Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo dục đạo đức học sinh THPT thông qua phong trào xây dựng trường học thân thiện , học sinh tích cực THPT NGUYỄN HOÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.85 KB, 20 trang )

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, do sự phát triển của xã hội trên mọi lĩnh vực với tốc độ vũ bão,
kiến thức, tri thức học sinh tiếp thu được không chỉ ở người thầy mà còn do
nhiều kênh khác nhau. Vì vậy, kiến thức của người thầy không còn là tuyệt đối
như xưa. Để tiếp tục tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác giáo dục toàn
diện cho học sinh, nâng cao hoạt động giáo dục thường ngày của nhà trường, tạo
sự thân thiện giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và nhà trường, Bộ Giáo
dục và Đào tạo chính thức phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học
thân thiện, học sinh tích cực”. Đây được coi là chủ trương lớn của Bộ Giáo dục
và Đào tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển trí lực, thể lực và nhân
cách học sinh trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Theo đó, các cơ
sở giáo dục phổ thông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện,
hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội, học
sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các
hoạt động xã hội để góp phần vào sự phát triển của đất nước.
Là một giáo viên chủ nhiệm lớp, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ vì vậy kinh
nghiệm đang còn nhiều hạn chế cho nên tôi gặp không ít khó khăn trong công
tác chủ nhiệm lớp và giảng dạy. Khi nhà trường phát động phong trào “Xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tôi vẫn chưa có thể hiểu được
trong phong trào này vai trò của mình là gì? mình cần phải làm những gì? Để
hòa chung không khí thi đua của toàn ngành nói chung và của trường THPT
Nguyễn Hoàng nói riêng tôi đã tích cực học hỏi thêm nghiệp vụ công tác chủ
nhiệm qua đồng nghiệp, qua trang thông tin đại chúng,…Sau khi nghiên cứu tôi
thấy rằng đối với học sinh của mình thời gian ở trường chiếm hầu hết thời gian
hoạt động, học tập và vui chơi, vì thế mà trường học vừa là ngôi nhà thứ hai
đồng thời đóng vai trò rất quan trọng trong việc rèn luyện đạo đức và ý thức của
các em sau này. Để có thể đem lại cho học sinh những niềm tin vào bản thân,
vào cuộc sống thì thầy cô, bạn bè là những người thân yêu gần gũi luôn đi bên
cạnh giúp đỡ và dìu dắt các em nên người, đặc biệt vai trò của người giáo viên
chủ nhiệm lớp luôn luôn đóng vai trò chủ đạo trong việc “Giáo dục tư tưởng


1
đạo đức, tác phong học sinh”. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, ngày
hôm nay tôi xin đưa ra sáng kiến kinh nghiệm về: “Giáo dục đạo đức học sinh
thông qua phong trào: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
với mong muốn góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh
2. Mục tiêu nghiên cứu
Huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà
trường để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp
với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội.
Phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập và các hoạt
động xã hội một cách phù hợp và hiệu quả từ đó giáo dục đạo đức cho học sinh
nhằm hoàn thiện nhân cách cho các em
3. Nội dung nghiên cứu
- Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn.
- Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của lứa tuổi của học sinh
ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập.
- Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Biết kết hợp giữa nhà trường -
phụ huynh – GVCN lớp nhằm giáo dục đạo đức cho các em
- Tổ chức các hoạt động vui tươi lành mạnh
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Lớp 12C3 năm học 2011-2012
- Lớp 10C3 năm học 2012-2013
5. Thời gian nghiên cứu
- Bắt đầu: 15/8/2011
- Kết thúc: 22/5/2013
2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẦN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận

1. Những khái niệm cơ bản trong phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”
1.1. Nhà trường
Nhà trường là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong
đời sống kinh tế, xã hội. Công việc diễn ra trong nhà trường có mục tiêu cao
nhất là hình thành nhân cách – sức lao động, phục vụ phát triển cộng đồng. Nhà
trường là một tổ chức giáo dục cơ sở, trực tiếp làm công tác đào tạo, thực hiện
việc giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ.
Vậy có thể nói, nhà trường là một tổ chức xã hội nằm trong hệ thống xã
hội chịu sự chi phối của các mối quan hệ xã hội và đồng thời tác động trở lại đối
với mối quan hệ đó.
1.2. Trường học thân thiện
Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc (UNICEF) đề xướng, xây dựng và triển khai từ vài thập kỉ qua ở nhiều
nước trên thế giới và đã thu được những kết quả đẹp. Ở Việt Nam, Bộ GD-ĐT
đã phối hợp với UNICEF tổ chức thí điểm xây dựng mô hình trường học thân
thiện tại nhiều trường Tiểu học và THCS, năm học 2008-2009 Bộ GD-ĐT quyết
định tiến hành mở rộng mô hình này ở tất cả các cấp học phổ thông (có cả
THPT). Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực là xây dựng giữa cái
thân thiện với cái tích cực. Bản thân khái niệm “thân thiện” đã hàm chứa sự
bình đẳng, dân chủ về pháp lý và sự đùm bọc, cưu mang đầy tình người về đạo
lý. Bởi nếu bất bình đẳng, mất dân chủ, vô cảm trong quan hệ giữa người với
người thì đâu còn gì mà “thân” với “thiện”. “Thân thiện” bắt nguồn từ sứ
mệnh của nhà trường và thiên chức của nhà giáo đối với thế hệ trẻ và xã hội, chứ
không dừng ở thái độ bề ngoài trong quan hệ ứng xử. “Trường học thân thiện”
đương nhiên phải thân thiện với địa phương, địa bàn hoạt động của nhà trường
phải “thân thiện” trong tập thể sư phạm với nhau; giữa tập thể sư phạm với học
sinh; phải đảm bảo cơ sở vật chất phù hợp với yêu cầu giáo dục và thỏa mãn tâm
lý người thụ hưởng. Vậy muốn có trường học thân thiện thì trước hết phải có
3

lp hc thõn thin, vỡ mi lp hc l mt a ch nhn chm súc nhng cụng
trỡnh vn hoỏ, lch s.
1.3. Lp hc thõn thin
Lp hc thõn thin phi l lp hc cú cht lng giỏo dc ton din v
hiu qu giỏo dc khụng ngng c nõng cao. i ng thy, cụ giỏo phi thõn
thin trong dy hc, khụng ngng trau di, cp nht tri thc khoa hc trình
nghip v, nõng cao tay ngh chuyờn mụn ỏp dng phng phỏp dy hc tớch
cc, khi gi tỡnh cm hng thỳ, ch ng tỡm tũi sỏng to trong hc tp cho hc
sinh. phi thc s quỏn trit nguyờn lý hc i ụi vi hnh, lý lun gắn lin vi
thc tin, lm cho mi gi hc, mi ngy hc l mt ngun hng thỳ i vi cỏc
em, lp hc l ni lụi cun, hp dn hc sinh. Thy giỏo, cụ giỏo phi thõn thin
trong ỏnh giỏ kt qu rốn luyn, hc tp ca hc sinh, ỏnh giỏ cụng bng,
khỏch quan, khụng chy theo thnh tớch, phi thõn thin vi mi loi trỡnh
hc sinh, dy sỏt i tng, phỏt hin, bi dng hc sinh gii v õn cn dỡu dt
hc sinh hc lc yu kộm, khụng em no b i x bt cụng, b b ri ra
ngoi trỏch nhim ca lp, dn n t ty, chỏn hc.
1.4. Cỏc ni dung v yu t c bn xõy dng lp hc thõn thin, hc sinh tớch cc
+ Ni dung:
- Xõy dng lp hc khang trang y thit b, ỏnh sỏng, sch, p v an
ton. Gi hc cú hiu qu, phong phỳ phự hp vi c im la tui ca hc
sinh a phng, giỳp cỏc em t tin trong hc tp.
- Rốn luyn k nng sng cho cỏc em.
- T chc cỏc hot ng tp th vui ti, lnh mnh nh múa hát tập thể,
trò chơi dân gian vào các ngày quy định trong tuần.
+ Yu t c bn:
- Gii quyt dt im nhng yu kộm v c s vt cht, thit b trng hc,
to iu kin cho hc sinh khi n trng c an ton, thõn thin, vui v.
- Hc sinh tham gia cỏc hot ng giỏo dc trong nh trng v ti cng
ng mt cỏch hng thỳ, vi thỏi t giỏc, ch ng v ý thc sỏng to.
- Thy giỏo, cụ giỏo ch ng, sỏng to ỏp ng yờu cu i mi phng

phỏp giỏo dc trong iu kin hi nhp quc t.
4
- Các tổ chức, cá nhân góp phần giáo dục văn hóa, truyền thống lịch sử
cách mạng cho học sinh.
- Phong trào thi đua đảm bảo tính tự giác, không gây áp lực quá tải trong
công việc của nhà trường, sát với điều kiện ở cơ sở.
- Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương.
1.5. Khái niệm đạo đức
- Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội bao gồm những nguyên tắc và
chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi cho phù hợp với
lợi ích, hạnh phúc của mình và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ người và
người và con người với tự nhiên.
1.6. Chức năng đạo đức
- Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, của ý thức xã hội, đạo đức một
mặt quy định bởi cơ sở hạ tầng, của tồn tại xã hội; mặt khác nó cũng tác động
tích cực trở lại đối với cơ sở hạ tầng, tồn tại xã hội đó. Vì vậy, đạo đức có chức
năng to lớn, tác động theo hướng thúc đẩy hoặc kềm hãm phát triển xã hội. Đạo
đức có những chức năng sau:
- Chức năng giáo dục.
- Chức năng điều chỉnh hành vi của cá nhân, của cộng đồng và là công cụ
tự điều chỉnh mối quan hệ giữa người và người trong xã hội.
- Chức năng phản ánh.
1.7. Vị trí và đặc điểm của công tác giáo dục đạo đức cho học sinh
- Giáo dục đạo đức là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến học
sinh nhằm giúp cho nhân cách mỗi học sinh được phát triển đúng đắn, giúp học
sinh có những hành vi ứng xử đúng mực trong các mối quan hệ: của cá nhân với
xã hội, của cá nhân với lao động, của cá nhân với mọi người xung quanh và của
cá nhân với chính mình.
- Trong tất cả các mặt giáo dục đạo đức giữ một vị trí hết sức quan trọng.

Vì Hồ Chủ Tịch đã nêu: “dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức.
Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức
Cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Giáo dục đạo đức có ý nghĩa lâu dài, được
5
thực hiện thường xuyên và trong mọi tình huống chứ không phải chỉ được thực
hiện khi có tình hình phức tạp hoặc có những đòi hỏi cấp bách.
- Trong nhà trường THPT, giáo dục đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc
biệt coi trọng, nếu công tác này được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện
sẽ được nâng lên vì đạo đức có mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục.
2. Vai trò của GVCN lớp trong giáo dục đạo đức học sinh trường THPT
Vì GVCN là cán bộ quản lý lớp cho nên người dạy giỏi và người chủ
nhiệm giỏi không nhất thiết là một. Có đồng thuận, có lệch pha trong thực tế là
bình thường. Tố chất quan trọng của GVCN là tố chất của một con người hành
động. Cũng như hiệu trưởng, chủ nhiệm lớp phải nghiêm túc và cần một bộ óc
kế hoạch hoá. Đối tượng quản lý trường học, lớp học là con người phải giáo hoá
do đó không thể có một chương trình cài đặt sẵn. Phải lao vào làm. Thấy đúng
thì tổng kết và áp dụng tiếp, thấy sai phải điều chỉnh kế hoạch kịp thời hoặc huỷ
bỏ theo quy trình: xây dựng kế hoạch - thực hiện kế hoạch - kiểm tra kế hoạch -
tổng kết và vạch kế hoạch mới. Rất cần ở chủ nhiệm lớp các phẩm chất nhiệt
tình, sâu sát, cần cù trí nhớ tốt, quan sát tinh, tâm lí giỏi, có khả năng xây dựng
đội ngũ cán bộ HS. GVCN phải vừa là thầy vừa là bạn của học trò.
Trong lớp học, GVCN là người để các em noi theo. Cách hành động, suy
nghĩ, cư xử của GV sẽ ảnh hưởng rất nhiều về quan niệm của học sinh và phụ
huynh về GV. Bản thân tôi vừa là GVCN đồng thời là GVBM Sinh học. Vì vậy,
khi đến trường hoặc lên lớp, tôi đều có những tác phong làm gương cho học
sinh. Khi lên lớp GV cần có lời nói gọn, rõ ràng, dứt khoát. Khi nói nhìn thẳng
vào học sinh, nói thẳng với các em chứ đừng nói như nói với chính mình hay nói
khơi khơi giữa lớp. Dùng từ, câu dễ hiểu, hợp với trình độ học sinh. Biết lắng
nghe học sinh nói. Mỗi khi các em phát biểu ý kiến hay nói một điều gì, thầy cô
dù bận rộn cũng phải lắng nghe các em nói. Có như vậy khi thầy cô nói các em

mới chú ý nghe trở lại. Bên cạnh đó, GVCN biết thông cảm và chia sẻ những
khó khăn của các em. Trong lớp học hay ngoài lớp học, thầy cô còn phải đóng
vai người anh, người chị mà các em có thể tin tưởng, nhờ cậy được. Qua đó, các
em sẽ biết sống nhẫn nại, kiên trì, giàu lòng nhân ái, dần dần các em học hỏi
nhau, bảo vệ cho nhau, giúp đỡ nhau cùng đi lên trong học tập và rèn luyện
6
II. Thực trạng của vấn đề
1. Đặc điểm lớp học
1.1. Lớp 12C3 năm học 2011 - 2012
Năm học 2009 - 2010, lớp 12C3 chính là lớp 10C3 của trường THPT Bán
Công số 1 Hà Trung. Đây là lớp học có tỉ lệ học sinh yếu kém về học lực và
hạnh kiểm khá cao: hơn 10 em thi lại và rèn luyện trong hè, 3 em bỏ học giữa
chừng, 3 em ở lại lớp. Lớp luôn xếp vị trí trên 34 trong tổng số 37 lớp của
trường. Năm học 2010 – 2011, do đặc điểm của nhà trường chuyển từ hệ thống
trường bán công sang trường công lập và đổi tên thành trường THPT Nguyễn
Hoàng nên lớp 10C3 có sự thay đổi. Một số em có học lực tốt nhất của lớp
chuyển sang lớp khác, một số em có học lực yếu hơn của lớp khác chuyển về và
lớp có tên 11C3. Do có sự thay đổi như vậy nên lớp 11C3 trở thành lớp cá biệt
nhất trong trường, lớp luôn đứng ở vị trí xếp loại 33/33 của trường. Đầu năm lớp
có 51 học sinh, đến hết học kì I năm học 2012 – 2012 lớp chỉ còn lại 37 em do
các em bỏ học, chuyển trường, đến cuối năm học 11 lớp 11C3 chỉ có 27 em đủ
điều kiện lên lớp 12, 2 em thi lại, 1 em rèn luyện hè và 7 em ở lại lớp và trở
thành lớp đặc biệt nhất trường.
Năm học 2011 – 2012, lớp 11C3 chuyển tên lớp thành 12C3 có sĩ số 31 học
sinh, bên cạnh những mặt thuận lợi ít ỏi là vô vàn những khó khăn.
1. 1.1. Thuận lợi
- Bản thân tôi là giáo viên chủ nhiệm lớp năm 11 nên năm học này giữa
giáo viên và học sinh đã phần nào hiểu nhau.
- Giữa GVCN, phụ huynh học sinh và BGH luôn phối hợp chặt chẽ trong
công tác giáo dục.

- Học sinh trong lớp đã có phần nào đi vào nề nếp so với năm học 11
- Bản thân có sức khoẻ, nhiệt tình, quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức
HS và chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
1.1.2. Khó khăn
- Số học sinh nữ ít: 03/31 em. Có một số HS hoàn cảnh gia đình khó khăn
như bạn Vũ Thị Tâm, Vũ Văn Thuấn, Hồ Xuân Chung, Trịnh Trọng Nghĩa,
Trịnh Văn Phong,… Một số học sinh thiếu thốn tình cảm (chỉ ở với mẹ hoặc bố,
7
cha mẹ làm ăn xa, bố mất): Vũ Thị Tâm (Bố mất, bản thân bị bệnh thần kinh),
Trịnh Trọng Nghĩa (ở với bà nội, bố mẹ đi làm ăn ở Nga), Trịnh Văn Phong (bị
tật ở chân, đi chân thấp chân cao, ở với bà, bố mẹ làm ăn xa),…
- Các em tập trung ở nhiều xã khác nhau và có những xã ở rất xa trường vì
thế mà vấn đề đi lại của các em gặp khó khăn, có một số học sinh phải ở trọ:
Vũ Trung Tín, Trịnh Văn Phong (Hà Vinh); Vũ Văn Thuấn (Hà Lĩnh);
Phạm Văn Thành, Phạm Văn Ba, Phạm Xuân Thao (Hà Châu);…
- Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn
thấp, kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế.
- Một số học sinh ý thức còn thấp, bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn của game
online nên đã ảnh hưởng tới việc học tập, rèn luyện và các hoạt động do nhà
trường tổ chức.
1.2. Lớp 10C3 năm học 2012 - 2013
Năm 2012 – 2013 tôi nhận lớp chủ nhiệm 10C3 sau khi lớp 12C3 vừa ra
trường, là năm tiếp theo tôi áp dụng các biện pháp trong phong trào “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực” nên có phần nào khả quan hơn so với
lớp đi trước, tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi vẫn còn có những khó khăn
1.2.1. Thuận lợi
- Lớp 10C
3
có sĩ số học sinh: 43HS, trong đó có 24 HS nam và 19 HS nữ,
với chất lượng đầu vào tương đối.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo sát với tình hình thực tế của BGH và các tổ
chức đoàn thể trong trường tạo điều kiện tốt cho các giáo viên chủ nhiệm làm
việc có hiệu quả và tạo điều kiện cho học sinh phát huy tính tự giác trong mọi
hoạt động giáo dục
- Năm học 2012 – 2013, lớp 10C
3
là một trong các lớp khối của nhà
trường nên học sinh có động cơ học tập cao hơn so với môt số lớp khác.
- Đa số giáo viên dạy lớp10C
3
đều có tinh thần hợp tác, có năng lực sư
phạm, luôn quan tâm giúp đỡ và có trách nhiệm giáo dục đạo đức HS.
- Hầu hết PHHS của lớp đều quan tâm tới việc học tập và rèn luyện của
con em mình và đồng thuận với nhà trường trong công tác giáo dục học sinh
- Bản thân có sức khoẻ, nhiệt tình, quan tâm đến công tác giáo dục đạo
8
đức HS và chịu khó học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
1.2.2. Khó khăn
- 43 HS thuộc địa bàn của nhiều xã khác nhau trên địa bàn huyện nên để
quản lí, tiếp cận HS là rất khó khăn. Nhiều HS thuộc diện chính sách như: Hộ
nghèo (em Vũ Thị Hiền, Nguyễn Văn Lương, Phùng Thị Thủy), Cận nghèo,
Vùng 135 (em Vũ Hồng Vinh, em Phạm Thị Giang), Con TB, Bố mất (em
Vũ Thị Hiền), Mẹ mất (em Nguyễn Văn Lương),
- Là lớp đầu cấp nên học sinh còn bỡ ngỡ rụt rè, tác phong sinh hoạt chưa
quen với môi trường của học sinh THPT, năng lực tự quản của các em còn nhiều
hạn chế.
- Hầu hết học sinh bước vào tuổi mới lớn (15 tuổi), có nhiều biến động về
tâm, sinh lý nên ít nhiều cũng ảnh hưởng tới sự tiếp thu bài, nhất là các tiêu cực
ngoài xã hội dễ xâm nhập vào các em.
- Phần lớn gia đình học sinh làm nghề nông nên thu nhập của gia đình còn

thấp, kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế.
- Nhiều Phụ huynh học sinh chưa thực sự xem con là bạn để là chỗ dựa về
tinh thần và hỗ trợ, tư vấn cho con lúc cần thiết.
- Một số học sinh ý thức còn thấp (em Nguyễn Văn Long, em Trần Văn
Chiến, Đào Tiến Trình, ) bị cuốn hút bởi sức hấp dẫn của game online nên đã
ảnh hưởng tới việc học tập, rèn luyện và các hoạt động do nhà trường tổ chức.
2. Thực trạng vai trò của GVCN lớp
Thực tế công tác chủ nhiệm ở bậc THPT rất quan trọng và cấp thiết, nếu
ta không có định hướng, lập kế hoạch riêng và thực hiện theo kế hoạch chung
của nhà trường thì công tác chủ nhiệm sẽ không đạt hiệu quả cao. Nhưng trên
thực tế công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT Nguyễn Hoàng cũng gặp không
ít khó khăn như:
- Nhà trường đã có kế hoạch hoạt động cho từng tháng trong năm, nhưng
chưa được thực hiện một cách triệt để các hoạt động đó, do còn nặng về thủ tục
hành chính nên đôi khi công tác chủ nhiệm của các khối lớp còn trì trệ.
- Phong trào đoàn thể vẫn đang còn mang tính lí thuyết hơn là thực hành
- Các hoạt động tập thể GVCN vẫn chưa tích cực.
9
III. Biện pháp thực hiện
1. Ổn định cơ cấu tổ chức lớp
Một ngôi nhà muốn chắc chắn thì trước tiên phải có khung vững chắc.
Một lớp học cũng như một ngôi nhà, muốn vững chắc trong mọi hoạt động và
thực sự là ngôi nhà của mọi thành viên thì cần có một đội ngũ cán sự lớp có
năng lực, nhiệt tình, năng động và được các bạn trong lớp tin yêu và giúp đỡ duy
trì mọi hoạt động của lớp
* Cơ sở lựa chọn lựa chọn ban cán sự lớp: Căn cứ vào hồ sơ học bạ của
HS và căn cứ sự tín nhiệm của tập thể lớp qua việc bình bầu dân chủ
- Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp: Ban cán sự lớp đại diện cho lớp,
chịu trách nhiệm trước Nhà trường về toàn bộ hoạt động học tập, rèn luyện, đời
sống của lớp trong thời gian học. Ban cán sự lớp do tập thể lớp bầu ra, được

GVCN quyết định công nhận. Nhiệm kỳ của Ban cán sự lớp là một năm.
- Lớp 12C3 tôi chọn em Lại Văn Nam là một học sinh nam nhanh nhẹn,
biết việc, có tố chất và được sự đồng tình cao của các giáo viên bộ môn làm lớp
trưởng. Những công việc em làm trong năm học đã đem lại cho lớp nhiều sự đổi
thay rõ rệt. Em Vũ Trung Tín là bí thư của lớp do tập thể lớp cùng sự đồng
thuận của GVCN đã đẩy mạnh phong trào đoàn của lớp trong nhà trường.
- Đối với tập thể lớp 10C3 tôi do chưa nắm bắt được từng đối tượng học
sinh cụ thể nên ban đầu tôi có nghiên cứu học bạ, hỏi qua một số học sinh cùng
xã tôi tìm ra được em Vũ Thị Thêu có thành tích cao trong bậc học THCS và có
ý thức tốt, đã từng làm cán bộ lớp làm lớp trưởng 10C3 và em Nguyễn Thị
Nhung rất năng nổ, hoạt bát, hay nói hay cười, hòa đồng cùng tập thể lớp là bí
thư lớp, em Phạm Văn Hải làm lớp phó học tập, bộ ba học sinh này đã đưa tập
thể lớp luôn đứng vị trí đầu của trường trong năm học
* Lập sơ đồ tổ chức lớp học: Căn cứ vào học lực của HS: HS yếu kém,
chậm tiến ngồi trước; HS khá giỏi ngồi sau. Căn cứ vào tình trạng sức khỏe của
HS: HS thấp trước, cao sau; HS mắt yếu ngồi gần bảng. Căn cứ vào nhiệm vụ
của ban cán sự lớp: ngồi giữa và sau.
2. Xây dựng nội quy lớp học
- Đi học đúng giờ, ăn mặc gọn gàng đúng quy định
10
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh lớp học. Nói năng xưng hô với bạn phải
hòa nhã. Tham gia chơi những trò chơi lành mạnh.
- Học thuộc bài, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, tích cực phát biểu
xây dựng bài trong giờ học
- Các tổ trưởng theo dõi hoạt động của từng tổ viên mình, ghi chép đầy đủ,
cuối tuần báo cáo với lớp, với cô giáo chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt
- Thi đua phải có biểu dương – khen thưởng, nhưng tránh bệnh thành tích.
Phát động phong trào thi đua và có khen chê kịp thời, phải trung thực, có mục
đích đúng đắn.
- Lớp 12C3 học sinh nam nhiều 27/30, các em ở những địa bàn xa trường

nên tình trạng đi học muộn nhiều ở đầu năm, nhưng tôi phát động phong trào:
học sinh tích cực thực hiện nội quy lớp học, trường học thì cuối tháng có phần
thưởng và khen thưởng trong học bạ, các em đã có sự hứng thú hơn và phong
trào lớp đã dần đi lên. Đối với lớp 10C3 do các em là lớp chọn của trường lên
việc thực hiện nội quy, quy chế tốt hơn nhiều, các em thực hiện mặc đồng phục
của trường cả tuần, đi học chuyên cần, tham gia xây dựng bài tốt hơn do sự quán
triệt của GVCN ngay từ khi bước vào năm học, nếu học sinh nào không có sự
phấn đấu sẽ bị loại ra khỏi lớp nên các em ý thức rất cao, thành tích luôn luôn
đứng ở tốp đầu của nhà trường.
3. Xây dựng trường, lớp xanh – sạch – đẹp – an toàn
Với cương vị là một GVCN cần phải giáo dục ý thức cho các em giữ gìn,
tôn tạo cảnh quan môi trường, vệ sinh công cộng và bảo vệ tài sản của nhà
trường. Không có hành động vui chơi, sinh hoạt thiếu an toàn, có khả năng xảy
ra tai nạn. Các em phải xem lớp học là ngôi nhà thân yêu, sống và học tập hàng
ngày và các em có ý thức giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không viết vẽ trên bàn, trên
tường. Cần trang hoàng lớp học thân thương, ấm cúng, phân công trực vệ sinh
hàng ngày sạch sẽ. Mua dụng cụ vệ sinh, nước uống. Phát động may đồng phục
theo trường với thời trang trẻ - đẹp, đảm bảo tông màu trắng truyền thống của
tuổi học trò. GVCN luôn tích cực vận động và tổ chức cho lớp thực hiện tốt
“Lớp tự quản - phòng học thanh niên”.
11
- Lớp 12C3 tôi có trang trí lớp: có ảnh Bác, có đồng hồ, có ảnh tập thể
lớp, có giá đựng nước uống, giá đựng chậu nước rửa tay và có một số cành hoa
nhựa treo trên cửa lớp và góc lớp, tôi cảm thấy thật gần gũi với phòng học bởi
nó có sự ấm cúng hơn nhiều. Đối với lớp 10C3 do nhà trường quán triệt không
được trang trí lớp nên lớp học có phần đơn giản hơn lớp trước nhưng vẫn luôn
ấm cúng bởi tình yêu thương bạn bè, sự quan tâm của GVBM, GVCN.
4. Vai trò của GVCN trong giáo dục học sinh, xây dựng lớp học thân thiện,
học sinh tích cực
- Hầu như trường nào, lớp học nào cũng có học sinh cá biệt, mà những

học sinh này đa số gây không ít khó khăn cho GVCN, đôi khi họ rất mệt mỏi vì
nói mãi mà các em không nghe, càng phạt thì càng lỳ hơn hoặc các em sẽ co lại
và phá phách hoặc chống đối ngầm. Điều này không những khó khăn cho GV
mà còn có thể ảnh hưởng đến chuyện thi đua của cả lớp nữa.
- GVCN thường là người đứng ra giải quyết mọi chuyện do HS gây ra,
nhưng chỉ ở mức độ là khuyên bảo, dạy kèm ngoài giờ cho HS quá yếu kém, còn
đối với HS cá biệt về đạo đức thì răn đe, xử phạt, thậm chí còn hù dọa, nhưng
hầu hết đều chỉ có hiệu quả tức thời thôi rồi đâu lại vào đó, HS vẫn trở lại như
cũ vì do GV không hiểu được nguyên nhân sâu phát xuất từ tâm lý của trẻ.
- GVCN mời phụ huynh đến để thông báo về tình trạng của học sinh với
mong muốn gia đình kết hợp cùng nhà trường để giáo dục cho các em tốt hơn,
có phụ huynh thì tiếp thu và cũng có phụ huynh lại bực tức con mình và đánh
con trước mặt giáo viên rồi dẫn con về cho nghỉ học luôn vì cảm thấy xấu hổ.
Điều này đã cho thấy chính phụ huynh cũng bất lực trước con mình
4.1. Giải pháp
- Trước hết, chúng ta hãy thương yêu HS, cố gắng để giúp HS vượt qua
những biến cố, những vấn đề đã xảy trong quá trình sống và nó đã trở thành vết
thương tâm lý khó phai mờ trong tâm hồn HS.
- GVCN cần có nề nếp kỷ cương để HS tự nhận thức, tự khép mình trong
những nội quy, quy chế chặt chẽ nhưng luôn được dân chủ bàn bạc, trao đổi,
thỏa sức đóng góp. Tuân theo tập thể và cống hiến cho tập thể; luôn gắn lợi ích
cá nhân và lợi ích tập thể, chính là một trong những chuẩn mực, điều kiện để
12
giáo dục HS. Trong trường cần có dân chủ đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng
nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì
hỏi, bàn cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính Thầy, Thầy phải quí trò.
Chúng ta phải hiểu dân chủ trong trường học trước hết là do nhu cầu sống chính
của nhà giáo, của HS và CMHS.
- Tổ chức vận động các gia đình, các đoàn thể XH cùng phối hợp, thống
nhất nội dung, mục đích, biện pháp giáo dục HS trong trường và cụm dân cư.

- Giáo dục trong tập thể, trong trường, trong địa phương.
- Thuyết phục bằng lời lẽ có lý, có tình, bằng tình cảm và phép tắc tác động
lên nhận thức và tình cảm của HS như: trò chuyện, nêu gương tốt, thưởng việc
tốt. Đưa các em vào hoạt động tập thể thực tiễn như hoạt động tập thể trong và
ngoài nhà trường, vui chơi, thăm quan du lịch… qua đó hiểu thêm HS, gắn bó
học sinh với tập thể, xoá đi những thiếu sót.
- Khuyến khích khen chê đúng mục đích, đúng việc, đúng lúc, tế nhị mà
hiệu quả. Xây dựng nếp sống văn minh, văn hoá thanh lịch, xây dựng tình
thương yêu đoàn kết.
- Nhà trường, các đoàn thể, các ngành, các gia đình cùng tổ chức giáo dục
đạo đức cho HS. Đầu tư cho con em học tập, vui chơi thoả đáng.
* Giáo dục đạo đức HS thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm.
Theo qui định, tiết chủ nhiệm chỉ dành khoảng 15 phút để GV tổng kết tình
hình học tập, vệ sinh, chuyên cần của lớp; 30 phút còn lại tổ chức cho HS sinh
hoạt Giờ sinh hoạt bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện
của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đàu bài, sổ cờ đỏ của
Đoàn trường, các GVBM, tôi nhận xét, đánh giá từng HS. Tôi luôn luôn nhắc
nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.
Đối với HS 12 lớp cuối cấp THPT nên việc học như thế nào, học khối gì là
rất quan trọng quyết định cho ngành nghề tương lai từng HS. GVCN phải thật sự
gắn bó, quan tâm tới lớp mới nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý và tình hình học tập
của từng em. Từ kết quả học tập, năng khiếu, tính cách của mỗi HS mà GVCN
góp ý kiến với từng HS về việc lựa chọn nghề nghiệp cho mình thật phù hợp.
13
Qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm, các HS sẽ tự tin không bỡ ngỡ trong việc lựa chọn
nghề theo lực học của mình,theo sở thích…
* Kết hợp cùng gia đình học sinh
Nhà trường, gia đình và xã hội có vai trò giáo dục khác nhau đối với sự
hình thành và phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của HS. Trong
mối quan hệ đó thì nhà trường được xem là trung tâm, chủ động, định hướng

trong việc phối hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường là môi trường giáo dục
toàn diện nhất, là cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giáo dục chuyên nghiệp
nhất nên nhà trường là lực lượng giáo dục có hiệu quả nhất, hội tụ đủ những yếu
tố cần thiết để có thể huy động sức mạnh giáo dục từ phía gia đình và xã hội.
4.2. Áp dụng giải pháp trong thực tiễn
- Lớp 12C3 được phát triển từ lớp 11C3 khóa trước lên, lớp 11 có rất
nhiều học sinh cá biệt: đánh nhau, cờ bạc, điện tử,… nhưng cuối năm lớp chỉ
còn lại 27 học sinh là những học sinh ưu tú nhất của lớp nên lớp 12 có phần nào
lắng xuống những chuyện ảnh hưởng đến cá nhân học sinh, đến lớp, tuy nhiên
vẫn còn đó tình trạng tóc xanh tóc đỏ (em Hoàng Nam, Hoàng Huy), bỏ giờ chơi
điện tử (em Trịnh Phong, Phạm Thành), vô lễ với giáo viên (em Tuấn Anh, Vũ
Tín), lừa bố lừa mẹ lấy tiền đi chơi (em Hoàng Huy, Tống Sơn),… Đối với
nhưng em trên tôi giải thích rất ân cần, tâm sự cùng các em về nhiều vấn đề, hay
cười không làm mặt căng thẳng để gây áp lực các em, tôi còn kết hợp với gia
đình giáo dục các em, tôi khuyên phụ huynh không nên đánh các em hoặc chửi
bới các em trước mặt các bạn hoặc giáo viên bởi như vậy sẽ làm các em xấu hổ,
lầm lì hơn, khó bảo hơn, Có lẽ là mưa dầm thấm lâu thì phải, dần dần các em
giúp tôi, củng cố lại nề nếp, ý thức học tập, và cho kết quả ngoài mong đợi, tôi
cùng gia đình các em rất vui
- 10C3 có một số học sinh cá biệt, em Nguyễn Long bỏ học chơi điện tử;
em Nguyễn Loan lừa bố mẹ lấy tiền mua son phấn, nhuộm tóc; em Trần Chiến,
Đào Trình, Nguyễn Giang, Nguyễn Luân, Lê Tùng rất hay mất trật tự, đi học
muộn, không học bài, không ghi bài, ngay từ đầu tôi đã gặp riêng từng trường
hợp một, nói chuyện cùng các em, cùng gia đình, phương pháp tôi dùng nhiều
nhất là trao đổi cùng gia đình, và thường xuyên có mặt ở trường để quan sát,
14
theo dõi các em học tập và rèn luyện đạo đức, phải mất gần 3 tháng trời các em
mới dần đi vào nề nếp, ổn định trật tự
5. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh
Kĩ năng sống là năng lực ứng xử tích cực của mỗi người đối với tự nhiên,

xã hội và chính mình. Là khả năng tâm lí xã hội của mỗi cá nhân trong hành vi
tích cực để xử lí hiệu quả những đòi hỏi, thử thách của cuộc sống. Chỉ có được
khi rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, biết cách lựa chọn nhằm đáp ứng được mục
tiêu giáo dục toàn diện phù hợp với 4 trụ cột của giáo dục theo quan niệm của
UNESCO là: học để biết, học để làm, học để tồn tại và học để chung sống.
Thực ra, trong rèn luyện kĩ năng sống ở hai lớp 12C3 và 10C3 tôi cần sự
hỗ trợ của giáo viên dạy văn, dạy sử và dạy công dân rất nhiều, cũng rất may
cho tôi 3 môn này là 3 giáo viên nữ đứng lớp nên khả năng tế nhị, khéo léo của
các cô là rất cần và đem lại hiệu quả thiết thực trong lời ăn tiếng nói, trong trang
phục, đi đứng,…
Học sinh Công Thành 12C3 đã từng nói với tôi: “Cô ơi, từ ngày lên lớp
12 đến giờ em thấy lớp mình thật đoàn kết và ấm cúng cô à”, em Vũ Văn Tiến
đã từng tâm sự với tôi: “Nếu cô không còn chủ nhiệm lớp 12C3 nữa em sẽ dừng
học ngay cô à”,… lời nói của các em làm tôi cảm động và vui sướng có lẽ là
món quà ý nghĩa và vô giá của một người làm chủ nhiệm như tôi.
Tập thể 10C3 có cô giáo Phương dạy môn Giáo dục công dân hay cho làm
những bài trắc nghiệm, bài cảm xúc nói về những người thân yêu, hầu như các
em trong lớp đều bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GVCN lớp, có những em còn
viết: “Cô là người mẹ thứ hai của em dìu bước em hàng ngày, giúp cho chúng
em luôn luôn trở thành những đứa con ngoan, trò giỏi, em kính trọng và biết ơn
cô nhiều”… hay cô Nguyễn Thị Thanh Tâm dạy môn Văn học đã có dịp làm
quen các em qua các bài văn, từ đó tìm hiểu tâm tư của học sinh đầu cấp, hay cô
giáo Nguyễn Thị Tình là giáo viên dạy môn Toán của lớp, cô rất hòa đồng cùng
các em, hay có những trao đổi trực tiếp qua những câu chuyện thực tế,… từ
những giáo viên bộ môn tôi đã cảm nhận được những tình cảm đẹp đẽ của học
trò gửi gắm lại nơi tôi đã đem lại cho tôi những niềm hạnh phúc trong cuộc sống
cũng như trong công việc.
15
6. Tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành mạnh
- GVCN kết hợp với Đoàn Thanh Niên tổ chức các hoạt động thể thao,

văn hoá, văn nghệ như: bóng truyền, cầu lông, kéo co, nhảy cao, cờ vua, văn
nghệ chào mừng Ngày nhà giáo Việt Nam 20- 11, viết báo tường,…
- 12C3 là lớp cuối cấp nên thời gian học tập chiếm hầu hết thời gian vui
chơi của các em nên việc tổ chức các hoạt động tập thể hay tham gia các phong
trào của lớp, của trường là rất hạn chế, tôi chỉ có thể dạy hát và hát cho các em
trong dịp lễ, tổ chức Đại hộ đoàn lớp long trọng và có ý nghĩa, cùng các em xem
những đoạn phim tài liệu ngắn nói về lịch sử, về thiên nhiên,…
- Tập thể 10C3 là lớp đầu cấp nên các em cần phải làm quen rất nhiều.
Ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã cùng các em học bài quốc ca, đoàn ca, hoạt
động chào mừng 20-11 tôi có dạy múa, dạy hát cho các em, khuyến khích các
em tham gia các hoạt động của lớp, của trường; 26-3 tôi đã cùng các em học cờ
vua để đi thi (em Ngô Ngọc Toán, Vũ Thị Thủy), thành lập đội tuyển của lớp do
nhà trường điều động để tập luyện chuẩn bị đi thi ở Huyện: bóng bàn (em
Trần Văn Chiến), cầu lông đôi nam nữ (em Lê Khánh Linh – Lê Văn Tuấn),
nhảy cao (em Phạm Hồng Sơn), nhảy xa (em Phạm Hồng Sơn, em Lê Thế Anh),
chạy ngắn (em Nguyễn Thị Thương, em Phùng Thị Thủy), chạy dài (em
Phạm Hồng Sơn),…
7. Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch
sử, văn hoá cách mạng ở địa phương.
GVCN cần kết hợp với thầy, cô môn lịch sử, với cộng đồng địa phương
để giúp các em tìm hiểu về di tích lịch sử, văn hoá cách mạng ở địa phương
thấy được giá trị của các di tích lịch sử, văn hoá vô cùng quan trọng mà ông cha
ta để lại, từ đó các em có ý thức bảo tồn, gìn giữ giá trị đích thực của di tích
- Lớp 12C3 năm học 2011 - 2012 là năm cuối cấp nên các em có được đi
tham quan và tìm hiểu một số di tích lịch sử văn hóa như Đền Trần (xã Hà
Dương), Nhà thờ họ Nguyễn (xã Hà Long), Đền Sòng Sơn (Thị xã Bỉm Sơn),…
giúp các em hiểu rõ hơn về quê hương. Ngoài ra, tôi còn sưu tầm những khu bảo
tồn, những danh lam thắng cảnh của Đất Nước cho các em xem qua máy chiếu,
16
qua bài thu hoạch về cảm nhận của các em tôi thấy các em có ý thức rất cao

trong công cuộc bảo tồn và gìn giữ di sản cha ông ta để lại
- Đối với tập thể 10C3 là lớp đầu cấp nên chưa có dịp đi thực tế thiên
nhiên, tuy nhiên tôi cũng sử dụng tư liệu sưu tầm được cho các em xem, hay qua
những tiết sinh hoạt đoàn thể tôi cũng tâm sự, trao đổi trực tiếp về vấn đề di sản
văn hóa và dần dần định hướng ý thức bảo tồn nền văn minh dân tộc Việt Nam
cho các em
IV. Kết quả
1. Đối với tập thể lớp 12C3 năm học 2011 - 2012
Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 12C3 năm học 2011-2012
lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan như:
* Xếp loại hạnh kiểm và học lực:
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM XẾP LOẠI HỌC LỰC
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
29 96 1 4 0 0 0 20 67 10 33 0
- Là một tập thể tiên tiến vững mạnh trong năm học. Có thành tích cao
trong học tập và rèn luyện đạo đức: 29/30 học sinh xếp loại tốt, 20/30 học sinh
đạt danh hiệu học sinh tiên tiến cả năm
- Bạn Vũ Thị Tâm được nhận học bổng học sinh có hoàn cảnh khó khăn
vượt khó của trường, của Huyện. Cuộc thi khảo sát chất lượng cuối năm lớp có
em Nguyễn Văn Thanh là một trong những học sinh cao điểm nhất của trường.
Em Lại Văn Nam tham gia kì thi giáo dục quốc phòng của Tỉnh đã đạt giải Ba
- Kết quả trong kì thi tốt nghiệp THPT năm học 2011-2012: 100% học sinh
đậu tốt nghiệp, trong đó có học sinh Phạm Xuân Thao với tổng số điểm 54,5
trên tổng số 6 môn thi đã là một trong những học sinh có số điểm cao nhất
- Kì thi Đại học năm học 2011-2012 lớp có 25/30 học sinh tham gia trong
đó có 3 em đậu đại học là: Nguyễn Công Thành, Nguyễn Văn Thanh và Vũ
Mạnh Tiến còn lại các em đang theo học tại các trường Cao đẳng và Trung học
chuyên nghiệp. Những học sinh của lớp không tham gia thi Đại học đến nay đều
trở thành những người lính bảo vệ tổ quốc cho Đất Nước Việt Nam giàu đẹp

17
2. Đối với tập thể lớp 10C3 năm học 2012-2013
Là một tập thể được tiếp thu phong trào “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực” vào năm cuối của giai đoạn 2008 – 2013, cũng là năm thực
hiện tiếp theo phong trào của lớp đi trước phần nào tôi đỡ bỡ ngỡ hơn và có
nhiều kinh nghiệm hơn so với lớp 12C3 năm trước. Là một trong những lớp
chọn khối của trường nên phần nào các em được cải thiện về mặt chất lượng đạo
đức và kết quả học tập hơn. Để áp dụng vào những lứa tuổi 15, 16 tôi có phần
nhẹ nhàng hơn, quan tâm hơn và gần gũi hơn nhiều. Cụ thể lớp đã đạt những
thành tích sau:
- Là lớp luôn luôn đứng ở vị trí thứ nhất, thứ nhì trong toàn trường
- Là tập thể lớp tiên tiến vững mạnh, có số đoàn viên 42/43
- Có 37/43 em hạnh kiểm tốt, 23/43 học sinh tiên tiến
* Xếp loại hạnh kiểm và học lực:
XẾP LOẠI HẠNH KIỂM XẾP LOẠI HỌC LỰC
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
37 86 3 7 1 2 2 5 0 24 56 17 39 2 5
- Phong trào Đoàn chào mừng ngày 20-11: Tiết mục văn nghệ của lớp được
chọn công diễn để chào mừng ngày 20-11 và là tiết mục tiêu biểu chuẩn bị cho
đi thi Huyện để kỉ niệm 113 năm ngày sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh
- Em Vũ Thị Thêu, Vũ Thị Thủy, Nguyễn Thị Nhung là 3 em có thành tích
cao nhất trong phong trào thi đua học tập tốt chào mừng ngày 20-11. Em Ngô
Ngọc Toán tham gia thi đấu cờ vua dành giải ba toàn trường. Có em Vũ Thị
Hiền là học sinh nghèo vượt khó
Qua công tác chủ nhiệm giáo dục đạo đức thông qua phong trào xây
dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, tôi nhận thấy rằng, là một GVCN
lớp thật không dễ dàng, không đơn giản như nhiều người nghĩ mà chúng ta thật
sự phải trở thành những con người sống có nghị lực, có sự tìm tòi, có nghệ thuật,
có lòng đam mê, biết thương yêu và trân trọng đồng nghiệp, học sinh, biết tìm ra

những con đường, những quy luật đúng đắn nhằm tạo ra một thế hệ học sinh tin
tưởng và vững vàng trong cuộc sống tương lai.
18
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
Sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) này, qua trải nghiệm thực tế, tôi nhận thấy
rằng:
- Giáo dục hoàn thiện HS thành công hay thất bại còn phụ thuộc vào yếu tố
khác nữa. Chúng ta không nên áp dụng rập khuôn máy móc bấc kỳ một phương
pháp giáo dục tiên tiến nào bởi lẽ sản phẩm đây chính là “con người”. Để đạt
được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc
điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng HS,…
- Muốn duy trì tốt thành quả giáo dục cần có sự phối hợp chặt chẽ với các
phong trào khác, những hoạt động khác, và đặc biệt cần phối hợp chặt chẽ giữa
nhà trường với Chi Hội CMHS, được sự quan tâm lãnh đạo của cấp uỷ, chính
quyền, các đoàn thể và nhân dân địa phương để tạo sức mạnh đồng bộ, toàn xã
hội cùng giáo dục thế hệ trẻ đồng thời giữ vững được hướng đi đúng.
* Muốn giáo dục tốt cho học sinh GVCN:
- Nắm chính xác tình hình của lớp, tình hình kinh tế của từng gia đình học
sinh, sự thay đổi của từng em, từ đó có biện pháp giúp đỡ kịp thời
- Phải thật sự nhiệt tình, tâm huyết với nghề, không ngại khó, không tiếc
thời gian và yêu thương, luôn biết gần gũi, chăm sóc đến từng học sinh. kịp thời
có định hướng đúng đắn cho lớp
- Bản thân GVCN không những phải trau dồi kiến thức để dạy tốt, có uy
tín với học sinh mà còn phải sống mẫu mực quan tâm toàn diện đến lớp. Theo
dõi, nhắc nhở, động viên kịp thời đến những học sinh có điều kiện khó khăn, có
hoàn cảnh éo le,… có như thế phong trào của lớp lúc nào cũng đi lên, mới trở
thành một lớp học thực sự là thân thiện giữa thầy cô với trò, giữa trò với trò thì
mới có tích cực, sáng tạo thực sự
- GVCN phải có kế hoạch cụ thể với mục tiêu của mình: không cứng

nhắc, dập khuôn, không thiên vị, biểu dương khen thưởng kịp thời, phê bình nhẹ
nhàng. Coi giờ sinh hoạt là một giờ giáo dục đạo đức, tự kiểm điểm để tiến bộ
hơn. Phát huy vai trò tự quản lớp của mỗi học sinh đặc biệt là đội ngũ cán bộ
lớp. Đến lớp GVCN phải vui vẻ hòa nhã, cởi mở tâm tình với học sinh nhưng
19
không được nhờn nhã, phải nghiêm túc với những khuyết điểm của các em. Phải
thực sự là chỗ dựa tinh thần cho các em. Điều gì tốt khuyến khích các em làm,
điều gì sai yêu cầu các em sửa sai ngay
- Tin tưởng và giao việc cho học sinh phù hợp với khả năng của từng em.
Càng là học sinh cá biệt càng quan tâm và giao việc cho các em để các em có
điều kiện cố gắng hoàn thiện mình. Khen ngợi các em hoàn thành tốt và giáo
dục các em biết yêu thương đùm bọc nhau, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
- Bên cạnh những điều trên chúng ta không thể không nói tới một trường
học, lớp học thân thiện phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, phải khang trang,
sạch sẽ, phải được phủ xanh và an toàn.
II. Đề xuất
- Đối với Bộ GD – ĐT tiếp tục phát động phong trào “Xây dựng trường
học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2013 – 2018 trong nhà trường
- Đối với Sở GD – ĐT cần có nhiều hơn các đợt tập huấn về công tác chủ
nhiệm, xây dựng một giáo trình hoàn thiện về công tác chủ nhiệm (Lưu hành nội
bộ)
- Đối với nhà trường, tôi mong lãnh đạo sẽ có kế hoạch nhân rộng các
điển hình Giáo viên chủ nhiệm giỏi của trường và tăng cường dự giờ những tiết
sinh hoạt chủ nhiệm. Thành lập tổ chủ nhiệm trong trường, thông qua đó các
GVCN có thể trao đổi, học hỏi kinh nghiệm của nhau để giúp nhau làm tốt hơn
nữa công tác chủ nhiệm. Tạo điều kiện để mọi giáo viên đều được làm công tác
chủ nhiệm. Chỉ khi không hoàn thành nhiệm vụ mới bãi nhiệm và giao lớp đó
cho giáo viên khác.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của

mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Trần Thị Kim Dung
20

×