồng
tâm, nhất trí cùng hướng đến mục tiêu của thương hiệu. Điểm cuối cùng này
được thể hiện như một bản tóm tắt bởi người lãnh đạo có thể vấp phải những
rào cản trong việc phát triển công ty. Việc đánh giá lại một vấn đề có thể cho
phép bạn nhận dạng những rủi ro của vấn đề đó và giúp cho đội ngũ của bạn
đạt được kết quả tốt nhất trong công việc. Khi một nhóm cùng tham gia thực
hiện một công việc sẽ thành công hơn nhiều so với việc thực hiện theo chỉ
thị và mệnh lệnh.
Thương hiệu luôn luôn phát triển và thay đổi liên tục. Việc giám sát và đánh
giá lại là rất cần thiết để có thể xác định đúng lợi ích lâu dài của thương
hiệu.


×