Tải bản đầy đủ (.docx) (240 trang)

Chuyên đề lí luận văn học: VĂN HỌC NHÀ VĂN QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC ( Lệ Na sưu tầm )

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.79 KB, 240 trang )

NHĨM 1:
Nguồn: Sách LÍ LUẬN VĂN HỌC Tập 1 - Phượng Lưu, Nguyễn Trọng Nghĩa, La
Khắc Hòa, Lê Lưu Oanh - NXB Đại học Sư phạm.

-----------------------------VĂN HỌC-------------------------CHƯƠNG I: VĂN NGHỆ, HÌNH THÁI Ý THỨC XÃ HỘI
THẨM MĨ
Văn học là một hình thái ý thức xã hội, bắt nguồn từ đời sống, phản ánh đời sống,
bày tỏ một quan điểm, một cách nhìn, một tình cảm đối với đời sống. Nhưng văn
học nói riêng cũng như nghệ thuật nói chung, khơng giống các hình thái ý thức xã
hội khác bởi có những đặc thù riêng mang tính thẩm mĩ về đối tượng, nội dung và
phương thức thể hiện.
I. Đặc trưng đối tượng và nội dung của văn học
1. Đối tượng của văn học
Nội dung là yếu tố đầu tiên quy định sự khác nhau của văn học so với các hình thái
ý thức xã hội khác như chính trị, đạo đức, tơn giáo, lịch sử, địa lí, sinh học... Nội
dung, trước hết là cái được nhận thức, chiếm lĩnh từ đối tượng.
Vậy đối tượng của văn học là gì?
Mĩ học duy tâm khách quan từ thời Platông đến Hêghen đều cho rằng đối tượng của
nghệ thuật chính là biểu hiện của thế giới thần linh, của những linh cảm thần thánh,
của ý niệm tuyệt đối – một thế giới sản sinh trước loài người. Nghĩa là, mọi đối
tượng của nghệ thuật cũng như của văn học đều là thế giới của thần linh, của những
điều huyền bí, cao cả. Văn học nghệ thuật suy cho cùng là sự hồi tưởng và miêu tả
thế giới ấy, một thế giới không thuộc phạm vi đời sống hiện thực. Quan điểm này đã
đề cao và thần thánh hóa đối tượng của văn học nghệ thuật. Cho nên khơng lạ gì khi
chúng ta bắt gặp hầu hết đối tượng phản ánh của văn học, nghệ thuật thời cổ chính
là các câu chuyện về các vị thần linh: từ người khổng lồ Khoa Phụ đuổi bắt mặt trời,
Nữ Oa vá trời trong thần thoại Trung Quốc, đến các vị thần trên đỉnh Ôlempơ và
con cháu của của các vị thần đó như Hécquyn, Asin trong văn học Hi Lạp cổ đại, rồi
Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Lạc Long Quân và Âu Cơ của người Việt.
Mĩ học duy tâm chủ quan lại cho rằng, đối tượng nghệ thuật chính là những cảm
giácchủ quan, là cái tơi bề sâu trong bản chất con người của nghệ sĩ, khơng liên


quan gì đến đời sống hiện thực. Đây là một quan điểm đầy mâu thuẫn, bởi mọi cảm
giác của con người bao giờ cũng chính là sự phản ánh của thế giới hiện thực. Còn
các nhà mĩ học duy vật từ xưa đến nay đều khẳng định, đối tượng của nghệ thuật
chính là tồn bộ đời sống hiện thực khách quan. Tsécnưsépxki đã nói: Phạm vi của
nghệ thuật gồm tất cả những gì có trong hiện thực (trong thiên nhiên và trong xã


hội) làm cho con người quan tâm. Quan điểm này đã đưa đối tượng của nghệ thuật
về gần gũi với hiện thực đời sống
.Thực ra, từ thời xa xưa, con người đã biết văn học nghệ thuật bắt nguồn từ đời
sống. Ở Trung Quốc, thuyết cảm vật đã chỉ rõ: mùa xuân, mùa thu, các mùa thay thế
nhau, làm cảnh vật biến đổi, tâm hồn cũng thay đổi theo. Còn theo các thuyết thi
ngơn chí, thi dun tình: văn chương tạo nên do con người có cảnh ngộ trong lịng
mình muốn bộc lộ, mà cảnh ngộ đó cũng là do tác động của đời sống tạo nên.
Như vậy, có thể nói, đối tượng của văn học, nghệ thuật là tồn bộ đời sống xã
hội và tự nhiên. Tsécnưsépxki từng nói: “Cái đẹp là cuộc sống” vì lí do đó. Nhưng
phạm vi này vơ cùng rộng. Bởi lẽ, nếu nói đối tượng của văn học là đời sống thì
chưa tách biệt với đối tượng của các ngành khoa học và các hình thái ý thức xã hội
khác như lịch sử, địa lí, hóa học, y học, chính trị, đạo đức... Văn học phải có cách
nhận thức và thể hiện đối tượng khác biệt. Nếu như đối tượng của triết học là
những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy, là mối quan hệ giữa vật
chất và ý thức; đối tượng của lịch sử là các sự kiện lịch sử, sự thay thế nhau của các
chế độ; đối tượng của đạo đức học là các chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ
người với người... thì đối tượng của văn học là toàn bộ đời sống hiện thực,
nhưng chỉ là hiện thực có ý nghĩa đối với đời sống tâm hồn, tình cảm con
người. Tức là, dù văn học có miêu tả thế giới bên ngồi như thiên nhiên, lịch sử,
chiến tranh, hịa bình..., văn học cũng chỉ chú ý tới quan hệ của chúng đối với con
người. Văn học, nghệ thuật nhìn thấy trong các hiện tượng đời sống những ý nghĩa
“quan hệ người kết tinh trong sự vật”. Thế giới khách quan trong văn học là thế giới
được kết cấu trong các mối liên hệ với con người. Người ta gặp tất cả các hình thức

đời sống trong văn học, từ những hiện tượng tự nhiên “mây, gió, trăng, hoa, tuyết,
núi, sơng”, tiếng sấm rền vang, giọt mưa rơi tí tách, tiếng sóng ào ạt xơ bờ, một
tiếng chim ban mai đến những biến cố lịch sử lớn lao. Nhưng cái văn học chú ý
là kết quả, ý nghĩa của tất cả những hiện tượng đời sống đó đối với con người. Văn
học khơng nhìn thiên nhiên như một nhà sinh học, một nhà khí tượng học, mà thấy
ở đó tâm trạng, số phận, vận mệnh con người: tiếng chim ban mai là âm thanh của
niềm vui sống, đám mây trắng vơ tận là hình ảnh của sự hư vô, cái hư ảo, phù du
của kiếp người. Ngay cả các hiện tượng lịch sử cũng được văn học nhìn nhận dưới
góc độ khác biệt. Sau những những biến cố dữ dội của cách mạng Nga tháng Hai và
tháng Mười năm 1917, Rơtsin đã nói với Katia: “Mọi cuộc chiến tranh rồi sẽ qua đi,
cách mạng sẽ thơi gào thét, chỉ cịn tấm lịng em dịu dàng ngàn đời bất diệt” (Con
đường đau khổ - A. Tônxtôi). Khi nhìn thấy ngơi sao chổi trên bầu trời Matxcơva
năm 1812, trong lịng Pie Bêdukhốp tràn ngập những tình cảm cao thượng và mới
mẻ (Chiến tranh và hịa bình – L. Tônxtôi). Điều văn học quan tâm là tác động của
những biến cố lịch sử, của tự nhiên, của thế giới xung quanh tới tâm hồn con người
chứ không phải bản thân những biến cố ấy.
Như vậy, đối tượng của văn học là hiện thực mang ý nghĩa người. Văn học
không miêu tả thế giới trong ý nghĩa chung nhất của sự vật. Điều mà văn học chú ý
chính là một “quan hệ người kết tinh trong sự vật”: dòng sông là nơi lưu giữ những


kỉ niệm tuổi thơ, đầm sen là nơi gặp gỡ, giao duyên, con đê làng là ranh giới của
hồn quê và văn minh thị thành... Đó chính là những giá trị nhân sinh thể hiện trong
sự vật. Có thể nói, đối tượng của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung, là tồn bộ
thế giới hiện thực có ý nghĩa đối với sự sống con người, mang tư tưởng, tình cảm,
khát vọng của con người. “Nghệ thuật được tác thành bởi Con người. Nó là sự biểu
đạt của con người trước thế giới tự nhiên và đời sống” (Bách khoa tồn thư
Comtorp’s). Trong tồn bộ thế giới hiện thực đó, con người với tồn bộ các quan hệ
của nó là đối tượng trung tâm của văn học.ấ
Toàn bộ thế giới khi được tái hiện trong tác phẩm đều được tái hiện dưới con mắt

một con người cụ thể. Đó có thể là người kể chuyện, là nhân vật hoặc nhân vật trữ
tình... Con người trong văn học trở thành những trung tâm giá trị, trung tâm đánh
giá, trung tâm kết tinh các kinh nghiệm quan hệ giữa con người và thế giới. Khi lấy
con người làm hệ quy chiếu, làm trung tâm miêu tả, văn học có một điểm tựa nhìn
ra thế giới, bởi văn học nhìn thế giới qua lăng kính của những con người có cá tính
riêng. Do đó, miêu tả con người là phương thức miêu tả tồn thế giới. Văn học
khơng miêu tả con người như một nhà triết học, chính trị học, đạo đức học, y
học, giải phẫu học..., mà thấy đó là con người có lịch sử cá nhân, có tính cách,
có tình cảm, có số phận với những quan hệ cụ thể, cá biệt. Khi nhà thơ Tố Hữu
viết về Bác Hồ: Cha đã đi đày đau nỗi riêng, Cịn nghe dưới gót nặng dây xiềng, Mẹ
nằm dưới đất hay chăng hỡi, Xin sáng lòng con ngọn lửa thiêng (Theo chân Bác) ta
thấy hiện lên hình ảnh Bác Hồ
Khơng phải như một nhà chính trị trừu tượng mà là một con người có tâm hồn, tình
cảm và số phận riêng.
Con người trong văn học còn tiêu biểu cho những quan hệ xã hội nhất định, vì vậy,
con người được miêu tả vừa như những kiểu quan hệ xã hội kết tinh trong những
tính cách (tham lam, keo kiệt, hiền lành, trung hậu...), vừa cả thế giới tâm hồn, tư
tưởng của chính họ. Có thể nói, tồn bộ lịch sử văn học của nhân loại chính là lịch
sử tâm hồn con người. Vì thế, con người trong văn học không giống với con người
là đối tượng của các ngành khoa học khác như lịch sử, đạo đức, sinh học, y học...
Điều đó khẳng định tính khơng thể thiếu được của văn học trong lịch sử ý thức nhân
loại.
Bên cạnh con người là đối tượng chính, văn học cịn hướng tới đời sống trong
tồn bộ tính phong phú và mn vẻ của các biểu hiện thẩm mĩ của nó. Đó là
tồn bộ đời sống trong tính cụ thể, sinh động, tồn vẹn, với mọi âm thanh, màu sắc,
mùi vị... vô cùng sinh động và gợi cảm. Văn học cũng như nghệ thuật luôn hướng
tới cái đẹp của đời sống, đặc biệt là cái đẹp về hình thức của sự vật: ánh chiều tà đỏ
ối, một lá ngô đồng rụng, giọt sương mai long lanh. Nhưng tất cả cái đẹp này của
cuộc sống cũng đều được tái hiện dưới con mắt của một con người cụ thể với những
kinh nghiệm, ấn tượng và sự tinh tế. Có những bài thơ chỉ như bức tranh thiên

nhiên, thiếu vắng con người:
Lạc hà dữ cô lộ tề phi,


Thu thủy cộng trường thiên nhất sắc
(Ráng chiều vạc lẻ cùng bay,
Nước thu cùng với trời thu một màu)
(Vương Bột)
Nhưng bức tranh thực sự vẫn bộc lộ gián tiếp về cái nhìn của con người về tự nhiên,
một tự nhiên giàu màu sắc và nhịp điệu, giàu sức sống và sức biểu hiện, làm thư
thái tâm hồn con người. Đúng như Hêghen nhận xét “Đối tượng của thơ không phải
là mặt trời, núi non, phong cảnh mà là những hứng thú về tinh thần”, hoặc “Thiên
nhiên là mẫu mực vĩnh hằng của nghệ thuật, và trong thiên nhiên thì đẹp đẽ và cao
quý nhất vẫn là con người” (Biêlinxki). Vì vậy, có thể khẳng định, đối tượng của
văn học là toàn bộ thế giới mà đời sống của con người là trung tâm. M. Gorki nhận
xét “Văn học là nhân học” chính vì những lí do đó.
2. Nội dung tình cảm xã hội thẩm mĩ
Đại văn hào L. Tôn Xtôi nói: “Nghệ thuật là một hoạt động của lồi người bắt đầu
khi một người tự giác truyền đạt những tình cảm mình đã thể nghiệm cho người
khác bằng các dấu hiệu bên ngoài, làm cho người khác lây lan được những tình cảm
ấy, thể nghiệm được chúng”.
Đồng chí Lê Duẩn cũng khẳng định: “Để hiểu một việc gì thì con người dùng lí
lẽ, lí trí, nhưng khi hành động thì phải có tình cảm: lí trí giúp con người có tình cảm
đúng, ngược lại tình cảm có dồi dào thì lí trí mới đứng vững. Cơng tác tư tưởng
khơng phải chỉ nắm lí luận thơi, mà phải biết gắn tình cảm với lí luận, cho nên các
mặt văn học nghệ thuật... là rất quan trọng”. Nhưng cần lưu ý rằng, khơng phải bất
cứ tình cảm nào, cho dù rất mãnh liệt, cũng có thể trở thành nội dung của nghệ
thuật.
Nghệ thuật khơng những có thể, mà cịn cần thiết biểu hiện những tình cảm cá
nhân, nhưng khơng phải là những cái cá biệt, nhất thời, ngẫu nhiên, mà phải mang ý

nghĩa khái qt chung nào đó. Tình cảm trong nghệ thuật, do đó là tình cảm
mang sắc thái xã hội, là một loại “tình cảm thơng minh”.
Nghệ thuật chỉ là bóng dáng của cuộc đời, chứ khơng phải bản thân cuộc đời đích
thực. Nghệ thuật chỉ gợi lên những ham muốn thưởng thức, chiêm ngưỡng, thưởng
ngoạn chứ khơng thể kích thích những khát khao chiếm lĩnh
Tuy nghệ thuật có nhiều loại hình, nhưng âm nhạc tiêu biểu cho nghệ thuật thính
giác, hội hoạ tiêu biểu cho nghệ thuật thị giác và văn học (lấy ngôn từ làm chất liệu,
là một loại nghệ thuật tổng hợp gián tiếp), được thưởng thức qua óc tưởng tượng là
cơ bản nhất.
Nghệ thuật tuy khơng phải là buông thả, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm, nhưng
phải thật “vơ tư”, khơng vướng víu bởi những quyền lợi và địi hỏi q thiết thực,
cho dù có cần thiết và cấp bách đến đâu. Những phút giây thưởng thức nghệ thuật,


tâm hồn vốn là trong sáng vô ngần, hư tâm và thành tâm vui sướng hoặc đau khổ
trước số phận con người, vận mệnh của đất nước, hướng đi của lịch sử, những vấn
đề xã hội lớn lao, liên quan đến mọi người, không phải chỉ cho một người. Nhưng
cũng chính tâm hồn vơ tư, trong sáng như vậy, con người dễ vươn đến cái hồn
thiện và cao đẹp.
Tình cảm cao đẹp đó, tất nhiên là bắt nguồn từ xã hội, trực tiếp hơn là từ tâm hồn
nghệ sĩ, với tư cách một con người xã hội. Họ không những nhiệt liệt ca ngợi cái
đẹp vốn có, mà cịn căm ghét, nổi giận hơn ai hết trước cái xấu xa , thấp hèn. Cho
nên một khi cái xấu xa, bỉ ổi, ngụy trá trong đời hiện rõ lên rõ nét hơn trong nghệ
thuật, thì điều đó cũng có ý nghĩa mĩ học. Tình cảm xã hội thẩm mĩ, trước hết là
tình cảm, cho nên phải chân thành.
Tình cảm thơng thường đã thế, tình cảm xã hội thẩm mĩ là thái độ đẹp với
người và vì người, lại càng phải hết mực chân thành, là tình cảm rất đỗi cao cả,
cao đẹp; nó cao thượng ngay trong phán xét, cũng như trong phê bình, khơng
lẩn tránh mà trực diện với cái xấu xa thấp hèn, nhưng là đối sánh nó theo một
lí tưởng và ước mơ cao đẹp.

Trong truyện ngắn Quạ đen của nhà văn Nga Bunin kể về chuyện hai cha con
tranh nhau cô giúp việc, chiến thắng thuộc về người cha nhưng với tư cách là người
trần thuật ngôi thứ nhất, người con đã nguyền rủa, chửi bới cha là quạ đen. Đây là
một tình cảm tự nhiên chủ nghĩa. Nghệ thuật khơng thốt li nhưng cần làm cho
những tâm hồn con người được nâng cao hơn so với tình cảm thực tế hang ngày
trong mọi lĩnh vực cuộc sống.
Tình cảm xã hội thẩm mĩ khơng lẩn tránh mà thực hiện với cái xấu, thấp hèn,
nhưng là đối sánh nó theo một lí tưởng và ước mơ cao đẹp. Khi một tác phẩm văn
nghệ làm xúc động lòng người, trực tiếp hướng về họ những gì cao đẹp, hoặc lánh
xa những gì sai trái, thấp hèn, mà xét đến cùng cũng là gián tiếp gắn bó với cái đẹp,
thì điều đó mặc nhiên cũng có nghĩa là giúp họ hiểu đúng them về việc đời, lẽ đời.
Tình cảm xã hội thẩm mĩ, do đó tuy khơng đồng nhất, nhưng là thống nhất với
chân lí và đạo lí. Nó sẽ bồi dưỡng tình đời cho con người biết khát khao, trực
tiếp hoặc gián tiếp vươn đến cái cao đẹp, cái hồn thiện có thể có được ở từng
nơi, từng lúc. Bởi vậy, những giá trị ấy sẽ góp phần xây dựng nên những cao
nguyên tinh thần, làm chỗ dựa cho mọi thành viên xã hội trong việc nhìn đời, nhìn
người
II. Hình tượng nghệ thuật
“Nghệ thuật quả thực là biểu hiện tình cảm, nhưng nếu khơng tạo hình thì nó khơng
thể biểu hiện. Quá trình tạo hình này được tiến hành trong những vật mơi giới cảm
tính”


“Chúng ta nghe được toàn bộ giai điệu từ thấp đến cao nhất của tình cảm lồi người.
Nó là sự vận động và rung động của toàn bộ sinh mệnh chúng ta”.
Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống trong các hiện tượng riêng biệt của nó, hình
tượng bao hàm sự thống nhất biện chứng giữa thuộc tính chung và cá biệt. Nó hiện
ra một cách cụ thể, độc đáo, khơng lặp lại nhưng chứa đựng những thuộc tính chung
của hiện tượng, sự vật, chứa đựng quy luật chung của đời sống, khách thể đời sống
được nghệ sĩ tái hiện lại một cách sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Đó có

thể là một đồ vật, một phong cảnh thiên nhiên hay một sự kiện xã hội được cảm
nhận.
Hình tượng nghệ thuật với tư cách là phương thức tồn tại của nghệ thuật sẽ xác định
đặc trưng trọn vẹn của nghệ thuật. Qua những hình tượng trên sẽ bộc lộ một cách
trọn vẹn trong sự kết hợp nhuần nhuyễn nghệ thuật sống động, các mặt đối tượng và
nội dung chính nói với nhau.


1.

Hình tượng nghệ thuật như một khách thể tinh thần đặc thù

Gọi là “khách thể” bởi vì đó là thế giới tinh thần đã được khách thể hoá thành một
hiện tượng xã hội tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của
người sáng tạo hay người thưởng thức, cũng khơng gắn liền với q trình tâm lí,
thần kinh của tác giả như trong q trình sáng tạo.
Gọi là “tinh thần” bởi vì tinh thần là một cấp phản ánh đặc biệt của ý thức con
người, là “hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” kiểu khác, trong đó cái được
phản ánh xuất hiện trong ý thức con người như một tồn tại khác của nó.
Những cái tinh thần được gìn giữ và truyền lại trong những phương tiện vật chất
nhất định và trở thành những khác thể trong đời sống xã hội. Con người không chỉ
sống trong thế giới vật chất, mà còn trong thế giới tinh thần do các thế hệ trước
truyền lại và do thực tiễn đời sống không ngừng tạo ra. Lạc Long Quân, Âu Cơ, Vua
Hùng, Thánh Gióng, Bà Trưng, Bà Triệu đều đang tồn tại như những khách thể tinh
thần trong tâm hồn người Việt. Những gì tinh túy nhất trong hiện thực đều được tinh
thần hóa để trở thành những khách thể tinh thần như vậy.
Hình tượng nghệ thuật như một khác thế nghệ thuật và tác động vào con
người với tất cả “tính thực tại” tinh thần của nó. Bản chất hình tượng khơng
giản đơn chỉ ở tạo hình, và khơng phải mọi tạo hình đều tạo được hình tượng.
Có ý kiến quy cấu trúc của hình tượng vào ví von và ẩn dụ. Điều đó khơng phải

bao giờ cũng phù hợp với thực tế mà mặt khác dễ rơi vào những quan sát bề ngoài.
Khi ở lầu Ngưng Bích, Kiều thấy: “Buồn trơng gió cuốn mặt duềnh / Ầm ầm tiếng
sóng kêu quanh ghế ngồi” thì cả nàng Kiều lẫn Nguyễn Du không hẳn ai cũng nghĩ
đến một phép tu từ chuyển nghĩa bóng bẩy nào cả, mà là cái mô trường xa lạ đầy
hiểm nguy đã chuyển thành cái thế gió cuốn sóng vỗ xung quanh nàng. Đối với
nàng, song và gió ấy có thật trong tinh thần. Cũng như trong Bài ca mùa xuân 1961,
Tố Hữu viết: “Biển vui dâng sóng trắng đầu ghềnh” thì biển vui ấy quả đã đến với
tinh thần của người Việt Nam trước những ngưỡng cửa chủ nghĩa xã hội đó.
Hình tượng tinh thần là một khách thể tinh thần, mọi phương tiện biểu hiện chỉ có
ý nghĩa khi nào làm sống lại các khách thể đó, và người đọc tác phẩm, chỉ khi nào
xâm nhập được vào thế giới tinh thần đó mới có thể nảy sinh được sự thưởng thức,
đồng cảm.


2.

Tính tạo hình và biểu hiện của hình tượng

Hình tượng nghệ thuật là cái được sáng tạo, được khái quát, khơng phải là cái sao
chép, cái có sẵn, hình tượng nghệ thuật về bản chất là một hiện tượng tinh thần, nó
khơng thể được “đưa cho mà là làm nảy sinh, xuất hiện”.
Ngay cái vơ hình cũng nhờ tạo hình mà xuất hiện trong nghệ thuật. X. Ấy
Anhxtanh có viết “Trước cái nhìn bên trong, trước cảm giác của tác giả, hiện lên
một hình tượng nào đấy, thể hiện được một cách xúc động đề tài biến hình tượng ấy
thành vài ba hình ảnh riêng biệt, những chi tiết mà trong sự tổng hợp và đối chiếu
với nhau, chúng lại gợi lên trong ý thức và tình cảm của con người cảm thụ đúng
cái hình tượng xuất phát: được khái qt ấy”. Khơng có tạo hình thì khơng có hình
tượng. Bởi vì hình tượng nghệ thuật về bản chất là một hiện tượng tinh thần, nó
khơng thể được “đưa cho mà là làm nảy sinh, xuất hiện”
Nó chỉ chọn lọc những chi tiết ít ỏi nhất nhưng giàu sức biểu hiện nhất, tiêu biểu

nhất cho một cuộc sống, một tình huống, một tính cách. Giá trị và ý nghĩa của tạo
hình là thể hiện chỉnh thể. Sê Khốp từng nói chỉ một mảnh chai vỡ lấp loáng mà thể
hiện được cảnh sắc một đêm trăng.
Nguyễn Đình Thi thích chi tiết “Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt” gợi lên
khơng khí xao động, khi quân xâm lăng phạm vào bờ cõi thuở nào trong Chinh phụ
ngâm khúc. Nguyễn Tuân thích chi tiết tiếng ếch trên sơng làm sống dậy một niềm
hồi cổ của Tú Xương trong bài Sông Lấp. Chỉ một chi tiết “Quà chân tìm hơi ấm
đêm mưa” trong thơ Hồng Nguyên cũng gợi lại kỷ niệm của một thời kháng chiến.
Đó là những chi tiết “biết nói”, về bản chất, tạo hình trong nghệ thuật là một cấu tạo
tập trung dồn nén, mang tính ước lệ ở những mức độ khác nhau.


Biểu hiện là phẩm chất tất yếu của tạo hình, là khả năng bộc lộ cái bên trong, cái
bản chất của sự vật, hé mở những nỗi niềm thầm kín trong tâm hồn. Biểu hiện gợi
lên sự toàn vẹn, đầy đặn của hình tượng, và nhất là thể hiện khuynh hướng tư tưởng
tình cảm của con người, của tác giả trước các hiện tượng đời sống. Chính vì vậy
trong hình tượng nghệ thuật mọi chi tiết đều có ý nghĩa và chức năng của chúng,
khơng có chi tiết thừa. Hơn thế nữa, chi tiết trong hình tượng lại thường mang tính
chất đa nghĩa, vừa gợi khơng gian, thời gian, vừa gợi tình huống, tính cách và thái
độ của tác giả đối với chúng.
Cơ sở của tạo hình là sự tương đồng của nó so với cái được miêu tả, dù cái được
miêu tả là có thực hay tưởng tượng. Cơ sở của biểu hiện là khác biệt. Sự kết hợp tạo
hình và biểu hiện làm cho hình tượng có được một hình thức nghệ thuật độc đáo.
Đó là một thể thống nhất sinh động giữa thực và hư, trực tiếp và gián tiếp, ổn định
và biến hóa, thống nhất và đa dạng, mang đầy nội dung cuộc sống, tư tưởng và cảm
xúc.


3.


Hình tượng và kí hiệu

Kí hiệu là phương tiện để giữ gìn và truyền đạt kinh nghiệm xã hội giữa người và
người. Hình tượng nghệ thuật muốn giữ lại và truyền đạt cho người khác cũng phải
được khách quan hóa thành kí hiệu, khơng chỉ bằng từ ngữ và các chất liệu khác,
mà cịn bằng các chi tiết tạo hình, biểu hiện.
Nếu đặc trưng của kí hiệu là thay thế một cái khác, thì đặc trưng của hình tượng,
vừa là tồn tại khác, vừa là phản ánh, khái quát; một hình tượng nghệ thuật đích
thực ln ln chỉ ra cái mới, phát hiện cái độc đáo mang cá tính nghệ sĩ. Chẳng
hạn Tố Hữu viết:
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tơi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim…
Mỗi thời kì văn học dân tộc, các thể loại, loại hình nghệ thuật khác nhau, văn
nghệ các dân tộc khác nhau, các nhà văn khác nhau đều có cách mã hố khác nhau,
tạo thành ngôn ngữ nghệ thuật riêng trong từng trường hợp.
Hình tượng nghệ thuật vừa là sự phản ánh, nhận thức đời sống, lại vừa là một hiện
tượng kí hiệu giao tiếp. Bản chất sự phản ánh nhận thức có xu hướng tìm tịi cái
mới, phát hiện ra cái độc đáo. Từ đó diễn ra q trình thường xun đổi mới và cắt
nghĩa lại kí hiệu, sáng tạo kí hiệu mới.
Muốn hiểu hình tượng nghệ thuật, địi hỏi phải có một sự giải mã, chiếm lĩnh ngơn
ngữ nghệ thuật. Chỉ có đi vào đời sống mới tạo ra con đường làm phong phú, đổi
mới cho ngôn ngữ nghệ thuật.


4.

Hình tượng nghệ thuật là một quan hệ xã hội – thẩm mĩ


Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật là ở sự thống nhất giữa cái cá biệt, cụ thể,
cảm tính và cái chung, mà ở chỉnh thể các quan hệ xã hội – thẩm mĩ được thể hiện.
Trước hết là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với hiện tại mà nó phản ánh; thứ đến,
quan hệ của tác giả đối với cuộc sống trong tác phẩm, quan hệ tác giả với người
đọc, quan hệ hình tượng với ngơn ngữ của một nền văn hoá; cuối cùng, quan hệ của
các yếu tố của bức tranh đời sống.
Tính hình tượng nghệ thuật không thể hiện qua việc tái hiện cái cụ thể cảm tính giản
đơn, mà là thể hiện qua quan hệ chồng nén, đối xứng, nhân hố, ví von, ẩn dụ, trùng
điệp... tạo thành những phức hợp quan hệ mang nội dung khái quát. Chỉ trong quan
hệ đời sống thì chi tiết mới phơi bày ý tưởng kín đáo của nó.


5.

Tính nghệ thuật của hình tượng

Hình tượng nghệ thuật khác hình tượng phi nghệ thuật hay giả nghệ thuật ở sức
truyền cảm mạnh mẽ, sức thức tỉnh tư tưởng lớn lao, ở khả năng lôi cuốn con người
tham gia vào đời sống xã hội. Tính nghệ thuật đặc trưng bởi sự thuyết phục, chiều
sâu nhận thức, sức hấp dẫn lôi cuốn. Sức hấp dẫn là một dấu hiệu quan trọng.
Điđơrô nói với nghệ sĩ: “Trước hết anh phải làm cho tơi cảm động, kinh hồng, tê
mê, anh phải làm cho tôi sợ hãi, run rẩy, rơi lệ hay căm hờn”.
Không phải ngẫu nhiên mà ngôn ngữ nước nào cũng gọi động”. Đó là vì nó chứng
tỏ có sự phù hợp tối cao giữa hình thức phẩm chất nghệ thuật bằng các từ “sống”,
“tự nhiên”, “sinh nghệ thuật với nội dung cuộc sống ở bên trong.
Tính sinh động bắt đầu ở khả năng từ một số chi tiết hữu hình ít ỏi mà gợi lên rõ
ràng một chỉnh thể toàn vẹn.
Nhưng tính sinh động khơng chỉ là hiệu quả của việc tái hiện giản đơn mà gắn liền
với sự khêu gợi cảm xúc, khái quát tư tưởng, sự truyền đạt một cái nhìn với cuộc
đời.

Phương diện vơ cùng quan trọng của tính sinh động ở chỗ miêu tả con người, sự vật
như là nó, lại vừa khơng phải nó, vừa giống lại vừa không giống.
Nghệ thuật “hay ở chỗ vừa giống vừa khơng giống, khơng giống q thì dối đời,
giống q thì mị đời”. Nhân vật sinh động khơng bao giờ một chiều, cứng nhắc, mà
biến hố bất ngờ.
Chân lí nghệ thuật là chân lí về quan hệ, nó khơng khách quan lạnh lùng như chân lí
khách thể. Đó là chân lí làm ngạc nhiên, sững sờ, khao khát.
Nghệ thuật là sự hài phục nổi, cá biệt và khái quát, tự nhiên và nhân tạo, vật chất và
hoà trong các hỗn tạp, là cái thống nhất giữa sự mn màu. Tính nghệ thuật làm tích
cực hố khả năng cảm thụ của con người nâng họ lên hàng nghệ sĩ, khẳng định vai
trò chủ thể của con người trước thế giới.
Văn nghệ với tư cách là một hình thái ý thức xã hội thẩm mĩ. Khơng nên hiểu tính
nghệ thuật một cách cứng nhắc như là tính chặt chẽ, tính đối xứng hài hồ, cốt
truyện lơi cuốn hồi hộp, văn bóng bẩy mượt mà. Tính nghệ thuật đa dạng như bản
than nghệ thuật. Tiêu chuẩn cuối cùng của nó là sự thống nhất hồn mĩ của nội dung
và hình thức nghệ thuật, là sức gây ấn tượng mang tính tư tưởng của hiện tượng đời
sống, phản ánh được hiện thực nhiều mặt và vận động biến hố khơng ngừng.

CHƯƠNG 2: VĂN HỌC VỚI HIỆN THỰC ĐỜI SỐNG.
Văn học cũng như văn nghệ nói chung là lĩnh vực của tình cảm thẩm mĩ, nhưng vẫn
là một loại hình thái ý thức xã hội, phản ánh tồn tại xã hội. Mối quan hệ giữa văn


học với hiện thực là mối quan hệ giữa cái phản ánh và cái được phản ánh. Phản
ánh luận Mác – Lênin là cơ sở triết học để giải quyết mối quan hệ này.
Như thế có nghĩa hiện thực là nguồn gốc của nhận thức , của ý thức. Khẳng định
văn học nghệ thuật chỉ sự biểu hiện tâm lí chủ quan của các lực lượng xã hội
Bôgơđanốp vẫn duy tâm , vì đã giải thích ý thức bằng ý thức .Văn học dĩ nhiên
không tách rời với tư tưởng nhưng chính tư tưởng cũng bắt nguồn từ hiện thực . xét
đến cùng bất kì nền văn nghệ nào cũng hình thành trên một cơ sở hiện thực nhất

định . Bất kì một nghệ sĩ nào cũng thốt thai từ một mơi trường sống nào đó . Bất kì
một tác phẩm nào cũng là sự khúc xạ từ những vấn đề trong cuộc sống . Nhà văn
chọn lựa và áp dụng phương pháp sáng tạo nào đó là do thế giới quan của họ quyết
định . Nhưng sự hình thành phương pháp chung của một trào lưu văn học , xét đến
cùng , cũng là bắt nguồn từ thực tại khách quan . Tính hiện thực , do đó , là thuộc
tính tất yếu của văn nghệ . Điều này , dĩ nhiên cũng đúng cho cả những trào lưu ,
những nghệ sĩ , những tác phẩm lạc hậu , hoặc thậm chí phản động ” Phản ánh với
nhận thức
Khơng phải bất cứ trào lưu văn nghệ nào bất cứ nghệ sĩ và tác phẩm nào cũng có tác
dụng nhận thức như vậy . Nhận thức và phản ánh tuy có liên quan với nhau , nhưng
khác nhau . Nhận thức bắt nguồn từ phản ánh , nhưng không phải sự phản ánh nào
cũng có giá trị và tác dụng nhận thức , bởi vì có phản ánh đúng và phản ánh sai .
Cho nên , khi nói tính hiện thực là thuộc tính của văn nghệ , điều đó khơng hề có
nghĩa là một sự đánh giá về phẩm chất . Tác phẩm văn nghệ nào cũng có tỉnh hiện
thực , nhưng khơng phải đều có tính chân thật . Chỉ có những tác phẩm phản ánh
đúng đắn bản chất hay một vài khía cạnh bản chất của hiện thực – nghĩa là có giá trị
và tác dụng nhận thức – thì mới có tính chân thật . Tính chân thật cao độ , giá tri
nhận thức to lớn của Truyện Kiều là ở chỗ nó đã vạch ra bản chất chà đạp quyền
sống của con người trong chế độ phong kiến .
Chức năng nhận thức thể hiện ở vai trị phản ánh hiện thực của văn học. Nó có
thể đem đến cho người đọc một thế giới tri thức mênh mông về đời sống vật chất và
đời sống tinh thần của nhân loại từ xưa đến nay; về vẻ đẹp thiên nhiên ở nước mình
và trên khắp thế giới.
Mặt khác, văn học còn giúp con người nhận thức về bản thân mình. Từ bao nhiêu
thế kỉ nay, con người thường băn khoăn trước những câu hỏi lớn:
“Mình từ đâu đến ?”; “Mình sống để làm gì?”; “Vì sao đau khổ; “Làm thế nào để
sung sướng, hạnh phúc ?”… Tồn bộ văn học cổ kim, đơng tây đều thể hiện sự tìm
tịi, suy nghĩ khơng mệt mỏi của con người để giải đáp những câu hỏi đó. Ở nước ta,
văn học dân gian và các tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ nổi tiếng như Nguyễn
Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu, Hồ Chí Minh, Ngơ Tất Tố, Nam Cao,

Tố Hữu… đều cho thấy cái gì là đáng yêu, đáng ghét trong xã hội, giúp chúng ta có
khả năng phân tích, đánh giá để nhận ra chân giá trị của mỗi con người. Nguyễn Du
miêu tả những cảnh đời, những số phận bị vùi dập, khổ đau để thấy khát vọng về
quyền sống của cọn người mãnh liệt biết chừng nào. Văn học cách mạng thể hiện


quàn điểm sống chết của nhiều thế hệ sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp cứu dân, cứu
nước. Thậm chí, từ những chi tiết tưởng chừng nhỏ nhặt trong cuộc sống được nhà
ván đưa vào tác phẩm cũng giúp người đọc soi mình vào đó để sống tốt hơn. (Đi
đường, Tự khun mình, Ốm nặng – Hồ Chí Minh; Con cá chột nưa, Trăng trối –
Tố Hữu…).
I. Phản ánh với sáng tạo
Sáng tạo là kết quả của quá trình dấn thân, nhập cuộc, tích lũy, hun đúc, một tiến
trình cọ xát dữ dội. Sáng tạo khơng có nghĩa là bịa đặt. Sáng tạo nghệ thuật giống
như sáng tạo cuộc sống, cần có yếu tố thẩm mỹ, tính chân thực cao, có khả
năng tác động mạnh mẽ vào nhận thức của người đọc. Chính nỗ lực sáng tạo của
người nghệ sĩ là sức sống của thơ ca.
Bản chất của lao động nghệ thuật là sáng tạo, một sự lao động miệt mài không
ngừng nghỉ. Văn chương sẽ ra sao nếu tác phẩm này là bản sao của tác phẩm kia?
Nếu mỗi người nghệ sĩ đều bằng lịng với những điều có sẵn? Câu chữ mòn sáo, lời
văn đơn điệu, quen nhàm? Ấy là cái chết của nghệ thuật, cái chết của người nghệ sĩ
trong mỗi nhà văn.
Nếu khơng có sự góc nhìn khác, suy nghĩ khác, khơng sáng tạo trong cách xây dựng
cốt truyện, cuộc đời, số phận, tính cách nhân vật, thì các nhân vật như lão Hạc, Chí
Phèo, Bá Kiến,… trong tác phẩm của Nam Cao cũng sẽ bị thời gian phủ lấp, bởi nó
na ná các nhân vật khác, khơng để lại ấn tượng gì. Nếu khơng có tấm lịng nhân đạo
cao cả, có cái nhìn thấu suốt cuộc đời và nếu thiếu bản lĩnh Văn chương thì có lẽ
Nguyễn Du đã để cho nhân vật Thúy Kiều dẫm vào vết xe đỗ của các “yêu cơ” từng
có trước đó rồi.
Khơng đi theo con đường sáng tạo, nhà thơ sẽ chỉ cịn lại một mình giữa sự thờ ơ,

quên lãng của người đọc. Như thế, cuộc đời cầm bút của người nghệ sĩ trở nên vô
nghĩa. Bởi “điều cịn lại đối với mỗi nhà văn chính là cái giọng nói riêng của mình”.
u cầu về sáng tạo ấy gợi nhắc trong lịng người đọc nỗi nhớ khơn ngi về những
nhà thơ đã dành trọn cuộc đời mình cho văn chương, nghệ thuật.
Văn học là một trong những hình thái nghệ thuật phản ánh đời sống. Nếu các nhà
khoa học lấy mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu là nhằm đạt tới chân lý khách
quan biểu thị qua những định lý, định luật mang tính khn mẫu, là nguyên tắc
chung… thì các nhà văn lại phải tìm trong hiện thực cuộc sống bộn bề những vấn đề
cá biệt mang tính bản chất và phản ánh vào trong tác phẩm thơng qua những hình
thức nghệ thuật riêng với quan điểm của riêng mình.
Điển hình cung ốn ngâm Cung ốn ngâm khúc là một trong những tuyệt tác trong
văn học Việt Nam trung đại bởi ngoài nội dung trăn trở về thân phận của những
người cung phi nói riêng và phận đàn bà nói chung, tác phẩm này cịn thể hiện sự
kỳ tài diệu bút của thi nhân.


Chinh phụ ngâm
Sự lạnh lẽo và nỗi cô đơn bủa vây của người chinh phụ
Những gắng gượng để thoát khỏi nỗi cô đơn của người chinh phụ
Niềm khát khao niềm hạnh phúc lứa đôi của người chinh phụ
II. Phản ánh và tác động


-Về phương diện xã hội, con người trong văn nghệ được phản ánh như những hiện
tượng tiêu biểu cho mối quan hệ xã hội nhất định. Về mặt này, văn nghệ nhận thức
con người như những tính cách, Đó là những con người sống, cá thể, cảm tính
nhưng lại thể hiện rõ nét những phẩm chất có ý nghĩa xã hội, đại diện cho một giai
cấp, một tầng lớp, một dân tộc...
- Về phương diện đạo đức, tính cách mà văn nghệ nắm bắt không trừu tượng: Văn
học khám phá ý nghĩa đạo đức trong các tình huống éo le, phức tạp nhất, trong

những trường hợp khơng thể nhìn thấy một cách giản đơn, bề ngồi. Về phương
diện chính trị, văn học miêu tả con người trong đời sống chính trị không phải mang
bản chất giai cấp trừu tượng mà như những tính cách cụ thể è Làm sống lại đời sống
chính trị cũng như làm sống lại cuộc sống của con người trong những cơn bão táp
chính trị
Với Thúy Kiều, Nguyễn Du khắc họa hình tượng Kiều với nhan sắc tươi thắm, rực
rỡ của một tuyệt thế giai nhân. Vẻ đẹp ấy tuy phải khiến cho “hoa ghen, liễu hờn”,
làm “nghiêng nước nghiêng thành” nhưng những tàn phá khốc liệt của cuộc đời và
năm tháng vẫn không thể làm phai nhạt. Trong quan niệm của xã hội phong kiến
vốn coi thường phụ nữ. Nếu có thì xã hội ấy cũng chỉ ghi nhận ở sắc đẹp và đức
hạnh. Còn với Nguyễn Du, ông đã đề cao, ca ngợi Thúy Kiều là người có vẻ đẹp
tồn diện: từ sắc đẹp đến tài năng bẩm sinh, điêu luyện và tình cảm, tâm hồn.
Nguyễn Du ca ngợi những tài hoa nghệ thuật của Kiều: thơ phú,họa, hồ cầm và đặc
biệt là tự soạn riêng cho mình khúc nhạc “Bạc mệnh”, ơng đã đề cao cái nhạy bén,
phong phú, sâu sắc trong tình cảm và tâm hồn Thúy Kiều. Thúy Kiều đẹp là thế,
nàng như chiếc nam châm hút vào mình bao điều hay, người tốt nhưng cũng có cả
những cái xấu xa trên suốt chặng đường đời mười lăm năm đầy gió bụi, trn
chun. Ấy chính là tiếng khóc thương cảm, cảm thông cho những con người tài
hoa bạc mệnh

Chương 3: Ý THỨC XÃ HỘI TRONG VĂN HỌC
I.Văn học với các hình thái ý thức khác trong xã hội


1. Văn

học với triết học:

Từ xa xưa, khi trình độ tư duy của con người cịn đang thấp kém thì đời
sống tinh thần của con người có hiện tượng “văn triết bất phân”. Ở phương Tây,

trước đây, triết học được xem là khoa học của mọi khoa học. Nghĩa là nó bao gồm
tồn bộ sự hiểu biết của con người về thế giới, nó thay thế cho tồn bộ các khoa
học. Nhưng dần dần nó nhờ sự tiến bộ của tri thức cụ thể của con người dẫn tới có
sự phân ngành khoa học thì triết học khơng cịn là khoa học của mọi khoa học. Nó
trở thành khoa học độc lập.
Tuy vậy, ngay cả khi triết học trở thành một khoa học độc lập và văn chương
trở thành một loại hình nghệ thuật độc lập thì giữa chúng vẫn tồn tại một quan hệ
khăng khít. Triết học và văn chương là những hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc
thượng tầng do cơ sở kinh tế quyết định. Marx : “Triết học khơng đứng ngồi thế
giới” Bởi vì “các nhà triết học không phải mọc từ dưới đất lên như nấm, họ là con
đẻ của thời đại họ, cả nhân dân nước họ, và những tinh hoa tốt đẹp nhất, q báu
nhất và khó trơng thấy nhất của thời đại và của nhân dân nước họ, đều thể hiện
trong tư tưởng triết học. Cái tinh thần đã xây dựng nên các hệ thống triết học trong
bộ óc những nhà triết học, cũng là cái tinh thần đã xây dựng đường sắt với những
bàn tay công nhân”.
Cũng như văn chương, triết học là hình thái ý thức xã hội nhằm mục đích
nhận thức thế giới, nhận thức, khám phá chân lí cuộc sống để cải tạo thế giới, cải
tạo cuộc sống. Triết học chẳng qua là hệ thống tri thức chung nhất của con người về
thế giới. Mặt khác, tác phẩm văn chương xuất sắc, đạt được tầm nhận thức và phản
ảnh sâu sắc, có ý nghĩa khái quát cao về những vấn đề lớn, vấn đề chung của xã hội
thì cũng có nghĩa đạt được những kết luận mang tính triết học, là những tư tưởng
triết học. Tác phẩm văn chương chẳng qua là sự thể hiện qua một cơ cấu hình tượng
nghệ thuật những quan điểm, quan niệm của nghệ sĩ về cuộc sống. Những quan
điểm, quan niệm của nhà văn đó là những kết luận triết học. Nói đến triết học là nói
đến thế giới quan và nhân sinh quan, tức là nói đến ý thức tư tưởng. Nói đến văn
chương là nói đến nghệ thuật miêu tả, phản ánh. Quan hệ giữa triết học và văn
chương nghệ thuật là quan hệ giữa ý thức tư tưởng với nghệ thuật miêu tả, phản
ánh. Nói đến triết học là nói đến vấn đề lí trí, nói đến nghệ thuật là nói đến vấn đề
tình cảm. Tình cảm và lí trí là nhất trí. Lê Duẩn nói: “thường thường triết học giải
quyết vấn đề lí trí, nghệ thuật xây dựng tình cảm, cả hai đều phải nhất trí với nhau”.

Triết học cung cấp cho văn chương lối nhìn cách nghĩ, cách rút ra những kết
luận về hiện tượng và sự vật. Văn chương bằng tình cảm nêu lên được những vấn
đề cuộc sống, con người, những mối quan hệ giữa người và người, giữa người với
tự nhiên và văn chương đạt được tầm triết học. Những tư tưởng triết học thường có
ý nghĩa chỉ đường cho văn chương, làm cơ sở tư tưởng cho văn chương, làm chỗ
dựa tinh thần cho văn chương. Triết học Mác – Lênin là một khoa học chân chính
đã thực sự soi đườngcho văn chương nghệ thuật. Các nghệ sĩ hiện thức xã hội chủ
nghĩa được chủ nghĩa Mác – Lênin vũ trang cho nhận thức khách quan, chính xác


các quy luật phát triển của thế giới. Những quy luật này giúp họ chẳng những chỉ
đường hướng đi mà cịn giúp họ vạch ra đúng đắn những gì quan trọng nhất, chủ
yếu nhất trong quá trình phát triển của thế giới, và chỉ giúp họ xử lí một cách đúng
đắn những sự kiện những hiện tượng phức tạp trong đời sống. Triết học Mác –
Lênin được các nghệ sĩ hiện thực xã hội chủ nghĩa coi như là một vũ khí tư duy và
tư tưởng. Với triết học Mác – Lênin, phương pháp nghệ thuật hiện thực xã hội chủ
nghĩa đã đánh dấu một bước ngoặt, một sự thay đổi về chất trong phương pháp nghệ
thuật.
Triết học và văn chương gần gũi và ảnh hưởng lẫn nhau như vậy. Nhưng triết
học là một khoa học, còn văn chương là một nghệ thuật. Những tác phẩm văn
chương dù có tầm khái quát cao về cuộc sống đến đâu cũng chỉ đạt đến tầm nhận
thức có tính chất triết học, chứ bản thân nó khơng phải và khơng thể trở thành tác
phẩm triết học với tư cách là một khoa học. Ngược lại, các tác phẩm triết học dù
viết có sinh động đến đâu cũng không trở thành một tác phẩm văn chương với tư
cách là một nghệ thuật được. Sự khác nhau giữa triết học văn chương nghệ thuật là
ở phương pháp khái quát chân lí cuộc sống và ở phương thức nhận thức và biểu
hiện cuộc sống. Triết học dùng tư duy logic để nhận thức, nghiên cứu các hiện
tượng đời sống và khái quát lại thành những quy luật, khái niệm. Văn chương
nghiên cứu cuộc sống cũng đạt tới những nhận thức khái quát về hiện tượng cuộc
sống, nhưng văn chương thể hiện nó dưới những hình tượng sinh động. Phương

pháp biểu hiện của văn chương là phương pháp hình tượng hóa, điển hình hóa. Hình
thức của nghệ thuật là “hình thức hình tượng” , ở nghệ thuật điển hình tồn tại trong
cái cá biệt. Phương pháp biểu hiện trong triết học là phương pháp trừu tượng hóa,
khái quát hóa. Mọi hiện tượng ngẫu nhiên, cá biệt đều bị loại bỏ.
Có thể nói, quan hệ giữa triết học và văn chương là quan hệ giữa ý thức tư tưởng
(đã được quy lại thành thế giới quan, nhân sinh quan) với nghệ thuật miêu tả, phản
ánh.


2.Văn học với chính trị:
Trong mối liên hệ giữa các hình thái ý thức xã hội thì chính trị và văn học có
quan hệ nhiều từng bậc và trực tiếp nhất. Chính trị khơng chỉ là hình thái ý thức mà
còn là các thể chế, tổ chức tương ứng. Đã gồm các quan hệ giữa các giai cấp, tổ
chức nhà nước, đồn thể, phe nhóm, luật pháp, đấu tranh giữa các lực lượng xã hội
khác nhau, giữa các dân tộc, quốc gia. Chính trị gắn chặt với kinh tế, là “biểu hiện
tập trung của kinh tế” (Lênin). Chính trị tác động trực tiếp đến đời sống của mọi
người từ trẻ đến già, đời sống, người chết vì nó liên quan đến quyền con người từ ăn
ở, lao động, học tập, nghỉ ngơi đến tự do suy nghĩ, sáng tạo, bày tỏ thái độ tư tưởng
trước mọi vấn đề nhân sinh, thế sự, quá khứ, hiện tại, tương lai… Chính trị có loại
tiến bộ, tốt đẹp, cũng có loại phản động, lạc hậu, xấu xa. Chính trị ln vận động,
đổi thay. Nó có thể tạo ra thái bình, thịnh trị, no ấm, yên vui, hạnh phúc,…cũng có
thể gây chiến tranh, loạn lạc, đói rét,… Chính trị tác động đến tồn bộ đời sống
không chỉ hiện tại mà cả tương lai, không chỉ với con người mà cả môi trường tự
nhiên và xã hội.
Văn học ln tìm kiếm cái để để vui sướng, say mê, ca ngợi, nuôi dưỡng và
phát triển. Từ đó, nó phát hiện vạch trần cái sai, cái xấu để lên án, chỉ trích, phủ
nhận. Văn học có nhiệm vụ nhân đạo hóa đời sống, làm cho tinh thần con người
ngày càng lớn lên tốt đẹp. Vì thế văn học chân chính ln dễ dàng gặp gỡ tư tưởng
chính trị tiến bộ trong sự nghiệp giải phóng con người, “phó chính trừ tà” (Hồ Chí
Minh). Là trợ thủ đắc lực cho chính trị tiến bộ và hạnh phúc nhân dân. Do đó văn

học mang phẩm chất nhân đạo lại thường dễ va chạm mâu thuẫn với chính trị bảo
thủ phản động.
Văn học chỉ chứa đựng một phần nào đó của ý thức chính trị qua cảm xúc
thẩm mỹ, nhiệt hứng yêu ghét. Có những trường hợp văn học trực tiếp tuyên truyền
chính trị, lấy tư tưởng chính trị làm nội dung chủ yếu như văn thơ cách mạng, yêu
nước trong nhà tù đế quốc thời kỳ nước ta còn bị nơ lệ. Đó là loại văn học có tính
đặc thù, có thể gọi là văn học chính trị mang giá trị riêng không thể xem nhẹ, coi
thường trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc.
Với tính độc lập tương đối của nó, văn học có tác động trở lại chính trị đúng
theo hướng này, khi theo hướng khác. Chính trị thường xun u cầu văn nghệ
phục vụ nó như một vũ khí trong đấu tranh xã hội . Nhưng văn học lại đối lập với
chính trị khi mà lý tưởng thẩm mĩ của nó mâu thuẫn với lý tưởng chính trị, với thực
trạng vơ nhân đạo của đời sống trong sự chi phối của một hồn cảnh chính trị nào
đó. Và khi đó văn nghệ có hại cho chính trị của giai cấp thống trị và thứ văn nghệ
ấy lại có lợi cho một lực lượng chính trị khác. Trong đấu tranh giai cấp, khơng có
chính trị và văn nghệ trung lập. Khi văn nghệ tỏ ra có hại cho chính trị thì chính trị
thường vơ hiệu hóa hoặc đàn áp văn nghệ bằng bàn tay sắt hay bàn tay nhung của
nó. Từ xưa đến nay đều vậy. Ví dụ khi tman vì tư duy, tư tưởng tiến bộ mà bị
đuổi khỏi tòa soạn báo Đại Bàng Brúclin năm 1848 và bị Bộ trưởng Griêm Háclơn
cách chức ra khỏi Bộ Nội vụ hợp chủng Quốc Hoa Kỳ vì tập thơ “Lá cỏ” của ông.


Khơng ít các nhà thơ u nước cách mạng ở nước ta như Phan bội Châu, Ngô Đức
Kế, Huỳnh Thúc Kháng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,.. đã bị chính quyền thực dân,
phong kiến giam hãm, tù đày. Tất nhiên cũng có sự mâu thuẫn đối kháng giữa ý
thức chính trị tiến bộ và văn học lạc hậu phản động.





Tóm lại ngồi sự khác nhau về hình thái và cách biểu hiện, văn học về
chính trị khơng đối lập nhau về bản chất xã hội. Văn học và chính trị
có những gặp gỡ, giao thoa khi tham gia vào đấu tranh xã hội, bộc lộ lý
tưởng xã hội thẩm mỹ hoặc ngược lại. Khi phản ánh, suy ngẫm, bàn
luận về đời sống, số phận con người văn học bao giờ cũng chịu ảnh
hưởng về một quan điểm, một thái độ chính trị nhất định. Trong xã hội
có giai cấp và đấu tranh giai cấp khơng có văn học ở ngồi chính trị.
Hồ Chí Minh viết: “Nghệ thuật cũng như mọi hoạt động khác khơng
thể đứng ngồi mà phải ở trong kinh tế và chính trị.”



2.Văn học với đạo đức:
Là một hình thái ý thức xã hội, đạo đức như một định chế xã hội có chức năng
điều chỉnh hành vi con người trong mọi lĩnh vực đời sống của nó. Đạo đức hình
thành một cách tự phát trong lịch sử loài người từ ý thức của đại đa số nhân dân vì
sự cần thiết, nhu cầu, lợi ích chung của xã hội và được cộng đồng thừa nhận như
những quy tắc, bổn phận trong ứng xử của cá nhân gần với lương tâm, nghĩa vụ,
phẩm cách, trách nhiệm. Nó được củng cố bằng những tấm gương nhân cách, bằng
thói quen, phong tục hay dư luận xã hội. Ý thức đạo đức phản ánh những quan hệ
người ở các dạng quan niệm, những tiêu chuẩn, nguyên tắc về Thiện-ác, tốt – xấu,
công bằng – bất cơng,…
Đạo đức và văn học có mối liên hệ nội tại, cũng có bản chất ý thức về những
nguyên tắc, tiêu chuẩn, giá trị tinh thần trong quan hệ giữa người với người. Phản
ánh, suy ngẫm về đời sống con người, văn học xưa nay đều đụng chạm đến các vấn
đề đạo đức, cái thiện, cái ác và những tác động của nó cùng các quan hệ ứng xử
cộng đồng. Những khái niệm đạo đức mang tính trừu tượng thường được cụ thể
hóa, sinh động hóa trong hình tượng văn học. Ý thức đạo đức thường được truyền
tải trong văn nghệ. Lý tưởng xã hội thẩm mỹ so sánh văn học trong q trình sáng
tác, tiếp nhận, ln gắn bó với lý tưởng đạo đức. Cái đẹp gắn với cái thiện, với lòng

nhân ái, đức hi sinh vị tha, đối lập với cái xấu, cái ác, cái vô luân… Trong chức
năng giáo dục của mình, văn học rất quan tâm đến giáo dục đạo đức. Ca dao,
tục ngữ chứa rất nhiều bài học đạo đức, “ăn trông nồi ngồi trông hướng”, “ăn quả
nhớ kẻ trồng cây”,… Truyện Trầu cau là giáo dục tình nghĩa thủy chung anh em, vợ
chồng; Cây khế là bài học về lịng vị tha và thói tham lam; Nhị thập tứ hiếu là tuyên
truyền chữ hiếu theo quan niệm đạo đức phong kiến. Bất khuất là ca ngợi khí tiết và
đạo đức của những người yêu nước, cách mạng và cộng sản chân chính. Đạo đức
nhờ văn nghệ mà thấm sâu vào lòng người. Văn nghệ đích thực ln hàm chứa đạo
đức tiến bộ và trường tồn cùng đời sống.


3.Văn học với tơn giáo:
Giáo trình Triết học Mác – Lênin, phần trình bày về hình thái kinh tế xã hội có
định nghĩa: “Kiến trúc thượng tầng là tồn bộ những quan điểm chính trị, pháp
quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật… cùng với những thiết chế xã hội
tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đồn thể xã hội… được hình
thành trên cơ sở hạ tầng nhất định”. Trong đó mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng
như chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tơn giáo, nghệ thuật… có đặc điểm
riêng, có quy luật vận động phát triển riêng nhưng “khơng có hình thái ý thức xã hội
nào tồn tại độc lập tuyệt đối như trong chân không” chúng liên hệ với nhau, tác
động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng. Văn học nằm trong nghệ
thuật nói chung. Như vậy, mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học là mối quan hệ
ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau của hai hình thái ý thức thuộc kiến trúc
thượng tầng trong cấu trúc của một xã hội.
Ngày nay, càng ngày chúng ta càng không thể phủ nhận được vai trò cực kỳ to
lớn của tâm linh (niềm tin, tín ngưỡng, tơn giáo) đối với đời sống con người. Là một
mặt quan trọng của đời sống tinh thần, sự tồn tại của tôn giáo với các yếu tố của nó
trong hiện thực cuộc sống con người là khơng thể phủ nhận được.
Hơn nữa, một trong những đặc trưng của văn học là phản ánh hiện thực, tất nhiên
nó không phải sự mô phỏng, minh hoạ hiện thực một cách hời hợt, dễ dãi. Vì vậy sự

hiện diện của tôn giáo như một mảng của hiện thực đời sống con người vào trong
tác phẩm văn học cũng là một thực tế, một sự tất yếu.
Phương Lựu trong phần viết về Thi học so sánh có đưa ra một nhận xét rất xác đáng
về mối quan hệ này trên cơ sở đối sánh với mối quan hệ giữa triết học, đạo đức với
văn học: “Đạo đức, nhất là triết học tác động mạnh mẽ đến nghệ thuật nhưng tôn
giáo lại gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật theo một ý nghĩa khác. Triết học dù sâu sắc
bao nhiêu, đạo đức dù có cao cả đến đâu, cũng là nhằm giải thích thế giới hoặc
hướng đạo cuộc sống thực tế. Cịn tôn giáo bao giờ cũng hướng về một thế giới
khác, cho nên nó dễ bắt gặp tính chất lí tưởng vươn lên trên thực tế của nghệ
thuật… Tôn giáo tác động đến văn học, và từ đó đến thi học, là vì cả hai, trên một ý
nghĩa nào đó, đều là siêu thực” Theo tác giả, cái chất keo khiến tơn giáo và nghệ
thuật gắn bó chặt chẽ là tính siêu thực, lý tưởng trong thế giới hình tượng mà văn
học và tơn giáo xây dựng lên.
Có thể nói, mối quan hệ giữa tôn giáo và văn học là một mối quan hệ gắn bó lâu bền
và đã được kiểm nghiệm qua thời gian. Các tư tưởng, giáo lý tôn giáo bên cạnh các
phương thức tồn tại thông thường như nghi thức, niềm tin hoặc kiến trúc, điêu
khắc…cịn mượn hình thức biểu hiện bằng chính ngơn ngữ, hình tượng văn học để
tồn tại, lưu truyền. Do đó, khơng phải ngẫu nhiên mà Kinh Thánh, Kinh Coran,
Kinh Veda, những cuốn sách ghi triết lý nhà Phật, những lời dạy của Khổng tử,
Mạnh tử, những trước tác của Lão – Trang… ở một góc độ nào đó được xem là
những sáng tạo nghệ thuật đích thực, khơng chỉ trong thời kỳ văn – sử - triết bất
phân mà cả trong thời kỳ hiện đại. Về phần mình, văn học cũng tìm thấy ở tôn giáo


một nguồn mạch vô tận về đề tài, chủ đề, cảm hứng, hình ảnh, motif, nhân vật, cốt
truyện…Có thể nói “tơn giáo đã góp phần tạo nên nhiều kỳ tích trong nghệ thuật”.
Hai xu hướng chính trong các tác phẩm văn học ghi đậm dấu ấn tôn giáo là: Xu
hướng thứ nhất, các nhà văn dùng những tư tưởng sâu sắc, đầy nhân bản, hướng
thiện và mang đậm ý niệm triết học của tôn giáo để soi sáng thế tục và ngược lại, xu
hướng thứ hai là các nhà văn đem thế tục để soi vào tôn giáo. Song, tác phẩm văn

học nếu chỉ dừng lại ở minh hoạ hay truyền bá nội dung tư tưởng tơn giáo thì khó
có thể trở thành kiệt tác. Ở những tác phẩm lớn có dấu vết tơn giáo, thường thấy tơn
giáo đóng vai trị như một chất liệu nghệ thuật, có những chức năng nghệ thuật
riêng nhưng quan trọng nhất là nó giúp khám phá đời sống, tâm hồn con người ở
chiều sâu mới. Tất nhiên ở mỗi một thời đại, mỗi một dân tộc mối quan hệ tơn giáo
– văn học có những quy luật riêng phù hợp với đặc điểm lịch sử, xã hội của dân tộc
và của thời đại đó. “Trong buổi sơ khai của lịch sử, thần thoại chính là tơn giáo của
người Hy Lạp ”, nói khác đi ở thời kỳ trình độ nhận thức cịn thấp và tư duy của con
người cịn mang tính chất ngun hợp, tơn giáo và văn học lẫn vào nhau. Khi trình
độ nhận thức và tư duy của con người được nâng cao, văn học viết ra đời và phát
triển, tôn giáo và văn học, cái này không phải là cái kia và ngược lại bởi chúng đã
quan hệ với nhau theo những quy luật mới phù hợp hơn nhưng không kém gắn
bó.Trong số các nền văn học trên thế giới, có khơng ít các nền văn học có quan hệ
cực kỳ mật thiết với tôn giáo, chẳng hạn như văn học Ấn Độ, văn học Trung Quốc,
văn học Nga… Với văn học Ấn Độ “gần như toàn bộ các tác phẩm văn học Ấn Độ
(…) đều liên quan tới đề tài tơn giáo” và “q trình sáng tạo nghệ thuật của người
nghệ sĩ Ấn Độ cũng được nhìn nhận như một nỗ lực tôn giáo”. Nhận xét về một
trong những đặc điểm nổi bật của văn học Nga thế kỷ XIX, nhà triết học tôn giáo
Nga N.L. Berdyaev (1874-1948) đã viết: “Trong văn học Nga, ở các nhà văn Nga vĩ
đại, các motip và đề tài tơn giáo có tác động mạnh mẽ hơn bất kỳ nền văn học nào.
Toàn bộ nền văn học thế kỷ XIX của chúng ta bị hành hạ bởi đề tài Kitơ giáo, nó
ln kiếm tìm sự cứu rỗi, sự giải thoát khỏi cái ác, niềm khổ đau, nỗi sợ hãi trong
cuộc sống của cá nhân con người, của dân tộc và của thế giới. Tư tưởng tôn giáo
nhức nhối trong những tác phẩm lớn của nó”. Có thể nói, những biểu hiện của
phong cách tơn giáo hố thơng qua các yếu tố tơn giáo trong văn học là vơ cùng
phong phú, đa dạng, thậm chí khá phức tạp. Tuy vậy, dựa vào tính phổ biến, chúng
ta có thể tìm hiểu những sự ảnh hưởng của tôn giáo trong văn học ở các cấp độ như:
Đề tài tơn giáo; Hình tượng và chi tiết tơn giáo; Môtip tôn giáo; Cảm quan và tư
tưởng tôn giáo…Nguyễn Du không dưới một lần truyền bá và tin vào thuyết luân
hồi của đạo Phật ở Văn tế thập loại chúng sinh hay truyện Kiều. Trừ tính phản khoa

học, sự mê hoặc con người và màu sắc phản động cho các hoạt động chính trị ủng
hộ các thế lực áp bức, đè nén nhân dân thì tơn giáo vẫn thường gặp văn học ở tình
thương, sự an ủi con người đau khổ. Chủ nghĩa nhân văn tôn giáo cũng là một
nguồn cảm hứng của văn , đồng cảm với con người nhân đạo trong văn chương.


×