Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Học marketing từ sao: Hãy ‘quậy tưng’ và ‘đi guốc trong bụng’ khán pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.25 KB, 6 trang )




Học marketing từ sao:
Hãy ‘quậy tưng’ và ‘đi
guốc trong bụng’ khán
giả
Hoa hồng, đầu lâu, bộ xương, chú
gấu nhảy múa và cả logo "Steal Your Face" luôn được biến tấu như cái
'ngông' của Grateful Dead. Google – Gã khổng lồ tìm kiếm thi thoảng lại tân
trang logo của mình trên doodle !Không chỉ tuỳ hứng với những ca khúc của
mình, Ban nhạc rock Mỹ Grateful Dead còn khá "phiêu" trong các khía cạnh
kinh doanh, kể cả xây dựng thương hiệu.
Bìa album, vé vào cửa, bản tin, áp phích của Grateful Death lúc nào cũng
giàu hình ảnh, màu sắc, chi tiết. Người ta không bao giờ đoán được mình sẽ
nhận thêm gì khi mua album của họ, bởi nó có thể là một bức ảnh kỷ niệm
hoặc cũng có thể bản tin của ban nhạc. Ngay cả với những hình ảnh thường
xuyên sử dụng như hoa hồng, đầu lâu, bộ xương, chú gấu nhảy múa và cả
logo "Steal Your Face" cũng luôn được ban nhạc được biến hóa một cách
linh hoạt. Bản thân font chữ và màu sắc của tên ban nhạc trên bìa album
cũng khác với trên bản tin.
Những ban nhạc khác như Rolling Stones mỗi lần lưu diễn đều có một chủ
đề marketing trùng với album mà họ định quảng bá và mọi thứ đều phải gắn
với chủ đề đó, từ áp phích, áo phông, trang phục biểu diễn, cách trang trí sân
khấu. Nhưng Grateful Dead thì lại ngược lại. Ban nhạc này chẳng bao giờ
trung thành với các chủ đề marketing của chuyến lưu diễn cả. Ngay cả với
những buổi diễn chỉ cách nhau có vài ngày, thiết kế áp phích đôi khi cũng đã
khác.
Còn ở phương diện thiết kế, các mẫu vẽ của Grateful Dead lúc nào cũng
phóng khoáng, tự do chứ không cứng nhắc như nhiều ban nhạc khác.
Grateful Dead cho thấy họ luôn "đi guốc" trong bụng các khán giả của mình


– những người thích đón nhận lối tư duy mới mẻ, không khiên cưỡng trong
hội họa và âm nhạc.
Bài học marketing từ Grateful Dead: "giải phóng" thương hiệu
Chuyện các công ty ôm khư khư thương hiệu của mình là quá phổ biến. Như
ở NewsEdge – công ty cũ của David, nhà sản xuất CD/DVD cho Grateful
Dead – đã từng có trường hợp một phòng in thêm hình bản đồ thế giới dưới
logo của công ty. Với NewsEdge, việc làm này được cho là ngược với
những tiêu chí xây dựng thương hiệu của công ty. Và thế là toàn bộ lô sản
phẩm đó phải in lại, gây tốn kém tới hàng ngàn đô la.
Tất nhiên, các công ty không thể không định hướng cho xây dựng thương
hiệu. Nhưng cũng không nên khư khư với những nguyên tắc cứng nhắc mà
làm mất đi tính sáng tạo. Hãy xem cách mà Grateful Dead đã làm, dù họ
"quậy tưng" với nhãn hiệu của mình nhưng khách hàng vẫn nhận ra những
nét thân quen của ban nhạc ẩn hiện trong đó.
Lời khuyên cho bạn: hãy dành cho nhân viên thiết kế của mình một khoảng
trống để họ sáng tạo khi thiết kế trang web, sách điện tử, tờ rơi, tờ
bướm của công ty. Miễn là việc sáng tạo đó không vượt quá giới hạn chọ
phép. Thường thì các nhân viên thiết kế chuyên nghiệp rất biết cách gắn
những ý tưởng mới cho thương hiệu. Cách họ làm khiến thương hiệu không
mất đi đặc trưng vốn có của mình mà còn thể hiện được cá tính, phong cách
thời đại của công ty.
Biến tấu logo của Google
Một công ty nữa cũng khá là quậy với các logo của mình giống như Grateful
Dead. Đó là Google. Gã khổng lồ tìm kiếm này lâu lâu lại tân trang logo của
mình trên mục tìm kiếm (còn gọi là doodle) để kỉ niệm những sự kiện đặc
biệt, như ngày sinh của Van Gogh, 50 năm ngày thành lập công ty đồ chơi
nổi tiếng Lego,
Google cũng bảo vệ "tới bến" hình ảnh và logo của mình như bao công ty
khác. Công ty này chỉ cho phép người dùng chụp lại các trang tìm kiếm của
mình và chèn vào blog, sách điện tử hoặc sách in chứ nghiêm cấm hoàn toàn

các mục đích thương mại. Ngay cả các đài truyền hình, hãng phim muốn sử
dụng lô gô của Google trên các sản phẩm nghe nhìn cũng phải xin phép.
Tuy làm rất găng để giữ gìn logo của mình nhưng Google lại bật đèn xanh
cho các nhân viên thiết kế của mình thoải sức sáng tạo trên đó. Hiện công ty
có cả một đội ngũ chuyên làm các doodle cho các trang web Google.
Theo Google, doodle không chỉ là cách ngộ nghĩnh để công ty kỷ niệm một
dịp nào đó mà còn thể hiện phong cách sáng tạo của công ty
Có lúc các doodle được sáng tạo đến mức làm người ta không còn nhận ra
chữ Google trên đó nữa. Doodle kỷ niệm ngày sinh của họa sỹ Jackson
Pollock ngày 28/1/2009 là một ví dụ điển hình: nó trông như bức vẽ nguệch
ngoạc của một đứa trẻ lên hai.
Với phong cách sáng tạo này, doodle giờ đã trở thành một phần của thương
hiệu Google kể từ khi nó ra đời lần đầu tiên vào năm 1998 nhân dịp lễ
Burning man. Bản thân Google ngày ấy cũng không ngờ các doodle của
mình sẽ nổi tiếng đến thế.
Mỗi một doodle mới ra đời lại được cư dân mạng nhiệt liệt chào đón và sôi
nổi bàn tán. Nhiều người biến thú vui sưu tập doodle thành niềm đam mê
của mình.
Tự do thiết kế
Bạn có thể kiểm soát nhãn hiệu của mình trong phạm vi công ty. Tuy nhiên,
một khi nhãn hiệu của bạn đã lên mạng thì chẳng có cách nào biết được nó
sẽ "đi đâu, về đâu" bởi bất cứ cứ dân mạng nào cũng có thể sử dụng nó khi
họ hứng lên.
Do đó, thay vì phản đối, bạn hãy thỉnh thoảng "nghịch ngợm" với nhãn hiệu
của mình một chút và mời khách hàng vào góp ý. Bạn thậm chí có thể đăng
tải những đoạn clip, những bài viết có sử dụng nhãn hiệu của mình một cách
sáng tạo trên trang web để hút người xem về phía mình.
Hoặc bạn có thể huy động các nhà thiết kế trẻ tham gia sáng tác logo, hình
ảnh cho một số hoạt động của mình (triển lãm chẳng hạn) bằng cách tổ chức
một cuộc thi thiết kế nho nhỏ.

Dù cách làm thế nào, điều cốt lõi là bạn phải để các nhà thiết kế được sáng
tạo với nhãn hiệu của mình ở mức tối đa, miễn là không ảnh hưởng đến hình
ảnh đặc thù của công ty.

×