Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ với nhà tham vấn- nhìn từ các cách tiếp cận tâm lý trị liệu chính yếu pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.7 KB, 17 trang )

Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ với nhà tham vấn- nhìn từ các
cách tiếp cận tâm lý trị liệu chính yếu

1. Trị liệu tâm động: con bệnh và người thầy thuốc
2. Trị liệu hành vi: chuyên gia củng cố khách hàng
3. Trị liệu nhận thức: tất cả vì mục tiêu đã thoả thuận
4. Thân chủ/ Con người-trọng tâm trị liệu: tình huynh đệ
* CÁC TỪ KHOÁ:
- Con người bình thường, cân bằng: khái niệm mang tính thao tác, chỉ một sự
cân bằng động và tương đối về một cá thể với các biểu hiện về nhân cách, trí
tuệ, đạo đức, thể lý, tình cảm, quan hệ xã hội, khả năng sáng tạo, đều đạt ở
mức độ xã hội, người khác và bản thân chấp nhận được.
- Lý thuyết học hỏi (Learning Theory): nền tảng của những cách tiếp cận
nhận thức và hành vi. Con người học hỏi bằng cách tạo liên tưởng (điều kiện
hoá cổ điển/ classical conditioning), và bởi sự quan sát cũng như bắt chước,
mô phỏng (các lý thuyết về nhận thức/ cognitive theories).
- Tham vấn (Counselling): dịch vụ giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý để thân chủ tự giúp
chính mình.
- Thân chủ (Client): người có vấn đề về tâm lý tìm đến nhà tham vấn, trị liệu
để nhờ giúp đỡ, hỗ trợ hầu giúp bản thân đương đầu tốt hơn trong hiện tại,
giải quyết vướng mắc cảm xúc hoặc dự kiến tương lai thoả mãn tiềm năng
của cái tôi.
- Các cách tiếp cận hệ thống (Systematic approaches): lý thuyết các hệ thống
(systems theory) mà điểm mấu chốt là hiện thực được tìm thấy trong các mối
quan hệ. Gia đình cũng như một số kiểu dạng nhóm khác nhau hình thành các
hệ thống, và chúng ảnh hưởng, tác động lẫn nhau. Vấn đề, sự trưởng thành
của cá nhân nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến các thành viên liên quan trong hệ
thống.
- Các cách tiếp cận Nhân văn (Humanistic approaches): các lý thuyết nhấn
mạnh việc cá nhân tự do lựa chọn định hướng tương lai, chú trọng năng lực
nội tại trong nỗ lực đạt đến sự trưởng thành, vào giá trị tự thân và tiềm năng


cho việc thực hiện đủ đầy, toàn mãn bản ngã (self-fulfillment).
- Tiếp cận tâm động (Psychodynamic approach): lý thuyết của Sigmund
Freud. Theo đó, động cơ của hành vi được nhiều lực lượng điều khiển,
thường là xung đột nhau, và bị che đậy khỏi nhận thức của người ta; nhân
cách được định hình từ kinh nghiệm đời sống, đặc biệt là sự phát triển thời
thơ ấu.
- Trị liệu (Therapy): có nhiều điểm tương đồng với tham vấn; tuy nhiên, điều
cơ bản của việc trị liệu nằm ở chiều sâu của vấn đề cần giúp đỡ và lượng thời
gian tiến hành lâu dài hơn.
- Trị liệu Cảm xúc thuần lý (Rational Emotive Therapy): thuyết trị liệu của
Albert Ellis dựa trên niềm tin rằng sai lạc, lầm lỗi và những ý nghĩ rối rắm có
cội nguồn từ hành động của cái tôi thất bại (self- defeating actions). Một sự
kiện hoạt hoá nào đó đào sâu thêm niềm tin này và dẫn đến không ít hậu quả
xảy ra. Do đó, nếu niềm tin là phi lý thì nhà tham vấn, trị liệu phải trao đổi,
xem xét nó nhằm tạo ảnh hưởng tích cực cho thân chủ.
- Trị liệu chiến lược (Strategic Therapy): thuyết trị liệu liên nhân cách
(interpersonal therapy) của Milton Erickson dựa trên cơ sở việc muốn giành
sự kiểm soát mối quan hệ tạo ra tâm bệnh lý (psychopathology). Nhà trị liệu
chiến lược chủ động khởi sự và chịu trách nhiệm với thân chủ về những gì
xảy đến trong tiến trình trị liệu, thiết kế các chiến lược cho mỗi một vấn đề
nảy sinh.
- Tư vấn (Consultant): thể hiện tính chuyên gia, nặng về kỹ thuật, đưa ra lời
khuyên, cung cấp giải pháp xử lý vấn đề mà hầu như vắng bóng cái tôi của
thân chủ.
*MỞ ĐẦU
Mọi loại hình, cách tiếp cận tham vấn hay trị liệu tâm lý đều bắt đầu từ sự
nhìn nhận rằng, mỗi một thân chủ/ khách hàng (client) hiện diện như một
nhân cách duy nhất và chịu trách nhiệm với sinh mệnh của chính mình.
Hiểu biết của nhà tham vấn, trị liệu tâm lý về tính độc sáng của thân chủ, do
đó, là bước tiên khởi cho việc xây dựng mối bang giao hợp tác, hữu nghị-

điều kiện cực kỳ cần thiết để cuộc tham vấn, trị liệu thành công.
Điều cốt yếu luôn là nhà tham vấn, trị liệu lắng nghe và thể hiện sự quan tâm
chân thành, chấp nhận thân chủ ở mọi mức độ; tất cả phẩm chất này được
biểu lộ sâu xa từ nội tâm, ở bình diện nhân cách của nhà tham vấn chứ không
đơn giản và thuần tuý bên ngoài, thể hiện qua lời nói hay kỹ năng hành nghề.
Đồng thời, nhà tham vấn, trị liệu đối xử với thân chủ như là một nhân cách
đơn nhất xứng đáng để nhà tham vấn, trị liệu tập trung mọi sự chú ý và cố
gắng nỗ lực tối đa.
Từ viễn tượng chung này, các phương thức, phong cách tiếp cận tham vấn, trị
liệu được phơi bày.
Trị liệu theo cách tiếp cận Con người -trọng tâm (Person-Centered Therapy)
của Carl Rogers (1902-1987) tập trung cho tiến trình triển nở cảm xúc của
thân chủ thông qua lòng thành thật, tính thấu cảm và sự chấp nhận của nhà
tham vấn, trị liệu.
Ở các cực đối lập, trị liệu Hành vi (Behavioral Therapy) chú trọng vào sự
thay đổi hành vi bằng việc học hỏi liên tưởng và củng cố; trị liệu Nhận thức
(Cognitive Therapy) thì nhấn mạnh đến những suy nghĩ và niềm xác tín,
những cảm xúc và hành vi, ngoài ra còn tận dụng nhiều kỹ thuật khác nhau
nhằm giúp thân chủ chuyển biến; trị liệu Ngắn gọn (Brief Therapy) tuy được
biểu hiện dưới nhiều dạng thức khác nhau, song điều quan tâm căn bản của
nó là thiết lập một tiến trình tham vấn, trị liệu trong giới hạn thời gian nhất
định.
Mặt khác, thực tiễn cũng cho thấy nhiều nhà tham vấn trong quá trình hành
nghề đã tìm kiếm những yếu tố tích hợp từ các cách tiếp cận trị liệu khác
nhau; họ phát triển các phong cách riêng tập trung vào mối quan hệ với thân
chủ hơn là việc tuân thủ và ứng dụng một mô hình trị liệu duy nhất.
Và thường thì có 3 yếu tố chính trong mối quan hệ trị liệu: sự liên kết, đồng
minh trong trong làm việc; các dạng thức chuyển dịch; và những mối quan hệ
thực tế.
Các biên tập viên cuốn "The Heart & Soul of Change: What Works in

Therapy" (Đặc trưng mấu chốt cho sự đổi thay: những điều xảy ra trong trị
liệu) đã dẫn kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Lambert (1992) khẳng định
rằng, sự khác nhau trong thành tựu của các cách tiếp cận tâm lý trị liệu phụ
thuộc vào những yếu tố chiếm tỷ lệ rõ ràng như sau:
- 40%: thân chủ và những yếu tố nằm ngoài phạm vi trị liệu (sức mạnh của
cái tôi, hỗ trợ xã hội, );
- 30%: quan hệ trị liệu (thấu cảm, nồng nhiệt, và khuyến khích dấn thân);
- 15%: sự mong đợi và các hiệu ứng giả dược (placebo);
- 15%: các kỹ thuật độc đáo dùng trong những loại hình trị liệu riêng biệt.
(
Nói cách khác, hầu như tất cả sự tiến bộ khiến cho thân chủ tốt đẹp hơn nằm
ở những yếu tố thuộc về chính thân chủ và các phẩm chất của nhà tham vấn.
Từ đây, cũng gợi ý việc trình bày khái niệm cơ bản- thân chủ- sẽ bao gồm
một số nét chung :tác giả; quan điểm lý luận chủ yếu của phương pháp; kỹ
thuật đặc trưng; phẩm chất cần thiết của nhà trị liệu, tham vấn; mối quan hệ
nhà tham vấn- thân chủ, của mỗi một cách tiếp cận trị liệu, tham vấn.
1. Trị liệu tâm động: con bệnh và người thầy thuốc
("Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ với nhà tham vấn- nhìn từ các cách tiếp cận
tâm lý trị liệu chính yếu", bài 2)
Lịch sử tâm lý trị liệu hiện đại khởi từ những gì Sigmund Freud (1836-1939) tiến
hành tại Vienna trong thập niên 80 của thế kỷ 19.
Vốn là người được đào tạo thành chuyên gia Bệnh học thần kinh (neurologist), Freud
bắt đầu tiến hành trị liệu cá nhân (1886) và đến năm 1896, ông đã phát triển một
phương pháp làm việc với các bệnh nhân hysteria, đặt tên là "phân tâm"
(psychoanalysis).
Các tên tuổi như Alfred Adler, Snador Ferenczi, Karl Abraham và Otto Rank đều
từng có khoảng thời gian học nghề sơ yếu (brief apprentice-type trainning) theo
phương pháp này trước khi trở thành những nhà Phân tâm học thực thụ.
Những người được gọi là các nhà phân tâm học mới (neo-Freudian) nổi tiếng có thể
kể: Erik Erikson, Karen Horney và Erich Fromm.

Để biết Phân tâm học quan niệm về thân chủ ra sao, không thể không am hiểu nền
tảng lý thuyết về con người đã chỉ đạo đuờng lối trị liệu của họ.
Đội ngũ kế tục xuất sắc cách tiếp cận trị liệu của Freud (kể cả Carl Jung, cộng tác viên
thân thiết với Freud khoảng thời gian 1907-1913) từng góp phần tạo nên thuật ngữ
"tâm động" (psychodynamics), với tiêu điểm tập trung vào những động lực của mối
liên hệ giữa các thành phần trong tâm thần với thế giới bên ngoài.
Dựa trên các kỹ thuật quan sát lâm sàng và tìm hiểu bệnh sử, không mang tính thống
kê mà Freud đi đến định hình phương pháp phân tâm (phân tích tâm lý) bao hàm 4 ý/
thao tác như sau:
1. Đối lập- làm cho bệnh nhân thấy rằng anh ta đang lẩn tránh cái gì đó, anh ta cần
nhận dạng hiện tượng tâm lý nào là đối tượng phân tích;
2. Xếp lớp- xếp các chi tiết quan trọng vào tiêu điểm một cách chính xác;
3. Giải thích- cải biến các chi tiết không được ý thức thành ý thức được, ở đây nhà
phân tâm sử dụng cái vô thức của riêng mình, sự thấu cảm và linh cảm cũng như lý
luận của bản thân;
4. Xử lý- cẩn thận tổ hợp biện pháp và quá trình xuất hiện sau bừng hiểu, hoạt động
này mở đường sang thay đổi và cần thời gian dài để khắc phục sự chống đối cản trở
việc hiểu biết dẫn đến sự thay đổi có cấu trúc vững chắc.
Với họ, sự phát triển của một con người bình thường, trưởng thành sẽ phải trải qua 5
giai đoạn tâm tính dục: mồm miệng (oral); hậu môn (anal); dương vật (phallic); ẩn
tàng (latency) và sinh dục-vị thành niên (genital-adolescence)
Theo Phân tâm học, nhân cách của chúng ta (personality) được xây dựng từ trong vô
thức (unconscious); gồm 3 thành phần chính yếu: cái ấy (id), hoạt động trên nguyên
tắc khoái lạc (pleasure principle); cái tôi (ego), dựa vào nguyên tắc hiện thực (reality
principle) và cái siêu tôi (superego).
Chính sự đòi hỏi tức thì, mạnh mẽ của cái ấy và sự trấn áp không khoan nhượng của
cái siêu tôi đã tạo ra sự lo âu của cái tôi. Để giải toả trạng thái căng thẳng này, trong
cái tôi xuất hiện các cơ chế phòng vệ.
Thuật ngữ phòng vệ (defense) xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1894 trong bài viết của
Freud "The Neuro-Psychoses of Denfense"/Các biểu hiện loạn thần kinh chức năng

của sự phòng vệ; nó mô tả cuộc đấu tranh của cái tôi chống lại những ý tưởng hay tác
động gây đau đớn, không thể chịu đựng nổi. Freud đã sử dụng hai thuật ngữ "phòng
vệ" và dồn nén, ức chế" (repression) một cách đồng nghĩa. (Hope R. Conte & Robert
Plutchik, eds. Ego Defenses: Theory and Measurement. New York: John Wiley &
Sons, Inc, 1995, pp. 38-39).
Nhìn chung, tản mác trong các bài viết lâm sàng và lý luận của mình, Freud đã mô tả
tất cả 10 cơ chế phòng vệ:
*Dồn nén (repression, 1893), khái niệm này liên quan đến việc thanh lọc (catharsis)
của Freud trong trị liệu: giúp bệnh nhân mang lên bề mặt ý thức ý tưởng hoặc tác
động gây đau đớn, không thể chịu đựng nổi. Vì thế, sự phân tích sự đề kháng
(ressistance) tức là phân tích sự phòng vệ, đóng vai trò trung tâm trong kỹ thuật trị
liệu của trường phái tâm lý bản ngã theo cách tiếp cận phân tâm học (ego
psychological school of psychoanalysis).
* Thăng hoa và hình thành phản ứng (sublimation and reaction formation, 1905): theo
định hướng phát triển của chủ thể, dường như chỉ là những cảm xúc chán ghét, tội lỗi
và đức hạnh. Chuyển năng lượng tính dục sang lĩnh vực sáng tạo nghệ thuật; ý muốn
trái ngược với hành vi biểu hiện ra ngoài.
* Cô lập và huỷ hoại (isolation and undoing, 1926): cả hai thường thấy trong các rối
loạn thần kinh ám ảnh.
* Phóng chiếu (projection, 1911) :gán những xung lực không chấp nhận được của bản
thân cho người khác. Điểm mấu chốt cho việc hình thành các triệu chứng hoang
tưởng.
* Đồng nhất hoá (introjection/ identification, 1917): nguồn gốc cơ bản hình thành
bệnh trầm cảm (depression); với ý làm gia tăng lòng tự trọng bằng cách đồng nhất
hoá, tích hợp với một cái tôi, hình ảnh khác, là phản ứng trước việc bị tước đoạt đối
tượng yêu mến.
* Thoái lui (regression, 1916): quay về giai đoạn kém phát triển của chức năng tâm
lý; biểu hiện tính trẻ con (nhi hoá), nét hành vi phụ thuộc ở người lớn.
* Đảo ngược và chống đối lại cái tôi (reversal and turning against the self, 1915): hai
quá trình- chuyển đổi dạng thức, như từ chủ động sang bị động (bạo dâm-thụ dâm) và

chuyển đổi nội dung, ví dụ yêu-ghét. ( Hope R. Conte & Robert Plutchik, p. 45).
Chính Freud thổ lộ rằng, các nhà phân tâm học như ông chịu ơn rất lớn từ thuật thôi
miên (hypnotism/mesmerism). Ông đã đi đến việc chỉ ra sự khác biệt giữa ám thị sau
thôi miên và ám thị phân tâm (ít nhất ở việc chế ngự những sự đề kháng nội tại); rằng,
bệnh thần kinh chỉ khỏi khi không còn xung đột giữa cái tôi và sự khát dục (libido:
năng lượng tạo nên bởi xung năng tính dục) nữa, cái tôi đã chế ngự được khác dục; rồi
ông khẳng định: Phương pháp phân tâm buộc người bệnh cũng như thầy thuốc cần
có những cố gắng khó nhọc để chế ngự được những sự đề kháng nội tại. Khi những sự
đề kháng đó đã thất bại, đời sống tinh thần của người bệnh sẽ thay đổi lâu dài, được
nâng lên một trình độ cao hơn và vẫn được bảo vệ chống lại những căn bệnh mới có
thể xảy ra.
Chống lại mọi sự đề kháng là công việc cơ bản của phân tâm học và chính bệnh nhân
(patient) phải làm công việc này, thầy thuốc chỉ dùng sự ám thị (suggestion) để giúp
đỡ người bệnh bằng cách giáo dục anh ta mà thôi. Cho nên, người ta có lý khi cho
rằng việc chữa bệnh theo phân tâm học là một lối giáo dục.
Sau một thời gian dài hành nghề, Freud phát triển một phương pháp mới: tự do liên
tưởng (free association).
Nhờ nghe bệnh nhân tự do liên tưởng mà thầy thuốc tìm ra nguồn gốc của các triệu
chứng (nơi khát dục của người bệnh thần kinh ẩn nấp); đó có thể là sự việc nào đó gây
đau đớn, khó chịu, đáng sợ, khốn nhục, từ trong quá khứ mà người bệnh không
muốn nhớ lại một cách có ý thức. (ibid., xiv).
Freud cũng đã tự mình tiến hành phân tích bản thân, mỗi ngày dành nửa giờ từ năm
1897 và tiếp tục cả cuộc đời; điều đó, càng làm ông tăng thêm lòng tin tưởng vào lý
thuyết nhân cách của bản thân.
Bên cạnh việc giải mộng (interpretation of dreams), Freud cũng phát hiện "một yếu tố
quan trọng khó thể nào lường trước được", mối dây liên lạc tình cảm nồng nhiệt giữa
con bệnh và nhà phân tâm: sự chuyển dịch (transference).
Bệnh nhân không thoả mãn nếu chỉ coi nhà phân tâm như là người giúp đỡ và cố vấn
cho họ ; ngược lại, con bệnh lại nhìn thấy qua nhà phân tâm, một hình ảnh quan
trọng thời thơ ấu hay quá khứ của họ. Và vì thế, họ sẵn sàng bộc lộ mọi tình cảm và

phản ứng mà chắc chắn là đã được dành cho hình ảnh ấy "dịch chuyển" sang phía nhà
phân tâm. (ibid.loc.cit).
Ảnh hưởng của phân tâm học thực sự rất lạ thường, dù số người hành nghề còn ít ỏi.
Hơn một nửa các nhà tâm lý trị liệu hiện đại sử dụng ít nhất một phần các hình thức
trị liệu phân tâm khác nhau trong công việc chuyên môn của mình.
Tại Hoa Kỳ, đạt đến đỉnh cao hâm mộ phân tâm học vào giữa những năm 1950,
nhưng chỉ có 619 bác sĩ phân tâm (medical analyst) và khoảng 500 người hành nghề
nghiệp dư (lay analysist). (Morton Hunt. The Story of Psychology. New York:
Anchor Books, 1994, p. 566)
Dù không có số liệu điều tra cụ thể, song hầu hết các nhà phân tâm làm việc 8 tiếng
đồng hồ mỗi ngày và gặp gỡ bệnh nhân của mình hàng tuần từ 4-5 lần (ibid.loc.cit).
Thường thì nhà phân tâm nói cực ít, hoàn toàn lắng nghe bệnh nhân kể lể, tường thuật
triệu chứng và đẩy về phía họ, bằng một số câu hỏi tránh né như "Cớ chi điều đó lại
có vẻ quan trọng đối với ông?", "Tại sao ông nghĩ tôi nên cảm nhận theo cách ấy?"
(ibid, p.567).
Tuy bị khiêu khích, song nhiều bệnh nhân vẫn chẳng đủ khả năng từ bỏ điều trị.
Trong Tạp chí Phân tâm học Quốc tế (The International Journal of psycho-Analysis),
có đăng lời chỉ trích kịch liệt của bệnh nhân về một trong những ngày tồi tệ của bà ta
(ibid.loc.cit):
"Tôi đang buồn chán lắm đây. Suốt một năm tôi cứ như vậy- một năm lộn xộn, khốn
nhục, lãng phí. Mà vì điều gì kia chứ? Chẳng vì cái quái gì, có trời mới biết. Mấy
ngày nay tôi cố liều mạng để bỏ ra ngoài với ông và không quay về nữa. Tại sao tôi
nên trở về? Vì ông chả làm gì cho tôi cả, không hề. Năm này qua năm khác, ông chỉ
mỗi việc lắng nghe. Ông muốn bao nhiêu hả? Ông có nghĩ còn ai ngoài ông là kẻ phải
xuống địa ngục? Ông nỡ nào làm thế- chẳng thay đổi điều chi, không chữa trị gì cả,
chỉ chăm chăm moi tiền và đi nghỉ cuối tuần ở Bermuda; ông đâu có đủ can đảm để
mà thừa nhận rằng mình đang trao đổi buôn bán với thứ hàng giả kia chứ. Cái ả rác
rưởi trong tôi còn có nhân tính hơn ông nhiều. (There's more humanity in my
garbageman than in you).
Việc trị liệu theo cách tiếp cận phân tâm chia làm hai giai đoạn: 1. khát dục tách rời

khỏi các triệu chứng để định cư trên sự chuyển dịch; 2. sự tranh đấu diễn tiến chung
quanh đối tượng mới để sau cùng làm cho khát dục thoát khỏi đối tượng này.
(Sigmund Freud, sđd, tr. 516-517).
Cũng cần lưu ý, do quan niệm "phương pháp trị liệu phân tâm học giống như một
cuộc giải phẫu", nghĩa là phải được thực hiện trong những điều kiện khiến cho những
cơ hội thất bại được rút đến mức tối thiểu nên Freud tự đặt cho mình một nguyên tắc:
không chữa chạy cho bất cứ ai nếu người đó không độc lập với người thân. (ibid.,
tr.522-525).
Vì thế, mô hình y khoa, được Freud lấy làm quy
chuẩn: nếu gặp điều kiện thuận tiện, chúng ta đã thu lượm thực sự thành công rực rỡ
trong công việc chữa chạy, không kém gì những sự thành công huy hoàng nhất của
môn nội thương trong y học. (ibid., tr.521). Muốn chữa bệnh, lưỡi dao giải phẫu phải
cắt chứ làm sao bây giờ? (ibid., tr.527).
Một trong những vấn nạn có thể làm nản lòng không ít thân chủ tuân thủ việc điều trị
phân tâm học là chi phí tốn kém và thời gian tiến hành lâu dài, không thể thành công
nhanh chóng, lại khó đo lường hiệu quả trị liệu.
Tuy vậy, mặc cho cách tiếp cận phân tâm còn nhiều bất cập, hạn chế, điều không thể
chối bỏ ở đây là thái độ dũng cảm và hoài nghi khoa học của Freud, là khả năng thay
đổi các ý tưởng trong suốt cuộc đời; Freud đã dám sống hết mình trong vai trò người
đi tiên phong khám sự thật về cõi vô thức.
Còn chưa nói, kỳ lạ thay, lý thuyết phân tâm/tâm động dù thể hiện sâu đậm sự suy
đoán (một cách xuất sắc) và dường như tỏ ra lỗi thời, vẫn tìm được mảnh đất để tồn
tại trong thực tiễn trị liệu tâm lý cho đến hiện nay.
Tóm lại, phân tâm học quan niệm thân chủ như một bệnh nhân; đặc biệt, đối tượng
nghiên cứu của Freud là những hành vi lệch lạc (lỡ lời, đọc sai, quên chốc lát, lầm
lẫn, ), bất thường, bị rối nhiễu tâm thần, chứ không phải hành vi của con người bình
thường. Vì thế, sự liên hệ giữa nhà trị liệu với thân chủ thực chất là sự ràng buộc, phụ
thuộc của con bệnh vào năng lực chuyên môn và cái tôi của người thầy thuốc, trên cơ
sở áp dụng triệt để mô hình y khoa.
Cần nói thêm, theo quan điểm phân tâm học cổ điển, liên hệ giữa nhà trị liệu và thân

chủ biểu lộ tính chất vi mô (microcosmic) nằm trong những vấn đề rộng lớn hơn của
thân chủ. (Jeffrey A. Kottler, Thomas L. Sexton & Susan C. Whiston. The Heart of
Healing: Relationship in Therapy. San Francisco: Josey-Bass Publisher, 1994, p. 160).
2. Trị liệu hành vi: chuyên gia củng cố khách hàng
("Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ với nhà trị liệu- nhìn từ các cách tiếp cận
tâm lý trị liệu chính yếu", bài 3)
Trong kiểu trị liệu hành vi, diễn ra một sự gắn bó giữa thân chủ và nhà trị liệu, như
những thành viên cùng một equip, đang không ngừng cam kết đồng cam cộng khổ vì
mục tiêu chung của công việc.
Cách tiếp cận này dựa trên các nguyên tắc phản xạ có điều kiện (conditioned reflex)
của I.P. Pavlov (1849-1936), củng cố thao tác (operant reinforcement) của John B.
Watson (1878-1958) và B.F. Skinner (1904-1990), và lý thuyết học hỏi (learning
theory).
Theo đó, các cá nhân vừa là người sáng tạo đồng thời cũng là kết quả của môi trường
xung quanh được chứa đầy những kích thích củng cố, trung hoà hay trừng phạt.
Mỗi khi nhận ra mối quan hệ giữa chúng ta với môi trường, con người có khả năng
học hỏi và hình thành những hành vi mong muốn, kinh nghiệm sâu sắc hơn việc tự am
hiểu và tự kiểm soát.
Nguyên tắc chủ đạo của cách tiếp cận này: hành vi chỉ được xem là yếu tố trong sự
phát triển nhân cách. Xét từ góc độ ảnh hưởng di truyền, khi mới sinh ra các cá nhân
như những tấm bảng trống trơn (blank slates).
Nhân cách không gì khác hơn là sự trưng bày của các loại kinh nghiệm khác nhau.
Chính môi trường, chứ không phải tinh thần, ý tưởng hay tâm hồn, là thành phần năng
động trong sự phát triển.
Do đó, nếu các nét nhân cách chỉ là thành tố trong mối quan hệ tương tác hành vi và
môi trường- không phải là cái gì được ấn định từ khi người ta chào đời- thì phải diễn
ra khả năng thay đổi những hành vi không mong muốn.
Am hiểu tính chủ đạo trong cách kiểm soát môi trường là chìa khoá để trị liệu hành vi
thành công. Nhà tham vấn bàn bạc với mỗi một thân chủ, rồi cùng quyết định chính
xác những kiểu hình kinh nghiệm môi trường gì sẽ thực thi tốt nhất đối với cá nhân

đó; thậm chí, ngay cả khi biết rõ điều mang lại ý nghĩa cho cá nhân có thể chẳng là gì
đối với kẻ khác.
Mục tiêu "thay đổi hành vi che đậy bên ngoài" (covert behavior change) nhấn mạnh
việc gánh lấy trách nhiệm về phía thân chủ, cũng như niềm tin của nhà trị liệu là thân
chủ có năng lực học hỏi những hành vi mong muốn.
Giả thiết xem xét trường hợp của M., một phụ nữ trong độ tuổi 20. (Dưới đây, những
đoạn minh hoạ tiến trình trị liệu sẽ được đặt trong ngoặc đơn).
(Sau vài thủ tục xã giao, M. mào đầu: "Tôi thực sự bấn loạn." Xuất phát từ quan niệm
rằng, chỉ hành vi là giải pháp cho cái tôi tự định đoạt (self-determination), khái niệm
bản thân (self-concept) và lòng tự trọng (self-esteem), nhà trị liệu hành vi ngụ ý việc
thảo luận về các cảm xúc củ thân chủ sẽ làm xao lãng những vấn vấn đề thực tế, nên
ông nêu câu hỏi:
"Những việc gì khiến cô nghĩ là mình đang bấn loạn?" M. chuẩn bị kể về kinh nghiệm
thơ ấu, nhưng nhà trị liệu ngăn lại: "Tôi không nghi ngờ chút nào rằng tuổi thơ của cô
rất khó khăn. Song để cải thiện chất lượng cuộc sống hiện tại của cô, không cần thêm
một lần nữa làm sống lại nỗi đau ấy.")
Những vấn đề riêng biệt và việc điều chỉnh hành vi đều được gợi lên trong tiến trình
trị liệu. Hành vi có thể thay đổi bằng cách sử dụng các hình thức tăng cường tích cực
(tặng thưởng thực phẩm, tiền bạc, khen ngợi, ) hay tiêu cực (những điều kiện không
thoải mái) cho đến khi người ta rời xa một số hành vi không mong muốn hoặc ngăn
cản sự củng cố tích cực đủ làm những hành vi bất xứng đó chấm dứt.
(M. trao đổi cảm nhận của mình về các hậu quả hài lòng và không ưng ý, rồi đồng
tình cùng nhà trị liệu vạch kế hoạch khen thưởng cho mỗi bước tiến tích cực khi cô
không tỏ ra phản ứng bề ngoài trước sự chỉ trích của mẹ mình.
Tiếp đó, M. nhận thấy sau lần gặp mẹ, cô bị các cơn đau đầu dồn dập. Tạm thời gạt
qua khả năng do chế độ ăn uống và thuốc men, nhà trị liệu giải thích với M.: "Sức ép
thể lực làm sản sinh những cơn đau đầu như thế là giai đoạn cuối của một loạt áp chế
vi tế. Đau đầu biểu hiện cho sự củng cố phủ định, tiêu cực nhằm khuyến khích cô tập
trung thẳng vào những phản ứng của mình. Cơ chế phản hồi sinh học có thể đã làm
ngừng sớm hơn các dấu hiệu ức chế, căng thẳng đang trên đà phát triển.)

Thân chủ bắt đầu tiếp cận với các thiết bị âm thanh, hình ảnh giúp cho thân chủ nhận
ra những chuyển biến tế vi của thân nhiệt, độ cảm ứng điện trở vùng da, hơi thở và sự
căng cơ. Kết quả là thân chủ học được cách phân biệt những biểu hiện thể lý nhỏ nhặt,
không dễ nhận ra và sự truyền năng lượng gián tiếp trước khi cúng trở nên quá mức
chịu đựng.
(M. nhất trí là việc đó sẽ giúp cô biết được nhiều cách thức làm mới mẻ và ít huỷ hoại
mối quan hệ hơn lúc tương tác với mẹ mình. Nhà trị liệu hành vi đề xuất liệu pháp trò
chơi (role playing) hay diễn tập (rehearsal); trong đó, M. sẽ thực hành để củng cố
những đáp ứng quả quyết, trước hết trong phạm vi an toàn của bối cảnh trị liệu, rồi
sau đó lúc tiếp xúc với mẹ mình.)
Những xu hướng củng cố khác trong trị liệu hành vi bao gồm việc giao kèo
(contracting) và thưởng quy đổi (token economies). "Giao kèo hành vi" (tỏ ra hiệu
quả trong việc giảm cân, quản lý thể trọng, điều trị các chứng nghiện rượu, ma tuý,
thuốc lá) nhằm mục đích tạo ra biểu đồ hành vi riêng biệt cho từng thân chủ đúng như
những gì chúng diễn tiến, đi đến thống nhất một hệ thống thưởng phạt thích hợp, và
kết nối với mạng lưới những thành viên hỗ trợ tích cực.
"Thưởng quy đổi", theo thiết kế, thường được nhìn nhận là những củng cố thứ yếu: trả
công cho những hành vi mong đợi; điều ấy hàm nghĩa "mua" lại nhiều biểu hiện xứng
đáng hơn nữa, tức là củng cố hành vi. Trong mọi trường hợp củng cố, lịch trình và
việc xác định thời điểm khen thưởng phải được nhà trị liệu tính toán một cách cẩn
thận nhằm định hướng, chỉnh sửa điều kiện hoặc tạo nặn hành vi của thân chủ đúng ý
đồ.
Các nhà trị liệu hành vi cũng cho rằng môi trường tồn tại nhiều kích thích bất mãn,
khó chịu, ngược đãi là nguyên nhân đưa đến hành vi bỏ trốn, lẩn tránh hay hãi sợ;
chung quy là giảm thiểu chuyện có thể bị trừng phạt.
Thân chủ ngập mình trong các cuộc trị liệu kéo dài khi không ngừng hướng đến
những tác nhân kích thích đáng sợ và hấp dẫn liên quan tới lối ứng xử không được ưa
thích. Sự chán ngán là kiểu giải thích nhẹ nhàng hơn trạng thái cuốn phăng này.
Một số kỹ thuật xoá bỏ nỗi ác cảm, ghét bỏ khác như trị liệu khép âm/ bùng nổ nội
tâm (implosive therapy) rất thành công trong các trường hợp rối loạn chức năng tình

dục (sexual dysfunction), cưỡng bức văng tục (complusive obscence language), ám sợ
(phobia), thử nghiệm lo âu (test anxiety) và ám ảnh (obsession), nhờ vào việc các đáp
ứng không ưng ý, mong muốn cứ lặp lại liên tục mà chẳng hề được thưởng công gì
cho đến khi đáp ứng bị dập tắt.
Cách trị liệu này, xem như là giải pháp cuối dùng cho các đối tượng nghiện rượu và
ma tuý. Thân chủ chấp nhận chịu đựng một số tác nhân kích thích không ưng ý và khó
chịu cao độ như shock điện, gây nôn mửa (emetic), hoặc những kích thích thị giác
không thật dễ chịu, như là hậu quả tất yếu phát sinh của hành vi cho đến khi mối gắn
bó giữa hành vi và hậu quả của nó ghê gớm đến độ mà thân chủ không đủ khả năng
để tiếp tục thực hiện nữa.
Có thể nói, trị liệu hành vi là tổ hợp chiến lược nhấn mạnh vào vấn đề ngăn chặn,
phòng chống và chỉnh sửa thông qua một sự xác định rõ ràng, đo lường được trong
việc đặt để các mục tiêu do chính thân chủ và nhà trị liệu cùng nghĩ ra kế hoạch.
Thành công của cuộc trị liệu đòi hỏi nhà trị liệu phải được đào tạo chuyên sâu, và cần
sự giáo dục về phía thân chủ.
Trong mỗi giai đoạn trị liệu, nhà trị liệu hành vi phải tỏ ra dễ hiểu, trong sáng, đúng
đắn và cung cấp
(M. ghi âm một số phát ngôn, tuyên bố chua cay của mẹ đã và đang phá vỡ tâm trí
bình an của cô. Nhà trị liệu hành vi không ngừng lặp lại một hoặc nhiều hơn các điều
trong danh sách đó, cùng với M. kiểm soát hành vi vào những lúc ngừng nghe băng từ
tác động cho đến khi cách diễn đạt của người mẹ chỉ còn là những con chữ rỗng
không, chẳng mang nghĩa lý gì và phản ứng chống đối của M. tiêu tan.)
Một số kỹ thuật xoá bỏ nỗi ác cảm, ghét bỏ khác như trị liệu khép âm/ bùng nổ nội
tâm (implosive therapy) rất thành công trong các trường hợp rối loạn chức năng tình
dục (sexual dysfunction), cưỡng bức văng tục (complusive obscence language), ám sợ
(phobia), thử nghiệm lo âu (test anxiety) và ám ảnh (obsession), nhờ vào việc các đáp
ứng không ưng ý, mong muốn cứ lặp lại liên tục mà chẳng hề được thưởng công gì
cho đến khi đáp ứng bị dập tắt.
Cách trị liệu này, xem như là giải pháp cuối dùng cho các đối tượng nghiện rượu và
ma tuý. Thân chủ chấp nhận chịu đựng một số tác nhân kích thích không ưng ý và khó

chịu cao độ như shock điện, gây nôn mửa (emetic), hoặc những kích thích thị giác
không thật dễ chịu, như là hậu quả tất yếu phát sinh của hành vi cho đến khi mối gắn
bó giữa hành vi và hậu quả của nó ghê gớm đến độ mà thân chủ không đủ khả năng
để tiếp tục thực hiện nữa.

Có thể nói, trị liệu hành vi là tổ hợp chiến lược nhấn mạnh vào vấn đề ngăn chặn,
phòng chống và chỉnh sửa thông qua một sự xác định rõ ràng, đo lường được trong
việc đặt để các mục tiêu do chính thân chủ và nhà trị liệu cùng nghĩ ra kế hoạch.
Thành công của cuộc trị liệu đòi hỏi nhà trị liệu phải được đào tạo chuyên sâu, và cần
sự giáo dục về phía thân chủ.
Trong mỗi giai đoạn trị liệu, nhà trị liệu hành vi phải tỏ ra dễ hiểu, trong sáng, đúng
đắn và cung cấp nhiều kiến thức, thông tin cần thiết. Yêu cầu thân chủ biết một cách
chính xác những hành vi nào là đáng mong đợi, mục tiêu của mỗi bài thực hành hay
chiến lược, thành quả dự định, và mức độ anh/ chị ta tham gia đến đâu trong tiến trình
trị liệu.
Thân chủ cũng cần ý thức rằng anh/ chị ta đang làm việc với một chuyên gia được đào
tạo bài bản; tinh thần trách nhiệm và sự cộng tác chặt chẽ, đầy đủ đó là yếu tố đưa
cuộc trị liệu đạt đến thành quả như ý.
3. Trị liệu nhận thức: tất cả vì mục tiêu đã thoả thuận
(Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu- nhìn từ các cách tiếp cận tâm
lý trị liệu chính yếu, bài 4)
Trị liệu nhận thức, đôi khi còn được gọi là trị liệu nhận thức hành vi (behavioral
cognitive therapy) bởi vì nền tảng của nó là các ý tưởng hành vi, hoặc là trị liệu nhận
thức xã hội (social cognitive therapy) do sự liên kết của nó với lý thuyết học hỏi xã
hội.
Đây là sự tích hợp của nhiều nhà thực hành hiện đại như thuyết giải mẫn cảm hệ
thống của Wolpe (Wolpe\'s Systematic Desensitization); trị liệu cảm xúc thuần lý của
Ellis (Ellis\'s Rational Emotive
Therapy); hình tượng cảm xúc của Lazarus (Lazarus\' Emotive Imagery); của Cautela,
Mahoney; sự thay đổi hành vi nhận thức của Meichenbaum (Meichenbaum\'s

Cognitive Behavior Modification), v.v
Theo các lý thuyết gia nhận thức, các vấn đề nhân cách và hành vi của thân chủ được
tạo tác bởi những suy nghĩ sai lạc.
Thân chủ nhận thức lầm và gán nhãn nhầm cả từ tâm trạng ở trong ra đến hành vi bên
ngoài, do đó gây nên những niềm tin, hình tượng, đối thoại nội tâm tiêu cực. Suy nghĩ
không thích nghi tốt đưa đến các hành vi của một cái tôi thất bại (self-defeat).
Tuy vậy, thân chủ có thể học hỏi để tập trung nghĩ về việc nâng cao cái tôi (self-
enhancing), điều đó sẽ sản sinh các hành vi, thái độ thích nghi và củng cố nhận thức.
Thân chủ tham gia xác định vấn đề, lượng giá, phát triển kế hoạch cho một giờ trị liệu
và duy trì chương trình, tất cả đều thể hiện ở mỗi giai đoạn trị liệu.
Thân chủ học hỏi để nhìn nhận về chính bản thân họ không những như đối tượng chịu
ảnh hưởng vào bối cảnh nội tâm mà còn như những người quản lý môi trường.
M. bắt đầu buổi trị liệu với lời than phiền: "Tôi thực sự bấn loạn."
Tiến hành việc xác định vấn đề nhờ những gì M. cung cấp theo quan điểm cá nhân,
nhà trị liệu có thể chỉ ra sự không nhất quán và thiếu sót trong suy nghĩ của M. đã dẫn
cô tới trạng thái tiêu cực, phủ định. Ông đáp: "Hãy kể tôi nghe những gì cô muốn diễn
đạt khi dùng từ 'bấn loạn'?"
Để hỗ trợ dễ dàng cho mục tiêu "thay đổi hành vi che đậy bên ngoài", nhà trị liệu
hành vi và thân chủ cùng cộng tác để phân tích hành vi, xác định các vấn đề, rồi chọn
mục tiêu xứng đáng để tiến hành.
Nhà trị liệu, người đào tạo về việc thay đổi hành vi, hành động như một nhà tư vấn,
huấn luyện viên, thầy giáo, nhà thông thái dày dạn kinh nghiệm, người khuyên bảo
với sự chứng tỏ những yếu tính của lòng chân tình, độ am hiểu, quan tâm và tình
người, như những nhân tố củng cố cơ bản cho mối liên hệ trị liệu.
Nhà trị liệu cũng tư vấn đối với người hỗ trợ thân chủ, các thành viên trong gia đình
khi tình hình đòi hỏi.
Cảm nhận bầu không khí hợp tác, M. bắt đầu kể chuyện thời thơ ấu. Khi cô vén lộ dần
nhiều sự kiện xảy ra bất ngờ khác nhau trong quá khứ, nhà trị liệu hành vi đề nghị cô
nói về những gì cô nghĩ về động cơ của bố mẹ mình, cách cô diễn dịch các sự kiện ra
làm sao, những ý nghĩa gì cô đã bổ sung thêm vào những khoảnh khắc khác nhau. Họ

cùng nhau khám phá cô đã khéo léo gia công, tô vẽ ra sao thế giới mà cô đang hiện
hữu.
Theo tiến trình trị liệu, thân chủ được giới thiệu những viễn tượng về việc quản lý cái
tôi (self-management). Nhà trị liệu hy vọng thân chủ trở thành cộng tác viên tích cực
nhờ những kỹ năng thực hành cụ thể và các kỹ thuật củng cố cái tôi cả về mặt hành vi
lẫn nhận thức.
Cả hai bàn bạc để chọn ra một mục tiêu quan trọng có thể đo lường và đạt tới được,
rồi họ viết bản giao kèo hành vi cụ thể, rành mạch. Các đối tượng của bất cứ mục tiêu
thực hiện tăng cường hay tiêu trừ đều biểu hiện rất rõ ràng, với một thời hạn hoàn
thành được dự phòng một cách thận trọng.
Cùng nhau, họ giám sát chiến lược hành vi sự lượng giá mục tiêu từng bước một, lập
tức ghi âm hay vẽ biểu đồ hành vi như nó đang là, và tính tần suất xảy ra.
Ban đầu, thân chủ xử sự một cách chủ động tránh lặp lại những tình huống trước đây
đã tạo ra những hành vi không ưa thích, và sửa đổi các tình huống nhờ thực hành nhận
thức và điều chỉnh hành vi chẳng tương hợp với hành vi không muốn có. Hiệu quả
được nhận diện tùy ý nghĩa của mỗi cá nhân. Lập sẵn một kế hoạch nhằm tập luyện và
củng cố khi gặp sự cố bất ngờ.
Các chiến lược hành vi là sự mô hình hoá, có thể được nhà trị liệu công khai tự nhiên
nhằm minh hoạ cho những đáp ứng tích cực, hoặc bật mí cho thân chủ biết cách thức
đáp ứng tích cực mà thân chủ khao khát học hỏi, nếu cần có thể sử dụng băng hình
video làm ví dụ.
Thông qua mô hình, nhà trị liệu hướng dẫn thân chủ hình dung những biểu tượng về
hành vi mong muốn. Khi diễn tập hành vi, như trong khoá hướng dẫn thói quen quyết
đoán, nhà trị liệu giúp thân chủ thực hành và ông hy vọng thân chủ đáp ứng một cách
như ý trong các tình huống thực tế.
M. ao ước giá như cô ít bị động và kiềm chế được những biểu hiện trên khuôn mặt mẹ
mình. Cô dành khá nhiều thời gian ở bên mẹ hơn là được ở một mình thoải mái hơn,
và cô cảm thấy mẹ mình thúc đẩy thêm bản tính dễ dãi, chiều theo ý người khác của
cô.
Nhà trị liệu hướng M. tưởng tượng đến cảnh viếng thăm mẹ, ở đó cô cố đáp ứng các

hình thức quyết
đoán khác nhau. Trong môi trường an toàn và tích cực ở phòng trị liệu, M. có khả
năng chọn cách đáp ứng và cô cảm thấy phù hợp với bản tính gây tổn thương, ích kỷ,
và luyện tập cùng nhà trị liệu cho đến khi cô tích hợp được cảm giác lối phản ứng đặc
trưng của mẹ mình vừa không thích hợp vừa không hiệu quả.
Ngoài các kỹ thuật đã nêu, còn có thể kể thêm lối hướng dẫn thư giãn, tựa như thiền
định (mediation), thường được sử dụng kết hợp với một số chiến lược khác để dạy
cho thân chủ biết cách giảm thiểu sự căng thẳng thể lý và tâm thần,
Trong khi đó, chiến lược tiêm nhiễm stress chuẩn bị cho thân chủ vượt trước thời gian
để tiên liệu những tình huống có vấn đề.
M. sửa soạn cho lần thăm viếng mẹ mình sắp tới. Nhà trị liệu giải thích cho cô nỗi lo
lắng bộc lộ cái tôi của cô làm tăng thêm nỗi sợ hãi ngay trước khi gặp mẹ mình.
Họ cùng bàn tính bài tập ở nhà: nghe loại nhạc dịu nhẹ, ghi nhật ký những cảm xúc và
ý nghĩ, chống lại bất cứ tính chất phủ định nào bằng những lời bình luận tích cực, tạo
nên những đoạn phát ngôn củng cố mà cô có thể lặp lại với chính mình, lắng nghe
băng ghi âm buổi trị liệu trước.
Đến lúc gặp mẹ mình, M. tin cô có khả năng vận hành khung tham chiếu tâm trí, một
cảm giác vững chãi về cái tôi, hoàn toàn quyết đoán và đáp ứng theo hướng bảo vệ
bản thân, và một cảm giác mạnh mẽ rằng cô có thể xoay xở, giải quyết được mọi điều
có thể xảy ra đến trong đời.
Vậy là, ai đó lần đầu tiên cơ bản nghe nói đến cách tiếp cận trị liệu nhận thức có thể
đưa ra nhận xét đơn giản rằng, một quan điểm không phản ánh chính xác thực tế thì
không thể thật sự làm họ cảm thấy/ feel tốt hơn chút nào.
Song, nếu đề nghị một nhà trị liệu nhận thức chỉ bảo với thân chủ điều gì đó là sai lầm
thôi thì vô hình trung, lại vẽ biếm hoạ về cách tiếp cận này. Đối với một số người
khác thì nhà trị liệu nhận thức chủ yếu là tâm lý gia nhận thức, vốn có đủ đầy kinh
nghiệm để thường xuyên cung cấp các giải pháp vấn đề.
Thường tỏ ra đặc biệt hữu ích đối với các thân chủ bị trầm cảm, lo hãi, hoảng sợ và
rối loạn ám ảnh cưỡng bức, trị liệu hành vi và trị liệu nhận thức tương tự nhau về mặt
lý thuyết; ranh giới giữa chúng thường khá mập mờ và mưu mẹo trị liệu chuyên biệt

có thể tìm thấy như nhau cùng ở cả hai cách này. Do đó, dễ dàng nhận ra sự lưu giữ
trong quan niệm về thân chủ của cách tiếp cận này.
Thiên về kỹ thuật tác nghiệp, nhà trị liệu nhận thức- hành vi nhìn thân chủ dưới biểu
tượng của một người học việc đang cần nắm vững những thao tác mong muốn, luyện
tập và củng cố.
Mối quan hệ giữa họ vì thế, pha trộn giữa sự khách quan, rành mạch trong phân công
lao động với thái độ sẻ chia, cảm thông nhất định của tình huynh đệ.
Nhà trị liệu có khuynh hướng đưa ra các ý tưởng, hay bài tập ở nhà/ homework, một
điều gì đó để thân chủ thực hành nhằm giúp thân chủ đương đầu hữu hiệu khi xảy ra
tình huống tương tự trong thực tiễn đời sống.
Thời gian, với niềm khao khát đạt được mục tiêu đã nhất trí đề ra trở thành vấn đề
quan tâm chung của cả hai bên trong quá trình hợp tác.
4. Con người-trọng tâm trị liệu của Carl Rogers: Tình huynh đệ
(Thân chủ và mối quan hệ giữa thân chủ và nhà trị liệu- nhìn từ các cách tiếp cận tâm
lý trị liệu chính yếu, bài 5)
Dường như một nhà trị liệu giỏi nên được đào tạo để biết gìn giữ những ranh giới một
cách rõ ràng, làm thế nào nhận ra lúc thân chủ cần có những nhu cầu đặc biệt như
thuốc men hay nhập viện; ngoài ra, nhà trị liệu giỏi có lẽ cũng phải biết tất cả những
triệu chứng chính mà đồng nghiệp thuộc các trường phái, cách tiếp cận khác vẫn sử
dụng.
Sự khác biệt căn bản là các nhà trị liệu Nhân văn xem hành vi của thân chủ từ ý nghĩa
nhận thức hơn là từ quan điểm lượng giá và chẩn đoán.
Nhà trị liệu giỏi thì cần phải biết làm thế nào để nhận ra cơn trầm cảm, nỗi lo hãi, ý
tưởng tự sát, suy nghĩ lệch lạc, v.v và điều ấy chỉ có thể thực hiện qua đào tạo. Nhà
trị liệu cần được đào tạo đủ tốt để ông/ bà ấy đáp ứng tự nhiên với những dấu hiệu
nguy hiểm, song sự đáp ứng này phải thuộc phong cách Nhân văn.
Dĩ nhiên, vấn đề không chỉ có vậy. Dường như ý nghĩa của tinh thần trị liệu của Carl
Rogers còn là ở chỗ không thực sự cần đến những kỹ thuật được đào tạo như phân
tích giấc mơ, dạy những câu nói khẳng định một cách tích cực, v.v
Cùng với lý luận về con người trong tiến trình tự khẳng định mình/ theory of humans

in the process of actualization, quan điểm của Carl Rogers trở thành cơ bản nhất so
với các trường phái tâm lý trị liệu Nhân văn khác: các thân chủ (chứ không phải bất
cứ ai khác) luôn luôn là chuyên gia giỏi nhất, người thông tỏ nhất về cuộc sống của
chính họ/ the clients ar always their own best experts about their lives. (David J. Cain
& Julius Seeman (eds).Humanistic Psychotherapies: Handbook of Research and
Practice.(2nd edn.). Washington, DC: American Psychological Association, p.147).
Với Carl Rogers, người xin được giúp đỡ, hỗ trợ tâm lý- đối tác của nhà tham vấn
trong tiến trình trị liệu chưa bao giờ xuất hiện trong tâm trí ông như một kẻ yếu đuối,
đang mang bệnh theo mô thức của y khoa.
Ông tâm sự:
Tôi chưa bao giờ cảm thấy thoải mái với thuật ngữ bệnh nhân/ patient (N.T nhấn
mạnh). Tôi chưa từng làm việc với những bệnh nhân; chí ít vì tôi không phải là bác sĩ.
Tôi không hề muốn bị cáo buộc hành nghề y mà không có bằng cấp chuyên môn.
Ngay cả khi phải khái quát hoá, chúng tôi cũng chưa từng liên đới với bệnh nhân. Và
tôi biết mình đã rất có ý thức trong việc cố tìm ra một thuật ngữ thích hợp hơn. Dù
không thực sự hoàn hảo, song thuật ngữ thân chủ/client (N.T nhấn mạnh) thoả mãn
tương đối nhiều khía cạnh những gì tôi muốn đề cập.
Có thể xem những lời liền mạch dưới đây của Carl Rogers như là định nghĩa trực tiếp
về thân chủ:
Thân chủ là người tự chịu trách nhiệm, dù tìm đến một ai đó để nhờ giúp đỡ, song nơi
lượng giá và quyết định vẫn nằm bên trong chính bản thân anh ấy. Và anh ấy không
đặt chính mình vào bàn tay của một ai khác. Anh ấy vẫn giữ óc phán đoán riêng.
Dường như đây là thuật ngữ tốt nhất mà tôi có thể tìm thấy.
/ A client is self-responsible ,going to someone else for help but still containing the
locus of evaluation within himself, the locus of decision. And he's not putting himself
in the hands of someone else. He still retains his judgment. It seemed like the best
term I could find. (ibid.loc.cit).
Nhà trị liệu con người/ thân chủ- trọng tâm theo phong cách Carl Rogers, xa xưa còn
được gọi là "nhà trị liệu không hướng dẫn"/ non-directive therapist từ bỏ dứt khoát
việc diễn giải, chẩn đoán hay khuyên nhủ; do xuất phát từ quan niệm rằng những chỉ

thị, hướng dẫn như thế quấy rối/ interfere tiến trình trị liệu.
Tuy vậy, con người- trọng tâm trị liệu không phải là cách tiếp cận thụ động, tiêu cực.
Sau khi chào hỏi xã giao, M. bắt đầu bằng câu: "Tôi thực sự bấn loạn". Nhà trị liệu
muốn cùng M. lưu lại kinh nghiệm nên truyền thông với M. là cô được hiểu chính
xác, và không hề có bất kỳ sự đánh giá nào về các cảm xúc của cô.
Nhà trị liệu nghe M. nói và đáp lại: "Ngay lúc này đây cô đang cảm nhận rằng giá như
mọi điều đừng trở nên tồi tệ như thế. Đó là lý do vì sao cô đến đây."
Thân chủ được xem là người có những nguồn lực nội tại cho sự tự am hiểu bản thân
đủ để thay đổi quan niệm về bản ngã/ self, những thái độ, hành vi, và để vươn tới toàn
bộ năng lực tiềm tàng trong mình.
Khía cạnh quan trọng nhất của trị liệu là mối quan hệ giữa thân chủ và nhà tham vấn.
Danh xưng thân chủ/ con người- trọng tâm trị liệu duy trì tiêu điểm của thân chủ hơn
là tập trung vào các vấn đề, mục tiêu, hành vi, hoặc vào tư cách chuyên gia của nhà
tham vấn, trị liệu.
Thân chủ đối mặt với nhà tham vấn cảm nhận một cách trung thực, thích đáng/
congruent, thấu cảm/ empathic understanding và chấp nhận/ accept thân chủ như một
con người đơn nhất đáng quan tâm, chứ không phải thân chủ đang gặp gỡ một kỹ
thuật viên đề nghị, khuyến cáo, thuyết phục hay phân tích.
Trong phạm vi giới hạn của mối quan hệ trị liệu này, điều luôn được nhấn mạnh là
tình bạn đồng hành giữa người với người hơn là bản hợp đồng giữa một bên ở vị thế
hỗ trợ và bên kia trong vai được giúp đỡ.
Nhà trị liệu tin tưởng thái độ ấy sẽ giúp thân chủ nhận ra giá trị riêng có của bản thân
cô, để rồi cô bắt đầu gánh lấy toàn bộ trách nhiệm lựa chọn việc sống ở đời, đến độ
những sự lựa chọn đó sẽ trở nên tương hợp với tiềm năng thực sự của chính cô.
Có một vài điều kiện phải được thoả mãn trong cách tiếp cận con người-trọng tâm, và
nếu được thoả mãn, sự thay đổi mang tính tâm lý trị liệu sẽ diễn ra và chúng làm thay
đổi cấu trúc nhân cách.
Đến đây, có thể bật ra câu hỏi: các cụm từ "sự thay đổi mang tính tâm lý trị liệu"/
psychotherapeutic change, "sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách"/ constructive
personality change vừa nêu thực sự hàm nghĩa gì?

Có thể hiểu nôm na rằng, đó là sự thay đổi trong cấu trúc nhân cách của cá nhân, cả
trên bề mặt và những tầng bậc sâu thẳm hơn, trong chiều hướng mà các nhà lâm sàng
có thể hài lòng tích hợp thêm những ý nghĩa lớn lao nữa, ít hẳn xung đột nội tâm,
nhiều năng lượng hiệu dụng hơn cho việc sống đời có ý nghĩa; thay đổi trong hành vi,
tránh xa những hành vi thường được xem là thiếu chín chắn và hướng đến những
hành vi trưởng thành.
Trong khi thân chủ tiêu biểu cho sự lo hãi, tổn thương hay trạng thái không thích đáng
thì trái lại, nhà trị liệu đại diện cho sự chân thành, trung thực, nhận thức tràn đầy và
không phòng vệ khi hồi đáp những phản ứng của thân chủ.
Nhà trị liệu trung thực, hợp nhất trong nhận thức, cảm xúc và hành vi cho phép thân
chủ cũng thực sự thích đáng tương tự. Kinh nghiệm của thân chủ về việc nhà trị liệu
biểu lộ cái tôi như thế được thân chủ nhìn nhận là hữu ích hơn so với những dấu hiệu
giảng giải liên quan đến hành vi và ý tưởng của thân chủ (mà chính thân chủ đón nhận
chúng như là sự đánh giá).
Sự chống đối hay ủng hộ từ phía thân chủ có thể được giải toả nhờ đối thoại chân
tình. Trong những cơ hội hiếm hoi rất đáng mong đợi ấy, khi mà nhà trị liệu tỏ ra
không đủ khả năng đáp ứng thân chủ với sự chấp nhận toàn thể, thì năng lực cảm xúc
thích đáng và các biểu lộ của cái tôi bị giảm bớt nét hấp dẫn.
Lúc M. đào sâu kinh nghiệm hồi còn bé ở nhà, cô bắt đầu nói nhanh dần, không
ngừng nghỉ; cái giọng kể chuyện này gợi lên nét dính dấp sâu xa của cảm xúc vào nội
dung câu chuyện.
Nhà trị liệu nhận ra mình không có khoảng không gian nào để suy xét về những sự
kiện được nghe, nên ông nói: "Tôi đang ngập trong các chi tiết. Chúng ồ ạt xuất hiện
đến nỗi tôi không thể tiếp thu kịp. Và tôi đang tự hỏi có phải đó cũng là cách mà đôi
khi cô cảm nhận về bản thân mình?"
Tại bất kỳ thời điểm nhà trị liệu kinh nghiệm sự bối rối hay sự thiếu tri nhận, ông yêu
cầu được hiểu rõ ràng hơn, hoặc diễn đạt bằng cách khác những từ của thân chủ trong
nỗ lực muốn nắm vững toàn bộ ý nghĩa và cảm xúc của thân chủ.
Kết quả của việc điều chỉnh và giải thích chi tiết ấy của thân chủ làm cho nhà trị liệu
và thân chủ trở thành bạn đồng hành, cùng nhau tìm kiếm cảm nhận về kinh nghiệm

diễn ra một cách thật chính xác.
M. nói rằng giá như cô là đứa con gái ngoan hơn thì mẹ cô có thể đã là bà mẹ tốt hơn.
Nhà trị liệu phản hồi: "Cô đã kể tội lỗi của mình trước đây. Có có nghĩ rằng ý định trở
thành đứa con gái ngoan là một phần ý thức về tội lỗi?".
Từ việc hạn định từ ngữ của chính cô và ấn tượng với việc điều chỉnh của nhà trị liệu,
M. tiến sâu nữa vào cảm giác tội lỗi và nhận ra rằng cô thực sự là đứa con gái ngoan
và không có lý do gì để nghĩ ngược lại- M. đạt đến sự bừng tỉnh đáng giá mang tính
trị liệu.
Trong cách tiếp cận con người-trọng tâm, nhà trị liệu nhìn nhận thân chủ với thái độ
tôn trọng tích cực vô điều kiện/ unconditional positive regard, một ước muốn để thân
chủ được là họ và để họ diễn đạt bất cứ điều gì trong mỗi khoảnh khắc; chấp nhận
hiện trạng của thân chủ là hệ trọng như với chính thân chủ cảm nghĩ; và tôn trọng
những khả năng, nguồn lực nội tại của thân chủ.
Thái độ của nhà trị liệu quan tâm nhưng không chiếm hữu/ non-possesive caring là rất
cần thiết để giúp thân chủ đi đến việc khám phá giá trị bản ngã/ self-worth.
Điều cơ bản là việc tôn trọng và chấp nhận/ acceptance diễn ra một cách có chủ ý và
hài hoà nhằm tránh tạo nên những quyết định cho thân chủ, đủ để thân chủ kinh
nghiệm những mức độ khác nhau của sự độc lập và tự chịu trách nhiệm với chính bản
thân mình.
Trong tiến trình trị liệu, M. nhận thấy mình không bao giờ buộc phải cảm thấy sai trái.
Nhờ nhà trị liệu, cô kinh nghiệm những cảm xúc của mình là thứ đáng giá để cô có
thể sử dụng như những trạm chỉ đường ngõ hầu sắp xếp chuyện đời mình và đặt
những mục tiêu cho tương lai. Khi tính tự tin tăng lên, cô phát hiện những cách thức
tương hợp để diễn đạt và bảo vệ bản thân trong quan hệ với mẹ và với những người
khác.
Kết đôi với sự chấp nhận là cảm xúc sâu xa của nhà trị liệu muốn thấu hiểu/ empathic
understanding một cách sát hợp thế giới của thân chủ như chính thân chủ nhìn nó.
Nhấn mạnh sự thấu cảm này không chỉ giúp nhà trị liệu kinh nghiệm sự tôn trọng tích
cực vô điều kiện mà còn cho phép thân chủ nhận ra những lúc nào thì cô được lắng
nghe hoàn toàn hay không.

Được lắng nghe và "nhìn thấy" bởi nhà trị liệu là chìa khoá thành công của một cuộc
trị liệu; ở đó, thân chủ còn học hỏi về tình yêu thương bản ngã/ self-love.
M. phát lộ là cô ghét mẹ mình, lý do duy nhất khiến cô còn tiếp tục giữ quan hệ với bà
là vì cô thấy mình quá tội lỗi nếu không làm thế. Nhà trị liệu không phản đối mà cũng
không biểu đồng tình với tuyên bố của cô, song ông tỏ ra chấp nhận sự trung thực của
nó trong giây phút này: "Ngay cả khi cô không muốn tiếp xúc nữa, cô vẫn cảm thấy
một nhu cầu không muốn từ bỏ mẹ mình dù có lần bà ấy đã bỏ rơi cô."
Có vẻ tiến trình thành nhân đã khởi sự thông qua mối quan hệ trị liệu với nhà tham
vấn, giờ đây đang tiếp tục diễn ra trong thân chủ M.
Nhiều nghiên cứu khẳng định: cách tiếp cận này tỏ ra đặc biệt hấp dẫn với các thân
chủ có nhu cầu sâu xa trong việc định hướng sự khám phá cảm xúc bản thân; họ là
người coi trọng trách nhiệm đối với chính mình.
Trong khi đó, với những ai thích được các nhà trị liệu, tham vấn đưa cho lời khuyên
bao quát, chẩn đoán những vấn đề, hay giúp họ phân tích tâm lý/ tinh thần bản thân sẽ
chắc chắn nhận thấy sự kém hiệu quả trong cách tiếp cận theo tư tưởng của Carl
Rogers.
Tóm lại, không thể không lưu ý biểu hiện nghịch lý trong quan hệ trị liệu, bất kể cách
tiếp cận trị liệu ra sao, luôn tạo nên nhiều vấn đề cho cả thân chủ và nhà trị liệu; bởi
mỗi bên phải quyết định làm thế nào có thể bao hàm cả tính dân chủ và quyền uy, tinh
thần cộng tác và việc không "bằng vai phải lứa", khả năng bình đẳng và hoàn toàn
chẳng bình đẳng gì
Một khái niệm nào đó, như phóng chiếu/ projection xuất phát từ Freud hay sơ đồ/
schema trong trị liệu Nhận thức- hành vi không còn thể hiện sức mạnh thao tác của nó
chỉ ở riêng cách tiếp cận cụ thể, duy nhất mà thực tế, người ta còn tìm thấy các biểu
hiện của nó cả trong các cách tiếp cận khác nữa.
Vì tự bản chất sâu xa, trị liệu chính là quan hệ và sự thay đổi chỉ diễn ra bên trong sự
gặp gỡ, tiếp xúc liên nhân cách giữa nhà tham vấn và thân chủ.
Dù dưới bất cứ nền văn hoá nào, đặc tính cơ bản của mối quan hệ này cũng đều được
nhìn nhận tựa như một cuộc hành trình chia sẻ.


×