Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐẶC điểm lâm SÀNG và CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG của BỆNH NHÂN mụn TRỨNG cá tại BỆNH VIỆN DA LIỄU THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.14 KB, 8 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG  
CỦA BỆNH NHÂN MỤN TRỨNG CÁ TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU  
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Nguyễn Thị Hồng Nhung*, Lê Ngọc Diệp* 

TĨM TẮT 
Đặt  vấn  đề:  Mụn  trứng  cá  là  bệnh  lý  thường  gặp.  Khơng  đe  dọa  đến  tính  mạng  cũng  như  khơng  ảnh 
hưởng nhiều về mặt thể chất, nhưng có thể gây ra những vấn đề về tâm lý – xã hội nghiêm trọng. Nghiên cứu 
này nhằm mục đích mơ tả đặc điểm lâm sàng và xác định chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá đến 
khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh. 
Phương  pháp: nghiên cứu cắt ngang. Khảo sát 389 trường hợp bệnh nhân trên 15 tuổi được chẩn đốn 
mụn trứng cá trong thời gian từ 11/2012 đến 06/2013. 
Kết quả:Tổng cộng có 389 bệnh nhân tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 22,9 ± 4,7 tuổi (dao 
động từ 16‐44 tuổi). Mụn trứng cá thường gặp ở lứa tuổi từ 20‐24 tuổi (47,6%) và thường khởi phát ở độ 
tuổi từ 15‐19 tuổi (55,8%).Dạng lâm sàng thường gặp là mụn trứng cá nhân và sẩn‐mụn mủ, chiếm 49,4% 
và  37%.  Phân  bố  mụn  trên  cơ  thể  thường  gặp  nhất  là  ở  mặt  100%,  tiếp  đến  là  ngực  và  lưng  (61,2%  và 
65,6%). Phân bố mụn trên vùng mặt tập trung nhiều nhất tại má, mũi và trán lần lượt chiếm tỉ lệ 99,5%, 
98,7% và 97,9%. Phân loại: mức độ trung bình chiếm 62,5%, mức độ nhẹ chiếm 27,8%, mức độ nặng chiếm 
9,7%  và  khơng  có  trường  hợp  nào  rất  nặng.  Tổng  điểm  chất  lượng  cuộc  sống  (CLCS)  trung  bình  theo 
Dermatology Life Quality Index (DLQI): 12,95 ± 5,4 điểm (dao động từ  1‐26 điểm). Có sự  khác biệt có ý 
nghĩa thống kê (p<0,05) giữa 2 nhóm bệnh nhân có tổng điểm CLCS ≤10 điểm và nhóm >10 điểm khi đề cập 
đến các yếu tố giới tính, độ tuổi, thời gian mắc bệnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp và di chứng mụn. Có 
mối  tương  quan  yếu  (R=0,209,  p<0,001)  giữa  tổng  điểm  CLCS  và  điểm  độ  nặng  của  mụn  theo  phương 
trình: Tổng điểm chất lượng cuộc sống = 8,671 + 0,19 x (điểm độ nặng). 
Kết  luận: Mụn trứng cá là bệnh lý da thường gặp. 90,3% bệnh nhân thuộc nhóm mụn trứng cá nhẹ và 
trung bình với sang thương đa dạng và tỉ lệ biến chứng sẹo cao (65%). Mụn trứng cá có ảnh hưởng nhiều đến 
CLCS của bệnh nhân. Các yếu tố liên quan đến CLCS bệnh nhân mụn: giới tính, độ tuổi, thời gian mắc bệnh, 


trình độ học vấn, nghề nghiệp, di chứng mụn và điểm độ nặng của mụn. 
Từ khóa: mụn trứng cá, đặc điểm lâm sàng của mụn trứng cá, chất lượng cuộc sống. 

ABSTRACT 
CLINICAL CHARACTERISTICS OF ACNE AND QUALITY OF LIFE IN ACNE PATIENTS  
IN HOSPITAL OF DERMATO‐VENEREOLOLY IN HO CHI MINH CITY 
Nguyen Thi Hong Nhung, Le NgocDiep 
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 1 ‐ 2014: 89 ‐ 96 
Background:  Acne  is  the  most  common  skin  disease.  While  neither  life  threatening  nor  physically 
debilitating,  acne  can  severely  affect  social  and  psychological  functioning.  The  present  study  aims  to  study 
Clinical Characteristics of Acne and Quality of Life in Acne Patientsexaminedin hospital of Dermato‐Venereololy 
in HCMC. 
* Bộ mơn Da Liễu Đại Học Y Dược Tp Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS. BS. Lê Ngọc Diệp   ĐT: 0938106969 

Da Liễu

 Email:  

89


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Method:  Descriptive  and  analysis  cross‐sectional  study  of  389  acne  patients  over  15  years  old  who  were 
examined in hospital of Dermato‐Venereololy in HCMC from 11/2012 to 06/2013. 
Results: Three hundred and eighty nine patients participated, the mean age was 22.9 ± 4.7 years old (range 
16‐44). The majority of patients was in 20‐24 years old group (47.6%) and often suffered from their acne since 

15‐19  years  old  (55.8%).  Come  done  and  papulopustule  acne  were  found  in  49.4%  and  37%  of  cases, 
respectively. The often sites for acne lesions were on face (100%), back (65.6%) and chest (61.2%). On the face, 
acne lesions were often seen at cheek, nose and forehead (99.5%, 98.7% and 97.9%, respectively). 62.5% of cases 
were moderate in severity, 27.8% were mild, 9.7% were severe and no case was very severe. The mean score of 
Dermatology Life Quality Index (DLQI) was 12.95 ± 5.4 (range 1‐26). There was a significant difference between 
two DLQI categories (≤10 and >10) regarding to sex, age, duration of having acne, education level, occupation 
and complications of acne The DLQI was weakly correlated with GAGS scores in patients with various severity 
(R= 0.209, p < 0.001) with regression equation: total score of life quality = 8.671 + 0.19 x (score of severity of 
acne). 
Conclusion: Acne is the most common skin disease. 90.3% of cases were moderate and mild in severity with 
various lesions. 65% of cases had complications of acne. Acne affected significantly quality of life. Our results 
found thatthe quality of life in acne patients associated with sex, age, duration of having acne, education level, 
occupation, complications of acne and GAGS scores. 
Keywords: acne, clinical characteristics of acne, quality of life. 

Đặt vấn đề 

Mục tiêu nghiên cứu 

Mụn trứng cá thường khơng ảnh hưởng lớn 
đến sức khỏe, khơng nguy hiểm đến tính mạng 
nhưngảnh  hưởng  nhiều  đến  thẩm  mỹ,  tâm  lý 
người  bệnh.  Theo  Mallon  và  cs,  mụn  trứng  cá 
ảnh  hưởng  nhiều  đến  cảm  xúc  và  giao  tiếp  xã 
hội  của  thanh  thiếu  niên  hơn  so  với  động  kinh 
hay  hen  suyễn(5).  Tổn  thương  tâm  lý  kéo  dài 
khiến cho cuộc sống cá nhân, gia đình, các mối 
quan hệ xã hội bị ảnh hưởng, hiệu quả cơng việc 
hoặc  học  tập  bị  giảm  sút.  Chính  vì  vậy,  mụn 
trứng cá là một trong những bệnh da ảnh hưởng 

lớn đến CLCS của người bệnh, trên thế giới cũng 
có  những  nghiên  cứu  về  ảnh  hưởng  của  mụn 
trứng cá đến CLCS người bệnh(5). 

Mục tiêu tổng quát 
Xác định đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên 
quan và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị 
mụn trứng cá đến khám và điều trị tại Bệnh viện 
Da  Liễu  TP.HCM  từ  tháng  11/2012  đến  tháng 
06/2013. 

Trong  điều  kiện  một  nước  đang  phát  triển 
như Việt Nam, những nghiên cứu về mụn trứng 
cá và đặc biệt là về ảnh hưởng của mụn trứng cá 
đến CLCS người bệnh cịn hạn chế. Xuất phát từ 
thực tế đó, chúng tơi thực hiện đề tài “Đặc điểm 
lâm  sàng  và  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh 
nhân mụn trứng cá tại Bệnh viện Da Liễu thành 
phố Hồ Chí Minh”, nhằm cung cấp các dữ liệu 
khoa học về đặc điểm lâm sàng, CLCS và một số 
yếu tố liên quan ở bệnh nhân mụn trứng cá.  

90

Mục tiêu chun biệt 
Mơ tả đặc điểm lâm sàng của mụn trứng cá 
ở bệnh nhân đến khám và điều trị tại Bệnh viện 
Da Liễu TP.HCM. 
Xác  định  chất  lượng  cuộc  sống  của  bệnh 
nhân  mụn  trứng  cá  tại  Bệnh  viện  Da  Liễu 

TP.HCM  bằng  bảng  câu  hỏi  đánh  giá  chất 
lượng cuộc sống DLQI (The Dermatology Life 
Quality Index). 
Khảo  sát  một  số  yếu  tố  liên  quan  đến  chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn trứng cá. 

ĐỐI    TƯỢNG  –  PHƯƠNG    PHÁP    NGHIÊN  
CỨU 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang. 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
Đối tượng nghiên cứu 
Dân số mục tiêu 
Bệnh nhân bị mụn trứng cá. 
Dân số chọn mẫu 
Bệnh  nhân  bị  mụn  trứng  cá  đến  khám  và 
điều  trị  tại  Bệnh  viện  Da  Liễu  TP.HCM  trong 
khoảng thời gian từ 01/11/2012 đến 30/06/2013.  

Cỡ mẫu 
Cơng thức tính cỡ mẫu: 
n = 

 

Trong đó: Z(1 – α/2) là phân vị của phân phối 

bình  thường  tại  1  –  α/2.  Với  độ  tin  cậy  1  ‐  α  là 
95% thì α = 0,05 và Z(1 – α/2) = Z0,975 = 1,96. 
p  là  tỉ  lệ  dự  kiến  của  một  đặc  điểm  lâm 
sàng của mụn, chọn p = 0,5 (để có được cỡ mẫu 
lớn nhất). 
d: sai số cho phép, được chọn là 0,05. 
n: là cỡ mẫu tối thiểu cần thiết để nghiên cứu 
có ý nghĩa thống kê. 
Với cơng thức trên, cỡ mẫu được tính là 384 
bệnh nhân. 

Tiêu chuẩn chọn bệnh 
Bệnh  nhân  đến  khám  và  điều  trị  tại  Bệnh 
viện  Da  Liễu  TP.HCM  từ  01/11/2012  đến 
30/06/2013 thỏa các điều kiện sau: 
Tuổi > 15. 
Được chẩn đốn mụn trứng cá trên lâm sàng. 
Đồng ý tham gia nghiên cứu. 

Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh  nhân  có  điều  trị  mụn  trứng  cá  trong 
vịng 2 tháng. 
Bệnh nhân trả lời bảng câu hỏi thiếu dữ kiện. 
Bệnh nhân có thai hay cho con bú. 
Bệnh nhân mắc các bệnh lý da khác hoặc các 
bệnh lý về tâm thần. 
Khơng đồng ý tham gia nghiên cứu. 

Phương pháp tiến hành 
Khám lâm sàng đánh giá độ nặng của mụn 

theo thang điểm phân loại mụn cho tồn cầu của 

Da Liễu

Nghiên cứu Y học

Doshi,  Zaheer  và  Stiller  năm  1997  (GAGS)  và 
phỏng  vấn  thông  qua  bảng  10  câu  hỏi  (DLQI 
Dermatology  Life  Quality  Index,  Finlay  A.Y., 
Khan G.K. xây dựng năm 1994). 

KẾT QUẢ 
Bảng 1: Đặc điểm đối tượng NC 
Đặc diểm
Nữ (%)
Giới tính
259 (66,6)
15-19
58 (22,4)
Nhóm tuổi
20-24
116 (44,8)
≥ 25 (%)
85 (32,8)
Tỉnh
177 (68,3)
Địa chỉ
TP HCM
82 (31,7)
Lao động trí óc 188 (72,6)

Nghề
nghiệp Lao động chân 71 (27,4)
tay
Sau đại học
0
Đại học/cao
163 (62,9)
đẳng
Cấp 3
68 (26,3)
Học vấn
Cấp 2
27 (10,4)
Cấp 1
0
Mù chữ
1 (0,4)
Kết hơn
69 (26,6)
Tình trạng
Chưa kết hôn 186 (71,8)
hôn nhân
Ly thân/ ly dị
4 (1,5)
10-14
39 (15,1)
15-19
138 (53,3)
Tuổi khởi
phát

20-24
57 (22,0)
≥25
25 (9,6)

p
Nam (%)
130 (33,4)
37 (28,5)
69 (53,0) 0,012
24 (18,5)
77 (59,2)
53 (40,8)
105 (80,8)
25 (19,2)
2 (1,5)
92 (70,8)
29 (22,3)
7 (5,4)
0
0
10 (7,7)
120 (92,3)
0
16 (12,3)
79 (60,8)
0,252
29 (22,3)
6 (4,6)


Đặc điểm lâm sàng mụn trứng cá 
Trong  389  bệnh  nhân  có  141  bệnh  nhân 
(chiếm 36,2%) khơng ghi nhận có triệu chứng cơ 
năng  nào  khiến  bệnh  nhân  khó  chịu.  Trong  số 
248  bệnh  nhân  cịn  lại  thì  ghi  nhận  được  triệu 
chứng ngứa là thường gặp nhất (47,6%), tiếp đó 
là triệu chứng đau (16,5%) và nhức (4,9%). 
Sang  thương  căn  bản:  mụn  đầu  trắng 
chiếm 94,3%, mụn đầu đen chiếm 99,2% và sẩn 
chiếm  98,2%,  số  bệnh  nhân  có  sang  thương 
mụn  mủ  chiếm  82,3%,  nốt  chiếm  40,9%,  và 
nang chiếm 6,9%. 
Phân bố theo vùng: Phân bố mụn trên cơ thể 
thường gặp nhất là ở mặt 100%, tiếp đến là ngực 
và lưng (61,2% và 65,6%), cịn lại là cánh tay và 
mơng (12,1% và 2,8%). Phân bố mụn trên vùng 
mặt tập trung nhiều nhất tại má, mũi và trán lần 

91


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

lượt chiếm tỉ lệ 99,5%, 98,7% và 97,9% tiếp đến là 
cằm 96,4%, góc hàm 61,2%. 
Loại  da  nhờn  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất  78,4% 
(305/389). Tiếp đến là da hỗn hợp 16,7% (65/389) 
Dạng  lâm  sàng  của  mụn  trứng  cá:  Dạng 

mụn  trứng  cá  nhân  chiếm  tỉ  lệ  cao  nhất 
(49,4%).  Sau  đó  là  mụn  trứng  cá  sẩn‐mụn  mủ 
(37%), mụn trứng cá nốt nang (11%) và sẹo do 
mụn (2,6%).  
136  bệnh  nhân  khơng  có  di  chứng  mụn 
chiếm  tỉ  lệ  35%.  Trong  số  các  bệnh  nhân  có  di 
chứng, đa phần là bị sẹo lõm chiếm tỉ lệ 62,2%, 
cịn lại là thay đổi sắc tố sau viêm chiếm 39,6%, 
và sẹo lồi chiếm 9,6%. 
Phân  bố  mức  độ  nặng  của  mụn  trứng  cá 
theo  GAGS:  Điểm  độ  nặng  trung  bình  22,56±6 
điểm (nhỏ nhất 7 điểm, lớn nhất 38 điểm). Trong 
mẫu  nghiên  cứu,  các  bệnh  nhân  mụn  trứng  cá 
được phân loại nhiều nhất là mức độ trung bình 
chiếm 62,5%, kế đến là mức độ nhẹ chiếm 27,8% 
trường hợp, mức độ nặng chiếm 9,7% và khơng 
có  trường  hợp  nào  rất  nặng.  Điểm  độ  nặng 
trung  bình  của  mụn  ở  nam  cao  hơn  ở  nữ  2,13 
điểm  và  sự  khác  biệt  này  có  ý  nghĩa  thống  kê 
(p<0,001). 
Bảng 2: Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn 
trứng cá 
Phạm vi ảnh hưởng
Triệu chứng - cảm giác
Hoạt động hằng ngày
Giải trí
Cơng việc - học tập
Quan hệ cá nhân
Liên quan đến việc điều trị
Tổng hợp


Trung bình ± ĐLC
3,16 ± 1,1
3,14 ± 1,8
2,88 ± 1,6
0,4 ± 0,7
1,96 ± 1,5
1,36 ± 0,9
12,95 ± 5,4

Tổng điểm CLCS trung bình 12,95 ± 5,4 điểm 
(dao động từ 1‐26 điểm). Phạm vi CLCS bị ảnh 
hưởng nhiều nhất là Triệu chứng ‐ cảm giác và 
phạm vi CLCS ít bị ảnh hưởng nhất là cơng việc 
‐ học tập.  
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) 
giữa 2 nhóm bệnh nhân có tổng điểm CLCS ≤10 
điểm và nhóm >10 điểm khi đề cập đến các yếu 
tố giới tính, độ tuổi, thời gian mắc bệnh, trình độ 
học vấn, nghề nghiệp và di chứng mụn. 

92

 
Bảng 3: Mối liên quan giữa các đặc điểm của đối 
tượng nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng CLCS 
Phân loại DLQI
≤10 điểm >10 điểm
(N=119) (N= 270)
Giới tính (%)

Nữ
67 (56,3) 192 (71,1)
Nam
52 (43,7) 78 (28,9)
Tuổi (năm)
Từ 15-19
40 (33,6) 55 (20,4)
Từ 20-24
56 (47,1) 129 (47,8)
≥25
23 (19,3) 86 (31,9)
Thời gian mắc bệnh (tháng)
Dưới 48 tháng
85 (71,4) 127 (47,0)
Trên 48 tháng
34 (28,6) 143 (53,0)
Trình độ học vấn
Đại học – sau đại học
70 (58,8) 187 (69,3)
Từ 12/12 trở xuống
49 (41,2) 83 (30,7)
Nghề nghiệp (%)
Lao động trí óc
99 (83,2) 194 (71,9)
Lao động chân tay
20 (16,8) 76 (28,1)
Tình trạng hơn nhân
Kết hơn
17 (14,3) 62 (23,0)
Độc thân

102 (85,7) 208 (77,0)
Di chứng mụn
Khơng
54 (45,4) 82 (30,4)

65 (54,6) 188 (69,6)
Đặc điểm

P

0,004*

0,005*

0,000*

0,045*

0,017*

0,05*

0,004*

Mối  tương  quan  giữa  điểm  độ  nặng  của 
mụn  với  điểm  CLCS:  Phân  tích  hồi  quy  tuyến 
tính  đơn  giản  giữa  2  biến  tổng  điểm  CLCS  và 
điểm  độ  nặng  của  mụn:  Hệ  số  tương  quan 
Pearson: R=0,209 Ư tương quan yếu. 
Phương trình hồi quy: Tổng điểm chất lượng 

cuộc sống = 8,671 + 0,19 x (điểm độ nặng). 

BÀN LUẬN 
Đặc điểm đối tượng NC 
Giới tính  
Tương tự như trong nghiên cứu của Dương 
Thị  Lan(1)  (nam  chiếm  36,0%,  nữ  chiếm  64,0%), 
nghiên cứu của Kameran(3)(nam chiếm 33,9%, nữ 
chiếm 66,1%), nhưng khác so với nghiên cứu của 
Natsuko(7)  (nam  chiếm  22,8%,  nữ  chiếm  77,2%) 
và  nghiên  cứu  của  Kanokvalai(4)  (nam  chiếm 
27,3%,  nữ  chiếm  72,7%).  Kết  quả  trong  nghiên 
cứu của chúng tôi cho thấy số lượng bệnh nhân 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 

Nghiên cứu Y học

nữ  nhiều hơn bệnh  nhân  nam;  điều  này  khơng 
có nghĩa là mụn trứng cá thường gặp ở nữ hơn 
mà điều này cho thấy giới nữ thường chú ý đến 
vẻ  mặt  bề  ngồi  hơn  nam  giới  nên  họ  thường 
quan  tâm  và  tìm  kiếm  các  biện  pháp  điều  trị 
mụn trứng cá hơn nam giới. 

Trình độ học vấn 
Theo nghiên cứu của Kameran(3) có sự khác 

biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2  nhóm  bệnh 
nhân  mụn  trứng  cá  có  điểm  CLCS  thấp 
(<8điểm) và nhóm có điểm CLCS cao (≥8điểm) 
khi đề cập đến số năm đi học của bệnh nhân.  

Tuổi 
Kết quả so với các trong nước và nước ngồi 
đều  tương  đương:  Nguyễn  Thị  Thanh  Nhàn 
nghiên  cứu  trên  265  bệnh  nhân  mụn  trứng  cá 
thấy tỉ lệ mụn trứng cá cao nhất ở lứa tuổi 20‐24 
chiếm 42,64%, lứa tuổi 15‐24 chiếm 80%(8). Theo 
nghiên  cứu  của  Felix(1)  và  Kameran(3)  tuổi  trung 
bình của bệnh nhân tương ứng là 23,7 ± 6,24 và 
20,08 ± 4,23.  

Tình trạng hơn nhân 
Tỉ  lệ  bệnh  nhân  sống  độc  thân  chiếm  đa  số 
(79,7%).  Điều  này  có  thể  là  do  phần  lớn  bệnh 
nhân mụn trứng cá đều trẻ tuổi (15‐24 tuổi), đa số 
là  học  sinh‐sinh  viên  nên  tỉ  lệ  chưa  lập  gia  đình 
khá  cao.  Hơn  nữa,  khi  cịn  độc  thân,  người  ta 
thường quan tâm đến vẻ bề ngồi nhiều hơn, nên 
tìm  đến  các  biện  pháp  điều  trị  mụn  trứng  cá  và 
đến bệnh viện khám nhiều hơn.  

Tuổi khởi phát bệnh 
Kết  quả  phù  hợp  với  một  số  nghiên  cứu: 
Nguyễn Thị Thanh Nhàn nghiên cứu thấy mụn 
trứng cá khởi phát ở độ tuổi từ 15‐19 tuổi chiếm 
tỉ  lệ  cao  nhất  (63,77%)(8).  Điều  này  phù  hợp  với 

cơ  chế  bệnh  sinh  của  mụn  trứng  cá.  Vào  giai 
đoạn  sớm  của  tuổi  dậy  thì,  có  sự  gia  tăng 
androgen  của  thượng  thận  và  androgen  sinh 
dục, những androgen này kích thích sự tăng tiết 
của tuyến bã nhờn. 

Đặc điểm lâm sàng mụn trứng cá 

Thời gian mắc bệnh 
Thời gian mắc bệnh trung bình là 48 tháng. 
Điều  này  cho  thấy  mụn  trứng  cá  là  bệnh 
thường tiến triển dai dẳng. Mặt khác, có thể vì 
lý  do  kinh  tế  và  do  quan  niệm  bệnh  trứng  cá 
có  thể  tự  khỏi  nên  nhiều  bệnh  nhân  không  đi 
khám  sớm  hoặc  tự  điều  trị  tại  nhà  một  thời 
gian không giảm rồi mới đến khám.  
Nghề nghiệp 
Kết  quả  này  cũng  tương  đồng  với  Dương 
Thị Lan (1)phần lớn bệnh nhân là học sinh‐sinh 
viên (chiếm tỉ lệ 60,0%). Có thể lý giải tỉ lệ sinh 
viên‐học sinh khá cao trong các nghiên cứu về 
mụn trứng cá là do đây là độ tuổi thanh thiếu 
niên,  hơn  nữa  độ  tuổi  này  bắt  đầu  có  nhiểu 
mối quan hệ tình bạn, tình u…cho nên nhu 
cầu  điều  trị  mụn  trứng  cá  cao  hơn  những  đối 
tượng khác.  

Da Liễu

Một số triệu chứng cơ năng thường gặp: kết 

quả so với nghiên cứu của Dương Thị Lan(1) thì 
triệu chứng đau và nhức thường gặp hơn (tương 
ứng  là  42,7%  và  21,3%),  ngứa  chỉ  chiếm  33,3% 
các  trường  hợp,  và  chỉ  có  14,7%  trong  tổng  số 
bệnh  nhân  cho  biết  khơng  có  triệu  chứng  khó 
chịu nào. Sự khác biệt trên đây có thể là do tỉ lệ 
mức  độ  bệnh  nhẹ  và  trung  bình  chiếm  đa  số 
trong  nghiên  cứu  của  chúng  tơi  (chiếm  90,3%). 
Hơn nữa, những triệu chứng cơ năng ghi nhận 
được mang tính chủ quan, phụ thuộc nhiều vào 
cảm nhận của từng bệnh nhân.  

Loại da 
Kết quả ghi nhận tỉ lệ 2 loại da nhờn và da 
hỗn hợp là cao nhất (lần lượt là 78,4% và 16,7%). 
Tương tự như trong nghiên cứu của Võ Nguyễn 
Thúy Anh (9)da nhờn và da hỗn hợp cũng chiếm 
tỉ lệ cao nhất trong những phụ nữ trưởng thành 
bị  mụn  trứng  cá  (lần  lượt  là  63,1%  và  21,4%). 
Điều này phù hợp với cơ chế bệnh sinh của mụn 
trứng cá.  
Sang thương căn bản 
Ở  bệnh  nhân  mụn  trứng  cá,  các  loại  sang 
thương biểu hiện trên lâm sàng rất đa dạng. Chủ 
yếu là mụn đầu đen, sẩn, mụn đầu trắng chiếm 
tỉ lệ cao nhất. 

93



Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Vị trí phân bố sang thương 
Kết  quả  này  cũng  phù  hợp  với  nghiên  cứu 
của  các  Nguyễn  Thị  Thanh  Nhàn(8),  Dương  Thị 
Lan(1)  tổn  thương  hay  gặp  nhất  ở  mặt,  ngực, 
lưng.  Số  lượng  tuyến  bã  được  phân  bố  khác 
nhau  theo  từng  vùng  cơ  thể:  ở  da  đầu,  mặt, 
ngực, lưng và tầng sinh mơn có mật độ tuyến bã 
cao nhất, các vùng khác ít hơn, lịng bàn tay, bàn 
chân  khơng  có  tuyến  bã.  Đặc  biệt  ở  vùng  mặt, 
tuyến bã phát triển gấp 5 lần các nơi khác.  
Phân bố sang thương ở vùng mặt 
Kết  quả  phù  hợp  với  y  văn:  mụn  trứng  cá 
tập trung nhiều ở những vùng tiết bã trên mặt, 
chỉ riêng đối với mụn trứng cá ở phụ nữ trưởng 
thành  mới  có  vị  trí  sang  thương  điển  hình  là 
phần thấp của mặt và góc hàm.  
Dạng lâm sàng của mụn trứng cá 
Đa số các đối tượng trong nhóm nghiên cứu 
của  chúng  tơi  thuộc  dạng  mụn  trứng  cá  nhân 
(49,4%). Tuy nhiên, tỉ lệ mụn trứng cá sẩn‐mụn 
mủ  và  mụn  trứng  cá  nốt‐nang  cũng  khá  cao 
(chiếm 37% và 11%). Điều này địi hỏi phải điều 
trị  tích  cực  nhằm  hạn  chế  khả  năng  để  lại  biến 
chứng  sẹo  ảnh  hưởng  đến  thẩm  mỹ  và  chất 
lượng cuộc sống của bệnh nhân.  
Di chứng của tổn thương mụn trứng cá 

Theo Dương Thị Lan(1) tỉ lệ bệnh nhân có dát 
thâm do tổn thương trứng cá và sẹo lõm chiếm tỉ 
lệ cao, tương ứng là 94,7% và 48,7%, cao hơn so 
với nghiên cứu của chúng tơi. Sự khác biệt này 
phần nào có thể do khác nhau về đặc điểm đối 
tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, nhìn chung tỉ lệ di 
chứng  do  tổn  thương  của  mụn  trứng  cá  là  khá 
cao.  Điều  này  có  thể  là  do  q  trình  tiến  triển 
của  bệnh  hoặc  do  bệnh  nhân  tự  điều  trị  không 
đúng  cách.  Các  di  chứng  của  tổn  thương  mụn 
trứng cá gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng khơng 
ít đến CLCS của bệnh nhân.  
Độ nặng của mụn trứng cá 
Kết quả tương tự với nghiên cứu của Felix(1) 
có tỉ lệ bệnh nhân mụn trứng cá thuộc mức độ 
nhẹ  và  trung  bình  là  86,7%,  13,3%  trường  hợp 
cịn  lại  là  mụn  trứng  cá  mức  độ  nặng.  Nhưng 

94

khác so với nghiên cứu của Dương Thị Lan(1) tỉ lệ 
mụn  trứng  cá  nhẹ  và  trung  bình  chỉ  chiếm 
74,7%,  cịn  lại  25,3%  là  mức  độ  nặng.  Sự  khác 
biệt có thể do sự khác nhau về đặc tính dân số 
nghiên cứu và hệ thống đánh giá độ nặng mụn 
trứng cá (Dương Thị Lan sử dụng phương pháp 
chia  mức  độ  bệnh  theo  Cunliffe  W.J  và  cs  năm 
1983, chúng tơi sử dụng hệ thống tính điểm tồn 
cầu  GAGS).  Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tơi, 
nam bị mụn trứng cá nặng hơn nữ với điểm độ 

nặng trung bình ở nam cao hơn ở nữ 2,13 điểm. 
Điều này phù hợp với y văn thế giới. 

Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân mụn 
trứng cá 
Bảng 4: So sánh tổng điểm CLCS trung bình giữa 
các nghiên cứu  
Nghiên cứu
Nghiên cứu này
1)

Dương Thị Lan(
1)

Số bệnh Trung bình ± Min – Max
nhân
ĐLC
389
12,95 ± 5,4
1 - 26
148
13,3 ± 4,0
173

4,1 ± 4,51

(2)

105


12,9

(4)

Kanokvalai và cs

110

8,95 ± 6,3

0 - 24

(5)

109

7,5 ± 5,48

0 - 29

197

3,99 ± 3,99

0 - 20

Felix(

Grosshans và cs
Mallon và cs


(7)

Natsuko và cs

Trong nghiên cứu của chúng tơi, tổng điểm 
CLCS trung bình tương đương như nghiên cứu 
của Dương Thị Lan(1) ,nghiên cứu của Grosshans 
và cs(2) nhưng cao hơn nghiên cứu của các khác. 
Điều  này  có  thể  giải  thích  một  phần  là  do  sự 
khác nhau về đặc tính dân số nghiên cứu và hơn 
nữa,  nghiên  cứu  chúng  tơi  tiến  hành  tại  Bệnh 
viện Da Liễu TP.HCM‐là bệnh viện tuyến trung 
ương‐nên có nhiều bệnh nhân đã điều trị trước 
đây  nhưng  khơng  giảm.  Sự  kéo  dài  tình  trạng 
mụn phần nào làm CLCS của họ bị ảnh hưởng 
nhiều hơn.  
Trong  nghiên  cứu  của  chúng  tơi,  phạm  vi 
CLCS bị ảnh hưởng nhiều nhất là Triệu chứng ‐ 
cảm  giác.  Điều  này  cũng  tương  tự  như  trong 
nghiên cứu của Felix(1) và Kanokvalai (4). 
Ở cả 6 phạm vi ảnh hưởng riêng lẻ và cả khi 
tổng hợp cả 6 phạm vi lại thì điểm CLCS trung 
bình  ở  nữ  luôn  cao  hơn  ở  nam.  Tuy  nhiên,  sự 

Chuyên Đề Nội Khoa 


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014 
khác biệt này chỉ có ý nghĩa thống kê khi đề cập 

đến  các  phạm  vi  Triệu  chứng  ‐  cảm  giác,  Hoạt 
động hằng ngày và cả khi Tổng hợp các phạm vi 
(p<0,05).  Điều  này  cho  thấy  đối  với  mụn  trứng 
cá, CLCS của bệnh nhân nữ bị ảnh hưởng nhiều 
hơn  bệnh  nhân  nam.  So  với  nghiên  cứu  của 
Felix(1) thì sự khác biệt giữa 2 giới chỉ có ý nghĩa 
thống  kê  khi  đề  cập  đến  vấn  đề  Triệu  chứng  ‐ 
cảm  giác  và  Công  việc  –  học  tập  (điểm  DLQI 
trung  bình  ở  nữ  tương  ứng  là  2,1±  1,52  và  0,3± 
0,69 điểm so với ở nam là 1,5 ± 1,35 và 0,2 ± 0,48 
điểm).  

Mối liên quan giữa tổng điểm CLCS và các 
đặc điểm của đối tượng nghiên cứu  
Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 
nhóm  bệnh  nhân  khi  đề  cập  đến  giới  tính 
(p=0,004 < 0,05). Điều này tương tự như trong 
nghiên  cứu  của  Kameran(3)  nữ  giới  bị  ảnh 
hưởng  đến  CLCS  nhiều  hơn  nam  giới.  Có  thể 
lý giải là do nữ giới thường nhạy cảm hơn và 
bị  ảnh  hưởng  bởi  diện  mạo  bên  ngoài  nhiều 
hơn.  Tuy  nhiên,  kết  quả  này  không  phù  hợp 
với Kanokvalai(4). Một phần sự khác biệt này là 
do  trong  nghiên  cứu  của  Kanokvalai,  tác  giả 
phân 2 nhóm có tổng điểm CLCS 0‐7 điểm và 
8‐30 điểm.  
Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2 
nhóm  bệnh  nhân  khi  đề  cập  đến  độ  tuổi  của 
bệnh nhân (p=0,005 < 0,05). Tỉ lệ bệnh nhân trên 
25  tuổi  trong  nhóm  có  tổng  điểm  DLQI  >10 

chiếm 31,9% so với 19,3% ở nhóm bệnh nhân có 
DLQI ≤ 10. Nghiên cứu của chúng tơi tương tự 
như  kết  quả  nghiên  cứu  của  Kameran(4).  Điều 
này có thể là do những bệnh nhân mụn trứng cá 
thường có quan niệm mụn sẽ tự khỏi khi qua độ 
tuổi thanh niên (19‐24 tuổi), do đó nếu mụn vẫn 
cịn  tồn  tại  hay  xuất  hiện  thêm  những  sang 
thương  mới  hoặc  để  lại  di  chứng  sẹo  mụn  thì 
CLCS của bệnh nhân bị ảnh hưởng nhiều hơn.  
Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2 
nhóm bệnh nhân khi đề  cập đến thời gian mắc 
bệnh (p<0,001), thời gian mắc bệnh càng lâu thì 
càng ảnh hưởng đến CLCS của bệnh nhân.  

Da Liễu

Nghiên cứu Y học

Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 
nhóm  bệnh  nhân  khi  đề  cập  đến  trình  độ  học 
vấn (p=0,045 < 0,05). Trình độ học vấn càng cao 
thì càng ảnh hưởng đến CLCS. Điều này cũng 
tương  tự  như  trong  nghiên  cứu  của  Kameran 
và cs(4) có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa 
2  nhóm  bệnh  nhân  mụn  trứng  cá  có  điểm 
CLCS  thấp  (<8điểm)  và  nhóm  có  điểm  CLCS 
cao (≥8điểm) khi đề cập đến số năm đi học của 
bệnh nhân.  
Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2 
nhóm  bệnh  nhân  khi  đề  cập  đến  nghề  nghiệp 

(p=0,017<  0,05).  Kết  quả  nghiên  cứu  cho  thấy 
nhóm lao động chân tay có tổng điểm CLCS cao 
hơn nhóm lao động trí óc. Điều này có thể giải 
thích bởi nhóm lao động chân tay thường có thu 
nhập  thấp  hơn  nhóm  lao  động  trí  óc.  Họ  ít  có 
điều  kiện  được  tham  vấn  và  tiếp  cận  với  các 
công  nghệ  thẩm  mỹ  cao  nên  khi  bị  mụn  họ 
thường  bi  quan  hơn  và  do  đó  ảnh  hưởng  đến 
CLCS nhiều hơn.  
Có  sự  khác  biệt  có  ý  nghĩa  thống  kê  giữa  2 
nhóm  bệnh  nhân  khi  đề  cập  đến  sự  hiện  diện 
của  di  chứng  mụn  (p=0,004<  0,05).  Ở  những 
bệnh nhân có di chứng mụn đi kèm thì CLCS bị 
ảnh  hưởng  nhiều  hơn.  Theo  nghiên  cứu  của 
Kanokvalai và cs(4) thì mức độ nặng của sẹo mụn 
có liên quan đến CLCS của bệnh nhân: ở những 
bệnh  nhân  bị  sẹo  mụn  càng  nặng  thì  bị  ảnh 
hưởng đến CLCS càng nhiều.  

Mối liên quan giữa tổng điểm CLCS và độ 
nặng của mụn 
Nghiên cứu của chúng tơi tương tự như kết 
quả  trong  nghiên  cứu  của  Kanokvalai(4).  Tuy 
nhiên,  theo  Mosam(6)  cho  thấy  khơng  có  mối 
tương  quan  giữa  CLCS  của  bệnh  nhân  mụn 
trứng cá và độ nặng của mụn. Việc xác định mối 
tương  quan  giữa  chất  lượng  cuộc  sống  và  mức 
độ  nặng  của  mụn  có  ý  nghĩa  trong  thực  hành 
lâm  sàng:  những  trường  hợp  mụn  nặng  cần 
được  điều  trị  tích  cực  nhằm  tránh  những  ảnh 

hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bệnh nhân. 

KẾT LUẬN 

95


Nghiên cứu Y học 

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 1 * 2014

Mụn trứng cá thường gặp ở lứa tuổi từ 20‐24 
tuổi  và  thường  khởi  phát  ở  độ  tuổi  từ  15‐19 
tuổi.Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nặng của 
mụn trứng cá là thời tiết, căng thẳng tinh thần, 
kinh  nguyệt  và  chế  độ  ăn.90,3%  bệnh  nhân 
thuộc  nhóm  mụn  trứng  cá  nhẹ  và  trung  bình 
theo  thang  điểm  đánh  giá  mụn  toàn  cầu.  Mụn 
trứng  cá  nhân  là  dạng  lâm  sàng  thường  gặp 
nhất,  chiếm  tỉ  lệ  49,4%.  Tỉ  lệ  bệnh  nhân  có  di 
chứng mụn chiếm 65%, đa phần là bị sẹo lõm và 
thay đổi sắc tố sau viêm. 

3.

4.

5.

6.


Mụn trứng cá có ảnh hưởng ở mức độ nhiều 
đến  CLCS  của  bệnh  nhân  với  tổng  điểm  CLCS 
trung bình theo DLQI là 12,95 điểm.Có sự khác 
biệt có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm bệnh nhân 
có tổng điểm CLCS ≤10 điểm và nhóm >10 điểm 
khi đề cập đến các yếu tố: giới tính, độ tuổi, thời 
gian mắc bệnh, trình độ học vấn, nghề nghiệp và 
di  chứng  mụn.  Chất  lượng  cuộc  sống  và  độ 
nặng của mụn trứng cá có mối tương quan với 
nhau:  khi  điểm  độ  nặng  tăng  lên  1  điểm  thì 
điểm CLCS tăng lên 0,19 điểm. 

7.

8.

9.

10.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1.

2.

96

Dương  Thị  Lan  (2009),  Nghiên  cứu  ảnh  hưởng  của  bệnh 
trứng ca thông thường đến chất lượng cuộc sống người bệnh, 

Luận văn Thạc sỹ Y học, Học Viện Quân Y. 
Grosshans E, Marks R, Marcard JM, et al (1998), “Evaluation 
of  clinical  efficacy  and  safety  of  adapelene  0.1%  gel  versus 
tretinoin  0.025%  gel  in  the  treatment  of  acne  vulgaris,  with 
 

particular  reference  to  the  onset  of  action  and  impact  on 
quality  of  life”,  Bristish  Journal  of  Dermatology,  139(52),26‐
33. 
Kameran  HI,  Khalis  BM  (2012),  “Quality  of  life  in  patients 
with acne in Erbil city”, Health and Quality of Life Outcomes, 
10‐60. 
Kanokvalai  K,  Sukhum  J,  Renu  K  (2007)  “Dermatology  Life 
Quality  Index  in  Thai  Patients  with  Acne”,Siriraj  MedJ  (59), 
pp 3‐7. 
Mallon  E,  Newton  JN,  Klassen  A,  Stewart‐Brown  SL,  Ryan 
TJ,  Finlay  AY  (1999),  “The  quality  of  life  in  acne:  a 
comparison  with  general  medical  conditions  using  generic 
questionnaire”, British Journal of Dermatology, 140, 672‐676. 
Mosam  A,  Vawdan  NB,  Gordhan  AH,  Nkwanyana  N, 
Abooobaker J (2005), “Quality of life issues for South Africans 
with acne vulgaris”, Clin Exp Dermatol, 30 (1), 6‐9. 
Natsuko T., Yoshimi S., Motonobu N, et al (2006), “Japanese 
version of the Dermatology Life Quality Index: validity and 
reliability in patients with acne”, Health and Quality of Life 
Outcomes, 4‐46. 
Nguyễn Thị Thanh Nhàn (1999), Đặc điểm lâm sàng và các 
yếu tố liên quan đến phát sinh bệnh trứng cá thông thường, 
Luận  văn  thạc  sĩ  khoa  học  Y‐Dược  học,  Trường  đại  học  Y 
khoa Hà Nội. 

Võ Nguyễn Thúy Anh, Nguyễn Tất Thắng (2009), Đặc điểm 
lâm sàng và các yếu tố liên quan đến mụn trứng cá ở phụ nữ 
trưởng  thành,  Hội  nghị  khoa  học  kỹ  thuật  da  liễu  KV  tỉnh 
thành phía Nam, BV Da Liễu TP.HCM, 28. 
Yap  FBB  (2012),  “The  impact  of  acne  vulgaris  on  the 
quality of life in Sarawak, Malaysia”, Journal of the Saudi 
Society of Dermatology & Dermatologic Surgery (16), 57–
60. 

 
Ngày nhận bài báo:  

 

 

01/11/2013 

Ngày phản biện nhận xét bài báo:  

07/11/2013 

Ngày bài báo được đăng:  

05/01/2014 

 

Chuyên Đề Nội Khoa 




×