Tải bản đầy đủ (.docx) (144 trang)

BCKH Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 144 trang )


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Lời cảm ơn
Trên thực tế, không có sự thành công nào mà không gắn với sự giúp đỡ du
ít hay nhiều, du trực tiếp hay gián tiếp của những người xung quanh. Để hoàn
thành báo cáo khoa học này, tác giả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ
vô cung quý báu của các tập thể và cá nhân.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Chung,
người đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình học tập và triển khai báo cáo
khoa học để em có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn CLB Sinh viên Nghiên cứu khoa học Khoa
Ngữ Văn đã hỗ trợ cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tuy nhiên, do lần đầu thực hiện và thời gian nghiên cứu có hạn nên báo cáo
không tránh khỏi những thiếu sót, tôi kính mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Hội
đồng khoa học và các thầy cô giáo.

Hà Nội, ngày 15 tháng 4 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Kiều Anh

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
2


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát


----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Lời cảm ơn

2

Mục lục

3

Danh mục bảng biểu

7

MỞ ĐẦU

8

1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề

8
8

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4. Mục đích nghiên cứu

12

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

12

6. Đóng góp của đề tài

13

7. Phương pháp nghiên cứu
8. Cấu trúc của đề tài

12

13
14

NỘI DUNG
Chương I: Cơ sở lý luận về mối quan hệ văn tự - âm nhạc và giới thiệu
hệ thống văn tự biểu đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ văn tự - âm nhạc

15

1.1. Giới thuyết chung về văn tự Hán và âm nhạc


15

1.1.1. Văn tự Hán và khả năng biểu thị ý niệm văn hóa
1.1.2. Âm nhạc

16

1.1.2.1. Âm nhạc cổ Trung Q́c 16

Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
3

15

15


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1.1.2.2. Sự tiếp thu nền âm nhạc cổ Trung Quốc vào Việt Nam
1.2. Mối liên hệ giữa chữ Hán và âm nhạc

21

24

2. Giới thiệu hệ thống văn tự Hán biểu đạt âm nhạc trong thơ chữ Hán 25

Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát

25

2.1. Cơ sở tư liệu và tiêu chí khảo sát, phân loại

25

2.1.1. Cơ sở tư liệu 25
2.1.2. Tiêu chí khảo sát và phân loại

26

2.2. Kết quả khảo sát và phân loại

26

2.2.1. Các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát biểu

26

đạt âm nhạc
2.2.2. Phân loại chữ Hán biểu đạt âm nhạc trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi,

32

Nguyễn Du và Cao Bá Quát
Tiểu kết chương I

47


Chương II: Khảo luận về mối quan hệ giữ văn tự Hán và âm nhạc trong

48

thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
1. Cơ sở phân nhóm các văn tự Hán biểu đạt âm nhạc

48

2. Giải thích chữ Hán biểu đạt âm nhạc từ góc nhìn nhạc lý

48

2.1. Nhóm 1: Các nhạc cụ âm nhạc có bộ Ngọc: 琴 Cầm, 琴琴 Dao cầm,

48

Tỳ bà 琴琴
2.1.1. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán

48

2.1.2. Lý giải một số vấn đề bằng kiến thức âm nhạc: Ý nghĩa việc sử dụng
bộ Ngọc trong chữ Hán chỉ đàn cầm và đàn tỳ bà
2.2. Nhóm 2: Các nhạc cụ âm nhạc có bộ Trúc 琴: 琴 tranh; 琴 quản;琴
52

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội

4

49


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

địch; 琴 tiêu; 琴 Lại
2.2.1. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán

52

2.2.2. Lý giải một số vấn đề bằng kiến thức âm nhạc

53

2.2.2.1. Ý nghĩa việc sử dụng bộ Trúc trong chữ Hán chỉ các nhạc cụ bộ hơi

53

(琴 quản; 琴 địch; 琴 tiêu; 琴 Lại)
2.2.2.2. Ý nghĩa của bộ Trúc 琴 và âm Tranh trong chữ Tranh 琴

53

2.3. Nhóm 3: Các bộ phận nhạc cụ âm nhạc có bộ Mịch 糸: 琴 Ti, 琴

57


huyền, 琴 sách (trong cụm từ 琴琴 huyền sách)
2.3.1. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán

57

2.3.2. Lý giải một số vấn đề bằng kiến thức âm nhạc: Ý nghĩa việc sử dụng
bộ Mịch 糸 trong chữ Hán chỉ các bộ phận của nhạc cụ âm nhạc

59

2.4. Nhóm 4: Các chữ Hán chỉ cách thức sử dụng nhạc cụ tương ứng với
60
từng loại nhạc khí: 琴 Tháo, 琴 Lý, 琴 Điều, 琴 Đàn, 琴 Xuy, 琴 Hoành,

琴 Tấu
2.4.1. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán

60

2.4.2. Lý giải một số vấn đề bằng kiến thức âm nhạc: Tính đặc trưng của các

62

chữ Hán chỉ cách thức sử dụng nhạc cụ tương ứng với từng loại nhạc khí
Tiểu kết chương II

65

Chương III: Nghiên cứu giá trị của yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán


66

của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và định hướng dạy học tác

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
5


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

phẩm thơ chữ Hán biểu đạt âm nhạc
1. Nghiên cứu giá trị yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi,

66

Nguyễn Du, Cao Bá Quát
1.1. Âm nhạc – biểu hiện của tính tự nhiên và tính thẩm mĩ theo quan niệm

66

cổ
1.1.1. Tính tự nhiên của âm nhạc 66
1.1.2. Tính thẩm mĩ của âm nhạc 69
1.2. Âm nhạc – biểu hiện của tư tưởng Nho giáo
1.2.1. Quan niệm tu thân


71

71

1.2.2. Sự đối lập thanh – tục

73

1.2.3. Biện pháp giải phóng tư tưởng

75

1.3. Âm nhạc – nhân tố tác động tới cảm xúc, tâm trạng của thi nhân
1.3.1. Sự kết hợp của âm nhạc với hệ thống phương tiện biểu hiện

77

1.3.1.1. Âm nhạc đặt trong mối quan hệ với không gian nghệ thuật

77

1.3.1.2. Âm nhạc đặt trong mối quan hệ với thời gian nghệ thuật

78

76

1.3.2. Sự tác động của âm nhạc (đặt trong mối quan hệ với không gian – thời
gian) tới cảm xúc, tâm trạng của thi nhân
1.3.2.1. Nỗi cô đơn, trống vắng


80

1.3.2.2. Cảm thức tha hương

84

1.4. Âm nhạc - đối tượng kí thác nỗi niềm thế sự và tư tưởng nhân sinh 86
1.4.1. Các yếu tố âm nhạc thể hiện nhận thức về thời đại

87

1.4.1.1. Hình tượng Cầm thư, Cầm kiếm 88
1.4.1.2. Các khúc nhạc cổ Trung Hoa

90

1.4.2. Âm nhạc và con người “tài hoa bạc mệnh” – tư tưởng nhân sinh sâu 95
sắc của Nguyễn Du

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
6

80


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


2. Định hướng dạy học tác phẩm thơ chữ Hán trong mối tương quan

100

giữa văn tự (Hán) - âm nhạc - văn học
2.1. Thực trạng dạy và học thơ chữ Hán trong trường phổ thông 100
2.2. Khả năng kết hợp giữa văn tự (chữ Hán) - âm nhạc - văn học trong 101
chương trình phổ thông
2.3. Đề xuất xây dựng dự án dạy học kết hợp giữa âm nhạc - văn tự (chữ

105

Hán) - văn học
2.3.1. Tiếp cận tác phẩm từ bối cảnh âm nhạc (thông qua hoạt động ngoại 105
khóa)
2.3.2. Tiếp cận tác phẩm từ phương pháp tầm nguyên văn tự Hán và minh 107
giải văn bản thơ chữ Hán biểu đạt âm nhạc
2.3.3. Tiếp cận tác phẩm từ phương pháp liên văn bản 109
Tiểu kết chương III

111

KẾT LUẬN

112

TƯ LIỆU THAM KHẢO

115


PHỤ LỤC

119

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các bài thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát biểu đạt yếu
tố âm nhạc

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
7


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bảng 2. Các văn tự Hán chỉ nhạc cụ âm nhạc
Bảng 3. Các chữ Hán chỉ cách thức sử dụng nhạc cụ
Bảng 4. Các văn tự Hán liên quan đến kĩ thuật/ thủ pháp âm nhạc
Bảng 5. Văn tự Hán thể hiện tên các khúc nhạc cổ
Bảng 6. Các văn tự Hán miêu tả âm thanh của nhạc cụ âm nhạc
Bảng 7. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán có bộ Ngọc 琴 chỉ các nhạc cụ âm nhạc
Bảng 8. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán có bộ Trúc 琴 chỉ các nhạc cụ âm nhạc
Bảng 9. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán có bộ Mịch 糸 chỉ các bộ phận của nhạc cụ
âm nhạc
Bảng 10. Tầm nguyên và giải nghĩa chữ Hán chỉ cách thức sử dụng nhạc cụ tương ứng
với từng loại nhạc khí
Bảng 11. Phân loại các chữ Hán chỉ động tác sử dụng nhạc cụ tương ứng với từng loại

nhạc khí bộ dây và bộ hơi
Bảng 12. Khảo sát cặp hình tượng CẦM – KIẾM, CẦM – THƯ, LUẬT – KIẾM trong
thơ chữ Hán biểu đạt âm nhạc của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
Bảng 13. Không gian nghệ thuật trong thơ chữ Hán có yếu tố âm nhạc của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
Bảng 14. Thời gian ngày và mua trong thơ chữ Hán có yếu tố âm nhạc của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
Bảng 15. Các bài học lý thuyết về âm nhạc trong SGK Âm nhạc và Mĩ thuật 6, 7, 8, 9
có khả năng tích hợp với văn tự (chữ Hán) và văn học
Bảng 16: Các bài học về thơ chữ Hán trung đại Việt Nam và liên quan đến chữ Hán
trong chương trình SGK Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 12

MỞ ĐẦU

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
8


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Lý do chọn đề tài
Những văn tự Hán chở tải ý niệm âm nhạc vào trong thi ca, góp phần quan trọng
vào việc kiến tạo những giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm. Không chỉ
vậy, nghiên cứu văn tự Hán và âm nhạc trong thơ chữ Hán chính là một hướng đi cần
thiết nhằm giải mã tư tưởng và phong cách nghệ thuật của “những ngôi sao sáng trong
bầu trời văn học trung đại Việt Nam” – mà điển hình là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao
Bá Quát.

Muốn hiểu trọn vẹn ý nghĩa của văn tự Hán, trước tiên cần tiến hành giải nghĩa
và truy nguyên nguồn gốc văn tự của từng yếu tố, đồng thời dựa trên cơ sở, bối cảnh
lịch sử - văn hóa để lý giải ý nghĩa hàm ẩn mà cổ nhân đã gửi gắm qua văn tự Hán.
Đối với các văn tự Hán biểu đạt yếu tố âm nhạc thì âm nhạc cũng chính là chiếc chìa
khóa để mở ra cánh cửa Không chỉ vậy, trong thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát, các yếu tố âm nhạc còn có vai trò và vị trí rất quan trọng Việc nghiên
cứu văn tự
Hán và âm nhạc trong thơ chữ Hán cũng như giá trị của các yếu tố âm nhạc trong thơ
chữ Hán là một hướng đi còn khá mới mẻ nhưng cũng rất cần thiết, đồng thời có giá trị
thực tiễn đối với quá trình giảng dạy và học tập bộ môn Ngữ văn ở trường phổ thông.
Với những lí do như trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Khảo luận về mối quan hệ giữa
văn tự và yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá
Quát”. Hy vọng rằng, với đề tài này, chúng tôi có thể đóng góp thêm một cái nhìn vào
công trình nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ Hán Nôm trong nền văn học trung đại Việt
Nam nói chung và trong các tác phẩm thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá
Quát nói riêng.
2. Lịch sử vấn đề
Thơ ca viết bằng chữ Hán là bộ phận quan trọng trong văn học Việt Nam. Qua
các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Nguyễn, chữ Hán đã đóng vai
trò là công cụ hàng đầu của nền văn học bác học Việt Nam. Việc sáng tác thơ ca bằng
chữ

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
9


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Hán đã tạo nên một loạt những tên tuổi lớn, đóng góp không nhỏ vào nền văn học
nước nhà (Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Du, …). Sử dụng chữ Hán như
một thứ chuyển ngữ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống và học thuật, cha ông ta đã
kiến tạo nên một nền văn hiến Việt Nam tự chủ đồ sộ. Thơ ca (chữ Hán) chính là một
mảng di sản văn hóa thành văn thể hiện rõ nét và tinh tế đời sống tâm hồn của người
Việt. Cung với việc phát triển của học phong Đại Việt, với tác động của khoa cử Nho
học, chữ Hán và thơ chữ Hán ngày càng phát triển thành thục hơn, ở tất cả các phương
diện nội dung cũng như nghệ thuật, đặc biệt là về vốn từ vựng. Đến thế kỉ XV, thơ chữ
Hán đã đạt đến độ thành thục, song các thế kỉ sau đó, đặc biệt là đến Nguyễn Du, đã
làm nên tập đại thành [18] .
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát ở những mức độ rộng hẹp khác nhau: từ chuyên luận đến luận án, tạp chí,
tiêu biểu là các công trình:
-

Phan Kế Bính (1930), Việt Hán văn khảo, Trung Bắc tân văn xb, Hà Nội.

Phan Khôi (1939), Khái luận về văn học chữ Hán ở nước ta, Tạp chí Tao đàn,
số 1.
-

Nguyễn Huệ Chi (1983), Mấy vẻ mặt thi ca Việt Nam cổ và cận đại, NXB Tác

phẩm mới, Hà Nội.
-

Đỗ Văn Hỷ (1983), Cái hay trong thơ xưa qua con mắt nhà thơ xưa, Tạp chí

văn học, Số 4.

Phương Lựu (1985), Quan niệm về văn chương cổ Việt Nam, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
-

Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB Giáo dục.

…v.v….
Phần lớn các công trình nghiên cứu trên tập trung tìm hiểu về thơ chữ Hán của
các nhà thơ trung đại Việt Nam. Trong đó, số lượng các bài viết, công trình nghiên cứu
về thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát khá phong phú với nhiều
hướng tiếp cận khác nhau, trong đó nổi bật lên ba hướng nghiên cứu chính, đó là:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
10


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

hướng nghiên cứu đi từ giá trị văn học, hướng nghiên cứu đi từ giá trị văn hóa và
hướng nghiên cứu từ phương diện ngôn ngữ (văn tự Hán).

Đi từ giá trị văn học của tác phẩm là hướng nghiên cứu phổ biến nhất với
khối lượng công trình nghiên cứu đa dạng và chất lượng, công phu.
Những công trình nghiên cứu về Ức Trai thi tập từ trước đến nay hầu như chỉ chú
trọng đến phiên âm, dịch, chú thích hoặc phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật của tác
phẩm. Các công trình khảo luận, nghiên cứu Ức Trai thi tập tập trung vào những vấn
đề chính sau: Con người Nguyễn Trãi, cảnh ngộ và niềm tâm sự sâu lắng: Miễn Trai

phân tích “hai cảnh ngộ một tâm tình của nhà thơ Nguyễn Trãi” và đã đi sâu tìm hiểu
nguồn gốc tư tưởng nhân nghĩa của ông, Trương Chính khám phá “những vần thơ
nặng chất suy tư”, Nguyễn Huệ Chi tìm hiểu “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn
Trãi”… (Dẫn theo Lê Văn Toan [53, 4])
Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng có sức hút lớn với giới nghiên cứu. Lê Thước,
Đào Duy Anh khẳng định giá trị của thơ chữ Hán trong việc phản chiếu cuộc đời và
tâm sự Nguyễn Du; Nguyễn Huệ Chi phát hiệu con người tư tưởng và hình tượng tự
họa đặc sắc; Nguyễn Lộc khẳng định vấn đề trung tâm trong sáng tác của Nguyễn Du
là nỗi đau đời;… [ 36, 11]
Khai thác giá trị thơ ca trong thơ chữ Hán Cao Bá Quát có thể kể đến các công
trình, bài viết về “Không gian đường đời và sự thể hiện nhận thức con người phi lý
trong thơ Cao Bá Quát” của tác giả Nguyễn Kim Châu (2004) [52] hay “Cao Bá Quát
và con người suy tưởng” của tác giả Nguyễn Tài Thư (1980) [49]; … v.v…
Tiếp cận tác phẩm từ điểm nhìn văn hóa – tư tưởng cũng là một hướng nghiên
cứu quan trọng và dành được sự quan tâm không nhỏ của các học giả, nhà nghiên cứu.
Tiêu biểu phải kể đến công trình nghiên cứu “Văn học trung đại Việt Nam: dưới góc
nhìn văn hóa” của tác giả Trần Nho Thìn (2003) [45]… Đặt các nhà thơ Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát trong loại hình nhà nho “ẩn dật” hay “tài tử” để nghiên cứu
gồm có các công trình “Tác giả nhà nho ẩn dật và văn học trung đại Việt Nam” của
Lê Văn Tấn (2013) [42], Đoàn Lê Giang (2015) [22] với bài viết “Nhà nho tài tử”:

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
11


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


Nguồn gốc, nội dung và ý nghĩa đối với việc nghiên cứu văn học trung cận đại Việt
Nam”; Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ văn “Tư tưởng thị tài trong thơ Nguyễn Trãi
và Nguyễn Du từ góc nhìn so sánh” của tác giả Tạ Thu Thủy (2014) [48];… Nghiên
cứu tác giả trung đại trong mối quan hệ với tôn giáo có các bài viết của tác giả Lê Thị
Lan (2007) [27] về “Ảnh hưởng của Nho giáo trong tư tưởng Nguyễn Du”; tác giả
Nguyễn Thanh Tung (2011) [55] với bài viết “Nguyễn Du với tư tưởng Đạo gia (qua
thơ chữ Hán)”;…Theo hướng đi sâu tìm hiểu tính hàm súc và tư tưởng mĩ học của thơ
chữ Hán, tính đa diện và bản sắc dân tộc của thơ Nguyễn Trãi trong bối cảnh văn hóa
Đại Việt và dòng thơ chữ Hán đời Trần có Đỡ Văn Hỷ bàn ḷn về “Tính hàm súc
trong thơ Ức Trai”, Trần Thị Băng Thanh so sánh giữa “Ức Trai thi tập và thơ chữ
Hán đời Trần”, Lê Trí Viễn phân tích ngọn nguồn về “Chất Đại Việt trong Ức Trai thi
tập”, Võ Xuân Đàn “tìm hiểu tư tưởng mĩ học của Nguyễn Trãi”,… (Dẫn theo Lê Văn
Toan [53, 5])
Bên cạnh hai hướng nghiên cứu về văn học và văn hóa là hướng tiếp cận tác
phẩm văn học từ góc độ nghiên cứu ngơn ngữ. Đây là mợt cách làm không mới nhưng
là một trong những cách làm thể hiện nhiều “sức nghiên cứu”. Xu hướng tiếp cận bằng
ngôn ngữ thơ thực chất là việc khảo sát về mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của văn bản
thơ. Kết hợp cách tiếp cận này với thao tác so sánh, chúng ta có thể xác lập một
phương pháp nghiên cứu phong cách thơ. Triển khai khảo sát các mặt ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp trên nhiều văn bản thơ, ở nhiều tác giả thơ cụ thể, sau đó đối chiếu với
cuộc đời cá nhân, thời đại lịch sử và các yếu tố liên quan khác, mục đích cần đạt được
là tìm tích hợp các đặc trưng riêng của mỗi văn bản thơ, mỗi tác giả thơ, thậm chí của
cả một giai đoạn thơ. Công việc trên có hai ý nghĩa, thứ nhất, chúng ta có thể xác định
được các phong cách thơ thông qua các tích hợp đó; thứ hai, chúng ta có thể hình dung
sự phát triển của ngôn ngữ thơ ca thông qua sự biến chuyển từ một phong cách này
sang một phong cách thơ khác. (Dẫn theo Nguyễn Thị Lan Anh [3, 85])
Theo hướng nghiên cứu về ngôn ngữ có Nguyễn Tài Cẩn và Vũ Đức Nghiệu
(2001) với bài nghiên cứu “Một vài nhận xét bước đầu về ngơn ngữ trong thơ Nguyễn

Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Kiều Anh

Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
12


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Trãi”, Sách: Một số chứng tích về ngơn ngữ văn tự và văn hóa, NXB Đại học Quốc
gia Hà Nội. Ngoài ra còn nhiều đề tài luận văn, luận án lựa chọn khảo luận về ngôn
ngữ trong thơ chữ Hán. Trong Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của mình, tác giả Lê Văn Toan
(Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) [53] đã đi sâu nghiên cứu phương thức sử dụng
chữ Hán của người Việt trong lĩnh vực sáng tạo thơ văn qua Ức Trai thi tập, từ đó
nghiên cứu việc sử dụng vỏ ngữ âm chữ Hán đương thời như thế nào để sáng tạo thơ
văn; Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh (2014) [3] tiến hành khảo sát về “Hệ thống từ vựng
trong Bắc hành tạp lục và giá trị biểu đạt tư tưởng, phong cách nghệ thuật thơ chữ
Hán Nguyễn Du”,… Trong các nghiên cứu này, các tác giả đều tiến hành khảo sát các
văn tự Hán, trong đó bao gồm cả các văn tự Hán chỉ âm nhạc, nhưng không gọi tên và
phân loại rõ ràng, cũng như không phân tích giá trị của các văn tự Hán chỉ âm nhạc đối
với tác phẩm.
Trong hướng nghiên cứu thơ chữ Hán kết hợp với lĩnh vực âm nhạc có báo cáo
khoa học “Nghệ thuật miêu tả tiếng đàn trong Tỳ bà hành và Long Thành cầm giả ca
dưới góc nhìn so sánh”, chun ngành Hán Nôm của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà
(2006), trường ĐHSP Hà Nội [14]. Tuy nhiên tác giả không đi sâu vào mặt ngôn ngữ
văn tự Hán mà chỉ tập trung vào nội dung tư tưởng và nghệ thuật của hai tác phẩm.
Nhu vậy, có thể nhận thấy việc nghiên cứu giá trị thơ chữ Hán Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát thông qua việc khảo sát các đơn vị ngôn từ liên quan đến
lĩnh vực âm nhạc là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Tìm hiểu về chữ Hán và âm
nhạc trong thơ chữ Hán của ba tác giả này là một vấn đề không hề đơn giản, bởi công
việc này không chỉ liên quan đến đến các chuyên ngành thuộc bộ môn Ngữ văn: Hán

Nôm, Văn học, Ngôn ngữ, Cơ sở văn hóa… mà còn có quan hệ mật thiết với bộ môn
Âm nhạc, đặc biệt là Âm nhạc Trung Hoa, bởi vậy đòi hỏi phạm vi nghiên cứu liên
môn (Ngữ văn - Âm nhạc) và liên văn hóa (văn hóa Việt Nam – Trung Hoa).
Các tài liệu kể trên đã đề cập đến một số phương diện cần nghiên cứu của thơ
chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát, nhưng đa số đều là các nghiên cứu
mang tính cụ thể với từng tác giả và chủ yếu chú trọng vào đặc trưng văn học của các

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
13


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

tác phẩm. Đặc biệt, chưa có đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ giữa văn
tự và yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán trung đại nói chung và thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát nói riêng trên cơ sở kết hợp của các lĩnh vực
ngôn ngữ, văn hóa, văn học và âm nhạc. Trong phạm vi một bài nghiên cứu, người viết
không có tham vọng trình bày cặn kẽ vấn đề mà chỉ mong góp một góc nhìn, một khía
cạnh khai thác mới về thơ chữ Hán Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát cũng như
các văn tự Hán đặt trong mối quan hệ với âm nhạc.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống văn tự biểu đạt yếu tố âm
nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát đặt trong mối liên
hệ với âm nhạc.


-

Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi tư liệu thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao
Bá Quát được lựa chọn là: 105 bài thơ trong cuốn Ức Trai thi tập, NXB Văn học, do
Lê Cao Phan biên soạn (2000); 249 bài thơ trong cuốn Thơ chữ Hán Nguyễn Du, NXB
Văn học, do Lê Thước, Trương Chính dịch (1965), 160 bài thơ trong cuốn Thơ chữ
Hán Cao Bá Quát, NXB Văn học, do Vũ Khiêu tuyển dịch (1970). Phạm vi tư liệu bài
học bộ môn Âm nhạc và Ngữ Văn là 7c bộ SGK Âm nhạc & Mĩ thuật 6, 7, 8, 9 và các
bộ SGK Ngữ văn 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành (NXB Giáo
dục).
4. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: Khảo sát và nghiên cứu hệ thống văn tự biểu
đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát; từ
đó phân tích giá trị của các yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của ba tác giả và định
hướng dạy học tác phẩm thơ chữ Hán biểu đạt âm nhạc để bước đầu vận dụng vào
giảng dạy tại nhà trường phổ thơng.

Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
14


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

5. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Thống kê, khảo sát, phân loại các văn tự Hán biểu đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ

Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát

-

Tổng hợp, phân tích các kết quả khảo sát được, đưa ra những đánh giá, nhận định, kiến
giải riêng về các văn tự Hán biểu đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát từ góc nhìn nhạc lý. Đồng thời phân tích vai trò của
chúng trong việc tạo nên giá trị của các tác phẩm thơ chữ Hán cũng như đặc điểm về
tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ba tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá
Quát. - Bước đầu tìm hiểu và đề xuất các giải pháp nhằm khai thác hiệu quả sự kết hợp
giữa âm nhạc - văn tự (chữ Hán) - văn học trong giảng dạy thơ chữ Hán tại trường phổ
thơng.
6. Đóng góp của đề tài
Đề tài cung cấp những số liệu thống kê khoa học, cụ thể về hệ thống văn tự biểu
đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
dưới hình thức bảng danh sách chỉ dẫn các thông số:
-

Thông tin về bài thơ

-

Văn tự Hán biểu đạt yếu tố âm nhạc

-

Các nét nghĩa liên quan đến âm nhạc

-


Tần số xuất hiện

Đây là một tài liệu cơ sở cho việc tra cứu ngôn ngữ thơ ca Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát trong quá trình học tập, phân tích, bình luận, nghiên cứu về các tác giả
trên.
Đề tài đã tiến hành phân nhóm và bước đầu tầm nguyên, giải nghĩa các văn tự
Hán biểu đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá
Quát từ góc nhìn nhạc lý.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
15


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Đề tài bước đầu kết luận về giá trị của yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát và định hướng dạy học tác phẩm thơ chữ Hán
có yếu tố âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
7. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận: hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp lý giải các hoạt
động lý luận về lý thuyết folklore ứng dụng và TT.

-

Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại: Phương pháp này dung để thống kê số

lượng bài thơ có chứa chữ Hán biểu đạt âm nhạc trong các tập thơ chữ Hán của ba tác
giả Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát; số lượng các chữ Hán liên quan đến âm
nhạc được sử dụng trong các bài thơ ở những tần số nhất định; phân loại các chữ Hán
theo điểm chung về tính chất đặc trưng của âm nhạc; … để làm cơ sở thực tiễn cho
những kết luận, nhận định về sau.

-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là việc làm trên số liệu, nhằm tìm kiếm các cứ
liệu ngôn ngữ cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. Dựa trên ngữ liệu đã khảo sát, nhóm
nghiên cứu tiến hành tổng hợp và phân tích những giá trị của yếu tố âm nhạc trong
việc biểu đạt giá trị nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm thơ chữ Hán cũng như thể
hiện đặc điểm tư tưởng và phong cách nghệ thuật của ba tác gia Nguyễn Trãi, Nguyễn
Du, Cao Bá Quát. từ đó người viết nhận thấy nét tương đồng và điểm sáng tạo của các
tác giả qua từng tác phẩm cụ thể.

-

Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng nhằm chỉ ra những điểm tương
đồng và khác biệt về cách sử dụng và ý nghĩa của các yếu tố âm nhạc trong thơ của
từng tác giả cũng như sự kế thừa và phát triển quan niệm về âm nhạc của Nguyễn
Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát đặt trong sự đối sánh với quan niệm âm nhạc cổ của
Trung Hoa.

-

Phương pháp liên ngành: Phương pháp này được dung trong việc suy luận, khái quát
nên những đặc điểm nội dung và nghệ thuật các bài thơ chữ Hán có liên quan đến âm
nhạc của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát từ những kết quả khảo sát đã thống


Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
16


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

kê trước đó. Đây là phương pháp giúp cho những thông số mang tính chất ngôn ngữ
học trở nên có ý nghĩa, liên quan mật thiết với giá trị văn học của tác phẩm.
8. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Cơ sở lý luận về mối quan hệ văn tự - âm nhạc và giới thiệu hệ thống
văn tự biểu đạt yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du,
Cao Bá Quát

Chương II: Nghiên cứu hệ thống văn tự biểu đạt yếu tố âm

nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát

Chương

III: Nghiên cứu giá trị của yếu tố âm nhạc trong thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, Cao Bá Quát và định hướng dạy học tác phẩm thơ chữ Hán biểu đạt
âm nhạc

NỘI DUNG
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ VĂN TỰ - ÂM
NHẠC VÀ GIỚI THIỆU HỆ THỐNG VĂN TỰ BIỂU ĐẠT YẾU TỐ ÂM
NHẠC TRONG THƠ CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN TRÃI, NGUYỄN DU,

CAO BÁ QUÁT
1.1. Cơ sở lý luận về mối quan hệ văn tự - âm nhạc
1.1. Giới thuyết chung về văn tự Hán và âm nhạc 1.1. 1. Văn tự Hán và khả
năng biểu thị ý niệm văn hóa
Chữ Hán là văn tự Thần truyền, là tải thể quan trọng của văn hoá truyền thống,
trong tiến trình phát triển đã ngưng kết tinh hoa của nền văn minh 5000 năm.
Khi tạo chữ, cổ nhân đã dung nhập tiêu chuẩn đạo đức của mình vào trong cấu
tạo của từng chữ. “Tự tiểu càn khôn đại” (Chữ nhỏ chứa cả trời đất lớn), nội hàm chữ

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
17


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hán chính thống phản ánh quan niệm kính Trời kính Thần và sự tuân thủ đạo đức luân
thường truyền thống của cổ nhân Trung Hoa.
Xét về bản thân chữ Hán, nó cũng là thành phần cấu tạo trọng yếu của văn hoá
truyền thống. Bởi lẽ Hán tự là chữ biểu ý, là thể chữ kết hợp giữa Hình, Âm, Nghĩa,
dung Hình để biểu đạt ý, cũng chính là nhìn Hình mà hiểu ý. Cho nên mỗi chữ sản
sinh đều có nội hàm văn hoá rất phong phú. “Văn tự” là gì? Trong “Thuyết Văn Giải
Tự” nói rằng: “Văn, thác hoạ dã, tượng giao văn, kim tự tác “Văn””, nghĩa là tiến hành
miêu tả chỉnh thể về hình tượng của sự vật, bút hoạ giao thoa, liên quan mật thiết với
nhau, chẳng thể tách rời. “Đại tượng hữu hình”, “Tượng hình”, từ cổ “Văn” thông với
chữ
“Văn”, chỉ những đường vân, được trích dẫn làm quy luật, phép tắc và những đặc
trưng giống nhau cho vạn vật. “Văn dĩ tải đạo, văn giả, đạo chi hiển dã”, nghĩa là “Văn

có thể tải đạo, người viết văn làm vinh hiển đạo”. Chữ “Tự 糸”, gồm bộ “Miên 糸” và
chữ “Tử 糸”. Ý nghĩa của từ này là: Hình của chữ “Tự 糸” là một đứa trẻ dưới mái nhà,
mang ý nghĩa tu dưỡng, học tập, truyền thừa. Bộ “Miên 糸” cũng có nghĩa là không
gian, ngụ ý rằng đứng trong không gian của vũ trụ mới có thể thực sự nhận thức được
nội hàm của chữ “Tự 糸”. Chữ là tải thể của văn. Trong cuốn “Thuyết Văn Giải Tự” nói
rằng: “Thương Hiệt sơ tác thư, cái y loại tượng hình, cố vị chi văn, kỳ hậu hình thanh
tương ích, tức vị chi tự”, nghĩa là “Ban đầu khi Thương Hiệt tạo chữ, ông mô phỏng
theo hình tượng các sự vật, nên gọi nó là Văn, sau đó hình thanh bổ trợ nhau, nên gọi
là Tự.” Như vậy, văn tự là công cụ truyền thừa văn hoá và văn minh.[7]
Quan niệm truyền thống của Trung Quốc về “văn hóa thần truyền” cho rằng nền
văn minh phong phú của Trung Quốc là do thần truyền xuống. Văn tự tiếng Trung, y
dược, nông nghiệp, tơ lụa, và nhạc khí đều được coi là do các vị thần truyền cấp cho,
bởi vậy văn tự Hán cũng chính là một phương thức để biểu niệm ý nghĩa văn hóa tâm
linh ẩn sâu trong từng nhạc cụ âm nhạc.
Chữ Hán được du nhập vào Việt Nam từ xa xưa, các triều đại phong kiến đã sử
dụng chữ Hán trong mọi công việc hành chính cũng như việc học hành thi cử. Bởi đó,

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
18


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

chữ Hán đã trở thành một ngôn ngữ thành văn trải qua nhiều triều đại phong kiến và ăn
sâu vào nền văn hóa, văn học của người Việt.
1.1.2. Âm nhạc
1.1.2.1. Âm nhạc cổ Trung Quốc

Âm nhạc Trung Quốc có lịch sử lâu đời, phát triển đa dạng, phong phú, đặc sắc,
hình thức thể hiện đẹp đẽ, tự hình thành một trường phái riêng. “Thời viễn cổ, điệu
múa nguyên thủy phản ánh phương thức sinh hoạt và sản xuất của bộ lạc, phần lớn
xuất phát từ những tình cảm chân chất nguyên sơ nhất. Đến thời kì chế độ nô lệ, ca
múa trở thành một vũ khí tinh thần để nhấn mạnh lợi ích của người thống trị, nhấn
mạnh về thống trị tinh thần, chuyển hướng sang ca tụng công đức của quốc vương và
vương quyền. Thời kì Xuân Thu Chiến quốc (770 – 221 TCN), xã hội nô lệ dần dần
chuyển sang xã hội phong kiến, tư tưởng, kĩ thuật sản xuất tiên tiến cũng dần mở ra
một con đường phát triển mới cho văn hóa âm nhạc. Thời này các loại nhạc cụ ngày
càng phong phú, chết tác từ thô ráp dần phát triển trở nên tinh xảo, và bắt đầu phân
loại theo chất liệu chế tác. Đến đời Đường (618 – 907), nhà nước đã bắt đầu thiết lập
cơ quan chuyên trách giáo dục và quản lý âm nhạc. Đời Tống là thời kì hý kịch Trung
Quốc phát triển trưởng thành, đời Nguyên (1206 – 1368) bước đầu hình thành phong
cách Nam Bắc khúc, sản sinh ra nhiều tạp kịch kinh điển được lưu truyền đến ngày
nay, âm nhạc Trung Quốc từ việc thể hiện tình cảm bình thường đã chuyển hướng sang
biểu lộ nhân tính sâu sắc, thể hiện thế giới nội tâm của các nhân vật khác nhau. Âm
nhạc thời nhà Thanh (1368 – 1911) có đặc điểm bình dân hóa, thế tục hóa, xuất hiện
nhiều thể loại ca khúc,..[52, 7-8]
Riêng ở phương Đông, nền âm nhạc Trung Quốc đã hình thành gần 5.000 năm
nay! Tại Trung Quốc, từ xa xưa, âm nhạc gần như độc quyền trong việc tế thần, thiết
triều, các lễ phong thiện, lễ thái miếu không thể thiếu âm nhạc. Âm nhạc vì sao trọng
đại, thiêng liêng như vậy? Thử chiết tự chữ “Âm” trong âm nhạc, ta sẽ thấy nó gồm bộ
“lập” ở trên, và bộ “nhật” ở dưới, mang một ý nghĩa rất sâu xa: “Dưới mặt trời, vật nào
cũng có tiếng nói cả”; hoặc “Những âm thanh réo rắt có được khi mặt trời lặn...” Chữ

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
19



Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

“Âm” là vậy, còn chữ “Nhạc” thì sao? Cũng cung một cách viết, khi đọc là “Nhạc” nó
mang tính chất âm luật, đọc là “Lạc” nó chỉ cho sự vui thú phấn khởi, nếu trang điểm
vào vài cọng cỏ thì nó có nghĩa là dược (thuốc). Tóm lại, âm nhạc (theo nghĩa “trên
cành lá”) là nguồn gốc giúp cho con người vui thú, khỏe mạnh.
Trung Quốc được biết đến là đất nước có nền văn hóa đa dạng và lâu đời. Do đó,
từ xa xưa nhạc cụ của Trung Quốc đã rất đa dạng và gắn liền với cuộc sống của con
người. Các nhạc cụ thường được người Trung Quốc xưa sử dụng bao gồm: nhạc cụ
dây, bộ gõ, và hơi. Các loại này cũng được chia theo các loại vật liệu được sử dụng, ví
dụ như tre, gỗ, đất sét, kim loại….
Trong chương Nhạc cụ và khí nhạc dân tộc, Kiều Kiến Trung nhận định: “Khí
nhạc dân tộc Trung Quốc trong quá trình lịch sử phát triển mấy nghìn năm, đã hình
thành rất nhiều chủng loại, tích lũy được rất nhiều khúc điệu, xuất hiện rất nhiều
người diễn tấu kiệt xuất. Ngay từ khi cung đình nhà Chu xác lập chế độ lễ nhạc phiền
toái, đó là quan chức và văn nhân có học hành, bình thường cũng phải học tập một hai
nhạc cụ. Phương thức giáo dục và truyền thống tu nhân dưỡng tính này đã kéo dài
hơn 3000 năm. Chế độ do Nhà nước đề xướng, chính quyền duy trì này, đã tạo điều
kiện cực kỳ thuận lợi cho việc lưu truyền, kế thừa khúc điệu truyền thống nhạc cụ
Trung Quốc. [54, 101]
Chữ Nhạc đây không chỉ là ca nhạc, mà còn gờm cả vũ đạo (múa). Nhạc ký viết:
«Chng, trớng, sáo, khánh, vũ, thược, can, qua, là những nhạc khí; co duỗi, ưỡn,
khom, chụm, tỏa, nhanh, chậm, là nhạc văn.» Nói cách khác, nhạc gồm: Thi, Ca,
Nhạc, Vũ. [59]
Theo quan niệm xưa, nhạc là sự phối hợp của thanh âm, màu sắc, tiết tấu,
chuyển động để mà kích thích, di dưỡng tâm thần con người. Nhạc cổ Trung Hoa
gồm: Ngũ thanh và thập nhị luật, Bát âm và nhạc khí, Vũ khí (dụng cụ dung để múa:
đạo cụ).

Ngũ thanh (đúng hơn là 5 dây) gồm:
-

Cung 糸 (Quân 糸, 81, Thái Cực)

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
20


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

-

Thương 糸 (Thần 糸, 72, Thiếu Dương)

-

Giốc 糸 (Dân 糸, 64, Thiếu Âm)
Chủy 糸 (Sự 糸, 54, Thái Dương)

-

Vũ 糸 (Vật 糸, 48, Thái Âm)
Ngũ âm vừa vặn với Ngũ hành, mỗi dây ứng theo mỗi hành:
Cung: Thổ
Thương: Kim
Giốc: Mộc

Chủy: Hỏa
Vũ: Thủy
Lại ứng theo bốn mua: Thu; Xuân; Hạ; Đông.
Năm cung tương sinh theo định luật «Tam phân tổn ích, cách bát tương sinh.»

Vẽ lên vòng tròn, ta có:
-

Cung là vua (quân 糸) ở Trung cung, điều xướng tứ phương, làm chủ chốt cho
bốn thanh âm kia.

-

Thương là thần tử (thần 糸) có nhiệm vụ làm cho mọi sự trở nên hiển dương, kết
quả.

-

Giốc là vạn dân (dân 糸) như muốn tung ra khỏi vỏ vật chất để nhô lên hướng
tinh thần.

-

Chủy là vạn sự (sự 糸) thịnh đạt, phong doanh, phúc khánh.

-

Vũ là vạn vật (vật 糸) qui tàng về lòng vũ trụ, lúc chung c̣c.[4]

Sinh viên thực hiện: Hồng Thị Kiều Anh

Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
21


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Như trên đã nói, Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ứng với năm dấu (note) là Fa
(F), Sol (G), La (A), Do (C), Re(D). Sau này, Văn Vương thêm hai dây hay hai dấu
(note) phụ là Biến Cung 糸 糸 và Biến Chủy 糸 糸. Thập nhị luật người Trung Hoa còn
đặt ra 12 dấu gọi là luật. Luật có Âm Dương:
* Sáu dấu Dương là Luật 糸, gồm: 1- Hoàng Chung 糸 糸; 2- Thái Thốc 糸 糸 ; 3- Cô Tẩy 糸
糸; 4- Nhuy Tân 糸 糸; 5- Di Tắc 糸 糸; 6- Vô Dịch 糸 糸.
* Sáu dấu Âm là Lã 糸, gồm: 1- Lâm Chung 糸 糸; 2- Nam Lữ 糸 糸; 3- Ứng Chung 糸 糸; 4Đại Lữ 糸 糸; 5- Giáp Chung 糸 糸; 6- Trọng Lữ 糸 糸.
Ý nghĩa của âm nhạc đã được gửi gắm trong 12 dấu này, ví dụ:
-

Hoàng Chung: Cốt để kích động, di dưỡng lục khí, cửu đức.

-

Thái Thốc: Cốt để giúp dưỡng khí, tức là tâm thân trở nên linh hoạt.

-

Cô Tẩy: Cốt để làm cho vạn vật trở nên khiết tịnh, đẹp đẽ để có thể đón nhận thần
linh, tiếp đãi tao nhân mặc khách.

-


Nhuy Tân: Cốt để làm cho tinh thần của Thần và của người trở nên an tĩnh, thông
cảm.

-

Di Tắc: Chính là để đề cao 9 qui tắc trị dân.

-

Vô Dịch: Cốt là để truyền bá, ca tụng khí phách và sự nghiệp của các triết nhân,
các anh hung hào kiệt, để treo gương cho dân.
Còn 6 dấu âm chỉ có nghĩa là làm cho cái gì còn «trầm phục» có thể «hiển

dương», cái gì đã «tán việt» được«điển xút»… [59]
Về nhạc khí
Hệ thớng phân loại nhạc cụ Trung Quốc có liên quan đến Phật giáo và quan
niệm về Âm – Dương, Bát quái (Càn, Khảm, Cung, Ly, Cấn, Chấn, Khôn, Đoài).
Sử sách nói rằng nhà Chu bắt đầu phân loại nhạc cụ theo “bát âm”, điều này là
đáng tin cậy. Gọi là “bát âm” tức là lấy chất liệu quan hệ trực tiếp phát âm của nhạc cụ
thành tám loại (phân loại như thế, ngày nay xem ra không khoa học lắm, vì cách phân
loại như thế khiến phần lớn chúng quan hệ chặt chẽ hơn với người thợ chế tác). Nhưng
khi ấy, cũng lại có liên quan với tập thể đoàn nhạc, cho nên phu hợp. [54, 26]

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
22


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong

thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

1. Cách 糸: Da, gồm các loại trống (Cổ 糸= trống)
2. Bàu 糸: Quả bầu, gồm các loại nhạc khí: Sanh (Sênh) 糸, Hoàng 糸, Vu 糸.
3. Trúc 糸: Trúc, gồm các loại quản, sáo như: Trì 糸 (sáo 8 lỗ); Địch 糸 (sáo ngang);
Thược 糸 (sáo ngắn); Tiêu 糸 (sáo dọc); Quản 糸 (sáo).
4. Mộc 糸: Gỗ, gồm các loại: Chúc 糸, Ngữ 糸.
5. Ti 糸: Tơ, gồm các loại đàn: Cầm 糸 (đàn 5 giây); Sắt 糸 (đàn 23 hoặc 25 giây);
Không Hầu 糸 糸 (đàn giống đàn sắt có 23 giây); Trúc 糸; Tỳ Bà 糸 糸.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
23


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


6. Thổ 糸: Đất, gồm các lo i: Huân 糸 và Phữu (Phẫu) 糸.
7. Kim 糸: Kim khí, gồm các loại chuông trống, não bạt, như: Chung 糸 (chuông); Bác
糸 (chuông to); Chạc 糸(chiêng); Nạo 糸 (não bạt).
8. Thạch 糸: Đá, gồm các loại khánh: Ngọc Khánh 糸 糸, Thạch Khánh 糸 糸, Đại Khánh
糸 糸, Biên Khánh 糸 糸, Sanh khánh 糸 糸, Tụng Khánh 糸 糸.
Ta có đồ bản sau đây:

Thế là bát âm ứng với bát phương, bát quái. Nghĩa là trong trời đất bất kỳ thứ gì
nếu được tinh luyện chế hoá cũng có thể trở nên thanh kỳ và góp phần vào khúc đại

hòa tấu của vũ trụ. “Tám loại nhạc cụ này có thể hình thành một dàn nhạc chuông
trống bề thế, chuông và khánh là nhạc cụ quan trọng, tiếng chuông vang dội, tiếng
khánh lảnh lót, khi chúng làm chủ tạo ra được hiệu quả âm hưởng trang trọng uy
nghiêm. Quý tộc tối cao chọn dung chúng để thể hiện địa vị cao sang của mình trong
xã hội, không còn gì thích hợp hơn nữa”, và “trên thực tế, chế độ lễ nhạc Tây Chu quy
định chỉ có thiên tử mới được hưởng cái gọi là « cung huyền » thôi”. [54, 27 - 29]
Nhạc có một phần kích, nên hết sức quan trọng đối với vua chúa xưa vì nó kích
động và thanh lịch hóa tâm thần, nên các trường đều phải học nhạc. Mỗi triều đại lại
có một khúc nhạc tiêu biểu cho chí hướng, hoài bão và công trình của triều đại.
1. Thời Hoàng Đế 糸 糸 có nhạc khúc Hàm Trì 糸 糸, ý muốn nói vua đã làm cho đạo đức
phát huy, thi triển được khắp nơi.
2. Vua Nghiêu 糸 có nhạc Đại Chương 糸 糸, ý nói lên lòng mong muốn cho nhân nghĩa
đại hành, phát độ chương minh.

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
24


Đề tài: Khảo luận về mối quan hệ giữa văn tự và yếu tố âm nhạc trong
thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Cao Bá Quát
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------


3. Vua Đế Khốc 糸 糸 có nhạc Lục Anh 糸 糸, Chuyên Húc 糸 糸 có nhạc Ngũ Hành 糸 糸.
4. Vua Thuấn 糸 có nhạc Tiêu Thiều 糸 糸. Thiều nghĩa là kế tục, ý nói vua Thuấn muốn
tiếp tục con đường của vua Nghiêu.
5. Vua Đại Võ 糸 糸 có nh c Đại Hạ 糸 糸, ý nói vua Đại Võ nối tiếp về đường lối của hai
vua Nghiêu và Thuấn; muốn cho thiên hạ được thái bình.
6. Nhà Ân 糸 có nhạc Đại Hộ 糸 糸, ý nói nhà Ân sẽ cố phục hưng, bảo hộ nền

đạo đức của các thánh vương xưa.
7. Nhà Chu 糸 có nhạc Đại Chước 糸 糸, cũng gọi là Đại Vũ, ý nói là sẽ châm chước để
luôn theo đường lối của hai vua Văn, Võ. [59]
Chỉ lược qua như vậy, cũng đủ biết người xưa quan niệm nghệ thuật (tiêu biểu là
âm nhạc) không phải để giải trí trong một đời sống khép kín, mà ở đó, luôn tàng ẩn
thứ hoạt tính cao sâu vượt ra khỏi phạm vi bản năng và lý trí con người.
1.1.2.2. Sự tiếp thu nền âm nhạc cổ Trung Quốc vào Việt Nam
Trong dòng chảy lịch sử, nền âm nhạc Việt Nam không ngừng hội tụ, hội nhập và
cũng là hội giao, hội lưu với rất nhiều nền âm nhạc của nhiều dân tộc, nhiều xứ sở gần cũng như xa về mặt địa lý, khác biệt hoặc tương tự về truyền thống văn hóa mà
tiêu biểu là Trung Hoa, Ấn Độ, Pháp, Liên Xô,… Song, do “kiểu lựa chọn” theo những
“mục đích bất biến”, theo những tiêu thức, tựa như ngấm ngầm mà lại đầy sức sống,
nền âm nhạc Việt Nam, theo một dòng chảy, với truyền thống hàng nghìn năm, vẫn lưu
giữ được bản sắc văn hóa của nó, riêng nó.[2, 8]
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thụy Loan nhận định: “Nền tảng cổ truyền của âm nhạc
Việt Nam chính là một nền âm nhạc bản địa mang truyền thống Đông Nam Á, với đủ
những đặc trưng của nó”. [30, 7] Về giai đoạn sau thế kỷ thứ X, tác giả viết: “đặc điểm
chung của thời kỳ này là sự tiếp thu và đồng hóa những yếu tố văn hóa nghệ thuật và
âm nhạc Ấn Độ, Trung Hoa cũng như sự hòa quyện các yêu tố truyền thống bản địa

Sinh viên thực hiện: Hoàng Thị Kiều Anh
Lớp AK67 – Khoa Ngữ Văn – Trường ĐHSP Hà Nội
25


×