Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

Báo cáo thực tập công tác xã hội hành vi nguy cơ của học sinh THPT trên địa bàn hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 66 trang )

MỤC LỤC

1


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 : Tỉ lệ học sinh THPT từng có ý định tự tử và cố gắng tự tử trên địa
bàn quận Cầu Giấy (%)........................................................................................35
Bảng 2. Tương quan giữa hành vi buồn chán phân theo giới tính (%)............36
Bảng 3. Tương quan giữa hành vi có ý định tự tử và giới tính (%)..................36
Bảng 4. Tương quan giữa hành vi buồn chán vàtrường (%)............................ 37
Bảng 5. Tương quan giữa hành vi buồn chán và học lực (đơn vị : %).............39
Bảng 6. Tương quan giữa hành vi buồn chán và hoạt động xã hội (đơn vị :
%)............................................................................................................................42
Bảng 7. Tương quan giữa hành vi buồn chán và các hành vi rủi ro khác (%)
.............................................................................. Error: Reference source not found
Bảng 8. Tương quan giữa hành vi buồn chán và thời gian sống cùng gia
đình (đơn vị : %)................................................................................................... 45
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Cơ cấu mẫu theo giới tính (%)...........................................................30
Biểu đồ 2: Cơ cấu mẫu theo lớp (%)…………………………………………......
31
Biểu đồ 3: Tỉ lệ học sinh có cảm giác buồn bã, thất vọng, chán nản hoặc căng
thẳng/trầm

cả,

(%)

………………………………………………………………...32
Biểu đồ 4 : Số lần các em học sinh có cảm giác buồn bã, thất vọng, chán nản


trong vòng 12 tháng qua (%).............................Error: Reference source not found
Biểu đồ 5 : Những lý do dẫn đến tình trạng buồn chán, thất vọng của học
sinh THPT trên địa bàn quận Cầu Giấy (%).............Error: Reference source not
found
Biểu đồ 6 : Tương quan giữa hành vi buồn chán và khối học (đơn vị : %)
.............................................................................. Error: Reference source not found

2


Biểu đồ 7 : Tương quan giữahành vi có ý định tự tử với nghề nghiệp của bố
(%).......................................................................................................................... 47
Biểu đồ 8 : Tương quan giữa hành vi buồn chán và tình trạng hơn nhân của
bố mẹ (đơn vị : %).................................................................................................48
Biểu đồ 9 : Tương quan giữa hành vi buồn chán và bị bạo lực từ những người
thân trong gia đình (đơn vị : %)
………………………………………………………..50

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
THPT : Trung học phổ thông
VTN : Vị thành niên

4


Phần 1 : MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển của vị thành niên và thanh niên luôn là vấn đề được quan
tâm hàng đầu ở Việt nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới. Thanh thiếu
niên bước vào độ tuổi lao động được trang bị đầy đủ các kỹ năng và năng lực
phù hợp sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của đất
nước. Nói cách khác, thanh thiếu niên là một nhân tố quan trọng nhất đối với sự
phát triển và tăng trưởng lâu dài của đất nước. Ở Việt Nam, vị thành niên và
thanh niên là nhóm tuổi từ 14 – 25, theo số liệu điều tra mẫu của Tổng Điều tra
Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, thanh thiếu niên là nhóm dân số lớn nhất,
chiếm đến 19,4% trong tổng dân số 85,79 triệu người của cả nước. Nhóm dân số
này khơng chỉ tạo ra sự thay đổi cơ bản về mặt nhân khẩu học mà còn là đại diện
cho tiềm năng tương lai của đất nước. (UNFPA, 2011, tr11),
Cùng với sự phát triển kinh tế và hội nhập xã hội, hiện nay VTN trên thế
giới và Việt nam đang đối mặt với nhiều hành vi nguy cơ: Theo báo cáo của Tổ
chức Y Tế Thế Giới năm 2011, dưới tác hại của việc lạm dụng rượu, hàng năm
có 2,5 triệu người chết vì rượu, trong đó có đến 1/3 số người là giới trẻ tử vong
xuất phát từ những nguyên nhân liên quan đến rượu. Rượu là yếu tố thứ ba trên
thế giới, hàng đầu ở Tây Thái Bình Dương - châu Mỹ và lớn thứ hai ở châu Âu
dẫn đến các vấn đề về bệnh tật. Rượu có liên quan đến nhiều vấn đề xã hội
nghiêm trọng bao gồm cả bạo lực và lạm dụng trẻ em. (Bùi Thị Xuân Mai, 2013,
tr.17). Ở Việt Nam, theo con số thống kê của chuyên ngành tâm thần, hiện có
4% dân số nghiện rượu bia. Tình trạng lạm dụng rượu bia đáng báo động ở nước
ta càng được chỉ rõ qua kết quả nghiên cứu “Đánh giá tình hình lạm dụng rượu
bia tại Việt Nam” của Viện Chiến lược và chính sách y tế - Bộ Y tế cơng bố năm
2012: Bình qn một người đàn ông Việt Nam uống 15,8 lít bia, 3,9 lít rượu một
năm. So với quy định về lạm dụng rượu, bia của Tổ chức Y tế Thế giới thì tỷ lệ
người Việt Nam đang lạm dụng rượu là 18%, bia là 5%. (Bùi Thị Xuân Mai,

1



2013, tr.17). Đặc biệt, Người sử dụng rượu bia đang dần được trẻ hóa với 1/3 số
người bắt đầu uống trước tuổi 20. Theo kết quả nghiên cứu của SAVY 2, có
khoảng 80% nam và 37% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 sử dụng rượu bia
trong đó có 60,5% nam và 22% nữ ở SAVY 2 cho biết họ đã từng say
rượu/bia. Đi kèm với những con số đáng báo động này là những gánh nặng bệnh
tật và hệ lụy xã hội đáng lo ngại.
Ngồi rượu bia, tình trạng hút thuốc lá cũng gia tăng trên toàn thế giới.
Hàng năm, trên tồn thế giới có khoảng 5 triệu trường hợp tử vong do các bệnh
có liên quan đến thuốc lá, tức là thuốc lá nguyên nhân gây tử vong của xấp xỉ
10000 người mỗi ngày. Ước tính đến năm 2030, số người tử vong hàng năm do
các bệnh liên quan với thuốc lá sẽ tăng lên 10 triệu người, nhiều hơn cả các
trường hợp tử vong do nhiễm HIV, bệnh lao, tai nạn giao thông, tự tử và giết
người cộng lại.Cứ 2 người hút thuốc lá thì sẽ có 1 người chết vì những bệnh có
liên quan đến thuốc lá, trong đó 50% chết ở tuổi trung niên và giảm đi 20 năm
tuổi thọ. Theo ước tính từ cuộc Điều tra hút thuốc ở người trưởng thành (từ 15
tuổi trở lên) năm 2010 (GATS 2010), trong những người trưởng thành tỷ lệ hút
thuốc lá ở nam giới là 47,4% ở nữ giới là 1,4% tổng cộng có trên 15 triệu người
lớn hiện đang hút thuốc lá, thuốc lào. Khoảng 69,0% những người hút thuốc hút
từ 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày. Trong giới trẻ độ tuổi 15 - 24, tỷ lệ hút
thuốc tương ứng nam là 26,1% và nữ là 0,3%, tỷ lệ chung là 13,3%. Trong nhóm
học sinh ở độ tuổi 13 đến 15, thì tỷ lệ hút theo Điều tra toàn cầu về hút thuốc của
trong giới trẻ (GYTS 2007), ở nam học sinh là 6,5% và nữ học sinh là 1,2%.
Nếu khơng có biện pháp can thiệp kịp thời, 10% dân số Việt Nam nghĩa là vào
khoảng 7,5 triệu người Việt Nam sẽ chết sớm do hút thuốc lá. (VINACOSH,
tr12,13).
Một vấn đề khác cũng đang trở nên quan ngại trên thế giới và cả ở Việt
Nam đó là vấn đề sức khỏe tâm thần của thanh thiếu niên. Đối với vị thành niên,
các vấn đề về sức khỏe tâm thần là một trong những nhân tố nguy cơ hàng đầu
dẫn đến cái chết, chẳng hạn như tự tử, nguyên nhân là do những năm sống bị
2



mất đi do chết sớm và số năm sống mất đi vì tàn tật hoặc thương tích (DALYs).
Nhiều vị thành niên khi tham gia các buổi tư vấn toàn cầu bởi tổ chức bởi Tổ
chức y tế thế giới (WHO) đã xem xét sức khỏe tâm thần là vấn đề sức khỏe quan
trọng nhất đối với vị thành niên ngày nay, và họ muốn tiếp cận nhiều hơn để
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho chính mình. Trên thế giới, có từ 7 - 10% trẻ em
và thanh thiếu niên mắc phải các rối loạn tâm thần cần điều trị. (WHO, 2014).
Theo nghiên cứu “Sức khỏe tinh thần của trẻ em Việt Nam: Thực trạng và các
yếu tố nguy cơ” của nhóm tác giả: PGS.TS Đặng Hồng Minh, Trường ĐH Giáo
dục, ĐHQGHN (chủ biên); Ths Nguyễn Cao Minh, Phòng Tâm lý học lâm sàng,
Viện Tâm lý học, có từ 12 - 13% trẻ em Việt Nam (trong độ tuổi 6 - 16), tức là
có khoảng 2,7 triệu trẻ em và vị thành niên trên tồn quốc có những biểu hiện về
sức khỏe tâm thần một cách rõ rệt. Thực tế những năm gần đây, rất nhiều bệnh
liên quan đến sức khỏe tâm thần đang gia tăng như stress, lo âu, ám ảnh, trầm
cảm, học sinh tự sát trong trường học, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng
cơ thể... Khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh tại Hà Nội bằng công cụ SDQ của
Tổ chức Y tế Thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy, trên mẫu nghiên cứu gồm
1.202 học sinh trong độ tuổi 10 - 16, tỷ lệ học sinh có vấn đề về sức khỏe tâm
thần chung là 19,46% (Hoàng Dũng/báo VOV, 2014).
Ngoài hành vi tự gây thương tích cho bản thân thì bạo lực học đường
cũng là một hiện trạng phổ biến trong học sinh hiện nay. Kết quả nghiên cứu
được thực hiện gần đây (2013 – 2014) của Viện Tâm lý học trên 1141 học sinh
trung học phổ thông về hành vi bạo lực học đường cho thấy, các em tham gia
hành vi bạo lực học đường với các vai khác nhau: là nạn nhân, là người gây bạo
lực và rất nhiều trường hợp vừa là nạn nhân, vừa là người gây bạo lực. Xét theo
hình thức bị bạo lực, số học sinh bị bạo lực tinh thần là 63,7% với nhiều hình
thức khác nhau như gọi bằng biệt hiệu, tẩy chay, viết lên mạng xã hội,… Ngồi
ra các em cịn chịu bạo lực về thân thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về
sức khỏe, từ đó tác động khơng ít đến kết quả học tâp. Qua những con số trên có

thể thấy thực trạng hành vi nguy cơở nhiều khía cạnh khác nhau của học sinh
3


THPT hiện nay đang là một vấn đề đáng báo động. Đã có một số các nghiên cứu
về vấn đề này tuy nhiên: chủ yếu nghiên cứu ở cấp vĩ mơ hoặc tập trung tìm hiểu
1 hành vi. Do vậy chưa có cái nhìn bao qt. Hà Nội là thủ đô của đất nước ta, là
trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam vì vậy sẽ chịu nhiều sự giao lưu
và tiếp biến giữa các nền văn hóa khác nhau. Ngồi ra đây là nơi tập trung rất
đơng dân cư từ các vùng trên cả nước, vì vậy sẽ có sự đa dạng về ngơn ngữ, văn
hóa, ngành nghề… nên học sinh trên địa bàn này sẽ chịu nhiều ảnh hưởng sâu
sắc hơn cả bới nhiều yếu tố tác động và là nhóm đại diện tiêu biểu nhất cho vấn
đề này. Lựa chọn học sinh THPT Hà Nội và nghiên cứu đồng thời nhiều hành vi
– góp phần bổ sung thêm các bằng chứng khoa học và xây dựng được những
chương trình truyền thơng can thiệp kịp thời cũng như chính sách quản lý nâng
cao chất lượng sống VTN…. Vì vậy tác giả đã quyết định tiến hành thực hiện đề
tài “Hành vi nguy cơ của học sinh THPT trên địa bàn Hà Nội” (Khảo sát tại
quận Hồn Kiếm, Bắc Từ Liêm và Cầu Giấy). Trong khn khổ nghiên cứu của
đề tài chúng tôi chỉ tập trung đi vào làm rõ 5 nhóm hành vi được xác định là ảnh
hưởng nhiều nhất đến đối tượng nghiên cứu, bao gồm : Hút thuốc lá/chất gây
nghiện, sử dụng rượu bia, hành vi bạo lực, hành vi tự gây thương tích/buồn
chán/trầm cảm, hành vi tham gia giao thơng khơng an toàn...
II. Tổng quan nghiên cứu
Từ trước đến nay, nghiên cứu về vị thành niên nói chung và học sinh
THPT nói riêng nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cả
trong và ngoài nước. Nội dung nghiên cứu mảng đề tài về vị thành niên rất
phong phú, trong đó việc nghiên cứu các hành vi nguy cơ của học sinh THPT
được tiến hành theo cả chiều rộng và chiều sâu. Đã có một loạt các nghiên cứu
tìm hiểu độc lập các hành vi nguy cơ như: hút thuốc lá/chất gây nghiện, sử dụng
rượu bia, hành vi bạo lực, hành vi tự gây thương tích, hành vi tham gia giao

thơng,... cũng có các nghiên cứu kết hợp một số hành vi hay nhiều hành vi trong
một nghiên cứu (SAVY 1 và SAVY 2). Có rất nhiều hướng nghiên cứu trong
nghiên cứu về hành vi bao gồm: nghiên cứu về thực trạng, nhận thức, thái
4


độ...Dưới đây là một số những cơng trình nghiên cứu, báo cáo, luận án, bài báo
khoa học đã được công bố có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Các nghiên cứu về hành vi nguy cơ mà chúng tơi tìm được thường theo
hai hướng nghiên cứu chính: hướng nghiên cứu thứ nhất tập trung làm rõ từng
hành vi riêng lẻ, những nghiên cứu theo hướng này sẽ đi sâu tìm hiểu chi tiết
thực trạng từng hành vi nguy cơ và các yếu tố xã hội có liên quan đến hành vi
đó; hướng nghiên cứu thứ hai là nghiên cứu đồng thời nhiều hành vi, hướng
nghiên cứu này tập trung làm rõ sự liên quan giữa các hành vi, mối quan hệ nhân
– quả giữa hành vi nguy cơ này với các hành vi nguy cơ khác. Tuy nhiên hướng
nghiên cứu thứ 2 ở Việt Nam chưa thực sự phổ biến, một số nhóm hành vi
thường được nghiên cứu đồng thời là: hành vi uống bia/rượu và sử dụng thuốc
lá; hành vi sử dụng bia/rượu và hành vi tham gia giao thơng khơng an tồn; hành
vi bạo lực và hành vi tự gây thương tích/trầm cảm/buồn chán...
Về hướng nghiên cứu thứ nhất: nghiên cứu từng hành vi riêng lẻ, ở Việt
Nam, những nghiên cứu về hành vi uống bia/rượu, hút thuốc lá, hành vi bạo lực,
tham gia giao thông khơng an tồn... được tiến hành nghiên cứu ở rất nhiều đối
tượng và trên nhiều địa bàn khác nhau.
Hành vi sử dụng bia/rượu là hành vi luôn được quan tâm nghiên cứu từ
trước tới nay ở nước ta bởi: Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia lớn nhất trong
các nước Asean, đứng top 3 các nước tiêu thụ bia rượu lớn nhất châu Á và là 1
trong 25 nước uống nhiều rượu bia nhất thế giới. (Kirin Holdings - Tổ chức thực
phẩm quốc tế), Cũng theo tổ chức phi chính phủ HealthBridge tại Việt Nam cho
thấy mỗi năm cả nước ta tiêu thụ khoảng 3 tỷ lít bia, 200 triệu lít rượu; theo
đánh giá về tình trạng lạm dụng bia rượu tại Việt Nam của Vụ pháp chế (Bộ Y

tế) thì có đến 90% đàn ơng Việt Nam uống rượu, bia và cứ trong 4 người thì có 1
người sử dụng rượu, bia ở mức độ có hại, tương đương với 6 cốc bia hơi mỗi
ngày.
Theo kết quả“Điều tra Y tế Quốc gia” (năm 2001), 53% hộ gia đình có ít
nhất 1 người uống rượu bia trong vịng một tuần, tỷ lệ nam giới tuổi từ 15 trở lên
5


uống rượu bia ít nhất 1 lần trong 1 tuần là 46% và nữ giới là 2%. 90% người
uống rượu do tác động của gia đình và bạn bè.
Ngay từ những nghiên cứu về hành vi sử dụng bia rượu của người dân
Việt Nam ở giai đoạn đầu đã cho thấy, một bộ phận không nhỏ người dân sử
dụng bia rượu ở độ tuổi thanh thiếu niên – lứa tuổi đang phát triển có nhiều sự
thay đổi về tâm sinh lí cần có được sự định hướng rõ ràng từ gia đình, nhà
trường và xã hội. Bởi vậy, có khá nhiều nghiên cứu tìm hiểu vấn đề sử dụng
bia/rượu ở vị thành niên nói chung và học sinh THPT nói riêng. Đầu tiên phải kể
đến Điều tra Quốc Gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần I và
II(năm 2003 và 2008), kết quả nghiên cứu của SAVY II đã cho thấy: xu hướng
xu hướng sử dụng rượu bia ở thanh thiếu niên Việt Nam (14 tuổi -25 tuổi) tăng
lên đáng kể từ năm 2003 đến 2008. Theo báo cáo kết quả điều tra của SAVY I,
có khoảng 63% thanh thiếu niên đã từng uống bia rượu, đến SAVY II, tỷ lệ này
đã tăng lên là 75. Ở cả SAVY I và SAVY II đều cho thấy tỷ lệ nam thanh thiếu
niên sử dụng bia/rượu phổ biến hơn so với nữ giới. (Dương Thị Thu Hương,
2015, tr.75).
Để làm rõ hơn tình hình sử dụng bia rượu ở một số tỉnh thành nước ta,
Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, Bộ Y tế đã tiến hành nghiên cứu đánh giá
về “Tình hình lạm dụng rượu bia tại Việt Nam” (2006), kết quả cho thấy: Tỷ
lệ sử dụng rượu (ít nhất là 1 lần/tuần) tại các địa bàn nghiên cứu là 33,5%. Tỷ lệ
sử dụng rượu trong nhóm nam là 64%, cao hơn so với số liệu điều tra về tình
hình sử dụng rượu bia tại 12 quốc gia đang phát triển (50%) và thấp hơn so với

tỷ lệ sử dụng rượu của nam giới trong khu vực Tây Thái Bình Dương là 84%. Lý
do của việc sử dụng rượu bia chủ yếu là do sự tác động của bạn bè và trạng thái
hưng phấn của cá nhân người sử dụng. Tuổi bắt đầu sử dụng rượu trung bình là
24 và có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng, các khu vực. So với thế giới tuổi
bắt đầu uống rượu ở nước ta muộn hơn song hiện đang có xu hướng trẻ hố rất
rõ nét. Mức độ sử dụng rượu trung bình khá cao: bình quân 6,4 đơn vị/ngày và

6


26,1 đơn vị/tuần; vượt khá xa ngưỡng sử dụng rượu an toàn theo quy định của
WHO. (Viện chiến lược và chính sách y tế, 25/07/2016).
Một nghiên cứu khác được thực hiện tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An do
Bùi Thị Hân và Dương Thị Minh Tâm thực hiện nhằm “Nghiên cứu tình hình
và các yếu tố dẫn đến việc uống rượu bia của học sinh THPT” (năm 2008)đã
đưa ra kết quả: tình hình học sinh uống rượu, bia là 32,8% và bắt đầu uống từ
lúc học cấp 3 là chủ yếu (chiếm tỷ lệ cao nhất 42,8%). Đa số học sinh đều trả
lời lý do uống rượu, bia lần đầu cũng như lần sau vì muốn giao tiếp.Họ thường
xuyên uống với bạn bè vào những dịp lễ Tết. Vì vẫn là học sinh, vẫn cịn được
giáo dục và kiểm sốt của nhà trường nên đa số mức độ uống rượu bia không
thường xuyên (<1 lần/tháng chiếm 75,7%). (Bùi Thị Hân và Dương Thị Minh
Tâm,2008).
Bên cạnh việc đánh giá thực trạng, các nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên
quan chặt chẽ giữa hành vi uống bia/rượu với các yếu tố như giới tính, ảnh
hưởng từ sự lơi kéo của bạn bè và người thân trong gia đình. Trong hầu hết tất
cả các nghiên cứu đều chỉ ra rằng: nam giới sử dụng bia/rượu nhiều hơn nữ giới.
Nghiên cứu của Bùi Thị Hân và Dương Thị Minh Tâm cho thấy tỷ lệ sử dụng
bia/rượu ở học sinh nam nhiều gấp hơn 2,5 lần so với học sinh nữ (44,3% so với
17,2%). (Bùi Thị Hân và Dương Thị Minh Tâm,2008). Nghiên cứu của Lê Thị
Kim Thoa và cộng sự cũng cho thấy nếu như ở độ tuổi 10 – 14 tỷ lệ hiện sử

dụng bia/rượu của VTN là tương đối thấp và không có q nhiều sự khác biệt
giữa nam và nữ thì đến lứa tuổi 15 – 19, tỷ lệ VTN sử dụng bia rượu ở nam đã
tăng gấp đôi ở nữ (37,7% so với 13,5%). (Dương Thị Thu Hương, 2015, tr.76).
Việc sử dụng bia/rượu của vị thành niên cũng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi người
thân trong gia đình và bạn bè xung quanh. Theo báo cáo của Điều tra Quốc gia
về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất (SAVY 1):16,7% đối tượng
được phỏng vấn cho biết cha của họ có uống nhiều rượu hoặc nghiện rượu. Gần
như cứ 5 em vị thành niên 14-17 tuổi được phỏng vấn thì có 1 em cho biết như
vậy. Đối với nam thanh niên, áp lực của bạn bè là yếu tố tác động lớn nhất đến
7


việc họ uống rượu, bia. ( Phần II – chương 7. Điều tra Quốc gia về vị thành niên
và thanh niên Việt Nam lần thứ nhất, , tr.68).
Trong bài viết “Thực trạng sử dụng rượu bia trong nam thanh thiếu
niên Hà Nội” (2011) của tác giả Trần Thanh Loan đăng tải trên tạp chí Nghiên
cứu Gia đình và Giới số 6 – 2011 dựa trên việc phân tích số liệu của cuộc Điều
tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội năm 2006
đế phân tích các nhân tố tác động đến khả năng đã từng sử dụng rươu, bia của
nam thanh thiếu niên Hà Nội đã cho thấy: trong tổng số 3.167 nam thanh thiếu
niên được hỏi, có 67,4% trả lời đã từng sử dụng rượu, bia. Tuổi trung bình lần
đầu sử dụng rượu, bia là 18 tuổi. Điều đáng lưu ý là ở độ tuổi 15 và 16, tỉ lê nam
thanh thiếu niên đã từng sử dụng rượu, bia là không nhỏ (12,6 % và 11,5%). Học
lực là một trong các yếu tố được đánh giá có tác động đến việc sử dụng rượu,
bia của nam thanh thiếu niên Hà Nội. Tỉ lệ đã từng sử dụng rượu, bia ở nhóm có
học lực giỏi là 53,7%. Tỉ lệ này tăng lên ở nhóm có học lực khá và học lực trung
bình (64,8% và 71,6%). (Trần Thanh Loan, 2011).
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn – phó chủ tịch Hội Tâm lý học xã hội Việt Nam
đã tiến hành một cuộc nghiên cứu về “Thực trạng biểu hiện của hành vi
nghiện rượu bia ở sinh viên và người trưởng thành trẻ tuổi tại một số tỉnh

thành của Việt Nam”, kết quả đã cho thấy: có tới 50,4% người được điều tra nói
dối để được uống rượu bia, 27,7% mượn tiền để được uống.Thậm chí, thói quen
uống rượu bia còn khiến 23,2% uống rượu bia ngay cả khi sức khỏe không tốt
và tới 24,7% cố uống khi người khác ra sức ngăn cấm. Kết quả nghiên cứu của
PGS.TS. Huỳnh Văn Sơn cũng cho thấy tần suất sử dụng rượu bia của người
Việt thật đáng báo động. Theo đó, có tới 49,6% sử dụng rượu bia 1 tuần 1 lần;
11,9% sử dụng 2 lần 1 tuần; hơn 13% sử dụng 3 lần 1 tuần và 25,5% sử dụng
trên 3 lần 1 tuần. Đáng báo động hơn, có tới 37,9% người được hỏi trả lời rằng
họ sử dụng rượu bia đều đặn; hơn 40% có dấu hiệu nghiện, thèm và phụ thuộc
và tỷ lệ người nghiện rượu nặng là 4%. (Huỳnh Văn Sơn, 2014).

8


Bên cạnh thói quen sử dụng bia/rượu được chấp nhận như một phần trong
cuộc sống của người Việt Nam thì thuốc lá giờ đây chính là cơng cụ hỗ trợ cho
giao tiếp trong văn hóa của một cộng đồng khơng nhỏ người Việt, đặc biệt là đối
với nam giới. Trước đây, "miếng trầu là đầu câu chuyện " những đến nay "điếu
thuốc chén nước" đã dần dần thay thế nó, việc mời hút thuốc trong các cuộc giao
tiếp đã trở thành như một tất yếu thói qn khơng thể thiếu. Người ta đánh giá
các đám ma, đám cưới... dựa vào tiêu chuẩn thuốc lá được mang ra mời. Đặc
biệt khi gia đình có khách, thuốc được mời phải tương xứng với địa vị xã hội
của khách, tương xứng với mối quan hệ giữa chủ và khách, khi cần người khác
giúp đỡ một việc gì đó ý nghĩ đầu tiên là cần phải biếu thuốc lá. Thuốc lá được
coi là một công cụ để hỗ trợ cho sự thành công của giao tiếp. (Phạm Xuân Đại &
Christopher Jenkins, 1995, tr.103). Chính bởi lẽ đó đã tạo ra một thực trạng đáng
quan ngại ở Việt Nam, Việt Nam nằm trong nhóm 15 nước có số người hút
thuốc lá nhiều nhất thế giới. Điều tra về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành
Việt Nam năm 2010 thấy rằng, tỷ lệ nam giới trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên)
hút thuốc là 47,4% (trung bình cứ 2 nam giới có 1 người hút thuốc). Tồn quốc

có 15,3 triệu người (trên 15 tuổi) hút thuốc. 33 triệu người không hút thuốc bị
tiếp xúc thụ động với khói thuốc tại nhà. 5 triệu người khơng hút thuốc bị tiếp
xúc thụ động với khói thuốc tại nơi làm việc. Phần lớn người hút thuốc bắt đầu
hút khi còn rất trẻ: Theo điều tra năm 2010, 56% người hút thuốc ở bắt đầu hút
trước tuổi 20.
Từ trước tới nay ở Việt Nam đã tiến hành một số nghiên cứu có liên quan
đến thực trạng hút thuốc, nhưng thường chỉ là một phần của một nghiên cứu
nào đó hoặc được tiến hành nghiên cứu ở một số nhóm xã hội đặc thù như: học
sinh, sinh viên, cán bộ - cơng nhân viên chức...
Để có được hiểu biết tốt hơn về hiện trạng hút thuốc cũng như một số vấn
đề có liên quan đến hút thuốc ở Việt Nam tháng 9 và tháng 10 năm 1995,
Trường Đại học Tổng hợp California ở San Francisco kết hợp với Viện Xã hội
học và Trung tâm Thông tin & Giáo dục sức khỏe – Sở Y tế thành phố Hồ Chí
9


Minh tiến hành một cuộc Nghiên cứu trong khuôn khổ chương trình " Sức
khỏe là vàng”(1995). Mục tiêu của cuộc nghiên cứu ngồi việc tìm hiểu về hiện
trạng hút thuốc ở Việt Nam cịn nhằm làm rõ một số khía cạnh xã hội có liên
quan đến hành vi hút thuốc, cai thuốc, hiểu biết về tác hại của việc hút thuốc.
Qua khảo sát cho thấy: Có tới 85% nam đã từng hút thuốc, và hiện nay đang hút
cũng là 73%, con số đã từng hút thuốc ở nữ là 5% và hiện đang hút là 4%,
những người đang hút thuốc còn cho biết rằng: l% trong số họ hút thuốc trước
15 tuổi, 50% hút thuốc trước 20 tuổi và 77% hút trước 25 tuổi. Đặc biệt, nghiên
cứu đã phát hiện ra rằng: hai yếu tố kinh tế và y tế không phát huy tác dụng
mạnh mẽ trong việc hạn chế hút thuốc bằng các yếu tố văn hóa, xã hội. Bằng
chứng là tỷ lệ người hút thuốc biết về tác hại của hút thuốc cao và nhiều người
hút thuốc trả lời rằng cứ tiếp tục hút khi nào hết tiền thì đổi sang hút thuốc rẻ
hơn và cùng lắm thì hút thuốc lào. Như vậy phải đổi mới nội dung công tác
tuyên truyền chống hút thuốc, cần phải thay đổi nhận thức của người dân trong

việc coi hút thuốc lá là chuẩn mực trong giao tiếp. (Phạm Xuân Đại &
Christopher Jenkins, 1995).
Cuộc Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam (2001- 2002)được tiến hành dựa
trên mẫu điều tra ở tất cả 61 tỉnh kể cả các khu vực thành thị và nông thôn, ven
biển và miền núi, với tổng số 36.000 hộ gia đình đã cho thấy: tỷ lệ hút thuốc lá
trong thanh, thiếu niên vẫn chiếm tỷ lệ khá cao: 31,6% trong nhóm tuổi từ 1524. Số lượng bắt đầu hút thuốc ở lứa tuổi 18 – 20 chiếm tỷ lệ cao nhất. Nghiên
cứu chỉ ra rằng cần đẩy mạnh chương trình phịng chống tác hại thuốc lá trong
thanh, thiếu niên ; tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm sốt thuốc lá tồn
diện khi Việt Nam đã phê chuẩn cơng ước khung về kiểm sốt thuốc lá của Tổ
chức y tế Thế Giới. (Lý Ngọc Kính và cộng sự, 2002).
Nếu như cuộc Điều tra Y tế Quốc gia Việt Nam và Điều tra Quốc gia về
Vị thành niên và thanh niên Việt Nam tiến hành tìm hiểu tình trạng hút thuốc lá
của thanh, thiếu niên Việt nam trên một địa bàn nghiên cứu rộng thì nghiên cứu
“Thực trạng hút thuốc lá trong học sinh từ 13-15 tuổi tại 4 thành phố Việt
10


Nam” (2007) với quy mô nhỏ hơn ở các trường THCS và THPT tại 4 tỉnh thành
trên cả nước là: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với
mục tiêu xác định tỷ lệ học sinh hút thuốc lá lứa tuổi 13 – 15 tại 4 tỉnh thành và
phân tích mối liên quan giữa thực trạng hút thuốc với kiến thức, thái độ và một
số yếu tố môi trường xã hội đã cho kết quả: tỷ lệ nam học sinh đã từng thử hút
thuốc lá cao gần gấp 3 lần nữ học sinh (17,4% so với 6,5%). Tỷ lệ hiện đang hút
thuốc của nam học sinh cao khoảng 5 lần so với nữ học sinh (6,1% so với 1,3%).
(Lý Ngọc Kính và cộng sự, 2003). Kết quả này khá tương đồng với kết quả của
điều tra SAVY khi mà tỷ lệ hút thuốc lá của học sinh nam cao hơn rất nhiều so
với học sinh nữ. Ngòai ra, khi xem xét các yếu tố tác động đến hành vi hút thuốc
lá của học sinh, các số liệu đã chỉ ra rằng tỷ lệ hút thuốc của nhóm học sinh có
bạn thân hút thuốc cao hơn nhóm học sinh khơng có bạn thân hút thuốc lá là
10,3 lần và tỷ lệ hút thuốc của những học sinh nhìn thấy quảng cáo thuốc lá trên

báo hoặc tạp chí cao hơn so với nhóm học sinh khơng nhìn thấy quảng cáo là 2,1
lần.
Một nghiên cứu có quy mơ lớn và tồn diện nhất về thanh, thiếu niên Việt
Nam khơng thể không nhắc đến là“Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và
thanh niên Việt Nam” (2008)do Bộ Y tế, Tổng cụ thống kê, UNICEF, WHO
phối hợp thực hiện. Trong cuộc điều tra lần thứ 2 năm 2008, báo cáo đã cho biết:
có hơn 40% nam VTN-TN (từ 14-25 tuổi) đã từng hút thuốc lá và tỷ lệ này ở nữ
giới chỉ chiếm dưới 1%. Tuổi trung bình của nam giới bắt đầu hút thuốc là 17
tuổi và số điếu thuốc trung bình 1 ngày là 8 điếu. (Dương Thị Thu Hương, 2015,
tr.77).
Bài viết “Một số yếu tố tác động đến mức độ hút thuốc của nam vị
thành niên và thanh niên”(2009) của tác giả Lỗ Việt Phương đăng tải trên tạp
chí Nghiên cứu Gia đình và Giới số 2-2009 dựa trên việc phân tích số liệu của
cuộc Điều tra tình dục và sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội
năm 2006 đế phân tích mức độ hút thuốc của của vị thành niên và thanh niên và
các yếu tố tác động đến hiện tượng này. Kết quả cho thấy đối tượng sử dụng
11


thuốc lá ngày càng có xu hướng “trẻ hóa”. Kết quả số liệu cho thấy 19,1% trong
tổng số 818 nam VTN trong nhóm tuổi từ 15 - 17 đã từng hút thuốc trong khi đó
cịn có khoảng gần 50% nam VTN hiện vẫn đang cịn hút thuốc, điều này có
nghía là một bộ phận nam VTN dưới 18 tuổi vẫn tiếp tục có hành vi hút thuốc
lá. Tuổi trung bình lần đầu hút thuốc của nam VTN và TN Hà Nội là 17,18. Kết
quả điều tra cho thấy, tính chung trong 3167 nam VTN và TN trả lời thì có
63,5% có bạn thân hút thuốc và chỉ có 19,1 % cho biết cần phải hút thuốc để
chứng tỏ mình với bạn bè. Tuy nhiên, trong số 936 nam VTN và TN hút thuốc
thì có tới 42,9% cho rằng cần hút thuốc để chứng tỏ hoặc hịa nhập mình với bạn
bè. (Lỗ Việt Phương, 2009).
Theo kết quả điều tra của “Viện Chiến lược và Chính sách y tế (Bộ Y tế)

(2010), thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong ở nam giới Việt Nam,
với gần 11% tổng số ca tử vong ở nam do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
(VINACOSH, 2013). Như vậy, qua các nghiên cứu về tình hình hút thuốc ở Việt
nam cho thấy độ tuổi hút thuốc của người dân Việt Nam đang có xu hướng trẻ
hóa, trong rất nhiều yếu tố có tác động đến hành vi hút thuốc lá của cá nhân thì
yếu tố giới tính và sự ảnh hưởng từ nhóm bạn có tác động rất lớn đến tình trạng
hút thuốc lá. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu được tiến hành trên diện rộng,
tập trung ở nhiều nhóm độ tuổi khác nhau nên mới chỉ phác họa được phần nào
hiện trạng hút thuốc của học sinh THPT – lứa tuổi bắt đầu hút thuốc lá nhiều
nhất.
Một trong những vấn đề mà thanh thiếu niên Việt Nam phải đối mặt trong
những năm gần đây chính là các hành vi rủi ro cho sức khỏe, tính mạng. Đã có
nhiều nghiên cứu về mơ hình chấn thương khơng có chủ định và bạo lực ở vị
thành niên và thanh thiếu niên Việt Nam được thực hiện. Nghiên cứu đầu tiên
trong số này là điều tra chấn thương liên trường (VMIS) – là nghiên cứu dựa vào
cộng đồng có tính đại diện cho cả quốc gia được thực hiện năm 2001 – đã chỉ ra
rằng ở thanh thiếu niên dưới 20 tuổi tại Việt nam, chấn thương chiếm tới 70%
gánh nặng bệnh tật. Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây ra chấn thương
12


khơng tử vong đứng hàng thứ ba trong số nhóm đối tượng dưới 20 tuổi. Tai nạn
giao thông là gánh nặng cơ bản của nhóm dân số trên 15 tuổi. VMIS cũng cho
thấy tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhóm tuổi 15-19.
(Lê Cự Linh và cộng sự, 2003).
Nghiên cứu SAVY 2 cho thấy chấn thương trên đường phố là loại chấn
thương phổ biến nhất, chiếm tới 73,3% trong tổng số các trường hợp chấn
thương (con số này trong SAVY 1 chỉ là 59,8%). Trong nghiên cứu SAVY 2,
thanh thiếu niên cũng được đặt câu hỏi về việc đã từng lái xe máy, từng ngồi sau
xe máy do người khác lái hay chưa, có đội mũ bảo hiểm không và mức độ

thường xuyên đội mũ bảo hiểm, lý do tại sao đội mũ bảo hiểm, tại sao khơng
đội. Nhìn chung, 75% thanh thiếu niên đã từng lái xe máy hoặc ngồi sau xe máy
do người khác lái, con số này ở nhóm tuổi 14-17 là 59,3%. Nam giới lái xe máy
nhiều hơn nữ giới: 82,4% so với 67,4%. Việc đội mũ bảo hiểm đã chính thức trở
thành bắt buộc đối với người dân Việt nam từ tháng 12 năm 2007, điều này đã lý
giải tại sao tỷ lệ sử dụng mũ bảo hiểm ở SAVY2 cao hơn rất nhiều so với
SAVY1. Ở SAVY 1, tỷ lệ đội mũ bảo hiểm ở nhóm tuổi 14-17 là 19,9% đến
SAVY 2, tỷ lệ này đã tăng lên là 63,9% (gấp hơn 3 lần kết quả nghiên cứu của
SAVY 1). Trong nhóm đối tượng có đội mũ bảo hiểm, khi được hỏi về khả năng
có từng thi thoảng đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm không thì phần lớn
thanh thiếu niên đều thừa nhận rằng họ thỉnh thoảng có đi xe máy mà khơng đội
mũ bảo hiểm: tỷ lệ này ở nam cao hơn ở nữ (87,8% so với 81%). (Lê Cự Linh,
2010).
Bên cạnh đó, trong một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Y tế cộng
cộng số 14 năm 2010 phân tích số liệu từ một nghiên cứu được tiến hành tại
trường THPT Tây Hồ trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 9/2009 đã cho biết:
Về kiến thức phòng tránh TNGTĐB vẫn còn một tỷ lệ khá cao 35,7% học sinh
có kiến thức không đúng. Đa phần các em đều biết đến những kiến thức cơ bản
như tín hiệu đèn giao thơng, đi đúng phần đường, tuy nhiên các kiến thức khác
như luôn sử dụng mũ bảo hiểm (MBH), không sử dụng rượu bia,… thì vẫn cịn
13


một số lượng nhất định học sinh không biết hoặc khơng hiểu rõ. Ngồi các yếu
tố thực hành như đội MBH khi tham gia giao thông, đi xe máy, trong nghiên cứu
này hành vi đua xe máy hoặc xem/cổ vũ đua xe máy là một hành vi nguy cơ, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy cịn có một số lượng lớn học sinh đã từng tham
gia đua xe (7,3%) hoặc đã từng xem và cổ vũ đua xe (19,6%), trong đó nam học
sinh chiếm đa số (85,2%). Các yếu tố về giới tính, học lực, khả năng tiếp cận với
các thơng tin tun truyền về phịng tránh TNGTĐB và quan hệ với bố mẹ có

ảnh hưởng đến thái độ của học sinh với việc phịng tránh TNGTĐB. Học sinh
nam có xu hướng có thái độ thiếu tích cực với việc phịng tránh TNGTĐB. Học
sinh nam có xu hướng đua xe trái phép gấp 2,9 lần học sinh nữ. (Nguyễn Vân
Anh, Phạm Việt Cường, 2009).
Ngồi việc khơng đội MBH khi tham gia giao thông hay điều khiển xe
máy khi chưa đủ tuổi thì một hành vi khác cũng rất nguy hiểm đó là điều khiển
xe máy sau khi uống rượu bia. Số liệu từ SAVY 2 đã cho thấy: Trong số những
người đã từng uống rượu bia, có một phần ba cho biết họ đã từng lái xe máy sau
khi uống. Tỷ lệ lái xe máy sau khi uống rượu bia xuất hiện ở cả hai giới nhưng
phổ biến hơn ở nam giới, tỷ lệ lái xe máy sau khi uống rượu bai ở nhóm tuổi 14
– 17 là 23,1%. Thanh thiếu niên cho biết đã từng say rượu bia có nguy cơ bị
chấn thương giao thông cao gấp 1,7 lần so với những thanh thiếu niên chưa từng
say rượu bia. Một thực tế quan trọng là những người thừa nhận từng lái xe máy
sau khi uống rượu bia có nguy cơ bị chấn thương giao thông cao hơn gần 2 lần.
Điều này lại một lần nữa khẳng định say rượu bia có liên quan chặt chẽ với nguy
cơ bị chấn thương giao thông đường bộ.
Không giống như chấn thương không có chủ định, có rất ít nghiên cứu có
tầm cỡ quốc gia về chấn thương có chủ định và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt
Nam. SAVY được xem là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này ở phạm
vi Quốc gia. Trong SAVY 2, tỷ lệ chấn thương do bạo lực gia đình là 3,0% (tỷ lệ
này vẫn còn khá thấp so với châu Âu và khu vực Bắc Mỹ nhưng đã tăng lên so
với tỷ lệ 2,2% ở SAVY1). Tỷ lệ bị chấn thương do bạo lực trong gia đình có xu
14


hướng cao hơn khi thanh thiêu niên ở độ tuổi trẻ hơn. Về hành vi bạo lực ngồi
gia đình, SAVY thu thập thơng tin về tình trạng ngược đãi, gây thương tích ở
thanh thiếu niên cùng các yếu tố nguy cơ và tỷ lệ thanh thiếu niên bị những
người không phải thành viên gia đình cố ý gây thương tích. Kết quả phân tích
cho thấy 7,6% thanh thiếu niên từng bị người ngồi gia đình cố ý gây thương

tích. Về hành vị bạo lực giữa các cá nhân ở thanh thiếu niên, kết quả SAVY 2
cho thấy tỷ lệ thanh thiếu niên từng gây thương tích cho người khác trầm trọng
đến mức cần can thiệp y tế vẫn ở mức thấp (1,4%). Nam giới là đối tượng chủ
yếu gây ra các hành vi bạo lực này; chẳng hạn như 4,3% nam thanh thiếu niên
thành thị đã từng gây thương tích cho người khác trong khi tỷ lệ này ở nữ giới
chỉ ở mức 0,6%. (Lê Cự Linh, 2010).
Đối với học sinh THPT, hành vi chủ động gây thương tích phổ biến chính
là hành vi bạo lực học đường. Theo số liệu thống kê đầu năm 2015 của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, trong một năm học, toàn quốc xảy ra khoảng 1.600 vụ học sinh
đánh nhau ở cả trong và ngoài phạm vi nhà trường, tương đương với khoảng 5
vụ đánh nhau trong một ngày. Trong đó, cứ khoảng hơn 5.000 học sinh thì xảy
ra một vụ đánh nhau, cứ khoảng 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thơi học
vì tội đánh nhau,…(Bảo Anh/báo Lao động. 2015).
Trước thực trạng đó, đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành nhằm tìm
hiểu hành vi bạo lực học đường ở học sinh THPT. Để tìm hiểu về hành vi bạo
lực học đường ở nữ sinh, nghiên cứu “Hành vi bạo lực trong nữ sinh trung
học ở Hà Nội” (2008) do khoa Xã Hội Học, trường Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, ĐHQG Hà Nội thực hiện đã đưa ra kết quả: có tới 64% các em nữ
thừa nhận từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác và tỷ lệ đã từng đánh
nhau 2-3 lần chiếm 20,7%. Khơng có sự khác biệt giữa học sinh nữ ở các khối
lớp về tỷ lên tham gia hành vi bạo lực. Phần lớn các em nữ đã từng có hành vi
bạo lực cho rằng bạo lựa giữa nữ sinh là “bình thường” và “chấp nhận được”
mặc dù theo kết quả khảo sát thì hầu hết các em đều nhận thức được hậu quả của
bạo lực học đường là gây ra những tổn thương lớn về tinh thần và thể xác
15


(34,5%). Hình thức bạo lực của nữ sinh thường là đánh tập thể. (ĐHKHXHVN,
2008).
Bên cạnh việc tìm hiểu thực trạng hành vi bạo lực học đường ở học sinh

THPT, các nghiên cứu cũng đi tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi bạo lực
học đường của học sinh THPT, trong đó bài viết “Khác biệt giới trong hành vi
gây hấn của học sinh Trung học phổ thông”(2010) của tác giả Hồng Xn
Dung được đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới số 3-2010 đã phân
tích số liệu của cuộc điều tra Thực trạng gây hấn của học sinh THPT do PGS.TS
Trần Minh Đức chủ trì tiến hành nghiên cứu học sinh THPT ở 3 tỉnh, thành phố
là Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Bình từ 4/2009-4/2010 đã trình bày cơ sở khoa học
của những khác biệt giới trong hành vi gây hấn dưới quan điểm của tâm lý học
xã hội đồng thời phác họa thực trạng gây hấn học đường của nữ sinh THPT hiện
nay. Xét về góc độ giới, số liệu của nghiên cứu đã cho thấy, so với tổng số nam,
số học sinh nam gây hấn ở mức độ thường xuyên chiếm 8,85%, gây hấn ở mức
độ không thường xuyên là 91,1%. Đối với học sinh nữ, số học sinh nữ gây hấn ở
mức độ thường xuyên là 2,1%, ở mức độ không thường xuyên là 97,8%. Như
vậy so với học sinh nữ, học sinh nam có tỷ lệ thường xuyên gây hấn cao gấp
4,06 lần học sinh nữ và cao gấp 1,97 lần so với tổng chung về gây hấn của học
sinh. Trong bức tranh chung về gây hấn học đường, nhìn từ góc độ giới, hành vi
bạo lực học đường ở nam sinh cao hơn nữ sinh, tuy nhiên hành vi bạo lực học
sinh ở nữ sinh có xu hướng gia tăng. Qua các phỏng vấn, giáo viên và học sinh
cũng cho biết, tình trạng nữ sinh gây hấn, sử dụng bạo lực giờ đây khơng cịn là
hiện tượng hiếm thấy trong các trường THPT nữa. Về nguyên nhân dẫn đến bạo
lực học đường ở nữ sinh, có những lý do rất nhỏ cũng trở thành cái cớ để học
sinh sử dụng bạo lực như: “thấy ghét thì đánh”, thấy bạn “kiêu”, “chảnh”, “ngứa
mắt”, hay khi các em đi cầu thang, tham gia các hoạt động tập thể có va chạm,
các em cũng cho rằng mình bị “nhìn đểu”, “soi mói”, bị xúc phạm dẫn đến hành
vi gây hấn. Ghen tuông, tranh giành bạn trai cũng là một lý do dẫn đến gây hấn
16


phổ biến ở các em học sinh nữ. Đối với việc sử dụng phương tiện để gây hấn,
khác với học sinh nam, học sinh nữ thường không sử dụng phương tiện nào

nhưng có hành vi túm tóc, cào cấu, xé áo đối phương...những hành vi đó tuy
khơng gây thương tích về mặt thể chất nhưng lại để lại những tổn thương
nghiêm trọng về mặt tâm lý, tinh thần. Do dung lượng hạn chế nên trong khuôn
khổ bài viết này, tác giả chưa đưa ra được các cách thức tác động nhằm làm
giảm hành vi bạo lực học đường ở các em học sinh nói chung và các em học
sinh nữ nói riêng. (Hồng Xn Dung, 2010). Nghiên cứu “Thực trạng hành vi
bắt nạt/bạo lực thể chất trong học sinh trường Trung học phổ thơng Trần
Phú, quận Hồn Kiếm, Hà Nội" (2012-2013)với mục tiêu mô tả thực trạng về
hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất ở học sinh THPT trường Trần Phú và xác định
các yếu tố liên quan tới thực trạng này. Kết quả cho thấy: tỷ lệ học sinh THPTđã
từng tham gia bạo lực học đường chung là 17,1% trong đó tỷ lệ học sinh có thực
hiện hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất trong vòng 6 tháng trước thời điểm nghiên
cứu là 25,7% ở nam, cao gần gấp 3 lần so với 9,0% ở nữ. Đối với các đặc điểm
về bạn bè và trường học, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng: Học sinh có kết quả
học tập giỏi và xuất sắc có tỷ lệ thực hiện hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất với
bạn mình thấp hơn so với nhóm học sinh có kết quả học tập từ khá trở xuống
(14,8% so với 18,5%); đặc biệt, những học sinh có bạn thân từng tham gia vào
bạo lực học đường có tỷ lệ thực hiện hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất cao hơn
hẳn những em không chơi với bạn thân có tham gia bạo lực (39,5% so với
3,7%). Các hành vi nguy cơ như hút thuốc lá, uống rượu bia và mang vũ khí
được chỉ ra là có mối liên quan chặt chẽ tới việc thực hiện hành vi bắt nạt/bạo
lực thể chất ở đối tượng, trong đó, tỷ lệ bắt nạt/bạo lực thể chất đều cao hơn ở
nhóm học sinh từng hút thuốc lá, uống rượu bia hay mang vũ khí so với nhóm
học sinh chưa từng có những hành vi này. Cụ thể: đối với hành vi hút thuốc lá,
tỷ lệ bắt nạt/bạo lực thể chất ở những học sinh đã từng hút hết 1 điếu thuốc lá là
57,6%, cao hơn nhiều so với nhóm chưa hút hết 1 điếu (25,0%) và chưa bao giờ
17


hút (12,5%). Tỷ lệ bắt nạt/bạo lực thể chất tăng dần theo các nhóm từ chưa bao

giờ uống rượu bia (6,0%) cho đến uống nhưng chưa hết một cốc (9,3%) và đã
từng uống rượu bia (26,4%). Ngồi ra, nhóm học sinh từng bị chấn thương do
người nhà đánh có xu hướng thực hiện hành vi bắt nạt/bạo lực thể chất nhiều
hơn nhóm chưa từng bị chấn thương (tỷ lệ lần lượt là 40,0% và 10,8%). Nhóm
học sinh đã từng bị bắt nạt/bạo lực thể chất có xu hướng thực hiện hành vi bắt
nạt/bạo lực thể chất nhiều hơn nhóm chưa từng bị bắt nạt (tỷ lệ lần lượt là 39,0%
và 11,8%). (Nguyễn Thị Thu Trang, 2013).
Bạo lực học đường giờ đây khơng cịn là hành vi của riêng học sinh nam
nữa. Trong hồn cảnh bình thường, ít sự khiêu khích, học sinh nam có xu hướng
thực hiện các hành vi gây hấn nhiều hơn học sinh nữ. Nhưng trong các hoàn
cảnh bị xức phạm, học sinh nữ cũng thực hiện các hành vi gây hấn có tính chất
bạo lực để “trả đũa” đối phương. (Hoàng Xuân Dung, 2010).
Ngoài hành vi gây thương tích giữa các cá nhân thì chấn thương có chủ
định của thanh thiếu niên Việt Nam cịn bao gồm cả hành vi tự gây thương tích
và hành vi tự tử. Nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần cũng đang nổi
lên trong nhóm học sinh nói riêng và VTN - TN nói chung như: buồn chán, trầm
cảm, có suy nghĩ và dự định tự tử. Theo Bộ y tế, kết quả một khảo sát gần đây,
có đến 19,46% học sinh trong độ tuổi 10-16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần.
Trong số các trường hợp tự tử, 10% ở độ tuổi 10-17. Theo số liệu của Bộ y tế
năm 2005, tỉ lệ có vấn đề về sức khỏe tâm thần hiện nay ở Việt nam là 10-20%,
trong đó tỉ lệ cao nhất ở nhóm 20-29 tuổi (11,8%) sau đó là các nhóm 10-19 tuổi
và 30-39 tuổi. Một nghiên cứu được công bố năm 2009 tiến hành đánh giá sức
khỏe tâm thần của
1368 vị thành niên tuổi từ 11-18 tại một số tỉnh, sử dụng bộ câu hỏi SDQ cho kết
quả 9,1% vị thành niên có vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nghiên cứu về vấn đề
sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở tại Lạng Sơn và
thành phố hà nội (2007) có một số phát hiện đáng chú ý, đó là tỉ lệ học sinh có
18



biểu hiện lo âu là 12,3% và trầm cảm là 8,4%. (Nguyễn Thanh Hương, 2010,
tr.13).
Kết quả SAVY 2 cho thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán.
Trên một phần tư VTN -TN (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy
mình là người khơng có ích đến nỗi khơng thể hoạt động như bình thường. Tỷ lệ
VTN - TN đã từng cảm thấy hoàn toàn thất vọng về tương lai là 21,3% và chỉ có
4,1% người đã từng nghĩ đến chuyện tự tử. So sánh kết quả giữa SAVY 1 và
SAVY 2 có thể thấy tỷ lệ thanh thiếu niên trải qua cảm giác buồn chán hiện nay
so với trước đây có sự tăng lên ở cả 4 nhận định và đặc biệt là ở trải nghiệm cảm
giác nghĩ đến chuyện tự tử (tăng lên khoảng 30%) là điều rất đáng quan tâm.
Đáng chú ý là một số yếu tố về mơi trường trường học có ảnh hưởng đáng kể
đến tâm trạng buồn chán của VTN - TN đang đi học. chương trình học q tải
(oR=1,25), đơi khi giáo viên đánh và mắng học sinh (oR=1,33) là những yếu tố
nguy cơ, gắn kết mạnh với trường học là yếu tố bảo vệ (oR=0,66). SAVY 2 cũng
đưa ra kết luận rằng: một môi trường học đường tốt, ở đó học sinh được tơn
trọng, được giáo viên khuyến khích động viên và chương trình học phù hợp sẽ
giúp thanh thiếu niên hạn chế tâm lý tiêu cực trong cuộc sống. (Nguyễn Thanh
Hương, 2010).
Trong một nghiên cứu ở phạm vi hẹp hơn, nghiên cứu “Thực trạng và
nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu ở học sinh trường THPT chuyên Quảng
Bình”(2008) do tác giả Nguyễn Thị Hằng Phương – Trung tâm nghiên cứu về
Phụ nữ, Đại học Quốc Gia, thực hiện trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ năm
2008 đã có một vài phát hiện khá thú vị khi đi sâu nghiên cứu về thực trạng rối
loạn lo âu ở thanh thiếu niên. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: 4 nhóm ngun
nhân chính gây ra rối loạn lo âu cho học sinh chun THPT Quảng Bình là:
nhóm ngun nhân liên quan đến học tập, liên quan đến bản thân học sinh, liên
quan đến gia đình và liên quan đến các mối quan hệ xã hội. Về nhóm nguyên
nhân liên quan đến học tập, do các em học sinh trường chuyên THPT Quảng
19



Bình đều là những em có thành tích tốt ở bậc THCS, vì vậy khi vào học ở THPT
các em phải đối mặt với rất nhiều kỳ thi mỗi năm: thi học sinh giỏi cấp trường,
cấp thành phố, cấp tỉnh, cấp quốc gia, quốc tế...và áp lực cạnh tranh rất “quyết
liệt” ngay cả trong lớp, trong khối để được dự thi các cấp khiến cho những
nguyên nhân đến từ việc học tập gây cho các em rối loạn lo âu chiếm tỷ lệ cao
nhất. Ở nhóm nguyên nhân này, những yếu tố dẫn đến rối loạn lo âu cho các em
là: phải đậu đại học (chiếm 96,7%), bị điểm kém nhiều lần (chiếm 94,4%), phải
có kết quả học tập tốt (chiếm 92,2%), quá nhiều bài tập mà không làm hết... Việc
quá nhiều bài tập không hết cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu cho các
em. Đối với nhóm nguyên nhân gây ra rối loạn tâm lý lo âu từ phía học sinh, yếu
tố cảm thấy thua kém bạn bè chiếm tỷ lệ cao nhất (98,90%), cảm giác sợ thất bại
cũng chiếm tỷ lệ khá cao (92%). Đây là cảm giác tích cực vì nso giúp các em
phấn đấu, cố gắng vượt lên chính mình, tuy nhiên ở một góc độ khác, nếu cảm
giác lo lắng cứ mãi ám ảnh khiến các em ăn không ngon, ngủ không n thì sẽ
trở thành bệnh lý. Về nhóm ngun nhân liên quan đến gia đình, nổi bật là việc
các em lo lắng về kinh tế gia đình mình khơng tốt, nhiều em cha mẹ phải vay
tiền cho các em ăn học, vì vậy điều đó đã trở thành áp lực đối với các em. Bên
cạnh nguyên nhân gây ra lo lắng cho các em là kinh tế gia đình khơng tốt thì
việc cha mẹ có xung đột, cha mẹ bất hòa, ly thân cũng là mối lo thường trực của
các em. Cuối cùng là nhóm nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ xã hội,
mối quan hệ của các em xoay quanh bạn bè, thầy cô là chủ yếu, số ít nói về bạn
khác giới. Lo lắng của các em tập trung vào mâu thuẫn với bạn bè, người u, có
những mẫu thuẫn nhất định nào với thầy cơ hoặc có một số trường hợp thực sự
ức chế khi đến giờ của một giáo viên nào đó. (Nguyễn Thị Hằng Phương, 2008).
Một biếu hiện khác trong rối loạn tâm lý của thanh thiếu niên là hành vi tự
gây thương tích. Trên thế giới tự gây thương tích khơng phải và một hiện tượng
mới, là biểu hiện trạng thái sức khỏe tâm thần của cả người lớn và VTN - TN,
tuy nhiên hiện tượng này thường xảy ra trong nhóm vị thành niên và có xu
20



hướng ngày càng tăng. Mặc dù đều là biểu hiện của tình trạng sức khỏe tâm
thần, có sự khác biệt giữa hành vi tự gây thương tích với suy nghĩ đến tự tử và
hành vi tìm cách tự tử. điểm khác biệt là ở chỗ tự gây thương tích là nhằm thoát
khỏi cảm xúc đau đớn và tâm lý căng thẳng mà đối tượng khơng thể kiểm sốt
hoặc ứng phó nhưng không nhằm kết thúc cuộc đời như tự tử. Nghiên cứu trên
thế giới cho thấy hầu hết VTN – TN thực hiện hành vi tự gây thương tích đã mô
tả trạng thái cảm xúc của họ trước và trong khi thực hiện hành vi này là “cô
đơn” và ‘buồn chán”. Tuy nhiên, cần phải lưu ý là những người tự gây thương
tích có nguy cơ cao nghĩ đến tự tử và điều này có thể dẫn đến hành vi tự tử
(Nguyễn Thanh Hương, 2010, tr26)
Trong SAVY 2 đã chỉ ra rằng: 7,5% thanh thiếu niên cho biết đã từng tự
gây thương tích cho bản thân (tỷ lệ này trong SAVY 1 chỉ là 2,8%) và 4,1% cho
biết đã từng nghĩ đến việc tự tử (tỷ lệ này trong SAVY 1 là 3,4%). Trong toàn bộ
mẫu nghiên cứu của SAVY 2, chỉ có 102 thanh thiếu niên trả lời đã từng tự tử
dẫn đến tỷ lệ tử tự không tử vong là 1% (so với tỷ lệ 0,55% trong SAVY 1). Mặc
dù tỷ lệ tự gây thương tích là thấp nhưng tính nghiêm trọng của vấn đề và xu
hướng ngày càng gia tăng từ sau SAVY 1 cho thấy đây là vấn đề cần được quan
tâm sát sao. Điểm đáng chú ý trong SAVY 2 là tỷ lệ tự gây thương tích của VTN
độ tuổi 14 – 17 cao hơn hẳn so với trung bình chung đối với cả nam và nữ VTN
– TN độ tuổi 14 – 25 đã từng tự gây thương tích. Rất có thể đây là độ tuổi VTN
trải qua nhiều biến động về tâm lý phức tạp của quá trình xã hội háo cá nhân
(Dương Thị Thu Hương, 2015,tr81).
Như vậy, thông qua việc tổng hợp và phân tích các nghiên cứu ở trên có
thể thấy rằng, đối với hướng nghiên cứu thứ nhất - nghiên cứu riêng lẻ các hành
vi: đã có rất nhiều nghiên cứu được tiến hành thực hiện ở các nhóm đối tượng
khác nhau, trên các phạm vi nghiên cứu khác nhau bao gồm cả trên diện rộng cả
nước hay nghiên cứu trên địa bản nhỏ ở các trường, các địa phương. Nguồn


21


×