Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam - Phát triển thương hiệu hàng Việt potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.88 KB, 5 trang )

Xây dựng văn hóa tiêu
dùng Việt Nam - Phát
triển thương hiệu hàng
Việt
Để người Việt Nam thực sự ưu tiên
dùng hàng Việt Nam, nhiều người cho rằng cần có hướng phát triển để hàng
Việt Nam thực sự chinh phục được người Việt Nam.
Điều đó phụ thuộc vào khả năng của doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ phía Nhà
nước thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp có thể phát
triển thương hiệu hàng hóa, dịch vụ của mình.
Thương hiệu tốt trong tầm tay doanh nghiệp
Tâm lý chung của người tiêu dùng là muốn mua hàng có chất lượng được
bảo đảm theo đúng lời quảng bá, giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất, cung
ứng, đồng thời được hưởng dịch vụ hậu mãi tốt. Điều này hoàn toàn nằm
trong tầm tay của nhà sản xuất, cung ứng hàng hóa hay dịch vụ.
Theo PGS, TS Lê Quý Đức (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ
Chí Minh), các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu thị trường, tìm hiểu
đặc tính tâm lý tiêu dùng của người Việt Nam để sản xuất ra các loại hàng
hóa đáp ứng nhu cầu đó. “Trong điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam hiện
nay, phần lớn người tiêu dùng vẫn giữ tâm lý “ăn chắc, mặc bền”, “tốt gỗ
hơn tốt nước sơn”, ưu tiên cho giá trị sử dụng của hàng hóa. Do đó, nhà sản
xuất, kinh doanh cần sản xuất hàng hóa có chất lượng tốt, giá cả phù hợp
hơn là hàng hóa chỉ chạy theo mốt, mẫu mã, hình thức bên ngoài”, PGS, TS
Lê Quý Đức nói.
Tuy nhiên, PGS, TS Lê Quý Đức cũng cho rằng, các doanh nghiệp Việt
Nam cần đi tắt, đón đầu nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt
Nam, đặc biệt là cư dân đô thị, người tiêu dùng trẻ và tầng lớp trung lưu
đang ngày càng phát triển đông đảo. Với nhóm khách hàng này, chất lượng
và mẫu mã lại được quan tâm hàng đầu.
Chất lượng hàng hóa, dịch vụ tốt, giá cả hợp lý, dịch vụ hậu mãi được bảo
đảm, nhưng nếu doanh nghiệp không quảng bá, giới thiệu sản phẩm của


mình thì thương hiệu của doanh nghiệp cũng rất khó được định hình. Trong
khi đó, theo PGS, TS Lê Thanh Bình (Học viện Ngoại giao), các doanh
nghiệp Việt Nam chưa thực sự chú trọng quảng bá, phát triển thương hiệu
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. “Thực tế là khâu tiêu thụ sản
phẩm hàng hóa liên quan chặt chẽ với thương hiệu, nhưng nhiều doanh
nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về giá trị của thương hiệu, nên
chưa đầu tư nhiều cho chiến lược xây dựng thương hiệu mang tính chuyên
nghiệp. Các điều tra gần đây cho biết, mới chỉ hơn 10% doanh nghiệp nước
ta nhận thấy rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Một số thăm dò
từ nghiên cứu khách hàng của những bộ phận PR chuyên nghiệp có kết quả
là: Trong số những người tiêu dùng được phỏng vấn, có 89% đồng ý thương
hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm”, PGS, TS Lê Thanh
Bình nói.
Cần sự hỗ trợ của Nhà nước
Tuy doanh nghiệp đóng vai trò quyết định trong việc định hình và phát triển
thương hiệu hàng Việt Nam, nhưng sự hỗ trợ của Nhà nước cũng đóng vai
trò quan trọng. Bằng chính sách ưu đãi và hành lang pháp lý tốt, Nhà nước
sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc xây dựng, bảo vệ và phát triển
thương hiệu của mình.
PGS, TS Lê Quý Đức cho rằng, Nhà nước cần có chính sách ưu tiên cho
doanh nghiệp lựa chọn địa điểm sản xuất thuận lợi trong việc sử dụng
nguyên liệu, lao động và phân phối sản phẩm, bên cạnh chính sách phát triển
hạ tầng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. “Vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã
thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”,
đưa hàng về các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng biên giới
phía Bắc được người tiêu dùng đón nhận hết sức hồ hởi. Các doanh nghiệp
cũng nhận thấy sức mua tiềm tàng trong nhân dân, tình cảm của người tiêu
dùng và nhu cầu của họ đối với hàng hóa nội địa. Song, họ cũng gặp phải rất
nhiều khó khăn trong việc vận chuyển và bảo quản, phân phối hàng hóa nếu
phục vụ thường xuyên, lâu dài người tiêu dùng ở vùng sâu, vùng xa”,

PGS,TS Lê Quý Đức nói. Từ đó, ông đề xuất giải pháp Nhà nước đầu tư
mạnh mẽ hơn nữa để phát triển mạng lưới giao thông đến các vùng nông
thôn, vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có chính sách
“bảo hộ” lành mạnh hàng nội địa bằng cách ngăn chặn có hiệu quả hàng
ngoại xâm nhập trái phép do buôn lậu, gian lận thương mại cũng như hàng
giả, hàng kém phẩm chất tung ra thị trường.
Trao đổi với các phóng viên, nhà sử học Dương Trung Quốc cũng cho rằng,
Nhà nước nên có những hình thức bảo hộ cần thiết, bao gồm cả bảo hộ về
tinh thần và bảo hộ về vật chất, nằm trong khuôn khổ cam kết quốc tế cho
phép để các doanh nghiệp phát triển thương hiệu.“Chúng tôi thấy Nhà nước
đưa ra chính sách rất nhiều, nhưng thực thi chính sách thì hầu như là không
nâng niu, gìn giữ, bảo tồn lực lượng sản xuất”, ông Dương Trung Quốc nói.
Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự quan tâm đến xây dựng,
bảo vệ và phát triển thương hiệu thực tế đã gây thiệt hại không nhỏ cho
chính các doanh nghiệp. Nhiều thương hiệu lớn của Việt Nam đã bị các
doanh nghiệp nước ngoài “nhanh tay” chiếm dụng. Chẳng hạn thương hiệu
PetroVietnam và hình ngọn lửa của ngành dầu khí Việt Nam, võng xếp Duy
Lợi, Bi’tis, bánh phồng tôm Sa Giang,cà phê Trung Nguyên, kẹo dừa Bến
Tre, nước mắm Phú Quốc, nước mắm Phan Thiết và gần đây nhất là thương
hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã bị thương nhân nước ngoài chiếm dụng. Một
số doanh nghiệp đã kiện đòi lại được bản quyền thương hiệu, nhưng phải
tiêu tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Phần nhiều trong số đó đã bị
mất hẳn thương hiệu. Rõ ràng, sự lơ là trong đăng ký và bảo vệ thương hiệu
đã khiến nhiều doanh nghiệp gần như trắng tay sau nhiều năm dày công vun
đắp thương hiệu.
* Theo số liệu được cung cấp từ Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công
nghệ), tính đến năm 2010: 11.630 bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp,
98.375 nhãn hiệu hàng hóa và có 22 chỉ dẫn địa lý đã được cấp cho người
Việt Nam nộp đơn.
* Từ năm 2001 đến năm 2010, Cục Sở hữu trí tuệ đã nhận được 3.697 đơn

khiếu nại vi phạm bản quyền sở hữu công nghiệp.

×