Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Học để biết hay học để làm? pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.71 KB, 3 trang )

Học để biết hay học để làm?
Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế
mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc,
cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề
nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không
phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về
vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì
thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì
sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim
cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt
được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta
dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm
tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương
không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ
không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến
thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết
hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có
công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để
biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp.

Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình
đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một
vấn đề nào đó ta quan tâm.Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta
hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó
điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như
Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không
còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và
kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹ năng tra cứu thông tin mà
thôi.
Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức
trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì


khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết
rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng
những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta
thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội
có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những
người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì
cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động
bằng mười suy nghĩ.
Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy.Từ
việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm.
Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật
sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi
đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần.
Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái
xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn
đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải
trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất
hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và
dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án.
Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì
lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh
nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn.Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp
khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được.
Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết
quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với
môi trường làm việc sau này.

×