Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Kế hoạch cho chiến dịch truyền thông tinh hoa ẩm thực hà thành ngày tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.72 KB, 18 trang )

Kế hoạch cho chiến dịch truyền thông:
TINH HOA ẨM THỰC HÀ THÀNH NGÀY TẾT
I.

Phân tích thực trạng

1.Tổng quan về mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Hà Nội
Người Hà Nội vốn có nếp sống giản dị nhưng lại vơ cùng thanh lịch và tinh tế. Sự thanh lịch,
tinh tế ấy gửi gắm ở từng món ăn, thức uống, đặc biệt là ở mâm cơm dịp Tết nguyên đán .Mâm
cỗ truyền thống của người Hà thành vừa đặc trưng cho mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc vừa mang
những bản sắc riêng, cái chất đặc biệt của người Hà Nội. Mỗi món ăn lại mang những hương vị
riêng, gửi gắm những ý nghĩa đặc biệt.

Mâm cỗ Tết của người Hà Nội thường rất bài bản theo đúng nét cổ truyền của dân tộc. Mâm
cỗ Tết miền Bắc thường có 4 bát, 4 đĩa tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương. Cỗ lớn
thì 6 bát 6 đĩa hoặc 8 bát 8 đĩa tượng trưng cho phát lộc, phát tài. Có khi mâm cỗ lớn phải xếp
cao đến 2, 3 tầng. Cỗ ngày xưa phải bày lên mâm gỗ hoặc mâm đồng, đi cùng với bát chiết yêu
và đĩa cây mai .Có thể nói ,mâm cỗ truyền thống ngày Tết là nơi tập trung tinh hoa ẩm thực Hà
thành.


2.Thực trạng ngày nay
 Sự thay đổi của đời sống hiện đại cũng khiến cho chất lượng và giá trị của mâm cỗ Tết

truyền thống Hà Nội thay đổi đi phần nào, có sự xuất hiện của những món ăn hiện đại
phù hợp với khẩu vị của mọi người ngày nay như thịt hun khói, xúc xích,bít tết,… .

Thịt hun khói, bít tết xuất hiện trong mâm cỗ ngày Tết của thời hiện đại
Hoặc thay vì ở nhà chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết thì người Hà Nội ngày nay bận rộn thường lựa
chọn ra những nhà hàng cho tiện và khơng tốn cơng sức. Nhiều nhà hàng có doanh thu đợt Tết
cao hơn ngày bình thường như nhà hàng Ngọc Trai, Yakimono,Bingo House,… .Chính những


điều này làm mai một bản sắc ẩm thực ngày Tết Hà thành.
 Chúng tôi đã thực hiện bài khảo sát hiểu biết của học sinh ( có độ tuổi 15-18 ), sinh

viên ( độ tuổi 18-22 ) về mâm cỗ truyền thống của người Hà Nội hiện nay.
Qua thống kê :






Hơn 95% học sinh cấp 3 và sinh viên đã ăn mâm cỗ ngày Tết nhưng chỉ có 15% là hiểu
chi tiết về những món ăn trên mâm cỗ và số cịn lại là hiểu sơ sơ và không quan tâm đến
điều này.
Nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn cùng gia đình ra nhà hàng, ăn đồ ăn nhanh thay vì
chuẩn bị mâm cỗ truyền thống ở nhà bởi sự tiện lợi và nhanh gọn.
Hơn 75% trong số sinh viên khảo sát là chưa hiểu hết về sự phong phú của mâm cỗ ngày
Tết Hà Nội ( cả những bạn sống trong và ngoài Hà Nội ).
Và hầu hết học sinh,sinh viên lựa chọn đi chơi cùng bạn bè hay lướt web chứ không ở
nhà cùng chuẩn bị mâm cỗ cùng bố mẹ .

=> Thực trạng ngày nay : đa số học sinh,sinh viên có hiểu biết khá ít, chưa thật đúng về mâm
cỗ ngày Tết và ý nghĩa thực sự của nó. Nhiều người ở những tỉnh khác vẫn chưa hiểu rõ và chưa
biết đến về tinh hoa của ẩm thực Hà thành. Hầu hết mọi người khi khảo sát đều cho rằng mâm cỗ
ngày Tết của Hà Nội chỉ như mâm cỗ truyền thống của người miền Bắc mà không biết đến sự
đặc biệt trong đó. Điều này khiến nhiều món ăn truyền thống ngày Tết của Hà thành đang dần bị
mai một bản sắc và hiện đại hóa.


II.

Xác định
1. Xác định đối tượng

và phân tích đối tượng

Cơng chúng mục tiêu: học sinh THPT và sinh viên trong khu vực Hà Nội
Công chúng liên quan: Bố mẹ của cơng chúng mục tiêu
2. Phân tích đối tượng
 Cơng chúng mục tiêu : Học sinh, sinh viên khu vực Hà Nội – Độ tuổi 16-23

PHÂN TÍCH CHUNG





Ngày nay, trong xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế, trong điều kiện phát triển cơng nghệ thơng
tin, nền văn hố của chúng ta có nhiều điều kiện giao lưu, tiếp xúc với các nền văn hoá trên
thế giới, kể cả văn hoá phương Đông và phương Tây khiến cho giới trẻ, trong đó có nhóm
đối tượng độ tuổi từ 16-23, khơng quan tâm nhiều về văn hóa truyền thống.
Dành nhiều thời gian cho việc giải trí hơn là tự học hỏi tìm hiểu, đặc biệt là lịch sử, văn hóa
dân tộc.
Tâm lý đối tượng:
+ Chỉ coi tết là kì nghỉ xả hơi, thời gian tụ tập bạn bè nên thời gian sẽ dành đề làm
những việc mình thích chứ khơng mấy quan tâm đến mâm cỗ ngày Tết.

+ Ở độ tuổi này đối tượng dễ bị tác động bởi xu thế đám đơng, những cái lạ nên ít
sở thích ăn uống thường là thức ăn nhanh, các món có nguồn gốc từ nước ngồi.
Trong một khảo sát có đến 88% đối tượng thích đồ ăn nhanh hơn.
 Kênh truyền thơng tiếp cận chủ yết qua Internet, đặc biệt là mạng xã hội.


PHÂN TÍCH THEO TỪNG NHĨM
1. Độ tuổi 16-18
- Dành nhiều thời gian cho việc học, cơ bản chưa có kỹ năng nấu ăn nên cũng chưa
hiểu biết về ẩm thực nói chung và ẩm thực Hà Nội nói riêng.
2. Đội tuổi 19-23
a. Là người Hà Nội
- Dành thời gian để đi du lịch, tìm hiểu về nhiều nơi khác nhưng lại khơng thích thú đến
việc khám phá về chính nơi mình đang sống
b. Không phải người Hà Nội
- Đối tượng là người từ nhiều nơi ở lại Hà Nội với mục đích học tập nên khơng có hiểu biết
về nét văn hoa đặc trưng của Hà Nội, trong đó có mâm cỗ truyền thống.
- Vào dịp Tết Nguyên đán thường về q, đón Tết cùng gia đình nên khơng có cơ hội biết
đến, thưởng thức mâm cỗ truyền thống của Hà Nội.


 Công chúng liên quan: bố mẹ của công chúng mục tiêu
1. Là người Hà Nội:
-

-

Đa số các bậc phụ huynh chưa hiểu hết được ý nghĩa của mâm cỗ truyền thống nên vào
ngày Tết, thường nấu theo sở thích của thành viên trong gia đình; đồng thời khơng nhận
thấy việc giáo dục con cái về văn hóa truyền thơng của địa phương, trong đó có mâm cỗ
truyền thống là khơng thiết.
2. Khơng phải người Hà Nội:
Mỗi vùng miền có thể có những cách nấu nướng bày biện mâm cỗ truyền thống riêng nên
có thể khơng biết về mâm cỗ truyền thống của Hà Nội.
 Kênh truyền thông tiếp cận là Internet( báo mạng điện tử như Dân trí, Afamily, .... và

các forum diễn đàn dành cho các bậc cha mẹ ) , báo truyền thống.
III.

Xây dựng mục tiêu

1. Mục tiêu chung
- Góp phần gìn giữ một nét đẹp trong văn hóa âm thực của Hà Nội xưa, đó là mâm cỗ
-

truyền thống này Tết.
Đồng thời quảng bá để cho mọi người biết được sự tinh tế của mâm cỗ Tết truyền thống ở
Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể từng đối tượng

STT

Nhóm đối tượng

1.

Ít quan tâm

2.

Quan tâm ở mức độ vừa
phải

3.


Quan tâm

Đặc điểm

Mục tiêu

Chưa có hiểu biêt về mâm cỗ truyền
Có thêm hiểu biết
thống của Hà Nội.
Đã có hiểu biêt về mâm cỗ truyền thống Thay đổi nhận thức về giá trị tinh
nhưng chưa hiểu được ý nghĩa.
thần của mâm cỗ truyền thống Hà
Nội.
Thích các giá trị văn hóa truyền thống
Thay đổi hành vi
đặc biệt là ẩm thức.
( giúp mẹ làm mâm cỗ Tết, thích ăn
các món truyền thống hơn ), tác
động đến các đối tượng liên quan
khác.


IV.

1.

Xác định những hoạt động hướng tới mục tiêu và các chỉ số
đánh giá

Lên kế hoạch cho nội dung trang ( page ) của chiến dịch trên Facebook.

- Mục tiêu:
+ Thiết kế bộ nhận diện cho trang của chiến dịch.
+ Lựa chọn những nội dung sẽ đăng trên trang, thời gian đăng.
- Ý nghĩa:
+ Thú hút sự quan tâm của nhóm đối tượng mục tiêu.
- Các mục con của hoạt động:
+ Tập hợp các thánh viên, cùng bàn bạc thống nhất.
- Điều kiện nguồn lực:
+ Nhân lực: toàn bộ thành viên
+ Thời gian: 13h-16h ngày 1-12-2016

Lựa chọn ban quản trị cho trang của chiến dịch.
- Mục tiêu:
+ Ban quản trị phải có khả năng viết bài thu hút sự quan tâm của đối
tượng, có thời gian đăng bài, trả lời bình luận, tăng tương tác với đối
tượng.
- Ý nghĩa:
+ Tăng số lượng người thích trang  thêm nhiều người biết đến chiến
dịch
+ Duy trì sự quan tâm, theo dõi của đối tượng với chiến dịch.
- Các mục con của hoạt động:
+ Nhận đơn đăng kí từ các thành viên
+ Tổ chức thi thử viết bài
+ Công bố các bài viết cho toàn bộ các thành viên
+ Bỏ phiếu lựa chọn 2 thành viên phù hợp nhất
- Điều kiện nguồn lực:
+ Nhân lực: Các thành viên có sở thích viết bài quản lý trang trên
Facebook
+ Thời gian: 8h-11h ngày 3-12-2016
3. Tập huấn cho các thành viên các kiến thức về mâm cỗ truyền thống của Hà Nội.

- Mục tiêu:
+ Tất cả các thành viên biết và hiểu về ý nghĩa mâm cỗ truyền thống của
Hà Nội
- Ý nghĩa:
+ Các thành viên hiểu về ý nghĩa của chiến dịch
- Các mục con của hoạt động:
+ Tìm tài liệu qua báo mạng và một số chương trình truyền hình
+ In tài liệu
+ Lựa chọn người có hiểu rõ nhất về mâm cỗ truyền thống của Hà Nội
truyền đạt lại cho các thành viên còn lại
2.


-

Điều kiện nguồn lực:
+ Nhân lực: Hai người đã tìm hiểu kỹ về mâm cỗ truyền thống của Hà
Nội. Một người (chụ trách nhiện chính) truyền đạt lại cho các thành
viên, người còn lại sẽ hỗ trợ khi cần thiết hoặc thay thế khi người chịu
trách nhiệm chính khơng thể đến
+ Thời gian: 8h-10h ngày 4-12-2016
+ Kinh phí in tài liệu: 20.000 đồng

4. Thực hiện khảo sát về mức độ hiểu biết của đối tượng mục tiêu về mâm cỗ truyền

thống của đối tượng.
- Mục tiêu:
+ Biết được mức độ hiểu biết của nhóm đối tượng mục tiêu
- Ý nghĩa:
+ Xác định sẽ lượng thông tin sẽ cung cấp trên trang, những thông tin

nào sẽ đăng chủ yếu
- Các mục con của hoạt động:
+ Lựa chọn câu hỏi khảo sát
+ Xây dựng khảo sát biểu mẫu trên Google
+ Chia sẽ đường dẫn của biểu mẫu tới diễn đàn của một số trường THPT
(Trường Nguyễn Gia Thiều, Lê Quý Đôn, Yên Hịa, Thăng Long.... và
Đại học (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Kinh tế quốc dân, Sư
phạm...) trong khu vực Hà Nội
- Điều kiện nguồn lực:
+ Nhân lực: 2 thành viên bàn bạc xây dựng biểu mẫu
+ Thời gian: từ 5-9/12/2016
- Chỉ số đánh giá: 2000 người thực hiện khảo sát
5.

Tạo trang gửi lời mời thích trang qua Facebook.
- Mục tiêu:
+ Để mọi người biết đến chiến dịch
- Ý nghĩa:
+ Tăng lượt thích, sự quan tâm từ nhóm đối tượng
- Các mục con của hoạt động:
+ Ban quản trị trang lập trang gửi lời mời thích trang qua Facebook
- Điều kiện về nguồn lực:
+ Nhân lực: ban quản trị
+ Thời gian: 10/12/2016
- Chỉ số đánh giá: 1200 lượt like

6.

Đăng bài trên trang theo kế hoạch đã xây dựng
- Mục tiêu:

+ Cung cấp thơng tin về các món ăn trong mâm cỗ truyền thống của Hà
Nội và ý nghĩa của nó
- Ý nghĩa:
+ Duy trì sự theo dõi của đối tượng đã thích trang


+

-

-

Thay đổi nhận thức của nhóm đối tượng khơng quan tâm hay ít quan
tâm đến mâm cỗ truyền thống
Điều kiện về nguồn lực:
+ Nhân lực: ban quản trị
+ Thời gian: 10/12/2016-20/1/2017
Chỉ số đánh giá: mỗi ngày ít nhất 2 bài

7. Triển khai hoạt động: Ăn thử một số món đặc biệt chỉ có trong mâm cỗ truyền

thống Hà Nội.
- Mục tiêu:
+ Thu hút sự chú ý của các đối tượng tham gia
+ Nhóm đối tượng được ăn thử một số món đặc biệt.
+ Phỏng vấn đối tượng học sinh, sinh viên và một số phụ huynh.
- Ý nghĩa:
+ Tạo cơ hội ăn thử với những đối tượng chưa biết đến.
+ Tạo sự hứng thú khi ăn một số món truyền thống.
- Các mục con của hoạt động:

+ 12/12/2016: Họp nhóm
• Lựa chọn các món ăn thử
• Xây dựng câu hỏi phỏng vấn
• Phân chia cơng việc
+ 16/12/2016 và 21/12/2016: Chuẩn bị các món ăn thử
+ Tìm hiểu thời gian tan học của các trường sẽ là địa điểm diễn ra hoạt
động vì thời gian hoạt động diễn ra vào giờ tan học nên cần. Nếu địa
điểm đã được lựa chọn khơng thể thực hiện thì sẽ di chuyển đến địa
điểm khác gần đó.
+ Tìm hiểu về thời tiết diễn ra hoạt động. Nếu điều kiện thời tiết khơng
cho phép thì lùi ngày diễn ra hoạt động 1 ngày. Có thơng báo về thay
đổi thời gian trên Facebook
+ Khi ăn thử kết hợp trị chơi: “Bịt mắt đốn tên món ăn”
+ Chụp ảnh quay lại hoạt động của nhóm và đăng lên trang của chiến
dịch
- Điều kiện về nguồn lực:
+ Nhân lực:
• Hậu cần: 4 người. Chịu trách nhiệm chuẩn bị các món ăn thử
• Phỏng vấn: 2 người. Chịu trách nhiệm phỏng vẫn và thu hút sự chú ý để mọi người tham gia
• Kĩ thuật: 3 người. Chịu trách nhiệm quay và chụp ảnh lại
+ Thời gian: 17/12/2016 : tổ chức tại Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
22/12/2016: tổ chức tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền
+ Kinh phí: 200.000 đồng
- Chỉ số đánh giá: Theo mỗi địa điểm
Tham gia trò chơi: 12-16 người
Phỏng vấn: 12-16 học sinh, sinh viên và 5 phụ huynh (đối với địa điểm là
trường THPT)


Thu hút sự chú ý, quan sát: 30-35 người


V.

Thiết kế thông điệp và xác định các kênh truyền thông.

Thiết kế thông điệp.
Xác định các kênh truyền thông.

1.
2.

 Internet và Mạng xã hội:











- Facebook:
Đây là lựa chọn hàng đầu của chiến dịch bởi đây là kênh truyền thơng có tiềm
năng vơ cùng lớn:
Lập fanpage “Tinh hoa ẩm thực Hà Thành ngày Tết” sẽ giúp đối tượng mà chiến
dịch muốn hướng đến tiếp cận thơng tin một cách chi tiết, chính xác, kịp thời và
hiệu quả bởi mọi người đều có thể theo dõi thông tin trên page.
Fanpage lập ra sẽ cung cấp thêm thơng tin bổ ích, cách làm những món ăn truyền

thống ngày Tết của Hà Nội xưa nhằm lưu giữ và khơi gợi những kí ức về một nét
đẹp của Hà Thành đang dần bị mai một trong xã hội hiện đại.
Facebook có khả năng tương tác tốt nhất và là một kênh “hot” vì có độ phủ sóng
lớn, thành phần sử dụng Facebook chủ yếu là giới trẻ => Đây là đối tượng mà
nhóm muốn hướng tới.
Có thể chạy quảng cáo cho page và chọn đối tượng.
Các bài đăng cần phải khoa học và có lịch trình cụ thể: xác định nội dung cần
đăng mỗi ngày và căn giờ đăng để có lượng tiếp cận cao nhất có thể.


Bên cạnh đó, facebook cũng có một số hạn chế nhất định:
 Nếu đưa quá nhiều thông tin trong một ngày sẽ gây lỗng bởi q tải thơng tin do
đó khiến người xem khó nắm bắt được những hoạt động của page.
 Ngồi ra, nhiều người dùng facebook có thói quen đọc lướt qua hoặc không đọc
nếu bài đăng quá dài hoặc khơng hấp dẫn.
 Vì đây là một chiến dịch phi lợi nhuận nên nếu chạy quảng cáo trên facebook thì
sẽ tốn 1 khoản tiền (tùy vào số tiền thực tế chi tiêu hàng ngày cho quảng cáo).


Giải pháp cho những hạn chế trên:
 Số lượng bài đăng mỗi ngày cần được quản lí chặt chẽ, tránh tình trạng đăng q
nhiều thơng tin.
 Tìm những nội dung hấp dẫn, thú vị để thu hút người đọc, tạo hứng thú cho đối
tượng xem.
 Chạy quảng cáo trung bình 1 tuần 1-2 lần (chọn mức quảng cáo phù hợp, tránh
lãng phí, mục đích để nhiều người tiếp cận được chiến dịch hơn).
 Kênh offline:





Các kênh truyền thông phi đại chúng:
 Tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu với 1 số trường cấp 3, đại học trên địa bàn Hà
Nội, giới thiệu với công chúng mục tiêu về hoạt động cũng như mục đích của
chiến dịch này. Đây là hình thức truyền thơng trực tiếp, tạo được ấn tượng đối với
đối tượng mà chiến dịch hướng đến.
 Tổ chức một số hoạt động đồng hành với chiến dịch. Đầu tiên sẽ phỏng vấn một
số đối tượng nằm trong nhóm cơng chúng mục tiêu, sau đó tổ chức một vài hoạt
động để các đối tượng tham gia, từ đógiúp đối tượng thêm hứng thú với chiến
dịch, đồng thời cũng đem lại một số giá trị tinh thần cho người tham gia.


Tuy nhiên cũng có một số lưu ý như sau:
 Tổ chức các buổi gặp mặt, giao lưu,… cần chuẩn bị thêm poster đưa cho đối
tượng. Vì đây là hình thức truyền thơng trực tiếp, giao tiếp bằng lời nói nên đối
tượng có thể sẽ nhanh quên và không đọng lại được thông tin gì. Vì vậy poster là
một giải pháp tốt, vừa giúp đối tượng nhớ được thông tin, tên page,… vừa là một
cầu nối hữu hiệu để tăng hiệu quả truyền thông.
 Các hoạt động đồng hành cần tạo được hứng thú đối với người tham gia, kêu gọi
mọi người cùng tìm hiểu, gìn giữ nét đẹp của ẩm thực Hà Thành. Những hoạt
động đồng hành sẽ được quay lại và chia sẻ lên page nhằm hưởng ứng chiến dịch
cũng như tạo hứng thú cho đối tượng mục tiêu cũng như các đối tượng liên quan
khác.

VI.

Phân bổ thời gian và lịch trình hoạt động

1. Truyền thông offline


1.1 Tổ chức buổi khảo sát thực tế
- Địa điểm: + Trường THPT Nguyễn Gia Thiều
+

Học viện Báo chí và tuyên truyền
- Thời gian: Ngày 16/12/2016 và 17/12/2016
- Đối tượng khảo sát: Học sinh trường THPT Nguyễn Gia Thiều và sinh viên Học
viện Báo chí và tuyên truyền.
a. Mục tiêu:
- Khảo sát về mức độ hiểu biết của học sinh THPT, sinh viên đại học về mâm cỗ
truyền thống ngày Tết.
- Tạo ra một phần thăm dị bổ ích nhưng khơng mang lại cảm giác bắt buộc cho
đối tượng


- Hoạt động này sẽ giúp cho nhiều người biết đến chiến dịch và theo dõi các hoạt
động tiếp theo của chiến dịch hơn.
b. Chuẩn bị
- Chuẩn bị từ 4-5 món ăn xuất hiện trong mâm cỗ truyền thống vào dịp Tết của
người dân Hà Nội.
- Các món ăn bao gồm: Canh bóng, giị xào, chè kho, bánh chưng, nem rán.
c. Tiến hành
- Các bạn học sinh, sinh viên sẽ được phỏng vấn một vài câu hỏi có liên quan đến
chủ đề ngày tết cũng như về mâm cỗ truyền thống của gia đình mình.
- Sau khi trả lời xong, học sinh, sinh viên sẽ được bịt mắt và nếm thử lần lượt
tùng món ăn và phải đốn xem đó là món ăn gì?
- Chụp ảnh, check in cùng với photobooth.
- Gửi lời cảm ơn và có phần quà lưu niệm đến các bạn học sinh, sinh viên đã nhiệt tình
tham gia.
d. Tổng kết

- Sau buổi hơm đó phải có báo cáo tổng kết khảo sát đi kèm.
1.2 Gặp gỡ trò chuyện cùng chuyên gia ẩm thực gốc Hà Nội: Bà Phạm Ánh Tuyết
a. Mục tiêu:
- Giúp cho đối tượng cơng chúng đặc biệt là cơng chúng mục tiêu có cái nhìn sâu sắc và
trọn vẹn nhất về cái Tết cổ truyền và tinh hoa văn hóa ẩm thực Tết Việt Nam nói chung và ẩm
thực Hà Thành nói riêng. Từ đó đối tượng học sinh, sinh viên ở khu vực đô thị là đối tượng
không mấy quan tâm đến vấn đề này sẽ có thể thay đổi quan điểm cũng như suy nghĩ của
mình. Họ sẽ cảm thấy mâm cỗ ngày Tết ý nghĩa biết bao và vì sao cái truyền thông này lại
được lưu giữ từ đời này sang đời khác như vậy.
b. Chuẩn bị
- 1 phóng viên và 2 quay phim sẽ trực tiếp gặp gỡ chuyên gia ẩm thực và có 1 buổi trị
chuyện ý nghĩa về chủ đề của chương trình.
- Ban hậu cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chế biến, nguyên liệu đề làm mâm cơm ngày Tết

c. Tiến hành


- Địa điểm: Tại nhà chuyên gia ẩm thực Phạm Ánh Tuyết
- Thời gian: Ngày 5/1/2017
- Phóng viên sẽ gặp gỡ và nói chuyện cùng với bà Phạm Ánh Tuyết. Chủ đề là ý nghĩa và
những quan niệm về mâm cỗ ngày Tết, cách bày trí mâm cỗ để dâng lên Tổ tiên...
- Tiếp sau đó phóng viên sẽ đề nghị chuyên gia thực hiện một mâm cơm cúng Tổ tiên
trong đêm giao thừa.
- Trong khi buổi gặp gỡ diễn ra thì truyền thơng sẽ liên tục cập nhật thơng tin trên fanpage
cũng như yêu cầu viết bài trên một vài tạp chí như Tạp chí Phụ Nữ hoặc Tạp chí Món ngon
đề nhờ họ viết bài. Tuy đây khơng phải kênh truyền thơng có thế tác động trực tiếp đến cơng
chúng mục tiêu nhưng nó lại có hiệu quả đối với đối tượng cơng chúng có liên quan là phụ
huynh của học sinh, sinh viên. Từ đó họ sẽ có thêm vốn hiểu biết và sẽ tác động khơng nhỏ
đến phần công chúng mục tiêu là học sinh , sinh viên.


1.3 Tổ chức workshop: Cùng gia đình chuẩn bị mâm cỗ ngày Tết
a. Mục tiêu:
- Tạo một chương trình bổ ích, ý nghĩa, giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về tầm quan
trọng của mâm cỗ ngày Têt
- Tạo cơ hội cho các thành viên trong gia đình gần gũi, thân thiết hơn
- Quảng bá hình ảnh cho thương hiệu tài trợ chương trình là Nhà hàng Cơm Việt
b. Chuẩn bị
- Ban truyền thông sẽ phát động workshop trên fanpage.
- Nhận đơn đăng kí với yêu cầu: Là gia đình có con là học sinh THPT hoặc sinh viên trên
địa bàn Hà Nội
c. Tiến hành
* Vòng sơ loại:
- BTC sẽ đưa ra một chủ đề về một món ăn nhất định xuất hiện trong mâm cỗ truyền
thống của người dân Hà Nội (Ví dụ: Chủ đề nguyên liệu sẽ là Thịt gà. Từ ngun liệu đó các
gia đình sẽ làm một món ăn nào đó vừa liên quan đến nguyên liệu mà vừa quen thuộc trong
mâm cúng gia tiên ngày Tết. Qua đó, hãy bày tỏ suy nghĩ của cá nhân đối với món ăn này?)


- Nhiệm vụ của mỗi gia đình sẽ phải chụp ảnh, quay video về cách thực hiện món ăn đó
kèm theo là những cảm nhận, suy nghĩ của từng thành viên về ý nghĩa của món ăn trong mâm
cỗ Tết.
- BTC sẽ nhận các bài dự thi gửi đến và lọc ra 5 bài có món ăn ngon nhất, hấp dẫn nhất
cùng với đó là bài viết hay nhất.
- 5 gia đình xuất sắc sẽ vào tiếp vịng cuối cùng.
* Vịng chung kết: ( chương trình trọng điểm của chiến dịch truyền thông)
- Địa điểm: Nhà hàng Cơm Việt số 63 Phạm Hồng Thái- Ba Đình- Hà Nội ( có văn bản
đính kèm giới thiệu đơi nét về nhà hàng Cơm Việt)
- Thời gian: Ngày 10/1/2017
- Khách mời tham dự:
+

+

Chuyên gia ẩm thực: Bà Phạm Ánh Tuyết
Chủ nhà hàng Cơm Việt: Bà Trịnh Thu Hương

- Chương trình sẽ diễn ra dưới hình thức là 1 cuộc thi, mỗi gia đình trong khoảng thời
gian quy định sẽ phải nấu một mâm cỗ cúng đêm giao thừa. Sau đó,đại diện mỗi gia đình sẽ
thuyết trình về mâm cỗ của gia đình mình làm sao để bật lên ý nghĩa thực sự của ẩm thực ngày
Tết. BTC sẽ mời giám khảo chấm điểm và nhận xét. Gia đình nào có điểm số cao nhất sẽ dành
được phần thưởng của chương trình.
- Gửi lời cảm ơn đến những đối tượng quan tâm và tham gia tại buổi workshop.
2. Truyền thông trên online- Truyền thông trên fanpage
- Để đạt hiệu quả nhất định cho chiến dịch truyền thơng, fanpage Tinh hoa ẩm thực Hà
Thành đóng một vai trị vơ cùng quan trọng. Đây là nơi gắn kết mọi người có cùng sự quan
tâm đến những nét tinh hoa trong ẩm thực Hà thành được ông cha lưu giữ và truyền lại trong
dịp Tết đến xuân về. Fanpage sẽ giúp mọi người không những hiểu biết thêm mà sâu xa hơn
cịn góp phần đưa đến những thông điệp, câu chuyện và ý nghĩa đằng sau mâm cỗ truyền
thống của người Hà Nội xưa.

Thời gian

Từ ngày 7/12/2016
Từ 9/12/2016 đến
11/12/2016

Hoạt động
Tạo và khởi động
fanpage Tinh hoa
ẩm thực Hà Thành
Giới thiệu về mâm

cỗ truyền thống Việt
Nam (chia thành
nhiều bài đăng vào
các khung giờ)

Nội dung
Ghi chú
-Đặt ava, cover cho
trang
- Vài nét giới thiệu
về page cũng như về
chiến dịch
- Chỉ ra sự đa dạng
trong mâm cỗ ba
miền Bắc, Trung,
Nam
- Nhấn mạnh đến sự


Cập nhật thông tin
page

12/12/2016
Xuyên suốt
khoảng thời
gian page
hoạt động

Từ ngày
12/12/2016

đến
17/12/2016

Ngày
16/12/2016
Ngày
17/12/2016

Từ ngày
18/12/2016
đến
31/12/2016

Từ 18/12
đến 22/12

Từ ngày
22/12 đến
31/12
Từ ngày 1/1/2017 đến
3/1/2017

Cập nhật các bài
viết chuyên mục
góc bếp

tinh tế, tỉ mỉ của
mâm cỗ người Hà
Nội
- Giới thiệu ban

truyền thông của
page
- Giới thiệu, hướng
dẫn cách làm một số
món ăn ngày Tết
của người dân Hà
Nội
- Chia sẻ những
kinh nghiệm, những
câu chuyện về việc
chuẩn bị mâm cỗ
ngày Tết của người
dân Hà Thành

Gợi mở về cuộc
khảo sát hiểu biết về
ẩm thực Tết Hà
Thành
Tổ chức hoạt động
- Địa điểm: Trường
khảo sát
THPT Nguyễn Gia
Thiều
- Đối tượng: Học
sinh THPT
-Giới thiệu về
Có bài đăng kèm về
chương trình
nội dung chương
workshop sắp tới

trình
với chủ đề nhất định
Gởi mở về vòng sơ - Đối tượng: Các gia
loại
đình có con là học
- Tiến hành nhận
sinh THPT hoặc
đơn đăng kí tham
sinh viên
gia
- Phạm vi: Trên địa
- Các gia đình tiến
bàn Hà Nội
hành gửi video về
BTC
- BTC sẽ lựa chọn 5
gia đình có bài thi
suất sắc nhất
#1.Đăng tải những
bài thi của 5 gia
đình suất sắc nhất

-Tần suất bài đăng
2-3 bài/ ngày

- Sưu tầm các ca
khúc, video, tài liệu
về Tết, về ý nghĩa
mâm cỗ Tết Hà Nội.


Liên tục cập nhật
các hoạt động của
sự kiện lên fanpage.

Công bố kết quả
trên fanpage và chủ
động liên lạc đến
các gia đình đã may
mắn.
Tần suất 1-2 bài/
ngày


lên fanpage
Cập nhật thơng tin
về vịng chung kết
Ngày 4/1/2017

Ngày 5/1/2017

Ngày 10/1/2017

Từ ngày 11/1/2017 đến
20/1/2017

Cập nhật thông tin
về buổi gặp gỡ với
chuyên gia ẩm thực
Phạm Ánh Tuyết
Cập nhật các thông

tin về buổi
workshop trên
fanpage
Cập nhật những
khoảnh khắc đáng
nhớ trong buổi
workshop

- Giới thiệu Khách
mời
- Giới thiệu về các
gia đình tham dự
cuộc thi
- Một bài viết ngắn
ngọn về nội dung đã
trao đổi
- Hình ảnh, video
Livestream, hình
ảnh,...
Tần suất 2-3
bài/tuần

** Dự trù kinh phí**
Nội dung
Nhà hàng Cơm
Việt.
Kinh phí
được tài
trợ


Nhà hàng Lương
Sơn quán

Chi phí
50 triệu đồng
20 triệu đồng
10 triệu đồng

Cơ sở phân phối đồ
gốm Bát tràng cao
cấp tại Hà Nội
Chi phí cho hoạt động truyền
thơng online

Chi phí cho chiến dịch khảo sát
tại THPT Nguyễn Gia Thiều
Chi phí mời chuyên gia ẩm thực

Ghi chú

- Quảng cáo trang, bài viết: 3,5 triệu
đồng
- Th viết bài trên tạp chí món ngon,
tạp chí phụ nữ với tần suất 1-2 bài/tạp
chí : 500.000 VNĐ/ bài
- In photobooth : 500.000VNĐ
- Thuê đầu bếp nấu ăn : 3 triệu đồng
- Thuê bàn ghế, dụng cụ: 1 triệu đồng
- Gặp gỡ, trao đổi, phỏng vấn : 5 triệu


Tổng kinh phí
cho chiến dịch
80 triệu VNĐ


Chi phí tổ chức workshop

Chi phí phần thưởng buổi
workshop

Dự trù kinh phí phát sinh

VII.

đồng
- Mời tham dự workshop: 10 triệu đồng.
- Chi trả địa điểm thuê: Nhà hàng Cơm
Việt tài trợ
- Nguyên liệu chế biến, dụng cụ cần
thiết: 10 triệu
- Giải Nhất: 5 triệu đồng + bộ bàn ăn
gốm sứ Bát tràng cao cấp trị giá 1 triệu
đồng.
- Giải Nhì: 3 triệu đồng + bộ ấm chén
Bát tràng cao cấp trị giá 500.000 VNĐ
- Giải Ba: 1,5 triệu đồng + bộ ấm chán
Bát tràng cao cấp trị giá 500.000VNĐ
- 2 giải phụ trị giá 1 triệu đồng/giải
- Khoảng 10-12 triệu đồng


Quyết định phương án huy động các nguồn lực

1.Phân tích SWOT
Điểm mạnh

Cơ hội


-Nguồn nhân lực trẻ, năng động, khả năng sáng
tạo cao,dễ dàng nắm bắt được tâm lý của đối
tượng (7/9 thành viên trong nhóm là người Hà
Nội nên có sự hiểu biết về ẩm thực truyền
thống Hà Thành).
- Chiến dịch truyền thông hướng về các giá trị
của dân tộc (cụ thể là món ăn truyền thống
ngày Tết) => dễ lơi kéo, gây sự chú ý đối với
đối tượng tiếp cận vì đây là một chủ đề khá lạ
và độc đáo.
- Đối tượng muốn hướng tới là những người
trẻ => họ là những người thường xuyên sử
dụng các mạng xã hội nên việc chọn kênh
truyền thơng như Facebook,instagram,.. nhanh
chóng đạt được hiệu quả tiếp cận.

-Chiến dịch truyền thơng có mục đích và ý
nghĩa nên dễ nhận được sự chấp thuận, ủng hộ,
tài trợ của phía nhà trường, phụ huynh, xã hội,

- Thời gian diễn ra chiến dịch là vào cuối năm,
gần đến Tết Nguyên Đán, thời điểm mọi người

rục rịch chào đón năm mới nên việc hướng về
các giá trị truyền thống là cần thiết.
- Truyền bá được những giá trị đặc sắc của văn
hóa ẩm thực Hà thành.
- Đánh thức được tinh thần dân tộc đang dần bị
lãng quên trong những người trẻ.

Điểm yếu

Giải pháp

- Do đây là một chiến dịch phi lợi nhuận nên
nguồn tài chính chỉ dựa vào sự đóng góp của 9
thành viên.
- Chiến dịch cịn mới nên ít người biết đến.

- Kêu gọi sự giúp đỡ, ủng hộ từ phía nhà
trường, phụ huynh.

- 9 thành viên đều là nữ nên có một số khó
khăn nhất định trong cơng tác chuẩn bị các
hoạt động.

- Tích cực quảng bá trên MXH Facebook (lập
fanpage, đăng bài, kêu gọi like và share,...),
quảng bá bằng các hoạt động bên lề trước các
cổng trường nhằm thu hút đối tượng học sinh,
sinh viên.
- Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, người thân khi
cần thiết.


Thách thức

Giải pháp

-Món ăn truyền thống đang dần bị thay thế bởi
những món ăn hiện đại.
- Món ăn truyền thống dễ gây cảm giác nhàm
chán đối với nhiều người (đặc biệt là giới trẻ) .
- Vì hầu hết được thực hiện bởi sinh viên năm
nhất nên dễ dẫn đến sự thiếu sót về năng lực,
độ tin cậy của chiến dịch vì thế mà giảm đi ít
nhiều.

- Tăng cường đẩy bài trên fanpage về cách
làm, cách trình bày đẹp mắt, ý nghĩa,... của các
món truyền thống của dân tộc.
- Tồn bộ thành viên cần có kiến thức về ẩm
thực truyền thống Hà Thành, nắm bắt được
tâm lý đối tượng, tăng cường học hỏi, nghiên
cứu nhằm đưa chiến dịch đến gần với đối


tượng đạt được hiệu quả đề ra.

2. Đề ra phương án huy động và sử dụng nguồn lực
a. Nội lực
 Nguồn nhân lực:
- Tất cả các thành viên trong nhóm, phân chia nhiệm vụ phù hợp với từng người.
+ Hà: Phân tích thực trạng

+ Phương: Phân tích đối tượng hướng đến (học sinh, sinh viên các trường THPT, Đại học,
Cao đẳng trên địa bàn thành phố).
+ Khanh: Xác định kênh truyền thơng
+ Phương Anh + Linh: Phân tích và đưa ra các phương án huy động nguồn lực
+ Nhi + Linh + Uyên: Xác định mục tiêu, thông điệp và quản lý fanpage.
+ Thúy: Tổng hợp, đánh giá, dự trù kinh phí.
Ngồi ra cịn có các hoạt động đồng hành cùng chiến dịch thì cũng cần sự tham gia đóng góp
và thực hiện của cả 9 thành viên.
=>Đội ngũ những người tham gia kế hoạch truyền thông phải là những người nắm chắc
tồn bộ kế hoạch, có tinh thần trách nhiệm cao và am hiểu về lĩnh vực văn hóa ẩm thực
Hà thành (là 1 lợi thế khi 7/9 thành viên trong nhóm là người Hà Nội). Nhóm trưởng
(Nhi) đưa ra được những nguyên tắc và định hướng chung để nhóm có thể theo sát kế
hoạch đã đề ra.
 Tài chính: Có sự đóng góp của các thành viên tham gia trong chiến dịch truyền thông.
b. Ngoại lực:
- Nhờ sự trợ giúp của Cán bộ đoàn các trường THPT Nguyễn Gia Thiều, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền (2 nơi diễn ra các sự kiện đồng hành).
- Tuyển CTV tham gia truyền thông bao gồm những sinh viên các trường có
chung đam mê, sở thích nhằm hỗ trợ cơng tác chuẩn bị, triển khai.
- Kêu gọi thêm sự giúp đỡ về tài chính từ người thân, bạn bè ủng hộ chiến dịch.




×