Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Kế hoạch lao động việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm thời kỳ kế hoạch năm năm 2006 - 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.75 KB, 32 trang )

Đề tài 3 :Kế hoạch lao động -việc làm và các giải pháp giải quyet việc
làm thơi kì kế hoạch 5 năm 2006-2010
Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vai trò quan trọng của kế hoạch lao động việc làm trong quá trinh hội nhập
và công nghiêp hoá hiện đại hoá Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu
Lập kế hoạch lao động việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm thời kì
kế hoạch 2006 – 2010
3. Phạm vi nghiên cứu
Trên lãnh thổ quốc gia
4. Phương pháp nghiên cứu
Tổng hợp số liệu thu thập được qua các năm từ các nguồn thông tin từ đó sử
dụng phương pháp dự báo để nghiên cứu và tìm ra các giải pháp qiải quyết
trong thời kì kế hoạch 2006 – 2010
5. Nội dung nghiên cứu đề tài chia làm ba phần chính
Chương I : Giới thiệu chung về lao động.
Chương II: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động việc làm & các giải
pháp giải quyết việc làm thời kì kế hoạch 2006 – 2010.
Chương III: Các giải pháp để hoàn thành mục tiêu kế hoạch .

Nội dung sơ bộ
Chương I: Giới thiệu chung về lao động
1. Các khái niệm chung về lao động & kế hoạch lao động việc làm
1
- Dân số
- Nguồn nhân lực
- Dân số hoạt động kinh tế
2. Lập kế hoạch về lao động
- Khái niệm
- Nhiệm vụ


- Vị trí kế hoạch lao động
Chương II: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động việc làm và các giải
pháp giải quyết việc làm 2006-2010
1. Tình hình thực hiện kế hoạch lao động và giải pháp giải quyết việc
làm trong giai đoạn 2006 – 2007
- Quy mô.
- Cơ cấu.
- Quá trình thực hịên và triển khai
2. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 2006 – 2007 và nhiệm vụ còn lại
giai đoạn 2008 – 2010
3. Kinh nghiệm thu hút lao động và các biện pháp giải quyết việc làm
của một số địa phương
Chương III : Các giải pháp định hướng để hoàn thành mục tiêu kế hoạch
lao động và giải quyết việc làm giai đoạn 2008 – 2010
- Đào tạo nguồn nhân lưc có phẩm chất tốt.
- Giải quyết việc làm thông qua các chương trình xã hội.
- Xây dựng tập chung vào triển khai Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm,hiện
đại hoá và nâng cao năng lực của các trung tâm giới thiệu việc làm,tổ
chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động và đào tạo,tập huấn
cho cán bộ quản ly lao động -việc làm
2
- Đưa người đi làm viêc có thời hạn ở nước ngoài.
- Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Hoàn thiện khung pháp luật kinh doanh có tính hội nhập cao với luật
pháp và thông lệ quôc tế.
Những khuyến nghị
1. Đối với nhà nước
- Có chính sách giải quyết việc làm đối với khu vực bị mất đất do giải
phóng mặt bằng để phát triển kinh tế
- Xây dựng chính sách bảo hộ quyền lao động

- Phân bổ hợp ly nguồn ngân sách cho cac vùng về đào tạo nguồn nhân
lực.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư vào các ngành sử dụng nhiều lao động
2. Đối với doanh nghiệp
Tận dụng khả năng giải quyết việc làm của mình tạo việc làm cho người lao
động.
3
4
Chương I: Giới thiệu chung về lao động
1. Các khái niệm chung về lao động & kế hoạch lao động việc làm .
-Dân số trong độ tuổi lao động(15-60 đối với nam,15-55 đôi với nữ)
của một nước thường được chia làm hai bộ phận là Dân số hoạt động kinh tế
và dân số không hoạt động kinh tế.
-Dân số hoạt động kinh tế còn gọi là dân số nguồn lao động hay lực
lượng lao động là những người trong độ tuôi lao động, đang làm việc, hoặc
không có việc làm nhưng có nhu cấu làm việc. Như vậy,lực lượng lao động
trong độ tuổi lao động bao gồm số người có việc làm và số người thất
nghiệp .Những người được coi là thất nghiệp là những người không có việc
làm và có nhu cầu làm việc.
-Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm tất cả những người khác
trong độ tuổi lao động không thuộc nhóm có việc làm hoặc thất nghiệp . Bộ
phận này bao gồm:Những người không có khả năng làm viêc do tàn tật , ốm
đau, mất sức kéo dài ;những ngưòi chỉ làm việc nội trợ của chính gia đình
mình và được trả công;học sinh,sinh viên trong độ tuổi lao động ;những
người không hoạt động kinh tế vì những lý do khác .
2.Lập kế hoạch về lao động.
a. Khái niệm:
Lập kế hoạch lực lượng lao động là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch
hoá phát triển, nhằm xác định quy mô, cơ cấu, chất lượng của bộ phận dân
số tham gia hoạt động kinh tế cần huy động cho mục tiêu tăng trưởng kinh

5
tế, các chỉ tiêu cần về nhu cầu làm mới, nhiệm vụ giải quyết việc làm trong
kỳ kế hoạch, đồng thời đưa ra các chính sách và các giải pháp quan trọng
nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả lực lượng lao động xã hội
Trong hệ thống kế hoạch hoá phát triển , kế hoạch hoá lực lượng lao
động có ý nghĩa đặc biệt, nó bao hàm cả ý nghĩa của kế hoạch biện pháp và
kế hoạch mục tiêu. Là kế hoạch biện pháp , kế hoạch phát triển lực lượng lao
động nhằm vào mục tiêu của kế hoạch tăng trưởng, kế hoạch chuyển dịch cơ
cấu kinh tế , kế hoạch phát triển vùng kế hoạch, tạo ra các điều kiện về lao
động để thực hiện các kế hoạch này lao động là kế hoạch mục tiêu vì kế
hoạc lao động phát triển lao động bao hàm một số các chhỉ tiêu nằm trong hệ
thống các mục tiêu phát triển xã hôi như :Giải quyết lao động, khống chế
thất nghiêp hay các chỉ tiêu giáo dục ,sức khoẻ…
b. Nhiệm vụ
- Xác định nhu cầu lao động cần có của thời kì kế hoạch đồng thời hiện
cũng là khả năng tiếp nhận về lao động của nền kinh tế. Số lượng chất lượng
, cơ cấu lao động theo ngành nghề , trình độ, địa phương khác nhau. Qua đó
sẽ xác định được quy mô, tốc độ tăng trưởng về lao động .
- Xác định cung của lao động :khả năng cung cấp lực lượng đó là dân số
hoạt kinh
tế về các mặt quy mô ,cơ cấu ,về trình độ lao động v.v…
- Cân đối các chỉ tiêu cơ bản về lao động ,việc làm,bao gồm:
- Chỉ tiêu về thất nghiêp khu vực thành thị :số lượng cũng như tỉ
trọng
- Thời gian sử dụng lao động khu vực nông thôn
- Các chính sách về vấn đề giải quyết việc làm phân bổ khai thác và sử
dụng lực lượng lao động toàn xã hội.
c. Vị trí của kế hoạch lao động
6
- Lao động là một trong các yếu tố nguồn lực để đảm bao mục tiêu tăng

trưởng đặt ra do đó kế hoạch lao động việc làm là bộ phận kế hoạch biện
pháp.
- Vấn đề lao động việc làm cũng đồng thời là mục tiêu cần đạt được cho
mọi nền kinh tế. Do vậy là bộ phận kế hoạch mục tiêu xét về khía cạnh
xã hội bao gồm kế hoạch về giải quyết việc làm, kế hoạch về đào tạo sử
dụng lao động và nâng cao mức sống thu nhập của người dân từ đó đặt ra
các mục tiêu cho nền kinh tế thực hiện

Chương II: Tình hình thực hiện kế hoạch lao động
việc làm và các giải pháp giải quyết việc làm
2006-2010
7
1. Tình hình thực hiện kế hoạch và kết quả đạt được giai đoạn
2006-2007

Những Khó khăn, tồn tại của công tác giải quyết việc làm
- Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của nông thôn
nước ta còn chậm, hạ tầng cơ sở xã hội của nông thôn lạc hậu nhất là về hệ
thống giao thông, trường học, y tế, dịch vụ tư vấn, thông tin liên lạc...
- Lực lượng lao động nông thôn thiếu việc làm (20%LLLĐ), chất lượng
lao động nông thôn chưa đảm bảo, mới có hơn 21,16% lao động nông thôn
qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật
- Đội ngũ lao động nước ta thiếu một số phẩm chất để đáp ứng thị trường
lao động và hội nhập quốc tế như về trình độ ngoại ngữ, tin học, ý thức tổ
chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, tác động của nền kinh tế tiểu nông còn
rất lớn...
- Cơ cấu ngành, nghề được đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu của thị
trường và hội nhập quốc tế, thiếu lao động chuyên môn - kỹ thuật cao trong
nhiều ngành nghề, lĩnh vực đang có xu hướng phát triển nhanh, như công
nghiệp đóng tàu, chế tạo máy móc thiết bị, sản phẩm cơ điện, điện tử, công

nghệ thông tin, viễn thông, kỹ thuật xây dựng dân dụng và công nghiệp, cầu
đường, công nghệ tự động hoá, sinh học, vật liệu mới, lao động kỹ năng của
các loại hình dịch vụ trình độ và chất lượng cao (ngân hàng, bảo hiểm, kiểm
toán, tư vấn, quản trị doanh nghiệp...).
- Ngân sách đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm còn
quá ít so với nhu cầu, hàng năm mới bổ sung cho Chương trình mục tiêu
8
quốc gia về việc làm hơn 200 tỷ đồng, chỉ đáp ứng được 35 - 40% nhu cầu
vay vốn tạo việc làm của dân. Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp,
mở rộng đô thị chưa gắn với các giải pháp chuyển đổi nghề và tạo việc làm
mới ổn định cho người lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất
nông nghiệp.
- Phần lớn doanh nghiệp ở nước ta có quy mô nhỏ, chưa có tầm hoạt
động rộng lớn trên thị trường thế giới, hoạt động gia công với tỷ trọng giá trị
nguyên vật liệu nhập khẩu 75 - 80%, giá trị gia tăng thấp, khả năng đầu tư
phát triển sản xuất, thu hút lao động hạn chế, tiền lương thấp, điều kiện lao
động khó khăn tác động lớn đến quan hệ lao động.
- Suất đầu tư cho một chỗ làm việc trong thực hiện các dự 8n cho vay
theo chính sách hỗ trợ việc làm cho người nghèo thấp nên chất lượng của
giải quyết việc làm theo các dự án đạt được chưa cao.
- Thị trường lao động phát triển khá nhanh, hoạt động sôi động ở các
tỉnh, thành phố có nhiều các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở 3 vùng kinh tế
trọng điểm nhưng tại các tỉnh khác vẫn còn ở mức độ sơ khai. Đồng thời, tồn
tại các yếu tố hạn chế tính linh hoạt của thị trường lao động, đặc biệt là đến
sự dịch chuyển lao động giữa các vùng trong nước, giữa các khu vực, các
ngành còn có nhiều rào cản do mất cân đối cung - cầu lao động, hệ thống
thông tin về thị trường lao động còn yếu.
- Cơ sở dữ liệu và chất lượng thông tin dự báo về cung - cầu lao động
còn hạn chế, hệ thống giao dịch việc làm còn thiếu và yếu, chưa đảm bảo
được các hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm, thu thập, cung cấp thông tin

thị trường lao động, chưa kịp thời phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành
hoạt động chính sách phát triển việc làm.
- Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta đang có xu hướng giảm dần, là dấu
hiệu tốt của nền kinh tế, nhưng tỷ lệ này vẫn còn khá cao.
9
Tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo là các mục
tiêu ưu tiên của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt đối với Việt Nam là
nước nghèo, có nguồn lao động dồi dào. Trong hơn 20 năm đổi mới, Đảng
và Nhà nước ta đã kiên trì chủ trương tăng trưởng kinh tế đi cùng với giải
quyết tốt các vấn đề xã hội.Nhờ vậy, bên cạnh những thành công to lớn về
mặt kinh tế, lĩnh vực xã hội, trong đó có giải quyết việc làm, xóa đói giảm
nghèo đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Việt Nam là nước có quy mô dân số lớn với hơn 84 triệu người (2006), trong
đó hơn 45 triệu người trong tuổi lao động. Hàng năm với hơn một triệu
người bước vào độ tuổi lao động, cộng với số chưa có việc làm và thiếu việc
làm dẫn đến nhu cầu phải giải quyết việc làm cho 1,5-1,6 triệu lao động.
Đây quả là một thách thức lớn đối với một nền kinh tế đang phát triển như
Việt Nam. Đảng và Nhà nước coi giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng
nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của đất nước, thúc đẩy kinh tế
tăng trưởng, đáp ứng nguyện vọng bức xúc về việc làm của mỗi cá nhân, gia
đình cũng như toàn xã hội. Những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều
giải pháp và chính sách đồng bộ nhằm phát triển thị trường lao động và giải
quyết việc làm. Bộ luật Lao động được ban hành và có hiệu lực từ 1/1/1995,
sau hai lần sửa đổi và bổ sung đã tạo hành lang pháp lý cho quan hệ lao
động phát triển. Các văn bản pháp luật khác như Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp, v.v... đã khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
đầu tư, phát triển kinh tế, tạo việc làm. Nhận thức về việc làm và tạo việc
làm đã có sự chuyển biến căn bản; nếu như trước đây quan niệm phổ biến là
Nhà nước chịu trách nhiệm tạo việc làm và bố trí việc làm cho người lao
động thì nay đã chuyển sang quan niệm tạo việc làm là trách nhiệm của Nhà

nước, doanh nghiệp, xã hội và của chính bản thân người lao động. Sự thay
đổi quan niệm về việc làm của Nhà nước phù hợp với nền kinh tế thị trường,
10
coi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là việc làm, có vai trò quan trọng trong giải phóng sức lao
động, thúc đẩy tạo mở việc làm và phát triển thị trường.
Sự nghiệp tạo và giải quyết việc làm đã được triển khai đồng bộ theo 3
hướng sau đây:
Thứ nhất, giải quyết việc làm thông qua các chương trình phát triển kinh tế-
xã hội: Thực hiện chủ trương và chính sách phát triển mạnh các thành phần
kinh tế; đổi mới, sắp xếp lại và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp Nhà
nước, phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích kinh tế tư nhân và kinh tế hộ
gia đình, thu hút vốn đầu tư ngoài nước, tổng vốn đầu tư xã hội trong những
năm qua luôn được duy trì ở mức cao - trên 35% GDP, trong đó năm 2006 là
41%. Vốn đầu tư nước ngoài cũng liên tục gia tăng, năm 2006 đạt 10,2 tỷ
USD. Số doanh nghiệp cũng phát triển mạnh- cuối năm 2006 có gần 250
ngàn doanh nghiệp. Đây là điều kiện cơ bản nhất để tạo việc làm và giải
quyết việc làm cho người lao động. Bên cạnh đó, nhiều chương trình kinh tế
trọng điểm được triển khai thực hiện, như chương trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn với các mô hình kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi, nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ hải sản; xây dựng và
phát triển các khu công nghiệp, khu công nghệ cao; xây dựng các công trình
trọng điểm như đường Hồ Chí Minh, thuỷ điện Sơn La, lọc dầu Dung Quất
đã mở ra nhiều cơ hội việc làm.
Thứ hai, khi chuyển sang kinh tế thị trường, có một bộ phận người lao động,
do những khó khăn nhất định, khó hội nhập được vào thị trường lao động.
Đó là những người mất việc, không có việc làm và thiếu việc làm, người lao
11
động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, người tàn tật và các đối
tượng yếu thế khác. Nhằm hỗ trợ các đối tượng này, Chính phủ đã xây dựng

và triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm giai đoạn
2001-2005. Hoạt động chính của Chương trình tập trung vào triển khai Quỹ
Quốc gia hỗ trợ việc làm, hiện đại hoá và nâng cao năng lực của các Trung
tâm giới thiệu việc làm, tổ chức tốt hệ thống thông tin thị trường lao động và
đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý lao động- việc làm.
Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm cung cấp các món vay ưu đãi với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường cho các đối tượng không có việc làm hoặc thiếu việc
làm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có dự án thu hút người lao động thất
nghiệp, không có việc làm vào làm việc. Tổng nguồn quỹ hiện nay là 2900
tỷ đồng, đã cho vay hàng chục ngàn dự án, trở thành một trong những hướng
quan trọng hỗ trợ các đối tượng yếu thế có việc làm. Tính bình quân hàng
năm, quỹ đã tạo việc làm cho 30-35 vạn lao động. Nhiều mô hình tạo việc
làm có hiệu quả từ quỹ đã được triển khai và nhân rộng như sản xuất hàng
thủ công mỹ nghệ ở Bắc Ninh, dệt thổ cẩm ở Ninh Thuận, Hoà Bình, gốm sứ
ở Đồng Nai, phát triển kinh tế trang trại ở Bình Phước, Lâm Đồng, Bến Tre,
Hậu Giang, phát triển làng nghề ở Hà Tây, Nam Định, dự án nuôi cá lồng bè
trên biển đạt hiệu quả ở Hải Phòng, Quảng Ninh, một số tỉnh, thành phố đã
hướng vào các vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng cường các hoạt
động dạy nghề tạo cơ hội có việc làm cho người dân, Quỹ Quốc gia giải
quyết việc làm đã góp phần nâng cao mức sống người dân, các đối tượng
yếu thế, hạn chế thất nghiệp và tệ nạn xã hội.
Chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ việc làm đã chú trọng xây dựng và
phát triển hệ thống Trung tâm giới thiệu việc làm, làm cầu nối giữa người
12

×